Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và nhân giống loài cây bình vôi (stephania rotunda lour.) bằng phương pháp giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.95 MB, 54 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Để đánh giá kết quả học tập cuối khóa đào tạo hệ chính quy tại
Trường Đại học Lâm nghiệp và giúp cho sinh viên làm quen với công tác
nghiên cứu khoa học, được sự đồng ý của Nhà trường, khoa Lâm học và
bộ môn Lâm sinh tôi đã tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp tại vườn ươm
của trung tâm Giống và công nghệ sinh học Trường Đại học Lâm nghiệp.
Sau thời gian làm việc tích cực và nghiêm túc đến nay tôi đã hoàn
thành khóa luận với tên đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và
nhân giống loài cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) bằng phương
pháp giâm hom”.
Nhân đây tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo Bùi
Thế Đồi, người trực tiếp hướng dẫn cùng toàn thể các thầy giáo, cô giáo
trong khoa Lâm học đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Mặc dù bản thân đã cố gắng hết sức nhưng do trình độ và thời gian
có hạn nên bản khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn
đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Xuân Mai, tháng 5 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Văn Dũng
1
CHƯƠNG 1:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm trong vùng giàu tài nguyên dược liệu của thế giới, Việt Nam
được đánh giá là một trong những nước có tài nguyên cây thuốc phong
phú. Theo Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà
Nội (2000) đã thống kê nước ta có 3.800 loài thực vật có giá trị dược liệu.
Việc sử dụng thảo dược làm thuốc chữa bệnh đã có từ xa xưa, song chủ
yếu dựa theo kinh nghiệm dân gian.
Trong những năm gần đây, nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất dược


phẩm tăng mạnh, việc khai thác nguồn tài nguyên cây thuốc một cách bừa
bãi làm cho các loài cây có giá trị dược liệu bị suy giảm nghiêm trọng,
một số loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng, phải đưa vào danh mục
thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục
đích thương mại (Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm
2006 của Chính phủ). Trước thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 81/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch phát
triển ngành công nghiệp hóa dược đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025.
Trong đó, ưu tiên đầu tư sản xuất nguyên liệu hóa dược để phục vụ sản
xuất thuốc thiết yếu, thuốc có thế mạnh xuất khẩu, thuốc từ dược liệu để
thay thế thuốc nhập khẩu. Ưu tiên việc tạo dựng nguồn nguyên liệu ổn
định về số lượng và chất lượng để cung cấp cho các nhà máy chiết xuất.
Theo quy hoạch, sẽ có 22 vùng nguyên liệu sản xuất thuốc được củng cố,
mở rộng nhằm phát triển các giống cây thuốc quý của Việt Nam và thế
giới.
Chi Bình vôi (Stephania) gồm nhiều loài cây thuốc quý có tác dụng
an thần, chữa ho, sốt, lỵ, dạ dày, chữa mất ngủ, chúng còn được sử dụng
để chữa bệnh ung thư một trong những căn bệnh của thế kỷ. Hiện nay các
tài liệu mô tả về các đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài Bình
2
vôi rất hạn chế. Trong đó loài Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) đang bị
suy giảm nghiêm trọng trong tự nhiên. Do vậy việc hiểu biết một số đặc
điểm sinh vật học của loài cây này có ý nghĩa lớn nhằm góp phần bảo tồn
nguồn gen và phát triển loài cây thuốc quý hiếm này. Bên cạnh đó, sự
hiểu biết về tầm quan trọng, lợi ích và công tác nhân giống, đặc biệt là
nhân giống sinh dưỡng loài cây này không chỉ giúp cho công tác bảo tồn
mà còn có thể tạo ra nguồn nguyên liệu đảm bảo cả số lượng và chất
lượng cho việc sản xuất hóa dược với quy mô lớn. Chính vì những lý do
trên đây, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh vật
học và nhân giống loài cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour) bằng

phương pháp giâm hom” nhằm cung cấp thêm những thông tin về loài
cây này nói riêng và công tác bảo tồn và phát triển cây thuốc ở nước ta.
3
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Trên thế giới
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây rừng
Sinh thái học là một thuật ngữ đã có từ rất lâu, từ năm 1858 do H.
Thoreau đề xuất. Đến năm 1869, nhà sinh thái học người Đức E. Haeckel
đã đưa ra định nghĩa đầu tiên về sinh thái học như sau: Sinh thái học là
môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ giữa thể hữu cơ và hoàn cảnh
xung quanh bao gồm mối quan hệ lẫn nhau giữa hoàn cảnh phi sinh vật
và hoàn cảnh sinh vật (dẫn theo Hoàng Kim Ngũ, 2005). Đây là chương
trình nghiên cứu làm tiên đề cho những nghiên cứu về sinh thái học sau
này.
Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây rừng có ý nghĩa rất lớn
trong sản xuất lâm nghiệp. Dựa vào đặc điểm sinh thái của cây rừng,
chúng ta có thể đưa cây rừng đến trồng đúng vùng sinh thái của chúng,
như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây
rừng. Không những thế, khi biết đặc điểm sinh thái của các loài cây, các
nhà lâm học sẽ xác định được các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý tác
động nhằm tạo ra những quần thể rừng phù hợp với mục đích kinh doanh.
Trong các đặc điểm sinh thái cây rừng, ánh sáng là một trong những
nhân tố quan trọng. Trong khi đó, nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của
cây cần phải nghiên cứu điều kiện thổ nhưỡng. Từ đầu thế kỷ 20, trên thế
giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về đất. Các mối quan hệ giữa các
yếu tố sinh thái, sinh trưởng có thể định lượng được bằng phương pháp
toán học, phản ánh các đặc điểm, quy luật tương quan phức tạp trong tự
nhiên. Bên cạnh đó còn có các phương pháp thực nghiệm sinh thái học để
nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài, phương pháp điều tra đánh giá đã

được trình bày trong “Thực nghiệm sinh thái học” của Steven,
4
D.Wramemand, Gary L. (1980), W.Lacher (1978) đã chỉ ra các vấn đề
nghiên cứu trong sinh thái thực vật như sự thích nghi ở các điều kiện dinh
dưỡng khoáng, ánh sáng, chế độ ẩm, nhịp điệu khí hậu.
Ảnh hưởng của chế độ nước đến sinh trưởng của cây đã được đề cập
ở mức độ tế bào trong nghiên cứu của Kramer (1983), Wang và cộng sự
(1988). Sands và Milligan (1990) v.v Về mặt hình thái, Boyer (1968)
cho rằng: sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với chế độ nước tưới, khi thiếu
nước lá cây thường nhỏ.
2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về giâm hom
Trên thế giới, phương pháp nhân giống bằng hom đã có những
nghiên cứu từ rất sớm và được ứng dụng ở nhiều nước, từ đó mà chất
lượng cây giống, năng suất cây trồng, trong đó có cả cây rừng hàng năm
của các nước tăng lên rất nhiều. Hiện nay, nhân giống bằng hom các loài
cây rừng trên thế giới đang được nghiên cứu và ứng dụng ở mức sâu hơn
và rộng hơn.
Năm 1883, Velenski.A.H đã công bố công trình nhân giống một số
cây lá kim và cây lá thường xanh bằng hom.
Từ năm 1961 việc nhân giống thành công Bạch đàn (Eucalyptus
camaldulensis) bằng phương pháp giâm hom (được coi là rất khó thực
hiện trước đó) chính là bước tiến mới trong giâm hom cây giống lâm
nghiệp. Sau đó vào năm 1963, một nhà nghiên cứu người Pháp đưa ra
danh sánh gồm 58 loài Bạch đàn thử nghiệm giâm hom thành công với kết
quả khác nhau. Từ đó các công trình nghiên cứu và ứng dụng vào thực
tiễn sản xuất vẫn tiếp tục và đưa ra nhiều kết quả mới đem lại hiệu quả
trong cuộc sống. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu:
- Bhatragan thí nghiệm giâm hom cây Tếch (Tectona grandis) đạt tỷ
lệ ra rễ cao nhất là 65,8% năm 1972.
5

- Bhatragan và Jocky (Ấn Độ) đã tiến hành giâm hom chồi gốc
Bạch đàn Eucalyptus bằng thuốc IBA nồng độ 100ppm, thời gian xử lý 24
giờ cho kết quả tỷ lệ ra rễ đạt 60% năm 1973.
- Martin và Quilet thử nghiệm nhân giống giâm hom đối với Bạch
đàn, kết quả chứng minh chất kích thích ra rễ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ ra
rễ của hom, thấy IBA làm tăng tỷ lệ ra rễ của Bạch đàn tăng lên 12% -
15% so với đối chứng, nhưng tỷ lệ chết vẫn còn cao (năm 1974).
- Sach (Đức) năm 1982 đã cho rằng chồi và lá có tác dụng tổng hợp
Auxin và chất kích thích ra rễ, những chất này ảnh hưởng đến sự hình
thành rễ bất định ở hom. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tổng hợp Hydrat
cacbon rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển cuả rễ. Vì vậy khi
giâm hom nhất thiết phải để lại một số lá cần thiết, không có lá hom
không thể ra rễ xong để lại số lá quá lớn thì hom sẽ héo và chết trước khi
ra rễ do quá trình thoát hơi nước mạnh.
- Theo nghiên cứu của Darsin năm 1983 ở Viện di truyền và chọn
giống cây gỗ Liên Xô, đã tiến hành thí nghiệm với cây Sồi ở giai đoạn 3
tuổi cho thấy kết quả là 12 cây có tỷ lệ 100% hom ra rễ, 28 cây có tỷ lệ ra
rễ là 50% và 10 cây không ra rễ. Điều này chứng tỏ rằng, Đặc điểm di
truyền của từng cá thể có ảnh hưởng rất khác nhau đến khả năng ra rễ của
hom.
2.2. Tại Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái học của cây rừng
Cho đến nay, Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu về
sinh thái học của loài cây, có thể kể đến một số tác giả:
Nguyễn Huy Sơn, Vương Hữu Nhi khi nghiên cứu đặc điểm lâm
học quần thể Thông nước ở Đắc Lắc đã phân loại hiện trạng rừng, cấu trúc
tổ thành loài và mật độ, cấu trúc tầng tán và độ tàn che, đã kết luận rằng:
Thông nước có thể sống hỗn loài theo đám trong rừng thông lá rộng
6
thường xanh ở vùng đầm lầy nước ngọt. Đinh Văn Tài khi nghiên cứu sử

dụng các loại cây bản địa chịu hạn phục vụ “chương trình phục hồi và
trồng rừng” chống sa mạc hóa vùng đất cát ven biển tỉnh Nam Định trên
cơ sở tuyển chọn một số loài cây bản địa có giá trị cung cấp giống cho
trồng rừng. Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu về chế độ ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm trong vườn ươm, nhằm tìm ra công thức gieo ươm tốt
nhất, những nghiên cứu ánh sáng dưới tán rừng mới chỉ là những nghiên
cứu bước đầu mang tính chất thăm dò.
Ở nước ta, mối quan hệ giữa nước và thực vật cũng được nghiên
cứu (Hoàng Xuân Tý, 1998; Nguyễn Văn Vụ, 1989). Năm 1976, Nguyễn
Ngọc Tân đã nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm đất đối với sinh trưởng của
cây Hồi (Illicium verum Hook). Nghiên cứu chế độ phân bón đối với các
loại cây đã được một số tác giả đề cập đến như: Nguyễn Thị Kim Hương
nghiên cứu cho một số loài cây trồng có yêu cầu về loại phân bón, nồng
độ, phương thức, tỷ lệ hỗn hợp phân bón hoàn toàn khác nhau.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh thái thực
vật rừng ở Việt Nam đã bắt đầu đạt được những thành tựu ban đầu, tuy
nhiên những nghiên cứu này đối với cây cho dược liệu, đặc biệt là cây
Bình vôi còn hạn chế, thường chỉ dừng lại ở mức độ mô tả. Do vậy nghiên
cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học loài cây này là rất cần thiết, từ đó
xác định được điều kiện phù hợp cho việc phát triển loài cây này.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu về giâm hom.
Nghiên cứu về tạo cây hom đã được tiến hành từ những năm cuối
thập kỷ 70 của thế kỷ XX. Cho đến nay đã có thể sản xuất được số lượng
lớn cây hom các loài như Bạch đàn trắng, Sở, Mỡ, Thông đuôi ngựa, Phi
lao, Keo lá tràm… phục vụ công tác trồng rừng. Việc giâm hom thành
công các loài cây phủ thuộc vào việc sử dụng các loại chất kích thích ra rễ
ở nồng độ phù hợp.
7
Theo kết quả nghiên cứu của Dương Mộng Hùng, các hom Phi lao
được xử lý IBA ở nồng độ 200pm có tỷ lệ ra rễ là 76,6% còn công thức

đối chứng chỉ đạt 18,3%. Đối với nhân giống hom cây Sao đen bằng thuốc
bột TTG (Trung tâm giống – Lê Đình Khả và cộng sự, 2002) theo kết quả
nghiên cứu cho thấy xử lý hom giâm cho Sao đen ở giai đoạn 9 tháng tuổi
bằng thuốc TTG (đặc biệt ở nồng độ 0,5%) cho hiệu quả ra rễ cao nhất
96,7%.
Năm 1995, Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Cự thí nghiệm giâm hom
cây Thông đỏ tại trạm Ba Vì với thời gian nghiên cứu 4 tháng, kết quả
giâm hom với 3 loại thuốc ABT, IBA, IAA dạng bột ở nồng độ 0,5%; 1%;
1,5% và 2% cho thấy IBA 1% đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất với 100%.
Năm 1999, theo Nguyễn Hoàng Nghĩa trong đề án nghiên cứu bảo
tồn gen cây rừng quý hiếm cho biết sau khi giâm hom cây Bách xanh
(Calocedrus macrolepis K.) và cây Pơmu (Fokinea mdginsii Henri et
Thomas) như sau: Cây Bách xanh 7 – 8 tuổi với chất IBA, ABT 1% thì tỷ
lệ hom ra rễ cao nhất đạt 85%; cây 2 tuổi tỷ lệ hom ra rễ cao nhất đạt 95%
với IBA 1% và 1,5%, ABT 1,5%. Cây Pơmu đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất với
NAA 1% và 1,5% là 90% tỷ lệ hom ra rễ.
Năm 2006, Đặng Thái Dương nghiên cứu giâm hom cành cây Sở,
đã xác định 2 nhân tố ảnh hưởng là thuốc và điều kiện giâm hom, sau khi
so sánh kết quả thấy giâm hom với thuốc NAA nồng độ 0,04% và 0,05%,
trong nhà giâm hom đạt tỷ lệ ra rễ cao nhất là 85,19%.
Theo tài liệu của TS. Phạm Đức Tuấn và Hoàng Vũ Thơ (2009)
thực hiện nghiên cứu khả năng ra rễ của hom Tràm cajuputi (Melaleuca
cajuputi Powell) với cành hom được cắt từ cây trội có tỷ lệ 1,8 –cineole
cao trong tinh dầu (65 – 72%) ở quần thể tràm tự nhiên thuộc khu vực hồ
Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Các hoormone được sử dụng là NAA, IBA và
thuốc bột TGG 1% kết quả cho thấy trong các loại hoocmone được sử
8
dụng để nhân hom Tràm cajuputi thì IBA 1000ppm có tỷ lệ ra rễ và chỉ số
ra rễ là lớn nhất (tương ứng là 75% và 27%). Thời gian cần thiết để hom
Tràm có thể ra rễ trong điều kiện thí nghiệm khoảng từ 20 – 28 ngày tính

từ khi bắt đầu giâm hom. Tốc độ sinh trưởng trung bình chiều dài rễ trong
quá trình giâm hom Tràm tương đối nhanh (đạt giá trị là 0,56 cm/ngày với
công thức sử sụng – IBA 1000pm). Vì vậy khi giâm hom trong điều kiện
thuận lợi nên giâm hom trực tiếp vào bầu đất.
Từ trước tới nay, ở Việt Nam cũng như trên Thế Giới đã có rất
nhiều nghiên vứu về giâm hom các loài cây khác nhau, cả các loài cây
Lâm nghiệp (cây gỗ cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ), cây ăn quả hay
các loài cây nông nghiệp. Tuy nhiên, chưa thấy có công bố cụ thể nào về
nghiên cứu giâm hom loài Bình vôi.
Đối với các dân tộc vùng Tây Bắc thì việc bảo tồn và phát huy giá
trị truyền thống của loài Bình vôi là vô cùng quan trọng, việc nhân giống
Bình vôi vẫn được đồng bào vùng này thực hiện theo phương pháp truyền
thống đó là nhân giống bằng hạt. Việc nhân giống loài này theo phương
pháp nhân giống sinh dưỡng chưa được ghi nhận. Do vậy, đây có thể là
công trình đầu tiên nghiên cứu về nhân giống loài cây này bằng hom.
2.3. Giới thiệu chung về loài cây Bình vôi.
Như trên đã đề cập, cây Bình vôi (Stephania rotunda Lour.) thuộc
chi Bình vôi (Stephania). Ở Việt Nam hiện biết gần 15 loài, trong đó có
khoảng 10 loài có rễ phình thành củ, nhìn hình thái bên ngoài chúng
tương đối giống nhau, vì vậy có tên chung gọi là “Bình vôi”, gồm các loài
S. brachyandra Diels; S. cambodia Gagnep; S. cepharantha Hayta; S.
dielsiana Y.C.Wu; S. kwangsiensis H. S. Lo; S. pierrei Dield; S. rotunda
Lour; S. venosa (Blume) Spreng v.v… tất cả đều có thể được dùng làm
thuốc.
9
2.3.1 Đặc điểm hình thái
Bình vôi là dây leo, sống hàng năm. Thân non nhẵn, khi già có
nhiều bì khổng, hơi hóa gỗ có khi xoắn vặn. Rễ củ to, vỏ ngoài xù xì, màu
nâu xám. Lá mọc so le, có cuống dài, đính khoảng 1/3 vào trong phiến lá;
phiến lá mỏng, gân hình tròn hoặc tam giác, gốc bằng, đầu tù, mép hơi

lượn sóng, hai mép nhẵn, gân lá xuất phát từ chỗ đính của cuống lá, tỏa ra
hình chân vịt nổi rõ ở mặt dưới.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc những cành già đã rụng lá thành sim tán.
Hoa đực và hoa cái khác gốc, hoa đực có 5-6 lá đài, 3-4 cánh hoa màu
vàng cam, 3-6 nhị, thường lá 4; hoa cái có 1 lá đài, 2 cánh hoa; bầu hình
trứng.
Quả hạch, hình cầu, hơi dẹt, màu đỏ khi chín; hạt cứng, hình móng
ngựa với những hàng vân ngang dạng gai, hai mặt bên lõm, ở giữa không
có lỗ thủng.
2.3.2. Đặc điểm sinh học
Bình vôi là loại cây ưa sáng hoặc chịu bóng hoặc hơi chịu bóng.
Cây thường mọc ở các kẽ đá, leo trùm lên các loại cây khác hoặc phủ lên
đá, ở loại hình rừng ẩm trên núi đá vôi. Độ cao phân bố của loài S. sinia
Diels thường từ vài chục đến vài trăm mét và chưa phát hiện thấy ở
khoảng 100 m so với mặt biển.
Bình vôi có hiện tượng rụng lá vào mùa đông, mọc lại vào mùa
xuân và hoa xuất hiện sau khi ra lá non. Mùa hoa quả vào tháng 4-8, cá
biệt thấy quả chín vào tháng 10. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt hoặc
từ các phần khác còn lại sau khi cắt. Ngoài ra, từ củ Bình vôi đem vùi 1/3
xuống đất hoặc chỉ cần đặt phần gốc tiếp xúc với đất ẩm cũng mọc thành
cây mới.
10
2.3.3. Đặc điểm phân bố
Thế giới: Trung Quốc, Lào.
Việt Nam: Trong các loài Bình vôi kể trên, có một số loài như S.
sinica Diels, S. kwangsiensis H. S. Lo, S. rotunda Lour thường mọc lẫn
với nhau ở rừng núi đá vôi tại các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Thanh Hóa,
Quảng Bình, Hải Phòng(Cát Bà), Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Tây (cũ)
2.3.4. Bộ phận dung và công dụng
Bộ phận dùng: Củ thái lát phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc theo y

học cổ truyền. Để chiết xuất hoạt tính làm thuốc thì dùng củ tươi.
Thành phần hóa học: Trong củ các loài Bình vôi nói chung thường
có một số nhóm hoạt chất, trong đó thành phần chủ yếu là các alkaloid
như: L-tetrahydropamatin, stepharin, cycleanin, tuduranin, palmatin,
dihydropalmatin, dicentrin…
Công dụng: Trong y học cổ truyền dùng củ Bình vôi thái lát phơi
khô sắc uống có tác dụng an thần, chữa ho, sốt, lỵ, dạ dày… Liều dùng 3-
6 g/ngày. Tuy nhiên, cách dùng này hiện nay ít được áp dụng, vì dễ bị ngộ
độc (gây nôn) do có alkaloid. Bình vôi là nguyên liệu chiết alcalid làm
thuốc an thần, chữa mất ngủ. Thuốc được làm dưới dạng viên có tên là
Rotunda, mỗi viên chứa 0,05g L-tetrahydropalmatin clohydrat. Liều dùng
mỗi viên 1-2 viên trước khi đi ngủ.
2.3.5. Giá trị kinh tế, khoa học, bảo tồn
Bình vôi là cây thuốc quý. Do nguồn nguyên liệu tương đối dồi dào
nên giá thu mua rẻ. Tại nơi khai thác, giá mua khoảng 4.000 – 4.500 đ/kg
tươi. Bởi vậy giá thành thuốc cũng rất rẻ (3.000- 3.500 đồng một vỉ 10
viên).
Tuy nhiên, do phát động khai thác ồ ạt (từ năm 1992 đến nay) nhằm
cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu nên nguồn Bình vôi ở
11
các tỉnh miền núi phía Bắc mau cạn kiệt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam còn có
một số loài Bình vôi được coi là quý hiếm, như: Stephania brachyandra
Diels có hàm lượng L-tetrahydropalmatin cao nhất trong một số những
loài đã biết (khoảng 2,3-3,5%), chỉ phân bố ở một số vùng núi cao trên
1.000m. Hoặc loài Stephania cepharantha Hayta chứa hợp chất
Cepharantin, có tác dụng làm thuốc chữa ung thư, mới chỉ phát hiện ở 2
điểm tại Quảng Ninh và Hòa Bình … Những loài này đã được đưa vào
danh mục Sách đỏ và Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam để bảo vệ, do mức
đe dọa tuyệt chủng cao.
Để khai thác lâu dài nguồn Bình vôi ở Việt Nam, trước mắt nên

khai thác hạn chế, với khối lượng vừa đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước
(ước tính 50-100 tấn/năm). Bên cạnh đó, cần hoàn tất việc nghiên cứu,
phát triển một số loài có hàm lượng cao như Stephania brachyandra Diels
và Stephania kwangsienssis H. S. Lo. tại các tỉnh phía Bắc.
2.4. Cơ sở của việc nhân giống bằng hom
Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu, là sinh sản hữu tính và
sinh sản vô tính. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có cơ sở dựa trên
phân bào giảm nhiễm. Hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa hai giao tử
đực và giao tử cái của hai cơ thể bố và mẹ. Do vậy trong sinh sản hữu tính
có sự phân ly và tái tổ hợp gen, nên ở cơ thể con thường không giữ được
các đặc tính di truyền của cơ thể bố mẹ một cách nguyên vẹn.
Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản có cơ sở dựa vào phân
bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sắc thể
giống hệt mình. Do vậy mà thực vật sinh sản sinh dưỡng duy trì được các
đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ.
Nhân giống sinh dưỡng (vegatative propagation) là kĩ thuật tạo cây
con từ một bộ phận sinh dưỡng của cây như lá, cành, củ, thân, mô phân
sinh hoặc sự tiếp hợp các bộ phận dinh dưỡng (ghép) để tạo thành cây
12
mới. Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống
bằng hom, chiết cành, ghép cây và nuôi cấy mô – tế bào.
+ Phương pháp chiết là việc tạo ra rễ cho một đoạn cành (thân) trên
cây mẹ rồi mới tách cành (thân) ra khỏi thân cây mẹ để nhân giống.
Phương pháp này có ưu điểm cây chiết ra quả sớm. Tuy nhiên, hệ số nhân
giống thấp, cây chiết nhanh bị cỗi.
+ Phương pháp ghép là dùng bộ phân sinh dưỡng của cây mẹ định
thân giống ghép lên cây khác (gốc ghép) để tạo nên một cây hoàn chỉnh.
Phương pháp này cho hệ số nhân giống cao, cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi
thọ cao. Nhưng phương pháp này yêu cầu ghép phức tạp, phương pháp
này đòi hỏi người có kinh nghiệm để lựa chon cành mắt chiết đạt yêu cầu

để đảm bảo chất lượng cây con tốt.
+ Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô – tế bào là phương
pháp tạo cây con từ các bộ phân rất nhỏ của cây (các cơ quan, mô, tế bào)
bằng cách nuôi chúng trong bình nuôi ở điều kiện vô trùng có môi trường
thích hợp và được kiểm sóat nghiêm ngặt. Đây là phương pháp nhân
giống vô tính mang lại hiệu quả cao nhất, chất lượng cây con tốt, đồng
đều. Tuy nhiên, việc nuôi cấy mô được thực hiện với quy trình thật
nghiêm túc và tỉ mỉ, điều kiện trang thiết bị đầy đủ và mô chỉ phát triển
trên một môi trường hoàn toàn vô trùng, do vậy việc nhân giống chỉ thực
hiện với quy mô nhỏ hoặc phục vụ cho nghiên cứu.
+ Phương pháp nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một
phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi
là cây hom là phương pháp nhân giống giữ nguyên được tính trạng của
cây mẹ (do có kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), đơn giản có hệ
số nhân lớn, tương đối rẻ tiền nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
nhân giống cây rừng, cây ăn quả, cây cảnh…
13
Tuỳ thuộc vào loại hom được sử dụng mà các bộ phận còn thiếu đó
có sự khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây(phần
dưới mặt đất) và các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá… Khả năng
ra rễ có ỹ nghĩa quyết định thành bại trong giâm hom, tuy nhiên sự hình
thành rễ lại phụ thuộc vào các đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận
lấy làm giống và dòng cây mẹ, chất điều hoà sinh trưởng, điều kiện giâm
hom, giá thể… Do đó người ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hom
ra rễ.
14
CHƯƠNG 3
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định được một số đặc điểm sinh vật học loài cây Bình vôi.
- Bước đầu xây dựng được quy trình nhân giống cây Bình vôi bằng
phương pháp giâm hom.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Bình vôi (Stephania
rotunda Lour.)
- Vật liệu nghiên cứu: Củ và thân cây Bình vôi.
- Phạm vi nghiên cứu: Vườn ươm Trường Đại học Lâm nghiệp và
một số vùng núi đá vôi huyện Bảo Lâm – Cao Bằng nơi có loài Bình vôi
này phân bố tự nhiên.
3.3. Nội dung nghiên cứu
3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học cây Bình vôi
3.3.1.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Hình thái Lá.
- Hình thái Thân.
- Hình thái Củ.
- Hình thái Hoa.
- Hình thái Quả.
3.3.1.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh thái
15
- Đặc điểm địa hình, đất đai, khu vực có loài phân bố.
- Đặc điểm khí hậu, thủy văn khu vực có loài cây phân bố.
- Đặc điểm quần xã thực vật rừng khu vực có loài phân bố (tầng cây
cao, cây bụi, thảm tươi…).
3.3.2. Nghiên cứu nhân giống loài cây Bình vôi bằng phương pháp
giâm hom.
3.3.2.1. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BAP và Kinetin ở các
nồng độ khác nhau đến kết quả giâm hom (tỷ lệ nảy chồi, số lượng chồi
và chiều dài chồi).
3.3.2.2. Ảnh hưởng của thể nền đến kết quả giâm hom (tỷ lệ nảy chồi, số

lượng chồi và chiều dài chồi).
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu
- Kế thừa tài liệu về nghiên cứu Bình vôi của các tác giả trước đây.
- Kế thừa tài liệu cơ sở vật chất tại nơi làm thí nghiệm, điều kiện
khu vực nghiên cứu.
3.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu về đặc điểm sinh vật học loài Bình vôi
a. Điều tra đặc điểm sinh vật học
* Điều tra cơ bản: Thu thập tài liệu thứ cấp
+ Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
+ Kết quả nghiên cứu có liên quan
+ Tài liệu cây thuốc đã được công bố
* Điều tra đặc điểm hình thái loài: Tiến hành đo đếm 20 cây trưởng thành mỗi
loài về chỉ tiêu sau:
16
- Hình thái lá cây: Trên 20 cây tiêu chuẩn tiến hành lựa chọn các lá đại
diện để đo đếm. Dùng thước kẻ có khắc cm để đo chiều dài, chiều rộng của lá.
Mô tả hình dạng, màu sắc, gân, mép, cuống theo sách phân loại thực vật rừng.
Mẫu biểu 01: mô tả đặc điểm lá cây
Thứ
tự
cây
Đặc điểm từng loại lá
Lá non Lá bánh tẻ Lá già
Chiều
dài
(cm)
Chiều
rộng

(cm)
Mô tả
Chiều
dài
(cm)
Chiều
rộng
(cm)
Mô tả
Chiều
dài
(cm)
Chiều
rộng
(cm)
Mô tả
1
2

- Hình thái rễ, củ, hoa, quả:
Mẫu biểu 02: Biểu điều tra hình thái cây
TT
cây
Đặc điểm từng loại
Rễ Củ Hoa Qủa
Loại
rễ
Kích
thước
Màu

sắc
Hình
dạng
Kích
thước
Màu
sắc
Vị
trí
Cách
mọc
Màu
sắc
Loại
quả
Hình
dạng
Màu
sắc
1
2

17
Mẫu biểu 03: Điều tra đặc điểm và phân loại các loài cây nghiên cứu
OTC số: Hướng dốc:
Độ dốc: Ngày điều tra:
STT
Loài Đặc điểm
Nơi
sống

Chữa
bệnh
Gía trị
kinh tế
Cho
điểm
Thân Lá Rễ, củ
Hoa,Qủa
1
2

b. Đặc điểm sinh thái học
- Điều tra đặc điểm đất bằng cách đào phẫu diện đất để có những thông
tin cho biểu dưới đây:
Mẫu biểu 04: Điều tra đặc điểm đất đai nơi phân bố
OTC: Hướng dốc: Người điều tra
Độ dốc: Ngày điều tra:
TT
Tầng
đất
Độ
sâu
Màu
sắc
Độ
ẩm
Độ
chặt
Thành
phần


giới
Tỉ lệ
đá lẫn
Kết
cấu
Rễ
cây
(%)
1
2

- Điều tra đặc điểm cấu trúc của rừng nơi có cây dược liệu
+ Lập ô tiêu chuẩn diện tích 500 m
2
để tiến hành đo đếm, đánh giá, điều tra.
+ Xác định tổ thành, mật độ tầng cây cao,những loại cây chủ yếu.
18
- Điều tra đặc điểm cấu trúc tầng cây cao nơi có loài Bình vôi phân bố
theo mẫu biểu sau:
Mẫu biểu 05: Biểu điều tra đặc điểm cấu trúc tầng cây cao
Loài rừng tự
nhiên
Công thức
tổ thành
OTC
Hvn
(cm)
D1.3
(cm)

Dt (m) Mật độ
Độ tàn
Che
Rừng hỗn giao
cây lá rộng


+ Xác định tình hình sinh trưởng của cây bụi thảm tươi
Trong ô tiêu chuẩn 500m
2
lập 5 ô dạng bản với diện tích 4m
2
ở 4 góc ô
tiêu chuẩn và 1 ô ở giữa, xác định các chỉ tiêu ở trên theo mẫu biểu sau.
Mẫu biểu 06: Biểu điều tra tình hình phát triển của cây bụi, thảm tươi
Vị trí điều
tra
STT
Tên loài
cây
Htb (m)
Số lượng
cá thể
Tỷ lệ
Độ che
phủ trung
bình (p)
… 1
… 2


3.4.2.1. Phương pháp tiến hành nhân giống Bình vôi bằng giâm hom
- Chuẩn bị thí nghiệm:
+ Giá thể giâm hom.
19
Giá thể giâm hom là cát sông và tầng đất B. Trước khi cấy hom vào
luống giâm tiến hành xử lý thể nền (phun dung dịch Benlat nồng độ 6g/11
lít nước cho 50m
2
, hoặc thuốc tím 0,1%) để giảm thiểu nguy cơ của nấm
bệnh hại.
+ Vật liệu giâm hom: Phần đầu của củ cây Bình vôi.
+ Phương pháp lấy mẫu cắt hom: Hom được lấy từ cây mẹ sinh
trưởng tốt, không sâu bệnh. Hom được cắt ngâm vào dung dịch thuốc
Benlate nồng độ 0,3% thời gian 15 phút, sau đó vớt vật liệu hom ra khay
cho ráo nước. Khi giâm hom chấm gốc hom vào dung dịch thuốc kích
thích sao cho phủ kín mặt gốc của hom và cấy ngay vào luống.
+ Chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng là chất kích thích ra chồi
BAP và Kinetin ở các nồng độ 10ppm, 20ppm và 30 ppm dạng nước. Hom
sau khi xử lý được cắm vào 2 loại thể nền sau: thể nền 1: 100% là cát đã
được làm sạnh, thể nền 2: 70% cát sạch + 30% đất tầng B.
- Tiến hành thí nghiệm và chăm sóc thí nghiệm:
+ Tiến hành thí nghiệm: tiến hành bố trí 10 công thức với các chất
điều hòa sinh trưởng khác nhau, ở các nồng độ khác nhau và công thức
đối chứng.
Việc bố trí thí nghiệm như sau:
Nội dung 1:
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng BAP đến kết
quả giâm hom:
. Công thức 1 (CT1): Công thức đối chứng.
. Công thức 2 (CT2): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP,

nồng độ 10 ppm.
. Công thức 3 (CT3): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP,
nồng độ 20 ppm.
. Công thức 4 (CT4): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch BAP,
nồng độ 30 ppm.
20
+ Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng Kinetin đến
kết quả giâm hom.
. Công thức 5 (CT5): Công thức đối chứng.
. Công thức 6 (CT6): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,
nồng độ 10 ppm.
. Công thức 7 (CT7): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,
nồng độ 20 ppm.
. Công thức 8 (CT8): Hom giâm được xử lý bằng dung dịch Kinetin,
nồng độ 30 ppm.
Nội dung 2: Tiến hành thí nghiệm ảnh hưởng của thể nền.
. Công thức 9 (CT9): 100% là cát đã được làm sạnh.
. Công thức 10 (CT10): 70% cát sạch + 30% đất tầng B.
Lập bảng theo dõi các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giâm hom và
số liệu thu thập cho nghiên cứu giâm hom được ghi vào các biểu sau:
Ảnh hưởng của BAP đến kết quả thí nghiệm.
Công thức
Thí nghiệm
(CTTN)
Loại thể
nền
Số
hom
TN
Số hom ra chồi

Số
chồi
/hom
Chiều dài chồi
/hom
n %
ĐC Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
10ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
20ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
30ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
Ảnh hưởng của Kinetin đến kết quả thí nghiệm.
CTTN Loại thể
nền
Số
hom
TN
Số hom ra chồi
Số
chồi
/hom
Chiều dài chồi
/hom
n %
ĐC Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
21

10ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
20ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
30ppm Thể nền 1 45
Thể nền 2 45
3.4.3. Phương pháp nội nghiệp:
Các số liệu được thu thập, đo đếm được xử lý theo phương pháp
thống kê toán học và bằng phần mềm Excel phiên bản 2003 cài trên máy
tính.
Một số chỉ tiêu được xác định như sau:
- Tính các đặc trưng mẫu tỷ lệ (X%): Hom sống, hom chết, hom ra
chồi theo công thức:
Số hom (sống, chết, ra chồi )
Tỷ lệ (X%) = x 100%
Tổng hom thí nghiệm
+ Chỉ số ra chồi: Chỉ số ra chồi = Số lượng chồi* Chiều dài chồi
Tính giá trị trung bình và các đặc trưng mẫu cho các chỉ tiêu: Số
chồi trung bình/hom, chiều dài chồi. Sử dụng chương trình Excel để tính
toán.
Kiểm tra ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra
chồi bằng phương pháp phân tích phương sai 2 nhân tố và tiêu chuẩn χ
2
n
của Pearson.
Giả thuyết: H
o
: Các mẫu thuần nhất về chất
H
1

: Có sự sai khác về chỉ tiêu so sánh giữa các
mẫu quan sát.
χ
2
n
được so sánh với χ
2
05
tra trong bảng χ
2
α
theo bậc tự do K [ K = (a-1)
x (b-1).
22
Nếu χ
n
2
< χ
2
05
(k) thì giả thuyết H
o
tạm thời được chấp nhận.
Nếu χ
n
2
> χ
2
05
(k) thì giả thuyết H

o
bị bác bỏ, nghĩa là có sự sai khác về
chỉ tiêu so sánh giữa các mẫu.
Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng ra chồi của
hom (số chồi, chiều dài chồi) dùng tiêu chuẩn U của phân bố tiêu chuẩn.
Giả thuyết: H
o
: M
1
= M
2

H
1
: M
1
# M
2
Nếu │U│ tính được < 1,96, giả thuyết H
o
được chấp nhận, 2 mẫu
thuần nhất với nhau.
Nếu │U│ tính được > 1,96, giả thuyết H
o
không được chấp nhận, 2
mẫu không thuần nhất với nhau.
Đánh giá ảnh hưởng của các chất và các loại thể nền, sau đó đưa ra
nhận xét về công thức thí nghiệm tốt nhất.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm sinh vật học của Bình vôi
4.1.1. Đặc điểm hình thái
Mỗi loài cây luôn có quy luật chung về sinh trưởng và phát triển
riêng, chịu sự chi phối của các quy luật di truyền và biến dị. Đó là cả một
quá trình biến đổi thích nghi để sống và tồn tại. Một số đặc tính sinh học
23
như: tốc độ sinh trưởng, phương thức phát tán quả và hạt, hình thái kích
thước,… thường biến đổi khó nhận biết ở giai đoạn tuổi non. Với nhiều
loài cây khu vực phân bố tự nhiên thường rộng, gồm nhiều loại địa hình,
khí hậu, đất đai khác nhau nên kiểu hình rất đa dạng và phong phú. Do
vậy, việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học loài là cần thiết:
a) Đặc điểm lá cây
Lá đơn, mọc cách, cuống lá dài xấp xỉ phiến lá, lá hình khiên hoặc
hình tim, trứng nhọn, đầu nhọn sắc, mép nguyên, gân chính sếp dạng chân
vịt, dài và rộng khoảng 6 – 12cm, chóp lá có đỉnh tròn hoặc nhọn sắc,
thường có một gai rất nhỏ, ngắn. Gốc lá bằng hoặc hơi lõm, gân 9 – 11
xuất phát từ chỗ đính củ cuống lá thành hình chân vịt.
Kết quả tính toán các đặc trưng mẫu lá của 10 cây chưa trưởng thành
(CTT):
Bảng 4.1: Kích thước lá cây Bình vôi ở Xã Lý Sơn – Bảo Lâm – Cao Bằng
Địa điểm
Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm)
MAX MIN TB MAX MIN TB
Xóm Bản Bó
ở độ cao
200m
12,0 7,0 9,5 10,7 8,0 9,4
Hướng Đông
Nam với độ
cao khoảng

500m
11,5 6,0 8,7 11,0 7,9 9,5
Gần đỉnh với
độ cao
khoảng 900m
10,0 5,6 7,8 10,0 8,0 9,0
Qua kết quả bảng 4.1 cho thấy ở tại các vị trí điều tra trên thì kích
thước lá cây là khá đồng đều, chiều dài trung bình và chiều rộng không
24
khác nhau nhiều từ 8,0 – 9,5cm, chứng tỏ rằng ở những độ cao khác nhau,
khả năng sinh trưởng và phát triển của cây là không khác nhau nhiều.
b) Đặc điểm củ
Củ có vỏ màu nâu đất trong củ có lõi màu vàng có các vệt dây màu
đen, củ có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy vào nơi mọc.
Hình 4.3 Củ cây Bình vôi
Kết quả đo khối lượng củ được ghi ở bảng 4.2:
Bảng 5.2: Khối lượng củ cây Bình vôi tại các vị trí nghiên cứu
Vị trí điều tra
Củ nhỏ
nhất (kg)
Củ trung
bình (kg
Củ lớn
nhất (kg)
Thời gian
sống (năm)
Xóm Bản Bó ở
độ cao 200m
1 kg 5-6 kg 10 kg Từ 1 – 8 năm
Hướng Đông

Nam với độ cao
khoảng 500m
1,5 kg 7 kg 16 kg
Từ 1 – 10
năm
Gần đỉnh với độ
cao khoảng
900m
3 kg 10 kg 19 kg
Từ 2 – 12
năm
Qua kết quả bảng 4.2 cho thấy càng lên cao, thì củ càng to. Trước
những năm 2007 khi người ta chưa thu mua, có củ cân nặng đến 40 –
50kg. Người dân khai thác nhiều hiện nay chỉ còn lại những củ nhỏ và số
lượng còn rất ít.
Khu vực gần chân núi Bản Bó, Ở độ cao khoảng 200m người dân
chặt phá rừng, không có độ tàn che mà cây Bình vôi sống chủ yếu sống ở
các kẽ đá, hốc đá có bóng mát và có độ ẩm nên cây ở đây củ bé. Khi tìm
hiểu người dân mới biết được, cây Bình vôi khi mang về trồng vẫn mọc
nhưng phát triển rất chậm so với trên núi đá vôi.
c. Đặc điểm thân cây
25

×