Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu giải pháp xử lý rơm nhằm cải thiện môi trường đất trồng lúa ở đồng bằng sông cửu long tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.48 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Môi trường Đất và Nước
Mã ngành: 62 44 03 03

NGUYỄN XUÂN DŨ

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XỬ LÝ RƠM NHẰM
CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẤT TRỒNG LÚA
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Cần Thơ, 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trương Thị Nga

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại:
Vào lúc ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ.


Thư viện Quốc gia Việt Nam.


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số thì nhu cầu lương thực của cả
nước nói chung và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng tăng. Với
diện tích trồng lúa ở ĐBSCL khoảng 4,24 triệu ha (Tổng cục thống kê, 2014) đã góp
phần đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu. Tuy nhiên, những
năm gần đây năng suất lúa ở những vùng thâm canh lúa có chiều hướng giảm. Nguyên
nhân là do sử dụng đất không hợp lý dẫn đến đất bị thoái hóa. Trong đó canh tác lúa
3 vụ liên tục trong năm đã làm giảm sự phân hủy chất hữu cơ trong đất và giảm khả
năng hoạt động của sinh vật có lợi trong đất đã dẫn đến giảm khả năng cung cấp dưỡng
chất của đất cho cây lúa. Bên cạnh những ảnh hưởng bất lợi trên, người dân thường
xuyên đốt đồng sau mỗi vụ thu hoạch, việc đốt đồng ảnh hưởng nguồn chất hữu cơ và
dưỡng chất trả lại cho đất. Ngoài ra việc đốt đồng còn làm ảnh hưởng đến môi trường
và sinh hoạt của người dân. Đốt đồng là một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường, phát thải khí nhà kính như CO2, CO, NOx, CH4. Những kết quả nghiên cứu
trong thời gian qua cho thấy có thể tận dụng nguồn rơm rạ để sản xuất phân hữu cơ tại
chỗ, làm tăng độ phì nhiêu cho đất, góp phần ổn định sự bền vững cho đất thâm canh
và năng suất lúa. Tuy nhiên, nếu ủ rơm theo cách truyền thống, phơi khô và để rơm rạ
phân hủy tự nhiên thì mất rất nhiều thời gian. Phế phẩm nông nghiệp như thân bắp,
rơm, lục bình… là những nguyên liệu tốt để ủ phân hữu cơ. Các nghiên cứu thực
nghiệm ở Viện lúa ĐBSCL về ảnh hưởng của các phụ phẩm hữu cơ từ phế phẩm nông
nghiệp được ghi nhận có hiệu quả làm giảm lượng phân bón sử dụng và tăng thu nhập
cho nông dân (Trần Thị Ngọc Sơn và ctv, 2009, Lưu Hồng Mẫn, 2010). Hiện tại ở một
số tỉnh trong khu vực ĐBSCL thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp, rơm phun rải
trên mặt đất để phân hủy tự nhiên hoặc đốt đồng sau thu hoạch hay vùi rơm vào đất.
Do đó, quá trình canh tác cần phải thực hiện các giải pháp kỹ thuật để xử lý rơm trên
đồng ruộng, hạn chế đốt đồng bảo nhằm vệ môi trường, cải thiện tính chất đất.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu và đề xuất giải pháp xử lý rơm tại ruộng
hạn chế đốt đồng góp phần cải thiện tính chất đất trồng lúa thâm canh.
* Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá hiện trạng xử lý rơm tại các vùng thâm canh lúa thuộc tỉnh Tiền Giang.
- Đánh giá ảnh hưởng của việc đốt đồng đến tính chất lý hóa đất lúa thâm canh.
- Đánh giá khả năng ủ phân compost từ rơ và quá trình phân hủy rơm trên ruộng
với việc bổ sung các chế phẩm sinh học.
- Đánh giá hiệu quả của việc vùi rơm trên ruộng đến tính chất lý hóa đất.
- Quy trình xử lý rơm trên đồng ruộng.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng sử dụng và xử lý rơm sau thu hoạch tại Tiền Giang.
- Khảo sát, đánh giá tính chất lý hóa đất ở điều kiện canh tác có đốt đồng lâu
1


năm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Nghiên cứu ủ phân compost từ rơm và xử lý rơm trên đồng ruộng với các chế
phẩm sinh học
- Đánh giá tính chất lý hóa đất sau khi kết thúc thí nghiệm qua nhiều vụ thí
nghiệm liên tục từ vụ Đông Xuân năm 2013 đến vụ Đông Xuân năm 2015.
- Triển khai quy trình áp dụng thực tế xử lý rơm trên đồng ruộng
1.4 Tính mới của luận án
- Đánh giá được hiện trạng xử lý rơm và tính chất đất canh tác đốt đồng lâu
năm tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang tại thời điểm nghiên cứu (2013-2015).
- Lựa chọn được chế phẩm sinh học có hiệu quả trong xử lý rơm bằng ủ phân
compost và vùi rơm tại ruộng.
- Đánh giá được tốc độ phân hủy rơm trong điều kiện vùi rơm có sử dụng chế
phẩm sinh học tại đồng ruộng.
- Đánh giá được tác động của vùi rơm trên ruộng đến tính chất lý hóa đất và

năng suất lúa tại vùng thâm canh lúa huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Đề xuất quy trình xử lý rơm tại ruộng thay thế đốt đồng phù hợp với đều kiện
thâm canh lúa tại huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang.
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu là nguồn số liệu khoa học về tính chất đất ruộng lúa trong
điều kiện canh tác có đốt đồng và không đốt đồng.
- Công trình nghiên cứu là các số liệu khoa học cơ bản sử dụng cho giảng dạy
và nghiên cứu trong với các đề tài tương tự.
- Kết quả có thể dùng tham khảo cho các mô hình áp dụng xử lý rơm rạ trên
đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học.
- Quy trình có thể được sử dụng ở những nơi đốt đồng có điều kiện tương tự.
* Ý nghĩa thực tiễn
- Luận án cung cấp những thông tin khoa học về tính chất đất trong điều kiện
canh tác đốt đồng lâu năm và không đốt đồng cho các nhà quản lý, hoạch định chính
sách phát triển nông thôn và nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở
khuyến cáo nông dân canh tác lúa theo hướng không đốt đồng, hướng đến canh tác lúa
sinh thái và bền vững.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sản xuất lúa và các vấn đề môi trường trong sản xuất lúa
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với dân số trên 90 triệu người, phần lớn
dân cư sống trong vùng nông thôn và hoạt động nông nghiệp. Lúa là cây trồng chủ lực
của ĐBSCL chiếm vị trí hàng đầu trong các loại cây nông nghiệp. Tiền Giang là một
trong các tỉnh sản xuất lúa lớn trong khu vực ĐBSCL. Phần lớn các huyện đều sản
2


xuất lúa ba vụ, đặc biệt huyện Cái Bè là huyện sản xuất lúa ba vụ liên tục trong năm
và có diện tích và sản lượng lúa lớn nhất trong tỉnh.

Sản lượng lúa của huyện Cái Bè những năm 2013 và 2014 khoảng 320.000 330.000 tấn/năm điều đó có nghĩa khoảng 330.000 tấn/năm rơm sinh ra trong sản xuất.
Do canh tác lúa liên tục và để chuẩn bị vụ mới nông dân phải đốt đồng nhằm tận dụng
thời gian và chi phí cho vụ mới. Đốt đồng sẽ mất đi lượng lớn chất hữu cơ và thải các
chất khí gây ô nhiễm môi trường (Gadde et al., 2009; Trần Bá Linh và ctv., 2010; Võ
Thị Gương và ctv., 2010, Nguyễn Mậu Dũng, 2012; Trương Thị Nga và ctv., 2013).
2.2 Các công trình nghiên cứu về biện pháp xử lý rơm rạ
Gần đây việc xử lý rơm rạ bằng nấm Trichoderma và ủ phân vi sinh ở ĐBSCL
cho thấy đạt kết quả tốt trong bảo vệ môi trường, chống lại các nấm bệnh gây hại
trong đất, giảm lượng phân hoá học và giảm chi phí sản xuất lúa (Trần Thị Ngọc Sơn
và ctv., 2010).
Theo Nguyễn Thành Hối (2008) nghiên cứu “Ảnh hưởng của chôn vùi rơm rạ
tươi trong đất ngập nước đến sinh trưởng của lúa (Oryza sativa L.) ở đồng bằng sông
Cửu Long” cho thấy có 37% trọng lượng khô của rơm rạ lưu tồn trong đất sau khi
chôn vùi vào ruộng lúa ngập nước 90 ngày. Rút kiệt nước ruộng ở đầu vụ canh tác vào
thời điểm 15 hoặc 30 ngày sau khi gieo liên tục ít nhất trong 5 ngày (mực thuỷ cấp
cách mặt đất 10 - 15 cm) trên đất lúa ngập nước có chôn vùi rơm rạ tươi đã cải thiện
được sự sinh trưởng và làm gia tăng năng suất lúa 22% (thí nghiệm trong chậu) và
15% (thí nghiệm ngoài đồng) so ngập nước liên tục.
Theo Nguyễn Kim chung (2008) nghiên cứu “Thâm canh lúa và hiệu quả sử dụng
phân hữu cơ sinh học trên lúa cao sản ở ĐBSCL” cho thấy, bón phân rơm rạ phân hủy
bởi nấm Trichoderma cho lúa từ 2 – 4 tấn rơm/hecta sẽ làm tăng dưỡng chất trong đất,
hạn chế sử dụng phân bón hóa học, làm cây lúa phát triển trong điều kiện cân đối ít
sâu bệnh, năng suất lúa tăng dần ở các vụ tiếp theo và có hiệu quả tăng lợi nhuận từ 2
– 3 triệu đồng/hecta.
Hà Thị Thanh Bình (2008) nghiên cứu “Dùng phân lân để xúc tiến việc phân giải
rơm rạ vụ xuân làm phân bón cho vụ mùa” đã tiến hành thí nghiệm đánh giá hiệu quả
khi dùng phân lân bón lót để thúc đẩy sự phân hủy rơm rạ. Cày vùi rơm rạ vụ xuân
làm phân bón cho vụ mùa có hiệu quả cao nhất khi bón lót hỗn hợp 25% đạm, kết hợp
với 50 % super lân và 50 % lân nung chảy trước khi cấy 10 ngày, bón thúc 2 lần: 10
ngày sau cấy và 24 ngày sau cấy.

Nghiên cứu của Lưu Hồng Mẫn (2010) nghiên cứu “Ứng dụng chế phẩm sinh
học để sản xuất phân hữu cơ rơm rạ tại chỗ và cải thiện độ phì đất canh tác lúa” Rơm
rạ sau khi xử lý bằng chế phẩm sinh học Trichoderma sp để tạo thành nguồn phân
hữu cơ của mô hình thâm canh cây lúa giảm từ 20 – 60% phân bón hóa học nhưng
không làm giảm năng suất lúa.
Trần Thị Anh Thư (2010) với đề tài “ảnh hưởng của rơm rạ xử lý bằng chế phẩm
Trichoderma đến độ phì nhiêu đất lúa Hè Thu 2010 tại An Giang” cho thấy khi bón
3


phân rơm rạ xử lý bằng chế phẩm Trichoderma kết hợp với 70% NPK theo lượng phân
sử dụng của nông dân làm tăng carbon hữu cơ, đạm hữu dụng, lân dễ tiêu và kali trao
đổi so với bón phân theo tập quán của nông (đốt rơm kết hợp bón 100%).
Trần Thị Ngọc Sơn và ctv. (2011) với đề tài “ Nghiên cứu ảnh hưởng của rơm rạ
xử lý bằng chế phẩm Trichoderma đến năng suất lúa và hiệu quả kinh tế trồng lúa ở
Đồng bằng sông Cửu Long” kết quả cho thấy chế phẩm Trichoderma có hiệu quả xử
lý rơm rạ nhanh trên đồng ruộng, phù hợp với điều kiện canh tác ở ĐBSCL, làm giảm
tỷ lệ C/N trong rơm rạ còn 20,4 đến 21,4 và gia tăng hàm lượng NPK. Xử lý rơm rạ
bằng chế phẩm góp phần giảm khoảng 30% NPK phân hóa học và gia tăng năng suất
lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa và cải thiện độ phì nhiêu đất.
Trần Thị Mil và ctv. ( 2012) nghiên cứu hiệu quả của việc vùi rơm rạ vào đất
với nấm Trichoderma, với phân hữu cơ từ bùn thải ao nuôi cá tra và đốt rơm (vùi 3
tuần thì sạ lúa). Kết quả cho thấy vùi rơm rạ có xử lý nấm Trichoderma, giúp tăng hàm
lượng chất hữu cơ, N hữu cơ dễ phân hủy và N hữu dụng trong đất có ý nghĩa.
Trần Ngọc Hữu và ctv (2014) với đề tài “ Thành phần dinh dưỡng NPK trong ủ
phân hữu cơ vi sinh và hiệu quả trong cải thiện sinh trưởng và năng suất lúa” kết quả
cho thấy ủ phân rơm với vi khuẩn cố định đạm Azospirillum lipoferum làm tăng hàm
lượng đạm trong phân hữu cơ. Năng suất lúa đạt 0,51 kg/m2 khi bón phân rơm ủ với
nấm Trichoderma kết hợp với vi khuẩn cố định đạm và vi khuẩn hòa tan lân cao hơn
so với 0,41 kg/m2 của phân rơm chỉ ủ với nấm Trichoderma.

Nguyễn Quốc Khương và ctv (2014) với đề tài “Ảnh hưởng của bón phân rơm
hữu cơ lên phát thải CH4, N2O và năng xuất lúa trong điều kiện nhà lưới” kết quả cho
thấy trong điều kiện nhà lưới, bón phân rơm ủ với Trichoderma 6 tấn/ha đã làm tăng
số bông/m2, số hạt/bông, tỷ lệ hạt chắc và do đó tăng năng suất lúa.

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu có 5 nội dung chính được trình bày theo từng nội dung và phương
pháp cụ thể bên dưới
3.1.1 Nội dung 1. Khảo sát hiện trạng sử dụng và xử lý rơm sau thu hoạch tại khu
vực thâm canh lúa tỉnh Tiền Giang
Mục tiêu: Đánh giá hiện trạng sử dụng và xử lý rơm sau thu hoạch.
Mẫu phỏng vấn và quy mô: mỗi huyện điều tra 100 hộ dân sản xuất lúa, các
hộ dân là người địa phương có diện tích đất canh tác nhiều hơn 0,5 ha, có kinh nghiệm
canh tác lúa lâu năm. Nội dung phỏng vấn về lịch sử canh tác lúa, lịch sử đốt đồng,
giống sử dụng hàng năm, kỹ thuật bón phân, phương pháp thu hoạch lúa, quản lý rơm,
thời gian cách ly giữa hai vụ lúa, phương pháp đốt đồng, kiến thức về xử lý rơm, sử
dụng chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải nông nghiệp…
3.1.2 Nội dung 2. Khảo sát, đánh giá tính chất lý hóa đất ở điều kiện canh tác có
đốt đồng lâu năm tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
4


Mục tiêu: Đánh giá đặc tính lý hóa học đất canh tác lúa ở điều kiện có đốt đồng
lâu năm làm cơ sở đánh giá tác động của xử lý rơm trên ruộng đến tính chất đất.
Địa điểm lấy mẫu: mẫu được thu tại xã Hậu Mỹ Bắc A và xã Hậu Mỹ Bắc B,
huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang
Thời gian: tiến hành trong tháng 3/2015 lấy mẫu và phân tích mẫu đất ở khu vực
canh tác đốt đồng lâu năm và đất không đốt đồng.
Các chỉ tiêu đánh giá: pH, dung trọng, chất hữu cơ, N tổng số, P tổng số, tỷ số

C/N, NO3-, NH4+, P dễ tiêu, K trao đổi.
3.1.3 Nội dung 3. Nghiên cứu xử lý rơm bằng ủ phân compost và xử lý trực tiếp
trên đồng ruộng với các chế phẩm sinh học
Nghiên cứu nhằm so sánh giải pháp ủ rơm bằng phương pháp ủ compost và lựa
chọn chế phẩm sinh học có khả năng xử lý rơm trên ruộng.
+ Nội dung 3.1: Nghiên cứu xử lý rơm bằng ủ phân compost với chế phẩm sinh học
- Mục tiêu: Đánh giá quá trình ủ phân compost từ rơm bằng các chế phẩm sinh
học theo cách thông thường làm cơ sở cho phương pháp vùi rơm tại ruộng.
- Quy mô bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện bố hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức, 3 lần
lặp lại. Rơm được ủ thành từng đống ủ với các nghiệm thức sau:
Bảng 3.1: Nghiệm thức thí nghiệm ủ phân compost từ rơm
Nghiệm thức
Nghiệm thức 1:
Nghiệm thức 2:
Nghiệm thức 3:
Nghiệm thức 4:
Nghiệm thức 5:

Ký hiệu
DC
B
T
E
NT

Công thức
Rơm
Rơm + chế phẩm Biomix.
Rơm + chế phẩm Tricho-Compost.

Rơm + chế phẩm Emic.
Rơm + nước thải biogas.

+ Nội dung 3.2: Xử lý rơm trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học
Mục tiêu: Nghiên cứu quá trình xử lý rơm trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh
học. Đánh giá tác động cúa quá trình vùi rơm lên tính chất lý hóa đất và năng suất lúa
làm cơ sở đề xuất quy trình xử lý rơm trên ruộng.
Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Hậu Mỹ Trinh, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang trong các vụ Xuân Hè, Hè Thu năm 2013 và vụ Xuân Hè, Hè
Thu năm 2014.
Phương pháp thực hiện: nội dung này được thực hiện với 3 thí nghiệm và được
trình bày bên dưới:
Thí nghiệm 1: Đánh giá quá trình xử lý rơm của 3 loại chế phẩm TrichodermaDT, Biomix và AT bio-decomposer đến tính chất lý hóa học đất.
Thí nghiệm nhằm đánh giá quá trình xử lý rơm ảnh hưởng đến tính chất lý hóa
học đất và năng suất lúa.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
Tiến hành thu mẫu đất để phân tích các chỉ tiêu: pH, EC, chất hữu cơ, đạm tổng
5


số, đạm dễ tiêu, lân tổng số, lân dễ tiêu, tỷ số C/N và dung trọng đất.
+ Đánh giá sự phân hủy rơm trên đồng ruộng theo thời gian
Mục đích: Bố trí thí nghiệm nghiên cứu vùi rơm trong đất bằng túi lưới để
đánh giá sự phân hủy rơm theo thời gian ở điều kiện ngoài đồng dựa trên phương pháp
của Swift et al. (1979).
Túi lưới chứa rơm có kích thước 20 cm x 45 cm, mắt lưới 1 mm2, giúp cho rơm
trong túi lưới trao đổi với môi trường bên ngoài giống như môi trường vùi rơm. Mỗi
túi chứa 20 g rơm cho vào túi lưới, rơm lấy tại ruộng, lượng rơm được tính tương
đương với lượng rơm được máy xới vùi xuống đất trong cùng diện tích.
Tiến hành đo các chỉ tiêu pH, EC, Eh của dung dịch túi rơm tại điều kiện đồng

ruộng. Túi rơm được mang về phòng thí nghiệm phân tích các chỉ tiêu %C, N Tổng
số để tính tỷ số C/N và cân khối lượng khô kiệt (sấy 105oC).
Bảng 3.2: Nghiệm thức thí nghiệm ngoài đồng
Nghiệm thức
- Nghiệm thức 1
- Nghiệm thức 2
- Nghiệm thức 3
- Nghiệm thức 4
- Nghiệm thức 5

Ký hiệu
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5

Công thức
Đốt đồng theo cách xử lý của người dân.
Rơm không phun chế phẩm sinh học.
Rơm + chế phẩm sinh học Trichomix-DT
Rơm + chế phẩm sinh học Biomix
Rơm + chế phẩm sinh học AT bio-decomposer

Thí nghiệm 2: Đánh giá hiệu quả xử lý rơm của 2 loại chế phẩm TrichodermaDT, Biomix ở năm tiếp theo (vụ Xuân Hè năm 2014)
Mục tiêu: lựa chọn chế phẩm sinh học có hiệu quả xử lý rơm để triển khai thực tế.
Theo dõi thí nghiệm và đánh giá kết quả: theo dõi các thành phần năng suất lúa.
3.1.4 Nội dung 4. Đánh giá đặc tính lý hóa đất thông qua xử lý rơm bằng chế
phẩm sinh học trên đồng ruộng
Mục tiêu: Đánh giá đặc tính hóa – lý của đất thông qua xử lý rơm bằng chế

phẩm sinh học.
- Nội dung thực hiện: Bố trí thí nghiệm sau mỗi vụ thu hoạch tại vị trí các
nghiệm thức thí nghiệm ban đầu, liên tục từ vụ Đông Xuân năm 2013 đến vụ Đông
Xuân năm 2015.
- Thời gian, địa điểm và phương pháp bố trí : Nghiên cứu được thực hiện hai
năm liên tục từ vụ Đông Xuân 2013 đến vụ Đông xuân năm 2015. Vị trí các nghiệm
thực được bố trí ở các vụ sau được thực hiện lại theo từng mùa vụ và trên cơ sở vị trí
của từng ô thí nghiệm được bố trí ở nội dung 3.2. Thí nghiệm tiến hành thu mẫu trên
vị trí ô thí nghiệm nhằm đánh giá hiệu quả xử lý rơm trực tiếp trên đồng ruộng đối với
tính chất đất đốt đồng (khi chư tiến hành thii1 nghiệm). Mẫu đất được thu từ năm 2013
đến 2015 (cuối vụ Đông Xuân 2013, cuối vụ Xuân Hè 2013, cuối vụ Đông Xuân 2014,
cuối vụ Xuân Hè 2014 và mẫu được thu cuối vụ Đông Xuân 2015 ngày thu mẫu
6


05/03/2015). Trong thí nghiệm này đánh giá tính chất đất lúc bắt đầu thí nghiệm và
kết thúc quá trình thí nghiệm.
3.1.5 Nội dung 5. Triển khai quy trình áp dụng thực tế giải pháp xử lý rơm trên
đồng ruộng
Mục tiêu: áp dụng và kiểm chứng kết quả thí nghiệm trên thực tế, đánh giá
hiệu quả xử lý rơm trên đồng ruộng đối với tính chất đất.
Phương pháp thực hiện: mô hình thực tế được thực hiện tại 3 hộ dân (Ông
Trần Văn Nhanh, ấp Mỹ Thuận, xã Hậu Mỹ Bắc B áp dụng 5000 m2/12.000 m2 đối
chứng 7000 m2; Ông Nguyễn Văn Đẳng, ấp Mỹ Trung xã Hậu Mỹ Bắc B áp dụng
4000 m2/16.000 m2, đối chứng 12000 m2 và Ông Đinh Văn Lộc, ấp Hậu Phú 1, xã Hậu
Mỹ Bắc A áp dụng 3000 m2/10.000 m2 đối chứng đối chứng 7000 m2 các hộ dân tự
nguyện áp dụng và thực hiện theo quy trình xử lý rơm, giống lúa gieo sạ AP10 (IR
50404 An Phú-An Giang)
- Thời gian và địa điểm: Triển khai áp dụng ở vụ Xuân Hè 2015 thực hiện trên
ruộng của 3 hộ nông dân tại 3 ấp trên 3 xã: xã Hậu Mỹ Trinh, xã Hậu Mỹ Bắc A, xã

Hậu Mỹ Bắc B của huyện Cái Bè. Sau khi khảo sát phỏng vấn 45 hộ ở 3 xã về những
thông tin xử lý rơm trên đồng ruộng và áp dụng vào sản xuất.
Kết quả thu được ở nội dung 4 cho thấy nghiệm thức sử dụng chế phẩm
Trichomix-DT xử lý rơm trên đồng ruộng mặc dù không có ý nghĩa về mặt thống kê
giữa năng suất khi sử dụng hai chế phẩm này. Tuy nhiên nghiệm thức sử dụng chế
phẩm Trichomix-DT bông lúa có nhiều hạt lép và năng suất thấp hơn 7,33 tấn/ha±0,58
so nghiệm thức sử dụng chế phẩm Biomix 7,57 tấn/ha±0,4. Vì vậy, chọn chế phẩm
Biomix để triển khai thực tế xử lý rơm trên ruộng ở các hộ dân.
Tại xã Hậu Mỹ Trinh, xới vào ngày 02/03/2015 xuống giống vào ngày
03/03/2013 và thu hoạch vào ngày 28/05/2015.
Tại xã Hậu Mỹ Bắc A và xã Hậu Mỹ Bắc B, xới và xuống giống vào ngày
03/03/2013, thu hoạch vào ngày 27/05/2015.
3.2 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý và tính toán bằng chương trình Microsoft Excel
2013 và phân tích thống kê bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS version 16.0

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Phân tích và đánh giá hiện trạng xử lý rơm sau thu hoạch
4.1.1 Hiện trạng xử lý rơm
Nghiên cứu khảo sát thực tế nông hộ đã được thực hiện tại vùng canh tác lúa
của tỉnh Tiền Giang. Thực hiện điều tra và khảo sát tại 4 huyện: Cái Bè, Cai Lậy, Chợ
Gạo, Gò Công Tây mỗi huyện điều tra 100 nông hộ. Kết quả khảo sát cho thấy sau khi
7


thu hoạch lúa người nông dân áp dụng giải pháp đơn giản để xử lý rơm như: đốt rơm,
bán rơm, dùng rơm trồng nấm rơm, trồng dưa, chăn nuôi và bỏ lại trên đồng.
Ở huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy có trên 92% ý kiến nông dân được hỏi cho
biết là họ đốt đồng sau thu hoạch, chỉ một phần nhỏ sử dụng rơm cho trồng dưa. Tuy
nhiên, tại Huyện Chợ Gạo thì ngược lại, có đến 95% nông dân được hỏi cho biết rơm

được tận dụng cho chăn nuôi, trồng nấm và trồng dưa, những hộ không chăn nuôi sẽ
bán rơm làm thức ăn cho bò, 5% ý kiến cho rằng những khu đất xa giao thông vận
chuyển khó khăn người dân sẽ đốt rơm.
Từ kết quả phỏng vấn có thể thấy rằng người dân cũng có sự đa dạng hóa trong
sử dụng nguồn rơm rạ sau thu hoạch, trong đó đốt đồng là biện pháp phổ biến nhất
trong khu vực nghiên cứu. Đối với huyện Cái Bè, Huyện Cai Lậy sau khi kết thúc vụ
Hè Thu nước lũ ngập đồng nên ngoài những hộ dân đốt đồng chạy lũ, một số hộ chọn
giải pháp bỏ tự nhiên cho rơm rạ tự phân hủy trên đồng trong mùa lũ đến.
Kết quả điều tra cho thấy có đến 25% nông hộ ở huyện Cái Bè bỏ rơm phân
hủy tự nhiện trên đồng ruộng vào vụ Hè Thu và 54% nông hộ ở huyện Cai Lậy bỏ rơm
phân hủy tự nhiên trên ruộng lúa. Việc vùi rơm hoặc bỏ tự nhiên trên đồng chỉ thực
hiện khi mùa lũ đến. Vùng ĐBSCL có đến 3 tháng lũ nên với chừng đó thời gian thì
đủ để rơm phân hủy và cung cấp chất hữu cơ cho đất. Do đó, rơm phân hủy tự nhiên
là một lựa chọn cho phương pháp xử lý rơm trong mùa lũ của nông dân.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng nông dân chưa có giải pháp xử lý rơm
phù hợp với điều kiện canh tác trong khu vực, việc nghiên cứu tìm ra phương thực xử
lý là một hướng đi phù hợp với ý kiến của người dân.
4.1.2 Hình thức thu hoạch
Trước đây người dân thu hoạch lúa chủ yếu là bằng tay, trong quá trình thu hoạch
khó tránh khỏi thất thoát nên làm ảnh hưởng đến sản lượng lúa. Hiện nay, do phát triển
của khoa học kỹ thuật nên việc thu hoạch lúa trở nên rất dễ dàng. Máy gặt đập liên
hợp giúp cho nông dân có thể tiết kiệm được thời gian và nhân công khi thu hoạch lúa.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng được hình thức thu hoạch
hiện đại này do xa đường giao thông máy gặt không đến được. Kết quả phỏng vấn cho
thấy thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp chiếm 97,7%.
4.1.3 Sử dụng phân bón
Vụ Đông Xuân và Hè Thu lượng phân bón được sử dụng phổ biến là 430 kg/ha
(bao gồm phân Urê, DAP, K, NPK (20-20-0; 20-20-15; 16-16-8)) . Do đặc điểm của
canh tác lúa 3 vụ làm cho đất ngày càng nghèo dinh dưỡng nên lượng phân bón được
sử dụng nhiều ở vụ 2 và vụ 3 (Vụ sau tăng 25% mỗi loại; rước mầm: 30kg Ure/ha)

Lượng phân sử dụng trung bình: (150 Ure + 200 DAP + 80 Kali )/ha/vụ tương
đương (105 kg N + 92 kg P + 48 kg K)/ha/vụ (Với Ure: 46% N, DAP: 18 N: 46 P,
Kali: 60% K). Lượng phân đạm sử dụng trong khu vực thuộc mức từ 60-80 kgN/ha/vụ
chiếm 38 %, lượng phân đạm từ 80-100 kgN/ha/vụ cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao
8


(46,7%). Theo Ngô Ngọc Hưng et al., (2004) liều lượng đạm thích hợp cho lúa trên
các vùng đất phèn trung bình và nhẹ là 80-100 kgN/ha/vụ.
4.1.4 Những thuận lợi và hạn chế của các biện pháp xử lý rơm của nông dân
Các phương pháp xử lý đều mang lại những thuận lợi và lợi ích. Tuy nhiên bên
cạnh cũng còn nhiều bất lợi, nếu như đốt đồng có kiểm soát như một số nước tiên tiến
đã làm thì vấn đề ô nhiễm sẽ giảm.
Đốt đồng có thể tiêu diệt mầm bệnh, côn trùng gây hại, xử lý rơm thừa nhanh,
triệt để. Tuy nhiên, gây ô nhiễm môi trường.
Để rơm trên ruộng cung cấp chất hữu cơ cho đất, tuy nhiên thởi gian phân hủy
chậm trong tự nhiên.
Chăn nuôi có thể tận dụng lượng rơm rạ bỏ đi, hạn chế được phần nhỏ việc đốt
đồng như tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Tuy nhiên, sẽ làm mất dần nguồn chất
hữu cơ bổ sung cho đất.
Chăn nuôi cũng góp phần vào giảm đốt đồng tuy nhiên do nguyên nhân chủ
quan và khách quan, chăn nuôi bò ở ĐBSCL chưa phát triển mạnh do tập quán chăn
nuôi và địa hình ngập lũ thường xuyên.
Trồng nấm là một giải pháp vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa hạn chế ô nhiễm
môi trường do đốt đồng, vừa trả lại chất hữu cơ cho đất nếu bón phân sau trồng nấm
cho ruộng lúa. Tuy nhiên, yếu tố chủ quan người nông dân chưa hiểu biết nhiều về
trồng nấm và thị trường nấm cũng chưa ổn định. Việc trồng nấm còn phụ thuộc nhiều
yếu tố như địa hình, khí tượng thủy văn và tập quán sống nên mô hình trồng nấm rơm
khó phát triển.
Ủ phân compost là hình thức xử lý rơm hiệu quả đối với môi trường không khí

và cả môi trường đất, là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất hạn chế bệnh cho cây
trồng. Tuy nhiên, với đặc điểm địa hình khác với các tỉnh Miền Bắc và Miền Trung,
vì ĐBSCL nước lũ thường xuyên và kéo dài việc ủ phân compost từ rơm trên đất rất
khó thực hiện. Bên cạnh khan hiếm nguồn lao động và kỹ thuật ủ phân compost chưa
phổ biến với người dân nên hình thức xử lý này chưa được người dân ĐBSCL áp dụng.
Tóm lại:
Kết quả nghiên cứu cho thấy các hình thức sử dụng rơm chủ yếu là: chăn nuôi,
bán cho chăn nuôi, trồng nấm, trồng dưa, đốt và để rơm phân hủy tự nhiên (bỏ rơm
trên đồng hay xới vào đất khi lũ tới). Vụ Đông Xuân trong khu vực được khảo sát có
92-97% ý kiến trả lời của người dân ở các huyện khảo sát đều đốt đồng sau khi thu
hoạch trong vụ đông xuân, trừ huyện Chợ Gạo tận dụng tốt nguồn rơm rạ vụ Đông
Xuân khoảng 95%. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp làm cho hình thức thu hoạch
thay đổi nên có 100% nông dân đốt đồng theo hình thức đốt rải. Tại khu vực nghiên
cứu nông dân đầu tư phân bón khá cao do đó giá thành sản xuất cao dẫn đến lợi nhận
thấp. Người dân chủ yếu đốt rơm sinh ra sau thu hoạch và chưa có hướng xử lý thích
hợp, do đó nghiên cứu ủ phân compost từ rơm cũng là một lựa chọn nhằm xử lý nguồn
rơm lớn mỗi mùa vụ đồng thời cũng góp phần bảo vệ môi trường bên cạnh đó việc bổ
9


sung chế phẩm sinh học ủ phân compost cũng là một phương thức bổ sung vi sinh vật
qua sản phẩm thu được từ việc ủ phân, bên cạnh đó xử lý rơm trên ruộng là một giải
pháp lựa chọn phù hợp với điều kiện canh tác lúa thâm canh trong khu vực.
Để đánh giá các đặc tính một số tính chất lý hóa đất lúa thâm canh đốt đồng lâu
năm, nghiên cứu được thực hiện khảo sát, lấy mẫu, phân tích và đánh giá tính chất lý
hóa đất.
4.2 Phân tích và đánh giá tính chất đất đốt đồng lâu năm
Kết quả nghiên cứu về tính chất đất đốt đồng lâu năm và không đốt đồng tại
huyện Cái Bè thực hiện tháng 3 năn 2015. Trước đó nghiên cứu thăm dò tính chất đốt
đồng và không đốt đồng tại huyện Cái Bè và huyện Tân Phước đã được thực hiện vào

tháng 3 năm 2013.
Dựa trên kết quả khảo sát, khu vực huyện Cái Bè canh tác lúa thâm canh đốt
đồng lâu năm, bên cạnh đó nông dân canh tác lúa kết hợp sử dung rơm cho hoa màu
tại ấp Mỹ Thuận, ấp Mỹ Trung xã Hậu Mỹ Bắc B và ấp Hậu Phú xã Hậu Mỹ Bắc A,
trên cơ sở khảo sát thực tế và kết hợp thông tin từ cán bộ phụ trách nông nghiệp tiến
hành chọn địa điểm thu mẫu
Kết quả phân tích cho thấy tại ấp Mỹ Thuận và ấp Mỹ Trung xã Hậu Mỹ Bắc
B các chỉ tiêu lý hóa đất có chiều hướng tăng ở những ruộng không đốt đồng như các
chỉ tiêu đạm, lân. kết quả thể hiện qua Bảng 4.2:
Bảng 4.1: So sánh tính chất đất đốt đồng và không đốt đồng.
Tính chất lý hóa đất
Hình thức
canh tác
Đốt đồng

pH

Nt (% N)

Pt (%)

CHC (%)

4,88±0,28

0,334±0,04

0,12±0,02

Không đốt

P

4,85±0,21
0,809

0,333±0,04
0,986

0,20±0,08
0,02

6,43±0,89

NH4+
(mg/kg)
16,02±9,95

NO3+
(mg/kg)
3,67±3,67

57,93±21,46

Ktd
(meq/100g)
0,35±0,08

10,34±1,35
0


21,57±19,59
0,46

3,14±4,45
0,787

103,52±66,47
0,068

0,70±0,45
0,035

Pdt (mg/kg)

Tính chất đất được thể hiện qua phân tính số liệu và được trình bày ở các mục sau:
4.2.1 Dung trọng đất trồng lúa
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy ruộng thâm canh đốt đồng có dung trọng 0,99
g/cm3 - 1,02g/cm3 khác biệt có ý nghĩa thống kê với đất không đốt đồng. Đối với hình
thức canh tác không đốt đồng rơm rạ vùi vào đất sẽ giúp trả lại một phần chất hữu cơ
cung cấp cho đất (Brady (1996), Trần Bá Linh và ctv (2008)). Đất không đốt đồng có
dung trọng thấp do đất được bổ sung phần lớn chất hữu từ rơm rạ, chất thải từ dư thừa
thực vật được giữ lại trong đất, hoặc trong canh tác người dân thường xuyên luân canh
với cây màu góp phần cải thiện tính chất đất, đây là nguồn cung cấp hữu cơ cho đất,
góp phần cải thiện tính chất đất.
4.2.2 pH đất lúa
pH đất các khu vực đốt đồng huyện Cái Bè dao động từ 4.61-5,08 và không khác
biệt ở hai mô hình canh tác, giá trị pH này sẽ ảnh hưởng đến quá trình khoáng hóa
10



nitơ, và sự hữu dụng tối đa của các chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình phân
hủy các chất hữu cơ trong đất không thuận lợi cho quá trình khoáng hóa trong đất
(Staley et al. (1990); Nguyễn Mỹ Hoa (2012)). Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên
cứu của Trần Bá Linh và ctv. (2010) cho thấy rằng đất canh tác thâm canh, pH đất
được đánh giá là chua vừa theo thang phân loại USDA (1983), bên cạnh đó kết quả
nghiên cứu cho thấy rằng giá trị pH phù hợp với đất ĐBSCL (Ngô Ngọc Hưng, 2009;
Trần Bá Linh và ctv., 2010). pH đất trồng luôn có xu hướng bị chua do hoạt động của
bộ rễ và do các phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong đất. Kết quả nghiên cứu cho
thấy pH trong điều kiện canh tác có đốt đồng và không đốt đồng không khác biệt có ý
nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.
4.2.3 Chất hữu cơ trong đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy đất không đốt đồng có hàm lượng chất hữu cơ cao
khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đất đốt đồng, hàm lượng chất hữu cơ dao động từ
10,08% đến 10,49%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của (Trần Bá Linh
và ctv., 2008; Võ Thị Gương và ctv., 2010, Trần Thị Ngọc Sơn và ctv., 2010) chỉ ra
rằng đối với các hình thức canh tác có bổ sung phân hữu cơ hoặc không đốt đồng hay
kết hợp giữa lúa và hoa màu sẽ giúp cho chất hữu cơ trong đất cao. Qua khảo sát thực
tế cho thấy rằng sau khi thu hoạch nông dân rải đều rơm ra và đốt. Điều này làm cho
hàm lượng chất hữu cơ trong đất ngày càng giảm.
4.2.4 Hàm lượng đạm tổng số trong đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng đạm tổng trong đất 0,334%±0,04 ở hình
thức canh tác đốt đồng và ở hình thức không đốt có đạm tổng là 0,334%±0,04 với (P:
0,986) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hàm lượng đạm tổng ở hai mô
hình canh tác đốt đồng lâu năm và không đốt đồng.
Tuy nhiên kết quả thí nghiệm cho thấy đất ở khu vực nghiên cứu giàu hàm lượng
N tổng số theo thang đánh giá Kyuma, (1976). Đối với hình thức canh tác không đốt
đồng có thể do trong môi trường giàu chất hữu cơ giúp gia tăng hoạt động sống của vi
sinh vật, để tăng mật số vi sinh vật đã sử dụng một lượng đạm cho sự phát triển cơ thể
làm suy giảm N tổng số trong đất. Tuy nhiên, quá trình canh tác người dân đã sử dụng
một lượng lớn phân đạm nhưng khả năng hấp thu của cây trồng giới hạn. Đối với hình

thức canh tác không đốt đồng cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về hàm lượng chất
hữu cơ trong đất do hàm lượng đạm tổng số có mối quan hệ chặt chẽ với hàm lượng
chất hữu cơ trong đất. Đất có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng đạm tổng số
thường cao (Võ Thị Gương và ctv., 2010).
4.2.5 Hàm lượng đạm NH4+-N trong đất
Trong đất ngập nước, dạng đạm chính cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng là
dạng NH4+-N (Shouichi Yoshida, 1985).
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng đạm NH4+-N trong đất không đốt đồng
có giá trị 21,57 mg/kg và trong đất đốt đồng là 16,02 mg/kg. Tuy không có sự khác
biệt có ý nghĩa nhưng hàm lượng NH4+-N có khuynh hướng giảm trong đất canh tác
11


có đốt đồng. Kết quả này do quá trình vùi rơm rạ chưa đốt vào đất làm hạn chế sự phân
hủy chất hữu cơ, quá trình khoáng hóa diễn ra chậm hơn đất đốt đồng. Bên cạnh đó,
hàm lượng NH4+-N trong đất luôn được cây trồng hấp thu để phát triển sinh khối dễ
chuyển sang dạng khác như NO3- hay NH3. Bên cạnh đó, do đốt đồng thất thoát một
lượng nước trên bề mặt làm đất khô hơn, điều kiện thoáng khí đã thúc đẩy quá trình
chuyển hóa đạm amonium sang dạng đạm nitrat.
4.2.6 Hàm lượng đạm NO3- trong đất
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng NO3- trong đất không đốt đồng trung
bình 3,14 mg/kg và 3,67 mg/kg trong đất đốt đồng. Hàm lượng NO3- có khuynh hướng
tăng trong đất đốt đồng mặc dù không khác biệt có ý nghĩa thống kê. Hàm lượng NO3trong đất tương đối nhỏ và biến động nhiều. Hàm lượng đạm NO3- trong đất ở hình
thức không đốt đồng có xu hướng thấp hơn đất có đốt đồng phù hợp với môi trường
acid yếu ở hình thức không đốt đồng hạn chế quá trình khoáng hóa. Đồng thời ở hình
thức không đốt đồng chất hữu cơ cao nên quá trình phân hủy hữu cơ của vi sinh vật
cạnh tranh NO3- làm cho làm lượng NO3- có xu hướng thấp hơn hình thức đốt đồng.
Bên cạnh đó có thể trong đất đốt đồng kích thích sự khoáng hóa tạo ra nhiều NH4+ đã
góp phần vào làm tăng lượng NO3- do sự nitrat hóa. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm
lượng đạm hữu dụng NO3--N trong đất đốt đồng và không đốt đồng không khác biệt

có ý nghĩa.
4.2.7 Hàm lượng lân tổng số trong đất
Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng lân dao động từ 0,13% đến 0,16% tại
Cái Bè; 0,12% đến 0,15% tại Tân Phước. Theo Ngô Ngọc Hưng et al. (2004) cho thấy
hàm lượng P tổng tại khu vực nghiên cứu thuộc mức giàu Lân.
Trong quá trình canh tác người dân thường xuyên bón thừa lân mỗi mùa vụ.
Song song đó sự phân giải chất hữu cơ, vi sinh vật đã sử dụng một phần lân để tạo nên
tế bào trong cơ thể nên giảm lân tổng số. Mặt khác do đặc tính đất khu vực nghiên cứu
có hàm lượng lân tương đối thấp.
4.2.8 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
Hàm lượng lân dễ tiêu dao động từ 50,81 – 69,55 mg/Pkg trong đất đốt đồng
và trong đất không đốt đồng 67,66-183,93 mgP/kg. Đây có thể do trong vụ mùa nông
dân bón dư lượng lân có trong phân NPK hay bón nhiều lân để hạ phèn. Theo Nguyễn
Mỹ Hoa (2012) không có sự tương quan giữa năng suất lúa và lân dễ tiêu trong đất
hoặc tương quan rất ít, do năng suất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Từ đó cho
thấy rằng việc bón dư thừa lượng lân trong canh tác có thể không làm tăng năng suất
lúa mà ngược lại còn làm tích lũy lân trong đất gây hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm
môi trường và làm mất cân đối chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây.
4.2.9 Hàm lượng kali trao đổi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng kali trao đổi trung bình ở hình thức
canh tác đốt đồng là 0,35 meq/100g±0.08, với ruộng lúa không đốt đồng hàm lượng
kali trao đổi trung bình 0,70 meq/100g±0.45. Có sự khác biệt có ý nghĩa của hàm
12


lượng kali trao đổi trong đất đốt đồng (0,35 meq/100g±0.08) và không đốt đồng (0,70
meq/100g±0.45) với P= 0,03. Do vậy, canh tác thâm canh có đốt đồng dẫn đến làm
lượng kali trao đổi sẽ giảm có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu này cho thấy trong canh
tác lúa không đốt có hàm lượng kali trao đổi thuộc nhóm đất có kali trung bình khá,
đất đốt đồng thuộc nhóm đất có hàm lượng kali trao đổi thấp theo thang đánh giá của

Kemmler (1980). Canh tác lúa không đốt đồng rơm không bị đốt có thể bảo toàn được
kali hoặc trong quá trình không đốt người dân có thể áp dụng các hình thức luân canh
hoặc có bón thêm phân kali. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu trước đây của
Nguyễn Mỹ Hoa và Nguyễn Đỗ Châu Giang (2012) cho thấy ở ruộng lúa thâm canh
ba vụ có hàm lượng kali trong đất lúa thấp, do trong canh tác người dân ít sử dụng hay
không thường xuyên sử dụng kali. Bên cạnh đó do thâm canh lúa liên tục, thời gian
nghỉ của đất ít, cây lúa thường xuyên hút kali trong đất nên kali trao đổi trong đất thấp.
Song song đó theo Amamsiri & Wickramasinghe (1978) cho rằng thâm canh lúa có
đốt đồng sẽ đốt đi 20% kali, do đó năng suất cây trồng có thể bị ảnh hưởng.
Tóm lại:
Trên cơ sở đánh giá tính chất đất canh tác có đốt đồng lâu năm và không đốt
đồng. Các chỉ tiêu pH, đạm dễ tiêu, lân dễ tiêu thấp ở ruộng đốt đồng và có khuynh
hướng tăng ở ruộng không đốt đồng. Bên cạnh đó kết quả nhận thấy đất đốt đồng lâu
năm có hàm lượng chất hữu cơ thấp, khác biệt có ý nghĩa so với đất canh tác không
đốt đồng. Hàm lượng kali trao đổi trong đất đốt đồng lâu năm thấp hơn trong đất canh
tác không đốt đồng. Các kết quả cho thấy cần nghiên cứu giải pháp xử lý rơm trả lại
chất hữu cơ cho đất. Xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học là một giải pháp có thể thực
hiện nhằm hạn chế đốt đồng và cung cấp chất hữu cơ cho đất, tuy nhiên cần đánh giá
hiệu suất của quá trình phân hủy rơm, đánh giá khả năng phân hủy rơm của các chế
phẩm sinh học được sử dụng để lựa chọn chế phẩm sinh học có hiệu quả.
4.3 Nghiên cứu xử lý rơm bằng các chế phẩm sinh học
4.3.1 Nghiên cứu lựa chọn chế phẩm sinh học xử lý rơm bằng ủ phân compost
4.3.1.1 Diễn biến nhiệt độ trong quá trình xử lý rơm bằng cách ủ phân compost
Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ được ghi nhận vào buổi sáng bằng
nhiệt kế và thực hiện 2 ngày/lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy sau 2 ngày nhiệt độ
trung bình của các nghiệm thức bắt đầu tăng và dao động trong khoảng 400C – 620C.
Đây là khoảng nhiệt độ tối ưu cho tốc độ phân hủy sinh học (Baldwin & Greenfiel,
2009), kết quả thu được phù hợp với yêu cầu về nhiệt độ cho mẻ ủ compost (Lê Hoàng
Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013).
Nhiệt độ trong đống ủ là do quá trình hoạt động của vi sinh vật sinh ra nhiệt và

kết quả nghiên cứu cho thấy nhiệt độ ở mức tối ưu cho quá trình phân hủy sinh học
(Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm, 2013)
4.3.1.2 Diễn biến Ẩm độ trong quá trình ủ phân compost
Kết quả thí nghiệm cho thấy ẩm độ các nghiệm thức ở những ngày đầu đều
13


thấp, ẩm độ nghiệm thức E (NTE) ngày thứ 10 là 24,67% và ngày thứ 30 ngày là
33,62% nhìn chung thấp so với ẩm độ cần thiết cho quá trình ủ và có sự khác biệt so
với các nghiệm thức khác. Điều này có thể do những ngày đầu rơm chưa phân hủy,
bên trong đống ủ còn nhiều khoảng trống nên ẩm độ bị thất thoát hay lớp màng nylon
phủ trên nghiệm thức bị hở nên thất thoát ẩm độ. Từ ngày 40 ẩm độ các nghiệm thức
tăng lên và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở ngày 50, 60 và 70 kết quả
nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Pace et al. (1995), Misra et al. (2003).
Quá trình thí nghiệm phân hủy rơm cho thấy ẩm độ là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến tốc độ phân hủy nên cần phải theo dõi thường xuyên. Kết quả nghiên cứu
cho thấy ẩm độ ở các nghiệm thức có xu hướng ổn định trong suốt quá trình thí nghiệm
dao động từ 50-70%.
4.3.1.3 Diễn biến của giá trị pH trong quá trình ủ phân compost
Kết quả thí nghiệm cho thấy giá trị pH ở các nghiệm thức có xu hướng tăng
dần theo thời gian ủ và sau đó giảm dần ở những ngày cuối của quá trình ủ. Giá trị pH
tăng dần theo thời gian ủ có thể là do khi bắt đầu ủ quá trình phân hủy ở các nghiệm
thức diễn ra mạnh, quá trình này tạo ra NH4+, tiêu thụ nhiều H+ và làm tăng giá trị pH
(Rupela O. et al., 2003). Vào những ngày cuối của quá trình ủ, quá trình phân hủy chất
hữu cơ giảm dần. Do đó, quá trình amon hóa tạo ra NH4+ và tiêu thụ H+ giảm dần. Đây
có thể là nguyên nhân là cho giá trị pH giảm dần vào những ngày cuối của quá trình
ủ. Nghiệm thức E có giá trị pH tăng đến ngày 60 và bắt đầu giảm xuống ở ngày 70,
cho thấy sự phân hủy chất hữu cơ ở nghiệm thức E chậm hơn và kéo dài hơn so với
các nghiệm thức khác.
Trị số pH dao động trong khoảng 6,5-8,1 kết quả nghiên cứu phù hợp với

nghiên cứu của Mark VH., (1995); Al-Turki, A. I. (2010) cho thấy ở tất cả các nghiệm
thức có giá trị trong khoảng thích hợp cho phân hủy sinh học trong ủ phân compost.
4.3.1.4 Diễn biến của hàm lượng carbon trong quá trình ủ phân compost
Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng carbon của các nghiệm thức giảm thấp
so với carbon ban đầu. Hàm lượng cacbon nghiệm thức đối chứng còn lại 38,94%±0,09
ở 70 ngày; nghiệm thức rơm + chế phẩm Biomix 38,7%±0,38 ở 60 ngày; nghiệm thức
rơm + chế phẩm Emic 38,72%±0.34 ở 70 ngày; nghiệm thức rơm + chế phẩm TrichoCompost 40,6%±0,52 ở 50 ngày và nghiệm thức rơm + nước thải biogas 38,74%±0,24
ở 60 ngày.
Nghiên cứu cho thấy carbon của nguyên liệu ủ trong đống ủ giảm dao động từ
38,72% đến 40,75%, kết quả phù hợp với nghiên cứu của Al-Turki (2010) và phù hợp
với nghiên cứu của Sneh Goyal & Sindhu (2011). Những nghiên cứu trước đây của
Trần Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009), Trần Thị Mil (2010), Trần Thị Anh Thư (2010)
cũng chỉ ra rằng vai trò của chế phẩm sinh học thúc đẩy quá trình phân hủy chất hữu
cơ và làm giảm carbon trong quá trình xử lý.
4.3.1.5 Diễn biến hàm lượng đạm tổng số tong quá trình ủ phân compost
Hàm lượng đạm tổng số của rơm ở tất cả các nghiệm thức đều có chiều hướng
14


tăng lên. Ở 50 ngày hàm lượng Ntổng số nghiệm thức đối chứng 1,1%±0,02; nghiệm
thức rơm + chế phẩm Biomix 1,13%±0,02; nghiệm thức rơm + chế phẩm TrichoCompost 1,34%±0,02; nghiệm thức rơm + nước thải biogas 1,05%±0,02. Sự tăng lên
của hàm lượng đạm tổng số có thể là do trong quá trình phân hủy nhóm vi khuẩn cố
định làm đạm tổng số trong khối ủ tăng. Từ ngày 60 - 70, hàm lượng Ntổng số ở các
nghiệm thức đối chứng, rơm + chế phẩm Biomix, rơm+ chế phẩm Tricho-Compost và
rơm+ nước thải biogas giảm nhẹ nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Kết quả cho thấy rằng hàm lượng N tổng số của nghiệm thức NT ở ngày 50, 70
thấp hơn nghiệm thức đối chứng, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Do
vậy với nước thải hàm ủ có thể sử dụng để xử lý rơm hiệu quả qua nhận xét cảm quan,
tuy nhiên có thể trong nước thải hầm ủ biogas thiếu vi sinh vật cố định đạm hoạt động,
làm cho hàm lượng đạm ở nghiệm thức NT thấp. Nhìn chung, hàm lượng đạm tổng số

ở tất cả các nghiệm thức đều tăng lên và giá trị cao nhất ở ngày thứ 50 trong quá trình
ủ và có giảm xuống ở ngày 60, 70 trừ nghiệm thức E. Đạm tổng số trong phân compost
dao động trong khoảng 0,99-1,24%, kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của
Al-Turki, A. I. (2010).
4.3.1.6 Diễn biến tỷ số C/N trong quá trình ủ phân compost
Tỷ số C/N của các nghiệm thức đều giảm theo thời gian ủ. Kết quả nghiên cứu
cho thấy tỷ lệ C/N của nghiệm thức đều thấp hơn so với đối chứng, trong đó thấp nhất
là nghiệm thức T có tỷ lệ C/N sau 50 ngày là 30.28% và khác biệt so với đối chứng
(p>0,05). và tăng nhẹ ở ngày 60, 70 do lượng N tổng số bị giảm xuống, nhưng không
đáng kể và không có ý nghĩa thống kê mức 5% qua phép thử Duncan.
Kết quả thí nghiệm cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học vào quá trình
xử lý rơm thì tốc độ phân hủy rơm và hoai mục nhanh hơn. Kết quả này phù hợp
với nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009) và nghiên cứu của Dương
Minh và ctv. (2010), khi bổ sung Trichoderma trong ủ phân hữu cơ từ bã mía, rơm
rạ thì thời gian ủ nhanh hơn và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Điều đó cho
thấy vai trò của nấm Trichoderma trong phân hủy chất hữu cơ .
4.3.1.7 Hiệu quả phân hủy rơm
Dựa trên kết quả thí nghiệm cho thấy thời gian hoai mục của rơm trung bình từ
50-60 ngày. Khi ủ rơm với các loại chế phẩm khác nhau sẽ cho những thời điểm hoai
mục khác nhau. Các nghiệm thức B, T và NT đều có thời gian hoai mục nhanh hơn
đối chứng. Trong dó, nghiệm thức T có tốc độ phân hủy nhanh hơn 50 ngày tuy nhiên
sợi rơm chưa hoai mục hoàn toàn, xét về cảm quan nghiệm thức T còn sợi rơm.
Nghiệm thức B và nghiệm thức NT có thời gian hoai mục là 60 ngày. Riêng nghiệm
thức E có tốc độ hoai mục chậm và tương đương với nghiệm thức không sử dụng chế
phẩm sinh học là 70 ngày.
4.3.1.8 Đánh giá hiệu quả môi trường của giải pháp ủ phân compost từ rơm
Ước lượng khí thải từ đốt rơm rạ ở khu vực dựa trên phương pháp ước tính dựa
15



theo công thức của Gadde et al. (2009):
Huyện Cái Bè với diện tích sản xuất lúa năm 2014 là 34.400 ha với sản lượng
năm 2014 là 330,7 nghìn tấn (Cục thống kê Tiền Giang-Niên giám thống kê, 2014) thì
lượng khí phát thải rất lớn khi đốt đồng. Vì vậy, với tỷ lệ lúa và rơm là 1:1 (Nguyễn
Thành Hối, 2008; Trần thị Hồng Vân, 2013) thì lượng khí thải phát sinh khi đốt đồng
tại huyện Cái Bè là 26.456 tấn CO, 231.490 tấn CO2, 23,149 tấn N2O và 6.614 tấn
CH4. Nếu tính toàn tỉnh Tiền Giang năm 2014 với diện tích trồng lúa 230,6 nghìn ha
đạt sản lượng 1.370,3 nghìn tấn, ĐBSCL với 4.246,6 nghìn ha đạt sản lượng 25.244,5
nghìn tấn thì lượng khí sinh ra rất lớn, thể hiện qua Bảng 4.3:
Bảng 4.2. Ước lượng khí phát thải năm 2014
Địa phương
Cái Bè
Tiền Giang
ĐBSCL

Khí phát sinh (tấn)
CO
CO2
N2O (1 N2O = 310 CO2)
26.456
231.490
23,149 ≈ 6.556, 19 CO2
109.624
959.210
95,921 ≈ 29.735.510 CO2
2.019.560 17.671.150 1.767,11≈ 547.804,1 CO2

CH4 (1 CH4 = 20 CO2)
6.614 ≈ 132.280 CO2
27.406 ≈ 548.120 CO2

504.890 ≈ 10.097.800 CO2

Tính trên sự phát thải gây hiệu ứng nhà kính quy đổi sang CO2 thì lượng khí
CO2 phát sinh năm 2014 tại Cái Bè là: 1.124.502,2 tấn CO2, tỉnh Tiền Giang: 1.646.689
tấn CO2 và trên toàn vùng ĐBSCL là 30.336.314 tấn CO2. Vì vậy, trong canh tác lúa
việc ủ phân compost từ rơm sẽ đem lại hiệu quả về mặt môi trường rất lớn, nếu với
lượng rơm được ủ compost thì lượng khí sinh ra giảm đi rất nhiều, giảm được ô nhiễm
môi trường.
Bên cạnh đó, khi ủ phân compost với 30% lượng nguyên liệu ủ tạo thành phân
compost sẽ cung cấp một lượng lớn chất hữu cơ cho đất, nếu trên toàn ĐBSCL ủ phân
compost thì lượng phân hữu cơ có thể thu được là 7.573.350 tấn chất hữu cơ.
Tóm lại:
Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho thí nghiệm khảo sát sự phân hủy rơm ngoài
đồng ruộng. Kết quả đã cho thấy rằng khi xử lý rơm có bổ sung chế phẩm sinh học
như: Tricho-Compost, Emic, Biomix và nước thải Biogas có hiệu quả thúc đẩy quá
trình phân hủy và rút ngắn thời gian phân hủy. Trong đó nước thải biogas cũng là một
lựa chọn tốt cho xử lý rơm tuy nhiên quá trình thu và vận chuyển nước thải biogas gặp
phải những khó khăn nhất định, chế phẩm Emic có thể quả thúc đẩy quá trình phân
hủy rơm nhưng xét đầy đủ hơn ở các tính chất lý hóa của phân compost và nhận xét
cảm quan thì hai chế phẩm Tricho-Compost và Biomix đáp ứng được yêu cầu xử lý,
do đó có thể sử dụng kết quả nghiên cứu chọn chế phân Tricho-Compost và Biomix
để thực hiện thí nghiệm phân hủy rơm ở điều kiện ngoài đồng.
4.3.2 Khảo sát sự phân hủy rơm rạ ngoài đồng ruộng
4.3.2.1 Đánh giá sự phân hủy rơm vùi trong đất theo thời gian
Trọng lượng rơm trong túi lưới ở các nghiệm thức giảm nhanh trong khoảng 20
ngày đầu, sau đó trọng lượng rơm giảm chậm lại cho đến khi đạt trạng thái ổn định.
16


Khối lượng (g)


Sau khi thí nghiệm kết thúc trọng lượng khô của rơm trong túi lưới ở các nghiệm thức
đều giảm xuống. Trong đó, trọng lượng rơm ở nghiệm thức vùi rơm không dùng chế
phẩm giảm 65,61% và thấp hơn so với các nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm.
19
18
17
16
15
14
13
12
11
10
9
8
7
6
5
4
3
10 ngay

10 ngay 20 ngay 30 ngay 40 ngày 50 ngay 60 ngày 70 ngày 80 ngày thu hoach
Thời gian (ngày)
Bio
Tricho
AT
K.Visinh


Hình 4.1: Khối lượng rơm theo thời gian thí nghiệm
Chú thích:
- NT2: Rơm rạ không phun chế phẩm sinh học (K.Visinh).
- NT3: Rơm rạ + chế phẩm sinh học Trichomix – DT (Tricho)
- NT4: Rơm rạ + chế phẩm sinh học Biomix (Bio)
- NT5: Rơm rạ + chế phẩm sinh học AT bio – decomposer (AT)

Kết quả cho thấy rằng khi sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý rơm trực tiếp
trên đồng ruộng các chế phẩm đều có tác dụng làm trọng lượng rơm giảm nhiều hơn
khi chỉ vùi rơm thông thường không bổ sung chế phẩm sinh học trong cùng điều kiện
thí nghiệm. Kết quả phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thành Hối (2008)
trọng lượng rơm giảm nhanh trong giai đoạn đầu thí nghiệm, khi kết thúc thí nghiệm
trọng lượng rơm rạ vùi trong đất giảm trên 70%.
4.3.2.2 Tỷ số C/N của rơm vùi trong đất
Kết quả thí nghiệm cho thấy tỷ số C/N ở các nghiệm thức đều giảm theo thời
gian, giảm xuống từ 76,88 còn khoảng 40,27 đến 43,26. Sự giảm xuống của tỷ số
C/N do vi sinh vật sử dụng carbohydrat để hoạt động và tái tạo nguyên sinh chất,
đồng thời tổng hợp NO3- làm giảm hàm lượng carbon và tăng hàm lượng N tổng số
(Võ Thị Gương, 2010). Kết quả thí nghiệm cho thấy các chế phẩm sinh học có hiệu
quả thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ có trong rơm rạ thành các chất khác
trong đó sự tạo thành các hợp chất đạm nhanh hơn khi chỉ vùi rơm thông thường không
dùng chế phẩm. Cho thấy rằng chế phẩm sinh học có vai trò quan trọng trong quá trình
phân hủy và khoáng hóa đạm, kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của Trần
Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009); Võ Thị Gương (2010); Dương Minh (2010); Dương
Minh Viễn (2010) và Trần Thị Mil (2010).
4.3.2.3 Điện thế oxy hóa khử (Eh) trong dung dịch đất
Kết quả thí nghiệm cho thấy trong giai đoạn đầu từ ngày 1 đến ngày 30 sau khi
17



giá trị Eh (mV)

sạ, Eh ở các nghiệm thức hạ thấp. Ở giai đoạn này mặt ruộng đầy nước tạo nên môi
trường yếm khí trong đất, quá trình phân hủy các chất hữu cơ diễn trong môi trường
khử (Eh <0) kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu trước đây của Nguyễn Thành
Hối (2008) và Ngô Ngọc Hưng (2009).
Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng khi xử rơm trực tiếp trên đồng ruộng trong
thời gian đầu vài ngày sau sạ do mặt đất ướt và giữ nước cho lúa non phát triển môi
trường đất trở nên yếm khí do đó cần có phương pháp giữ chế độ nước phù hợp, kết
hợp rút nước tạo môi trường thông thoáng trong đất hạn chế yếm khí khi cây lúa còn
nhỏ. Điều này có thể do quản lý nước theo nông dân, trên ruộng lúa luôn có nước sau
khi sạ dẫn đến trạng thái khử của đất làm cho Eh giảm thấp và do quản lý nước chung
nên Eh của các nghiệm thức ít biến động. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả
nghiên cứu trước đây của Nguyễn Hữu Thành và ctv. (2012) cho thấy với khoảng Eh
này và sự rút cạn nước giữa vụ làm Eh tăng và như vậy có thể giảm CH4 sinh ra, trong
điều kiện xử lý rơm với các chế phẩm sinh học ngoài đồng ruộng sẽ hạn chế được sự
phát thải CH4 nhờ vào phương pháp quản lý nước và kỹ thuật canh tác luân phiên khô
ngập sẽ giúp hạn chế môi trường yếm khí trong đất, hạn chế phát sinh CH4.
200
150
100
50
0
-50
-100
-150
-200
-250
ngày 1


ngày 15

NT3

ngày 30

NT4

ngày 45

NT5

ngày 60

NT1

thu hoạch

NT2

Hình 4.2: Diễn biến của điện thế oxy hóa khử (Eh) dịch túi rơm
Chú thích:
- NT1: Đốt đồng
- NT2: Rơm rạ không phun chế phẩm sinh học.
- NT3: Rơm rạ + chế phẩm sinh học Trichomix-DT
- NT4: Rơm rạ + chế phẩm sinh học Biomix
- NT5: Rơm rạ + chế phẩm sinh học AT bio – decomposer

4.4 Ảnh hưởng của các biện pháp xử lý rơm đến tính chất đất và năng suất lúa
4.4.1 Đánh giá hiệu quả xử lý rơm bằng các chế phẩm sinh học lên tính chất đất

4.4.1.1 Dung trọng đất
Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng dung trọng đất trước thí nghiệm ở các nghiệm
thức không có khác biệt thống kê và dao động từ 1 – 1,01 g/cm3, phù hợp với nghiên
cứu của Trần Bá Linh và Lê Văn Khoa, (2006). Dung trọng của đất sau thí nghiệm
18


thấp hơn so với trước thí nghiệm ở tất cả các nghiệm thức. Dung trọng đất giảm do
lượng rơm rạ cày vùi vào trong đất ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm đã
phân giải tạo thành mùn và khoáng hóa tạo ra các hợp chất vô cơ khác. Lượng mùn
này làm cho đất tơi xốp hơn, giảm độ nén dễ và tạo ra các tế khổng trong đất (Phan
Tuấn Triều, 2009). Riêng nghiệm thức đốt đồng có dung trọng sau thí nghiệm không
có sự khác biệt về mặt thống kê so với trước thí nghiệm. Điều này cho thấy dung trọng
đất ở nghiệm thức đốt đồng không được cải thiện như ở các nghiệm thức có vùi rơm
trong đất do không hoàn trả lại được lượng chất hữu cơ từ rơm cho đất, kết quả phù
hợp với nghiên cứu của Trần Bá Linh và ctv. (2010) khi bón phân hữu cơ tầng đất mặt
giúp cho đất ít bị nén dẽ.
4.4.1.2 pH đất
Trong suốt quá trình thí nghiệm pH đất dao động từ 4,09±0,31 đến 5,37±0,03.
Khoảng pH này được xem là thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa (Nguyễn Như
Hà, 2006; Nguyễn Mỹ Hoa, 2012). Giá trị pH đất theo thời gian ở tất cả các nghiệm
thức không khác biệt nhiều và được đánh giá là nhóm đất chua nhẹ (Ngô Ngọc Hưng,
2009). pH tăng vào ngày 15 và 30 sau đó giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm. Kết
quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối (2008) khi vùi rơm
rạ vào đất pH gia tăng theo thời gian sau 3-4 tuần ngập nước pH giảm dần và ổn định.
Kết quả nghiên cứu phù hợp với Ngô Ngọc Hưng (2009), lúa giai đoạn 7-15 ngày chưa
phát triển nhiều lá, quá trình bón phân phát triển tảo trên bề mặt ruộng làm cho nước
trên mặt ruộng có pH cao và thường lớn hơn 9, do đó ảnh hưởng lên pH đất trong giai
đoạn này. Kết quả phù hợp với nghiên cứu trước của Nguyễn Mỹ Hoa (2012). Sau thời
gian tăng pH, ở tất cả các nghiệm thức có pH giảm dần đến khi thí nghiệm kết thúc.

4.4.1.3 Độ dẫn điện trong đất (EC)
Kết quả thí nghiệm cho thấy trị số EC trong đất ở các nghiệm thức tăng lên từ
đầu vụ mùa đến ngày 30 sau đó giảm dần đến khi kết thúc thí nghiệm. Trong cùng thời
gian, giá trị EC ở nghiệm thức vùi rơm không khác biệt với nghiệm thức đốt đồng.
Trị số EC ở nghiệm thức đốt đồng và các nghiệm thức vùi rơm có bổ sung chế
phẩm sinh học kể cả nghiệm thức vùi rơm không bổ sung chế phẩm sinh học cho thấy
không có sự khác biệt về mặt thống kê. Giá trị EC trong đất sau thí nghiệm ở các
nghiệm thức đều nằm trong khoảng không ảnh hưởng đến cây trồng (0,4 – 0,8 mS/cm)
theo thang đánh giá Ngô Ngọc Hưng (2004).
4.4.1.4 Hàm lượng carbon trong đất
Hàm lượng carbon trong đất ở các nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 3,07%5,15% kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây nâng cao độ phì bằng bón
phân hữu cơ của Võ Thị Gương và ctv. (2006); Trần Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009);
Trần Thị Anh Thư (2010). Theo Ngô Ngọc Hưng (2002) cho thấy hàm lượng carbon
trong các nghiệm thức nằm trong khoảng đất có lượng chất hữu cơ thấp đến trung bình
và thích hợp cho sự sinh trưởng của cây lúa.
19


4.4.1.5 Hàm lượng đạm dễ tiêu trong đất
Trong canh tác lúa, nguồn cung cấp đạm rất đa dạng, phân bón giữ vai trò quan
trọng tạo nên năng suất lúa bên cạnh đó đạm cố định cũng không kém phần quan trọng
đạm được cung cấp từ sự khoáng hóa hợp chất hữu cơ (Dobermanm và Fairhurst,
2000). Trong đất hàng năm có 1,5-3,5% N hữu cơ được khoáng hóa, tốc độ này tùy
thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ và sự thoáng khí của đất (Võ Thị Gương, 2004). Theo Ngô
Ngọc Hưng (2009) cây trồng sử dụng đạm trong đất gọi là đạm dễ tiêu lượng dễ tiêu
này phụ thuộc vào sự khoáng hóa của chất hữu cơ chứa đạm.
4.4.1.6 Hàm lượng lân dễ tiêu trong đất
Hàm lượng lân dễ tiêu ở các nghiệm thức vùi rơm với chế phẩm có khuynh hướng
cao hơn nghiệm thức chỉ vùi rơm thông thường kết quả này phù hợp với nghiên cứu
trước đây của Võ Thị Gương và ctv. (2006); Trần Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009); Trần

Thị Anh Thư (2010) cho thấy khi bón phân hữu cơ từ rơm có sử dụng Trichoderma
vào đất thì hàm lượng lân dễ tiêu cao hơn khi không dung chế phẩm sinh học. Điều
này cho thấy, khi xử lý với chế phẩm làm gia tăng hiệu quả giữ lân ở dạng hòa tan
bằng cách phân giải dần.
Kết quả thí nghiệm cho thấy sau khi kết thúc thí nghiệm, hàm lượng lân dễ tiêu
trong đất ở các nghiệm thức vùi rơm có chế phẩm cao hơn nghiệm thức đốt đồng và
vùi rơm không chế phẩm đồng thời cao hơn trước khi thí nghiệm và khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Như vậy khi xử lý rơm với chế phẩm sinh học khả năng hoàn trả lân
dễ tiêu cho đất cao hơn xử lý rơm bằng cách đốt hoặc chỉ vùi thông thường kết quả
phù hợp với nghiên cứu trước đây của Võ Thị Gương và ctv. (2006); Trần Thị Ngọc
Sơn và ctv. (2009); Trần Thị Anh Thư (2010).
4.4.1.7 Tỷ số C/N của đất
Kết quả thí nghiệm được cho thấy tỷ số C/N ở các nghiệm thức khi bắt đầu thí
nghiệm dao động từ 20,24 – 21,47. Với tỷ số C/N này nếu không có biện pháp can
thiệp để thúc đẩy quá trình phân giải thì chỉ có 1/3 N được khoáng hóa, hầu hết sử
dụng cho sự biến dưỡng của sinh vật đất (Võ Thị Gương, 2010).
Tỉ số C/N ở các nghiệm thức giảm theo thời gian. Tuy nhiên tỷ số C/N giảm
không nhiều ở nghiệm thức đốt đồng và vùi rơm không có sự khác biệt về mặt thống
kê. Tỷ số C/N ở NT3 giảm từ 20,77 xuống còn 15,52; nghiệm thức vùi rơm với chế
phẩm Trichoderma (NT3) giảm từ 20,64 xuống còn 14,63; NT5 giảm từ 20,24 xuống
còn 14,84. Điều này cho thấy tốc độ phân giải chất hữu cơ trong đất ở các nghiệm thức
vùi rơm với chế phẩm sinh học nhanh hơn ở nghiệm thức vùi rơm và đốt đồng.
Sau khi thí nghiệm kết thúc tỷ số C/N đất ở các nghiệm thức vùi rơm giảm xuống
và khác biệt về thống kê so với khi bắt đầu thí nghiệm. Tỷ số C/N ở các nghiệm thức
vùi rơm có chế phẩm thuộc vào loại khá thích hợp với tính chất đất mặt ở ĐBSCL và
phù hợp cho vi sinh vật thực hiện phân giải chất hữu cơ. Trong khi đó C/N trong đất
ở nghiệm thức đốt đồng và vùi rơm lại thuộc loại đất có C/N trung bình theo thang
đánh giá của Ngô Ngọc Hưng và ctv. (2004).
20



4.4.1.8 Năng suất lúa
Kết quả thí nghiệm cho thấy nghiệm thức đốt đồng có năng suất lúa cao nhất
(8,56 tấn/ha) và khác biệt có ý nghĩa thông kê với các nghiệm thức có vùi rơm có bổ
sung chế phẩm. Ở nghiệm thức vùi rơm (NT2) có năng suất lúa là 6,41 tấn/ha; năng
suất lúa đạt 7,83 tấn/ha ở NT4 và 7,58 tấn/ha ở NT3 ; và 7,38 tấn/ha ở NT5. Kết quả
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Hối và ctv. (2009) cho rằng
khi chôn vùi rơm rạ vào đất làm giảm năng suất lúa, nghiên cứu trước đây của Trần
Thị Ngọc Sơn và ctv. (2009); Trần Thị Anh Thư, (2010) cho rằng khi sử dụng phân
rơm có sử lý Trichoderma bón cho lúa thì năng suất có thể thấp hơn.
4.4.2 Tính chất đất sau khi kết thúc thí nghiệm
Các thông số chất lượng đất sau khi kết thúc thí nghiệm và thực hiện sau 6 mùa
vụ nghiên cứu từ tháng 3/2013 đến tháng 3 năm 2015 được thể hiện qua (Bảng 4.4)
nhằm đánh giá tính chất đất giữa hình thức canh tác đốt đồng và nghiên cứu xử lý rơm
trên đồng ruộng (không đốt đồng).
Bảng 4.3: Tính chất đất sau khi kết thúc thí nghiệm (sau 6 mùa vụ thí nghiệm)
Hình Thức
pH
Đốt đồng
Thí nghiệm
(K.đốt)
P

4,64±0,10
5,18±0,27
0,03

Nt (% N)
0,33±0,11
0,31±0,01

0,674

Pt
(%P2O5)
0,16±0,02
0,15±0,01
0,892

Các chỉ tiêu tính chát đất
CHC
NH4+
NO3(%C)
mg/kg
mg/kg
5,82±0,90 6,02±1,26
6,96±6,52
9,15±1,49 12,15±3,94 11,80±2,77
0,03

0,062

0,302

Pdt mg/kg
48,71±16,03
67,41±13,86

Ktd
meq/100g
0,30±0,02

0,38±0,03

0,201

0,016

Kết quả thí nghiệm cho thấy rằng quá trình xử lý rơm trực tiếp trên đồng ruộng
có hiệu quả nhất định trong việc cải thiện tính chất đất. Sau khi kết thúc thí nghiệm, ở
hình thức canh tác có đốt đồng pH trung bình 4,64±0,10 và thí nghiệm không đốt có
pH trung bình là 5,18±0,27 (P: 0,03) cho thấy pH đất được cải thiện có ý nghĩa sau
khi thí nghiệm. Kết quả phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Dương Minh Viễn
và ctv. (2006); Trần Bá Linh và ctv. (2008); Nguyễn Minh Đông và ctv. (2009); Trần
Bá Linh và ctv. (2010); Lê Thị Thanh Chi và ctv. (2010) khi sử dụng phân hữu cơ cho
đất lúa giúp cải thiện pH, hàm lượng chất hữu cơ, đạm hữu dụng và dung trọng đất.
Tương tự Chất hữu cơ (CHC) cũng được cải thiện rõ rệt có ý nghĩa thống kê,
Hàm lượng chất hữu cơ đốt DC là 5,82±0,90% và thí nghiệm không đốt là 9,15±1,49%
(P:0,03) kết quả thí nghiệm cho thấy lượng chất hữu cơ trong đất ở thí nghiệm được
cải thiện và phù hợp với nghiên cứu trước đây của Dương Minh Viễn và ctv (2006);
Trần Bá Linh và ctv (2008); Nguyễn Minh Đông và ctv (2009); Trần Bá Linh và ctv
(2010); Lê Thị Thanh Chi và ctv (2010) chỉ ra rằng chất hữu cơ có vai trò quan trọng
trong cải thiện các tính chất đất. Các chỉ tiêu N tổng, P tổng, NH4+, NO3-, Pdt không
khác biệt giữa thí nghiệm và đối chứng đốt được thể hiện qua Bảng 4.4.
Kali trao đổi trong đất thí nghiệm xử lý rơm bằng chế phẩm sinh học cao hơn
so với đất đốt đồng, hàm lượng trung bình của kali trao đổi trong đất đốt đồng (DC:
đối chứng) là 0,30±0,02 meq/100g và trong nghiệm thức thí nghiệm là 0,38±0,03
meq/100g với (P: 0,016) cho thấy hàm lượng kali trao đổi giữa hai mô hình canh tác
21


khác biệt có ý nghĩa, kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây

của Nguyễn Mỹ Hoa và Nguyễn Đỗ Châu Giang (2012) cho thấy ở ruộng lúa thâm
canh ba vụ có hàm lượng Kali trong đất lúa thấp, do trong canh tác người dân ít sử
dụng hay không thường xuyên sử dụng kali. Theo Amamsiri & Wickramasinghe,
(1978) cho rằng thâm canh lúa có đốt đồng sẽ đốt đi 20% kali. Kết quả thí nghiệm cho
thấy kali trao đổi được cải thiện, mặc dù năng suất lúa thu hoạch còn thấp so với hình
thức đốt đồng, nhưng xử lý rơm liên tục nhiều năm sẽ cải thiện được năng suất (Ngô
Ngọc Hưng, 2009).
Tóm lại:
Xử lý rơm trực tiếp trên đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học cho thấy vai trò
quan trọng thúc đẩy phân hủy rơm, đặc biệt là Biomix và Trichoderma-DT có khả
năng làm giảm 70% lượng rơm. Cây lúa phát triển tốt, cây to, đẻ nhánh bình thường.
Xử lý rơm trên đồng ruộng có thể cung cấp lượng chất hữu cơ cho đất, kali trao tăng
lên khác biệt có ý nghĩa thống kê so với đối chứng. Đạm tổng số và lân tổng số trong
đất đốt đồng không có sự khác biệt với đất thí nghiệm. Đạm dễ tiêu và lân dể tiêu có
xu hướng tăng trong đất thí nghiệm, mặc dù chưa thấy rõ sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Bên cạnh lượng chất hữu cơ cao bổ sung cho đất là cơ sở cho việc cải thiện tính
chất đất.
4.4.3 Đánh giá hiệu quả ứng dụng thực tế xử lý rơm trên đồng xuộng
4.4.3.1 Thuận lợi về mặt kỹ thuật
Kỹ thuật áp dụng giải pháp xử lý rơm đơn giản, việc phun xịt chế phẩm sinh
học lên rơm và xới vào đất thực hiện dễ dàng với những thiết bị và phương tiện hiện
đại như: máy phun thuốc, máy sạ, máy xới có mã lực cao. Phương pháp xử lý rơm trên
ruộng áp dụng được với các cánh đồng mẫu lớn, phù hợp với xu hướng cơ giới hóa
canh tác lúa ở ĐBSCL.
4.4.3.2 Lợi ích về mặt chi phí đầu tư
Với chi phí đầu tư thêm khoảng 1,2-1,5 triệu/ha, bao gồm: xới rơm, chế phẩm
sinh học, phun xịt chiếm khoảng 10% so với tổng chi phí đầu tư khoảng 12-15 triệu/ha
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và chi phí khác trong canh tác theo hình thức đốt đồng
thì dễ dàng được người dân chấp nhận. Thực tế cho thấy với giá chế phẩm rẻ, dễ sử
dụng và thực hiện dễ dàng, nên việc áp dụng thực tế được thuận lợi.

4.4.3.3 Lợi ích về mặt Môi trường
+ Môi trường không khí: Nếu tính toàn ĐBSCL với sản lượng lúa khoảng 25
triệu trấn/năm (Tổng cục thống kê, 2014) thải ra khoảng 25 triệu tấn rơm thì khi đốt
cháy lượng rơm này làm phát thải 1,68 triệu tấn CO và 23,52 triệu tấn CO2.
+ Môi trường đất: khi xử lý rơm trên đồng ruộng giúp làm tăng lượng chất hữu cơ
trong đất, cải thiện được dung trọng và làm tăng kali trong đất.
4.5 Quy trình xử lý rơm trên đồng ruộng
4.5.1 Giai đoạn 1: Chuẩn bị
Mùa khô: rải đều rơm trên mặt ruộng
22


Mùa mưa: xịt thêm thuốc cháy diệt gốc rạ từ 1 đến 2 ngày trước khi rải đều
rơm và sử dụng chế phẩm.
4.5.2 Giai đoạn 2: Pha và phun chế phẩm
Pha chế phẩm sinh học theo liều lượng khuyến cáo từ nhà sản xuất.
Phun chế phẩm: Phun chế phẩm vào buổi chiều mát trước khi xới 1 ngày .
4.5.3 Giai đoạn 3: Xới rơm vào đất
Đây là giai đoạn quan trọng trong việc làm sạch mặt ruộng, việc xới rơm vào
đất cần được người dân quan tâm. Do nguồn rơm nhiều và sợi rơm còn nguyên nên
việc vùi rơm vào đất được thực hiện bởi máy xới có công suất lớn.
4.5.4 Giai đoạn 4: Gieo hạt
Sau khi xới đất và rơm đã được vùi vào đất tiến hành giao hạt và canh tác theo
phương pháp và lịch trình mùa vụ của người dân. Tuy nhiên cần lưu ý lấy nước ra khỏi
ruộng sau khi xạ xong, nhằm tránh úng nước gây ảnh hưởng đến lúa nọn.
Tóm lại:
Từ những thuận lợi và khó khăn của các giai đoạn xử lý rơm trên ruộng rút ra
được quy trình xử lý rơm trên ruộng tại Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
* Mùa mưa


* Mùa khô
Bước 1. Rải đều rơm

Bước 1. Phun thuốc cháy

Bước 2. Phun xịt chế phẩm

Bước 2. Rải đều rơm

Bước 3. Xới rơm vào đất

Bước 3. Phun xịt chế phẩm

Bước 4. Gieo hạt

Bước 4. Xới rơm vào đất

Bước 5. Gieo hạt
Hình 4.3: Quy trình xử lý rơm trên đồng ruộng

23


×