Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng thông mã vĩ (pinus massoniana lamb) tại xã hữu khánh, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 72 trang )

i

I HC THI NGUYấN
TRNG I HC NễNG LM

TRN C NH
Tờn ti:
Nghiên cứu sinh trởng và cấu trúc làm cơ sở khoa học
đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng
Thông m) vĩ (Pinus massoniana Lamb) tại x) Hữu Khánh
huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

KHểA LUN TT NGHIP I HC

H o to

: Chớnh quy

Chuyờn ngnh

: Lõm nghip

Lp

: K43 - Lõm nghip - N01

Khoa

: Lõm nghip

Khoỏ hc



: 2011 - 2015

Ging viờn hng dn : TS. Nguyn Cụng Hoan

Thỏi Nguyờn, nm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn
trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn
trách nhiệm!

Thái Nguyên, ngày

tháng 05 năm 2015

Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GVHD

Trần Đức Định

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành,
mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn
vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt
nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư Lâm nghiệp.
Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở
khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Thông mã vĩ
(Pinus massoniana Lamb) tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa
Lâm nghiệp, UBND xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cùng với sự cố
gắng của bản thân khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Công Hoan đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi
chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp cùng UBND xã Hữu
Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày

tháng 05 năm 2015

Sinh viên


Trần Đức Định


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các hàm lý thuyết được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng ............ 27
Bảng 4.1. Các thông tin cơ bản của ô tiêu chuẩn .................................................... 28
Bảng 4.2. Quy luật phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull ............................................ 30
Bảng 4.3. Quy luật phân bố N/Hvn theo hàm Weibull ............................................ 33
Bảng 4.4. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3.............................. 36
Bảng 4.5. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Dt/D1,3 ............................... 36
Bảng 4.6. Cây bình quân theo tuổi Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu ................ 37
Bảng 4.7. So sánh sự phù hợp của hàm lý thuyết mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V
bằng tiêu chuẩn R2 ................................................................................................. 38
Bảng 4.8. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher .......... 39

Bảng 4.9. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính rừng trồng Thông ..................... 41
Bảng 4.10. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ........ 43

Bảng 4.11. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Thông ...................... 44
Bảng 4.12. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ........ 45

Bảng 4.13. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Thông ...................... 47

Bảng 4.14. Số lượng cây chặt, cây chừa trên 21 ô tiêu chuẩn ................................. 49
Bảng 4.15. Cường độ tỉa thưa rừng Thông mã vĩ tại địa bàn nghiên cứu ................ 50


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .................................................................................. 22
Hình 4.1. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch trái ...................................................... 31
Hình 4.2. Phân bố N/D1,3 có dạng tiệm cận phân bố chuẩn .................................... 31
Hình 4.3. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch phải ..................................................... 32
Hình 4.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái ............................................... 34
Hình 4.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng .............................................. 34
Hình 4.6. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải .............................................. 35
Hình 4.7. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông mã vĩ ................................. 40

Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn Zd và ∆d ..................................................................... 42
Hình 4.9. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông mã vĩ ................................. 43

Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn Zh và ∆h ................................................................... 45
Hình 4.11. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông mã vĩ................................ 46

Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Zv và ∆v.................................................................... 47



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

OTC

Ô tiêu chuẩn

ODB

Ô dạng bản

D1.3

Đường kính ngang ngực

Hdc

Chiều cao dưới cành

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Dt


Đường kính tán

V(m3)

Thể tích

Pv

Suất tăng trưởng thể tích

Ph

Suất tăng trưởng chiều cao

Pd

Suất tăng trưởng đường kính

∆h

Tăng trưởng bình quân chung của chiều cao

∆d

Tăng trưởng bình quân chung của đường kính

Zv

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của thể tích


Zh

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của chiều cao

Zd

Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của đường kính

N/otc; N/ha

Số cây trên ô tiêu chuẩn; số cây trên ha

Nopt; Nc; Nnd

Mật độ tối ưu; số cây chặt; số cây nuôi dưỡng

Ic

Cường độ chặt


vi

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.2.1. Về lý luận ......................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Về thực tiễn ...................................................Error! Bookmark not defined.
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 2

1.3.1. Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học ........................................................ 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất.............................................................................. 3
Phần 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................... 4
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu .......................................................... 4
2.1.3. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng trên Thế giới................................ 6
2.1.4. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng ở Việt Nam................................ 10
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu ....................................................................... 15
2.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 15
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................. 17
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............ 20
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 20
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tiến hành .................................................... 20
3.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 20
3.4.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 20
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ....................................................................... 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 28
4.1. Đặc điểm rừng trồng Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu.............................. 28
4.2. Nghiên cứu một số quy luật cấu trúc rừng Thông mã vĩ .................................. 29
4.2.1. Quy luật phân bố số cây theo đường kính .................................................... 29
4.2.2. Quy luật phân bố số cây theo chiều cao ....................................................... 32


vii

4.2.3. Quy luật tương quan giữa chiều cao và đường kính ..................................... 35
4.2.4. Quy luật tương quan giữa đường kính tán và đường kính ngang ngực.......... 36
4.3. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng và tăng trưởng ............................................. 37
4.3.1. Khảo sát các hàm sinh trưởng ...................................................................... 37

4.3.2. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng đường kính ......................................... 39
4.3.3. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng chiều cao ............................................ 42
4.3.4. Nghiên cứu sinh trưởng, tăng trưởng thể tích ............................................... 45
4.4. Đề xuất biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Thông mã vĩ ................................. 48
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 52
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 52
5.1.1. Đặc điểm chung của rừng trồng Thông mã vĩ............................................... 52
5.1.2. Đặc điểm cấu trúc rừng Thông mã vĩ ........................................................... 52
5.1.3. Đặc điểm sinh trưởng và tăng trưởng rừng Thông mã vĩ .............................. 52
5.2. Đề nghị ........................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 54


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Rừng là tài nguyên vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia có khả năng tái tạo
được. Rừng đóng vai trò thiết yếu đối với đời sống con người cũng như toàn bộ sinh
vật trên trái đất, rừng cung cấp oxi, là nguồn gỗ, củi, điều hoà khí hậu, điều hoà
nước, chống xói mòn, rửa trôi... Rừng là nơi lưu trữ nguồn gen động thực vật quý
hiếm, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Với những vai trò to lớn như vậy nhưng hiện
nay diện tích rừng trên thế giới đang giảm dần theo thông kê của liên hợp quốc mỗi
năm thế giới mất đi khoảng 11 triệu ha rừng.
Ở Việt Nam vào năm 1943, Việt Nam có 14,3 triệu ha rừng, độ che phủ là
43%, đến năm 1990 chỉ còn 9,18 triệu ha, độ che phủ rừng 27,2%; thời kỳ 1980 1990, bình quân mỗi năm hơn 100 nghìn ha rừng đã bị mất [1]. Nhưng từ 1990 trở
lại đây, nhờ những chính sách bảo vệ phát triển rừng, các chương trình trồng rừng
của chính phủ như chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng và
nhiều chương trình khác mà diện tích rừng liên tục tăng.

Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb), thuộc họ Thông là cây gỗ lớn cao
40m, đường kính có thể tới 90cm. Thân tròn, thẳng hình trụ vỏ màu nâu sẫm, nứt
dọc, khi già bong mảng. Phân bố tự nhiên ở miền Trung và Nam Trung Quốc, giới
hạn cao là 1200m so với mặt nước biển. Được đưa vào trồng ở Việt Nam từ năm
1930, thích ứng được với những nơi đất đồi khô trọc, chua (pH = 4,5 - 6) nghèo
dinh dưỡng, đất cát hoặc lẫn sỏi. Cây có nhịp sinh trưởng thể hiện tương đối rõ, mỗi
năm phát sinh 1 - 2 vòng cành, ba năm đầu mọc tương đối chậm sau mọc nhanh hơn
[3].
Thông mã vĩ là cây có giá trị kinh tế cao ngoài lấy gỗ thì nhựa thông còn là
nguyên liệu cho nhiều nghành công nghiệp. Thông mã vĩ dễ trồng sinh trưởng
tương đối nhanh cây có thể cho thu nhập hàng năm, giá trị cao và ổn định; đặc biệt
cây còn thích hợp cho những vùng có điều kiện lâp địa cằn cỗi vì vậy Thông mã vĩ


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường học đi đôi với hành,
mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến thức chuyên môn
vững vàng cùng với những kỹ năng chuyên môn cần thiết. Và thời gian thực tập tốt
nghiệp là khoảng thời gian cần thiết để mỗi người vận dụng lý thuyết vào thực tiễn,
xây dựng phong cách làm việc khoa học của một kỹ sư Lâm nghiệp.
Được sự giúp nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và giáo viên hướng
dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu sinh trưởng và cấu trúc làm cơ sở
khoa học đề xuất biện pháp kỹ thuật trong kinh doanh rừng trồng Thông mã vĩ
(Pinus massoniana Lamb) tại xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn”.
Sau thời gian thực tập được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô trong khoa
Lâm nghiệp, UBND xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cùng với sự cố
gắng của bản thân khóa luận tốt nghiệp đã được hoàn thành. Tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới TS. Nguyễn Công Hoan đã hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận. Tôi

chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa lâm nghiệp cùng UBND xã Hữu
Khánh, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá
trình nghiên cứu đề tài thực tập tốt nghiệp.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực tập có hạn nên bản luận văn không
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vậy tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô trong khoa cùng toàn thể các bạn sinh viên.
Tôi xin trân thành cảm ơn!

Thái nguyên, ngày

tháng 05 năm 2015

Sinh viên

Trần Đức Định


3

Giúc sinh viên bước đầu làm quen, hiểu biết thêm về kiến thức điền tra ngoài
thực tế, hoàn thiện về cả kiến thức và thực hành từ đó nâng cao hiệu quả và chất
lượng học tập, tạo cho sinh viên có kiến thức vững vàng, tác phong làm việc tự lập
để bước vào cuộc sống và công tác sau này.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn sản xuất
Việc nắm bắt được các quy luật về sinh trưởng và cấu trúc rừng thông đưa ra
các biện pháp cụ thể hợp lý trong kinh doanh rừng trồng Thông mã vĩ, cũng như tạo
tiền đề cho công tác phát triển lâm nghiệp ở địa phương.


4


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Sinh trưởng là sự tăng lên của một đại lượng nào đó nhờ kết quả đồng hóa
của một vật sống hoặc sự biến đổi của nhân tố điều tra theo thời gian (dẫn theo Vũ
Tiến Hinh - Phạm Ngọc Giao, 1997) [10]. Do sinh trưởng gắn liền với thời gian nên
được gọi là quá trình sinh trưởng. Các đại lượng sinh trưởng được xác định trực tiếp
và gián tiếp qua chỉ tiêu nào đó của cây ví dụ chiều cao, đường kính, thể tích. Sự
biến đổi theo thời gian của các đại lượng này đều có quy luật. Sinh trưởng của cây
rừng và lâm phân là trọng tâm nghiên cứu của sản lượng rừng và là vấn đề có tính
chất nền tảng để nghiên cứu các phương pháp dự đoán sản lượng cũng như xác định
hệ thống biện pháp tác động nhằm nâng cao năng suất rừng. Vào cuối thế kỷ XX,
người ta đã sử dụng các phương pháp thống kê toán học như phương sai, phân tích
tương quan hồi quy. Năm 1972, Meyer đã dùng mô hình toán học thích hợp để
nghiên cứu sinh trưởng và xây dựng mô hình mật độ lâm phần (dẫn theo Ngô Kim
Khôi, 1998) [16]. Nghiên cứu sinh trưởng dựa trên những kiến thức về sinh thái
rừng. Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây rừng nói riêng và cả quần xã rừng
nói chung đều chịu tác động của điều kiện tự nhiên và ngược lại vì vậy nghiên cứu
cây rừng phải xem xét sự thay đổi của địa hình, đất đai, phương thức gây trồng, tiểu
khí hậu...
Cấu trúc rừng là quy luật sắp xếp tổ hợp của các thành phần cấu tạo nên quần
thể thực vật rừng theo không gian và thời gian. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX,
đã có nhiều nghiên cứu về cấu trúc rừng, những nghiên cứu trước đây chủ yếu mang
tính định tính, mô tả thì nay đã đi sâu vào nghiên cứu định lượng chính xác. Việc
nghiên cứu quy luật cấu trúc là để tìm ra dạng tối ưu theo quan điểm kinh tế, nghĩa
là các kiểu cấu trúc cho năng suất gỗ cao nhất, chất lượng phù hợp nhất, với nhu cầu
sử dụng gỗ và bảo vệ môi trường. Trên cơ sở quy luật cấu trúc, các nhà lâm sinh



5

học có thể xây dựng phương pháp khai thác hợp lý như: chặt trắng, chặt chọn, chặt
dần. Các phương pháp kinh doanh rừng đều tuổi hay nhiều thế hệ tuổi.
2.1.2 Tổng quan về cây Thông mã vĩ
*Đặc điểm hình thái về Thông mã vĩ
Cây Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) là cây gỗ lớn cao 40m, đường
kính có thể tới 90cm. Thân tròn, thẳng hình trụ, vỏ màu nâu sẫm, nứt dọc, khi già
bong mảng. Cành nghiêng, tỏa rộng, đầu cành lá hơi rũ, lá hình kim, hai lá mọc đối
trên đầu cành ngắn, dài 15 - 20cm. Bẹ bao cành ngắn, dài 1cm, sống dai.
Nón đơn tính cùng gốc. Nón đực hình bông đuôi sóc xếp xít nhau ở gốc chồi
nhọn. Nón cái 3 - 5 thường mọc vòng trên đỉnh chồi ngọn, phát triển trong 2 năm,
năm đầu hình thành trái xoan màu tím sau chuyển dần sang màu xanh, năm thứ 2
hình thành trứng tròn dài 4 - 6cm, đường kính 3 - 4cm, khi chín hóa gỗ màu nâu
bạc. Quả nón đính sát cành. Mặt vảy nón mỏng, hình quạt mép trên gần tròn; giữa
mặt vảy có một gờ ngang, rốn vảy hơi lõm đôi khi có gai nhọn. Hạt trái xoan hơi dẹt
dài 3 - 4mm, đường kính 2 - 3mm, vỏ hạt màu nâu nhạt, cánh trên dài 1,5cm. Hệ rễ
hỗn hợp; rễ cọc thô ăn sâu, rễ bên cũng phát triển rộng. Thường có nốt sần ở rễ.
* Đặc điểm sinh học và sinh thái học
Nhịp diệu sinh trưởng thể hiện rõ ràng, mỗi năm phát triển 1 - 2 vòng cành.
Ba năm đầu mọc tương đối chậm sau nhanh hơn.
Thông mã vĩ hàng năm ra nón đực và nón cái vào tháng 3 - 4. Nón cái chín
vào tháng 10 - 11 năm sau. Cây 5 - 6 tuổi bắt đầu ra nón.
Đây là loài cây á nhiệt đới đòi hỏi khí hậu ấm và ẩm. Lượng mưa hàng năm
khoảng 1000mm. Nhiệt độ bình quân năm 13 - 22oC, Thông mã vĩ ưa sáng lúc non
cần che bóng nhẹ. Sống được trên đất đồi khô trọc, chua (pH=4,5 - 6), nghèo dinh
dưỡng, đất trồng có thể là đất sét, đất cát hoặc lẫn sỏi; không thích hợp đất mặn và
đất phong hóa từ đá vôi hoặc đất kiềm.
*Phân bố địa lý

Phân bố tự nhiên ở miền Trung và Nam Trung Quốc, giới hạn độ cao từ
1200m trở xuống so mặt nước biển. Đã được đưa vào Việt Nam trồng từ năm 1930.


6

Tỏ ra thích ứng với việc gây trồng ở đồi núi trọc ở vùng núi Đông Bắc như: Quảng
Ninh, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên.
*Giá trị
Gỗ Thông mã vĩ có giác và lõi phân biệt. Lõi nâu vàng, thớ gỗ thô thẳng, nhẹ
chứa nhiều nhựa.
Gỗ thường được sự dụng làm gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, gỗ dán hoặc xây
dựng. Cây có thể chích nhựa làm nguyên liệu cho nghành công nghiệp sơn, véc ni,
dược phẩm, mực in, chất dẻo, cao su.
*Khả năng kinh doanh, bảo tồn
Cây có thể trồng trên diện tích vùng đồi trọc ở các tỉnh Đông Bắc, 1kg hạt
chứa 76000 - 90000 hạt, tỷ lệ nảy mầm cao 64 - 96%. Cây không có khả năng nảy
chồi. Lá rụng phân giải chậm dễ cháy, có tác dụng cải tạo đất kém, nên trồng thành
rừng hỗn loài [3].
2.1.3. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng trên Thế giới
2.1.3.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng
a, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính
Phân bố số cây theo đường kính là một trong những nội dung chính của điều
tra lâm phần, làm cơ sở xây dựng các mô hình cấu trúc lâm phần và đề xuất biện
pháp kinh doanh rừng hợp lý. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của
Meyer H. A. (1952) [29] mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng mô hình toán
học mà dạng của nó là đường cong liên tục. Phương trình này gọi là phương trình
Meyer.
Balley R. L. và Isson J. N. (1973) [27] sử dụng hàm Weibull, Schiffel biểu
thị đường cong cộng dồn phần trăm số cây bằng đa thức bậc ba. Naslund M (1936,

1937) (dẫn theo Hoàng Văn Dưỡng) [2] đã xác lập luật phân bố Charlier cho phân
bố đường kính của lâm phần thuần loài, đều tuổi sau khi khép tán.
Clutter, J. L và Allison, B. J (1973) [28] dùng đường kính bình quân cộng,
sai tiêu chuẩn đường kính và đường kính nhỏ nhất để tích các tham số của phân bố
Weibull với giả thiết các đại lượng này có quan hệ với tuổi, mật độ lâm phần.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Các hàm lý thuyết được sử dụng để mô tả quá trình sinh trưởng ............ 27
Bảng 4.1. Các thông tin cơ bản của ô tiêu chuẩn .................................................... 28
Bảng 4.2. Quy luật phân bố N/D1,3 theo hàm Weibull ............................................ 30
Bảng 4.3. Quy luật phân bố N/Hvn theo hàm Weibull ............................................ 33
Bảng 4.4. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Hvn/D1,3.............................. 36
Bảng 4.5. Tập hợp các dạng phương trình tương quan Dt/D1,3 ............................... 36
Bảng 4.6. Cây bình quân theo tuổi Thông mã vĩ tại khu vực nghiên cứu ................ 37
Bảng 4.7. So sánh sự phù hợp của hàm lý thuyết mô tả quy luật sinh trưởng D, H, V
bằng tiêu chuẩn R2 ................................................................................................. 38
Bảng 4.8. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher .......... 39

Bảng 4.9. Sinh trưởng và tăng trưởng đường kính rừng trồng Thông ..................... 41
Bảng 4.10. Mô hình sinh trưởng

rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ........ 43

Bảng 4.11. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Thông ...................... 44
Bảng 4.12. Mô hình sinh trưởng


rừng trồng Thông bằng hàm Schumacher ........ 45

Bảng 4.13. Sinh trưởng và tăng trưởng chiều cao rừng trồng Thông ...................... 47
Bảng 4.14. Số lượng cây chặt, cây chừa trên 21 ô tiêu chuẩn ................................. 49
Bảng 4.15. Cường độ tỉa thưa rừng Thông mã vĩ tại địa bàn nghiên cứu ................ 50


8

và trữ lượng lâm phần, nó không thể thiếu được trong công tác lập các biểu chuyên
dụng phục vụ điều tra và kinh doanh rừng.
Tovstolese, D. I (1930), lấy cấp đất làm cơ sở nghiên cứu quan hệ H/D. Mỗi
cấp đất tác giả xác lập một đường cong chiều cao bình quân ứng với mỗi cỡ đường
kính để có dãy tương quan cho loài và cấp chiều cao. Sau đó dùng phương pháp
biểu đồ để nắn dãy tương quan cho loài và cấp chiều cao. Sau đó dùng phương pháp
biểu đồ để nắn dãy tương quan theo dạng đường thẳng của Gehrhardt và Kopetxki:
Hg = a + b*g

(2.1)

Krauter, G (1958) và Tiourin, A.V (1931) (dẫn theo Phạn Ngọc Giao,1996)
[4], nghiên cứu tương quan giữa chiều cao với đường kính ngang ngực dựa trên cơ
sở cấp đất và cấp tuổi. Kết quả cho thấy, khi dãy phân hóa thành các cấp chiều cao
thì mối quan hệ này không cần xét đến cấp đất hay cấp tuổi, cũng không cần xét đến
tác động của hoàn cảnh và tuổi đến sinh trưởng của cây rừng và của lâm phần, vì
những nhân tố này đã được phản ánh trong kích thước của cây, nghĩa là đường kính
và chiều cao trong quan hệ đã bao hàm tác động của hoàn cảnh và tuổi.
Đối với những lâm phần thuần loài đều tuổi, cho dù có tìm được phương
trình toán học biểu thị H/D theo tuổi thì cũng không đơn giản vì chiều cao cây rừng

ngoài yếu tố tuổi còn phụ thuộc rõ nét vào mật độ, cấp đất, biện pháp tỉa thưa…Khi
đối tượng nghiên cứu là những lâm phần chưa được tạo lập và dẫn dắt bằng một hệ
thống kỹ thuật thống nhất thì phương pháp hàm toán học để mô phỏng sự phụ thuộc
của chiều cao và đường kính vào tuổi sẽ không thích hợp. Khi đó lên dùng phương
pháp mà Kennel gợi ý, nghĩa là tìm ra một dạng phương trình biểu thị mối quan hệ
giữa chiều cao với đường kính, sau đó nghiên cứu xác lập mối quan hệ của các tham
số phương trình trực tiếp hoặc gián tiếp theo tuổi lâm phần.
* Quy luật tương quan Dt/D
Tán cây là bộ phận quyết định đến sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, là chỉ
tiêu quan trọng để xác định không gian dinh dưỡng của từng cây riêng lẻ. Từ việc
xác định được không gian dinh dưỡng của cây rừng có thể xác định được hệ số khép
tán cho loài cây và lâm phần. Các tác giả Cromer O. A; Ahken J. D (1948),


9

Wiilingham (1948) (dẫn theo Hoàng Văn Dưỡng, 2001) [2] sau khi nghiên cứu mối
quan hệ giữa đường kính tán với đường kính ngang ngực đã đi đến kết luận giữa
đường kính tán với đường kính ngang ngực tồn tại mối quan hệ mật thiết. Tùy theo
từng loài cây và điều kiện cụ thể, mối liên hệ này được thể hiện dưới các dạng
phương trình khác nhau, nhưng phổ biến nhất là dạng phương trình đường thẳng:
Dt = a + b*D1,3

(2.2)

2.1.3.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng rừng trồng
Quy luật sinh trưởng và cấu trúc rừng là cơ sở khoa học chủ yếu để xây dựng
các phương pháp thống kê dự đoán trữ lượng, sản lượng và đề xuất các biện pháp
lâm sinh phù hợp.
Trước đây để nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng hay lâm

phần người ta đi tìm những nhân tố tác động rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và tăng
trưởng của cây rừng như: khí hậu, đất đai, nước… Ở Phần Lan, Canada nhiều tác
giả đã phân chia mức độ tốt xấu của các dạng rừng dựa vào hoàn cảnh sinh thái của
lâm phần thông qua những thực vật chỉ thị.
Sinh trưởng của cây rừng phủ thuộc vào yếu tố di truyền: loài cây, môi
trường sống, thời gian… vì vậy sinh trưởng của cây rừng là một hàm số biến đổi
theo thời gian. Các nhà khoa học đã mô phỏng quá trình sinh trưởng của cây rừng
bằng các hàm toán học. Như các nhà khoa học Đức: Thommasius, Gompezt… đã
mô hình hóa toán học sinh trưởng của các loài cây gỗ là hàm đồng biến giới hạn
theo thời gian.
Meyer H. A. (1952) [29], Schumacher F. X., and Coile T. X. (1960) [30],
Alder D. (1980) [26] đã có những tổng hợp hết sức phong phú về các phương
pháp nghiên cứu sinh trưởng và tăng trưởng rừng như: Xây dựng mô hình sinh
trưởng, tăng trưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng bình
quân bằng phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Boiley-Chetter,
phương pháp Affill để phân chia các đường cong sinh trưởng chỉ thị cấp đất, lý
thuyết Marsh làm cơ sở dự đoán sản lượng rừng.


10

Có thể coi sinh trưởng rừng và cây rừng là một hàm phụ thuộc vào nhiều
biến số: tuổi (A), các điều kiện sinh thái (Si), biện pháp tác động của con người
(bi)… thì sinh trưởng là một hàm phụ thuộc vào các yếu tố sau (dẫn theo Nguyễn
Công Hoan, 2014) [12]:
y = f (A, Si, bi,…)

(2.3)

Nếu như trong những vùng có điều kiện sinh thái, biện pháp kinh doanh tác

động tương đối đồng nhất thì điều kiện sinh trưởng của rừng và cây rừng phụ thuộc
vào tuổi được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Bắt đầu từ hàm Gompertz (1985)
(dẫn theo Nguyễn Công Hoan, 2014) [12]:
(2.4)
Trong đó:
- Y là hàm sinh trưởng của nhân tố điều tra;
- A là tuổi cây rừng;
- A, b, c là những tham số của phương trình.
2.1.4. Những nghiên cứu cấu trúc và sinh trưởng ở Việt Nam
2.1.4.1. Những nghiên cứu về cấu trúc rừng trồng
a, Nghiên cứu quy luật phân bố số cây theo đường kính
Theo Nguyễn Ngọc Lung (1999) [18] khi nghiên cứu về phân bố đường kính
của rừng Thông ba lá ở Việt Nam đã nhận xét: Việc dùng hàm này hay hàm khác để
biểu thị dãy phân bố kinh nghiệm N/D phụ thuộc vào kinh nghiệm từng tác giả và
bản chất quy luật đo đạc được. Một dãy phân bố kinh nghiệm có thể chỉ phù hợp
cho một dạng hàm số, cũng có thể phù hợp cho nhiều hàm số ở các mức xác suất
khác nhau.
Với rừng tự nhiên nước ta, các tác giả tiêu biểu như: Đồng Sỹ Hiền (1974)
[7] đã chọn hàm Meyer, trong khi đó Nguyễn Hải Tuất (1996) [24] chọn hàm
khoảng cách, Nguyễn Văn Trương (1983) [25] sử dụng hàm phân bố Poisson
nghiên cứu, mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính cây rừng cho đối tượng rừng
hỗn giao, khác tuổi.
Với lâm phần thuần loài, đều tuổi giai đoạn còn non và giai đoạn trung niên


11

các tác giả Vũ Tiến Hinh (1990) [11], Trịnh Đức Huy (1978, 1988) [13], Lê Hồng
Phúc (1960) [21]… đều nhất trí đường biểu diễn quy luật phân bố N/D có dạng lệch
trái và tùy từng đối tượng cụ thể, có thể sử dụng các hàm toán học khác nhau để

biểu thị như hàm Scharlier, hàm Weibull…
Phạm Ngọc Giao (1995) [4] khi nghiên cứu quy luật N/D cho thông đuôi
ngựa vùng Đông Bắc đã chứng minh tính thích ứng của hàm Weibull và xây dựng
mô hình cấu trúc đường kính cho lâm phần Thông đuôi ngựa. Kết quả này cũng
được Vũ Tiến Hinh (1990) [11] và Vũ Văn Nhâm (1988) [20] khẳng định, vận dụng
phân bố Weibull để nắn phân bố N/D Thông ba lá Đà Lạt, Lâm Đồng.
Đối với cây rừng khi bước vào thời kỳ khép tán giữa chúng xảy ra sự cạnh
tranh về không gian dinh dưỡng làm cho kích thước của cây rừng có sự phân hóa.
Tiêu biểu là đường kính thân cây. Tùy thuộc vào điều kiện lập địa mà quy luật này
diễn ra giống hay khác nhau. Quy luật này gọi là luật phân bố số cây theo đường
kính lâm phần (viết tắt là phân bố N/D). Đây là một trong những quy luật cấu trúc
cơ bản nhất của lâm phần, vì thế nó là nội dung chính trong điều tra lâm phần. Từ
kết quả nghiên cứu quy luật này cho phép xác định các nhân tố điều tra cơ bản như:
Các loại đường kính bình quân, tổng tiết diện ngang, trữ lượng, mật độ hiện tại và là
cơ sở để dự đoán một số nhân tố điều tra cơ bản lâm phần ở thời điểm điều tra nào
đó. Để xác định phân bố N/D, cần chọn phạm vi cỡ kính thích hợp, từ đó xác định
liệt số phân bố số cây theo cỡ kính cho từng lâm phần nghiên cứu.
Với lâm phần thuần loại có đường kính bình quân nhỏ hơn 20cm, nên chọn
cỡ đường kính là 2cm, còn với những lâm phần có đường kính bình quân lớn hơn
20cm, thì nên chọn cỡ kính là 4cm. Ở nước ta, theo kinh nghiệm khi điều tra rừng
trồng, cỡ đường kính nên chọn là 2cm, với những lâm phần có biến động lớn về
đường kính thì dùng 4cm.
Phạm Ngọc Giao (1996) [4] khi nghiên cứu phân bố đường kính rừng Thông
đuôi ngựa khu Đông Bắc đã xác định cỡ kính là 2cm. Theo Hoàng Văn Dưỡng
(2001) [2], để xác định cỡ kính hợp lý thì phải thỏa mãn 3 yêu cầu.
- Không làm biến dạng quy luật phân bố N/D vốn có của lâm phần.


12


- Không mắc sai số hệ thống khi tính toán tổng diện ngang và sai số đó phải
nằm trong giới hạn sai số cho phép.
- Thuận lợi cho quá trình đo, ghi chép và tính toán.
Như vậy xu hướng mô hình hoá quy luật N/D, nhìn chung các tác giả ở nước
ta thường dùng một trong hai phương pháp, đó là phương pháp biểu đồ và phương
pháp giải tích toán học. Phương pháp biểu đồ được dùng để phát hiện quy luật, còn
phương pháp giải tích toán học dùng để định lượng quy luật. Tuy nhiên, việc dùng
hàm này hay hàm khác để biểu thị dãy phân bố thực nghiệm N/D còn phụ thuộc vào
kinh nghiệm của từng tác giả và bản chất quy luật đo đạc được.
Thời gian gần đây khi mô phỏng quy luật cấu trúc đường kính lâm phần nói
chung và cho đối tượng rừng trồng thuần loài đều tuổi ở nước ta nói riêng, nhiều tác
giả đã chọn phân bố Weibull để mô tả và xây dựng mô hình cấu trúc đường kính
cho rừng thuần loài đều tuổi thuộc các đối tượng khác nhau, phục vụ yêu cầu điều
tra, điều chế và nuôi dưỡng rừng.
Những kết quả về quy luật phân bố đường kính của các tác giả trên là cở sở để
vận dụng và kế thừa vào việc nghiên cứu quy luật phân bố đường kính với rừng trồng
Thông mã vĩ trong đề tài nghiên cứu của mình tại tỉnh Lạng Sơn.
b, Nghiên cứu quy luật tương quan
* Quy luật tương quan H/D
Vũ Đình Phương (1975) [22] cho rằng có thể lập biểu cấp chiều cao lâm
phần Bồ đề tự nhiên từ phương trình Parabol bậc hai mà không cần phân biệt cấp
đất và tuổi.
Đồng Sỹ Hiền (1974) [7] khi nghiên cứu cho đối tượng rừng tự nhiên đã thử
nghiệm 5 dạng phương trình tương quan thường được nhiều tác giả nước ngoài sử
dụng là:
H = a+b*D1,3+c*D21,3

(2.5)

H = a+b*D1,3+c*D21,3 + c*D31,3


(2.6)

H = a+b*D1,3+c*logD1,3

(2.7)

H = a + b*logH1,3

(2.8)


13

LogH = a + b*logD1,3

(2.9)

Nguyễn Ngọc Lung (1999) [18], khi nghiên cứu tương quan H/D cho loài
Thông ba lá đã thử nghiệm 8 dạng phương trình kết quả cho thấy cả 8 dạng phương
trình đều phù hợp về mặt thống kê. Tuy nhiên dạng H = a(1-e-bD)m của Drakin
(1940) được chọn do có hệ số tương quan cao nhất. Phương trình chung đã lập cho
cả đối tượng nghiên cứu là:
H= 38,88.(1 – e -0,043D)1,509

(2.10)

R = 0,9567
Với Thông đuôi ngựa khu vực Đông Bắc, kết quả nghiên cứu bước đầu của
Vũ Văn Nhâm (1988) [20] về việc xây dựng mô hình đường cong chiều cao lâm

phần. Phạm Ngọc Giao (1995) [4] đã khẳng định tương quan H/D của các lâm phần
Thông đuôi ngựa tồn tại chặt chẽ dưới dạng phương trình logarit một chiều:
H = a + b*logD1,3

(2.11)

Dựa vào phương pháp của Kennel đã gợi ý, tác giả đã xây dựng mô hình
động thái đường cong chiều cao cho lâm phần Thông đuôi ngựa khu Đông Bắc với
các tham số của phương trình tương quan H/D như sau:
a = H – b*lgD1,3

(2.12)

H = 1,23 + 0,84*Ho

(2.13)

Bảo Huy (1993) [14] đã thử nghiệm ba phương trình tương quan H/D:
H = a + b*D1.3

(2.14)

H = a + b*logD1.3

(2.15)

logH = a + b*logD1.3

(2.16)


Cho từng loài cây ưu thế: Bằng lăng, Cẩm xe, Kháo và Chiêu liêu ở rừng
rụng lá và nửa rụng lá Bằng lăng khu vực Tây Nguyên, đã chọn được dạng thích
hợp nhất là:
LogH = a + b*logD1.3

(2.17)

Hoàng Văn Dưỡng (2011) [2] đã thử nghiệm bốn phương trình tương quan
H/D cho loài Keo lá tràm ở một số tỉnh miền Trung như sau:
H = a + b*D1.3

(2.18)


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ ô tiêu chuẩn .................................................................................. 22
Hình 4.1. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch trái ...................................................... 31
Hình 4.2. Phân bố N/D1,3 có dạng tiệm cận phân bố chuẩn .................................... 31
Hình 4.3. Phân bố N/D1,3 có dạng hơi lệch phải ..................................................... 32
Hình 4.4. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch trái ............................................... 34
Hình 4.5. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng đối xứng .............................................. 34
Hình 4.6. Quy luật phân bố N/Hvn có dạng lệch phải .............................................. 35
Hình 4.7. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông mã vĩ ................................. 40

Hình 4.8. Biểu đồ biểu diễn Zd và ∆d ..................................................................... 42
Hình 4.9. Đường cong sinh trưởng


rừng trồng Thông mã vĩ ................................. 43

Hình 4.10. Biểu đồ biểu diễn Zh và ∆h ................................................................... 45
Hình 4.11. Đường cong sinh trưởng

rừng trồng Thông mã vĩ................................ 46

Hình 4.12. Biểu đồ biểu diễn Zv và ∆v.................................................................... 47


15

Nguyễn Ngọc Lung (1987) [17] nghiên cứu sinh trưởng về định lượng bằng
các mô hình toán học, hóa học từ đó xây dựng mô hình sinh trưởng cho loài Thông
ba lá tại Lâm Đồng.
Vũ Tiến Hinh(1989-1998) [10] đã xây dựng phương pháp xác định quy luật
sinh trưởng cho từng loài cây rừng tự nhiên và mô phỏng xây dựng động thái phân
bố đường kính trên cơ sở sinh trưởng định kỳ của lâm phần hỗn loài khác tuổi.
Trịnh Khắc Mười, Đào Công Khanh (1981-1985) [19], Nghiên cứu quy luât
tăng trưởng làm cơ sở cho việc tỉa thưa, nuôi dưỡng rừng Thông nhựa vùng Thanh
Nghệ Tĩnh và vùng Đông Bắc trên cơ sở đo đếm 187 ô định vị và tạm thời, 481 cây
giải tích và khoan tăng trưởng.
Vũ Đình Phương và cộng sự (1985) [23], đã nghiên cứu quy luật tăng trưởng
của lâm phần thuần loài và hỗn loài năng suất cao để làm cở sở đưa ra các phương
pháp kinh doanh rừng hợp lý. Tài liệu nghiên cứu từ 50 ÔTC, mỗi ô có diện tích từ
0,25 - 1ha ở các khu rừng giàu tại khu vực Kon Hà Nừng và lưu vực sông Hiếu.
Bùi Việt Hải (1996) [6] khi nghiên cứu sinh trưởng Keo lá tràm ở miền Đông
Nam Bộ đã dùng hàm sinh trưởng Schumacher bằng cách thay đổi hệ số k để mô
phỏng quá trình sinh trưởng của D1,3, Hvn và Dt.

Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2000) [9], Nghiên cứu lập biểu sinh trưởng và sản
lượng cho 3 loài cây: Sa mộc, Mỡ, Thông đuôi ngựa ở các tỉnh phía Bắc và Đông
Bắc Việt Nam.
Đào Công Khanh và cộng sự (2001) [15], thông qua đề tài nghiên cứu cấp bộ
đã lập biểu quá trình sinh trưởng và sản lượng cho các loài cây: Bạch đàn uro, Tếch,
Keo tai tượng, Thông nhựa và kiểm tra biểu sản lượng các loài Đước , Tràm.
Tóm lại, các nhà khoa học nghiên cứu về tăng trưởng của cây rừng đều đã
lập được các biểu sinh trưởng và tăng trưởng cho một số loài cây lâm nghiệp chủ
yếu ở Việt Nam.
2.2. Tổng quan khu vực nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Hữu Khánh có diện tích tự nhiên của xã là 1932,69 ha, với 7 thôn. Là xã


16

miền núi phía Đông Bắc của huyện Lộc Bình cách trung tâm huyện 6km, có tỉnh lộ
236 chạy qua.
- Phía Bắc giáp xã Mẫu Sơn
- Phía Nam giáp xã Tú Đoạn
- Phía Đông giáp xã Yên Khoái và xã Tú Đoạn
- Phía Tây giáp xã Đồng Bục và Thị trấn Lộc Bình
b. Điều kiện địa hình, địa chất, thổ nhưỡng
Đồi núi thấp chiếm diện tích lớn nhất trong vùng nghiên cứu, phân bố thành
từng dải liên tục hoặc ở dạng các đồi, núi riêng biệt. Các dãy đồi, núi thấp có độ cao
phổ biến từ 280 - 450m kéo dài theo phương gần Bắc Nam. Các đồi thường có đỉnh
tròn, sườn có độ dốc từ 10 - 20o với độ cao từ 280 - 400m. Các núi thấp thường có
đỉnh nhọn, sườn dốc, độ dốc từ 30 - 35o.
Cấu tạo nên địa hình này là các đá trầm tích lục nguyên và magma phun trào.

Phần lớn bề mặt các đá bị phong hoá mạnh và đang tiếp tục bị phong hoá. Chính nhờ đặc
điểm này mà vỏ phong hoá ở đây khá dầy tạo điều kiện thuận lợi để thực vật phát triển.
c. Điều kiện khí hậu, thủy văn
Xã Hữu Khánh nằm trong phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời
tiết trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình từ 26 - 28oC có khi lên tới 38 - 39oC. Tổng
lượng mưa trung bình từ 1600 - 1800mm, phân bố rất không đồng đều trong năm.
Mùa khô kéo dài tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa từ 100 - 200mm. Nhiệt
độ trung bình từ 10 - 20oC. Trong mùa khô có các đợt gió mùa Đông Bắc kèm theo
mưa phùn.
Địa bàn xã bị chia cắt bởi hệ thống các khe suối quanh co, uốn khúc được bắt
nguồn từ các dãy núi và từ thượng nguồn phía Bắc về, với đặc điểm là cạn về mùa
đông, sẵn nước về mùa hè nhưng do địa hình dốc và hẹp nên dễ gây ra lũ nhanh và
có cường độ lớn. Về nước tưới phục vụ sản xuất thì mùa khô gặp nhiều khó khăn
do các khe suối bị cạn và hệ thống hồ đập dự trữ chưa đủ đáp ứng được nhu cầu.


17

2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tình hình dân số, dân tộc
Xã Hữu Khánh có 7 thôn, theo số liệu thống kê năm 2012 toàn xã có 2837
nhân khẩu, 587 hộ, mật độ dân số đạt 133 người/km2 và 1935 người trong độ tuổi
lao động. Thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng người dân đã tham
gia xây dựng quy ước, thôn bản để cùng nhau thực hiện khu dân cư văn hoá, phù
hợp với tập tục và đúng với Luật pháp của Nhà nước.
b. Tình phát triển kinh tế.
* Về kinh tế
- Nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp của xã là 272,1ha chiếm 14,08% diện tích đất tự

nhiên của xã. Trong diện tích đất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm, đất
trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác.
Đất trồng cây hằng năm có diện tích là 86,84ha chiếm 4,49% diện tích,đất
trồng lúa là 185,26ha chiếm 9,59% diện tích.
Kết quả sản xuất vụ Đông- Xuân: Tổng diện tích gieo trồng các cây đạt
211,92ha.
Lúa xuân: Thực hiện 103,1ha, đạt 103,1%. Năng xuất ước đạt 56 tạ/ha, sản
lượng ước đạt 577,36 tấn.
Ngô xuân: Thực hiện 50,82ha, đạt 67,76% so với kế hoạch, đạt 69,23% so
với cùng kỳ. Nguyên nhân không đạt là do đầu vụ thời tiết mưa ẩm kéo dài nhân
dân không thể làm đất để gieo trồng được. Năng suất ước đạt 60 tạ/ha, sản lượng
ước đạt 304,92 tấn.
Cây khoai tây vụ đông: Thực hiện 15,8ha, đạt 52,6% so với kế hoạch, đạt
348,0% so với cùng kỳ. Năng xuất ước đạt 97,2 tạ/ha, sản lượng ước đạt 153,57 tấn.
Cây sắn: Trồng được 15,1ha, đạt 86,28% so với cùng kỳ
Cây thuốc lá: Thực hiện 2,2ha, đạt 44% so với kế hoạch, đạt 87,3% so với
cùng kỳ.


×