Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Tổ chức thực hiện giao nhận một lô hàng lê quả tươi tại Xí nghiệp dịch vụ vận tải – Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.87 KB, 53 trang )

----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................................2
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT
NHẬP KHẨU................................................................................................................................4
1.1. Khái niệm về giao nhận và nội dung hoạt động giao nhận..................................................4
1.1.1 Khái niệm về giao nhận, dịch vụ giao nhận:.........................................................................................4
1.1.2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa....................................................................................................5
1.1.3. Vai trò của giao nhận..............................................................................................................................6

1.2. Người giao nhận .........................................................................................................................7
1.2.1. Khái niệm về người giao nhận...............................................................................................................7
1.2.2. Đặc trưng của người giao nhận..............................................................................................................7
1.2.3. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận..................................................................................................8
1.2.4. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế....................................................................12
1.2.5. Quyền,nghĩa vụ,trách nhiệm người giao nhận...................................................................................13
1.2.6.Luật chi phối hoạt động giao nhận.......................................................................................................16

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY VẬN TẢI
BIỂN VINASHIP.......................................................................................................................18
2.1. Sự ra đời và phát triển của công ty........................................................................................18
2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty...........................................................20
2.2.1.
2.2.2.


2.2.3.
2.2.4.

Chức năng, nhiệm vụ............................................................................................................................20
Cơ cấu tổ chức.......................................................................................................................................21
Các dịch vụ hàng hải hiện nay của chúng tôi.....................................................................................22
Năng lực vận chuyển............................................................................................................................23

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật............................................................................................................24
2.3.1. Đội tàu vận tải.......................................................................................................................................24
2.3.2. Đội xe vận tải trên bộ...........................................................................................................................25
2.3.3. Lịch trình tàu container công ty khai thác..........................................................................................25

2.4. Tìm hiểu hoạt động của công ty..............................................................................................26
2.4.1.
2.4.2.
2.4.3.
2.4.4.
2.4.5.

Quy trình Vận tải biển..........................................................................................................................26
Quy trình đại lý tàu biển .....................................................................................................................27
Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới............................................................................27
Tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm và dịch vụ.........................................................................28
Hoạt động marketing.............................................................................................................................29

2.5. Tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp.....................................................................30
2.6.Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại công ty...............................................32
2.6.1.Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu............................................................................................32
2.6.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa..............................................................................................................36


Việc lưu tờ khai hải quan nhằm mục đích tính toán số lượng hàng hóa xuất khẩu, căn cứ
vào đó, nhân viên làm hàng tại cảng sắp xếp vị trí container lên tàu môt cách thuận tiện.
Nhân viên giao nhận lấy lại tờ khai sau 5 đến 7 ngày tính từ ngày tàu khởi hành và trả lại
cho doanh nghiệp xuất khẩu...........................................................................................................39

CHƯƠNG 3 : TỔ CHỨC VÀ THỰC HIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN NHẬP KHẨU
LÔ HÀNG LÊ QUẢ TƯƠI TỪ TRUNG QUỐC CỦA CÔNG TY........................................39
3.1. Khái quát chung về lô hàng container nhập khẩu...............................................................39
3.2.Tổ chức và thực hiện giao nhận nhập khẩu lô hàng Lê quả tươi từ Trung Quốc của Xí
nghiệp dịch vụ vận tải- Công ty TNHH Vận tải biển VINASHIP............................................41

1


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

3.3. Tổng hợp chi phí của lô hàng..................................................................................................46
3.4.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO NHẬN. .47
3.4.1.Những tác động từ bên ngoài................................................................................................................47
3.4.2. Thuận lợi và hạn chế của công ty trong hoạt động giao nhận..........................................................49

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................................51
1. Kết luận.........................................................................................................................................51
2. Kiến nghị:......................................................................................................................................52


TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................................53

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử đã chứng minh rằng, các cuộc cách mạng khoa học lớn đã diễn ra
trong đời sống xã hội con người đều được phản ánh trong ngành vận tải. Quá trình
vận tải luôn được cải tiến và hoàn thiện. Mục đích chủ yếu của tiến bộ kỹ thuật và
tổ chức trong vận tải là rút ngắn được thời gian chuyên chở, đảm bảo an toàn cho
đối tượng chuyên chở và giảm được chi phí chuyên chở tới mức thấp nhất.Vấn đề
cơ bản để tăng năng lực vận tải và năng suất chuyên chở là tăng cường cơ giới hoá
khâu xếp dỡ hàng ở các điểm vận tải. Một trong những yếu tố quan trọng để thúc
2


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

đẩy cơ giới hoá toàn bộ khâu xếp dỡ hàng hoá là tạo ra những kiện hàng lớn thích
hợp. Việc tạo ra những kiện hàng thích hợp trong vận tải được gọi là “đơn vị hoá”
hàng hoá. Phương pháp tạo ra hàng hoá đơn vị và hiện đại trong vận tải là dùng
container. Container cùng với hàng hoá xếp trong đó tạo thành một đơn vị hàng
hoá trong suốt quá trình chuyên chở. Đó là một phương pháp đơn vị hàng hoá
hoàn thiện nhất và mang lại hiệu quả kinh tế trong vận tải nội địa cũng như trong
vận tải quốc tế hiện nay.
Tương lai sẽ là những cán bộ nghiệp vụ, các sinh viên như em cần phải
trang bị cho mình những kiến thức thực tế bổ ích và cần thiết. Vì vậy khi thực tập
tại chi nhánh Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship - Xí nghiệp dịch vụ vận tải,
em quyết định chọn đề tài luận văn “Tổ chức thực hiện giao nhận một lô hàng lê

quả tươi tại Xí nghiệp dịch vụ vận tải – Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship”

LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: ……. Tôi xin cam đoan tất cả những nội dung viết trong đồ án tốt
nghiệp “ Tổ chức thực hiện giao nhận lô hàng lê quả tuoi nhập khẩu tại Xí nghiệp
dịch vụ vận tải – Công ty cổ phần VTB VINASHIP” đều mang tính xác thực, đều
do sự nghiên cứu tìm tòi, học hỏi của bản thân trong thời gian thực tập và tất cả
các số liệu, thực trạng, khó khăn của doanh nghiệp trên cơ sở nhận thức của mình,
sự đóng góp y kiến của cô giáo hướng dẫn và đơn vị thực tập

3


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Khái niệm về giao nhận và nội dung hoạt động giao nhận
1.1.1 Khái niệm về giao nhận, dịch vụ giao nhận:
- Khái niệm chung về giao nhận:
“Tập hơp những nghiệp vụ, công việc liên quan đến quá trình vận tải,
thực hiện di chuyển hàng hóa từ nơi gửi tới nơi nhận hàng.”
- Khái niệm dịch vụ giao nhận:
+ Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận
(FIATA) về dịch vụ giao nhận, dịch vụ giao nhận được định nghĩa: “Là bất kỳ
loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng

gói hay phân phối hàng hoá cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến
4


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh
toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá.”
+ Theo điều 163 Luật Thương mại của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thì: “Dịch vụ giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại, theo đó
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có
liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của
người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác”.
1.1.2. Các loại dịch vụ giao nhận hàng hóa
Theo nghị định của Chính phủ về điều kiện kinh doanh dịch vụ hàng hải,
ban hành ngày 19/03/2001 (có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký): “Các doanh
nghiệp có ngành nghề đăng ký kinh doanh sau đây có thể tham gia vào dịch vụ
giao nhận hàng hoá ngoại thương:
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
- Dịch vụ môi giới hàng hải;
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;
- Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển”
a. Dịch vụ đại lý vận tải đường biển
Dịch vụ này cần thực hiện các công việc như sau theo ủy thác của chủ
hàng:

- Tiến hành và tổ chức các công việc để phục vụ qúa trình vận chuyển,
giao nhận hàng hóa, vận chuyển hành khách và hành lý dựa trên cơ sở của hợp
đồng vận chuyển bằng đường biển hoặc hợp đồng vận tải đa phương thức.
- Cho thuê và thuê hộ phương tiện vận tải biển, các thiết bị xếp dỡ,cầu
tàu, kho tàng, bến bãi và các thiết bị chuyên dùng khác cần thiết cho quá trình
hàng hải cũng như chuyên chở hàng hóa.
- Làm đại lý container.
5


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

- Thực hiện các công việc cần thiết khác theo ủy quyền.
b. Dịch vụ môi giới hàng hải
Dịch vụ môi giới hàng hải là dịch vụ cần phải thực hiện các công việc
sau:
- Làm trung gian cho việc ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hành
khách và hành lý;
- Làm trung gian cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm hàng hải;
- Làm trung gian cho việc ký kết hợp đồng cho thuê tàu, hợp đồng mua
bán tàu, hợp đồng lai dắt, hợp đồng thuê và cho thuê thuyền viên;
- Làm trung gian cho việc ký kết các hợp đồng khác có liên quan đến
hoạt động hàng hải do người ủy thác yêu cầu theo từng hợp đồng cụ thể.
c. Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa
Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm tra số lượng hàng
hóa trên hợp đồng so với thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc phương

tiện khác theo sự ủy thác của các bên lien quan như người vận chuyển, người
giao hàng, người nhận hang.
d. Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa tại cảng biển
Dịch vụ bốc dỡ hàng hóa là dịch vụ phải thực hiện các công việc bốc,
xếp, dỡ hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, dỡ từng loại hàng.
1.1.3. Vai trò của giao nhận
- Là công việc không thể thiếu cho sự phát triển và tồn tại của thương
mại quốc tế.
- Giao nhận tạo điều kiện và giúp cho hàng hóa lưu thông nhanh nhất, an
toàn và tiết kiệm mà không cần sự tham gia của các bên tham gia hợp đồng
thương mại.
- Giúp cho người chuyên chở cải thiện và đẩy nhanh tốc độ quay vòng và
sử dụng của phương tiện vận tải.
6


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

- Góp phần làm giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Giúp cho các nhà xuất nhập khẩu cắt giảm bớt được các chi phí không
cần thiết khác như: Chi phí đi lại,chi phí đào tạo nhân công, chi phí cơ hội,…
 Trong xu hướng thương mại hóa toàn cầu, cùng với sự phát triển đa
dạng các hình thức vận tải mới trong những những năm vừa qua. Ngày
nay,người làm dịch vụ giao nhận ngày càng giữ vai trò quan trọng trong vận
tải và buôn bán quốc tế.Dịch vụ giao nhận giờ đây không chỉ dừng lại ở những
công việc như đặt chỗ đóng hàng,nơi kiểm tra hàng, chuyển giao hàng hóa,…

mà còn thực hiện những nghiệp vụ khác với quy mô cũng như tính chuyên
nghiệp cao hơn như: tư vấn tuyến đường vận chuyển, chọn tàu vận tải, đóng
gói bao bì hàng hóa,..
1.2. Người giao nhận
1.2.1. Khái niệm về người giao nhận
- Trên thực tế, chưa có một định nghĩa thống nhất nào về người giao nhận
được quốc tế thừa nhận. Người giao nhận có thể là chủ tàu, chủ hàng, công ty
xếp dỡ hay kho hàng, người giao nhận chuyên nghiệp hay bất kỳ bên nào khác
có đăng ký kinh doanh thực hiện dịch vụ giao nhận hàng hoá. Nhưng dù ở ví
trí nào đi nữa thì điểm chung trong hoạt động của tất cả những người này là họ
đều bán dịch vụ của mình, cùng mang một tên chung trong giao dịch quốc tế
là Người giao nhận quốc tế, cùng làm một ngành nghề giao nhận.
- Nói một cách ngắn gọn lại,giao nhận là công việc tập hợp những nghiệp
vụ, thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm tiến hành việc vận chuyển
hàng hóa từ nơi gửi hàng (người bán) đến nơi nhận hàng (người mua).
1.2.2. Đặc trưng của người giao nhận.
- Người giao nhận thực hiện các công việc của mình dựa trên cơ sở hợp
đồng uỷ thác đã được ký kết với chủ hàng nhằm bảo vệ lợi ích cho chủ hàng.
- Người giao nhận thu xếp công việc vận tải nhưng lại không phải là
người chuyên chở. Người giao nhận cũng có thể sở hữu phương tiện vận tải,
7


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

hay thực hiện việc chuyên chở nhưng đối với hàng hoá, anh ta chỉ là người

giao nhận đã được ký hợp đồng uỷ thác, không phải là người chuyên chở.
- Ngoài việc tổ chức vận tải, người giao nhận còn có thể thực hiện các
công việc khác trong phạm vi uỷ thác của chủ hàng theo những điều khoản đã
được kí kết.
1.2.3. Phạm vi dịch vụ của người giao nhận

8


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

9


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

Phạm vi của dịch vụ giao nhận khá là rộng. Thông thường, người giao
nhận thay mặt cho người ủy thác (người gửi hàng hoặc người nhận hàng) tiến
hành tất cả các công việc có liên quan đến hàng hóa để thực hiện quá trình vận
chuyển hàng hoá đến tận tay của người nhận cuối cùng. Người giao nhận có
thể cung cấp các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua những
người bên thứ ba khác hay đại lý khác miễn là đảm bảo là hàng hoá được vận

chuyển đến nơi nhận cuối cùng an toàn và đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
có thể.
Vì hoạt động giao nhận là việc tổ chức tiến hành các công việc liên quan
để thực hiện quá trình chuyên chở hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận nên công
việc giao nhận có thể bao gồm nhiều công việc, cụ thể như sau:
- Thay mặt cho người gửi hàng:
Người giao nhận có thể thực hiện các công việc sau:
+ Lựa chọn phương thức vận tải và người chuyên chở và tuyến đường
thích hợp để đảm bảo hàng hoá được vận chuyển nhanh chóng, an toàn, hiệu
quả và tiết kiệm;
+ Ký kết hợp đồng chuyên chở với người chuyên chở đã lựa chọn, thuê
tàu, lưu cước;
+ Nhận hàng từ người gửi hàng và cấp các chứng từ thích hợp;
+ Nghiên cứu các điều khoản của thư tín dụng và tất cả các quy định của
Quốc gia sở tại về những công việc tại nước xuất khẩu, nước nhập khẩu cũng
như nước quá cảnh;
+ Người giao nhận cũng phải chuẩn bị mọi chứng từ cần thiết;
+ Đóng gói hàng hoá (nếu có yêu cầu), tính đến các tuyến đường, phương
thức vận chuyển, bản chất của hàng hoá và các quy định hiện hành, nếu có, tại
nước xuất khẩu, các nước quá cảnh và nước nhập khẩu;
+Lưu kho, bảo quản hàng hoá;
10


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----


+ Cân, đo hàng hoá;
+ Yêu cầu người gửi hàng về việc cần thiết phải mua bảo hiểm cho hàng
hoá và nếu thỏa thuận, người giao nhận thực hiện việc mua bảo hiểm cho
hàng hoá;
+ Vận chuyển hàng hoá đến cảng, làm các thủ tục thông quan cho hàng
hoá, lo liệu các chứng từ có liên quan và giao hàng cho người chuyên chở;.
+ Tham gia vào các giao dịch ngoại hối, nếu thỏa thuận;
+ Thanh toán cước phí và các chi phí khác mà có liên quan đến hoạt động
giao nhân;
+ Nhận vận đơn đã ký từ người chuyên chở và đưa vận đơn cho người
gửi hàng;
+ Lo liệu việc chuyển tải trong hành trình nếu cần;
+ Giám sát toàn bộ hành trình vận chuyển hàng hoá đến khi người nhận
hàng nhận được hàng hoá thông qua người chuyên chở và các đại lý giao nhận
ở nước ngoài;
+ Ghi nhận các mất mát, hư hỏng (nếu có) của hàng hoá và thông báo cho
người chuyên chở; lập các biên bản, chứng từ cần thiết để bảo vệ quyền lợi
cho khách hàng;
+ Giúp người gửi hàng khiếu nại đòi bồi thường về những mất mát, hư
hỏng của hàng hoá trong quá trình chuyên chở.
- Thay mặt cho người nhận hàng:
Người giao nhận có thể thực hiện các công việc sau:
+ Giám sát quá trình vận chuyển hàng hoá và thay mặt cho người nhận
hàng khi người nhận hàng kiểm soát tàu;
+ Nhận và kiểm tra tất cả các chứng từ có liên quan tới quá trình vận
chuyển hàng hoá;

11



----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

+ Nhận hàng từ người chuyên chở và, nếu cần, thanh toán cước vận
chuyển;
+ Làm thủ tục hải quan và nộp thuế cùng với các loại phí và lệ phí khác;
+ Lo liệu việc lưu kho, lưu bãi, nếu cần;
+ Giao hàng đã làm xong thủ tục thông quan cho người nhận hàng;
+ Giúp người nhận hàng khiếu nại người chuyên chở về những mất mát,
hư hỏng của hàng hoá xảy ra trong quá trình chuyên chở;
+ Giúp người nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối hàng hoá.
- Các dịch vụ khác của người giao nhận:
Ngoài các dịch vụ đã nêu trên, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, người
giao nhận cũng có thể cung cấp các dịch vụ khác, các dịch vụ đặc biệt như:
+ Gom và phân phối hàng lẻ;
+ Vận chuyển các loại hàng đặc biệt như máy móc thiết bị cho các công
trình xây dựng lớn, các công trình chìa khoá trao tay; vận chuyển hàng may
mặc treo trong các container đến thẳng các cửa hàng; vận chuyển hàng triển
lãm ra nước ngoài;...
+ Tư vấn cho khách hàng, cung cấp các thông tin về nhu cầu của thị
trường, về những thị trường mới, vị thế cạnh tranh, chiến lược xuất nhập khẩu,
các điều kiện thương mại thích hợp để đưa vào các hợp đồng ngoại thương.
Trong những năm gần đây, người giao nhận còn cung cấp dịch vụ vận tải đa
phương thức (đóng vai trò như một MTO - người kinh doanh vận tải đa
phương thức).
1.2.4. Vai trò của người giao nhận trong thương mại quốc tế
Ngày nay cùng với việc ngày càng mở rộng thương mại quốc tế thì đi

cùng với nó là các phương thức vận tải ngày càng được phát triển như: vận tải
bằng container, vận tải đa phương thức , người giao nhận còn cung cấp dịch
vụ vận tải và đóng vai trò chính – người chuyên chở
12


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

Người giao nhận đã đóng vai trò :
- “Môi giới hải quan”: Người giao nhận thay mặt người chủ hàng làm thủ
tục hải quan
- Đại lý: Người giao nhận đóng vai trò như một đại lý của người chuyên
chở tại quốc gia khác quốc gia của người chuyên chở để thực hiện các hoạt
động như : nhận hàng, giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu
kho… dựa trên cơ sở của hợp đồng ủy thác.
- Người gom hàng, người chuyên chở đóng vai trò đại lý hoặc người
chuyên chở.
- Đóng vai trò không thể thiếu trong vận tải container trong việc gom
hàng lẻ thành hàng nguyên để tận dụng sức chở của container và giảm thiểu
được các chi phí liên quan.
- Người chuyên chở: Trong nhiều trường hợp người giao nhận đóng cả
vai trò là người chuyên chở ( người thầu chuyên chở hoặc là người chuyên chở
thực tế). Hoặc trong trường hợp người giao nhận cung cấp vận tải đa phương
thức.
1.2.5. Quyền,nghĩa vụ,trách nhiệm người giao nhận
Theo Luật Thương mại người giao nhận có Quyền,nghĩa vụ,trách nhiệm

người giao nhận:
- Quyền hạn và nghĩa vụ của người giao nhận:
“+ Nguời giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập hợp lý
khác.
+ Thực hiện đầy đủ các nghiã vụ của mình theo hợp đồng .
+ Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng là vì lợi
ích của khách hàng thì người giao nhận có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của
khách hàng, nhưng phải có thông báo ngay cho khách hàng.

13


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

+ Sau khi đã ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn
của khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.
+ Phải thực hiện hoàn toàn nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý, nếu
trên hợp đồng không có thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ của mình
với khách hàng.”
- Quyền cầm giữ và định đoạt hàng hoá
“+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền cầm giữ một số
lượng hàng hoá nhất định và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá để có
thể đòi tiền nợ đã đến hạn của khách hàng và phải thông báo ngay bằng văn
bản cho khách hàng.
+ Sau 45 ngày kể từ ngày cầm giữ, nếu khách hàng không trả tiền nợ thì
người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá có quyền định đoạt hàng hoá hoặc

chứng từ đó theo các quy định của pháp luật, mọi chi phí liên quan đến việc
cầm giữ và định đoạt hàng hoá do khách hàng chịu.”
- Trách nhiệm của người giao nhận “khi làm đại lý của chủ hàng
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm
về:
+ Giao hàng không đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hoá cho dù đã có được sự
hướng dẫn.
+ Thiếu sót trong khi làm các thủ tục hải quan
+ Vận chuyển hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không quyết toán các khoản tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất mà không theo những thủ tục cần thiết hoặc không thực hiện
các thủ tục để được hoàn lại thuế
14


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây
nên. Tuy nhiên, chung ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách
nhiệm về hành vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người
giao nhận khác... nếu anh ta chứng minh được mình đã thực hiện một cách
mẫn cán các công việc liên quan và đó đã lựa chọn cần thiết.


+ Khi làm đại lý người giao nhận phải tuân thủ “điều kiện kinh doanh
tiêu chuẩn của mình.
+ Khi là người chuyên chở
+ Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trò là một nhà
thầu độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của
người chuyên chở, của người giao nhận khác mà anh ta thuê để thực hiện hợp
đồng vận tải như thể là hành vi và thiếu sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và
trách nhiệm của anh ta như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải
quy định. Người chuyên chở thu ở khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch
vụ mà anh ta cung cấp chứ không phải là tiền hoa hồng.
+ Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong
trường hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của
chính mình (perfoming carrier) mà còn trong trường hợp anh ta, bằng việc
phát hành chứng từ vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách
nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier).
+ Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải như
đóng gói, lưu kho, bố xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách
nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên
bằng phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng
hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người chuyên chở.
+ Khi đóng vai trò là người chuyên chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu
chuẩn thường không áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy
15


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


----

tắc do Phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không
chịu trách nhiệm về những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những
trường hợp sau đây:
`Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ thác
`Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
`Do nội tý hoặc bản chất của hàng hoá
`Do chiến tranh, đình công
`Do các trường hợp bất khả kháng. Ngoài ra, người giao nhận không
chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách hàng được hưởng về sự chậm
chễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của mình.”
- Giới hạn trách nhiệm:
“Trách nhiệm của người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá trong mọi
trường hợp không vượt quá giá trị hàng hoá, trừ khi các bên có thoả thuận
khác trong hợp đồng.
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không được miễn trách nhiệm
nếu không chứng minh được việc mất mát, hư hỏng hoặc chậm giao hàng
không phải do lỗi của mình gây ra.
+ Người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá không phải chịu trách nhiệm,
khi họ không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn 14 ngày, kể từ
ngày giao hàng, không tính ngày chủ nhật, ngày lễ; không nhận được thông
báo bằng văn bản về việc bị kiện tại Toà án hoặc Trọng tài trong thời hạn 9
tháng, kể từ ngày giao hàng.”
1.2.6.Luật chi phối hoạt động giao nhận
Hoạt động giao nhận thực chất là hoạt động tác nghiệp có liên quan đến
nhiều vấn đề, công việc như vận tải, hợp đồng mua bán, thanh toán, tiến hành
các thủ tục Hải quan,… nên khi thực hiện nghiệp vụ này cần quan tâm đến các
cơ sở pháp lý trực tiếp và gián tiếp chi phối hoạt động đó.
16



----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

Cơ sở pháp lý cho việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu này bao gồm
các quy phạm pháp luật quốc tế, các công ước quốc tế , các văn bản quy phạm
pháp luật của nhà nước Việt Nam về giao nhận vận tải, các loại hợp đồng và
tín dụng thư…
Các công ước quốc tế bao gồm:
- Công ước Viên 1980 về buôn bán quốc tế
- Các công ước về vận tải như công ước quốc tế đề thống nhất một số quy
tắc về vận đơn đường biển ký tại Brussels ngày 25/8/1924 còn được gọi là quy
tắc Hague. Công ước này cho đến nay đã được sửa đổi chỉnh lý 2 lần,lần thứ
nhất vào năm 1968 tại Visby nên được gọi là Nghị định thư Visby 1968 và lần
thứ 2 vào năm 1979, gọi là Nghị định thư SDR. Ngoài ra còn có công ước
Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại Hamburg ngày
31/3/1978, thường gọi là công ước Hamburg hay qui tắc Hamburg 1978.
- Incorterm 2000 giải thích các điều kiện thương mị của phòng thương
mại quốc tế.
- Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng thư UCP 600 của
phòng thương mại quốc tế Paris.
Bên cạnh các bộ luật quốc tế, nhà nước Việt Nam đã ban hành được
nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau có liên quan đến hoạt động vận
tải, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu như : Bộ luật Hàng Hải Việt Nam,
Luật thương maị Việt Nam 1997, Quyết định 2106/QĐ- GTVT qui định thể lệ
bốc dỡ, giao nhận và bỏ quản hàng hóa tại cảng biển Việt Nam, Điều kiện

kinh doanh tiêu chuẩn Việt Nam (do VIFFAS được ban hành trên cơ sở của
FIATA, Luật thuế, Luật kinh doanh bảo hiểm,…
Các loại hợp đồng làm cơ sở cho hoạt đồng giao nhận bao gồm hợp đồng
mua bán ngoại thương, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng ủy thác giao nhận,hợp
đồng bảo hiểm.

17


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

CHƯƠNG 2 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VẬN TẢI BIỂN VINASHIP
2.1. Sự ra đời và phát triển của công ty
* Việc thành lập

18


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

Nhằm bắt kịp xu hướng hội nhập, thực hiện theo Nghị quyết Đại hội Đảng

lần thứ 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, các doanh nghiệp, ngành nghề trong mọi lĩnh
vực cùng nhau bắt tay vào công cuộc đổi mới toàn diện về quản lý kinh tế, xóa bỏ
quan liêu bao cấp và chuyển sang thể chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ
nghĩa . Tất nhiên sẽ không nằm ngoài quá trình đó, Bộ Giao thông - Vận tải cũng
đã thực hiện nhiều công việc đổi mới bằng việc cắt giảm biên chế khối hành chính
sự nghiệp, chuyển giao chức năng quản lý kinh tế kỹ thuật trực tiếp xuống các
doanh nghiệp và tiến hành thành lập các doanh nghiệp mới.
Cũng trong thời kỳ này, ngày 10/3/1984, Công ty Vận tải biển III
(VINASHIP) đã được thành lập theo Quyết định số 694/QĐ-TCCB của Bộ trưởng
Bộ Giao thông Vận tải .
Ngày 23/3/1993: Bộ Giao thông - Vận tải đã ra quyết định thành lập lại Công
ty Vận tải biển III theo Quyết định số 463/QĐ-TCCB. Công ty Vận tải biển III là
Doanh nghiệp Nhà nước hạng I, hạch toán kinh tế độc lập, trực thuộc Tổng Công
ty Hàng hải Việt Nam và hoạt động theo Giấy Chứng nhận ĐKKD số 105658 do
Sở Kế hoạch đầu tư t/p Hải Phòng cấp, đăng ký lần đầu ngày 05 tháng 4 năm 1993
và đăng ký thay đổi lần thứ 2 ngày 06 tháng 3 năm 2002.
Ngày 24 tháng 10 năm 2006, Bộ Giao thông vận tải ký quyết định số
2264/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty vận tải biển III
, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam thành Công ty Cổ phần
Vận tải biển VINASHIP.
Công ty Cổ phần Vận tải biển VINASHIP đã tiến hành Đại hội cổ đông
thành lập Công ty ngày 21 tháng 12 năm 2006, với tổng số vốn điều lệ là 200 tỷ
đồng, trong đó Nhà Nước nắm giữ 51% vốn
Trong lịch sử 32 năm hình thành và phát triển, Công ty luôn nỗ lực phấn đấu
đạt được những thành tích cao trong sản xuất kinh doanh và góp phần đáng kể vào
sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN.
* Niêm yết cổ phiếu
19



----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

Công ty đã niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh dựa theo Quyết định về việc niêm yết cổ phiếu số 93/QĐ-SGDHCM do
Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày
20/8/2008.
• Mã

chứng khoán: VNA

• Loại

cổ phiếu niêm yết: Cổ phiếu phổ thông

• Mệnh

giá: 10.000 đ/cổ phiếu

• Ngày

giao dịch cổ phiếu đầu tiên: 09/09/2008

• Số

lượng cổ phiếu niêm yết hiện tại: 20.000.000 cổ phiếu


2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của công ty
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ
Công ty cổ phần vận tải biển Vinaship với tiền thân là Công ty vận tải
biển III thành lập tháng 4/1984; là đội tàu biển quốc gia, vận tải hàng hóa các
tuyến trong nước, các tuyến nước ngoài như Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc
Á. Tháng 10/2006 chuyển hình thức thành công ty cổ phần
- Tên giao dịch: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VINASHIP
- Giấy chứng nhận ĐKKD số 0200119965 đăng ký lần đầu ngày 27 tháng
12 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ hai ngày 04 tháng 7 năm 2013 tại Sở
Kế hoạch đầu tư tp.Hải Phòng
- Vốn điều lệ: 200.000.000.000 đồng
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 200.000.000.000 đồng
- Địa chỉ: Số 01 Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng,
tp.Hải Phòng
- Số điện thoại: (84-31) 3842151
- Số fax: (84-31) 3842271
- Website: www.vinaship.com.vn
20


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

- Mã cổ phiếu: VNA
Vinaship có hệ thống các đơn vị trực thuộc tại các Cảng biển và Thành
phố lớn của Việt Nam. Công ty luôn coi trọng việc mở rộng và phát triển. Vì
vậy những năm vừa qua không những giữ vững vị thế mà còn phát triển thị

phần trong nước và vươn khu vực, mở rộng và đầu tư thêm các lĩnh vực kinh
doanh mới.
Xét về quy mô vốn, thị phần vận tải và số tấn trọng tải đội tàu thì
Vinaship được coi là một trong những doanh nghiệp vận tải biển hàng đầu
thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam. Nói về hoạt động sản xuất kinh
doanh, bằng mô hình tổ chức hiện có, cùng với đó là được thừa hưởng đội ngũ
thuyền viên kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ quản lý có năng lực và tầm nhìn,
Vinaship vẫn luôn được nằm trong top những doanh nghiệp thành viên có uy
tín và có hoạt động kinh doanh hiệu quả cao trong Tổng Công ty hàng hải Việt
Nam.
Vinaship đã đưa ra thị trường những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng
và uy tín cao, đã được các khách hàng trong nước cũng như là các doanh
nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam tin cậy.

2.2.2. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức công ty gồm:
Công ty chính : Quản lý và khai thác dội tàu gồm 13 chiếc
Các chi nhánh hiện nay của công ty:
* Chi nhánh Hồ Chí Minh
Số 5E Nguyễn Đình Chiểu – Quận 1 – Tp Hồ Chí Minh
* Chi nhánh Quảng Ninh
Số 73 Lê Thánh Tông – Tp Hạ Long
* Chi nhánh Đà Nẵng
21


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


----

Số 36 Nguyễn Chí Thanh – Tp Đà Nẵng
Các xí nghiệp thành phần:
* Xí nghiệp xếp dỡ - vận tải và dịch vụ
Số 280 Ngô Quyền – Hải phòng
* Kho bãi container 15.500 m2
Đông Hải, Hải Phòng
* Xí nghiệp dịch vụ vận tải
Số 01 Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, tp.Hải
Phòng
2.2.3. Các dịch vụ hàng hải hiện nay của chúng tôi.
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải;
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê: Cho thuê văn phòng;
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu: Bán buôn tàu, biển.
Bán buôn phế liệu, phế thải kim loại, phi kim loại;
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe
có động cơ khác): Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải biển;
- Bốc xếp hàng hóa;
- Đại lý, môi giới, đấu giá;
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
22



----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

- Môi giới hợp đồng hàng hóa và chứng khoán;
2.2.4. Năng lực vận chuyển
a. Sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2011: 2,45 triệu
tấn
Sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2012: 2,136 triệu
tấn
Sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2013: 2,203 triệu
tấn
b. Sản lượng vận chuyển hàng hóa container năm 2011: 11.947 TEU
Sản lượng vận chuyển hàng hóa container năm 2012: 10.999 TEU
Sản lượng vận chuyển hàng hóa container năm 2013: 11.969 TEU
Trong đó:
* Sản lượng hàng hóa container khai thuê hải quan năm 2011: 3.605 TEU
Sản lượng hàng hóa container khai thuê hải quan năm 2012: 3.785 TEU
Sản lượng hàng hóa container khai thuê hải quan năm 2013: 3.937 TEU
c. Doanh thu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2011: 878,569
tỷ VND
Doanh thu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2012: 697,213 tỷ
VND
Doanh thu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năm 2013: 560,400 tỷ
VND
* Chúng tôi có đội xe vận chuyển hàng hóa đóng bao , đóng container tại
ba khu vực:
- Thành phố Hồ Chí Minh: 70 đầu container + 105 mooc

- Thành phố Hải Phòng: 80 đầu container + 125 mooc
- Thành phố Đà Nẵng : 50 đầu container + 80 mooc
23


----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Bắc Nam, 1 tuần 4 chuyến vào và
4 chuyến ra
- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Hải Phòng Đà Nẵng, 5 ngày 1
chuyến ( 6 chuyến / 1 tháng)
- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Tp. Hố Chí Minh Đà Nẵng, 5 ngày
1 chuyến ( 6 chuyến/ 1 tháng)
* Rất nhiều khách hàng lớn đã tín nhiệm các dịch vụ của công ty trên các
lĩnh vục kinh doanh giao nhận vận tải, mở tờ khai hải quan cho hàng hóa xuất
nhập khẩu… và kí kết hợp đồng dài hạn với chúng tôi như Tổng công ty lương
thực, Tổng công ty Ciment, Tổng công ty than và khoáng sản Việt Nam, công
ty TNHH Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ,….

2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3.1. Đội tàu vận tải
Hiện nay công ty đang sở hữu và khai thác đội tàu gồm 12 chiếc:
STT Tên Tàu

Loại


Tuổi Trọng Tải
tàu

DWT

GT

NT

1

Mỹ Thịnh

Hàng khô

24

14.348 8.414

5.030

2

Mỹ Vượng

Hàng khô

25

14.339 8.414


5.030

3

Mỹ An

Hàng khô

20

8.232

4.929

3.135

4

Mỹ Hưng

Hàng khô

11

6500

4089

2448


5

Hà Nam

Hàng khô

29

6.512

4.068

2.616

6

Bình Phước

Hàng khô

25

7.054

4.565

2.829
24



----

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

----

7

Vinaship Star

Hàng khô

18

23.949 15.438 8.180

8

Vinaship

Hàng khô

29

12.367 7.110

Hàng rời

18


24.034 14.397 8.344

Hàng rời

18

24.219 14.602 8.402

4.381

Ocean
9

Vinaship
Diamond

10

Vinaship
Pearl

11

Vinaship Sea

Hàng rời

17


27.841 18.108 10.015

12

Vinaship

Hàng khô

6

13.245 8.280

3.985

Gold

2.3.2. Đội xe vận tải trên bộ
- Thành phố Hồ Chí Minh: 70 đầu container + 105 mooc
- Thành phố Hải Phòng: 80 đầu container + 125 mooc
- Thành phố Đà Nẵng : 50 đầu container + 80 mooc
2.3.3. Lịch trình tàu container công ty khai thác
- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Bắc Nam, 1 tuần 4 chuyến vào và
4 chuyến ra
- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Hải Phòng Đà Nẵng, 5 ngày 1
chuyến ( 6 chuyến / 1 tháng)
- Đội tàu vận tải container chạy tuyến Tp. Hố Chí Minh Đà Nẵng, 5 ngày
1 chuyến ( 6 chuyến/ 1 tháng)

25



×