Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN ung dung cong nghe thong tin trong day nhac mau moi 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 24 trang )

MỤC LỤC

TT

NỘI DUNG
BÁO CÁO

TRANG
2

1

I.

Sơ lược lí lịch

2

2

II.

Tên sáng kiến

2

3

III.

Lĩnh vực



2

4

IV.

Mục đích yêu cầu của sáng kiến

3

5

1.Thực trạng

3

6

2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến

4

7

3.Nội dung sáng kiến

5

8


V. Hiệu quả đạt được

23

9

VI. Mức độ ảnh hưởng

23

10

VII. Kết luận

23

1


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TH C KHÁNH HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khánh Hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2015

BÁO CÁO

Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật.

I- Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Trần Anh Tuấn Nam, nữ: Nam
- Ngày tháng năm sinh: 03/02/1981
- Nơi thường trú: Số nhà: 28, Tổ 1, ấp Khánh Thuận, xã Khánh Hòa – Châu Phú – An
Giang.
- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học C Khánh Hòa
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên.
- Lĩnh vực công tác: Giáo viên dạy âm nhạc.
II. Tên sáng kiến: Một số kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng
dạy âm nhạc tiểu học.
III. Lĩnh vực: Giáo dục
IV- Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trường Tiểu học C Khánh Hòa – huyện Châu Phú - An Giang là một trường có truyền
thống dạy tốt học tốt, được đầu tư lớn về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị dạy học. Với
quy mô hơn 600 học sinh trên tổng số 20 lớp và đội ngũ 35 giáo viên. Trường được sự quan
tâm lớn của ngành giáo dục huyện nhà và sự quan tâm sát sao của các bậc cha mẹ học sinh.
2


Vì vậy học sinh đến trường được tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để học tập và phát triển
toàn diện. Chủ trương đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy được đội ngũ ban
lãnh đạo nhà trường rất quan tâm và ủng hộ vì vậy học sinh cũng như giáo viên được làm
việc và tiếp cận sớm với công nghệ thông tin trong ứng dụng vào trường học.
Quan sát từ thực tế tôi nhận thấy một số vấn đề tưởng như không ảnh hưởng mấy đến
mốn học nhưng thực tế lại gây khó khăn rất lớn đến môn học, làm cho môn học đã khó dành
được sự ưu ái lại càng thêm khó hơn:

* Thời lượng môn âm nhạc ít (1 tiết/tuần).
* Việc xem nhẹ môn học của phụ huynh, giáo viên...
* Qua những biểu hiện trên tôi thấy nổi bật lên một số nguyên nhân chính như sau:
Do nhận thức của người giáo viên đối với ý nghĩa và vai trò của việc giáo dục âm nhạc
trong trường phổ thông chưa cao, chưa thực sự tâm huyết và say nghề, chưa biết đầu tư đúng
mức và đầu tư thật sự đối với bộ môn, chưa có sáng tạo về phương pháp dạy, phương pháp
tiếp cận học sinh.
Chương trình học của các em còn học quá nhiều môn nên không có nhiều thời gian
cho bộ môn mang tính đặc thù này.
Nhận thức của xã hội, của các bậc cha mẹ phụ huynh học sinh chưa thực sự chính
đáng, một điều đáng buồn là các em học sinh cũng chẳng mấy yêu thích các bài hát truyền
thống nữa mà chỉ thích các bài hát người lớn, hình tượng các ca sĩ , các ban nhạc nước ngoài,
các bài hát thị trường hời hợt không hề phù hợp với lứa tuổi mình.
Từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên tôi mạnh dạn đưa ra một số hình
thức ứng dụng và biện pháp lồng ghép công nghệ thông tin vào bộ môn giúp cải thiện tình
trạng học sinh ít hứng thú với bộ môn âm nhạc và giúp học sinh chủ động trong giờ học.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Trong thời gian 3 năm công tác tại trường, trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc của
trường tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các chúng ta đồng nghiệp cũng như tự mình tìm
hiểu thông qua các kênh thông tin và tài liệu về phương pháp dạy học sao cho đạt hiệu quả
cao nhất. Tôi muốn được khẳng định mình và khẳng định vị trị của bộ môn Âm nhạc trước
đồng nghiệp và học sinh. Bằng suy nghĩ đó tôi đã rất cố gắng trong từng tiết dạy, trong từng
nội dung với nhiệt huyết sẵn có của tuổi trẻ. Những năm gần đây, nhờ việc xã hội hóa giáo
dục mà điều kiện dạy và học của trường đã được đáp ứng khá đầy đủ. Tôi bắt đầu đặt ra cho
mình những hướng đi và nghiên cứu cơ bản để dần đưa bộ môn vốn dĩ bị xem nhẹ và bị coi là
3


phụ được nâng dần vị trí, tìm cho nó một chỗ đứng vững chắc trong lòng mỗi giáo viên và
học sinh.

Trong thời đại ngày nay, ứng dụng công nghệ thông tin là tất yếu, thực hiện điều này
cũng giúp tôi giải quyết được vấn đề cần thiết nêu trên.
3. Nội dung sáng kiến :
3.1 .Các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học môn âm nhạc
* Yêu cầu chung:
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là sử dụng giáo án điện tử và các kỹ
thuật tiên tiến mà công nghệ thông tin mang lại góp phần hoàn thiện bài giảng và giúp cho bài
giảng đạt được hiệu quả cao nhất.
Việc ứng dụng các kỹ thuật và các tiện ích tiên tiến đó đòi hỏi người giáo viên
phải có một kỹ năng tin học tốt và một thái độ làm việc nghiêm túc, việc xác định đúng đắn
nội dung chương trình và tư tưởng giáo dục trong mỗi bài học cũng rất quan trọng giúp giáo
viên không bị đi lệch hướng mà lạm dụng quá việc ứng dụng công nghệ thông tin. Phải luôn
xác định rằng công nghệ thông tin như là một cánh tay đắc lực nhằm trợ giảng cho người giáo
viên khi đứng lớp.
3.1.1. Các hình thức ứng dụng:
Hình thức thứ nhất và cũng là hình thức chủ đạo khi ứng dụng công nghệ thông
tin vào giảng dạy đó là sử dụng giáo án điện tử. Về cơ bản thì giáo án điện tử có cấu trúc như
sau:

Ở hình thưc này đòi hỏi giáo viên phải chủ động thời gian và các nội dung để thiết kế
4


bài giảng. Nội dung bài giảng có được làm rõ và học sinh có dễ hiểu hay không là do các ví
dụ minh họa bằng hình ảnh động hay tĩnh của giáo viên khi lồng ghép vào cùng với mỗi nội
dung. Ngoài ra với đặc thù của bộ môn âm nhạc đó là âm thanh cho nên giáo viên cần thiết
phải sử dụng các file âm thanh, video bổ trợ cho từng nội dung cần thiết. Chú ý là cũng
không nên quá cầu kỳ hình thức trình diễn của các slide show, cần thực sự cô đọng, tất cả
phải làm toát lên được nội dung chính mà giáo viên muốn hướng đến và gây hứng thú cho
học sinh.

Hình thức ứng dụng thứ hai nữa đó là sử dụng các công cụ thông tin như một thiết bị
trợ giảng cho người giáo viên mỗi khi đứng lớp. Đó là dùng các thiết bị nghe nhìn như: ti vi,
máy tính, đầu đĩa, tranh vẽ, truyện kể, băng hình và các mô hình trực quan sinh động do các
công ti thiết bị trường học thiết kế hoặc giáo viên tự thiết kế góp phần tích cực vào nội dung
bài giảng, giúp bài giảng đạt hiệu quả. Vì không phải bài giảng nào cũng cần phải sử dụng
giáo án điện tử.
Trên đây tôi không đưa ra một bài giảng cụ thể vì có rất nhiều bài giảng của đồng
nghiệp đã công phu thiết kế mà website tư liệu giáo dục đã giới thiệu, tôi chỉ đưa ra một số
hình thức chính để chúng ta cùng bàn luận, hướng chúng ta cùng thực hiện và mỗi người lại
có một cách thiết kế sáng tạo riêng.
3.1.2. Biện pháp khi lồng ghép:
Trước tiên để lồng ghép được các ứng dụng khi thiết kế bài giảng hoặc khi thực
giảng một nội dung nào đó về âm nhạc, người giáo viên cần thiết kế trước từng motip, từng
phần nhỏ để khi vao từng nội dung của bài giảng, tùy từng yêu cầu khác nhau mà lồng ghép
sao cho có hiệu quả và đạt được tính thẩm mỹ cao nhất.
Giáo viên cần thường xuyên tìm hiểu các ứng dụng khoa học, các phần mềm ứng dụng
âm nhạc mà các tác giả tâm huyết đã đưa lên internet. Cập nhật thông tin thường xuyên là
một yếu tố quan trọng giúp người giáo viên không bị tụt hậu so với thời cuộc.
Giao lưu và trao đổi với chúng ta bè đồng nghiệp trên khắp bốn phương để có được
một bài giảng hay, một ý kiến đóng góp bổ ích.
Và điều đáng chú ý là không phải nội dung nào chúng ta cũng phải lồng ghép công
nghệ thông tin mà tùy theo yêu cầu từng nội dung mà chúng ta có cách giải quyết thỏa đáng
tránh dườm dà, mầu mè hình thức.
3.2 Một số biện pháp ứng dụng cụ thể:
5


a. Sử dụng Powerpoint thiết kế bài dạy sinh động, dự kiến trước tình huống và cách giải
quyết vấn đề, trình bày câu hỏi, cách đánh nhịp, phách, tiết tấu, giúp tiết kiệm thời gian.
Thiết kế trò chơi sinh động gây hứng thú cho học sinh. Chèn video, âm thanh, hiệu ứng làm

học sinh có thể tiếp cận bài học trực quan, tạo cảm xúc và hiệu quả giáo dục cao.
b. Sử dụng Encore, Finale soạn nhạc, giới thiệu các kí hiệu âm nhạc, phát âm thanh cho bài
tập đọc nhạc giúp học sinh nhớ vị trí nốt nhạc và học tốt phân môn nhạc lí, nhất là tập đọc
nhạc.
c. Sử dụng Adode Audition: Cắt nhạc giúp tiết kiệm thời gian, tập trung làm nổi bật chủ đề.
Chỉnh nhạc nhằm đạt hiệu quả nghệ thuật, hình thành cảm xúc, đạt mục tiêu bài dạy. Điều
chỉnh tone, tốc độ cho phù hợp âm vực của học sinh. Xử lí âm thanh tạo hiệu quả cao cho
video.
d. Sử dụng proshow tạo video từ ảnh, giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài hát (với các
bài không có sẵn video), Cắt, chỉnh sửa video nhằm đạt hiệu quả cao nhất.
Với phần mềm Proshow Producer (hay bản Proshow Gold) thì chúng ta sẽ tạo cho mình
những đoạn phim mang đậm tính cá nhân, Web show, Photo Album với gần 300 hiệu ứng
đẹp, tha hồ cho chúng ta lựa chọn. Giao diện rất thân thiện, chắc chắn sẽ giúp chúng ta làm
được tác phẩm của mình 1 cách nhanh chóng và vừa ý.
Lưu ý là trên thị trường hiện nay có tới 2 phiên bản: bản Proshow Producer và bản
Proshow Gold, cũng có các tính năng gần giống nhau. Chỉ khác là bản Proshow producer là
bản chuyên nghiệp hơn nên nó có một số tính năng khác hơn so với bản Proshow Gold.
Nhưng nếu đã nắm rõ được các tính năng của Proshow Producer rồi thì việc dùng Proshow
Gold sẽ rất dễ dàng.

6


Khi chạy chương trình. chúng ta sẽ thấy giao diện của phần mềm như sau:

Công việc của chúng ta bây giờ là phải Browers đế thư mục chứa các hình ảnh mà chúng
ta muốn cho vào cuốn phim của mình trong mục Folders.
Bây giờ chúng ta dùng chuột, click và kéo ảnh hoặc clip xuống bên dưới ( Phần có chữ "Drag
photo/Video here). Số lượng ảnh chúng ta muốn làm bao nhiêu thì chúng ta kéo xuống dưới
bấy nhiêu.

Công việc tiếp theo của chúng ta là chỉ định thời gian ảnh chạy (tức là thời gian ảnh hiện lên
cho chúng ta nhìn thấy)
và thời gian để hiệu ứng chuyển động (từ ảnh này đến ảnh khác) thường tính bẳng giây.

7


Như chúng ta thấy ảnh số 3 , mình để thời gian chạy ảnh là 5 giây. Thời gian hiệu ứng
chuyển động là 3 giây, ảnh 4 là 4 giây và 3 giây. Những mốc thời gian này chúng ta có thể
đặt tùy ý . Nhưng lưu ý khi sử dụng tính năng này trong video ( nên để thời gian của đoạn
film cho vào bằng thời gian xuất hiện để không bị mất đoạn phim cũng như bị “ đứng hình ”
khi dư thời gian ).
Phần tiếp theo khá hay đó là chọn hiệu ứng cho hình ảnh chuyển động từ ảnh này sang ảnh
khác.
Mặc định của chương trình chúng ta sẽ nhìn thấy hai chữ AB liền nhau.. Đây là hiệu ứng
Crossfade – Linear, mặc định của chương trình ( thật ra cái này chẳng có hiệu ứng gì cả, chỉ
là mờ ảnh trước rồi xuất hiện ảnh sau thôi). Để thay đổi hiệu ứng mặc định bằng các hiệu ứng
khác chúng ta chỉ cần kích chuột vào chữ AB. Khi đó nó sẽ xuất hiện hộp thoại Choose
Transition như hình sau đây:

8


Với 281 hiệu ứng khác nhau chúng ta thích cái nào thì chỉ cần click chuột vào là thấy
xuất hiện ngay.
Xong với mấy cái hiệu ứng này, thì phần tiếp theo không kém quan trọng trong đoạn phim là
phần chọn nhạc nền cho đoạn phim. Để chèn nhạc vào đoạn phim, các chúng ta cũng nhìn
thấy dòng chữ " Soundtrack- Drop Background songs here ". Đó là phần mà chúng ta sẽ kéo
bản nhạc yêu thích của mình vào đây. Cũng làm tương tự như kéo ảnh. chúng ta Browser đến
nơi có bản nhạc mà chúng ta yêu thích . Chương trình này hỗ trợ nhiều định dạng nhạc khác

nhau như : MP3, Wma, Wav …

9


Nếu thời gian chuyển động ảnh và thời gian chạy hiệu ứng của chúng ta lớn hơn thời
gian của bài hát thì chúng ta có thể chỉnh lại sao cho chiều dài của đoạn đúng bằng thời gian
bài hát. Nếu đoạn phim dài thì chúng ta có thể thêm bài hát khác vào tiếp sau hoặc trước bài
hát vừa chọn.
Bước tiếp theo là hiệu chỉnh riêng cho từng tấm hình hoặc clip.
Để áp dụng hiệu chỉnh cho từng bức hình , chúng ta có thể nhấp đúp chuột vào tấm hình
hoặc nhần chuột phải, chọn Slide Options. Tốt nhất là nhấp đúp cho nhanh gọn.
Tùy theo phiên bản của chương trình mà nó hiện lên các khung điều chỉnh khác nhau. Mình
đang sử dụng phiên bản 4.0 thì nó hiện ra cái bảng sau đây.

10


Trong phần Silde Options này , nó bao gồm 5 mục dùng để chỉnh sửa hoặc thêm cái hiệu ứng
cho bức ảnh.
+ Mục Slide :
Trong mục này có 3 mục nhỏ như hình ảnh là : Slide Styles, Slide Settings và
Background.
- Slide Styles : có nhiều Style cho chúng ta lựa chọn ở thanh hàng dọc bên trái màn hình.
- Slide Settings : giao diện chương trình cực kì thân thiện, chỉ thoáng nhìn qua là chúng
ta đã có thể sử dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Như là đặt tên cho Slide, thêm chú
thích, thời gian … Sau khi điều chỉnh, chúng ta có thể nhấn nút play để xem những gì mình
11



đã làm qua khung hình bên phải màn hình.

- Background : ở mục này, chúng ta có thể chọn cho mình một hình nền cố định cho tất cả
khung hình. Nhấn nút On/Off để chọn chế độ này. Các thanh công cụ bên dưới hỗ trợ chúng
ta làm đẹp hơn cho hình ảnh chúng ta chọn.

12


+ Mục Layers :
Trong mục này cũng có 3 mục nhỏ là Layer Settings, Video Settings và Editing.
- Layer Settings : ở mục này chúng ta có thể đặt tên cho layer được chọn, thêm chú thích,
xoay ảnh, phóng to hoạch thu nhỏ ảnh … Vẫn có một màn hình bên phải để chúng ta theo dõi
sự thay đổi.

- Video Settings : Nếu chúng ta cho 1 clip vào chương trình thì mục này rất là hữu ích. Một
vài điểm quan trọng của mục này là thiết lập tốc độ nhanh hay chậm của clip ( speed), chỉnh
âm lượng của clip, thời gian mở đầu và kết thúc ( tính theo layer trước và sau nó) và một
phần quan trọng đôi khi không thể thiếu đó là mục Trim Video. Chúng ta có thể cắt bỏ những
phần clip không muôn cho vào slide của mình. Rất đơn giản và nhanh chóng mà chúng ta
không cần phải sử dụng một chương trình cắt video nào khác.

13


14


- Editing : Cho phép chúng ta hiệu chỉnh hình ảnh hoặc video theo các thanh ngang bên trái
màn hình như Opacity ( Độ trong suốt ), Brightness ( Độ sáng ), White Point ( Độ trắng ),

Black Point ( Độ đen), Contrast ( Độ tương phản ), Hue ( Điều chỉnh màu sắc ), Sharpen ( Độ
sắc nét ), Blur ( Độ mờ ). Một số mục bên dưới nữa không quan trọng lắm, nếu chúng ta nào
muốn khám phá thì tha hồ điều chỉnh, kết quả sẽ xuất hiện ở màn hình bên phải.

+ Mục Effects :
Ở mục này, các chúng ta sẽ thấy 2 màn hình bên trên và thanh điều chỉnh của mỗi màn hình
nằm bên dưới, tương ứng cho mỗi màn hình là kết quả trước và sau khi điều chỉnh. Các mục
điều chỉnh gần như tương tự với mục mình đã nói bên trên.

15


+ Mục Captions :
Từ đầu tới giờ chúng ta chỉ chỉnh ảnh và video mà quên đi một phần quan trọng không kém
16


đó chính là những dòng chữ biết nhảy múa trong những slide. Mục này sẽ phục vụ điều đó.
Hình ảnh bên dưới đây mình sẽ ghi chú cho các chúng ta rõ.

+ Mục Sounds :
Cho phép chúng ta điều chỉnh âm thanh của file nhạc chúng ta cho vào slide tại layer hiện tại.
Nếu muốn điều chỉnh trực tiếp file nhạc chính bên ngoài chúng ta chuột trực tiêpf vào file
nhạc sau đó vào thanh điều chỉnh. Vẫn còn rất nhiều mục điều chỉnh hấp dẫn bên trong đang
chờ đón chúng ta. Rất dễ thao tác và xem ngay kết quả.

17


Sau khi say sưa điều chỉnh và kiểm tra hoàn thiện đoạn film, bước cuối cùng là cho tác phẩm

của mình ra đĩa hoặc file video để thưởng thức.
Vào menu, chọn Create hoặc trên thanh công cụ cũng có biểu tượng Create Output cho chúng
ta click vào.

18


19




một

số

mục

chính

quan

trọng

như

sau:

+ Mục DVD: Ghi trực tiếp ra đĩa DVD. ( Yêu cầu phải có ổ DVD ReWrite).
+ Mục You Tube : dùng cho việc upload file lên YouTube. Lưu ý là chúng ta phải có tài

khoản
+

trên

Mục

You

Flash

:

Tube

thì

mới

thực

Dùng

để

upload

hiện

video


lên

được

việc

này.

các

trang

web.

+ Mục Video File: Ghi thành file Video ở nhiều định dạng khác nhau để lưu trong ở cứng,
lúc
+

nào
Mục

vui
Create

thì

burn

nó.(


Autorun

mình

CD:

Ghi

hay
thành

dùng

cái

file

này

Autorun

để

lưu

cho

file).


đĩa

CD

+ Mục PC Executable : Ghi thành file (exe) chạy trực tiếp mà không liên quan đến phần
mềm

hỗ

trợ

nào.

+ Mục Create Screen Saver : lưu thành file để chạy khi màn hình không dùng đến ( chế độ
bảo
+

vệ
Mục

Create

Web

show

màn
:

Tạo


show

để

hình)..
xem

trên

mạng

Internet

Ngoài ra còn một số cách cho ra file nữa hiển thị sẵn có trên khung điều chỉnh, mọi người cứ
khám phá là sẽ rõ ngay.
e. Sử dụng Mp3 key để chỉnh tone, tốc độ tức thời, chẳng những phù hợp với trình độ và
âm vực học sinh nói chung mà còn phù hợp với từng cá nhân.
Với phần mềm MP3 KeyShifter, bạn có thể làm cho một file nhạc đệm phát ra cao hay thấp
hơn, nhanh hay chậm hơn, phù hợp với chất giọng của mình để hát theo (và ghi ra thành một
đĩa audio CD nếu muốn...).

20


MP3 Keyshifter là một công cụ linh hoạt của chương trình với khả năng chuyển đổi các phím
của track âm thanh khác nhau và lưu chúng thành các tập tin MP3 và WAV.Bằng việc chọn
ra những bài hát mà bạn ưa thích sau đó chuyển đổi lên xuống mức độ âm thanh phù hợp với
tông của bạn thông qua vài biểu tượng đơn giản trên giao diện phần mềm.Lựa chọn MP3
Keyshifter bạn sẽ được tận hưởng những tính năng thú vị sau đây

Tùy chỉnh âm tiết
MP3 Keyshifter giúp bạn giải quyết vấn đề tăng giảm thanh nhạc trong bài hát mà bạn yêu
thích.Cho phép bạn can thiệp , thay đổi quan trọng chất lượng âm thanh + / -6 semitones một
cách dễ dàng mà có thể sẽ kinh ngạc với điều đó
Khi nói đến việc sửa đổi các tập tin MP3 và WAV , Keyshifter MP3 cung cấp cho bạn những
tính năng thay đổi - thiết lập thanh nhạc ban đầu của bài hát , giúp bạn đạt được ý nguyện và
thưởng thức sản phẩm ngay lập tính sản phẩm do chính tay bạn chế biến.

Tùy chỉnh tốc độ bài hát
MP3 Keyshifter cung cấp cho sự thay đổi tốc độ bài hát một cách hiệu quả Nhanh - Chậm
phù hợp với từng thời điểm không gian - thời gian
21


Khả năng thích nghi
MP3 Keyshifter cho phép bạn thực hiện những thay đổi thanh nhạc trong khi bài hát vẫn đang
hoạt động.Tối ưu hóa các bài hát và sao lưu chúng.

Dễ sử dụng
Chương trình có giao diện đơn giản, bấm Open để mở file nhạc (mp3 hoặc wav), Play để bắt
đầu chơi, trượt thanh Key để thay đổi cao độ (tone), trượt thanh Tempo để thay đổi tốc độ
nhanh chậm. Khi đã ưng ý, chọn Save để lưu lại dưới dạng mp3 hoặc wav , thưởng thức bài
hát với phong cách riêng của bạn

Kích
License
License

hoạt
name:


MP3
Tap

Key
Chi

code:

Shifter
Vi

Tinh

85n-2d5-m5g-crm

22


f. Sử dụng Internet để khai thác tất cả các thông tin cần thiết, tìm và chia sẽ tư liệu dạy học.

V- Hiệu quả đạt được:
Thực tế đã chứng minh là chất lượng các giờ học âm nhạc có sử dụng công nghệ thông
tin đều đem lại hiệu quả rất cao. Sự hứng thú trong học tập của học sinh thể hiện rất rõ nét,
người giáo viên có nhiều cơ hội để nâng cao và mở rộng lượng kiến thức cần cung cấp cho
học sinh. Các dẫn chứng, minh họa chính xác và hiệu quả hơn, cuối tiết học bên cạnh việc
dạy và học môn Âm nhạc thì một việc quan trọng hơn đó là học sinh cũng đã một phần nào
được giáo dục về thẩm mỹ, thái độ cảm thụ và thưởng thức âm nhạc.
Từ khi sử dụng các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học sinh
đã hứng thú hơn trong tiết học, tự tin hơn, tích cực hơn, yêu thích môn học nhiều hơn. Các

em đã không còn xem nhẹ việc học môn âm nhạc. Phụ huynh học sinh, giáo viên đã có cái
nhìn hác hơn, quan tâm nhiều hơn đến bộ môn. Đặc biệt là hiệu quả giảng dạy được nâng cao.
VI. Mức độ ảnh hưởng:
23


Công nghệ thông tin ngày nay đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi lĩnh vực trong đó
có Âm nhạc; Sáng tác, chế bản. phối khí, biên tập âm thanh. Trong dạy học nếu biết khai
thác, áp dụng công nghệ thông tin có hiệu quả thì việc dạy học sẽ đạt đến một kết quả tốt
nhất.
Dạy học là một bộ môn nghệ thuật, người giáo viên thực sự là một người nghệ sĩ đa
tài, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, giáo viên có thể thay đổi, đổi mới phương pháp,
công nghệ dạy học với mục đích cuối cùng là làm cho học sinh chủ động hơn, giảng dạy bằng
giáo án điện tử và ứng dụng các thành tựu tiên tiến của công nghệ thông tin trong nhà trường
mang lại hiệu quả rất lớn. Mỗi tiết dạy bằng giáo án điện tử chính là một lượng lớn kiến thức,
hình ảnh trực quan sinh động được chuyển tải đến học sinh. Đẩy lùi tình trạng “ Thầy đọc Trò
chép”. Nâng cao hiệu quả giảng dạy môn âm nhạc đối với những giáo viên giảng dạy âm
nhạc trong các trường tiểu học và cả THCS.
VII- Kết luận
Khả năng nhận thức của con người nói chung, của học sinh Tiểu học nói riêng là rất
lớn và sẵn có. Điều cơ bản là người giáo viên giảng dạy phải nắm được đối tượng, tìm hiểu
cụ thể những sở thích của các em để tìm ra phương pháp, biện pháp giảng dạy thích hợp nhất
giúp các em tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng và tạo sự say mê trong việc vận dụng các
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.
Kèm theo sáng kiến kinh nghiệm này là DVD gồm các phần mềm, giáo án điện tử, trò
chơi âm nhạc mà tôi đã thực hiện để minh họa cho những phần đã nêu trên.
Trên đậy là một số kinh nghiệm mà tôi đã tự rút ra qua thời gian giảng dạy, rất mong
được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!


Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Trần Anh Tuấn
24



×