Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ THI HỌC KÌ I VẬT LÝ 9 TPHCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.58 KB, 8 trang )

GV: Lê Thị Kim Nhung

ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Điền vào chỗ chấm (…) để thành câu trả lời hoàn chỉnh
a) Cường độ dòng điện qua dây dẫn ............................................. với ...............................
đặt vào hai đầu dây dẫn đó
b) Từ trường tác dụng lực lên ................................. có dòng điện chạy qua đặt trong từ
trường. Lực đó gọi là ..........................................................
Câu 2: Một bóng đèn dây tóc có ghi (220V – 1000W). Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây tóc trong
thời gian 1 giờ 30 phút trong 2 trường hợp
a) Khi mắc bóng đèn vào nguồn điện có hiệu điện thê 220V
b) Khi mắc bóng đèn vào nguồn điện có hiệu điện thê 200V
Câu 3: Nhận xét đúng hoặc sai nội dung các câu sau: (không cần ghi lại nội dung câu hỏi), chỉ ghi
trả lời Đ hay S).
STT

Nội dung

1

Vôn kế là dụng cụ đo hiệu điện thế

2

Biến trở là điện trở có giá trị không thay đổi

3

Nơi nào từ trường lớn thì đường sức từ nằm xa nhau

4



Hai dây dẫn có cùng chiều dài sẽ có điện trở như nhau

5

Nam châm có thể hút các vật khác nên ta nói nam châm

Đúng

Sai

nhiễm điện
Câu 4: Một thanh nam châm thẳng bị mất kí hiệu chỉ các cực của nó. Hãy trình bày cách xác định
các cực của nó mà không được sử dụng một nam châm khác.
Câu 5: Hai bóng đèn ghi Đ1 (20V – 0,4A) và Đ2 (30V – 0,5A)
a) Nêu ý nghĩa của các con số ghi trên đèn
b) Nếu mắc nối tiếp hai đèn đó vào mạch điện có hiệu điện thế 50V thì các bóng đèn có
sáng bình thường không? Tại sao
c) Muốn các bóng đèn sáng bình thường, ta phải mắc thêm vào mạch một điện trở như thế
nào và có giá trị là bao nhiêu
1


GV: Lê Thị Kim Nhung

ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Có một thanh nam châm và một thanh sắt hoàn toàn giống nhau về hình dạng và màu sắc.
Hãy nêu một phương án để phân biệt chúng.
Câu 2:
a) Điện trở dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào các yếu tố của dây dẫn?

b) Một sợi dây tóc bóng đèn làm bằng vonfram ở 200C có điện trở suất 5,5.10-8Ωm, điện trở
25Ω, có tiết diện tròn bán kính 0,01mm. Hãy tính chiều dài của dây tóc này.
Câu 3:
a) Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào của dây?
b) Tính chiều dài dây dẫn điện có lõi bằng đồng, điện trở suất 1,7.10-8Ωm, tiết diện 2mm2,
điện trở tổng cộng là 3,4Ω.
Câu 5:
a) Tên các cực từ của một nam châm? Từ tính mạnh ở phần nào của thanh nam châm?
b) Hai thanh A và B có hình dạng giống nhau. Trong 2 thanh này, có 1 thanh sắt và 1 thanh
nam châm có cực từ ở 2 đầu thanh. Chỉ với 2 thanh này, hãy nêu cách thực hiện để nhận
biết thanh nao là thanh sắt, thanh nào là nam châm?
A

B

Câu 5: Bổ sung chiều dòng điện I qua các vòng dây, chiều của đường sức từ trong ống dây, tên
các từ cực của ống dây còn thiếu trong 2 hình dưới đây:

+

S

_

N

Câu 6: Đặt hiệu điện thế không đổi U = 24V vào 2 đầu đoạn mạch có điện trở R1 = 40Ω mắc nối
tiếp với điện trở R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 0,24A.
a) Tính điện trở R2 và tính công suất tiêu thụ trên R1.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra trên toàn mạch trong 30 phút.

c) Mắc thêm điện trở Rx song song với R2 thì công suất tiêu thụ toàn đoạn mạch tăng gấp đôi.
Tính Rx.
2


GV: Lê Thị Kim Nhung

ĐỀ SỐ 3
Câu 1:
a) Nêu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế
b) Khi mắc dây dẫn vào hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện qua nó là 0,6A. Nếu
hiệu điện thế tăng 3 lần thì cường độ dòng điện qua nó tăng hay giảm bao nhiêu lần và có
giá trị bằng bao nhiêu.
Câu 2: Nhận xét đúng hoặc sai nội dung các câu sau: (không cần ghi lại nội dung câu hỏi), chỉ ghi
trả lời Đ hay S).
STT

Nội dung

1

Đơn vị của điện năng là kWh

2

Biến trở là một dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện

3

Công của dòng điện còn có tên gọi khác là điện năng


4

Hai dây dẫn có cùng chiều dài và tiết diện sẽ có điện trở

Đúng

Sai

bằng nhau
5

Xung quanh nam châm có từ trường nên nam châm có thể
tạo ra từ trường

6

Đường sức từ có chiều ra cực bắc và cực nam bên ngoài
thanh nam châm

7

Bếp điện bị đứt dây xoắn, nếu nối lại và dùng U như cũ,
công suất của bếp sẽ tăng

8

Hiệu điện thế định mức của đèn là hiệu điện thế tối đa mà
đèn chịu được, nếu dùng đèn ở U > Uđm thì đèn sẽ hỏng
ngay.


Câu 3: Dây dẫn nối bàn ủi với phích cắm điện gồm lõi dây đồng được bọc một lớp nhựa, ở phần
ngoài cùng thường có một lớp sợi vải đan vào nhau tác dụng của lớp sợi vải này là gì?
Câu 4:
a) Phát biểu quy tắc nắm tay phải.

3


GV: Lê Thị Kim Nhung

b) Áp dụng: Quan sát hình sau và em hãy cho biết tên các cực từ C, D của ống dây và A, B
của kim nam châm (không yêu cầu vẽ lại hình).
A

C

B

_

+

D

Câu 5: Đoạn mạch AB gồm 2 điện trở R1 = 8Ω và R2 = 4Ω mắc nối tiếp. Đặt hiệu điện thế U =
24V không đổi giữa hai đầu đoạn mạch AB.
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.
b) Tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB.
c) Mắc thêm một bóng đèn (12V – 6W) song song với R1 vào đoạn mạch AB. Hỏi đèn sáng

thế nào?

ĐỀ SỐ 4
Câu 1:
a) Phát biểu và viết công thức định luật Ohm. Nêu tên gọi là đơn vị của các đại lượng trong
công thức.
b) Đặt hiệu điện thế U không đổi vào 2 đầu một dây dẫn có điện trở R thì cường độ dòng điện
qua dây dẫn là 0,3A. Thay dây dẫn này bằng một dây dẫn khác có điện trở R'  3R thì
cường độ dòng điện I’ qua dây dẫn là bao nhiêu?
Câu 2:
a) Phát biểu định luật Joule – Lenz. Viết hệ thức của định luật, nêu tên gọi và đơn vị các đại
lượng trong hệ thức.
b) Một bếp điện có điện trở R = 30Ω, khi cho dòng điện có cường độ I = 10A chạy qua trong
10min thì đun sôi nước có nhiệt độ ban đầu 250C, nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK.
Tính khối lượng nước được đun (bỏ qua hao phí tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh).

Câu 3:
a) Phát biểu qui tắc nắm tay phải.
4


GV: Lê Thị Kim Nhung

b) Kim nam châm khi đặt trước đầu ống dây dẫn có dòng điện chạy qua đứng yên như hình
sau:
A

B

-


Hãy xác định các từ cực của ống dây.

-

Xác định cực từ của kim nam châm gần đầu B của ống dây.

Câu 4:
a) Hãy kể một số lợi ích của việc sử dụng tiết kiệm điện năng.
b) Hãy nêu các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng.
Câu 5: Giữa 2 điểm A, B có một mạch điện hiệu điện thế khong đổi và bằng 9V, người ta mắc nối
tiếp hai dây dẫn điện trở R1 = 15Ω, R2 = 30Ω.
a) Tính cường độ dòng điện qua đoạn mạch và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.
b) Tính công suất điện của đoạn mạch AB và nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch AB trong thời
gian 2 phút.
c) Mắc thêm bóng đèn (6V – 2,4W) song song với R2, cả hai nối tiếp với R1 ở trên rồi đặt vào
hiệu điện thế 9V thì đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

ĐỀ SỐ 5
Câu 1:
a) Định luật Ohm: phát biểu, viết công thức và đơn vị các đại lượng có trong công thức.
b) Áp dụng: Một dây dẫn có điện trở 20Ω, cường độ dòng điện qua dây là 0,1A. Tìm hiệu
điện thế ở 2 đầu dây.
Câu 2: Hãy kể tên các từ cực của một nam châm thẳng. Kim nam châm khi để tự do trên trục quay
sẽ luôn chỉ theo phương nào? Vẽ lại hình bên vào giấy làm bài và xác định các từ cực của
nam châm này.

5



GV: Lê Thị Kim Nhung

Câu 3: Điện trở của một dây dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Một dây dẫn bằng constantan
có điện trở 30Ω, có điện trở suất 0,5.10-6Ωm có chiều dài 6m thì dây dẫn trên có tiết diện
bao nhiêu m2?
Câu 4: Tại sao nói dòng điện có mang năng lượng? KWh là đơn vị của điện năng (công của dòng
điện) hay công suất? Khi hoạt động thì quạt điện đã chuyển hóa điện năng thành các dạng
năng lượng nào?
Câu 5:
a) Phát biểu quy tắc nắm tay trái.
b) Vẽ lại hình vẽ sau vào giấy làm bài và hãy thực hiện:

-

Xác định chiều các đường sức từ của ống dây có dòng điện.

-

Xác định các từ cực của ống dây lúc này.

-

Vẽ vị trí của kim nam châm ở điểm O.

Câu 6: Giữa 2 điểm M, N có hiệu điện thế 220V không đổi, có mắc điện trở R1 = 125Ω.
a) Tính cường độ dòng điện chạy qua điện trở R1.
b) Mắc thêm bóng đèn dây tóc có điện trở R2 song song với điện trở R1 vào mạch điện trên.
Trên đèn có ghi 220V – 75W. Tính điện năng đèn tiêu thụ trong 2h.
c) Thời gian thắp sáng tối đa (tuổi thọ) của bóng đèn dây tóc là 1000h. Đèn compact có ghi
220V – 15W và có thời gian thắp sáng tối đa là 8000h, có độ sáng bằng bóng đèn dây tóc.

Để hoạt động bình thường trong 8000h thì cần sử dụng bao nhiêu bóng đèn cho mỗi loại và
điện năng tiêu thụ của mỗi loại đèn là bao nhiêu kWh?

6


GV: Lê Thị Kim Nhung

ĐỀ SỐ 6
Câu 1:
a) Phát biểu và viết công thức của định luật Ohm. Nêu tên gọi và đơn vị đo của các đại lượng
trong công thức.
b) Vận dụng: Một dây dẫn có điện trở R. Đặt vào 2 đầu dây một hiệu điện thế U không đổi,
cường độ dòng điện qua dây là I = 0,6A. Thay dây dẫn trên bằng một dây dẫn khác có điện
trở R’ = 2R thì cường độ dòng điện I’ qua dây là bao nhiêu?
Câu 2: Nêu 2 lý do và 2 biện pháp để tiết kiệm điện năng mà em biết.
Câu 3:
a) Phát biểu qui tắc nắm tay phải.
b) Vận dụng: Cho cuộn dây và kim nam chân như hình sau. Lúc đóng khóa K:
A

B

K

+

_

-


Xác định các lực từ A, B của cuộn dây.

-

Cuộn dây tác dụng lực lên kim nam châm thế nào? Giải thích.

Câu 4: Một bóng đèn sợi đốt có ghi 12V – 12W. Để đèn sáng bình thường khi nối với nguồn hiệu
điện thế U = 18V, người ta mắc nối tiếp vào mạch một biến trở như hình sau.
+

_

A

B

a) Tính trị số Rb của biến trở.
b) Tính hiệu suất H của nguồn điện.
Cho biết công suất tiêu thụ của đèn là công suất có ích, công suất tiêu thụ của biến trở là
công suất hao phí.
Câu 5: Một ấm điện có điện trở 30,25Ω được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220V. Dùng ấm
này để đun sôi nước ở 200C thì mất 7 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK và
hiệu suất của ấm là 80%.
a) Tính công suất của ấm điện.
7


GV: Lê Thị Kim Nhung


b) Tính khối lượng nước cần đun.
c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện nói trên trong 1 tháng (30 ngày), nếu mỗi
ngày sử dụng ấm điện đó 45 phút. Cho giá điện là 1600 đồng/kWh.

ĐỀ SỐ 7
Câu 1:
a) Biến trở là gì
b) Vận dụng: Trên một biến trở con chạy có ghi 0,1k - 2,5A. Con số đó cho ta biết điều gì?
Hiệu điện thế lớn nhất được phép đặt lên hai đầu dây cố định của biến trở là bao nhiêu.
Câu 2: Một người bị lạc giữa rừng sâu, mất phương hướng. Làm thế nào để xác định được hướng
đi khi trong tay chỉ có một kim nam châm thử
Câu 3: Mộ dây dẫn làm bằng Nikelin có điện trở suất 0,4.10-6 m và tiết diện 0,5mm2. Một dây
khác làm bằng Constantan có điện trở suất 0,5.10-6m và tiết diện 2,5mm2
a) So sánh điện trở của hai dây. Biết dây Constantan dài gấp 8 lần dây Nikelin
b) Tính điện trở mỗi dây. Biết khi mắc hai dây nó nối tiếp nhau vào mạch điện có hiệu điện
thế 45V thì cường độ dòng điện qua chúng là 1,5A
Câu 4: Hai bóng đèn loại (110V – 0,5A) và (110V – 0,9A)
a) Nếu sử dụng mạch điện có hiệu điện thế 110V thì phải mắc như thế nào để chúng sáng
bình thường
b) Nếu sử dụng mạch điện có hiệu điện thể 220V, các đèn có sáng bình thường không? Tạo
sao. Có cách nào để chúng sáng bình thường không. Nêu phương án cụ thể
Câu 5: Một ấm điện có điện trở 30,25Ω được mắc vào mạch điện có hiệu điện thế 220V. Dùng ấm
này để đun sôi nước ở 200C thì mất 7 phút. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kgK và
hiệu suất của ấm là 80%.
a) Tính công suất của ấm điện.
b) Tính khối lượng nước cần đun.
c) Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm điện nói trên trong 1 tháng (30 ngày), nếu mỗi
ngày sử dụng ấm điện đó 45 phút. Cho giá điện là 1600 đồng/kWh.

8




×