Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Báo cáo thực tập ngành văn thư lưu trữ tại Bộ kế hoạch và đầu tư cục đầu tư nước ngoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.65 MB, 55 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
D. PHỤ LỤC........................................................................................................2
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
B. PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................4
Chương 1: giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Cục Đầu tư.........4
nước ngoài...........................................................................................................4
I. LỊCH SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ..................4
1. Sự ra đời và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư..................................4
2. Vị trí và chức năng....................................................................................5
3. Nhiệm vụ và quyền hạn.............................................................................5
4. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................10
II. SỰ RA ĐỜI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ......................................................................................................11
1.Vị trí và chức năng...................................................................................11
2.Nhiệm vụ quyền hạn.................................................................................12
3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................15
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA VĂN PHÒNG CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI................................18
1. Vị trí, chức năng......................................................................................18
2. Nhiệm vụ, quyền hạn...............................................................................18
3. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................18
4. Tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của
bộ phận lưu trữ của cục Đầu tư nước ngoài................................................19
Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế
hoạch và đầu tư..................................................................................................20
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận


Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.1. Hoạt động quản lý................................................................................20
2.2. Hoạt dộng nghiệp vụ............................................................................20
2.2.1.Phân loại tài liệu lưu trữ trong phông lưu trữ của Cục Đầu tư nước
ngoài............................................................................................................20
2.2.2.Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu..........................23
2.2.3.Chỉnh lý tài liệu..................................................................................24
2.2.4.Bảo quản và tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.....................25
Chương 3: báo cáo kết quả thực tập tại Cục Đầu tư nước ngoài và đê xuất,
khuyến nghị........................................................................................................27
3.1. Báo cáo tóm tắt về những công việc đã làm trong thời gian thực tập và
kết quả đạt được..........................................................................................27
3.2. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ của Cục Đầu tư
nước ngoài...................................................................................................28
3.3. Một số khuyến nghị..............................................................................29
C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................30
D. PHỤ LỤC......................................................................................................33
D. PHỤ LỤC

Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
A. PHẦN MỞ ĐẦU

Với sự phát triển của khoa học ngày nay thì có rất nhiều phương tiện và
cách thức để chúng ta trao đổi thông tin với nhau trong công việc cũng như cuộc
sống hằng ngày. Để thuận lợi cho công việc thì hiện nay các phương tiện như
hộpthư điện tử, điện thoại, fax… và đặc biệt là văn bản được sử dụng phổ biến
trên thế giới cũng như Việt Nam. Văn bản được xem như là một phương tiện
chủ yếu và không thê thiếu trong quá trình trao đổi công việc giữa các cơ quan
với nhau.
Bất kể một cơ quan tổchức nào khi hoạt động cũng đều sản sinh ra văn
bản, tài liệu. Và khối lượng tài liệu được sản sinh ra nhiều hay ít đều phụ thuộc
vào thời gian tồn tại và phát triển của cơ quan đó. Mỗi tài liệu được sản sinh ra
đều nhằm phục vụ cho mục đích hoạt động của cơ quan đó, đồng thời nó cũng
mang một giá trị nhất định.Vì vậy mà các cơ quan cần phải lưu giữ các tài liệu
đó để khai thác triệt để giá trị của những văn bản, tài liệu đó.Và làm thế nào để
lưu giữ những tài liệu đó được lâu dài nhất? Câu hỏi được đặt ra và càng ngày
nhu cầu lưu trữ tài liệu càng tăng cao, do vậy mà điều kiện thiết yếu là công tác
lưu trữ ra đời để thỏa mãn nhu cầu của xã hội.
Nắm bắt được nhu cầu của xã hội và tình hình thực tế về công tác lưu trữ
tại các cơ quan, tổ chức nhà nước đã cho phép thành lập những trường trung
cấp, cao đẳng, đại học đào tạo về ngành văn thư – lưu trữ, trong đó có trường
Đại học Nội vụ Hà Nội. Với hơn 40 năm thành lập từ một trường trung cấp
trường đã phấn đấu lên thành trường đại học năm 2011. Và ngành văn thư- lưu
trữ là ngành xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của trường. Do vậy
mà đội ngũ giáo viên trong trường đã có kinh nghiệm cao trong lĩnh vực ngành
nghề văn thư -lưu trữ. Do đó em luôn tự tin rằng mình luôn được đào tạo dưới
một ngôi trường chuyên nghiệp.Do vậy khi được đi thực tập tại cơ quan em cảm
thấy tự tin vì mình đã được trang bị đầy đủ kiến thức và nghiệp vụ.
Để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho sinh viên trước khi ra trường, trường
đã tổ chức lịch trình thực tập nằm trong chương trình đào tạo của từng khoa,
từng ngành. Do vậy mà em đã có cơ hội để được làm và thực hành những gì
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận


1
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
mình đã được học để em biết được năng lực của mình đến đâu và mình có được
những gì và thiếu sót những gì để từ đó lên kế hoạch để bổ sung những thiếu sót
của mình. Bên cạnh đó, khoảng thời gian thực tập giúp em hiểu rõ hơn về công
tác lưu trữ, hình dung được rõ nét và cụ thể hơn những công việc mà em sẽ làm
trong tương lai. Đồng thời, thời gian thực tập giúp em nâng cao ý thức trách
nhiệm đối với công việc và tạo dựng cho mình một phong cách làm việc chuyên
nghiệp như một cán bộ văn thư – lưu trữ, giúp e không còn bỡ ngỡ khi ra đi làm
tại cơ quan.
Vì trong quá trình học, em cũng đã được đi kiến tập (một tháng) tại
UBND xã Châu Tiến về công tác văn thư và e nghĩ mình đã nắm vững được
nghiệp vụ về văn thư, do vậy trong đợt thực tập lần này em muôn được thực tâp
về lưu trữ vì em cảm thấy công tác lưu trữ phức tạp và khó hơn công tác văn
thư. Vậy nên em muốn thử sức mình, để em biết được kiến thức và năng lực của
mình đến đâu để từ đó tích lũy và bổ sung thêm kiến thức từ đợt thực tập lần
này. Vì vậy mà ngay sau khi nhận được lịch thực tập của nhà trường, em đã
được cô giáo chủ nhiệm giới thiệu đến thực tập tại cục Đầu tư nước ngoài thuộc
bộ Kế hoạch và Đầu tư. Và em đã được giao nhiêm vụ phụ trách bên ngành lưu
trữ.
Trong quá trình thực tập em cũng gặp một vài khó khăn nhất định. Như e
đã nói là công tác lưu trữ phức tạp hơn công tác văn thư do vậy, khi tiến hành
công việc em vẫn còn bỡ ngỡ vì chưa có kinh nghiệm, đồng thời em là một sinh
viên được đào tạo về ngành văn thư - lưu trữ nên không hiểu hết được nội dung
của một hồ sơ hoàn chỉnh những anh chị chuyên viên rong cơ quan vậy nên việc

lập mới hồ sơ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, các cô chú, anh chị trong cơ quan
luôn giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em.Bên
cạnh đó, nhóm thực tập chúng em luôn đoàn kết, bảo ban, giúp đỡ lẫn nhau
trong thời gian thực tập. Nhờ vậy mà chúngem đã hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao trong thời gian thực tập tại cơ quan.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến những người thầy, người cô đã cho
em nguồn kiến thức để em hoàn thành nhiệm vụ được giao và đặc biệt đó là cô
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

2
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
giáo chủ nhiệm đã giới thiệu cơ quan thực tập cho em, giúp e hoàn thành nội
dung thực tập như em mong muốn. xin cảm ơn quý Cục đã đồng ý tiếp nhận em
vào thực tập và các cô các chú, các anh chị trong Cục đã luôn giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện để em có thể hoàn thành tốt công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2015.
Sinh viên
Phùng Thị Bích Thuận

Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

3
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: giới thiệu vài nét về Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Cục Đầu tư
nước ngoài.
I. LỊCH SỰ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư (số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội)
1. Sự ra đời và phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Quá trình xây dựng và trưởng thành củaBộ Kế hoạch và Đầu tư gắn liền
với các mốc lịch sử sau:
Ngày 31 tháng 12 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ
lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Sắc lệnh số 78-SL thành lập
ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết nhằm nghiên cứu, soạn thảo và trình
Chính phủ một kế hoạch kiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã
hội và văn hóa. Ủy ban gồm các ủy viên là tất cả các Bộ trưởng, Thứ trưởng, có
các tiểu ban chuyên môn, được đặt dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Chính phủ.
Sau đó 5 năm, ngày 14 tháng 5 năm 1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa ra Sắc lệnh số 68-SL thành lập Ban Kinh tế Chính phủ (thay cho
ủy ban Nghiên cứu kế hoạch kiến thiết).
Đến ngày 8 tháng 10 năm 1955, ngày Hội đồng Chính phủ họp quyết định
thành lập ủy ban Kế hoạch Quốc gia được xác định là ngày thành lập Ủy ban Kế
hoạch Nhà nước, nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Các đồng chí Chủ nhiệm ủy ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ trưởng Bộ Kế
hoạch và Đầu tư từ năm 1955 đến năm 2002:
1. Đồng chí Phạm Văn Đồng
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

4

Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2. Đồng chí Nguyễn Văn Trân
3. Đồng chí Nguyễn Duy Trinh
4. Đồng chí Nguyễn Côn
5. Đồng chí Lê Thanh Nghị
6. Đồng chí Nguyễn Lam
7. Đồng chí Võ Văn Kiệt
8. Đồng chí Đậu Ngọc Xuân
9. Đồng chí Phan Văn Khải
10. Đồng chí Đỗ Quốc Sam
11. Đồng chí Trần Xuân Giá
12. Đồng chí Võ Hồng Phúc
13. Đồng chí Bùi Quang Vinh
2. Vị trí và chức năng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê, bao gồm: tham
mưu tổng hợp về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, về
cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể, về đầu tư
trong nước, ngoài nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, về quản lý nguồn hỗ trợ
phát triển chính thức (sau đây gọi tắt ODA), đấu thầu, doanh nghiệp, đăng ký
kinh doanh trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan

ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án
pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị
quyết, nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật
hàng năm của Bộ đã được phê duyệt và các dự án, đề án theo sự phân công của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Trình Chính phủ chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
năm và hàng năm của cả nước cùng với các cân đối vĩ mô của nền kinh tế quốc
dân; lộ trình, kế hoạch xây dựng, sửa đổi các cơ chế, chính sách quản lý kinh tế
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

5
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
vĩ mô; quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển; tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội và vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước theo ngành, lĩnh
vực; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư
nước ngoài, ODA và việc đàm phán, ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế thuộc
phạm vi quản lý của Bộ.
- Trình Thủ tướng Chính phủ:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các vùng, lãnh thổ; quy
hoạch tổng thể phát triển các khu kinh tế;
+ Các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thống kê và các
dự thảo văn bản khác trong các ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ thuộc thẩm
quyền của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
- Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển, thống kê
đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ban hành và các văn bản quy phạm pháp
luật khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch:
+ Xây dựng chương trình hành động của Chính phủ thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội sau khi được Quốc hội thông qua; điều hành thực hiện
kế hoạch về một số ngành, lĩnh vực được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao;
+ Tổng hợp chung các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân: cân đối
tích lũy và tiêu dùng; cân đối về tài chính, tiền tệ; vay và trả nợ nước ngoài; ngân
sách nhà nước; vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và giám sát các cân đối này;
- Về đầu tư phát triển và phân bổ ngân sách nhà nước:
+ Tổng hợp chung về đầu tư phát triển. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về
đầu tư toàn xã hội năm năm, hàng năm; danh mục các chương trình, dự án ưu
tiên thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA;
+ Xây dựng tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo
ngành, lĩnh vực; tổng mức và cân đối vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà
nước theo ngành, lĩnh vực;
+ Tổng hợp phân bổ chi tiết vốn của từng chương trình mục tiêu quốc gia
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

6
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
(bao gồm cả vốn đầu tư và vốn sự nghiệp), các chương trình mục tiêu và các
khoản bổ sung có mục tiêu khác.

- Về đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài và đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài:
+ Làm đầu mối giúp Chính phủ quản lý đối với hoạt động đầu tư trong
nước và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, đầu tư của Việt Nam ra
nước ngoài; tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, hướng dẫn thủ tục đầu tư;
+ Thực hiện việc đăng ký hoặc thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư ra
nước ngoài và chủ trì thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư
theo hình thức BOT, BTO, BT;
- Về quản lý ODA:
+ Là cơ quan đầu mối trong việc thu hút, điều phối và quản lý nhà nước
về ODA; chủ trì soạn thảo chiến lược, chính sách, định hướng thu hút và sử
dụng ODA;
+ Hướng dẫn các đơn vị, tổ chức có liên quan chuẩn bị chương trình, dự án
ODA; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xác định cơ chế tài chính trong nước sử
dụng vốn ODA thuộc diện ngân sách nhà nước cấp phát hoặc cho vay lại;
+ Theo dõi, kiểm tra và đánh giá các chương trình, dự án ODA theo quy
định của pháp luật; làm đầu mối xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Thủ
tướng Chính phủ xử lý các vấn đề có liên quan đến nhiều Bộ, ngành;
- Về quản lý đấu thầu:
+ Thẩm định kế hoạch đấu thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án
thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp
luật về đấu thầu;
+ Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát, tổng hợp việc thực hiện các
quy định của pháp luật về đấu thầu;
- Về quản lý các khu kinh tế:
+ Xây dựng, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển các
khu kinh tế trong phạm vi cả nước;
+ Tổ chức thẩm định quy hoạch tổng thể các khu kinh tế, việc thành lập
các khu kinh tế;
+ Làm đầu mối hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, báo cáo tình hình đầu tư

phát triển và hoạt động của các khu kinh tế;
- Về thành lập và phát triển doanh nghiệp:
+ Xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới, phát
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

7
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
triển doanh nghiệp nhà nước; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ đối với sắp
xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các
thành phần kinh tế.
+ Tham gia cùng các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương thẩm định đề án thành lập, sắp xếp, tổ chức lại doanh nghiệp
nhà nước.
- Về kinh tế tập thể, hợp tác xã:
+ Xây dựng chiến lược, chương trình và kế hoạch phát triển khu vực kinh
tế tập thể, hợp tác xã; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và tổng kết việc
thực hiện các chương trình và kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã;
+Tổ chức xây dựng các cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ phát triển
kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Về lĩnh vực thống kê:
+ Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lĩnh vực thống kê;
thống nhất quản lý việc công bố và cung cấp thông tin thống kê, niên giám
thống kê theo quy định của pháp luật;
+ Quy định thẩm quyền ban hành các bảng phân loại thống kê (trừ bảng
phân loại thống kê của ngành tòa án, kiểm sát) theo quy định của pháp luật;
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, chế độ báo cáo thống kê

cơ sở, chế độ báo cáo thống kê tổng hợp, chương trình điều tra thống kê quốc
gia dài hạn, hàng năm và các cuộc điều tra thống kê theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh
nghiệp có vốn nhà nước trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của
Bộ, bao gồm:
- Xây dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê
duyệt;
- Quản lý nhà nước các hoạt động của hội, tổ chức phi chính phủ trong
các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật
- Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của
Bộ theo mục tiêu và nội dung, chương trình cải cách hành chính nhà nước sau
khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các
chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

8
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chức nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng
về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các lĩnh
vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ giao và theo quy định của pháp luật.


Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

9
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
4. Cơ cấu tổ chức
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ trưởng
Bùi Quang Vinh

Thứ trưởng
Đặng Huy Đông

Thứ trưởng
Nguyễn Thế Phương

Thứ trưởng
Đào Quang Thu

Thứ trưởng
Nguyễn Văn Trung

Thứ trưởng
Nguyễn Văn Hiếu


Thứ trưởng
Nguyễn Chí Dũng
* Bộ máy hoạt động và các cơ quan, tổ chức trực thuộc
+ Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân
+ Vụ Kinh tế địa phương và lãnh thổ
+ Vụ Tài chính, tiền tệ
+ Vụ Kinh tế công nghiệp
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận
10
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
+ Vụ Kinh tế nông nghiệp
+ Vụ Kinh tế dịch vụ
+ Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị
+ Vụ Quản lý các khu kinh tế
+ Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư
+ Vụ Kinh tế đối ngoại
+ Vụ Lao động, văn hóa, xã hội
+ Vụ Khoa học, giáo dục, tài nguyên và môi trường
+ Vụ Quản lý quy hoạch
+ Vụ Quốc phòng, an ninh
+ Vụ Hợp tác xã
+ Vụ Pháp chế
+ Vụ Tổ chức cán bộ
+ Vụ Thi đua - Khen thưởng
+ Thanh tra Bộ
+ Văn phòng Bộ

+ Cục Quản lý đấu thầu
+ Cục Phát triển doanh nghiệp
+ Cục Đầu tư nước ngoài
+ Tổng cục Thống kê
+ Viện Chiến lược phát triển
+ Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
+ Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia
+ Trung tâm Tin học
+ Báo Đầu tư
+ Tạp chí Kinh tế và Dự báo
+ Học viện Chính sách và Phát triển.
II. SỰ RA ĐỜI, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ
CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI – BỘ KẾ HOẠCH
VÀ ĐẦU TƯ
Theo Quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ trưởng Bộ
Kế hoạch và Đầu tư:
1. Vị trí và chức năng
Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (sau đây gọi
chung là đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài).
Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân; có con dấu riêng và tài
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

11
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, được tổng hợp
trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nhiệm vụ quyền hạn
Cục Đầu tư nước ngoài có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và
đầu tư ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các Bộ,
ngành, địa phương soạn thảo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự
án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy
hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền
quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết.
2. Về tổng hợp, đánh giá tình hình đầu tư:
a) Làm đầu mối tổng hợp kết quả về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân;
b) Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung
về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
c) Theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của
hoạt động đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả
đầu tư chung;
d) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra
nước ngoài; cung cấp thông tin về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
theo quy chế của Bộ.
đ) Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê, tổng hợp, đánh giá
về tình hình đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài.
3. Về công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật, chính sách:
a) Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc và đề xuất,
kiến nghị trong quá trình thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách về đầu tư nước
ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
b) Phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi,
bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước

ngoài theo sự phân công của Bộ;
c) Chủ trì hoặc tham gia đàm phán các điều ước quốc tế liên quan đến đầu
tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

12
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
d) Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác
với các nước, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện cơ chế,
chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự
phân công của Bộ;
đ) Làm đầu mối theo dõi, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật
liên quan đến đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của
Bộ;
4. Về quản lý nhà nước đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước
ngoài:
a) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, thanh
tra việc thực hiện các quy định về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài
theo sự phân công của Bộ;
b) Tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực đầu tư
nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
c) Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan hướng dẫn thực hiện
thủ tục về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ;
d) Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ
báo cáo thống kê về đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài;
đ) Đối với dự án BOT, BTO, BT:

- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và tham gia thẩm tra các dự án BOT,
BTO, BT; chủ trì thực hiện thủ tục điều chỉnh các dự án BOT, BTO, BT.
- Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án BOT,
BTO, BT sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa
hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc
không được chấp thuận.
e) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả các dự án trong lĩnh
vực dầu khí):
- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ các dự án đầu tư ra nước ngoài; tham gia
thẩm tra các dự án đầu tư ra nước ngoài; chủ trì thực hiện thủ tục đăng ký và
điều chỉnh đối với các dự án đầu tư ra nước ngoài;
- Trình Bộ trưởng cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đầu tư ra
nước ngoài sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc
chưa hoặc không cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

13
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
không được chấp thuận.
5. Về xúc tiến đầu tư:
a) Làm đầu mối thực hiện công tác quản lý nhà nước về hoạt động xúc
tiến đầu tư ; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch,
chính sách, định hướng đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Tổng hợp,
đánh giá và phối hợp hoạt động xúc tiến đầu tư.
b) Làm đầu mối tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu
tư của Bộ; theo dõi tình hình thực hiện, kiến nghị xử lý các vấn đề phát sinh và

trình Bộ trưởng điều chỉnh chương trình, kế hoạch xúc tiến đầu tư của Bộ;
c) Làm đầu mối tổng hợp, tổ chức thẩm tra, xây dựng Chương trình xúc
tiến đầu tư quốc gia theo quy định của Chính phủ và phân công của Bộ, bao
gồm:
- Tham gia Hội đồng thẩm tra và Ban Thư ký Chương trình xúc tiến đầu
tư quốc gia;
- Hướng dẫn việc xây dựng và làm đầu mối tiếp nhận, tổng hợp các đề án
thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia và các yêu cầu điều chỉnh, sửa đổi,
bổ sung, chấm dứt các đề án thuộc Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia;
- Làm đầu mối dự thảo Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm
theo quy định của Chính phủ và của Bộ; dự thảo phương án điều chỉnh, cân đối
các nội dung trong Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia sau khí có thông báo
về tổng mức kinh phí của Bộ Tài chính;
- Làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, giám sát và tổng hợp tình hình thực
hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm.
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư; chủ trì chuẩn bị và tổ
chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà đầu tư theo sự phân công của Bộ;
thiết lập mối quan hệ đối tác thực hiện hợp tác quốc tế liên quan đến xúc tiến
đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ;
đ) Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự
án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm;
e) Làm đầu mối quản lý, phối hợp với Vụ Kinh tế đối ngoại, hướng dẫn,
theo dõi và phối hợp hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư ở nước ngoài;
6. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

14
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
thuộc thẩm quyền.
7. Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật và phân cấp của Bộ;
8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
giao.
3. Cơ cấu tổ chức
Theo điều 3 Quyết định 521/QĐ-BKH ngày 16/4/2009 của Bộ trưởng Bộ
kế hoạch và Đầu tư
Cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, gồm có:
1. Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài gồm Cục trưởng và một số Phó Cục
trưởng.
Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về
tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách
nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các
Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm.
2. Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm:
- Phòng Tổng hợp và Thông tin;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Đầu tư nước ngoài;
- Phòng Đầu tư ra nước ngoài;
- Phòng Xúc tiến đầu tư;
- Văn phòng;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.
* sơ đồ cơ cấu tổ chức


Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

15
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

CỤC TRƯỞNG
Đỗ Nhất Hoàng

PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Nội

VĂN PHÒNG CỤC: 8
1. Phạm T. Bình (PVP)
2. Cao Thị Tần (PVP)
3. Đỗ Cao Nguyên (PVP)
4. N. T. Hoàng Yến
5. Tăng Việt Đức
6. Nguyễn Minh Hà
7. Nguyễn T. H. Nhung
8. Hoàng Quốc Phúng

PHÒNG ĐTNN: 8
1.Đỗ Văn Sử (TP)
2. Nguyễn Ngọc Huy (PTP)

3. Đậu Thị Bích Thủy (PTP
4. Lê Thị Xuân Vinh
5. Dương Văn Hùng
6. Trương Minh
7. Nguyễn Phương Thảo
8. Phạm Mạnh Hùng
9. Nguyễn Thị Minh Hiền

PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Bá Cường

PHÒNG ĐTRNN: 6
1. Vũ Văn Chung (TP)
2. Nguyễn Q. Minh (PTP)
3. Nguyễn Sỹ Hiệp
4. Đinh Đức Mạnh
5. Nguyễn T. P. Hạnh
6. Đoàn Văn Nghị

TT XTĐT PHÍA BẮC
1. Phạm Vũ Hải (GĐ)
2. Phan T. T. Trâm (PGĐ)
3. Lê Xuân Trung (PTP)
4. Đỗ Thị Quỳnh Nga
5. Trần Thị Huế
6.
7.
27.

Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận


PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Thị Bích Ngọc

PHÒNG XTĐT:
1. Lê Minh Hiền (PTP)
2. Thái Thu Phương (PTP)
3. Nguyễn Quang Vinh
4. Lê Quang Tuấn
5. Nguyễn Đức Anh
6. Nguyễn Văn Ba
7. Lê Hữu Quang Huy
8. Nguyễn Nguyên Dũng
9. Phạm Việt Tuấn
10. Mai Phương Thu
11. Vũ Nhật Hà

TT XTĐT PHÍA NAM
1. Vũ Xuân Đặng (PGĐ)
2. Lê Hương Giang (PGĐ)
3. Nguyễn T.H. Thu (TP)
4. Lã Thị Ánh Hồng (PTP)

17

PHÒNG TH&TT:
1. Lê Thị Hải Vân (TP)
2. Vũ Hải Hà (PTP)
3. Đặng Thị Nhung
4. Nguyễn Hà Phương

5. Nguyễn Việt Cường
6. Lê Ngọc Sơn
7. Phạm Anh Thư

PHÓ CỤC TRƯỞNG
Đặng Xuân Quang
Tổ công tác PPP

PHÒNG CHÍNH SÁCH:
1. Lê Thị Nguyệt Ánh (PTP)
2. Dương T.Vĩnh Hà (PTP)
3. Đỗ Cao Nguyên
4. Hoàng Thanh Tâm
5. Hồ Quốc Anh

TT XTĐT MIỀN TRUNG
1. Trịnh Minh Vân (GĐ)
2. Lê Minh Dương (TP)
3. Trịnh Phương Thảo
4.
5.
16.

Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
III. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ
CHỨC CỦA VĂN PHÒNG CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

1. Vị trí, chức năng
Văn phòng Cục là đơn vị thuộc Cục Đầu tư nước ngoài, có chức năng
giúp Cục trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động các phòng và đơn vị thuộc Cục
theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện các công việc liên quan đến
hành chính, quản trị, kế toán, tài vụ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, văn thư lưu
trữ và tổ chức cán bộ của Cục Đầu tư nước ngoài.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
- Tổng hợp, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác định kỳ;
- Làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình thực hiện chương
trình, kế hoạch công tác của Cục Đầu tư nước ngoài, báo cáo tuần; lập lịch công
tác tuần của Lãnh đạo Cục.
- Tiếp nhận và chuyển hồ sơ các dự án BOT, BTO, BT; các dự án đầu tư
ra nước ngoài đến phòng chức năng để xử lý theo đúng quy trình;
- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác hành chính, văn thư; tiếp nhận
công văn đến; phân phối công văn và hồ sơ dự án đến các phòng chức năng;
phát hành công văn sau khi đã được phê duyệt;
- Lập dự toán ngân sách hàng năm của Cục; hỗ trợ các đơn vị thuộc Cục
thực hiện giải ngân nguồn vốn ngân sách được cấp;
- Thực hiện công tác kế toán, tài vụ, phối hợp với đơn vị dự toán cấp trên
kiểm tra báo cáo quyết toán các Trung tâm trực thuộc Cục; lập báo cáo định kỳ
và báo cáo quyết toán hàng năm của Cục;
- Hướng dẫn quy trình, thủ tục liên quan đến việc lập dự toán, thanh quyết
toán các hoạt động do Cục Đầu tư nước ngoài chủ trì thuộc Chương tình Xúc
tiến đầu tư sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Thực hiện công tác quản trị, quản lý cơ sở vật chất và tài chính của Cục,
bảo đảm phương tiện và điều kiện làm việc của Lãnh đạo Cục, cán bộ, công
chức, viên chức trong Cục; giám sát việc thực hiện kỷ luật lao động; phối hợp
giải quyết các vấn đề liên quan của các Trung tâm trực thuộc Cục;
- Tổ chức quản lý và thực hiện công tác lưu trữ;
- Thường trực bộ phận “Một cửa” đối với đầu tư ra nước ngoài: tiếp nhận

hồ sơ; hướng dẫn thủ tục đầu tư; tiếp nhận các kiến nghị của tổ chức, cá nhân
liên quan đế đầu tư ra nước ngoài để chuyển cho các bộ phận chức năng để xử
lý; đôn đốc việc thực hiện quy trình cấp Giấy chúng nhận đầu tư ra nước ngoài;
- Làm đầu mối bố trí các cuộc tiếp khách của Lãnh đạo Cục và các đoàn
công tác của Cục Đầu tư nước ngoài;
- Thực hiện các công tác khác theo phân công của Cục Trưởng.
3. Cơ cấu tổ chức
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

18
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Chánh Văn phòng: Ths. Phạm Thanh Bình
- Các Phó Chánh Văn phòng: - Ths. Đỗ Cao Nguyên
- Cao Thị Tần
- Các chuyên viên: - Nguyễn Thị Hoàng Yến
- Tăng Việt Đức
- Nguyễn Minh Hà
- Nguyễn Thị Hồng Nhung
- Hoàng Quốc Phúng
4. Tình hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức
của bộ phận lưu trữ của cục Đầu tư nước ngoài
Cục đầu tư nước ngoài không có bộ phận lưu trữ riêng mà chỉ có cán bộ
văn thư– lưu trữ kiêm nhiệm- đó là chuyên viên Nguyễn Thị Hồng Nhung.Bộ
phận lưu trữ được bố trí tại bộ phận Văn phòng của Cục.
Cán bộ văn thư– lưu trữ kiêm nhiệm của Cục có trách nhiệm giúp:
- Giúp lãnh đạo Cục quản lý tài liệu lưu trữ của cơ quan.

- Giúp lãnh đạo hệ thống, sắp xếp, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ trong
kho.
- Giúp lãnh đạo cơ quan lập kế hoạch thuthập, bổ sung hồ sơ, tài liệu vào
kho lưu trữ của Cục hàng năm.
- Giúp lãnh đạo cơ quan hướng dẫn việc lập hồ sơ và cách thức giao nộp
hồ sơ, tài liệu tại các đơn vị.
- Chuẩn bị kho tàng và phương tiện để tiếp nhận tài liệu nộp lưu.
- Giúp lãnh đạo Cục quản lý các kho lưu trữ của cơ quan.
- Lập kế hoạch và xác định giá trị tài liệu lưu trữ trong kho, đồng thời lập
danh mục hồ sơ tài liệu có giá trị vĩnh viễn để nộp vào lưu trữ của Bộ đúng thời
hạn mà nhà nước quy định.
- Thống kê và báo cáo lãnh đạo về toàn bộ khối lượng, số lượng tài liệu
lưu trữ, phương tiện, trang thiết bị bảo quản hồ sơ tài liệu có trong kho.
- Tổ chức chỉnh lý những hồ sơ tài liệu chưa được lập thành hồ sơ hoặc là
hồ sơ chưa hoàn chỉnh.
- Lập kế hoạch và trình lãnh đạo cơ quan về việc mua sắm các phương
tiện, trang thiết bị cần thiết để bảo quản tài liệu lưu trữ trong kho.
- Giúp lãnh đạo cơ quan tổ chức khai thác, sử dụng hiểu quả tài liệu lưu
trữ của cơ quan.

Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

19
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Chương 2: Thực trạng công tác lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ kế
hoạch và đầu tư.

2.1. Hoạt động quản lý
- Cục Đầu tư nước ngoài đã ban hành Quyết định số 436/QĐ-ĐTNN ngày
20/12/2013 về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Cục. tại
khoản 9 điều 2 của Quyết định có nêu rõ: Văn phòng Cục có nhiệm vụ tổ chức
quản lý và thực hiện công tác lưu trữ (phụ lục 01).
- Cục Đầu tư nước ngoài đã xây dựng quy chế về công tác văn thư- lưu
trữ.
- Cán bộ làm công tác lưu trữ tại Cục đã được đào tạo về nghiệp vụ lưu
trữ.
- Việc thực hiện chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ đã được Cục Đầu tư nước
ngoài thực hiện đúng theo quy định của nhà nước.
2.2. Hoạt dộng nghiệp vụ
Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ được thực hiện tại Cục Đầu tư nước ngoài
bao gồm các nội dung:
- Phân loại tài liệu trong phông lưu trữ cơ quan.
- Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu.
- Chỉnh lý tài liệu.
- Thống kê và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ.
- Bảo quản và Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ.
2.2.1. Phân loại tài liệu lưu trữ trong phông lưu trữ của Cục Đầu tư
nước ngoài
Phân loại tài liệu lưu trữ là việc căn cứ vào những đặc trưng phổ biến của
việc hình thành tài liệu để phân chia chúng theo từng khối, các đỡn vị chi tiết
lớn, nhỏ khác nhau với mục đích quản lý và sử sụng có hiểu quả những tài liệu
đó.
Phông lưu trữ là toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong quá trình
hoạt động của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân.
a. Điều kiện thành lập phông lưu trữ.
Cục đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện để thành lập một phông lưu trữ
riêng, cụ thể:

- Cục Đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân; có cớ cấu tổ chức và biên
chế riêng;có tài khoản cấp 2; kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp,
được tổng hợp trong dự toán hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; có văn thư
và con dấu riêng.
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận
20
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Tài liệu của Cục Đầu tư nước ngoài có giá trị về cả giá trị thực tến và
giá trị lịch sử, là nguồn bổ sung quan trong vào phông lưu trữ của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
- Tài liệu được hình thành ra trong quá rình hoạt động của Cục tương đối
hoàn chình.
=>Như vậy Phông lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài là phông lưu trữ cơ
quan, bởi vì trong phông lưu giữ toàn bộ tài liệu lưu trữ được hình thành trong
quá trình hoạt động của Cục và được lửa chọn, bảo quản trong cùng một kho lưu
trữ.
b. Thành phần tài liệu có trong phôn g lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài.
Tài liệu lưu trữ trong phông lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài được
phân loại theo phương án phân loại: Thời gian- mặt hoạt động.
Cũng như các cơ quan hành chính khác, Cục Đầu tư nước ngoài cũng có
rất nhiều tiêu chí để phân loại tài liệu trong một phông lưu trữ, cụ thể:
- Phân loại theo tác giả:
+ Tài liệu của cơ quan cấp trên: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Tài liệu của cơ quan hữu quan như:+ Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị; Vụ
Quản lý các khu kinh tế; Vụ Giám sát và Thẩm định đầu tư; Vụ Kinh tế đối
ngoại; Vụ Tổ chức cán bộ…

+ Tài liệu của chính Cục sản sinh ra: tài liệu của những đơn vị, phòng ban
trựu thuộc Cục:
Phòng Tổng hợp và Thông tin;Phòng Chính sách; Phòng Đầu tư nước
ngoài; Phòng Đầu tư ra nước ngoài; Phòng Xúc tiến đầu tư; Văn phòng;Trung
tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung; Trung tâm
Xúc tiến đầu tư phía Nam.
Phân loại theo loại hình: tài liệu lưu trữ có trong phông lưu trữ của Cục
Đầu tư nước ngoài bao gồm các loại hình tài liệu sau:
+ Tài liệu hành chính: là loại hình tài liệu phổ biến nhất.
+ Tài liệu khoa học kỹ thuật và công nghệ: chủ yếu là tài liệu về các bản
vẽ, bản thiết kế các công trình xây dựng của Cục.
+ Tài liệu nghe nhìn: chiếm số lượng k đáng kể, bao gồm những hình
ảnh, ghi hình về các Hội nghị của Cục.
+ tài liệu điện tử: hiện nay Cục Đầu tư nước ngoài đã có phần mềm quản
lý văn bản trên máy tính.
- Phân loại theo tên loại của văn bản gồm có 2 nhóm:
+ NHóm văn bản Quy phạm pháp luật: Quyết đinh, chỉ thị….
+ Nhóm văn bản hành chính thông thường: Quyết định, công văn, thông
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

21
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
báo, báo cáo, tờ trình….
c. Nội dung của tài liệu lưu trữ trong phông lưu trữ của Cục Đầu tư nước
ngoài.
Tài liệu lưu trữ của phông lưu trữ Cục Đầu tư nước ngoài là những tài liệu

có nội dung phản ánh về hoạt động quản lý và điều hành hằng ngày của Cục.
Phản ánh chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài (gọi chung là đầu
tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài). Qua đó giúp ta thấy được nhiệm vụ,
quyền han, cơ cấu tổ chức của từng đơn vị hình thành nên tài liệu.
Hầu hết hồ sơ, tài liệu của Cục Đầu tư nước ngoài đều có nội dung liên
quan đến các dự án đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam và từ Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài. Đó là những hồ sơ, tài liệu về việc xin ý kiến, góp ý về dự án đầu tư
và xin câp giấy chứng nhận đầu từ hoặc giấy phép đầu tư dự án cho các dự án
đầu tư vào và đầu tư ra.
d.Ý nghĩa của tài liệu có trong phông lưu trữ của Cục Đầu tư nước ngoài.
* Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ đối với Cục Đầu tư nước ngoài:
- Phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành hàng ngày của Cục:
+ Là căn cứ để lãnh đạo Cục điều hành và quản lý hoạt động của cơ
quan.
+ Là căn cứ để quản lý và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của cơ
quan.
+ Là căn cứ để các cán bộ, công chức, chuyên viên trong Cục giải quyết
công việc.
+ Là bằng chứng chứng minh hoạt động của Cục đúng theo quy định mà
pháp luật cho phép và đúng theo thẩm quyền của Cục.
- Phục vụ công tác thanh tra: giúp cho Thanh tra Cục Văn thư lưu trữ
Nhà nước nắm được tình hình thực hiện các quy định của nhà nước về công tác
văn thư- lưu trữ tại Cục Đầu tư nước ngoài. Đồng thời các cơ quan quản lý nhà
nước về một ngành, môt lĩnh vực nhất định cũng có thể dựa vào tài liệu lưu trữ
để nắm được tình hình thực hiện các quy định của nhà nước về ngành, lĩnh vực
đó có đúng hay không.
- Công tác kiểm tra: là căn cứ, chứng cứ để cơ quan cấp trên tiến hành
kiểm tra hoạt động của Cục có hiểu quả và đúng theo thẩm quyền mà pháp luật
cho phép hay không? Từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những khuyết điểm,

thiếu sót cho Cục, đồng thời khuyến khích phát huy những thế mạnh mà Cục có
được.
- Phục vụ nghiên cứu lịch sử: là căn cứ để nghiên cứa về lịch sử hình
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

22
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hành và phát triển của Cục Đầu tư nước ngoài. Đồng thời góp phần vào tư liệu
để ngiên cứa về quá trình hình thành và phát triển của ngành, của đất nước.
2.2.2. Xác định giá trị tài liệu và thu thập, bổ sung tài liệu.
a. Xác định giá trị tài liệu.
Theo Luật Lưu trữ năm 2011:
“ Xác định giá trị tài liệu là việc đánh giá giá trị tài liệu theo những
nguyên tắc, phương pháp, tiêu chuẩn theo quy định của cơ qua có thẩm quyền để
xác định những tài liệu có gia trị lưu trữ, thời hạn bảo quản và tài liệu hết giá
trị.”.
Vậy giá trị tài liệu chính là giá trị của những thông tin được chứa đựng
trong tài liệu.
Giá trị của tài liệu của Cục Đầu tư nước ngoài được chia thành 2 hoại:
- Giá trị thực tiễn.
- Giá rị lịch sử.
Thời hạn bảo quản của tài liệu là khoảng thời gian cần thiết để lưu trữ tài
liệu kể từ khi công việc kết thúc.
Tại Cục Đầu tư nước ngoài,tài liệu lưu trữ cũng được xác định thời hạn
bảo quản ở hai mức: vĩnh viễn và có thời hạn. Tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh
viễn thì đến thời hạn sẽ được nộp vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. Còn

những tài liệu bảo quản có thời hạn thì được lưu trữ tại kho lưu trữ của Cục và
kho lưu trữ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục đầu tư nước ngoài không xây dựng
bảng thời hạn bảo quản riêng ma sử dụng bảng thời hạn bảo quản mẫutheo
Thông tư 09/2011/TT-BNV ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ.
b. Thu thập, bổ sung tài liệu.
Nguồn tài liệu của Cục Đầu tư nước ngoài là từ các đơn vị, phòng ban
của Cục, đó chình là nguồn tài liệu chính để nộp vào lưu trữ của cơ quan. Bao
gồm tài liệu của: - Phòng Tổng hợp và Thông tin;
- Phòng Chính sách;
- Phòng Đầu tư nước ngoài;
- Phòng Đầu tư ra nước ngoài;
- Phòng Xúc tiến đầu tư;
- Văn phòng;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung;
- Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam.
Ngoài ra còn có tài liệu có giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử còn tồn đọng
qua các giai đoạn ở các đơn vị và các cá nhân trong cơ quan. Đây chính là nguồn
Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

23
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
bổ sung tài liệu cho lưu trữ của Cục.
Thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung vào lưu trữ của Cục Đầu tư
nước ngoài: là toàn bộ hồ sơ, tài liệu có giá trị và đã được giải quyết xong ở các
đơn vị tổ chức. Những tài liệu này là bản gốc, bản chính hoặc bản sao hợp pháp

và được thể hiện trên mọi vật liêu như giấy, phim, ảnh, tài liệu điện tử, số hóa…
Thời hạn giao nộp tài liệu vào lưu trữ Cục được thực hiện đúng theo
quy định của Luật Lưu trữ năm 2011, cụ thể:
- Đối với tài liệu hành chính: trong 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc
thì các đợn vị, phòng ban phải nộp hồ sơ, tài liệu vào kho lưu trữ theo kế hoạch
của Cục.
- Đối với tài liệu khoa học kỹ thuật và công nghệ: trong 03 tháng kể từ
ngày công trình được quyết toán đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản.
Trường hợp các đơn vị, cá nhân có nhu cầu cần giữ lại hồ sơ, tài liệu đã
đến hạn nộp lưu để phục vụ công việc thi phải lập danh mục hồ sơ, tài liệu giữ
lại gửi cho lưu trữ cơ quan, thời hạn không quá 02 năm kể từ ngày đến hạn nộp
lưu.
2.2.3. Chỉnh lý tài liệu
Cục Đầu tư nước ngoài đã tổ chức chỉnh lý tài liệu với khối lượng lớn,
chủ yếu là hồ sơ, tài liệu từ trước năm 2000.Hầu hết là hồ sơ tài liệu không hoàn
chỉnh và phức tạp.Thời gian chỉnh lý kéo dài trog hai tháng. Với đội ngũ chỉnh
lý là những sinh viên được đào tạo đúng chuyên ngành lưu trữ thực hiện.
Hiện tại Cục Đầu tư nước ngoài có 03 phòng kho lưu trữ và hầu hết hồ sơ,
tài liệu đã được lập và chỉnh sủa hoàn thiện và lên giá, phục vụ công tac tra tìm
nghiên cứ hàng ngày của cơ quan.
Những tài liệu hết gái trị cũng đã được tiêu huy theo quy định của nhà
nước.Thống kê và xây dựng công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ.
Hàng năm cán bộ lưu trữ kiêm nhiệm của Cục Đầu tư nước ngoài đều tiến
hành công tác thống kê tài liệu lưu trữ. Đối tưởng thống kê ở đây chính là tài
liệu lưu trữ, phương tiện bảo quản, công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ và thống kê
cán bộ làm công tác lưu trữ.
Công cụ tra tìm tài liệu lưu trữ được sử dụng phổ biến tại Cục Đầu tư
nước ngoài là mục lục hồ sơ. Không chỉ in ra đóng thành quyển mà công cụ này
còn được thực hiện trên phần mềm máy vi tính.
Mẫu mục lục hồ sơ của Cục Đầu tư nước ngoài gồm: 5 cột

ST

Số kí hiệu

Ngày

Sinh viên: Phùng Thị Bích Thuận

Trích yếu nội dung

Ghi

24
Lớp: CĐ Văn thư - Lưu trữ K6


×