Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.79 KB, 13 trang )

V

LỜI MỞ ĐẦU
ăn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
tạo ra bằng lao động, hoạt động thực tiến diễn ra trong hoạt động lịch
sử của mình. Là biểu hiện trình độ phát triển của xã hội trong từng
thời kì nhất định. Bao gồm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần,

mang tính kế thừa có mặt trong mọi hoạt động của con người. Văn hóa của xã hội có
giai cấp bao giờ cũng mang tính giai cấp.
Bản sắc dân tộc bao gồm Những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước
và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết,
ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình làng xã - Tổ quốc ; lòng nhân ái khoan
dung, trọng nghĩa tình, đạo lý ; đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động ; sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống.Bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong
các hình thức biểu hiện mang tính dân tốc độc đáo.
Thời gian qua , trong bối cảnh đổi mới toàn diện đất nước Đảng nhà nước luôn chủ
trương xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Cùng với nhiều
thành tựu đã đạt được vẫn còn còn nhiều hạn chế, yếu kém đan xen nhau.Vì vậy để tìm
hiểu thêm về vấn đề này, nhóm chúng em quyết định chọn làm đề tài nghiên cứu.Tuy
nhiên, với kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài thảo luận không tránh khỏi những sai
sót, rất mong sự đóng góp của thầy giáo cùng các bạn!.

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.

Các vấn đề về nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
1.1

Khái niệm



Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

1


Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
bằng lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình
độ phát triển xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa có sự thống nhất hữu cơ
giữa tính tiên tiến và tính đậm đà bản sắc dân tộc:
1.1.1 Nền văn hóa tiên tiến
Là nền văn hóa mang tính hiện đại và có tinh nhân văn. Nền văn hóa hiện đại
đó là một nền văn hóa được xây dựng trên một cơ sỏ hạ tầng vững chắc, dựa trên một
nền văn hóa tiên tiến; đó là nền văn hóa được phát triển toàn diện ngang tầm thời đại
phản ánh được đời sống nhân dân lao động trong thời đại ngày nay. Nền văn hóa nhân
văn là nền văn hóa vì con người, phục vụ cho con người, làm cho con người sống có
văn hóa, hướng con người đến cái chân, thiện, mỹ.
Như vậy, nền VH tiên tiến có thể được cụ thể hoá bằng những khía cạnh cơ bản
sau :
- Văn hóa tiên tiến tập trung xây dựng: văn hóa đạo đức chân chính với những
quan hệ đạo đức chuẩn mực, lối sống lành mạnh, con người có hiểu biết về quyền và
nghĩa vụ của mình.
- Văn hóa tiến tiến chú trọng xây dựng văn hóa thẩm mỹ tiến bộ với 1 nền nghệ
thuật mới đem lại cảm xúc, thị hiếu thẩm mỹ phong phú, lý tưởng trong sáng; xây
dựng và phát triển các hình thức , loại hình hoạt động văn hóa mang bản sắc dân tộc,
kết hợp giữa truyền thống với hiện đại và có ý nghĩa giáo dục.
- Văn hóa tiên tiến còn thể hiện ở 1 nền giáo dục có chất lượng cao và phổ cập
toàn dân và có kỷ cương
- Văn hóa tiên tiến coi kinh tế, khoa học kĩ thuật và công nghệ là bộ phận cấu

thành của văn hóa, phải phục vụ xã hội ngày càng phát triển, giúp cho cuộc sống cả về
vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng tốt đẹp.
1.1.2 Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc

Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

2


Có thể nói rằng nếu con người là tác phầm vĩ đại của tạo hóa thì văn hóa thì
văn hóa chính là đứa “con cưng” do con người tạo ra. Đó là đặc điểm chung nhất của
loài người trên toàn thế giới.Nằm trong cái chung đó là cái riêng của từng dân tộc
mà không thể không nói đến Việt Nam. Nền văn hóa dân tộc trước hết phải gắn
với mỗi dân tộc là diện mạo và mang tâm hồn dân tộc.Biểu hiện của diện mạo dân tộc
chính là bản sắc dân tộc, Nó bao gồm những giá trị yêu nước,ý chí tự cường,
tự tôn dân tộc, tinh thần đoàn kết…
Bản sắc dân tộc là cốt lõi của tinh thần sáng tạo dân tộc, nó được truyền từ
đời này qua đời khác, làm đẹp thêm cho cuộc sống.Đó là sự đúc kết trong lịch sử
hình thành và phát triển dân tộc.
Nói tóm lại, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Là nề văn hóa mang bản sắc dân tộc
VIệt Nam, Phản ánh nếp sống, nếp nghĩ của dân tộc, phản ánh truyền thống đấu tranh
chống thiên tai, chống giặc ngoại xâm, truyền thồng nhân nghĩa của dân tộc; phẩn
ánh những phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam.
1.1.3 Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa
Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng
hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, do Đảng cộng sản lãnh đạo nhằm thảo mãn nhu
cầu không ngừng tăng lên về đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, đưa nhân dân
lao động thưc sự trở thành chủ thể sáng tạo và hưởng thụ văn hóa.

Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2


3


PHẦN II: THỰC TRẠNG VIỆC XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN
TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI GIAN
QUA
1. Kế thừa và phát huy truyền thống để xây dựng nền văn hóa mang đặc

trưng riêng phù hợp với bối cảnh hiện nay
Cùng xu hướng phát triển chung của nhân loại – thời đại hội nhập chúng ta
không thể không tiến theo sự phát triển đó. Vì vậy, cùng với việc thúc đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đồng thời chúng ta cũng cần đòi hỏi nền văn hóa
có diện mạo mới phù hợp nhưng vẫn phải giữ được bản sắc chủ đạo của dân
tộc.Vì vậy, xu hướng chung của nền văn hóa nước ta đặt ra là tiếp tục phát huy
chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ, xây
dựng bảo vệ Tổ quốc, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc cần tiếp thu
có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại đẩy mạnh văn hóa đi sâu vào lòng người
vào mọi hoạt động đời sống xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt…
Để xây dựng đất nước tiến lên CNXH chỉ có thể đẩy mạnh đất nước bằng
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quá trình đòi hỏi ta phải thay đổi cách nghĩ, lối
sống cho phù hợp tác phong công nghiệp hóa là điều rất cần thiết, đó cũng là
phát triển đất nước.Nhưng cũng không thể thiếu những nguy cơ mà chủ nghĩa đế
quốc luôn là kẻ thù địch. Kẻ thù luôn muốn du nhập vào nước ta lối sống buông
thả thiếu đạo đức…nhằm loại bỏ nền văn hóa lâu đời của nước ta. Đứng trước
thủ thác đó chúng ta phải có cách nhìn nhận hết sức đúng đắn về bản sắc dân tộc
mình, từ đó có sự tiếp thu chọn lọc làm cơ sở phát huy vốn cổ truyền thống mà
vốn cổ truyền thống chính là nền văn hóa trọng nghĩa trọng tình. Do bản chất
nông nghiệp ăn sâu vào mỗi người dân đồng thời nó là nền văn hóa thống nhất
trong sự đa dạng đủ để văn hóa nước ta hòa nhập vào văn hóa thế giới.

2.

Mối quan hệ giữa bản sắc và tính hiện đại của nền văn hóa nước ta

Phải nhận định rằng mối quan hệ giữa bản sắc dân tộc và tính hiện đại là mối
quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Nó có sự quyết định tới sự phồn vinh của
văn hóa mỗi dân tộc. Trong thực tế chúng ta đã gặp những tấm gương cũng như
nhũng bài học quí giá về quy luật này như ở Trung Quốc, Nhật Bản…điều này
càng khẳng định thêm rằng: phỉa biết hội nhập và phát huy bản sắc dân tộc nếu
không ta sẽ bị tụt hậu.
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

4


Trở lại với vấn đề văn hóa nước ta trong suốt quá trình thành lập, đầu tiên là
nền văn hóa Văn Lang Âu Lạc, nền văn hóa lúa nước làng xã.Văn hóa Việt Nam
quả thực không đơn thuần chỉ có vậy mà còn có cả yếu tố nho giáo, phật giáo,
đạo giáo thậm chí cả văn hóa phương tây như Nga, Pháp…tất cả những yếu tố
trên phần nào đã được chuyển hóa để phục vụ cho bản sắc văn hóa dân tộc. Điều
này chứng tỏ ta đã biết tiếp thu văn hóa một cách có chọn lọc để góp phần hình
thành bản sắc phong phú trong văn hóa dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt nói đến văn hóa Việt Nam phải nói đến sự tiếp thu chủ nghĩa MacLênin với tư tưởng mặc dù rất khác ở Việt Nam nhưng với tính khoa học nhân
văn và nhân loại của nó khi vào Việt Nam, đã làm nên cuộc cách mạng lớn về
thế giới quan và nhân sinh quan ở con người Việt Nam, góp phần tạo nên nền
văn hóa Việt Nam hiện đại và tiến bộ.
Tóm lại, văn hóa truyền thống của Việt Nam là một nền văn hóa đa dân tộc
xuất phát từ nền văn minh lúa nước. Bên cạnh những cái hay cái đẹp nền văn
hóa của chúng ta chưa thoát khỏi cái cổ hủ, lạc hậu. Vì vậy, để đáp ứng cho xu
thế hiện nay thì tạo dựng mối quan hệ giữa bản sắc và tính hiện đại cho văn hóa

Việt Nam là điều tất yếu

3.

Hiện thực nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam
3.1 Những Thành tựu trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà

bản sắc dân tộc:
Quán triệt quan điểm của Đảng về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những năm gần đây, nền văn hóa dân tộc đã đạt
được những bước phát triển đáng kể: các giá trị văn hóa của hơn 50 dân tộc được kế
thừa và phát triển; giao lưu, hợp tác văn hóa với nước ngoài được mở rộng; một số nét
mới trong chuẩn mực văn hóa của con người Việt Nam từng bước được hình thành;
nhiều di sản văn hóa được giữ gìn, tôn tạo; các phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, “uống
nước nhớ nguồn”, “lá lành đùm lá rách” phát triển rộng khắp…, đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa dạng của quần chúng nhân dân, góp phần tích cực
vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nước ta có tất cả 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc lại có nét riêng nhưng tất cả
vẫn là một thể thống nhất trong đa dạng. Những giá trị và đặc sắc văn hóa của 54 dân
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

5


tộc anh em đã được kế thừa và tiếp tục phát triển, góp phần làm phong phu thêm nền
văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc. Làm cho tình
cảm giữa các dân tộc anh em thêm khăng khít, gắn bó. Điển hình như ngày 19/4/2009
đã được đảng và nhà nước chọn là ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam, đồng thời tổ
chức các lễ hợi văn hóa với hơn 1000 đại biểu đại diện cho 54 dân tộc từ 30 tỉnh thành
nhằm bảo tồn và tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc.

Đồng thời, giao lưu hợp tác văn hóa với quốc tế được thúc đẩy mở rộng. Với
những ngày hội văn hóa Việt tại Matxcova, Nhật, Pháp, ngày hội văn hóa Nga – Nhật
tại Hà Nội. Giữ gìn bản sắc dân tộc đi cùng vời những tiếp thu văn minh, tiến bộ của
văn hóa nhân loại làm cho nền văn hóa Việt Nam ngày càng thêm phong phú tiên tiến.
Hoạt động giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa thực sự khởi sắc, góp phần làm vị thế
Việt am trên trường quốc tế được nâng cao; văn hóa, con người và cuộc sống Việt
Nam được bạn bè hiểu biết rõ hơn.
Đổi mới đất nước một cách toàn diện cũng tạo nên cách nghĩ mới đổi mới tư
duy con người, một số chuẩn mực văn hóa, đạo đức trước đây không còn phù hợp với
cách nghĩ, tư duy mới của thời đại dược thay thế bằng chuẩn mực văn hóa, đạo đức
mới phù hợp hơn của con người Việt Nam đang dần được hình thành.
Các tài năng văn hóa nghệ thuật được khuyến khích phát triển. Nhiều di sản văn
hóa cả vật thể và phi vật thể được giữ gìn, tôn tạo như: cồng chiêng Tây Nguyên,
Hoàng thành Thăng Long, Hoàng Thành Huế, các di tích lịch sử… Góp phần bảo tồn
những bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp và những di tích văn hóa lịch sử của cha
ông trong muôn đời sau. Cùng với đó, các hoạt động sáng tác, sinh hoạt báo tri, văn
học nghệ thuật được khuyến khích phát triển một cách có định hướng.
Việc phân phối các sản phẩm văn hóa đã nhanh và đều khắp hơn. Các sản phẩm
văn hóa truyền thống như là : múa rối nước, sơn mài, gốm xứ, lụa tơ tằm, món ăn,…
trong những năn gần đây đã được truyền đi rất nhiều trên thế giới. Hệ thống các sản
phẩm văn hóa giúp bạn bè thế giới hiểu biết rõ hơn về nền văn hóa Việt Nam góp phần
trực tiếp vào sự phát triển tăng trưởng của ngành du lịch của nền kinh tế quốc dân.
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

6


Dân trí được nâng lên cùng với văn hóa phát triển đã góp phần khơi dậy tính chủ động
sáng tạo của nhân dân và nâng cao tính đồng thuận xã hội tạo ra bầu không khí dân
chủ, niền tin của nhân dân được nâng lên không ngừng.

Trong sự nghiệp giáo dục, khoa học kĩ thuật: Trình độ của dân chúng được nâng
cao,gặt hái được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao dân trí, trình độ học
vấn của nhân dân, làm tǎng thêm sức mạnh nội sinh. Khoa học kĩ thuật phát
triển,nhiều phát minh nghiên cứu ra đời,máy móc hiện đại có ý nghĩa to lớn góp phần
phát triển nền khoa học nước nhà.

Hệ thống thể chế văn hóa được xây dựng tuy chưa hoàn chỉnh, nhưng về cǎn bản
bảo đảm được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Thể chế vǎn hóa
mới khuyến khích nhân dân lao động tham gia sự nghiệp xây dựng vǎn hóa trên cả hai
mặt sáng tạo và hưởng thụ; giúp đội ngũ vǎn nghệ sĩ chuyên nghiệp làm tốt vai trò
nòng cốt trong việc sáng tạo các giá trị vǎn hóa mới; tạo điều kiện thực hiện tốt nhiệm
vụ giữ gìn và phát huy bản sắc vǎn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa vǎn hóa
thế giới.
Đảng và Nhà nước đã quan tâm tǎng cường bộ máy tổ chức, ban hành những vǎn
bản pháp luật nhằm điều chỉnh hoạt động của ngành vǎn hóa.
Một bộ phận quan trọng thiết chế vǎn hóa (nhà vǎn hóa, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện,
cửa hàng sách báo, khu vui chơi giải trí...), gần đây đã có những phương thức hoạt
động mới có hiệu quả.
3.2 Những yếu kém, khuyết điểm trong việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc:
Bên cạnh những thành tựu là những khuyết điểm yếu kém và những vấn đề tiêu
cực nảy sinh từ thực tiễn cần được giải quyết.
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

7


Trước những biến đổi ngày càng phong phú trong đời sống xã hội những năm gần đây,
những thành tựu và tiến bộ đạt được trong lĩnh vực văn hóa còn chưa tương xứng,
chưa đủ để tác động có hiệu quả đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội; đặc biệt là

những tư tưởng đạo đức lối sống. sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống tiếp tục
diễn biến phức tạp đặc biệt là trong giới trẻ, có một số mặt nghiêm trọng hơn, tổn hại
không nhỏ đến uy tín của đảng và nhà nước, niềm tin của nhân dân vào sự phát triển
quốc gia.
Nhiệm vụ xây dựng con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
chưa tạo dược chuyển biến rõ rệt. Môi trường văn hóa còn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn
xã hội, sự lan tràn của các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa mê tín di đoan độc hại,
thấp kém… Sản phẩm văn hóa và các dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú nhưng
vẫn rất thiếu những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị cao về tư tưởng và nghệ
thuật, có ảnh hưởng tích cực và sâu sắc trong đời sống.
Có biểu hiện lúng túng cho việc đấu tranh giữa các phương hướng tư tưởng
trong lý luận – phê bình và sáng tác văn học nghệ thuật, trước những tác động ngày
càng phức tạp của quá trình hội nhập kinh tế và giao lưu văn hóa. Xu hướng thương
mại hóa chạy theo thi yếu thấp kém trong một bộ phận báo chí, xuất bản, hoạt động
văn hóa nghệ thuật chưa được ngăn chặn có hiệu quả, đã làm giảm sút, hạ thấp các
chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn hóa.
Việc xây dựng thể chế văn hóa, các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách trên
lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chính sách về quan hệ giữa kinh tế và văn hóa còn chậm,
chưa đổi mới, thiếu đồng bộ, làm hạn chế tác dụng của văn hóa đối với các lĩnh vực
quan trọng của đời sống đất nước.
Tình trạng nghèo nàn, thiếu thốn, lạc hậu về đời sống văn hóa, tinh thần ở nhiều vùng
nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn chưa
được khắc phục có hiệu quả. Khỏang cách chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các
vùng miền về khu vực, tầng lớp xã hội tiếp tục mở rộng.
4. Nguyên nhân thành tựu và hạn chế
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

8



4.1 Nguyên nhân thành t ựu
Là sự kết hợp giữa vai trò lãnh đạo chỉ đạo của Đảng sự quản lý nhà nước và



sự tham gia chấp hành của nhân dân.
Nhờ những chính sách sáng suốt của Đảng và nhà nước nên nền kinh tế đã



vượt qua được những cơn hoạn nạn.

4.2 Nguyên nhân hạn chế
* Nguyên nhân khách quan


Do sự suy xụp của Liên Xô dẫn đến báo động về tư tưởng của mọi người.



Do các thế lực thù địch ráo riết chống phá trên mọi lĩnh vực.



Do nước ta còn nghèo, nhu cầu về văn hóa lớn nhưng chưa đáp ứng đủ vì
thiếu thốn về vật chất.

* Nguyên nhân chủ quan
Nhận thức trong Đảng từ Trung ương đến cấp ủy các cấp về vai trò đặc biệt quan trọng
của văn hóa chưa thật đầy đủ, các quan điểm chỉ đạo, phương hướng phát triển và các

nhiệm vụ của văn hóa được xác định trong Nghị quyết chưa được quán triệt và thực
hiện nghiêm túc, việc tổ chức thực hiện còn thiếu tập trung, chưa đồng bộ, không kiên
quyết.
Nhiệm vụ xây dựng văn hóa trong Đảng, trong bộ máy nhà nước chưa được triển
khai tích cực, có nơi còn bị xem nhẹ; không ít cán bộ, đảng viên chưa nêu được tấm
gương văn hóa cho quần chúng.
Trong tổ chức thực hiện, năng lực và tầm lãnh đạo văn hóa của các cấp ủy, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể còn nhiều hạn chế. Chậm thể chế hóa các quan
điểm, chủ trương lớn, bị động trước những khuynh hướng mới xuất hiện và một số
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

9


biến đổi phức tạp trên lĩnh vực văn hóa. Chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tài năng,
nâng cao năng lực của những người hoạt động, sáng tạo văn hóa; coi nhẹ cuộc đấu
tranh trên lĩnh vực lý luận, phê bình văn học - nghệ thuật; chưa xây dựng được cơ chế,
chính sách và giải pháp phù hợp để phát triển văn hóa trong cơ chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong một bộ phận đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người hoạt động trên
lĩnh vực văn hóa, thông tin, báo chí và xuất bản có những biểu hiện xa rời đời sống,
lúng túng trong định hướng sáng tạo và hoạt động nghiệp vụ, chạy theo chủ nghĩa thực
dụng, chiều theo thị hiếu thấp kém đã tạo ra một số sản phẩm văn hóa chất lượng thấp,
thậm chí sai trái.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, đánh giá: “Văn hoá phát triển chưa tương
xứng với kinh tế. Quản lý văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản còn thiếu chặt chẽ. Môi
trường văn hoá bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các
tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy
đồi đạo đức, nhất là trong thanh thiếu niên, rất đáng lo ngại”.


PHẦN III: BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN
ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC Ở VIỆT NAM
3.1 Đề xuất một số giải pháp để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Thứ nhất: Củng cố và tiếp tục xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, phong
phú, đa dạng
Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu,
thiết thực, hiệu quả; xây dựng nếp sống văn hoá trong các gia đình, khu dân cư, cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp, làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đời
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

10


sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hằng ngày của cộng đồng
và từng con người, tạo sức đề kháng đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh
việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hóa; xây dựng nếp sống văn minh
trong việc cưới, tang, lễ hội; ngăn chặn và đẩy lùi các hủ tục, bạo lực, gây rối trật tự
công cộng, mại dâm, ma tuý, cờ bạc... Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia
đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá,
con người Việt Nam, nuôi dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị
chung của người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội
nhập quốc tế.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hoá ở các cấp, đồng
thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hoá,
nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ở các trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của
đất nước. Xã hội hoá các hoạt động văn hoá, chú trọng nâng cao đời sống văn hoá ở
nông thôn, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách hưởng thụ văn hoá giữa các vùng,
các nhóm xã hội, giữa đô thị và nông thôn.
Thứ hai: Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các

di sản văn hoá truyền thống, cách mạng
Tiếp tục phát triển nền văn học, nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, giàu chất nhân văn, dân chủ, vươn lên hiện đại, phản ánh chân thật, sâu sắc đời
sống, lịch sử dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước; cổ vũ, khẳng định cái đúng, cái
đẹp, đồng thời lên án cái xấu, cái ác. Khuyến khích tìm tòi, thể nghiệm những phương
thức thể hiện và phong cách nghệ thuật mới, đáp ứng nhu cầu tinh thần lành mạnh, đa
dạng và bồi dưỡng lý tưởng, thị hiếu thẩm mỹ cho công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Khắc phục yếu kém, nâng cao tính khoa học, sức
thuyết phục của hoạt động lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, góp phần hướng dẫn

Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

11


sự phát triển của sáng tạo văn học, nghệ thuật, từng bước xây dựng hệ thống lý luận
văn nghệ Việt Nam.
Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ,
về bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc. Gắn
kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển văn hoá, văn nghệ, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản
văn hoá với phát triển du lịch và hoạt động thông tin đối ngoại nhằm truyền bá sâu
rộng các giá trị văn hoá trong công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ và người nước ngoài.
Xây dựng và thực hiện các chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá, ngôn ngữ, chữ
viết các dân tộc thiểu số. Xây dựng và thực hiện các chính sách, chế độ đào tạo, bồi
dưỡng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, tạo điều kiện để đội ngũ những người
hoạt động văn hoá, văn học, nghệ thuật sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư
tưởng và nghệ thuật.
Thứ ba: Phát triển hệ thống thông tin đại chúng
Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo
dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của

nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích
trong hoạt động báo chí, xuất bản. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ
hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực
đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới. Rà soát, sắp xếp hợp lý mạng lưới báo chí, xuất
bản trong cả nước theo hướng tăng cường hiệu quả hoạt động, đồng thời đổi mới mô
hình, cơ cấu tổ chức, cơ sở vật chất - kỹ thuật theo hướng hiện đại.
Phát triển và mở rộng việc sử dụng internet, đồng thời có biện pháp quản lý, hạn chế
mặt tiêu cực, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động lợi dụng internet để truyền bá tư
tưởng phản động, lối sống không lành mạnh.
Thứ tư: Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về văn hoá
Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

12


Đổi mới, tăng cường việc giới thiệu, truyền bá văn hoá, văn học, nghệ thuật, đất
nước, con người Việt Nam với thế giới. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động thông tin đối ngoại, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá, báo chí, xuất bản.
Xây dựng một số trung tâm văn hoá Việt Nam ở nước ngoài và trung tâm dịch thuật,
quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài.
Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước, giới thiệu các
tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc của nước ngoài với công chúng Việt Nam. Thực
hiện đầy đủ cam kết quốc tế về bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả các sản
phẩm văn hoá. Xây dựng cơ chế, chế tài ngăn chặn, đẩy lùi, vô hiệu hoá sự xâm nhập
và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, phản động; bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng
của công chúng, nhất là thế hệ trẻ.
3.2 Trách nhiệm của sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc:
Là sinh viên cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng cảu việc giữ gìn và phát huy
bản sắc dan tộc đẻ có những biện pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân

tộc mình làm phong phú thêm nền văn hóa dân tộc:


Nâng cao trách nhiệm trong việc bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc chống văn



hóa ngoại lai.
Nhận thức đúng về các giá trị văn hóa dân tộc, tích cực tuyên truyền cho mọi
người dân hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn bản sắc văn hóa để bản sắc văn




hóa của mỗi dân tọc không bị mai một.
Xây dựng các chuẩn mực đạo đức, nêu gương người tốt việc tốt, lối sống đẹp.
Tích cực học tập nghiên cứu về truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc để có



cái nhìn đúng đắn về văn hóa dân tộc.
Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của dân tộc mình. Đi đôi với việc sử
dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thông, khuyến khích các đồng bào dân tộc thiểu số
học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói chữ viết của dân tộc mình.

Bài Thảo Luận môn Những NLCB của CN Mác-LêNin 2

13




×