Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (482.94 KB, 71 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………1
Phần 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU……………………………………3
• Sơ lược về nghiên cứu cây Keo và Bạch đàn trên thế giới……….3
• Sơ lược về nghiên cứu cây Keo và Bạch đàn ở Việt Nam……….5
• Sơ lược nghiên cứu rừng Keo và Bạch đàn ở tỉnh Tuyên Quang..7
Phần 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………………………………….11
2.1. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………..11
2.1. Đánh giá được thực trạng rừng trồng …………………….11
2.2. Đánh giá được hiệu quả các mô hình rừng……………….11
2.3. Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ……11
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………11
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………..11
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu…………………………………….11
2.2.2.1. Tuổi rừng trồng…………………………………….11
2.2.2.2. Địa điểm nghiên cứu……………………………….11
2.3. Nội dung nghiên cứu…………………………………………..11
2.4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………12


Phương pháp đánh giá thực trạng rừng trồng ………………12

•Phương pháp kế thừa sử dụng số liệu thứ cấp……………...12
• Thu thập số liệu sơ cấp……………………………………..12


Phương pháp đánh giá hiệu quả các mô hình ……………...13

• Điều tra ô tiêu chuẩn……………………………………14




2

• Phương pháp lấy mẫu đất……………………………….14
• Phương pháp điều tra nông thôn nhanh…………………15
• Xử lí số liệu……………………………………………...18
• Tính sinh khối, Trữ lượng và Sản lượng………………..19
• Tính hiệu quả kinh tế……………………………………19
• Tính hiệu quả về môi trường……………………………20
• Tính hiệu quả về xã hội…………………………………20
• Tính hiệu quả sử dụng đất trồng rừng…………………..20
• Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp……………21
Phần 3. KẾT QUẢ DỰ KIẾN ……………………………………….22
3.1. Đánh giá thực trạng rừng trồng ………………………………..22
3.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng Keo và Bạch đàn ….22
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật gây trồng ….23


Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ……………24

Phần 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN……………………………………25
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………..26
Bảng biểu 01 …………………………………………………………….12
Bảng biểu 02……………………………………………………………..14
Bảng biểu 03……………………………………………………………..15
Bảng biểu 04……………………………………………………………..22
Bảng biểu 05……………………………………………………………..22
Bảng biểu 06………………………



3

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Sơn Dương là huyện phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, với tổng diện tích tự
nhiên 78.783,51 ha, trong đó đất Lâm nghiệp 45.211,36 ha, đất rừng phòng hộ
3566,57 ha, đất rừng đặc dụng 10.241,9 ha, đất rừng sản xuất 31.401,84 ha.
Với vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, dân số phát triển,
điều kiện giao thông thuận lợi cho phát triển Nông Lâm nghiệp. Vì thế hàng năm
diện tích rừng trồng tập trung không ngừng tăng lên, nâng độ che phủ của rừng từ
49 % năm 2010 lên 54 % năm 2013. Với tiềm năng và lợi thế là rừng trồng đặc biệt
là các rừng Keo (Acacia spp) và Bạch đàn (Eucalytus spp) đã góp phần thu hút các
doanh nghiệp trực tiếp đầu tư xây dựng các Nhà máy chế biến Lâm sản trên địa bàn.
Điển hình là Nhà máy giấy An Hòa hàng năm tiêu thụ nguồn gỗ chế biến bột giấy
và giấy rất lớn trên 650.000 tấn/năm, từ đó đã tạo nên thị trường hết sức hấp dẫn,
thu hút các đơn vị, cá nhân và doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia đầu tư
trồng rừng.
Huyện Sơn Dương với quỹ đất và rừng sản xuất tương đối lớn 31.401,84ha,
hàng năm đã khai thác và cung cấp một số lượng gỗ nguyên liệu nhất định cho thị
trường. Tuy nhiên, hiện trạng rừng thực tế gần đây cho thấy, diện tích rừng trồng
đang thay thế dần bởi những cây nông nghiệp ngắn ngày, diện tích rừng trồng thâm
hụt với tốc độ nhanh chóng. Hơn nữa, năng suất và chất lượng rừng trồng thấp dẫn
đến hiệu quả kinh tế từ việc đầu tư trồng rừng không đáng kể, do đó đã phần nào ảnh
hưởng đến tâm lí của người làm nghề rừng.
Trên cơ sở Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được ban hành tại Quyết định
số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái
cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững, một trong những mục tiêu trong lĩnh vực lâm nghiệp là “chuyển đổi cơ cấu
sản phẩm từ khai thác gỗ non xuất khẩu dăm gỗ sang khai thác gỗ lớn” [16] và

Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và


4

PTNT về phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp” với mục tiêu “Phát triển
lâm nghiệp bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường từng bước chuyển đổi mô
hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, năng lực cạnh tranh”
[3]. Thực hiện chủ trương lớn của Chính phủ và định hướng quy hoạch phát triển
kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương xác định kinh tế Lâm nghiệp là
ngành kinh tế mũi nhọn và then chốt (diện tích đất lâm nghiệp chiếm trên 57 % tổng
diện tích đất tự nhiên toàn huyện), vì thế việc tái cơ cấu sản xuất và kinh doanh
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng là việc làm có ý nghĩa chiến
lược trọng giai đoạn tới.
Với mục tiêu đó, để có cơ sở khoa học và có tính thực tế cao góp phần khắc
phục một số những tồn tại, thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu Ngành lâm nghiệp nói
chung và định hướng phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, huyện Sơn Dương
nói riêng (thuộc vùng kinh tế - sinh thái lâm nghiệp) tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây trồng chính trên địa
bàn huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu
- Đánh giá được thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng chính của
huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.
- Đánh giá được hiệu quả các mô hình rừng trồng Keo và Bạch đàn tại huyện
Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.
- Đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng tại
huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Về mặt lý luận: Đánh giá được các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của một số
loại cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang

làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý.
3.2. Về mặt thực tiễn: Đánh giá được hiệu quả cũng như những bất cập, tồn tại của
các mô hình rừng trồng từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
của rừng trồng tại huyện Sơn Dương - tỉnh Tuyên Quang.


5


6

Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Vấn đề nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Sơ lược về nghiên cứu cây Keo
Cây Keo có tên khoa học là Acacia Mangium, phân họ Trinh nữ
(Minosaceae), thuộc họ Đậu (Fabaceae), bộ rễ có nốt sần cố định đạm vì thế cải tạo
đất rất tốt, cây Keo có phân bố trên các điều kiện địa lí sinh thái rộng, đặc biệt có
nhiều loài sinh trưởng tốt trên các vùng đất trống đồi núi trọc, khu vực khô hạn, khu
vực đồi núi cao... Lần đầu tiên cây Keo được mô tả năm 1773 tại Châu Phi, hiện có
tới trên 1.300 loài Keo trên toàn thế giới được phát hiện, trong đó có nguồn gốc từ
Australia là khoảng 950 loài. Keo thích nghi trong các khu vực khô, nhiệt đới, ôn
đới ẩm, phân bố rộng khắp từ Châu Phi, Nam Châu Á, Châu Mỹ.
Đến nay Cây Keo đã trở thành nguồn tài nguyên quan trọng của toàn cầu,
hơn 3.5 triệu ha rừng Keo đã được phát triển ở Châu Á, Châu Phi và Nam Mỹ. Gỗ
Keo được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ: sản xuất giấy, nhiên liệu, gỗ
xây dựng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ nguồn nước,…Hơn 2 triệu ha
rừng trồng Keo ở Đông Nam Á để cung cấp nguyên liệu cho chế biến công nghiệp
bột giấy và giấy với giá trị đạt khoảng 4 tỉ USD hàng năm [15].
Martin Van Bueren (2004) chỉ ra rằng năng suất gỗ cây Keo tai tượng, Keo

lá tràm và Keo lai trên thế giới tương đối cao từ 84 – 110 m3/ha/5 – 7năm. Đánh giá
về sự phát triển về diện tích của cây Keo trên thế giới, tác giả cũng cho thấy: diễn
biến về diện tích rừng trồng các loại Keo trên thế giới không ngừng tăng lên từ
những năm 2000, tổng diện tích trồng các loài Keo tai tượng, Keo lá tràm đạt đỉnh
vào năm 2003 và có xu hướng giảm dần cho đến năm 2011. So sánh với các loài
Keo tai tượng, Keo lá tràm, diện tích Keo lai sẽ đạt đỉnh vào năm 2018 và duy trì
phát triển tương đối ổn định trên 400.000 ha hàng năm vào những năm sau đó. Từ
đó có thể nhận thấy Keo lai hội tụ được nhiều lợi thế hơn hẳn các loài Keo khác
[11].


7

1.1.2. Sơ lược nghiên cứu về cây Bạch đàn
Cây Bạch đàn có tên khoa học là Eucalyptus spp., họ Sim (Myrtaceae), có
xuất xứ từ Australia. Bạch đàn có hơn 70 loài (species) mọc từ các vùng đồng bằng
có độ cao ngang mực nước biển cho đến các vùng bình nguyên đến cao nguyên, từ
các thung lũng đến đèo núi cao. Các Nhà khoa học đã nghiên cứu dẫn giống và
chọn tạo rất nhiều loài Bạch đàn khác nhau, tuy nhiên thành công nhất là các loài
như: Bạch đàn trắng (E. camaldulensis, E. tereticornis), Bạch đàn đỏ (E. robusta),
Bạch đàn chanh (E. citriordora), Bạch đàn urô (E. urophylla),...[2].
Bên cạnh các nghiên cứu về dẫn giống, các nghiên cứu về lai tạo giống cũng
đã được thực hiện. Đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về lai giống và sử dụng
giống Bạch đàn lai rất thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là một số
nước như: Brazil, Congo, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippin, Indonesia, Zambia…..
Các công trình lai giống đã tạo ra được các giống mới có năng suất cao hơn rất
nhiều so với các giống bố mẹ [10].
Tại Trung Quốc các giống lai E. grandis x E. tereticornis, E. torelliana x E.
pellita, E. torelliana x E. Urophylla ở Philippin; các giống lai giữa E. tereticornis x
E. grandis và một loạt tổ hợp lai giữa các loài E. urophylla x E. grandis (Bạch đàn

cự vĩ); E. urophylla x E. tereticornis (Bạch đàn vĩ hệ), E. grandis x E. urophylla
(Bạch đàn cự vĩ) do Viện nghiên cứu khoa học Khâm Châu Trung Quốc chọn tạo đã
cho thấy năng suất cao và thích ứng rộng. Tỉnh Quảng Tây – Trung Quốc là đơn vị
trồng được 35 triệu mẫu tương đương 2,3 triệu ha Bạch đàn, Quảng Tây cũng tạo ra
nhiều giống Bạch đàn lai cao sản với chu kỳ kinh doanh 4 năm cho năng suất bình
quân được 40 m3/ha/năm. Nông dân tỉnh Quảng Tây coi những giống Bạch đàn này
là cây làm giàu trên vùng đồi núi dốc của địa phương mình [10].
1.2. Vấn đề nghiên cứu ở Việt Nam
1.2.1.Sơ lược về nghiên cứu cây Keo
Cây Keo đã được di thực vào Việt Nam từ giữa thế kỉ trước, là cây họ đậu có
nốt sần cố định đạm và phổ sinh thái rộng nên đã nhanh chóng phù hợp với nhiều


8

vùng địa lí sinh thái khác nhau ở nước ta và hiện nay đang là loài cây trồng chủ lực
cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp gỗ trên khắp các vùng miền của nước
ta. Diện tích rừng trồng các loài Keo ở Việt Nam hiện nay là khoảng 900.000 ha,
cung cấp 90% trong tổng số 5,4 triệu tấn gỗ dăm xuất khẩu vào năm 2011 và đạt trị
giá khoảng 650 triệu đô la Mỹ, trong đó 300 triệu đô la là lợi nhuận của người trồng
rừng. Vì thế, việc nghiên cứu và phát triển các loài Keo phục vụ cho trồng rừng, chế
biến xuất khẩu gỗ và các ngành công nghiệp có liên quan có vai trò hết sức quan
trọng, đặc biệt là các mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường,
nâng cao độ phì cho đất, giảm thiểu phát thải và tăng nguồn dự trữ các bon [18].
Hơn 25 năm qua, các Nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam đã hợp tác với cộng đồng khoa học quốc tế, đặc biệt là Trung tâm Nghiên cứu
Nông nghiệp quốc tế Australia (ACIAR) để tạo nên một nền tảng khoa học vững
chắc cho việc mở rộng rừng trồng các loài Keo tại Việt Nam. Điều này được thể
hiện qua sự thành công của các dự án hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và
Australia, đặc biệt là 2 dự án ACIAR thuộc chuyên ngành giống và lâm sinh là

“FST/2008/007 - Các phương pháp chọn tạo và phát triển giống tiến bộ cho các loài
keo nhiệt đới” và “FST/2006/087- Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng
keo lai cho mục tiêu gỗ xẻ”. Các nhà khoa học Việt Nam và Australia đã nhận thấy
rằng việc quản lý bền vững rừng trồng các loài Keo là có ý nghĩa cực kỳ quan trọng
đối với mục tiêu của chính sách xoá đói giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam [18].
1.2.2. Sơ lược nghiên cứu về cây Bạch đàn
Cây Bạch đàn được dẫn giống bằng hạt đem về trồng ở đất nước ta vào
khoảng thập niên 1930. Đến nay, Bạch đàn trở thành loài cây trồng chủ lực trong
các chương trình trồng rừng tập trung và phân tán của nước ta. Tính đến năm 2011,
rừng trồng Bạch đàn đã lên tới 353.000 ha, chiếm 35 % diện tích rừng trồng của cả
nước (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2011). Gỗ rừng trồng Bạch đàn đã
góp phần đáng kể trong Công nghiệp chế biến bột giấy và giấy, gỗ trụ mỏ, gỗ xây
dựng, gỗ gia dụng,…góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người
dân trồng rừng [2].


9

Từ cuối những năm 1990 các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào những giống
lai, trên cơ sở giống lai tiến hành nghiên cứu chọn lọc các dòng có năng suất cao để
trồng rừng. Vì thế, nhiều dòng vô tính Bạch đàn được chọn lọc ở trong nước và
nhập nội như: Công ty giống Lâm nghiệp Trung ương nhập 3 dòng Bạch đàn U6,
W4, W5 trồng ở miền Đông Nam bộ, Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy chọn
được các giống Quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật PN2, PN14, PN3d, PN10, PN46,
PN47, ... Hiện nay, những giống này đang là những giống Bạch đàn chủ lực vùng
Đông Bắc Bộ (Lê Đình Khả, 1997; Lê Đình Khả và CS, 2003; Huỳnh Đức Nhân,
Nguyễn Quang Đức, Nguyễn Sỹ Huống, Nguyễn Đức Thế, 2007) [1].
Cũng trong những năm 1990, Viện nghiên cứu giống và công nghệ sinh học
lâm nghiệp đã bắt đầu thực hiện lai thuận nghịch các loài E.urophylla,
E.camandulensis, E. exserta. Đến năm 2000 đã tạo ra 60 tổ hợp lai của chúng. Khảo

nghiệm các tổ hợp lai trên cho thấy cây lai có ưu thế rõ rệt về sinh trưởng và tính
chống chịu sâu bệnh hại trong đó các tổ hợp UC và UE sinh trưởng tốt nhất và các
dòng được chọn lọc đã được khảo nghiệm mở rộng nhiều vùng địa lí sinh thái khác
nhau trên cả nước (Lê Đình Khả, Nguyễn Việt Cường, 1998; Lê Đình Khả, Nguyễn
Việt Cường, 2001; Lê Đình Khả và CS, 2003) [10].
Đến nay, nhiều loài Bạch đàn được Viện nghiên cứu giống và Công Nghệ
Sinh học Lâm Nghiệp và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy Phù Ninh phát
triển, các Viện nghiên cứu đã tiến hành khảo nghiệm giống, chọn tạo các giống mới,
lai tạo các tổ hợp lai…Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu giống và Công
Nghệ Sinh học Lâm Nghiệp về các dòng Bạch đàn Caman cho thấy tăng trưởng
bình quân hàng năm đạt 44,3 m3/ha/năm, Nhiều dòng ưu việt của Bạch đàn Urô và
Bạch đàn lai UP vượt đến 75% so với đối chứng là U6 và PN14, các cây trội của
Giống lai giữa Bạch đàn Urô và Bạch đàn Pelita được chọn lọc cũng cho thấy sự
vượt trội về năng suất so với các tổ hợp tốt nhất từ 100 – 350 % và từ 185 – 530 %
so với đối chứng là U6 và PN14 [8]. Từ kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu
giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiêp đã cho thấy nhiều dòng Bạch đàn lai có
triển vọng cho năng suất cao để phát triển vào sản xuất.


10

1.2.3. Sơ lược nghiên cứu rừng Keo và Bạch đàn ở tỉnh Tuyên Quang.
Tuyên Quang với tổng diện tích đất lâm nghiệp: 446.926 ha trong đó bao gồm:
diện tích rừng đặc dụng 47.024 ha; diện tích rừng phòng hộ 127.124 ha; diện tích
rừng sản xuất 272.778ha. Diện tích rừng trồng sản xuất chiếm trên 50% tổng diện
tích rừng của toàn tỉnh. Trong số 272.778ha thì rừng trồng có 121.170ha; riêng rừng
trồng cung cấp gỗ Keo chiếm 89.400 ha tính đến 31/12/2012 [14], chưa tính những
năm gần đây, mỗi năm Tuyên Quang trồng được trên 13.000 ha rừng trồng các loại.
Năm 2008, Viện Nghiên cứu cây Nguyên liệu giấy đã có đề tài tiến hành
điều tra thực trạng, ảnh hưởng của điều kiện lập địa, ảnh hưởng của biện pháp kỹ

thuật đến sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn vùng nghiên cứu. Kết quả cho thấy: tỉ lệ
sống trung bình của rừng Bạch đàn rất cao, phần lớn đều có tỷ lệ sống trung bình
đạt trên 95%. Có sự biến động tương đối lớn giữa các giống cũng như biến động
trong cùng giống trên các điều kiện đất trồng khác nhau. Rừng trồng PN14 ở tuổi 7
cho tăng trưởng bình quân hàng năm 20,5m 3/ha/năm, thậm chí có lô đạt tăng trưởng
bình quân 33,6m3/ha/năm. Kết quả của việc nghiên cứu đến giống cây trồng và biện
pháp kỹ thuật đã thể hiện rõ thông qua chất lượng rừng, tỷ lệ cây sinh trưởng cấp 1
đạt trên 70% trở lên và cây có độ thẳng cấp 1 chiếm trên 80% [1].
Việc nghiên cứu của ảnh hưởng của các yếu tố: đất, địa hình và thực bì đến
sinh trưởng rừng trồng Bạch đàn. Kết quả đã cho thấy sự biến động của các yếu tố
này đã dẫn đến sự khác nhau về sinh trưởng rừng trồng. Ảnh hưởng của đất được
thể hiện rõ nhất, ảnh hưởng của địa hình không rõ ràng vì sự biến động của yếu tố
này trong khu vực nghiên cứu không nhiều. Thông qua đất rừng, thực bì đã ảnh
hưởng khá rõ đến sinh trưởng rừng trồng bạch đàn. Kết quả cho thấy nhóm thực bì
cỏ lào, cỏ rác và nhóm thực bì hỗn hợp mua, sim, thẩu tấu, cỏ lào, cỏ rác hay cỏ lào,
cỏ lau, mua, thành ngạnh thích hợp cho rừng trồng Bạch đàn. Thực bì Tế che phủ
kín mặt đất cạnh tranh và ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng rừng bạch đàn, trữ
lượng rừng thường thấp nhất. Trên đất trơ sỏi đá, bí chặt, thực bì không thể phát
triển, rừng trồng bạch đàn sinh trưởng kém [1].


11

Đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng rừng bạch đàn trong khu vực
nghiên cứu như: Bạch đàn urophylla là loài có yêu cầu không cao về đất song nếu
muốn có năng suất cao, đất cần có thành phần cơ giới thịt nhẹ, dinh dưỡng từ mức
trung bình trở lên. Đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét và cuội kết xuất hiện
nhiều trong vùng được cho là thích hợp với Bạch đàn. Nơi có thực bì là Tế dày đặc,
cần có biện pháp kỹ thuật chăm sóc, làm cỏ để tránh sự cạnh tranh về nước và dinh
dưỡng đối với bạch đàn. Những nơi đất trơ sỏi đá, bí chặt, chú ý kỹ thuật làm đất

nhằm cải thiện độ xốp của đất, giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Trong khi chưa thể áp
dụng các giống mới công nhận, giống PN14 và U5 vẫn có thể đưa vào sản xuất.
Trong cùng điều kiện lập địa, sinh trưởng của PN14 luôn vượt U6, do đó cần ưu
tiên lựa chọn giống này [1].
Từ năm 2009 đến nay, Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam đã hợp tác và
đầu tư xây dựng được 33 ha rừng thí nghiệm trong đó bao gồm: rừng giống Keo tai
tượng, khảo nghiệm các giống Keo và Bạch đàn; xây dựng các mô hình lâm sinh
trình diễn các giống Keo tại khu vực Nhà máy bột giấy và giấy An Hòa và Xã Đông
Thọ - Huyện Sơn Dương. Cùng thời gian này Viện Nghiên cứu cây Nguyên liệu
giấy Phù Ninh – Phú Thọ cũng đã hợp tác đầu tư xây dựng được 33,9 ha rừng khảo
nghiệm Keo và Bạch đàn trên địa bàn Xã Đông Thọ - Huyện Sơn Dương. Một số
khảo nghiệm của Viện Nghiên cứu cây Nguyên liệu giấy Phù Ninh – Phú Thọ đã
cho kết luận bước đầu, còn hầu hết các rừng trồng khảo nghiệm nói trên đang được
các bên liên quan theo dõi [14].
Để nâng cao hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng, huyện Sơn Dương (Tuyên
Quang) đã phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên triển khai thực
hiện dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ vào trồng và thâm canh cây keo cung
cấp nguyên liệu gỗ tỉnh Tuyên Quang”. Dự án thực hiện tại 6 thôn: Đồng Đài,
Đồng Măng, Đèo Khế, Thôn Trầm, Khuôn Rèm, Đồng Diễn, xã Hợp Thành (Huyện
Sơn Dương), với sự tham gia của 35 hộ dân, trên diện tích trồng là 105 ha keo tai
tượng và keo lai. Ban quản lý dự án đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc
cây Keo cho các hộ dân, với mật độ trồng 1.100 cây/ha, cuốc hố vuông 40 cm cộng


12

với quy trình xử lý thực bì thích hợp, bón phân cân đối gồm bón lót và bón thúc, kết
hợp với phun thuốc diệt cỏ trong 3 năm đầu (cách truyền thống bón lót là chủ yếu),
qua đó để nâng cao sức sinh trưởng của cây keo trong giai đoạn đầu khi cây còn
non. Từ năm thứ 3 trở đi sẽ tiến hành tỉa thưa dần, Keo được 5 năm tuổi chỉ để lại

600 cây/ha và sau 10 năm tuổi mới tiến hành khai thác... Theo tính toán của Trung
tâm thực nghiệm giống cây trồng (Trường đại học Nông lâm Thái Nguyên), trồng
theo mô hình mới này, hiệu quả kinh tế đạt 180 m 3/ha/10 năm, tăng 40% so với
trồng theo mô hình truyền thống [4].
Nhìn chung, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã tập hợp
được một số nghiên cứu khảo nghiệm khác nhau về các giống Keo và Bạch đàn,
mục tiêu nghiên cứu tương đối đa dạng từ khâu nghiên cứu chọn Giống đến nghiên
cứu các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rừng.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay trên địa bàn huyện Sơn Dương chưa có các công
trình nào đánh giá thực trạng rừng trồng một cách bài bản, khoa học, toàn diện và
khách quan về vấn đề năng suất rừng trồng, đánh giá được hệ thống các pháp kỹ
thuật gây trồng, cũng như hệ thống hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh tế của việc gây trồng một số loài cây trồng rừng chính ở Huyện Sơn Dương nói
riêng và của tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Để có giải pháp nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích rừng trồng
thì việc nghiên cứu “ Đánh giá thực trạng rừng trồng và hiệu quả một số loài cây
trồng chính trên địa bàn huyện Sơn Dương” là vấn đề cấp thiết và mang tính thực
tiễn cao đồng thời góp phần tham mưu cho UBND huyện Sơn Dương chỉ đạo và
thực hiện nhằm nâng cao được hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường trong
chuổi giá trị gia tăng trong sản xuất Lâm nghiệp bền vững trên quỹ đất rừng sản
xuất 31.930 ha.
1.3. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
1.3.1. Điều kiện tư nhiên
a.Vị trí địa lý


13

Sơn Dương là huyện nằm phía Nam tỉnh Tuyên Quang, phía Đông giáp
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; phía Tây giáp huyện Đoan Hùng, Phong Châu

tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
b. Địa hình
Địa hình Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền
núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng
phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía
Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
c. Khí hậu
Khí hậu huyện Sơn Dương chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa
hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 24 0c (cao nhất từ 33 350c, thấp nhất từ 12 - 130c). Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm.
Trên địa bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Phó Đáy, ngoài
ra còn hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông, lâm nghiệp.
d. Tài nguyên khoảng sản
Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng
gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO 2; quặng Barit có các điểm thăm
dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng; cao lanh –
fenspat có rải rác ở Hào Phú (trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn) và Vân Sơn; ngoài
ra còn có mỏ chì - kẽm, …
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Tiềm năng kinh tế
Toàn huyện hiện có 47.172,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 59,86% tổng diện
tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 37.311 ha. Trong đó diện tích rừng
trồng: 20.320 ha chiếm 54,5 % diện tích; diện tích rừng tự nhiên 16.991 ha, chiếm
45,5 % diện tích. Độ che phủ của rừng đạt 52%. (Nguồn: Phòng Nông nghiệp &
PTNT huyện Sơn Dương, năm 2013).


14


Đất đai ở Sơn Dương thích hợp cho việc trồng các loại cây như chè, mía, cây
nguyên liệu giấy, các loại cây ăn quả như nhãn, vải… và chăn nuôi bò thịt.
Sơn Dương cũng là nơi tập trung các cơ sở chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu
xây dựng như: quặng thiếc, quặng Volfam, fenspat, Barit; khai thác đá, sỏi, cát, sản
xuất gạch đất sét nung, sản xuất vôi bột… Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến chè,
đường, phân vi sinh và các ngành tiểu thủ công nghiệp như may mặc, gò hàn, sản
xuất đồ mộc gia dụng.
Sơn Dương có 2 tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi
qua huyện Sơn Dương và quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn Dương.
c. Văn hoá, xã hội
Huyện Sơn Dương có 40.351 hộ với 180.574 người; lao động trong độ tuổi
là 98.905 người, trong đó lao động nông thôn 90.408 người, chiếm 91,4%. Mật độ
dân số: 209 người/km2.
Toàn huyện có 01 thị trấn và 32 đơn vị hành chính xã, bao gồm thị trấn Sơn
Dương và 32 xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Thượng Ấm, Tú Thịnh, Minh Thanh, Trung
Yên, Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Hợp Thành, Kháng Nhật, Phúc Ứng, Hợp
Hoà, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Tuân Lộ, Thanh Phát, Đông Thọ, Quyết
Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Đông Lợi, Phú Lương, Hồng Lạc, Hào Phú,
Sầm Dương, Lâm Xuyên, Tam Đa và Đại Phú.
Sơn Dương là nơi sinh sống của 9 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao Lan,
Dao, Hoa, H’Mông, Sán Dìu, Mường.
Hiện tại, Sơn Dương đang xây dựng làng văn hoá du lịch của người Sán Dìu
kết hợp với du lịch sinh thái mạo hiểm của vùng đệm Vườn Quốc gia Tam Đảo.
d. Tiềm năng du lịch
Sơn Dương có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích lịch sử Tân
Trào – ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội; mặt trận liên Việt ở
xã Trung Yên; đình Hồng Thái; lán Nà Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã
Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã
Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh.



15

Ngoài những di tích lịch sử, Sơn Dương còn có những thắng cảnh đẹp như
thác Đát (suối Tiên) xã Hợp Hoà, thác Cao Ngỗi xã Đông Lợi. Khi đến thác Đát, du
khách có cơ hội thưởng thức những món đặc sản như cá phèo, cá quy, ếch ảng...
• Tóm lại: Với những điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Sơn
Dương như đã trình bày ở trên, đặc biệt là điều kiện giao thông với 2 tuyến đường
bộ quan trọng là quốc lộ 37 từ Thái Nguyên đi qua huyện Sơn Dương và quốc lộ 2C
từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn Dương tạo ra nhiều thuận lợi trong giao lưu phát triển
kinh tế nói chung và phát triển sản xuất lâm nghiệp nói riêng. Đặc biệt, với điều
kiện là huyện có quỹ đất giành cho phát triển sản xuất lâm nghiệp rộng với 47.172,6
ha đất lâm nghiệp, chiếm 59,86% tổng diện tích tự nhiên, nằm trong vùng nguyên
liệu của Nhà máy Giấy An Hòa và nhiều công ty lớn, Sơn Dương có nhiều tiềm
năng và điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt là trú trọng
đầu tư theo hướng phát triển trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ cho địa
phương.


16

Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Rừng trồng Keo và Bạch đàn trên địa bàn Huyện Sơn Dương:
+ Rừng trồng Keo lai ở tuổi 6;
+ Rừng trồng Keo tai tượng ở tuổi 8;
+ Rừng trồng Bạch đàn ở tuổi 6.
- Địa điểm tại xã Tú Thịnh, xã Hợp Thành và xã Đông Thọ - Sơn Dương

2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1.Đánh giá thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng rừng chủ yếu tại
Huyện Sơn Dương
- Diện tích trồng rừng;
- Chủng loại cây trồng rừng chính và diện tích từng loài;
- Tình hình sinh trưởng và phát triển;
- Những hạn chế, bất cập, tồn tại.
2.2.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng Keo và Bạch đàn tại Huyện
Sơn Dương
- Hiệu quả về mặt kinh tế;
- Hiệu quả về mặt xã hội;
- Hiệu quả về mặt môi trường.
2.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật tác động đến năng suất
rừng trồng Keo và Bạch đàn


17

2.2.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của rừng trồng Keo và
Bạch đàn làm cơ sở cho phát triển rừng trồng của Huyện Sơn Dương - tỉnh
Tuyên Quang
- Giải pháp về cơ chế chính sách;
- Giải pháp kỹ thuật lâm sinh;
- Giải pháp về khoa học công nghệ;
- Giải pháp về mặt khuyến lâm.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp đánh giá thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng
rừng chủ yếu tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu thứ cấp
- Kế thừa số liệu kết quả kiểm kê, thống kê rừng của địa phương;

- Kế thừa các tài liệu về đánh giá thực trạng rừng trồng trên 33 xã và Thị trấn
của Huyện Sơn Dương.
- Bản đồ hiện trạng rừng.
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài tiến hành thu thập các số liệu liên quan đến rừng trồng trên địa bàn 03
Xã đã được lưa chọn, tiến hành dùng bảng điều tra thu thập số liệu. Nội dung thu
thập bao gồm: Chủ hộ, loài cây, năm trồng, diện tích thiết kế, mật độ trồng, kỹ thuật
trồng, làm đất, bón phân, chăm sóc và nguồn gốc giống,...Kết quả được tổng hợp
vào bảng biểu quy định (Xem bảng biểu 01 đính kèm)
Trên cơ sở số liệu thu thập được từ bảng biểu 01 tiến hành tổng hợp, phân
tích được thực trạng rừng trồng của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu, thông qua
đó đánh giá được việc lựa chọn loài cây trồng, kỹ thuật trồng, nguồn gốc giống của
các Hộ dân.


18

2.3.2.Phương pháp đánh giá hiệu quả các mô hình rừng trồng Keo và Bạch đàn
tại Huyện Sơn Dương
2.3.2.1.Điều tra ô tiêu chuẩn
- Trong 03 xã đã được lựa chọn, Đề tài thu thập số liệu tỉ lệ diện tích cần thu
thập cụ thể như sau: tổng diện tích 100 ha rừng trồng
- Lựa chọn thu thập số liệu từ 5 ha cho mỗi loài trên mỗi địa điểm.
- Trên mỗi địa điểm, đề tài tiến hành lập các ô tiêu chuẩn để thu thập số liệu,
mỗi ô tiêu chuẩn từ 500 – 1000 m2, các ô tiêu chuẩn được bố trí đại diện trên lô
rừng (chân, sườn và đỉnh). Trên các ô tiêu chuẩn, tiến hành điều tra, đánh giá tình
hình sinh trưởng và tổng hợp vào bảng biểu 02 (Xem bảng biểu 02 đính kèm)
- Dụng cụ thu thập số liệu bao gồm: bản đồ, bảng biểu, thước dây 50 m;
thước kẹp kính tính đến minlimét, thước đo cao tính đến centimét, máy GPS,…
Từ số liệu thu thập được ở bảng biểu 02, Đề tài sẽ tính toán được năng suất

rừng thực tế. Kết hợp với bảng biểu 01 đề tài sẽ hạch toán được hiệu quả của việc
đầu tư trồng rừng Keo và Bạch đàn trên địa bàn trong phạm vi tuổi đã được lựa
chọn.
2.3.2.2.Phương pháp lấy mẫu đất phân tích.
Để đánh giá được ảnh hưởng của rừng trồng đến môi trường đất, đề tài tiến
hành phân tích đất. Phương pháp cụ thể như sau:
Dựa trên Phương pháp lấy mẫu đất của Nguyên lí Thiết kế và Giám sát công
trình lâm sinh - Quyển 1 năm 2010 [6]. Cụ thể như sau:
- Độ sâu lấy mẫu đất để phân tích:
+ 0 – 10 cm (hoặc 0 – 5 cm);
+ 10 – 30 cm (hoặc 5 – 20 cm);
+ 30 – 50 cm (hoặc 20 – 50 cm).


19

- Mẫu đất được lấy hoặc theo thứ tự từ dưới lên. Dùng dao thăm đất lấy
nhiều chỗ trên mặt phẩu diện ở từng độ sâu, bóp nhỏ, nhặt qua rễ cây, mảnh đá, sau
đó cho vào túi ni lông đựng mẫu. Riêng mẫu đất lấy ở độ sâu 0 – 10 cm phải lấy
mẫu trộn (lấy 5 – 6 điểm khác nhau trền đều lấy mẫu).
- Mỗi túi đựng mẫu đất đều có nhãn ghi lí lịch mẫu. Nhãn ghi được ghi theo
quy định sau: ký hiệu phẫu diện; ký hiệu dạng lập địa; độ sâu lấy mẫu; ngày lấy
mẫu và người lấy mẫu.
- Phân tích mẫu đất.
2.3.2.2. Phương pháp điều ra phỏng vấn
Để đánh giá được hiệu quả của trồng rừng đến thu nhập và các tác động khác
tới cuộc sống của người dân địa phương, Đề tài sử dụng phiếu điều tra tiến hành
công tác điều tra theo phương pháp bán định hượng. Kết quả điều tra được tổng hợp
vào Bảng biểu 03 (Xem bảng biểu 03 đính kèm):
2.3.3. Phương pháp xử lí số liệu.

2.3.3.1. Tính sinh khối, trữ lượng và sản lượng
Từ số liệu được điểu tra từ Bảng biểu 02 đề tài sẽ tính toán năng suất, trữ
lượng và sản lượng. Sử dụng Thống kê toán học trong Lâm nghiệp; phần mềm
SPSS phân tích nghiên cứu thực nghiệm trong Lâm nghiệp [10] và Phương pháp
nghiên cứu trong Lâm nghiệp [13] vào để tính toán cụ thể như sau:
- Tính Hệ số biến động (S %):
S% = Sx/Xtb * 100 %
Trong đó:

+ Sx: là sai tiêu chuẩn
+ Xtb: là trung bình mẫu

- Tính Dung lượng mẫu cần thiết khi biết trước hệ số chính xác (P%):
Nct ≥ {S%/P%}^2


20

Từ dung lượng mẫu cần thiết, đề tài sẽ thu thập đủ số liệu cần thiết để tính
toán Năng suất, Trử lượng và Sản lượng. Với kết quả đo đếm sinh trưởng Đường
kính, Chiều cao và Mật độ rừng/ha đề tài sẽ tính toán Trử lượng và sản lượng theo
cấp kính như sau:
- Tính sinh khối:
Vtb = ¼ * π * (D1.3)2 * Hvn * f
Trong đó: f là hình số được tra trong Biểu thể tích do Viện nghiên cứu lâm
sinh thực hiện cho loài Keo và Bạch đàn.
- Tính diện tích thưc tế: Sử dụng máy GPS để định vị và xác định diện tích
thực tế sử dụng của các chủ rừng trên các diện tích điều tra, từ đó tính toán và mô
hình hóa được việc sử dụng đất trồng rừng thực tế của các chủ rừng.
- Tính trữ lượng: ZMtt = Vtb * Ntt * Stt

Trong đó:

+ ZMtt: trữ lượng thực tế;
+ Vtb: Sinh khối trung bình của cây rừng tại các ô điều tra;
+ Ntt: Mật độ rừng thực tế tại các ô điều tra;
+ Stt: Diện tích thực tế.

- Tính sản lượng:

M = ZMtt * ∑ Stt

Trong đó:

+ M: Sản lượng
+ ZMtt: trữ lượng gỗ thực tế;
+ ∑ Stt: tổng diện tích thực tế khu vực nghiên cứu.

2.3.3.2.Tính hiệu quả kinh tế

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng rừng, đề tài sử dụng
phương pháp động.
Coi các yếu tố về chi phí và kết quả mối quan hệ động với mục tiêu đầu
tư, thời gian và giá trị đồng tiền.


21

Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR,
BPV, CPV,IRR trong chương trình phần mềm Excel.
Các tiêu chuẩn:

- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và
chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết
khấu để quy về thời điểm hiện tại
n

NPV=

Bt − Ct

∑ (1 + i)
t =0

t

Trong đó:
NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng)
Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng)
Ct: là giá trị chi phí ở năm t (đồng)
i: là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)
t: là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)
NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các
phương thức canh tác, NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn
đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.
IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV=0, tức là khi:
n

Bt − Ct

∑ (1 + i)

t =0

t

= 0 thì i = IRR

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR
BCR sẽ là một hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho
biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.
n

BCR =

i =1
n

t

=

Ct

∑ (1 + i)
i =1

Trong đó:

Bt

∑ (1 + i)


t

BPV
CPV


22

BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng)
BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng)
CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
n là số đại lượng tham gia vào tính toán
Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu
quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1
thì kinh doanh không có hiệu quả.
2.3.3.3. Tính hiệu quả về môi trường
Trong giai đoạn này, Đề tài chỉ có thể nghiên cứu một phần ảnh hưởng của
rừng trồng đến môi trường đất dưới tán rừng trồng thông qua kết quả phân tích
thành phần như: Mùn, thành phần hóa học, vi sinh vật,..Đối chứng là Đất tại các
khu vực trồng cây Nông nghiệp ngắn ngày và Đất trống.
2.3.3.4.Tính hiệu quả về xã hội
Trên cở sở phương pháp điều tra đánh giá nông thôn nhanh, đề tài tổng hợp,
phân tích về thu nhập hàng năm, về canh tác trồng rừng, quản lí bảo vệ rừng của
người dân tham gia trồng rừng từ đó đánh giá hiệu quả về tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống,…
2.3.3.5.Tính hiệu quả sử dụng đất trồng rừng
Hiệu quả sử dụng đất trồng rừng là tổng hợp của hệ quả của hiệu quả kinh tế,
môi trường và xã hội. Vì vậy, đề tài đánh giá theo công thức như sau:
Hiệu quả sử dụng đất được tính = Hiệu quả kinh tế + Hiệu quả môi trường +

Hiệu quả xã hội
2.3.4.Tổng hợp và phân tích ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật gây trồng tác
động đến năng suất rừng trồng và đề xuất giải pháp
Trên cơ sở kết quả từ bảng biểu 01 về việc điều tra kỹ thuật trồng rừng của
các hộ từ các khâu: luỗng phát thực bì, thiết kế trồng rừng, kỹ thuật làm đất, bón
phân và giống cây trồng. Đề tài sử dụng các số liệu này để so sánh với các mô hình


23

rừng trồng thâm canh rừng Keo và Bạch đàn có năng suất cao của Viện nghiên cứu
giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp và Viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy
được trồng khảo nghiệm trên địa bàn [14]. Từ đó tổng hợp, phân tích và so sánh rút
ra các ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp kỹ thuật trồng rừng của các hộ trên
địa bàn từng bước góp phần hoàn thiện các biện kỹ thuật gây trồng rừng tại địa
phương.
Từ kết quả nghiên cứu đạt được tại các nội dung 1, 2, 3 và 4, trên cơ sở so
sánh với kết quả công tác phát triển rừng trồng hàng năm của huyện Sơn Dương đề
tài sẽ đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
- Giải pháp về chọn loài cây trồng chủ lực có hiệu quả cao trên địa bàn
nghiên cứu;
- Các giải pháp kỹ thuật gây trồng nâng cao hiệu quả đối với rừng trồng Keo
và Bạch đàn;
- Các giải pháp quản lí nhà nước về bảo vệ rừng nhằm giảm thiểu rủi ro
trong chu kì kinh doanh rừng trồng.
- Hệ thống các mô hình rừng trồng có năng suất cao nhằm tham mưu cho
chính quyền khuyến cáo cho người dân trồng rừng.


24


Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Đánh giá thực trạng rừng trồng của một số loài cây trồng rừng chủ
yếu tại Huyện Sơn Dương.
3.1.1. Tài nguyên rừng hiện nay của huyện Sơn Dương
Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển rừng cho tới nay ngành
lâm nghiệp của huyện Sơn Dương đã có nhiều bước tiến đáng kể, thể hiện ở
diện tích và tài nguyên rừng hiện nay. Số liệu thống kê diện tích rừng và đất
lâm nghiệp huyện Sơn Dương các năm 2010 và 2013 được trình bày ở bảng
3.1
Bảng 3.1. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Sơn Dương.
Loại đất,loại rừng
Diện tích tự nhiên
I. Đất có rừng
A. Rừng tự nhiên
1. Rừng gỗ
2. Rừng tre nứa
3. Rừng hỗn giao
4. Rừng ngập nước
5. Rừng núi đá
B. Rừng trồng
1. Rừng trồng có trữ lượng
2. Rừng trồng chưa có trữ lượng
3. Tre luồng
4. Cây đặc sản
II. Đất trống
1. Ia, Ib
2. Ic
3. Núi đá

III.Đất khác (nông nghiệp, sông suối)

Năm 2010
78.783,51
41.933,81
16.624,85
9.988,34
1.861,37
4255,13

Năm 2013
78.783,51
42.319,39
15.690,74
10.399,12
811,23
3996,7

Thay đổi
0
385,58
- 934,11
410,78
- 1050,14
258,43

520,01
25.308,96
16.585,95
8346,58

1,3
375,13
5.204,93
3937,04
813,41
454,48
31.644,77

483,69
26.628,65
21.113,81
5.243,73
153,09
118,02
2890,92
2094,65
14,05
782,22
33.573,2

- 36,32
1319,69
4527,86
- 3102,85
151,79
- 257,11
2314,01
- 1842,39
- 799,36
327,74

1928,43

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng quy hoạch sử dụng đất huyện Sơn Dương giai
đoạn 2011-2020)


25

Số liệu ở bảng 3.1 cho thấy từ năm 2010 đến năm 2013 diện tích đất
có rừng có sự biến động rõ rệt từ 41.933,81ha lên 42.319,39 ha (tăng 385,58
ha), trong đó:
- Diện tích rừng tự nhiên biến động từ 16.624,85 ha xuống 15.690,74 ha
(giảm 934,11ha), trong đó cụ thể diện tích rừng gỗ tăng 410,78 ha, điều này
chứng tỏ chương trình khoanh nuôi phục hồi rừng của huyện thực hiện khá
thành công. Tuy nhiên, hiện tượng khai thác lâm sản và dốt rừng làm rẫy diễn
ra ở một số nơi dẫn đến diện tích rừng tre nứa, rừng hỗn giao và rừng núi đá
giảm trên 1.086,46 ha.
- Diện tích rừng trồng toàn huyện đặc biệt tăng mạnh: Từ năm 2010 đến
năm 2013 tăng 1319,69 ha, chủ yếu diện tích rừng trồng sản xuất mới được
xây dựng trong 4 năm trở lại đây (diện tích rừng trồng mới chưa có trữ lượng
đã tăng từ 16.585,95 ha ở năm 2010 lên 21.113,81 ha ở năm 2013). Điều này
chứng tỏ huyện Sơn Dương đã rất trú trọng đầu tư cho công tác trồng rừng.
Diện tích rừng trồng có trữ lượng đã giảm từ 8346,58 ha năm 2010 xuống
5.243,73 ha năm 2013, giảm 3102,85 ha) do đã tiến hành khai thác ở những
khu rừng thành thục.
Bảng 3.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp phân theo chức năng.
Đơn vị tính: ha
Loại đất,loại rừng

Tổng diện

tích

Phân theo chức năng
Phòng hộ Đặc dụng Sản xuất

Diện tích tự nhiên
I. Đất có rừng
A. Rừng tự nhiên
1. Rừng gỗ
2. Rừng tre nứa
3. Rừng hỗn giao
4. Rừng ngập nước
5. Rừng núi đá
B. Rừng trồng
1. Rừng trồng có trữ lượng
2. Rừng trồng chưa có trữ lượng
3. Tre luồng

42.478,56
15690,74
10.399,12
811,23
3996,7
483,69
26.787,82
19.294,14
7.231,19
146,87

3.057,64 10.017,28 29.403,64

2.438,81 8.971,65 4.280,28
1.610,8
5882,72 2.905,6
22,45
225,07
563,71
438,38
2.764
794,32
367,18
618,83
359,47
252,97
6,39

99,86
16,65
1.045,63 25.123,36
909,89 18.024,78
130,16 6.848,06
140,48


×