Tải bản đầy đủ (.doc) (172 trang)

CÁC CÂY THẢO DƯỢC QUANH TA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 172 trang )

1)10 THỨ RAU QUẢ GIÚP TRẺ LÂU
Sự kỳ diệu của các loại rau quả là đem đến cho các bạn gái sức khoẻ và tuổi trẻ bằng các loại
vitamin tự nhiên. Chúng khiến cho quá trình lão hoá của bạn chậm lại và khiến cơ làn da
luôn mịn màng, nếp nhăn biến mất và vóc dáng cân đối, nhanh nhẹn. Có ít nhất 10 loại
rau quả đem đến điều kỳ diệu ấy
1. Bắp cải: Nhất là cải thảo, chứa những chất chống bệnh dạ dày và ung thứ vú. Khi ăn, không
nên nấu nhừ.
2. Cà chua: Chứa chất lycopene, duy trì sự năng động cả về tinh thần lẫn thể chất. Có thể ăn cà
chua sống, cà chua nấu, hoặc nước cốt cà chua đều rất tốt vì chất lycopene không bị phân hủy
khi chế biến.
3. Rau dền: Chứa chất lutein chống lão hóa, đồng thời có cả acid folic giúp hoạt động của não và
mạch máu.
4. Cải xanh: Có thể giảm nguy cơ ung thư bởi có chứa rất nhiều chất chống lại các hóa chất hữu
cơ gốc tự do.
5. Cà rốt: Chứa nhiều beta carotene là chất miễn dịch rất tốt.
6. Súp lơ: Có chất ngăn chặn sự rối loạn hormone ở phụ nữ, tránh dẫn đến bệnh ung thư vú.
7. Hành tây và tỏi: Chứa nhiều chất quercetin giữ không cho lượng cholesrol tấn công mạch máu.
8. Quả bơ: Với chất gultahione "làm sạch" lượng chất béo bị ôxy hóa trong ruột.
9. Cam, quýt, chanh, bưởi: Cũng có rất nhiều chất chống ôxy hóa như gultahione...
10. Nho: Nhất là loại nho tím, chứa nhiều trong vỏ và hạt chất quercetin. Chất này giúp điều chỉnh
nồng độ cholesterol và chống hiện tượng máu dồn cục.
2) BÍ ĐỎ CÓ LỢI CHO SỨC KHỎE

Thịt bí đỏ rất giàu beta-carotene và alfa-carotene, 2 tiền tố của vitamin A. Chúng có tác
dụng chống ôxy hóa, bảo vệ da, chống tia nắng mặt trời và ngăn ngừa những bệnh
liên quan đến tuổi tác như ung thư hoặc tiểu đường.
Bí đỏ cũng rất giàu tryptophan, một cấu thành của protein mà tế bào thần kinh thường dùng để
tổng hợp seretonin (thành phần hóa học có tác dụng gây phấn chấn). Những người tuân thủ chế
độ nghèo năng lượng rất cần ăn bí đỏ. Nguyên nhân là do chế độ ăn kiêng thường dẫn tới tình
trạng thiếu triptophan, gây mệt mỏi về tinh thần, suy giảm trí nhớ hoặc dễ nổi cáu không kiểm
soát được. Ngoài ra, bí đỏ còn là thực phẩm rất nghèo năng lượng.


Những nghiên cứu gần đây chứng minh được rằng, hạt bí đó có tác dụng ngăn ngừa
chứng rối loạn tuyến tiền liệt và chữa bệnh giun sán
3) BƯỞI – LOẠI QUẢ NHIỀU LỢI ÍCH
1


Trẻ đau trướng bụng hoặc tiêu chảy do ăn không tiêu có thể chữa bằng cách: Lấy vỏ bưởi rửa
sạch, cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi một lát rồi vắt nước, ngâm
trong đường 1 tuần. Lấy nước mứt nuốt dần, dùng liền 5 ngày.
Nước bưởi chứa nhiều chất bổ dưỡng như các loại đường trái cây, đạm, béo, acid tannic, betacaroten và các chất khoáng như phospho, sắt, canxi, kali, magiê, các vitamin B1, B2, C.
Đông y cho rằng mỗi bộ phận của quả bưởi đều có tác dụng riêng. Cơm bưởi vị ngọt, chua, tính
mát, không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Vỏ ngoài chứa tinh dầu (vỏ trong thường
dùng làm mứt), vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giảm đau. Hạt bưởi vị đắng, tính
ấm, chứa chất béo, có tác dụng trị đau thoát vị bẹn, sa đì. Lá bưởi vị đắng, the, mùi thơm, tính
ấm, có tác dụng tán hàn, tán khí, thông kinh lạc, giải cảm, trừ đờm, tiêu thực, hoạt huyết, tiêu
sưng, tiêu viêm.
Theo y học hiện đại, nước bưởi có thành phần tựa như insulin, giúp hạ đường huyết, có tác dụng
hỗ trợ đối với bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp. Vỏ chứa tinh dầu giúp kháng viêm, làm giãn
mạch. Kiểm chứng thực tế cho thấy ăn bưởi đều đặn sẽ giúp giảm cân và phòng chống được tiểu
đường.
Vỏ ngoài của bưởi chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và trị cảm cúm, thường được
dùng trong liệu pháp nấu nồi xông giải cảm. Ngồi ra, vỏ bưởi còn chứa nhiều flavonoid như
naringosid, hesperidin, diosmin, diosmetin, hesperitin... có tác dụng bảo vệ thành mao mạch,
giảm tính thấm, giúp cho mao mạch đàn hồi và bền vững hơn, từ đó ngăn ngừa tai biến do vỡ
các mao mạch, gián tiếp giúp hạ huyết áp. Một số người còn dùng vỏ ngoài quả bưởi xoa trên da
đầu để kích thích lỗ chân lông phòng trị bệnh hói hay rụng tóc.
Một số bài thuốc có bưởi
1. Chữa ho nhiều, đàm khí nghịch
- Cơm bưởi 100 g, rượu gạo 15 ml, mật ong 30 ml, chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1
lần.

- Cơm bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn
đều, ngậm nuốt thường xuyên.
2. Rối loạn tiêu hóa, thai phụ miệng nhạt, nước dãi trào ngược
- Cơm bưởi 60 g, ăn hết một lần, mỗi ngày ăn 3 lần.
- Nước bưởi, mỗi lần dùng 50 g, ngày 3 lần, dùng liền 5 ngày.
- Bưởi 5-8 quả ép lấy nước, dùng lửa nấu đặc, thêm 500 g mật ong, 100 g đường phèn, 10 ml
nước gừng tươi, cùng nấu thành dạng cao, để nguội, đựng trong lọ. Mỗi lần dùng 15 ml, ngày 2
lần, dùng liền 5 ngày.
3. Hôi miệng, giải rượu
- Cơm bưởi 100 g, nhai nuốt dần dần.
2


- Bưởi 1 quả lấy nước, vỏ quít 10 g, gùng tươi 6 g, thêm đường đen lượng vừa nấu chung, mỗi
ngày dùng 1 liều, dùng liền trong 5 ngày.
4. Say tàu xe hay rối loạn tiêu hóa, miệng nhạt buồn nôn do cảm
Mứt bưởi 30-60 g, nhai nuốt dần.
5. Đau khớp hay té ngã sưng đau
Vỏ bưởi tươi 250 g, gừng tươi 30 g, cùng băm nhuyễn, đắp tại chỗ, mỗi ngày thay 1 lần.
6. Dị ứng da hay mẩn ngứa không rõ nguyên nhân
Bưởi da xanh 1 quả, cắt bổ nguyên quả, nấu nước thoa rửa tại chỗ, mỗi ngày làm 3 lần, đồng
thời có thể ăn bưởi 60 g, mỗi ngày 3 lần.
7. Thoát vị bẹn, sa đì
Hạt bưởi 15 g, băm nhuyễn nấu nước uống, ngày uống 1 lần vào sáng và chiều.
8. Bong gân, sưng khớp do lạnh, chấn thương
Lá bưởi không kể liều lượng, nướng chín để nắn, xoa bóp hay nấu nước xông và ngâm tại chỗ.
4) BƯỞI GIÚP GIẢM BÉO, CHỐNG UNG THƯ
Một hoặc hai quả bưởi mỗi ngày, cùng với một khẩu phần ăn khoa học, có thể giúp bạn giảm cân.
Nó cũng giúp làm giảm nguy cơ ung thư ở những người hút thuốc nhờ tác dụng khống
chế hoạt động của chất sinh ung thư trong khói thuốc.

Những phát hiện này là 2 trong số nhiều kết quả nghiên cứu về lợi ích của các loại trái cây giống
cam quýt được trình bày tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dược phẩm Hoa Kỳ tại
Philadelphia.
Theo tiến sỹ Ken Fujioka, làm việc tại bệnh viện Scripps, San Diego và là trưởng nhóm nghiên
cứu tác dụng của bưởi trong việc giảm cân, cái gọi là "khẩu phần ăn dựa trên bưởi" - gồm bưởi
và một số loại protein - đã trở nên phổ biến đối với những người điều trị bệnh béo phì trong nhiều
năm.
Trong nghiên cứu của mình, Fujioka và cộng sự lựa chọn 100 nam giới và phụ nữ thừa cân và
chia thành 4 nhóm. Trước mỗi bữa ăn, một nhóm dùng các chất chiết xuất từ bưởi, một nhóm
uống nước ép bưởi , nhóm thứ ba ăn nửa quả bưởi, trong khi đó nhóm thứ tư chỉ dùng giả dược.
"Những người tham gia không được cố ăn kiêng. Để cho mọi người hoạt động như nhau, chúng
tôi yêu cầu tất cả đi bộ 30 phút 3 lần/tuần", ông Fujioka nói.
Sau 12 tuần nhóm dùng giả dược chỉ giảm trung bình 0,275 kg, nhóm dùng chiết xuất từ bưởi
giảm 1,09 kg, nhóm dùng nước bưởi ép giảm 1,49 kg, và nhóm dùng bưởi quả tươi giảm 1,59 kg

3


"Trong nghiên cứu của chúng tôi những người tham gia phải ăn nửa quả bưởi trước mỗi bữa ăn.
Đây là điều không dễ. Họ ăn bưởi giống như ăn cam. Đầu tiên cắt đôi, sau đó cắt thành bốn rồi lột
vỏ. Ăn theo cách đó có lợi cho sức khoẻ hơn", ông nói.
Trong một nghiên cứu khác, các nhà dinh dưỡng học tại Trung tâm nghiên cứu ung thư tại Đại
học Hawaii đã phát hiện ra rằng nước bưởi ép làm giảm hoạt động của một loại enzyme có
tác dụng khiến cho khói thuốc lá dễ sinh ung thư ở người.
Kristine Cuthrell và cộng sự đã chọn ra 49 người . Một số người dùng nước bưởi ép, số còn lại
dùng thực phẩm khác như hành. Sau đó họ phân tích nước tiểu của những người này để đánh
giá hoạt động của một loại enzyme ở gan có tên CYPIA2 - enzyme được cho là kích thích hoạt
động của các hóa chất gây ung thư trong khói thuốc. Kết quả cho thấy ở những người uống 270
ml nước bưởi ép mỗi ngày, hoạt động của enzyme CYPIA2 giảm đáng kể.
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy những thực phẩm giàu flavonoid như bưởi có tác dụng

ngăn chặn hoạt động của chất gây ung thư. Flavonoid có tác dụng như một chất chống oxy hoá
tự nhiên, bảo vệ cơ thể chống lại những tổn hại mà oxy gây ra.
Theo Julie Upton, phát ngôn viên Hiệp hội ăn kiêng Mỹ, thì tác dụng chống ung thư của bưởi
không có gì đáng ngạc nhiên, vì rất nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ giữa việc thực hiện
khẩu phần ăn giàu rau quả với khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
"Lời khuyên đầu tiên của tôi, tất nhiên, là bạn phải ngừng hút thuốc lá. Nếu bạn không thể làm
được điều đó, bạn nên uống một lượng hợp lý nước bưởi ép - khoảng 350 ml mỗi ngày - cùng với
các loại rau quả khác", Julie Upton nói.
5) BẠC HÀ CHỐNG UNG THƯ
Một chiết xuất trong lá bạc hà có thể trị ung thư bằng cách triệt phá các mạch máu nuôi khối u.
Đây sẽ thành phần chính của một loại thuốc "thông minh", có khả năng tiêu diệt tế bào
ung thư mà không gây ảnh hưởng đến mô lành.
Hiện nay, tính hiệu quả của chiết xuất lá bạc hà đã được khẳng định trên các tế bào ung thư phổi
và vú của người trong phòng thí nghiệm. Chiến lược tấn công của chiết xuất này là vô hiệu hóa
huyết mạch cung cấp oxy và dưỡng chất cho khối u. Kẻ bị bỏ đói sẽ không thể phát triển và dần
dần bị tiêu huỷ.
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu Alan McGown, Đại học Salford (Anh), thế mạnh của chiết xuất
bạc hà so với các liệu pháp truyền thống là khả năng nhận biết mục tiêu tấn công - chỉ những
mạch máu nuôi tế bào ung thư mới nằm trong tầm ngắm. Các huyết mạch của mô lành gần như
không bị nguy hại.
"Sẽ còn nhiều việc phải làm trước khi liệu pháp thông minh này được thẩm định trên cơ thể người
bệnh", McGown cho biết. Nếu thành công, đây sẽ là một giải pháp tối ưu trong điều trị các dạng
ung thư ở cả người lớn và trẻ em.
6) BẠCH QUẢ TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TUẦN HOÀN
MÔ TẢ CÂY
4


Bạch quả là cây to, cao 20-30m, tán lá sum suê. Thân hình trụ, phân cành nhiều, gần như mọc
vòng. Lá mọc so le, thường tụ ở một mấu, hình quạt, gốc thuôn nhọn, đầu hình cung, lõm giữa

chia phiến thành hai thùy rộng, hai mặt nhẵn. Gân lá rất sít nhau, tỏa từ gốc lá thành hình quạt,
cuống lá dài hơn phiến. Hoa đơn tính khác gốc; hoa đực và hoa cái đều mọc ở kẽ lá, có cuống
dài. Quả hạch hình trứng, thịt màu vàng.
Bạch quả đã được trồng ở Trung Quốc từ cách đây 3.000 năm, có nguồn gốc ở tỉnh Triết Giang.
Từ năm 1995, Việt Nam đã nhập hạt bạch quả từ Nhật Bản và Pháp về trồng ở Sapa (Lào Cai),
nhưng cây sinh trưởng rất chậm. Bộ phận được dùng làm thuốc là lá phơi hay sấy khô.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Tác dụng trên thiểu năng tuần hoàn não và bệnh tuần hoàn ngoại biên
Cao bạch quả qua thực nghiệm cho thấy có tác dụng bảo vệ chuột cống trắng chống lại bệnh
thiếu máu cục bộ não. Tiêm truyền tĩnh mạch cao bạch quả giúp ngăn cản sự phát triển nhồi máu
não (khi tiêm mảnh vỡ cục đông máu của nó vào động mạch cảnh gốc). Ngoài ra còn có tác dụng
tốt trên nhồi máu não cấp tính hoặc thiếu máu cục bộ não do nghẽn mạch. Trong điều kiện giảm
lượng oxy từ không khí thở vào, động vật điều trị với cao bạch quả sẽ sống sót lâu hơn so với
nhóm đối chứng, không những do tác dụng tăng lưu lượng tuần hoàn não, mà còn do làm tăng
nồng độ glucose và adenosin triphosphat trong máu.
Cao bạch quả tiêm truyền tĩnh mạch còn làm tăng đường kính tiểu động mạch ở mèo, làm giảm
sử dụng glucose bởi não. Nó có hiệu quả điều trị phù não gây ra bởi các chất độc hại thần kinh
hoặc do chấn thương. Trong nhồi máu não gây ra bởi natri arachidonat ở chuột cống trắng, cao
bạch quả dạng uống hoặc tiêm dưới da có tác dụng ức chế một phần sự tăng nước, natri và calci,
đồng thời ức chế tình trạng giảm kali trong não. Cho chuột nhắt trắng uống cao bạch quả trong 48 tuần giúp tăng trí nhớ và nhận thức trong thí nghiệm phản xạ có điều kiện.
Tác dụng trên tiền đình và thính giác
Cao bạch quả làm giảm thương tổn ốc tai ở chuột lang và có tác dụng tốt trên độ thấm mao mạch
và vi tuần hoàn chung. Cải thiện chức năng về tiền đình và thính giác trên động vật gây thương
tổn thực nghiệm.
Tác dụng đối kháng với yếu tố hoạt hóa tiểu cầu (PAF)
Các hợp chất ginkgolid của cao bạch quả, đặc biệt ginkgolid B là chất đối kháng của PAF.
Ginkgolid B có tác dụng ức chế mạnh sự giảm lượng tiểu cầu và co thắt phế quản gây bởi PAF ở
chuột lang.
TÁC DỤNG ÐIỀU TRỊ
Não suy

Là tập hợp các triệu chứng của tình trạng sa sút trí tuệ. Trong sa sút trí tuệ thoái hóa, có sự mất
tế bào thần kinh và suy giảm dẫn truyền thần kinh, tình trạng giảm chức năng trí tuệ kết hợp với
rối loạn về cung cấp oxy và glucose. Trên lâm sàng, bạch quả có tác dụng điều trị não suy, gồm
suy giảm sự tập trung và trí nhớ, lú lẫn, mất nghị lực, mệt mỏi, giảm vận động thể lực, tâm trạng
trầm cảm, lo âu, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Bạch quả có nhiều cơ chế tác dụng như tác dụng
5


điều hòa trên mạch máu, làm tăng lưu lượng máu, tác dụng về lưu biến máu, làm giảm độ nhớt
của máu, tăng dung nạp đối với sự thiếu oxy ở mô, cải thiện rối loạn dẫn truyền thần kinh và dự
phòng sự thương tổn màng do gốc tự do.
Ở người, cao bạch quả làm tăng lưu lượng máu não toàn bộ, cục bộ và vi tuần hoàn, bảo vệ đối
với tình trạng giảm oxy trong không khí thở vào, cải thiện lưu biến máu, ức chế kết tập tiểu cầu,
cải thiện chuyển hóa ở mô và giảm độ thấm mao mạch. Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa với liều
120mg có tác dụng giống như dihydroergotoxin với liều 4,5mg sau 6 tuần điều trị.
Bệnh tắc động mạch ngoại biên
Cao bạch quả có tác dụng điều trị bệnh tập tễnh cách hồi do tắc động mạch ngoại biên (dùng
120-160mg/ngày trong 24 tuần), làm tăng khoảng cách đi được và giảm đau (200mg/ngày trong 8
tuần). Có tác dụng điều trị bệnh tắc động mạch ngoại biên.
Chóng mặt và ù tai
Cao bạch quả được dùng điều trị những rối loạn ở tai trong như điếc, chóng mặt và ù tai (dùng
120-160mg/ngày trong 4-12 tuần). Kết quả điều trị tốt đối với hội chứng chóng mặt mới mắc phải
và không rõ rệt với triệu chứng ù tai và điếc.
Dạng thuốc dùng
Cao tiêu chuẩn hóa (cao khô từ lá khô bạch quả, chiết xuất bằng aceton và nước với tỷ lệ dược
liệu/cao là 35-67/1), chứa 22-27% flavon glycosid và 5-7% terpen lacton, trong đó khoảng 2,83,4% là các ginkgolid A, B, C và 2,6-3,2% là bilobalid.
CÔNG DỤNG
Cao bạch quả tiêu chuẩn hóa được dùng trong y học hiện đại để điều trị triệu chứng trong thiểu
năng tuần hoàn não nhẹ và vừa (hội chứng sa sút trí tuệ trong sa sút trí tuệ) thoái hóa tiên phát,
sa sút trí tuệ do tuần hoàn và kết hợp hai dạng với những triệu chứng: Suy giảm trí nhớ, rối loạn

tập trung, tâm trạng trầm cảm, chóng mặt, ù tai và nhức đầu. Còn được dùng để làm tăng quãng
đường đi không đau ở người có tắc động mạch ngoại biên, như tập tễnh cách hồi, bệnh
Raynaud, xanh tím đầu chi và hội chứng sau viêm tĩnh mạch. Ðiều trị bệnh ở tai trong như ù tai
và chóng mặt do nguyên nhân mạch máu hoặc thoái hóa.
Liều dùng: Cao khô, ngày dùng 120-240mg, chia 2-3 lần; 40mg cao tương đương 1,4-2,7g lá.
Cao lỏng (1:1), mỗi lần 0,5ml, ngày dùng 3 lần.
Chú thích ảnh: Bạch quả (Ginkgo biloba).
7) BỌ CẠP – VỊ THUỐC QUÝ GIÁ
Hỏi: Quê tôi có rất nhiều người bắt bọ cạp bán cho các quán để chế biến thành món ăn. Trước
đây tôi được đọc một số tài liệu cho biết nọc bọ cạp là vị thuốc rất quý, có giá cao hơn cả nọc rắn.
Xin cho biết có đúng không và công dụng, liều dùng cụ thể ra sao?
Trả lời: Bọ cạp còn gọi là toàn trùng, yết tử, yết vĩ, toàn yết. Tên khoa học Buthus sp. Nếu dùng cả
con bọ cạp làm thuốc thì gọi là toàn yết, nếu chỉ dùng đuôi không thôi thì gọi là yết vĩ.
6


Nguồn gốc và chế biến
Việt Nam tuy có nhiều loài bọ cạp, nhưng vẫn phải nhập bọ cạp ở nước ngoài về làm thuốc. Con
bọ cạp ở Việt Nam đã được xác định thuộc chi Buthiurus hoặc chi Heteronetrus. Thực tế ta có thể
dùng nhiều loài khác nhau. Toàn yết người Việt Nam dùng làm thuốc thuộc loài Buthus martensii
Karsch, thuộc họ bọ cạp Buthidae. Ðây là một loài có đốt, thường sống ở dưới những hòn đá
hoặc khe vách; đầu và ngực ngắn, bụng tương đối dài hơn, phía dưới của bụng thót lại và dài,
cuối cùng có ngòi mang nọc độc.
Thường người ta bắt bọ cạp vào mùa xuân và mùa hạ. Khi bắt được cho ngay vào chậu hay nồi
nước trong hoặc nước có pha thêm muối ăn (mỗi kilogam bọ cạp cho thêm 300-500g muối ăn).
Ðậy vung lại và đun từ 3-4 giờ cho đến khi cạn nước; lấy bọ cạp ra phơi mát cho khô, không nên
phơi nắng, vì nếu phơi nắng, muối có thể kết tinh. Khi dùng lại phải ngâm nước để rửa sạch hết
muối đi.
Do nhu cầu lấy nọc bọ cạp để điều trị những rối loạn của hệ thần kinh, một số nước đã chú ý nuôi
bọ cạp lấy nọc làm thuốc. Muốn có 1g nọc bọ cạp cần lấy ở 8.000 con một lần. Có thể dùng

những xung điện để bắt bọ cạp tiết nọc nhiều lần. Nọc bọ cạp đắt hơn nọc rắn.
Công dụng và liều dùng
Toàn yết là một vị thuốc được dùng trong Ðông y làm thuốc trấn kinh, chữa trẻ em kinh phong,
uốn ván. Ngoài ra còn dùng làm thuốc kích thích thần kinh, bán thân bất toại, bị cảm mồm miệng
méo xệch.
Theo tài liệu cổ, toàn yết có vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng khu
phong, trấn kinh. Dùng chữa kinh giản, phá thương phong, cảm mồm méo, mắt xếch, bán thân
bất toại. Người huyết hư sinh phong không dùng được.
Nếu dùng thuốc sắc thì ngày dùng 3-5g; Nếu dùng thuốc bột hay thuốc viên thì chỉ dùng 2-3g,
chia làm 2 hay 3 lần uống.
Ðơn thuốc có bọ cạp
Thuốc chữa trẻ em kinh phong, người lớn sau khi ngất bị bán thân bất toại, thiên đầu thống (kinh
nghiệm của Diệp Quyết Tuyền): Toàn yết (bỏ đầu, chân) 3g, địa long (rửa sạch, sao vàng) 3g,
cam thảo 2g, tất cả tán bột. Chia làm 5 hay 6 lần uống trong ngày. Dùng nước nóng chiêu thuốc .
8) CAI THUỐC LÁ BẰNG MẬT ONG
Qua thực tế nhiều năm dùng nọc ong mật với liều rất nhỏ để chữa một số bệnh, các
lương y nhận thấy nó còn có tác dụng tốt chữa cai nghiện thuốc lá.
Cách đây trên 200 năm, bác sĩ người Đức Samuel Haneman đã đưa ra liệu pháp vi lượng đồng
căn với 3 nguyên tắc: lấy nó chữa nó (như dùng nọc ong đốt sưng lên để chữa các bệnh sưng
tấy); sử dụng thuốc với liều rất nhỏ (vi lượng); tác dụng thuốc trên cơ thể người khoẻ mạnh,
bình thường (phòng bệnh). Chính ông cũng đã dùng nọc ong với liều vi lượng để chữa trị các
bệnh sưng tấy, đau đớn rất có hiệu quả.

7


Tổ chức Y tế Thế giới từng khuyến cáo nên dùng các loại thuốc vi lượng đồng căn cho những
bệnh thông thường như đau bụng, cảm cúm, ho, sốt cao... Những thuốc này được ví như "chìa
khoá nhỏ để mở cánh cửa đồ sộ" hay "vũ khí tốt nhất trong cuộc chiến chống độc tố trong người".
Các sách hướng dẫn về liệu pháp vi lượng đồng căn có giới thiệu nọc ong để chữa các bệnh kể

trên rất hiệu quả.
Qua thực tế nhiều năm dùng nọc ong mật với liều vi lượng để chữa bệnh, các thầy thuốc nhận
thấy nọc ong có tác dụng tốt cai nghiện thuốc lá. Thủ phạm gây nghiện trong thuốc lá là chất
nicotin. Mỗi khi được hít vào phổi, nicotin thâm nhập vào máu đưa lên não bộ rồi nằm gọn trong
tuyến yên, làm tăng sự thèm muốn hút thuốc. Không có nó, người ta cảm thấy nhạt mồm, buồn
bực, khó chịu trong người, khi hút vào thấy tinh thần sảng khoái, yêu đời. Chính vì thế, nhiều
người nghiện thuốc lá không muốn bỏ. Khi thấy sức khoẻ sa sút hay mắc bệnh, họ mới thấy bỏ
thuốc lá là cần thiết. Người thì tự bỏ, người thì dùng kẹo bimin. Cũng có thể dùng ong theo cách
sau:
Những người mới nghiện thuốc lá: Uống hỗn hợp mật ong pha với chanh hoặc quất và nước lọc,
tỷ lệ: 1 thìa cà phê mật ong + 1/2 quả quất hoặc chanh + 5 thìa nước đun sôi để nguội. Uống
trước khi bạn thấy thèm hút 1 điếu thuốc lá với số lượng 5-10 cốc/ngày. Mật ong sau khi uống sẽ
vào máu, lên não, giải các độc tố nicotin trong não người nghiện. Lưỡi sẽ quen dần với chất ngọt
ngon của mật ong thay vì chất khét đắng của thuốc lá. Sau 10-15 ngày uống hỗn hợp trên, bạn sẽ
giảm dần lượng thuốc lá hút cho đến khi bỏ hoàn toàn (lưu ý: không dùng liệu pháp này cho
người bệnh tiểu đường).
Những người nghiện thuốc lá nặng hàng chục năm: Ngoài cách uống hỗn hợp mật ong, cần cho
ong đốt 3-5 con/ngày vào các huyệt bách hội, thiên đột, phế du. Nọc ong sẽ khử chất nicotin trong
não người nghiện thuốc lá và sau 10-15 ngày.
9) CAM QUÝT GIÚP NGĂN NGỪA UNG THƯ
Nhóm nghiên cứu CSIRO của Australia đã phát hiện ăn các loại quả thuộc giống cam quýt
có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng, thanh quản, dạ dày tới
50%, và giảm nguy cơ đột quỵ 19%.
"Cam quýt bảo vệ cơ thể bằng cách tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn cản khối u phát
triển và lành hoá tế bào u", nhà nghiên cứu Katrine Baghurst cho biết.
Nghiên cứu tổng hợp 48 cuộc điều tra quốc tế khác về lợi ích của cam quýt còn tìm thấy giống
hoa quả này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì và đái đường.
Baghurst cho biết cam chứa hàm lượng chất chống ôxy hoá cao nhất trong các loại hoa quả, với
hơn 170 hoá chất có đặc tính chống u bướu, tụ máu, viêm nhiễm.
10) CAM THẢO CHỐNG UNG THƯ

Một hợp chất trong cam thảo có tên là axit glycyrrhizic có thể giúp những người bị nhiễm virus
herpes không tiến triển thành ung thư.
Axit glycyrrhizic, gọi tắt là AG, có khả năng ngăn ngừa virus herpes kích hoạt một dạng ung thư
có tên là Kaposi sarcoma. Đây là căn bệnh thường gặp ở những người có hệ miễn dịch suy yếu,
với các khối u xuất hiện ở mô dưới da.
8


Đặc tính của virus herpes là ẩn giấu thầm lặng trong tế bào một thời gian dài sau khi thâm nhập
vào cơ thể. Khi được kích hoạt, chúng sẽ nhất loạt nổi dậy tấn công, gây đau đớn và có thể dẫn
đến các bệnh chết người. Mặc dù y học ngày nay đã có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực điều trị các
bệnh truyền nhiễm, song đối với những loại virus âm ỉ gây bệnh thì vẫn còn đầy thử thách, đặc
biệt là virus herpes.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Tổng hợp New York (Mỹ) đã phát hiện ra axit glycyrrhizic trong
cam thảo có khả năng làm tê liệt những gene chỉ đạo virus lẩn trốn trong tế bào. Theo đó, quá
trình sản xuất một loạt protein quan trọng lần lượt bị gián đoạn, sự cân bằng mong manh giữa
virus và tế bào bị phá huỷ, và cuối cùng là cái chết của những tế bào bệnh.
Cam thảo đã được sử dụng từ cách đây hơn 4.000 năm như một chất tạo hương trong thực
phẩm, đồ uống và thuốc lá. Nó cũng là một dược phẩm quý trong chữa trị các bệnh loét dạ dày tá tràng, và các bệnh dị ứng.
11)CAM THẢO LÀM GIẢM SINH LỰC CỦA NAM GIỚI
Các nhà nghiên cứu tại Iran phát hiện sử dụng quá nhiều cam thảo có thể ảnh hưởng tới
đời sống tình dục của nam giới. Nguyên nhân là do cam thảo - được sử dụng trong kẹo,
kẹo cao su, kem đánh răng và các phương thuốc thảo mộc khác - hạ thấp mức hormone
giới tính nam (testosterone).
Mức testosterone thấp có thể ảnh hưởng tới sinh lực và thậm chí còn tăng nguy cơ mắc các vấn
đề về sinh lý. Phát biểu tại Hội nghị dược phẩm Anh, được tổ chức tại Harrogate, các nhà nghiên
cứu cảnh báo nam giới nên ý thức về nguy cơ này. Kết luận trên được đưa ra sau khi Tiến sĩ
Mahmoud Mosaddegh và đồng nghiệp thuộc ĐH Y Shaheed Beheshti, Iran, nghiên cứu 20 nam
giới khoẻ mạnh.
20 người được uống 1,3g chất chiết xuất từ dễ cây cam thảo mỗi ngày trong thời gian 10 ngày.

Chất chiết xuất chứa khoảng 400mg acid glycyrrhizic và chính acid glycyrrhizic làm cho cam thảo
có vị đặc biệt. Chất chiết xuất được sử dụng trong các phương thuốc thảo mộc phổ biến. Các nhà
sản xuất khẳng định nó có thể giảm cảm lạnh, cúm, triệu chứng dị ứng, trị chứng rối loạn dạ dày
-ruột và thậm chí còn giúp những người hay mệt mỏi mãn tính hoặc có mụn nhọt.
Chất chiết xuất trên được tìm thấy với số lượng nhỏ hơn trong kẹo, kem đánh răng và một số loại
chè thảo mộc. Các nhà sản xuất thuốc lá và tân dược thỉnh thoảng sử dụng nó để làm mùi vị của
sản phẩm thêm phần hấp dẫn. Một số loại kẹo cao su có thể chứa tới 24mg acid glycyrrhizic trong
khi một số loại chè thảo mộc chứa tới 450mg/lít. Thông báo đầu năm nay của Uỷ ban châu Âu
khuyên mọi người không nên sử dụng quá 100mg acid glycyrrhizic mỗi ngày.
Sau 10 ngày, các nhà nghiên cứu tại Iran đã lấy mẫu máu của những người tham gia nghiên cứu.
Kết quả cho thấy mức hormone giới tính nam của mọi đối tượng thấp hơn nhiều so với bình
thường. Kết quả này nhất quán với một nghiên cứu vào năm 1999. Tuy nhiên, các nghiên cứu
khác lại không tìm thấy mối liên quan như vậy. Tiến sĩ Masaddegh khuyên nam giới tránh sử dụng
cam thảo với số lượng lớn đặc biệt là các phương thuốc thảo mộc chứa cam thảo. Giới khoa học
cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động của cam thảo đối với hormone giới
tính nam
12) CAM THẢO ĐẤT CHỮA MỀ ĐAY
9


Theo Đông y, cam thảo đất vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm
tiêu chảy, chữa cảm sốt, ho. Nó thường được dùng chữa một số bệnh như dị ứng mề
đay, rôm sảy, eczema, lở ngứa. cảm mạo, ho hen..
Cam thảo đất còn có nhiều tên gọi khác như cam thảo nam, dạ cam thảo, thổ cam thảo, tứ thời
trà..., thường mọc hoang ở nhiều nơi, được dùng toàn cây để làm thuốc, cụ thể là:
- Ung thư phổi phát sốt, ho hen, tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 60 g, sắc uống ngày một thang.
- Ung thư sinh phù thũng: Cam thảo đất 50 g, xích tiểu đậu 30 g, long quỳ 30 g, đại táo 10 g. Sắc
uống ngày một thang.
- Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc

uống ngày một thang.
- Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g.
Sắc uống ngày một thang.
- Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.
- Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang .
13) CHIM SẺ - MỘT VỊ THUỐC CHỮA BỆNH
Theo hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông, chim sẻ vị ngọt, tính ấm, không độc, tráng
dương, ích khí, mạnh lưng gối... Nó có thể giúp chữa một số chứng bệnh như liệt dương,
xuất tinh sớm, ho kéo dài.
Sau đây là vài bài thuốc từ chim sẻ:
1. Chữa liệt dương
- Chim sẻ 5 con, chim bồ câu non 1 con, đậu đen 120 g, muối rang 4 g, mật ong vừa đủ. Thịt chim
sấy khô, nướng vàng, tán bột, đậu đen sao tồn tính, tán nhỏ. Các thứ trên trộn đều với muối,
luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô, uống ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên. Bài thuốc này
cũng có tác dụng với những người bị thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, choáng váng.
- Chim sẻ làm sạch, luộc chín, ăn nhạt.
- Trứng chim sẻ luộc chín, bóc vỏ rồi nuốt chửng, ăn ngày 3 lần, mỗi lần 1 quả.
2. Chữa xuất tinh sớm:
Chim sẻ 2 con, dây tơ hồng 10 g, câu kỷ tử 10 g. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, rửa sạch, chặt
miếng rồi nấu cùng các thứ trên. Uống nước và ăn hết thịt chim.
10


3. Chữa quáng gà, chóng mặt, nhức đầu do thiếu máu và suy nhược:
Lấy tiết đầu của chim sẻ, hứng trực tiếp vào chén rượu hoặc mật ong, khuấy đều rồi uống ngay,
ngày 1 lần trong 15 ngày liền.
4. Chữa ho kéo dài:
Chim sẻ một con, đường trắng vừa đủ. Chim sẻ làm sạch, bỏ nội tạng, rửa sạch, cho đường
trắng vào bụng chim, lấy bột mì nhào dẻo bọc chim rồi hấp chín để ăn, ngày 2 lần. Trẻ dưới 1 tuổi

chỉ ăn một nửa liều trên.
14) CHIẾU XẠ LƯƠNG THỰC ĐỂ LOẠI BỎ CHỨNG TRƯỚNG BỤNG
Bằng cách chiếu tia gamma vào hạt đậu, các nhà khoa học Ấn Độ đã loại bỏ phần lớn nguy cơ
mắc chứng chướng bụng, đầy hơi ở những người dùng thức ăn làm từ loại lương thực
này.
Trong đậu có một loại carbon hydrat đặc biệt gọi là oligosaccharide. Hệ thống tiêu hóa của một
số người có thể hấp thụ chất này và biến chúng thành hỗn hợp khí sun phua và mê tan - thứ khí
gây đầy hơi và cảm giác căng bụng. Vì thế, hàng trăm triệu người Ấn Độ đã phải bỏ các món ăn
từ đậu.
Với công nghệ chiếu tia gamma, các nhà khoa học thuộc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng
nguyên tử Trombay đã làm giảm được 70% lượng oligosaccharide trong hạt đậu. Các phương
pháp được áp dụng trước đây rất tốn kém nhưng chỉ loại bỏ được tối đa 35% oligosaccharide.
Sau nghiên cứu này, giới khoa học Ấn Độ đã quyết định chế tạo những máy chiếu xạ công suất
bé và thông dụng, đặt tại các cơ sở chế biến thực phẩm.
15) CHUA ME ĐẤT HOA ĐỎ CHỮA CÁC CHỨNG VIÊM NHIỄM
Để chữa trẻ em sốt cao, lấy chua me đất hoa đỏ 10-20 g, kim ngân hoa 10-20 g, sài đất 10 g, sắc
Suống ngày một thang. Nếu bị mụn nhọt, viêm loét da, lấy chua me đất hoa đỏ và lá
sống đời lượng bằng nhau, giã nát, đắp lên mụn nhọt.
Chua me đất hoa đỏ còn có nhiều tên như hồng hoa thố tương thảo, tam hiệp liên, thủy toan chi,
cách dạ hợp... Tên khoa học Oxalis corymbosa DC... Theo Đông y, chua me đất hoa đỏ vị chua,
tính hàn, có tác dụng tán ứ huyết, tiêu thũng, thanh nhiệt, giải độc. Nó được dùng chữa các bệnh
tổn thương do trật đả, viêm họng, viêm đường tiết niệu, khí hư bạch đới, bỏng, viêm loét, mụn
nhọt ngoài da.
Một số bài thuốc Nam thường dùng:
- Chấn thương đau nhức do đụng dập: Chua me đất hoa đỏ 100-200 g sắc uống ngày một thang.
Có thể dùng giã nát đắp tại chỗ sưng đau.
- Viêm họng: Chua me đất hoa đỏ 20 g, lá xạ cạn 10 g, bồ công anh 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc
uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Viêm thận: Chua me đất hoa đỏ 100 g. Sắc uống ngày một thang.
11



- Viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt): Chua me đất hoa đỏ 60 g, cây mã đề 20 g, râu ngô 20 g.
Sắc uống ngày một thang.
- Đái đục: Chua me đất hoa đỏ tươi, thổ phục linh, mã đề mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày một thang.
- Trĩ: Chua me đất hoa đỏ tươi, hầm với ruột già lợn ăn ngày 1 lần.
- Bỏng: Chua me đất hoa đỏ tươi 20 g, lá sống đời 20 g, giã nát, đắp lên vết bỏng.
- Khí hư bạch đới: Chua me đất hoa đỏ tươi, rễ cỏ xước, rễ củ gai bánh (sao) mỗi thứ 20 g, rễ
bấn 16 g sao. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.
- Lỵ: Chua me đất hoa đỏ tươi, rau sam, lá non cây cơm nguội mỗi thứ 20 g thái nhỏ. Nấu canh
ăn ngày 1-2 lần. (Nếu chỉ có chua me đất hoa đỏ tươi thì phải dùng đến 100 g, nấu canh ăn hoặc
giã nát vắt lấy nước uống).
Chú ý: Chua me đất hoa đỏ có tác dụng trục ứ huyết, cần thận trọng với phụ nữ có thai.
16) CHUỐI VÀNG GIÚP TRẺ TINH MẮT
Bề ngoài trông như một củ cà rốt bự, nhưng thứ quả này chính là chuối. Và nó giàu tiền tố
vitamin A đến mức các nhà nghiên cứu hy vọng đây sẽ là phương thuốc tuyệt vời giúp
phòng ngừa bệnh mù lòa ở trẻ em trên quần đảo Micronesia ở Thái Bình Dương.
Loại chuối vàng rực kỳ lạ này (mệnh danh là karat) từng được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở
Micronesia như là món ăn cai sữa của trẻ sơ sinh trước khi chuyển sang dùng đồ ăn cứng. Ngày
nay, nó hầu như bị lãng quên do sự xuất hiện ồ ạt các loại thức ăn nhập khẩu.
Song mọi thứ có thể sẽ thay đổi, sau khi một chương trình kiểm nghiệm mới đây đã nhận thấy
karat có hàm lượng beta-carotene, một tiền tố mà cơ thể khi hấp thụ sẽ chuyển thành vitamin A,
cao bất thường.
Lois Englberger (Đại học Queensland, Australia) và Adelino Lorens (thuộc cơ quan nông nghiệp
đảo Pohnpei, quần đảo Micronesia) đã nghiên cứu 21 loài chuối bản địa có màu sắc từ vàng,
vàng cam đến đỏ tươi. 15 loài trong đó chứa lượng carotenoid (nhóm chất chứa carotene) đủ đáp
ứng một nửa nhu cầu về vitamin A hàng ngày của trẻ, nếu được dùng như khẩu phần cố định.
Chuối karat là có triển vọng lớn nhất, với hàm lượng beta-carotene cao gấp 25 lần so với loại
chuối Cavendish truyền thống.
Các chuyên gia hy vọng trẻ em có thể nhận đủ lượng vitamin cho cơ thể từ loại chuối này, và

tránh được một số loại bệnh gây mù lòa.
17) CHÁO HOA CÚC CHỮA ĐAU MẮT
Theo y học cổ truyền, hoa cúc có tác dụng tán phong thấp, giáng hỏa, giải độc; được dùng chủ
yếu làm thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp. Đặc biệt, cháo thuốc từ hoa
cúc có tác dụng chữa đau mắt rất tốt.
Sau đây là 2 loại cháo thuốc đơn giản mà hiệu nghiệm:
12


Cháo hoa cúc trắng, hạ khô thảo
Hoa cúc trắng 12 g, lá dâu 10 g, hạ khô thảo 15 g, đậu vàng 30 g, gạo tẻ 50 g, đường phèn (hoặc
đường kính trắng) vừa đủ. Cúc trắng, lá dâu, hạ khô thảo rửa sạch, đun lấy nước, bỏ bã; cho gạo
tẻ, đậu vàng, đường phèn vào cũng nấu thành cháo loãng. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm.
Công dụng: Khu phong, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc. Thích hợp với người đau mắt đỏ, miệng
đắng, mắt chói, cao huyết áp. Những người vị hư hàn, tiêu chảy mạn tính không được dùng.
Cháo hoa cúc trắng, quyết minh tử
Hoa cúc trắng 15 g, quyết minh tử 15 g, gạo tẻ 100 g, đường kính trắng 15 g. Rang thảo quyết
minh cho có mùi thơm, để nguội, sau đó cho nước vào nấu cùng hoa cúc trắng. Lọc lấy nước, bỏ
bã, cho gạo tẻ vo sạch vào nước thuốc, thêm nước lã vừa phải nấu thành cháo, khi ăn cho thêm
đường. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày.
Công dụng: Mát gan, sáng mắt, nhuận tràng, thông tiểu tiện, rất tốt đối với người đau mắt đỏ,
nhìn mờ, cao huyết áp...Người bị tiêu chảy không nên ăn cháo này.
18) ĐÔNG Y VÀ CÁCH CHỮA BỆNH TỔ ĐỈA
Tác giả : Thạc sĩ HOÀNG HỮU HẢO

Tổ đỉa là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt hay gặp ở những vùng bị ô nhiễm do sản xuất
công nghiệp, làng nghề, do rác thải (công nghiệp và sinh hoạt), do hóa chất bảo vệ
thực vật… Bệnh thường thấy ở những người mà nghề nghiệp phải tiếp xúc trực tiếp với
dầu mỡ (công nhân cơ khí, thợ sửa xe…), với hóa chất công nghiệp, rác thải (công nhân
vệ sinh, phân loại rác, bới rác…), với hóa chất bảo vệ thực vật như người trồng rau vùng

ngoại thành các thành phố lớn, đặc biệt là những người trồng rau nước (rau muống, rau
cần…) ở gần các vùng mà nước thải thành phố chảy qua .
Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh
Cơ địa dị ứng, sự tác động của yếu tố môi trường tiếp xúc như đã kể trên chỉ là yếu tố thuận lợi
trực tiếp gây bệnh. Biểu hiện chủ yếu của bệnh là các mụn nước nhỏ sờ chắc ở bàn tay, bàn
chân. Các mụn nước này thường xuất hiện ở mé bên các ngón tay, mặt sau ngón tay, lòng bàn
tay; Mặt bên, mặt trên và mặt dưới các ngón chân, lòng bàn chân. Các mụn nước không tự vỡ
mà thường xẹp đi, sau đó bong vảy, nếu khêu ra sẽ thấy một ít nước sánh chảy ra. Kèm theo
mụn nước là ngứa, có thể ngứa nhiều hoặc ít tùy từng người.
Các tổn thương không bao giờ lan lên quá cổ tay, cổ chân người bệnh. Bệnh thường phát, tái
phát hoặc nặng lên về mùa xuân và mùa hè. Khi ngứa, bệnh nhân gãi thường làm vỡ các mụn
nước, nếu vệ sinh không tốt sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng tạo thành các nốt mụn mủ, có thể gây ra
các bọc mủ nếu nhiễm trùng lan rộng.
Đông y gọi bệnh này là nga trưởng phong nếu bệnh ở bàn tay, là thấp cước khí nếu bệnh ở bàn
chân. Nguyên nhân do phong - thấp - nhiệt kết hợp với nhau gây bệnh.
Cách điều trị
13


Để chữa bệnh, ta có thể áp dụng các phương pháp sau:
1. Dùng một nắm nhỏ lá đào tươi (50g) rửa sạch, giã nhỏ đắp vào tổn thương,
sau 30 phút tháo ra để thoáng, ngày đắp 2 lần.
2. Khoảng 100g lá móng tay rửa sạch, sắc trong 1 lít nước, ngâm tay chân bị bệnh trong 15-20
phút, ngày ngâm 2 lần.
3. Nếu ngứa nhiều nhưng không có hiện tượng nhiễm trùng, dùng bột đại hoàng (khoảng 15g gói
trong vải mỏng, sạch) tẩm với rượu trắng xoa lên nơi ngứa.
4. Xông khói thương truật: Cho vài miếng thương truật lên bếp than hoa đang cháy nỏ, khi khói
thuốc bốc lên, hơ vùng tổn thương trên khói thuốc.
5. Ké đầu ngựa 20g, hy thiêm thảo 20g sao khô, sắc nước uống hàng ngày.
6. Thang thanh nhiệt tiêu viêm: Huyền sâm 30g, liên kiều, thiên hoa phấn đều 16g; Đơn bì, xích

thược, mạch môn, ngưu tất, núc nác, hoàng đằng, chi tử, mộc thông đều 12g, cam thảo dây hay
cỏ ngọt 8g. Sắc uống ngày 1 thang
Thực tế có thể kết hợp các phương pháp trên trong cùng thời gian điều trị.
Cách phòng bệnh đơn giản
Để phòng bệnh phát sinh hoặc tái phát, nên mang găng tay cao su khi tiếp xúc với các chất kích
thích, bụi bẩn, nước bẩn. Giữ bàn chân khô ráo, thoáng mát nhất là về mùa nóng, đặc biệt là khe
giữa các ngón chân.
Chú thích ảnh:
- Huyền sâm
- Mạch môn
19) ĐÔNG Y CHỮA CHỨNG KHÔNG PHÓNG TINH
Không phóng tinh khi giao hợp không chỉ làm nam giới mất cơ hội hưởng cảm giác thỏa mãn mà
còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh.
Bình thường, ở nam giới khỏe mạnh, hành vi tình dục bao gồm các giai đoạn: Ham muốn, hưng
phấn, bột khởi, cương cứng, giao hợp, trạng thái khoái cảm tột cùng (cực khoái), phóng tinh, thỏa
mãn. Trường hợp dương vật vẫn bột khởi, cương cứng, có thể giao hợp nhưng không phóng tinh,
cũng không có cảm giác cực khoái, dương vật cương cứng một thời gian rồi mềm dần được gọi
là chứng bệnh “giao hợp không phóng tinh”, gồm các loại:
- Ống dẫn tinh, niệu đạo... bị viêm nhiễm, sưng tấy, kết sẹo, không cho tinh dịch phóng ra ngoài,
nhưng vẫn có cảm giác phóng tinh và có cực khoái.

14


- Phóng tinh ngược: Hệ cơ trơn bị tổn thương do phẫu thuật tuyến tiền liệt hoặc bàng quang; hoạt
động của hệ cơ trơn, cơ thắt cổ bàng quang bị rối loạn (không thắt lại khi phóng tinh), khiến tinh
dịch không đi ra theo niệu đạo mà phóng ngược vào bàng quang.
Ngoài ra, có trường hợp quá trình giao hợp vẫn diễn ra bình thường, nhưng tinh dịch không
phóng mạnh, mà chỉ chảy từ từ ra ngoài, gọi là “phóng tinh yếu” , “xạ tinh vô lực”, không thuộc
phạm vi chứng bệnh “giao hợp không phóng tinh”.

Nguyên nhân dẫn đến không phóng tinh có rất nhiều, chủ yếu là:
- Nhân tố thần kinh: Thường gặp nhất. Do quá căng thẳng khi giao hợp, các trung tâm phản xạ
thần kinh bị ức chế, dẫn tới hiện tượng mất cực khoái và không thể xuất tinh.
- Mệt mỏi quá độ: Do làm việc quá sức, quá lo nghĩ và bận rộn với công việc, hoặc do thường
ngày sinh hoạt tình dục không tiết chế, thủ dâm quá nhiều khiến tinh huyết suy kiệt, cơ thể bị suy
yếu quá mức, gây ảnh hưởng đến trung tâm điều khiển phóng tinh mà dẫn đến bệnh.
- Bệnh tật hoặc tổn thương: Một số bệnh như cường tuyến giáp, đái tháo đường, chức năng
tuyến yên bị suy giảm, tổn thương tủy sống, tổn thương cục bộ ở cơ quan sinh dục... cũng có thể
dẫn đến giao hợp không phóng tinh.
- Do thuốc men: Một số thuốc hạ huyết áp, thuốc tê, thuốc gây mê, thuốc ngủ, thuốc an thần, một
số loại Đông dược quá đắng lạnh (khổ hàn)... cũng có thể gây trở ngại đến sự phóng tinh.
- Phương pháp, tư thế giao hợp không hợp lý, độ kích thích không đủ mạnh, không thể tạo trạng
thái hưng phấn cao cũng có thể dẫn đến giao hợp không phóng tinh.
Theo Đông y, hiện tượng không xuất tinh khi giao hợp có liên quan mật thiết đến tạng thận và
tạng can cũng như trạng thái của âm dương, khí huyết và hoạt động của tất cả các tạng phủ khác
trong cơ thể. Tạng thận chủ quản chức năng sinh dục. Tạng can chủ cân (gân) và quản lý trực
tiếp tôn cân (dương vật). Thận khí yếu, thận tinh suy kiệt, tạng can bị nhiệt kết, khí hư huyết ứ...
đều có thể khiến chức năng đóng - mở của “tinh quan” bị rối loạn. “Tinh quan” theo nghĩa hẹp là
“cửa tinh”, nghĩa rộng chỉ toàn bộ các hoạt động sinh lý trong quá trình phóng tinh.
Để chữa trị, có thể căn cứ vào các biểu hiện cụ thể (chứng trạng) nhằm nhận biết loại hình, xác
định phép chữa và sử dụng các bài thuốc hoặc món ăn thích hợp.
Nhiệt uất kết ở kinh can: Tôn cân (dương vật) bột khởi cứng rắn, thời gian giao hợp tương đối
dài (nói chung trên 30 phút), nhưng không thể đạt tới trạng thái khoái cực và không thể phóng
tinh. Tôn cân cứ cứng mãi, rất lâu mới mềm trở lại, có khi sau khi giao hợp cả giờ đồng hồ; lúc
ngủ thiếp đi, tinh dịch mới tiết ra.
Người bị nhiệt kết ở kinh can thường xuất tinh khi ngủ mê (mộng tinh). Ngoài ra, thường kèm
theo các chứng trạng toàn thân như miệng đắng, họng khô; người bồn chồn, dễ cáu giận, mắt đỏ,
tai ù, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền sác (căng như dây
đàn, nhịp đập nhanh). Ở một số người, tinh hoàn và hai bên phía bụng dưới có cảm giác tức đau
khó chịu.

Phép chữa: Thanh can, giải uất, thông tinh quan.
15


Bài thuốc tiêu biểu: Long đảm thảo (sao rượu), chi tử, đương quy (sao rượu), sài hồ, mộc thông
mỗi thứ 10 g, hoàng cầm (sao rượu) 12 g, trạch tả, xa tiền tử, sinh địa (sao rượu) mỗi thứ 15 g,
ngưu tất 6 g, xương bồ 6 g, đại hoàng 3 g, cam thảo 5 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Trà thuốc: Dùng hoàng hoa thái (hoa hiên) 30 g, mã xỉ hiện (rau sam) 30 g; sắc nước uống thay
trà trong ngày. Hoa hiên và rau sam đều là những thứ có tác dụng thanh nhiệt giải độc; có thể sử
dụng để hỗ trợ điều trị chứng không phóng tinh dạng kinh can bị uất nhiệt.
- Cháo đậu đỏ: Dùng đậu đỏ nhỏ hạt (xích tiểu đậu) 30 g, gạo tẻ 30 g, đường trắng lượng thích
hợp. Trước hết nấu chín đậu đỏ, sau đó cho gạo vào cùng nấu đến khi gạo chín nhừ; thêm chút
đường cho đủ ngọt, ăn vào lúc sáng sớm thay bữa điểm tâm. Đậu đỏ nhỏ hạt có tác dụng thanh
nhiệt, tán ứ, tiêu thũng; gạo tẻ có tác dụng ích vị, sinh tân dịch. Đối với trường hợp bệnh nhẹ, chỉ
dùng cháo này để chữa trị cũng có thể đạt kết quả tương đối khả quan.
Huyết ứ, tinh quan rối loạn: Không đạt đến khoái cực, không phóng tinh trong khi giao hợp,
dương vật thường có cảm giác tức đau. Kèm theo các chứng trạng toàn thân như ngực đầy tức
khó chịu, tính tình trầm mặc, không thích giao tiếp, dễ xúc động, nổi giận vô cớ. Chất lưỡi tím tái
hoặc có điểm ứ huyết; rêu lưỡi mỏng. Mạch trầm sáp (chìm, rít). Dạng bệnh này thường kéo dài
và điều trị tương đối khó khăn.
Phép chữa: Hoạt huyết hóa ứ, thông tinh quan.
Bài thuốc tiêu biểu: Ngưu tất, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12 g, đào nhân (nhân hạt đào), hồng
hoa (không phải là hoa hồng), xuyên khung, xích thược, chỉ xác, sài hồ mỗi thứ 10 g, cát cánh 6
g, cam thảo 3 g. Sắc nước, uống ấm, chia 3 lần uống trong ngày.
- Cháo nhân hạt đào: Dùng hạt đào, đập bỏ vỏ, lấy phần nhân (đào nhân) 10 g, cùng với 30-40 g
gạo tẻ, nấu cháo ăn vào buổi sáng sớm. Theo Đông y, đào nhân có tác dụng thông huyết ứ,
nhuận táo, sinh tân dịch; thường sử dụng để chữa trị các chứng huyết ứ, cũng có thể sử dụng để
chữa không xuất tinh do huyết ứ gây nên.
- Canh đào nhân mặc ngư: Dùng cá mực (mặc ngư) 1 con, đào nhân 6 g, nấu thành món canh
ăn. Cá mực có tác dụng thông huyết, đi vào kinh can, phối hợp với đào nhân nên tác dụng thông

ứ huyết càng mạnh; có thể dùng chữa không xuất tinh do huyết ứ gây nên.
Âm hư hỏa vượng, tinh quan không mở: Tình dục dễ bị kích thích, tôn cân dễ bột khởi, nhưng
có khi không đủ độ cứng, không phóng tinh trong khi giao hợp. Hay xuất tinh khi ngủ mê. Kèm
theo các chứng trạng như phiền táo, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện bí. Miệng khô, chất lưỡi đỏ, ít rêu.
Mạch tế sác (nhỏ nhanh).
Phép chữa: Tư âm giáng hỏa, điều tiết tinh quan.
Bài thuốc tiêu biểu: Sinh quy bản 12 g, bạch thược, sơn dược, phục thần mỗi thứ 9 g, thục địa
hoàng 15 g, tri mẫu, hoàng bá (sao với giấm), đan bì mỗi thứ 6 g, sơn thù nhục, ngũ vị tử, viễn
chí, xương bồ mỗi thứ 10 g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Móng lợn hầm hành: Dùng móng chân lợn 4 cái, hành 50 g. Móng chân lợn rửa sạch, chẻ nhỏ,
cho vào nồi, thêm nước, hành và mắm muối, đun sôi, giữ nhỏ lửa cho đến khi chín nhừ. Móng lợn
có tác dụng tư âm dưỡng huyết, hành có tác dụng thông tinh quan. Hai thứ phối hợp với nhau, có
tác dụng điều trị nhất định đối với những trường hợp không phóng tinh do âm huyết suy hư.
16


- Cháo sinh địa táo nhân: Dùng sinh địa 30 g, toan táo nhân 30 g, gạo tẻ 50 g. Trước hết nấu sinh
địa và táo nhân lấy nước, bỏ bã, sau đó cho gạo vào nấu cháo ăn. Sinh địa có tác dụng tư âm
(dưỡng âm), thanh nhiệt. Táo nhân có tác dụng dưỡng huyết an thần. Dùng hai vị thuốc nấu cháo
ăn có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với những trường hợp không xuất tinh do âm hư hỏa vượng.
Mệnh môn hỏa suy, không đủ sức để mở tinh quan: Tình dục lãnh đạm, tôn cân bột khởi
không cứng, thời gian giao hợp tương đối ngắn, không phóng tinh mà tôn cân tự nhiên mềm
nhũn. Kèm theo các chứng trạng như lưng đau gối mỏi, người đuối sức, sợ lạnh, sắc mặt nhợt
nhạt. Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng. Mạch trầm tế hoặc trầm trì (chìm nhỏ hoặc chìm, chậm).
Phép chữa: Ôn thận tráng dương, thông tinh quan.
Bài thuốc tiêu biểu: Thục địa 12 g, sơn dược 12 g, sơn thù, đỗ trọng, thỏ ti tử, dương khởi thạch,
ba kích thiên mỗi thứ 10 g, phụ tử chế 5 g, nhục quế, tiên linh tỳ, tiên mao, đẳng sâm mỗi thứ 20
g, sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
- Cháo thịt dê: Thịt dê 100 g, gạo tẻ 50 g. Thịt dê rửa sạch, thái thành miếng nhỏ, nghiền vụn.
Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước, nấu đến khi cháo chín một nửa, cho thịt dê vào trộn đều,

nấu tiếp cho đến khi cháo chín hẳn. Chia ra ăn lúc nào tùy ý.
- Chim sẻ hầm: Chim sẻ 3-4 con, hồi hương, gừng, hành, muối... lượng thích hợp. Chim sẻ làm
sạch lông, bỏ ruột, cho vào nồi hầm nhừ cùng với các thứ gia vị. Dùng làm thức ăn trong bữa
cơm.
Cả hai món ăn trên đều có tác dụng ích thận, tráng dương, có điều trị tương đối hiệu quả chứng
không phóng tinh cũng như các chứng dương nuy, di tinh do mệnh môn hỏa suy.
20) ĐÔNG Y CHỮA HỘI CHỨNG TIỀN MÃN KINH
Các dấu hiệu chính thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh là trong người thấy nóng, mặt đỏ, bứt
rứt, chân tay tê như có kiến bò, đặc biệt là kinh nguyệt không đều. Đông y chia hội
chứng này thành 3 thể và mỗi thể cần đơn thuốc khác nhau.
Thận âm hư
Âm hư nội nhiệt: Kinh nguyệt đến sớm, lượng ít hoặc ra muộn mà ra nhiều hoặc tắt kinh đột ngột,
đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, người nóng bừng, ra mồ hôi, miệng khô, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu
ít.
Dùng phép trị tư âm thanh nhiệt: Sinh địa, thục địa, đơn bì, phục linh, trạch tả, hoàng bá, tri mẫu,
địa cốt bì mỗi thứ 12 g, sơn thù nhục 10 g, quy bản và long cốt mỗi thứ 20 g. Sắc uống ngày một
thang.
Chú ý: Long cốt, mẫu lệ cho vào sắc trước.
Âm hư can vượng: Kinh nguyệt không đều, nóng nảy, bứt rứt, dễ tức giận, chóng mặt, đau đầu,
hông sườn đầy trướng, chân tay run, tê nhừ và có cảm giác kiến bò, rìa lưỡi đỏ.
Dùng phép trị tư thận, bình can: Sinh địa 16 g, hoài sơn, sơn thù, bạch linh, đơn bì, trạch tả, kỷ
tử, hạ khô thảo, sài hồ (sao giấm) mỗi thứ 12 g, câu đằng và cúc hoa đều 10 g. Sắc uống ngày
một thang.
17


Tâm thận bất giao: Kinh nguyệt không đều, nóng nảy, ra mồ hôi, hay quên, mất ngủ, tư tưởng
không tập trung, hay buồn vô cớ, lưỡi đỏ, ít rêu.
Dùng phép trị tư âm giáng hỏa: Sinh địa, đan bì, phục thần, bạch linh, bạch thược, mạch môn,
thạch xương bồ mỗi thứ 12 g, ngũ vị tử 6 g, viễn chí 10 g, hoàng liên và cam thảo đều 4 g, toan

táo nhân (sao) 20 g, đại táo 3 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Thận dương hư
Kinh nguyệt ra nhiều hoặc đến sớm, người mập, chân tay lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi, phù thũng, tiểu
trong, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm nhược.
Dùng phép trị ôn bổ thận dương: Hoài sơn, sơn thù, đơn bì, bạch linh, trạch tả mỗi thứ 12 g, phụ
tử chế và nhục quế đều 4 g. Sắc uống ngày một thang.
Huyết ứ đờm trệ
Người mệt, lên cân, tinh thần mệt mỏi, bứt rứt, chân tay nặng nề và tê dại, đầu nặng, ngực đau,
hồi hộp, mất ngủ, lưỡi bệu, rêu lưỡi dày.
Dùng phép trị hoạt huyết, trừ đờm: Sinh địa 16 g, đương quy, đào nhân, bạch linh, xích thược,
ngưu tất mỗi thứ 12 g; xuyên khung, hồng hoa, chỉ xác, trúc nhự, sơn tra, trần bì mỗi thứ 10 g,
hoàng kỳ 20 g, cam thảo 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
21) ĐÔNG Y CHỮA VIÊM NHIỄM NGOÀI DA
Đông y dùng từ "sang dương" để chỉ các chứng bệnh thấp nhiệt, thấp nhiệt độc (nhiễm khuẩn)
gây sưng đau, mưng mủ ở da và cơ như ung nhọt, đinh nhọt, lở loét... Có 2 loại sang
dương: cấp tính và mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh là độc tà (các loại tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lao...); ăn uống
không điều độ, phóng dục, lao động quá sức, bệnh tật lâu ngày, chấn thương, trùng thú cắn,
nhiễm độc, bỏng...
Bệnh nhân có phản ứng ngoài da như sưng, nóng, đỏ, đau (thấp nhiệt thịnh) hoặc sưng đau (hàn
thấp) do khí huyết ngưng trệ, kinh lạc bế tắc. Trường hợp nhẹ có các triệu chứng sốt, khát nước,
táo bón, tiểu tiện ít, vàng; nặng hơn thì người bứt rứt, buồn nôn, nôn, nói sảng, hôn mê. Đó là
chứng thực nhiệt, thường gặp trong các bệnh: ung, đinh, nhọt.
Còn các chứng hư thường có biểu hiện: người mệt mỏi, sút cân, chán ăn, sốt nhẹ kéo dài, ra mồ
hôi trộm, tổn thương chảy mủ khó liền miệng. Bệnh kéo dài dẫn tới tinh khí tạng phủ bị tổn
thương, âm hư lâu ngày làm chính khí hư suy...
Sau đây là một số bài thuốc thường dùng tùy theo từng thể bệnh:
Nhiệt độc thịnh: Là bệnh đang ở sơ kỳ và trung kỳ. Nhọt sưng đau to dần, đau nóng nhiều, bệnh
nhân sốt cao khát nước, bứt rứt, ăn kém, tiểu tiện vàng sẻn, táo bón. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.


18


Phục linh, ngưu tất mỗi thứ 16 g, kim ngân hoa, xa tiền tử, tử hoa địa linh, hoàng cầm, hoàng bá,
chi tử mỗi thứ 12 g, hoàng liên 8 g; sắc với 2 lít nước lấy 200 ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia
làm 3 lần.
Chính khí hư: Thường gặp vào thời kỳ vỡ mủ hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nhọt hết, sưng đau
giảm nhưng nước mủ chảy rỉ rả, miệng nhọt đỏ nhạt (tổ chức hạt). Bệnh nhân vẫn còn sốt nhẹ,
chán ăn, tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhợt ít rêu.
Hoàng kỳ, kim ngân hoa, đương quy, hoàng cầm, tử hoa địa linh mỗi thứ 12 g, sinh địa 16 g, thái
tử sâm 10 g, cam thảo 8 g. Các vị trên sắc với 2 lít nước lấy 200 ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia
làm 3 lần.
22) ĐÔNG Y CHỮA ĐAU DẠ DÀY – TÁ TRÀNG
Căn bệnh này trong Đông y có tên là vị quản thống, biểu hiện là đau vùng thượng vị, thường phát
ra ở tỳ, vị. Bệnh thường hay chuyển thành mạn tính và dễ tái phát.
Dưới đây là những bài thuốc chữa viêm loét dạ dày tá tràng theo từng thể bệnh:
Thể can khí phạm vị: Đau vùng thượng vị lan tới hai mạng sườn, ậm ạch khó chịu, miệng đắng,
hay cáu gắt, mặt đỏ, ợ hơi hoặc nôn chua, rêu lưỡi vàng. Nếu nặng thì đau dữ dội từng cơn, nôn
mửa, miệng nhạt.
- Diên hồ sách, trần bì, cam thảo mỗi thứ 12 g, ô dược, hương phụ mỗi thứ 20 g, sa nhân 8 g.
Diên hồ sách đập dập, các vị trên sắc với 1.500 ml nước, lọc bỏ bã lấy 150 ml. Chia đều 4 phần,
ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần. Thích hợp với các trường hợp khí trệ.
- Thược dược, đan bì, chi tử mỗi thứ 20 g, thạch bì 8 g, trần bì 10 g, trạch tả 16 g, bối mẫu 12 g.
Thược dược tẩm dấm thanh để sao. Các vị trên sắc với 1.700 ml nước, lọc bỏ bã lấy 250 ml.
Uống khi thuốc đã nguội, chia đều 5 phần, ngày uống 4 lần, tối uống 1 lần. Thích hợp cho trường
hợp hỏa uất.
- Bồ hoàng, ngũ linh chi mỗi thứ 48 g, tán bột mịn, uống mỗi lần 15 g, ngày uống 4 lần. Dùng cho
trường hợp huyết ứ.
Thể tỳ vị hư hàn: Đau vùng thượng vị liên miên, mệt mỏi, đầy bụng, nôn mửa nước trong, chân
tay lạnh, phân nát, rêu lưỡi trắng, chất lưỡi bệu nhợt.

Nhân sâm 15 g, can khương 30 g, thục tiêu 10 g, di đường 100 g.
Ba vị trên sắc với 1.200 ml nước, lọc bỏ bã lấy 150 ml đun sôi, hòa với di đường quấy tan đều.
Uống ấm, chia đều 4 phần, ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
Thể thương thực: Đau vùng thượng vị sau ăn hoặc uống, đau dữ dội hoặc âm ỉ ngày một tăng
dần. Người mệt mỏi có thể kèm theo tiêu chảy.
Mạch nha, thần khúc mỗi thứ 20 g, sơn tra 16 g, phục linh 18 g, trần bì, liên kiều mỗi thứ 8 g, la
bạc tử 10 g. Tất cả giã dập sắc với 1.500 ml nước, lọc bỏ bã lấy 250 ml. Uống ấm, chia đều 4
phần, ngày uống 3 lần, tối 1 lần.
23) CON NHÍM
19


Tác giả : GS. ĐỖ TẤT LỢI
Hỏi: Tôi được biết dạ dày con nhím dùng để chữa bệnh trĩ rất hiệu nghiệm. Xin bác sĩ cho
biết ngoài công dụng trên, toàn bộ con nhím hay từng bộ phận của nó còn có thể
chữa được bệnh gì khác?
(Trần Văn Nam - Đồng Nai)
Trả lời:
Còn gọi là con dím, hào chư, cao chư, sơn chư, loan chứ.
Tên khoa học Hystrix hodgsoni.
Thuộc họ Nhím Hystricidae.
Con nhím cho vị thuốc gọi là thích vị bì (Corium Hystrici) là dạ dày của con nhím Hystixhodgsoni.
Tại Trung Quốc người ta dùng dạ dày của loài nhím thích cầu tử hay mao thích Erinaceus
europaeus L. hoặc con nhím Hemichianus dauricus Sundevall cùng thuộc họ Erinaceidae.
Phân bổ, săn bắt và chế biến
Nhím sống hoang ở miền rừng núi nước ta. Nó gây hại một số cây lương thực (sắn, ngô, lạc).
Thường người ta săn bắt nhím để ăn thịt. Mùa săn bắt gần như quanh năm, ngoài thịt dùng để
ăn, người ta thu lấy lớp màng bao phủ dạ dày và gan phơi hay sấy khô để làm thuốc. Khi dùng
sao cát hay sao với hoạt thạch cho nở phồng lên rồi lấy dạ dày nhím sắc thuốc hoặc tán bột mà
uống.

Công dụng và liều dùng
Theo tài liệu cổ dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình (Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân
thì vị ngọt tính hàn không độc). Vào hai kinh vị và đại tràng. Có tác dụng lương huyết (mát máu),
giải độc, làm hết đau, trĩ lậu ra huyết. Dùng chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di
mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu.
Hiện nay vẫn dùng theo kinh nghiệm cổ với liều 6 - 16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống.
Đơn thuốc có dạ dày nhím
1. Chữa lòi dom chảy máu:
Dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi rây bỏ hoạt thạch) 3 - 6g, hoa hòe 10g, thêm 100ml
nước sắc kỹ rồi dùng nước sắc hoa hòe này chiêu dạ dày nhím đã sao và tán bột. Liều trên chia
làm 3 lần uống trong ngày.
2. Chữa thủy thũng, cổ trướng, hoàng đan:
Đốt tồn tính dạ dày nhím, mỗi lần uống 8g hòa rượu uống (kinh nghiệm trong sách cổ).
24) CON TẰM VÀ VỊ THUỐC BẠCH CƯƠNG TÀM
20


Những con tằm tự nhiên bị bệnh mà chết thường được sấy khô dùng làm thuốc, gọi là bạch
cương tàm. Bạch cương tàm có tác dụng chữa nhiều bệnh như vết đen sạm trên mặt, viêm
amiđan cấp tính. Ngoài ra, con tằm chín và ngài tằm cũng là những vị thuốc quý.
Bạch cương tàm dài chừng 3,5 cm, đường kính 5 mm, hình cong queo, bề ngoài màu trắng bẩn
(hoặc màu nâu, hơi lốm đốm trắng); chất cứng nhưng giòn; khi bẻ đôi, vết bẻ có màu xanh nâu,
mùi nặng, vị hơi đắng. Dân gian dùng bạch cương tàm để chữa nhiều bệnh của trẻ em như kinh
giản, co giật, khóc đêm. Nó cũng có thể chữa cảm, mất tiếng, xuất huyết não, cổ họng sưng đau,
liệt dương, băng huyết, khí hư trắng hay đỏ, đẻ xong đau bụng. Sau đây là 3 bài thuốc cụ thể:
- Vết đen sạm trên mặt: Bạch cương tàm tán nhỏ, hòa với nước, bôi vào vết sạm; những vết này
sẽ mất dần.
- Thiên đầu thống (glaucoma): Bạch cương tàm 4-8 g tán nhỏ, hòa với nước chè uống, thỉnh
thoảng uống cùng với nước hành.
- Viêm amiđan cấp tính: Bạch cương tàm 10 g, phèn chua 5 g, phèn đen 5 g. Tất cả trộn đều, tán

thật mịn, cho vào lọ để dành. Khi dùng, lấy lá bạc hà 5 g, sinh khương 5 g, sắc với ít nước (đã
hòa tan 2 g bột nói trên). Lấy nước này chùi vào cổ họng cho nôn ra thật nhiều đờm.
Tằm chín
Theo y học cổ truyền, tằm chín vị mặn, bùi béo, tính ấm, có tác dụng bổ thận, dạ dày, ruột, thần
kinh, chữa các chứng suy nhược thần kinh, mệt mỏi, khó ngủ, ăn chậm tiêu, di mộng tinh, trẻ em
chậm lớn, phụ nữ ít sữa.
Cách dùng: Tằm chín (đã nhả được ít sợi tơ, thân vàng óng, không có vết đen trên mình) 200 g,
lá dâu (lá bánh tẻ, không bị sâu hoặc úa) 500 g, vừng đen 300 g, mật ong vừa đủ để làm viên.
Cho tằm vào nước sôi, khuấy mạnh đến khi tằm chuyển sang màu trắng ngà. Vớt ra, để ráo nước
rồi sấy hoặc rang nhẹ lửa (chừng 50 độ C), đảo luôn cho tằm khô đều và không bị cháy. Khi thấy
da tằm săn lại, cho lửa to hơn (độ 80 độ C), đến lúc tằm có màu vàng nâu bóng, mùi thơm là
được. Chờ tằm nguội, ngâm tằm 1-2 giờ với nước gừng, tỷ lệ một phần gừng, hai phần nước
(gừng làm mất mùi tanh của tằm). Vớt tằm ra, sao vàng cho đến khi tằm thật khô, bẻ gãy được.
Tán nhỏ và rây thành bột mịn.
Lá dâu rửa sạch, phơi khô trong bóng râm hoặc dưới ánh nắng nhẹ, vò bỏ cuống và xương lá.
Vừng đen sảy sạch hạt lép và rác, phơi khô, sao thơm. Tán lá dâu với vừng đen, rây mịn.
Trộn lẫn bột tằm, bột vừng, lá dâu; thêm dần mật ong, giã nhuyễn, trộn đều đến lúc khối bột
không dính tay là được. Viên thành viên độ 1 g. Viên thuốc có màu đen, hơi mềm, mùi thơm, vị
ngọt mặn. Đựng thuốc trong lọ sạch kín, để ở nơi khô ráo, dùng dần. Ngày dùng hai lần, người
lớn mỗi lần 10-20 g, trẻ em 5-10 g. Uống sau mỗi bữa ăn, liền trong một tháng.
Con ngài tằm
Theo y học cổ truyền, con ngài tằm (tên thuốc là tàm nga) có vị mặn, bùi béo, thơm, tính ấm.
Người ta lấy ngài tằm bỏ đầu, chân và cánh, sấy khô, sao vàng, tán thành bột để làm thuốc.
- Chữa đái buốt do chứng lậu: Mỗi lần uống 8 g bột ngài tằm với rượu vào lúc đói.
21


- Chữa chứng phong chúm miệng, cứng lưỡi, khóc không ra tiếng ở trẻ em: Lấy bột ngài tằm hòa
với mật ong, bôi vào trong mồm.
- Chữa liệt dương, mộng tinh, vô sinh: Ngài tằm 7 con (sao giòn), tôm he (bóc vỏ) 20 g. Tất cả giã

nát, trộn với trứng gà (2 quả), dùng dưới dạng thức ăn như rán hoặc hấp chín.
- Chữa lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt hoặc tắt kinh sớm: Ngài tằm (bỏ đầu, chân và cánh, sấy
khô, sao vàng) 100g, ngâm với 500 ml rượu trắng trong 7-10 ngày (càng lâu càng tốt), thỉnh
thoảng lắc đều. Ngày uống hai lần, mỗi lần 30 ml.
Chú ý: Chỉ sử dụng con tằm được nuôi bằng lá dâu.
25) CÀ CHUA LÀM GIẢM NGUY CƠ BẸNH TIM MẠCH
Một nghiên cứu mới đây của Mỹ cho thấy, lycopen - thành phần tạo nên màu đỏ của cà chua giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Đây là công trình đầu tiên chỉ ra mối liên hệ giữa loại
quả này và các bệnh tim mạch.
Nghiên cứu được thực hiện trên gần 1.000 phụ nữ giai đoạn mãn kinh, đang tham gia Chương
trình Sức khỏe Phụ nữ của Đại học Harvard. Năm 1992, khi bắt đầu nghiên cứu, tất cả những
người này đã được đo nồng độ lycopen trong máu. Sau 7 năm theo dõi, họ được chia làm 2
nhóm:
- Nhóm 1 gồm 483 người đã bị cơn đau tim, có biến chứng nặng vì bệnh tim hoặc chết vì bệnh
tim trong thời gian nghiên cứu.
- Nhóm 2 gồm 483 người không bị các bệnh lý nói trên.
Phân tích số liệu cho thấy, sau khi loại bỏ các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim, phụ nữ có nồng
đọ lycopen cao nhất giảm được 34% nguy cơ bị bệnh tim, so với những người có nồng độ
lycopen thấp nhất.
Chất chống ôxy hóa
Lycopen, chất chống ôxy hóa tự nhiên liên quan tới vitamin A, đã được chứng minh là có khả
năng ngăn ngừa bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Theo bác sĩ Sidney Smith - chuyên viên khoa học
của Hiệp hội Tim mạch Mỹ - sự ôxy hóa thành phần cholesterol xấu (LDL) trong cơ thể chính là
nguyên nhân dẫn tới chứng xơ vữa động mạch. Vì vậy, hiện tượng một chất chống ôxy hóa có
thể ngăn ngừa bệnh tim cũng là điều hợp logic.
Nếu bạn không thích cà chua thì cũng đừng lo, đã có dưa hấu, cà rốt, đu đủ và bưởi hồng. Tất cả
các loại quả này đều chứa nhiều lycopen. Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thuốc chứa chất
chống ôxy hóa, như vitamin E đường uống, không đem lại tác dụng bảo vệ tim. Nghiên cứu được
trình bày tuần này tại cuộc họp thường niên của Trường Tim mạch Mỹ.
26) CÁC LOẠI THUỐC BỔ THẬN TRÁNG DƯƠNG DỄ KIẾM
Tắc kè được xem là bổ ngang với nhân sâm; vị mặn, tính ôn, có tác dụng chữa hen suyễn, lao

phổi, bổ thận, tráng dương, cường tinh. Đuôi tắc kè là bộ phận quý nhất.
22


Các nghiên cứu cho thấy, đuôi tắc kè chứa nhiều chất béo với một tinh thể đặc biệt chưa rõ hoạt
chất. Động vật này cũng có nhiều axit amin, giúp chống mệt mỏi. Thuốc chế từ tắc kè có thể
chống vi khuẩn gram dương và gram âm; không gây dị ứng, kích thích sự tăng trưởng, tăng hồng
cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ bạch cầu.
Kinh nghiệm dân gian giúp thử để biết tắc kè thật hay dởm: đem nướng vàng tắc kè, giã nhỏ,
ngậm một ít vào lưỡi, chạy một quãng đường không phải thở mệt thì đó là tắc kè thật.
Chế biến và sử dụng: Tắc kè được mổ bụng, bỏ hết ruột, dùng que căng hai chân trước, 2 chân
sau và 1 que xuyên suốt từ đầu đến đuôi, đem phơi hoặc sấy khô. Đuôi được quấn chặt bằng
giấy bản để bảo vệ. Khi dùng bỏ mắt, chặt 4 bàn chân, sấy thật khô, tán nhỏ viên thành hoàn
hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 3-4 g. Trong sinh hoạt tình dục, tắc kè giúp kéo dài, chống
hoạt tinh và chống mệt mỏi.
Cá ngựa
Sống chủ yếu ở nước mặn, có đầu giống đầu ngựa, thân dài 15-20 cm, có khi tới 30 cm, có nhiều
màu khác nhau nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì trắng và vàng tốt hơn cả. Ở Trung Quốc, cá
ngựa được xem là loại thuốc quý, kích dục cho nam giới (bổ thận, tráng dương). Đối với nữ, nó
chữa đau bụng, suy mòn, thiếu máu sau sinh đẻ và có tác dụng đối với những người đẻ khó.
Theo y học cổ truyền, cá ngựa tính ôn, vị ngọt, không độc, có tác dụng bồi bổ cơ thể, dễ dùng.
Ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột, chia làm 3 lần, mỗi lần 1-3 g chiêu với rượu.
Sau khi bỏ ruột, uốn đuôi cho cong đem phơi hoặc sấy khô, người ta thường buộc thành cặp 2
con, xem đó là một đực và một cái; nhưng thực ra là không đúng vì không phân biệt được đực
hay cái.
Cẩu thận
Thực chất, cẩu thận là dương vật và tinh hoàn của chó chứ không phải là thận chó. Theo y học
cổ truyền, cẩu thận vị mặn, tính đại nhiệt, có tác dụng tráng dương ích khí, dùng cho người liệt
dương, di tinh, đau lưng, mỏi gối. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy trong cẩu thận có nội tiết
tố nam (androsteron), protit và chất béo... đều là những chất bồi bổ hiệu nghiệm cho nam giới.

Chế biến và sử dụng: Lấy toàn bộ dương vật và tinh hoàn chó, đem sấy khô, tán thành bột hoàn
thành viên hoặc đem ngâm rượu. Mỗi ngày dùng 4-12 g.
27) CÁC PHƯƠNG THUỐC TỪ CÂY DÂM BỤT
Để chữa ung nhọt sưng đau, hãy lấy lá và hoa dâm bụt giã nát, trộn với mật ong (hoặc giã nát
cùng một ít vôi ăn trầu), rồi đắp lên chỗ bị tổn thương, nhọt sẽ chóng vỡ mủ.
Dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dung thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, tiêu sưng, thường được
dùng để trị khí hư bạch đới, mộng tinh, đại tiện ra máu, mất ngủ, mụn nhọt sưng tấy... Dưới đây là
một số ứng dụng cụ thể:
- Chữa khó ngủ do hồi hộp: Hoa dâm bụt phơi trong bóng mát cho khô, hãm với nước sôi, uống
thay trà trong ngày.
23


- Chữa lỵ lâu ngày, đại tiện ra máu, mủ: Vỏ thân hoặc rễ cây dâm bụt (bỏ vỏ ngoài, chỉ lấy lớp vỏ
trắng) 50 g tươi hoặc 20 g khô, lá và búp táo chua (táo ta) 50 g tươi hoặc 20 g khô, trần bì (vỏ
quýt khô, để lâu ngày) 8 g, gừng tươi 8 g... Vỏ dâm bụt và táo sao vàng, hạ thổ, sau đó sắc kỹ
cùng trần bì và gừng, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Tiêu độc, chữa mẩn ngứa: Lá và hoa dâm bụt hãm với nước sôi như pha trà, uống trong ngày.
- Chữa quai bị sưng đau: Lá dâm bụt 30-40 g, hành 5-10 củ, giã nhỏ, chế nước sôi để nguội rồi
gạn lấy nước cốt để uống, lấy bã đắp lên chỗ sưng, sau đó dùng băng cố định lại.
28) CÁC PHƯƠNG THUỐC TỪ QUẢ PHẬT THỦ
Để chữa ho nhiều đờm, hãy nhai cùi (liền cả vỏ) phật thủ tươi, nuốt dần nước. Đờm sẽ tan dần và
khí đỡ xông ngược lên, nhờ vậy mà hết ho. Cũng có thể lấy phật thủ tươi 30 g (khô 10
g), đường phèn 15 g, hấp cách thủy khoảng nửa giờ rồi chia 2-3 lần ăn trong ngày.
Theo Đông y, phật thủ vị cay, đắng, chua, tính ấm, có tác dụng chỉ thống, hóa đàm, dùng chữa
các chứng ăn không tiêu, đầy bụng, đau dạ dày, đau gan, cổ họng nghẹn tắc, ngực tức đầy, mạng
sườn trướng đau... Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, phật thủ có tác dụng giải trừ sự co
thắt cơ trơn, hạ huyết áp, cắt cơn hen và tăng cường chức năng tiêu hóa.
Để sử dụng làm thuốc, khi hái quả về nên thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi hoặc sấy khô,
bảo quản nơi khô ráo, dùng dần. Sau đây là một số ứng dụng cụ thể:

- Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn
ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.
- Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc
với nước, pha thêm chút đường để uống.
- Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Có thể dùng một trong những phương thuốc sau:
+ Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.
+ Phật thủ khô, huyền hồ sách mỗi thứ 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
+ Phật thủ khô 6 g, thanh bì 9 g, xuyên luyện tử 6 g, sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Chữa đau dạ dày do lạnh: Phật thủ khô 15 g, gạo tẻ sao vàng 30 g, sắc nước uống ngày 3 lần.
- Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái
nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.
- Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi
thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu
trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân
và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.
- Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút
nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.
24


- Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước,
chia 2-3 lần uống trong ngày.
- Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.
Lưu ý: Đối với các chứng bệnh kể trên, nếu không có quả phật thủ thì thay bằng lá cũng có tác
dụng tốt
29) CÁC BÀI THUỐC CHỮA VÔ SINH NAM
Các dược phẩm đang được dùng điều trị hiếm muộn cho nam giới chỉ có hiệu quả trong
những trường hợp tinh trùng yếu và ít. Những bệnh nhân không có tinh trùng sẽ rất ít đáp
ứng với thuốc.
Cần làm xét nghiệm tinh dịch cẩn thận và nhất quán 2-3 lần mới có thể kết luận là vô sinh

nam. Hiếm muộn ở nam giới có các dạng: vô sinh tiềm năng, bán vô sinh và vô sinh.
Tinh trùng được sinh ra hằng ngày ở tinh hoàn. Từ một tế bào nguyên thủy, để phát triển thành
tinh trùng trưởng thành phải mất 74 ngày. Do đó, khoảng thời gian chờ làm xét nghiệm mới cần
dài bằng hoặc hơn 2,5 tháng.
Hiện có nhiều quan điểm về số lượng tinh trùng cần thiết để có thai. Số lượng 20 triệu/ml được
nhiều nhà nghiên cứu lâm sàng tán thành. Tuy nhiên, theo điều tra của các nhà xét nghiệm, số
lượng tinh trùng trung bình cần thiết là 46,7 triệu/ml và dao động 10-98 triệu/ml.
Điều quan trọng nhất trong điều trị là phải chẩn đoán đúng. Chẩn đoán chính xác nguyên nhân vô
sinh nam là việc rất khó vì đây là một lĩnh vực mới chưa được nghiên cứu và chưa có hiểu biết
đầy đủ, kể cả ở những nước có nền khoa học và kinh tế phát triển. Ít nhất có 50% các trường hợp
vô sinh nam được xếp loại “không rõ nguyên nhân”. Các điều kiện để tiến hành xét nghiệm tinh
dịch (gồm cả dịch tiết và tinh trùng) cũng khác nhau giữa các cơ sở điều trị, có nơi yêu cầu bệnh
nhân không giao hợp 7-10 ngày, có nơi chỉ yêu cầu 2 ngày. Nhiệt độ bên ngoài cơ thể và thời
gian từ lúc xuất tinh đến lúc xét nghiệm có ảnh hưởng rất lớn đến tinh trùng.
Tinh trùng sản xuất đến đâu sẽ được chuyển ra lưu trữ trong túi tinh đến đó. Thời gian lưu trữ
trong túi tinh càng lâu thì tinh trùng càng già, tỷ lệ chết và chuyển động yếu sẽ cao hơn. Ngược
lại, nếu lấy tinh dịch ngay sau lần giao hợp trước đó (dưới 24 giờ) thì lượng tinh trùng có thể thấp
hơn nhiều. Do đó, cần kiêng giao hợp trong 48-72 giờ sau lần giao hợp cuối cùng.
Những yêu cầu đủ để thụ tinh: Khối lượng tinh dịch từ 2 ml trở lên; nồng độ tinh trùng 20 triệu/ml
trở lên; ít nhất 50% có thể di chuyển theo đường thẳng hoặc 25% có thể di chuyển thẳng và
nhanh; ít nhất 30% tinh trùng có hình dạng bình thường.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu lượng tinh trùng 60-100 triệu/ml thì tỷ lệ có thai sẽ là 79%.
Nếu lượng tinh trùng chỉ có dưới 5 triệu thì tỷ lệ có thai chỉ đạt 38%. Ngày nay, tinh trùng nam giới
ít hơn so với đầu thế kỷ nhiều lần. Ví dụ ở Đan Mạch, năm 1940, số lượng tinh trùng trung bình ở
một người đàn ông là trên 113 triệu, nhưng đến năm 1990 chỉ còn 66 triệu. Cách đây 50 năm, số
đàn ông có nồng độ tinh trùng dưới 20 triệu/ml chỉ chiếm 5%, nay đã tăng lên 20-25%.
Thuốc điều trị vô sinh nam
Các thuốc sau đây có hiệu quả trong những trường hợp vô sinh tiềm năng hoặc bán vô sinh,
25



×