Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Tiểu luận điều tra cây thuốc và các bài thuốc của đồng bài dân tộc thái, huyện quế phong,tỉnh nghệ an,nhằm bảo tồn tri thức bản địa và định hướng phát triển tài nguyên rừng bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.53 MB, 132 trang )

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.
Các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung và huyện Quế
Phong nói riêng có dân số lớn, phân bố rộng, trình độ dân trí thấp, đời sống cơ bản
đang gặp nhiều khó khăn. Do đặc thù về vị trí địa lí nên ngƣời dân ở đây đang chịu
nhiều thiệt thòi. Các vấn đề xã hội nhƣ giáo dục, y tế chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức, đặc biệt là vấn đề chăm lo sức khỏe của nhân dân. Dân số các đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm một tỷ lệ lớn (90%) so với dân số toàn huyện, trong đó dân tộc
Thái có 50.523 ngƣời, chiếm khoảng 80%. Qua tìm hiểu chúng tôi thấy đồng
bào Thái đang lƣu truyền rất nhiều bài thuốc chữa bệnh hay, thậm chí một số bài
thuốc truyền thống còn chữa bệnh hiệu quả hơn các phƣơng pháp chữa bệnh tiên
tiến khác.
Do dân cƣ phân bố chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa, giao thông cách trở,
cơ sở y tế nghèo nàn, thuốc tây vừa thiếu, giá lại đắt nên ở đây ngƣời dân chủ yếu
chữa bệnh bằng kinh nghiệm của các ông lang bà mế. Đồng bào Thái gọi thầy
thuốc là “Xây hạc may”. Xây có nghĩa là thầy, hạc may nghĩa là rễ cây, “Xây hạc
may” có nghĩa là ngƣời thầy dùng cây để chữa bệnh. Trên thực tế, các ông lang bà
mế không nhiều, các bài thuốc chủ yếu chỉ truyền trong gia tộc, một số thầy lang
không truyền lại đƣợc cho đời sau. Nhƣ vậy, nguy cơ về việc thất truyền các bài
thuốc là có thật và việc chữa bệnh của đồng bào dân tộc Thái sẽ ngày càng khó
khăn hơn.
Ngƣời Thái sống chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp lƣơng thực, thuốc men
từ rừng, đó là nguồn tài nguyên vô giá. Tuy nhiên, nhƣng năm gần đây nguồn tài
nguyên rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt. Nạn chặt phá
rừng, khai thác không có kế hoạch, ô nhiễm môi trƣờng… đang diễn ra hàng ngày,
song song với những vấn nạn đó thì cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái cũng dần
dần bị biến mất một cách nhanh chóng.

1



Hiện nay, việc nghiên cứu cây thuốc ở vùng Tây Bắc Nghệ An nói chung
chƣa đƣợc quan tâm nhiều, đặc biệt ở Quế Phong - một huyện vùng núi cao giáp
Lào, nơi chứa đựng một kho tàng cây thuốc và các bài thuốc dân gian có giá trị
của dân tộc miền núi, đây là nguồn tƣ liệu tốt cho nền y học nƣớc nhà. Xuất phát
từ thực tế đó nên tôi chọn đề tài “Điều tra cây thuốc và các bài thuốc của đồng
bào dân tộc Thái, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An nhằm bảo tồn tri thức bản
địa và định hướng phát triển tài nguyên rừng bền vững”
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án

Đánh giá tính đa dạng về cây thuốc tại huyện Quế Phong, đặc biệt tại Khu
Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt; thu thập các bài thuốc dân tộc Thái trên địa bàn
nghiên cứu để bảo tồn tri thức bản địa.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
3.1. Ý nghĩa khoa học

Luận án đánh giá một cách có hệ thống các loài cây thuốc trên địa bàn huyện
Quế Phong, thu thập các bài thuốc, cung cấp tƣ liệu cho ngành dƣợc, y học cổ
truyền Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Huyện Quế Phong trong đó có Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, có nguồn
tài nguyên thực vật đa dạng, phong phú, đặc biệt có nhiều loài thực vật làm thuốc
giá trị. Tuy nhiên, cho đến nay các nghiên cứu về thực vật học dân tộc tại huyện
Quế Phong nói chung và Pù Hoạt nói riêng đã đƣợc quan tâm nhƣng chƣa đáp ứng
đƣợc yêu cầu thực tiễn, do đó cần phải nghiên cứu cụ thể để phục vụ công tác bảo
tồn.
Luận án ngoài việc thống kê, đánh giá tính đa dạng cây thuốc còn ghi chép
các bài thuốc của các ông lang, bà mế để phục vụ cho việc lƣu giữ cho thế hệ sau,
bảo tồn tri thức bản địa.

Đề xuất và đã thực hiện việc bảo tồn cây thuốc có giá trị trên địa bàn nghiên
cứu.
4. Những điểm mới của luận án

2


+ Điều tra lập danh lục 583 loài cây thuốc tại huyện Quế Phong đƣợc đồng bào dân
tộc Thái sử dụng để chữa bệnh.
+ Bổ sung 118 loài từ khu vực nghiên cứu vào từ điển Cây thuốc Việt Nam
2012.
+ Xác định, mô tả, bổ sung công dụng 15 loài cây thuốc quý có trong Sách Đỏ
Việt Nam (2007).
+ Thu thập nhiều bài thuốc thuộc nhiều nhóm bệnh khác nhau.
+ Mô tả đặc điểm sinh học, điều kiện sinh thái, công dụng của 64 loài cây
thuốc có giá trị.
+ Xác định thành phần hóa học của 2 loài cây thuốc Hoa dẻ lông đen (Desmos
cochinchinensis) và cây Dây lửa ít gân (Rourea oligophlebia).
+ Trồng bảo tồn cây Dây lửa ít gân (Rourea oligophlebia) theo phƣơng pháp bảo
tồn nội vi (in-situ) vàbảo tồn ngoại vi (ex-situ).

5. Bố cục của luận án
Luận án gồm 119 trang, phụ lục 138 trang.
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và kiến nghị
Phụ lục
Danh mục các công trình nghiên cứu liên quan

Tài liệu tham khảo
Phụ lục 1: Danh lục các loài thực vật làm thuốc
Phụ lục 2: Ảnh một số loài cây thuốc.

4 trang
23 trang
6 trang
84 trang
2 trang
2 trang
11 trang
49 trang
9 trang

Phụ lục 3: Các hợp chất hóa học có trong các loài cây thuốc

16 trang

Phụ lục 4: Các phiếu kiểm tra nồng độ acidt uric các bệnh nhân
bị bệnh gút.
Phụ lục 5: Các mẫu phiếu điều tra

8 trang

Phụ lục 6: Danh sách các thầy lang trên địa bàn huyện Quế
Phong

6 trang

3


3 trang


Phụ lục 7: Các phổ của các hợp chất trong thân cây hoa dẻ lông đen

18 trang

Phụ lục 8: Các phổ của các hợp chất trong cây dây lửa ít gân

16 trang

4


Chƣơng 1.TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu, sử dụng và bảo tồn cây thuốc một số nƣớc
trên thế giới
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc.
Trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, đều có những nền y học cổ
truyền mang nét đặc trƣng. Các nghiên cứu có mức độ khác nhau tùy thuộc vào
sự đầu tƣ và phát triển của quốc gia đó.
Theo Anon (1996), trong cuốn “Lịch sử liên đại cây cỏ” ấn hành năm
1878, Charles Pikering đã chỉ rõ “ngay từ năm 4271 trƣớc Công nguyên (TCN)
ngƣời dân khu vực Trung Cận Đông đã sử dụng nhiều loại cây (sung, vả, cau
dừa,..v.v.) để làm lƣơng thực và chữa bệnh [1].
Trung Quốc và Ấn Độ đƣợc xem là cái nôi của y học cổ truyền. Các bài thuốc
chữa bệnh bằng cây cỏ hình thành sớm nhất ở các quốc gia này. Từ năm 3216
hoặc 3080 tr.CN, Thần nông – Một ông vua, đồng thời cũng là một nhà dƣợc học

tài năng đã chú ý tìm hiểu tác động của cây cỏ đến sức khỏe của con ngƣời. Ông
đã thử nghiệm tác dụng các loài cây thuốc trên chính bản thân bằng cách uống,
nếm rồi ghi chép tất cả những hiểu biết đó vào cuốn sách "Thần nông bản thảo",
gồm 365 vị thuốc rất có giá trị [37].
Vào đầu thập kỷ thứ II nhân dân Trung Quốc đã biết dùng các loài cây cỏ để
chữa bệnh nhƣ: Nƣớc chè đặc, rễ cây Cốt khí củ (Polygonum cuspidatum), vỏ rễ
cây Táo tầu (Zizyphus vulgaris) …để chữa vết thƣơng; dùng các loài nhân sâm
(Panax) để phục hồi ngũ quan, trấn tĩnh tinh thần, chế ngự cảm xúc, giảm thiểu
kích động, sáng mắt …[37].
Cách đây 3000 - 5000 năm, ngƣời dân Trung Quốc đã dùng cây đại hồi (Illicicum
verum), ngƣời Ai Cập dùng nhiều loài trong chi Hƣơng nhu (Ocimum L.) để làm thuốc
[91], ngƣời Ấn Độ dùng lá cây Ba chẽ (Desmodium triangulare) sao vàng sắc
đặc để trị kiết lị và tiêu chảy [38], cƣ dân một số nơi tại bang Madya Pradesh

5


dùng hƣơng lau (Vetiveria zizaniodes) để trị giun sán, ngoài ra còn có tá dạng
chống nấm, diệt khuẩn và xua đuổi côn trùng [43]. Cho đến nay đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu về cây thuốc tại đất nƣớc này nhƣ: Nghiên cứu của
Ackerman W. L. vào năm 1978 về cây Sơn tra, hay của Akhtar Husain và các
cộng sự về các cây có chứa tinh dầu [37]
Trong chƣơng trình điều tra cơ bản nguồn tài nguyên thiên nhiên ở khu
vực Đông Nam Á, Pery đã nghiên cứu và công bố hơn 1000 công trình khoa học
về thực vật và dƣợc liệu đƣợc các nhà khoa học kiểm chứng (trong đó có 146 loài
có tính kháng khuẩn) và tổng hợp thành cuốn sách về cây thuốc vùng Đông Á và
Đông Nam Á "Medicinal Plants of East and Southeast Asia, 1985"[107].
Ngƣời Philipin dùng cải ma (Blumea lacera), để điều trị ho và mau lành
vết thƣơng. Cây bạc hà (Mentha arvensis ) đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới sử dụng
phổ biến trong y học dân gian nhƣ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản [62].

Ở châu Âu dƣợc thảo rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học
truyền thống cổ điển. Ngƣời đầu tiên phải kể đến là Galen (131-200 SCN), một
thầy thuốc của Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius, có ảnh hƣởng sâu sắc đến sự
phát triển của các vị thuốc bào chế từ thảo mộc. Ông đã viết hàng trăm cuốn sách
và đã đƣợc áp dụng trong ngành Y châu Âu hơn 1500 năm[1].
Vào thế kỷ XVIII, William Withering (1741-1799) lần đầu tiên khám phá ra
công dụng chữa bệnh của cây thuốc Mao địa hoàng (Digitalis purpurea), mở ra
sự phát triển trong lịch sử y dƣợc học [1].
Hiện nay, theo Đỗ Huy Bích, Trần Văn Ơn ƣớc lƣợng có khoảng 35.000 –
70.000 loài trong số 250.000 -300.000 loài cây cỏ đƣợc sử dụng, vào mục đích
chữa bệnh ở khắp nơi trên thế giới. Trong đó Trung Quốc có trên 10.000 loài, Ấn
Độ có khoảng 7.500 loài, Inđônnêxia có 7.500 loài, Malaysia có khoảng 2.000
loài, Nepal có 700 loài, SriLanka có khoảng 550-700 loài [12] .
Andrew(2006), đã tham khảo về lịch sử cổ truyền và dân gian của từng loại cây
đồng thời giải thích rõ những điều mà các nhà khoa học đã nghiên cứu về các

6


phần tử hoạt tính, tácdụng cũng nhƣ các ứng dụng tiềm năng mới của 550 loài
cây thuốc [1].
Theo WHO, mức độ sử dụng nguồn dƣợc liệu ngày càng nhiều: ở Trung
Quốc tiêu thụ hết khoảng 700 ngàn tấn/năm, sản phẩm thuốc y học dân tộc đạt giá
trị khoảng 1,7 tỉ USD trong năm 1986. Tổng giá trị về thuốc có nguồn gốc từ thực
vật trên thị trƣờng Châu Âu -Châu Mỹ và Nhật Bản 1985 đạt hơn 43 tỉ USD.
Song song với sự phát triển của Khoa học Công nghệ, con ngƣời đã khai
thác tinh dầu trong cây thuốc để phục vụ cho việc chữa bệnh rất hiệu quả. Các
nƣớc Trung Hoa, Ấn Độ, Inđônêxia đã trở thành những nƣớc sản xuất và chế
biến tinh dầu có khối lƣợng lớn. Các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ Hoa Kỳ,
Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nhật Bản…rất chú trọng việc nhập tinh dầu thô và tái

xuất các sản phẩm đã qua chế biến đem lại lợi nhuận khổng lồ. Nhu cầu về tinh
dầu của các ngành công nghiệp dƣợc phẩm ngày càng tăng lên. Trong những
năm từ 1965 đến 1970, khối lƣợng tinh dầu đƣợc sản xuất và chế biến trên toàn
thế giới là 25.000 - 35 .000 tấn, nhƣng đến năm 2000 đã lên đến 80.000 tấn,
trong đó chỉ riêng Trung Quốc sản xuất đƣợc 20.000 tấn, Braxin 17.000 tấn. Năm
1990, Trung Quốc là nƣớc xuất khẩu 14.963 tấn tinh dầu và thu về 141.967.000
USD. Giá cả tinh dầu trên thị trƣờng không giống nhautuỳ thuộc vào chất lƣợng,
số lƣợng, nhu cầu và chủng loại. Quí và đắt nhất là tinh dầu Trầm hƣơng (96 100 ngàn USD/kg), sau đó đến tinh dầu hoa Hồng (7.300 - 7.600 USD/kg) và
tinh dầu Vông vang (5.000 USD/kg) [63]. Riêng sản lƣợng chung của loại tinh
dầu bạc hà trên thế giới hàng năm vào khoảng 7.500-9.000 tấn. Trung Quốc, Ấn
Độ, Braxin là những nƣớc sản xuất tinh dầu bạc hà lớn nhất thế giới [106] . Khối
lƣợng tinh dâu hoắc hƣơng hàng năm trên 1.000 tấn, các nƣớc sản xuất tinh dầu
hoắc hƣơng nhiều nhất là Inđônêxia, Trung Quốc, Malaixia và Singapo [74].
Điều này chứng tỏ rằng ở các nƣớc công nghiệp, phát triển cây thuốc phục vụ
cho nền y học cổ truyền cũng rất mạnh. Cây thuốc là loại cây kinh tế, cung cấp
nhiều loài thuốc dân tộc và hiện đại trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho
con ngƣời .

7


Từ năm 1990 các tác giả: Chung R. C. K. & Purwaningsh, Flach M. &
Rumawas F., Flash M. & Siemonsma J. S, Jansen P. C. M., Kochummen K. M.,
Wong W. C., Sudo S. & Frietema F. T., Latiff A. M., Lememns R.H.M.J. &
Wulijarni – SoetjiptoN., Lucie Widowati, Marfu ah Wardani, Mulyati Rahaya N.
& Halijah Ibrahim,... đã có nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc, tinh dầu
đăng trong “Tài nguyên thực vật Đông Nam Á” [111].
Boelens M. H. (1994) cũng đã có công trình nghiên cứu đánh giá hoạt
chất và đặc tính hóa học của tinh dầu các loài cỏ ở vùng nhiệt đới [105].
Brian M. Lawrence (1994) đã công bố nghiên cứu về tinh dầu các loài

thực vật.Trong giai đoạn 1994-1997 đã có nhiều nghiên cứu về tinh dầu nhƣ của
Makkar H.P.S., Backer K, Charles D. J., Simon J. E., Widrlechner M. P., Singl
N. K. [105].
Trung Quốc có bá rộng rãi một dƣợc phẩm mới mang tên “Di-fu-zi”, đây
là loại thuốc có tác dụng lợi tiểu và chống nấm đƣợc chế biên từ cây
Chenopodium ambrosioides [63] .
Trong khoảng 30 năm gần đây, Viện Ung thƣ Hoa Kỳ (CNI) đã điều tra nghiên
cứu sàng lọc hơn 40.000 mẫu cây thuốc, phát hiện hàng trăm cây thuốc có khả
năng chữa trị bệnh ung thƣ, 25% đơn thuốc ở Mỹ sử dụng chế phẩm có dƣợc tính
mạnh đƣợc điều chế từ một loài Hoa hồng (Catharanthus roseus). Theo Richard
Primarck (1995) ở Madagasca, ngƣời ta dùng cây này để chữa bệnh máu trắng cho
trẻ em và rất hiệu quả, đã làm tăng tỷ lệ sống của trẻ em từ 10 lên đến 90% [72].
1.1.2.Vấn đề trồng bảo tồn cây thuốc trên thế giới.
Trƣớc đại chiến thế giới lần thứ nhất, đảo Java của Inđônêxia đã trồng
Hƣơng lau (Vetiveria zizaniodes) để xuất khẩu sang châu Âu (chủ yếu xuất khẩu
sang Đức, Pháp, Anh) [62]. Hiện nay ở Philipin và Inddooxixia đã đƣa loài dầu
giun (Chenopodium ambrosioides ) để làm thuốc [63]. Tại Inđonêxia ngƣời ta đã
trồng địa liền (Kaempferia galanga ) tại miền Trung đảo Java và Miền tây đảo
Sumatra đã đạt khoảng 2000 ha, với sản lƣợng thân rễ tƣơi chừng 20.000 tấn/năm
[111]. Những năm gần đây Ấn Độ, đã trồng và sản xuất Gừng (Zingiber
officinale) với diện tích ngày càng tăng. Năm 1980 là 300.000 tấn, đến năm 1990
8


lên 500.000 tấn, năm 1998 lên tới 600.000 tấn, các nƣớc Trung Quốc,
Inddooneexxia, Nigieria, Jamaica… là những nƣớc sản xuất Gừng nhiều nhất thế
giới [111].
Hiện nay tại các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam của Trung
Quốc, nhiều nơi tại Nhật Bản cây màng tang (Litsea cubeba ) đƣợc coi là đối
tƣợng gieo trồng rừng và đã tạo ra thành những quần thể trên diện tích lớn để lấy

quả cất tinh dầu, làm dƣợc liệu [62].
Theo P. Raven (1987) và Ole Harmann (1988), trong vòng hơn 100 năm
trở lại đây, có khoảng 1.000 loài thực vật đã bị tuyệt chủng, có tới 60.000 loài
gặp rủi ro hay sự tồn tại của chúng bị đe doạ vào thế kỷ tới. Trong số những loài
thực vật đã mất đi hoặc đang bị đe doạ gay gắt, có một tỷ lệ không nhỏ là thực
vật làm thuốc [16]. Để phục vụ mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con
ngƣời, và để chống lại bệnh tật, thì sự kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện
đại với Y học cổ truyền của các dân tộc là điều cần thiết. Chính từ những kinh
nghiệm của Y học cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loài thuốc
có ích. Vì vậy, việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết
sức quan trọng. Các nƣớc trên thế giới đang hƣớng về mục tiêu thực hiện chƣơng
trình quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững cây thuốc.
1.2. Tình hình nghiên cứu, sử dụng và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về cây thuốc
Dân tộc Việt Nam bƣớc vào thời kỳ Trung đại dƣới nền đô hộ của các
triều đại Triệu- Hán - Nguỵ - Tấn - Tống - Tề - Lƣơng - Tuỳ - Đƣờng (179 tr. CN
- 938 sau CN). Dƣới các thời kì này, ngƣời Việt Nam thuộc tầng lớp trên đã
đƣợc giới thiệu một nền y học kinh điển thông qua các thầy thuốc đến từ Trung
Quốc nhƣ Đổng Phụng (187 - 226), Lâm Thắng (479 - 501). Trong giai đoạn
này, một số dƣợc liệu của Việt Nam đã đƣợc ghi vào Dƣợc điển của Trung
Quốc nhƣ: Ý dĩ, Sắn dây (Danh Y biệt lục), Đậu khấu (Hải Nam bản thảo - đời
Đƣờng), Sử quân tử (Bản thảo khai bảo - đời Tống), Sả (Bản thảo thập di).
9


Trầu, Cau (Tô cung bản thảo), Hƣơng bài, Khổ qua, Bí ngô, Lƣời ƣơi (Bản thảo
cƣơng mục) [119].
Nền y học nƣớc nhà qua các thời kỳ lịch sử đều gắn liền với tên tuổi của các
Lƣơng y nổi tiếng. Ngay từ thời vua Hùng Vƣơng dựng nƣớc qua các văn tự Hán
Nôm còn sót lại (Đại Việt sử ký, Lĩnh nam chích quái liệt truyện, Long uy bí

thƣ...) [37]. Đời nhà Lý (1010- 1224) nhà sƣ Nguyễn Minh Không đã dùng nhiều
cây thuốc chữa bệnh cho vua và nhân dân, đến đời nhà Trần có nhiều danh y nổi
tiếng nhƣ Phạm Công Bân, Tuệ Tĩnh [89].
Tuệ Tĩnh đƣợc phong là ông tổ ngành dƣợc Việt Nam và là ngƣời mở đầu cho
nền y dƣợc cổ truyền Việt Nam. Ông đã biên soạn bộ sách “Hồng Nghĩa giác tƣ
y thƣ”biên soạn bằng quốc âm, trong đó có 630 vị thuốc, giới thiệu 13 đơn thuốc
chữa tạp bệnh, 37 đơn thuốc chữa bệnh thƣơng hàn (Thập tam phương thuốc gia
giảm và tam thập thất tùy pháp) [56], [35].
Đến thời vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Lê trung hƣng, ở ngôi từ năm 1705 đến
năm 1729 thời vua Lê Dụ Tông lại đƣợc biết đến Danh y Hải Thƣợng Lãn Ông,
[56], [33]. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn nhƣ “Y tông tâm lĩnh” (1770), nay
ngƣời ta gọi là “Hải Thƣợng y tông tâm lĩnh” đƣợc viết trong vòng 10 năm, gồm
28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, đƣợc đánh giá là công
trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và“không chỉ có giá trị về
y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học”[33].
Thời kỳ Tây Sơn (1788-1802) có Danh y Nguyễn Quang Tuân có tập “Nam
Dƣợc”, “Nam dƣợc chỉ danh truyền”, “La khê phƣơng dƣợc” ghi chép 500 vị
thuốc nam trong dân gian dùng để chữa bệnh [38],[120].
Danh y Gia Phan (1748 – 1817), ông là tác giả các bộ sách “Liệu dịch
phƣơng pháp toàn tập” viết về bệnh truyền nhiễm; “Hộ Nhi phƣơng pháp tổng
lục”, viết về Nhi khoa và “Lý Am phƣơng pháp thông lục” về Phụ khoa [116].
Thời nhà Nguyễn (1802-1884) có quyển “Xuân Đình y án kinh trị chủ
chứng‟‟ chuyên về bệnh ôn dịch và thời khí của Lê Kinh Hạp [116].

10


Thời Pháp thuộc (1884 – 1945), Y học cổ truyền Việt Nam bƣớc vào thế kỷ
XX, ngoài những tác phẩm y học biên soạn bằng chữ Hán Nôm nhƣ: “Vệ sinh
yếu chỉ‟‟ (1901) của Bùi Văn Trung ở Nam Định, “Bí truyền tập yếu‟‟ (1906)

của Lê Tƣ Thúy ở Hà Nam, còn có những tài liệu y học viết bằng chữ Quốc
ngữ: “Việt Nam Dƣợc học‟‟ của Phó Đức Thành, “Nam Dƣợc bộ‟‟ của Nguyễn
An Cƣ, “Trung Việt Dƣợc tính hợp biên‟‟ gồm 1500 vị thuốc của Đinh Nho
Chấn…[119].
Giai đoạn từ năm 1945 đến nay đã có nhiều nhà khoa học, nghiên cứu về
cây thuốc, có nhiều tác phẩm nhƣ : “Thuốc Nam châm cứu‟‟ (1960) của Viện
Đông y, 450 cây thuốc (1962) của Phó Đức Thành, “Sổ tay thuốc nam thƣờng
dùng ở cơ sở” của Bộ Y tế ghi chép các loài cây thuốc đƣợc dùng chữa trị ở các
địa phƣơng, [14], Võ Văn Chi (1991) đã tổng hợp các mô tả cây thuốc của tỉnh
An Giang [18];“Tính kháng khuẩn của cây thuốc Việt Nam‟‟ (1975) của Nguyễn
Đức Minh [60], “Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc (1976) " của Vũ Văn
Chuyên [27], "Sổ tay cây thuốc Việt Nam" (1980) của Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân
Chƣơng đã giới thiệu 519 loài cây thuốc trong đó có 150 loài mới phát hiện [10],
"Danh lục cây thuốc Miền Nam Việt Nam", tập "Atlas cây thuốc" đã công bố
về danh sách cây thuốc ở Miền Bắc là 1114 loài, Miền Nam là 1119 loài.
Tổng hợp trong cả nƣớc đến năm 1985 là 1863 loài và dƣới loài, phân bố
trong 1033 chi, 236 họ, 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành [25], tác giả Trần Đình Lý
và cộng sự (1993) cho xuất bản cuốn "1900 loài cây có ích ở Việt Nam" [57].
Năm 1993, Đỗ Huy Bích đã công bố kết quả nghiên cứu về tài nguyên cây
thuốc Việt Nam [9]. Năm 2003, Đỗ Huy Bích và các công sự của Viện dƣợc liệu
đã giới thiệu 920 loài cây thuốc, 80 loài động vật làm thuốc và giới thiệu gần
1.000 bài thuốc chữa các bệnh thƣờng gặp trong bộ "Cây thuốc và động vật làm
thuốc ở Việt Nam" [11]. Năm 2011, Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục tái bản bổ sung
cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam" đã đƣợc nhận giải thƣởng Hồ
Chí Minh về khoa học kỹ thuật, ông mô tả tỉ mỉ tên khoa học, phân bố, công
dụng, thành phần hóa học của 792 loài cây thuốc chia theo các nhóm bệnh khác
nhau [56]. Năm 2012, Võ Văn Chi,đã cho tái bản có bổ sung cuốn “Từ điển cây
11



thuốc Việt Nam”, gồm 2 tập, là công trình đồ sộ ghi chép 4472 loài cây thuốc
có ở Việt Nam [21].
Những năm gần đây đã có rất nhiều các nghiên cứu sâu về cây thuốc nhƣ công
trình “Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng dƣợc lý theo hƣớng điều trị
loét dạ dày của rễ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius ) họ Bông
(Malvaceae)” của Đào Thị Vui (2007) [102]; “ Nghiên cứu thành phần hóa học
và một số tác dụng sinh học của cây cao cẳng (Ophipogon confertifolius, họ
Mạch môn – Convallariaceae” Nguyễn Thị Vinh Huê (2009), [47]; „Nghiên cứu
một số tác dụng dƣợc lí của Tam thất hoang (Panax stipuleanatus Tsai et Feng),
họ Araliaceae” củaNguyễn Thị Thu Hƣơng(2009) ;“Nghiên cứu đặc điểm thực
vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của cây vọng cách
Premna sp. thu hái ở Nam Định”của Nguyễn Thị Bích Hằng (2010) [38]; “ Tài
nguyên cây thuốc họ Na ở Việt Nam” của Đỗ Ngọc Đài, Phạm Hồng Ban (2011)
[29] và “Nghiên cứu đa dạng cây thuốc Tây Bắc Nghệ An [2012]; „Nghiên cứu
tác dụng trên bệnh Gút thực nghiệm của cây hy thiêm (Siegesbeckia orientalis )”
của Nguyễn Thị Thùy Dƣơng (2012) [28]; “Nghiên cứu thành phần hóa học và
một số tác dụng dƣợc lý của cây mạ mân (Aganope balansae )” của Trần Quốc
Toản (2012) [84]; Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng dƣợc lý
của loài trám hồng (Canarium bengalense) củaHoàng Thị Lê (2012) [54]; “
Nghiên cứu tác dụng hạ Glucose huyết của rễ cây chóc máu nam (Salacia
cochinchinensis )”của Đỗ Thị Nguyệt Quế (2013) [71].
Năm 2014, Nguyễn Thị Thu Hƣơng đã công bố kết quả nghiên cứu “ Nghiên cứu
tính đa dạng nguồn cây thuốc đƣợc sử dụng trong cộng đồng dân tộc ở tỉnh Thái
Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” [48].
1.2.2. Tình hình nghiên cứu, trồng bảo tồn, phát triển cây thuốc và bài thuốc
ở Việt Nam
1.2.2.1. Công tác điều tra
Đến nay, đã có nhiều công trình điều tra về cây thuốc dân tộc của các nhà khoa
học trên khắp cả nƣớc. Theo thống kê sơ bộ của Nguyễn Bá Hoạt (2013) đã có
một số kết quả nghiên cứu nhƣ: cây thuốc của Ngƣời Dao (khu vực Vƣờn Quốc

gia Ba Vì): 579 loài và 125 bài thuốc; ngƣời Mƣờng (Cẩm Liên, Cẩm Thủy,
12


Thanh Hóa): 206 loài và 32 bài thuốc; ngƣời Tày:(Vị Xuyên, Hà Giang): 292
loài; Ngƣời Tày - Nùng (Tràng Đinhk, Lạng Sơn): 126 loài và 51 bài thuốc; Bản
Mƣờng (xã Vĩnh Lạc, Lục Yên, Yên Bái): 40 loài và 40 bài thuốc; 85 bài thuốc
của cộng đồng ngƣời Dao; 72 bài thuốc của cộng đồng ngƣời H'Mông; 16 bài
thuốc của cộng đồng ngƣời Thái và Khơ Mú; 11 bài thuốc của cộng đồng Bru Vân Kiều [94].
Từ năm 1961 đến năm 1985 là giai đoạn điều tra cơ bản, Viện Dƣợc liệu tiến
hành điều tra dƣợc liệu và công bố ở Miền Bắc từ năm 1961 đến 1974 đã điều tra
ở 1905 xã, thuộc 20 tỉnh và thành phố. Kết quả đã phát hiện đƣợc 1114 loài thực
vật đƣợc dùng làm thuốc [91].
Năm 1985, công tác điều tra cơ bản lần thứ nhất về dƣợc liệu trên toàn quốc đã
đƣợc hoàn thành. Tổng số các địa phƣơng đã đƣợc tổ chức điều tra bao gồm
2715 xã - phƣờng, thuộc 357 huyện - quận và 42 tỉnh - thành phố. Kết quả đã ghi
nhận đƣợc Danh lục cây thuốc gồm 1863 loài thực vật bậc cao cũng nhƣ bậc thấp
đƣợc sử dụng làm thuốc, thuộc 1033 chi, 236 họ, 11 ngành [92], [93].
Sau khi kết thúc giai đoạn điều tra cơ bản lần thứ nhất, từ năm 1986 đến nay
công tác điều tra dƣợc liệu không tiến hành một cách rộng rãi nhƣ trƣớc kia. Tuy
nhiên, trong khuôn khổ các đề tài nghiên cứu, Viện Dƣợc liệu vẫn phối hợp với
các địa phƣơng và các ngành có liên quan tiếp tục tiến hành công việc điều tra
cây thuốc tại các tỉnh Thanh Hóa, Hà Giang, Lào Cai… và đồng thời nghiên cứu
sâu về khả năng khai thác, tái sinh và phát triển nhiều cây thuốc có giá trị nhƣ
Chè hoa vàng, Sa nhân, Bảy lá một hoa, Sâm ngọc linh, Bình vôi…[95].
Đến năm 2001, Viện Dƣợc liệu đã tiến hành tổng hợp kết quả điều tra thu
thập cây thuốc, đã thống kê đƣợc 3850 loài thực vật và Nấm lớn có công dụng
làm thuốc ở Việt Nam[95].
Trong hội nghị dƣợc liệu toàn quốc lần thứ nhất(2003) “Phát triển dƣợc liệu bền
vững trong thế kỷ 21”, Viện Dƣợc liệu đã tổng hợp quá trình phát triển dƣợc liệu;

công tác quản lý và chế độ chính sách về dƣợc liệu; nguồn tài nguyên dƣợc liệu
Việt Nam; trồng cây thuốc tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dƣợc và chế
biến sau thu hoạch; nghiên cứu sản xuất và hiện đại hóa thuốc Y học cổ truyền;
đánh giá chất lƣợng dƣợc liệu ; cách trồng và chế biến; vai trò của dƣợc liệu
13


tham gia vào cơ cấu cây trồng trong vƣờn gia đình, vƣờn trang trại; tình hình
thị trƣờng dƣợc liệu tham gia xuất khẩu; bảo tồn nguồn gen và cây thuốc cổ
truyền [94].
Từ năm 2001-2004, Nguyễn Tập với đề tài "Điều tra, đánh giá về tiềm năng và
hiện trạng nguồn dược liệu Việt Nam. Đề xuất các giải pháp khai thác hợp lý đi
đôi với việc bảo vệ, phát triển và sử dụng lâu bền”đã tiến hành điều tra ở một số
vùng rừng của 7 tỉnh nhƣ: Bắc Kạn, Đắk Lắk, Gai Lai, Kon Tum, Lai Châu, Lâm
Đồng, Tuyên Quangtổng hợp toàn bộ kết quả điều tra của Viện Dƣợc liệu từ
1961 đến 2004, cùng với từ các nguồn tài liệu đã đƣợc công bố, đã xây dựng
đƣợc Danh lục cây thuốc Việt Nam (3948 loài), trong đó chỉ có 500 loài là cây
thuốc trồng hoặc cây trồng khác đƣợc sử dụng để làm thuốc và có 136 loài nguy
cấp cần đƣợc bảo vệ [77] Ngoài ra Nguyễn Tập cũng đã có rất nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về cây thuốc nhƣ “Nguồn lợi cây thuốc trong rừng
Việt Nam ” [78].“Tổng quan về nguồn tài nguyên dƣợc liệu Việt Nam”,[81] “
Cẩm nang cây thuốc cần đƣợc bảo vệ ở Việt Nam”[83],…các công trình đã công bố
thực trạng dƣợc liệu ở Việt Nam, đồng thời mô tả chi tiết đặc điểm sinh học, công
dụng, nơi phân bố của các loài thực vật quý cần đƣợc bảo vệ nhƣ cây từ mỏng
(Dioscorea membranacea), tỏa dƣơng (Balanophora laxiflora), thủy xƣơng bồ lá to
(Acorus macrospadiceus)…[83].
Gần đây, có nhiều công trình khoa học nghiên cứu theo hƣớng trồng và bảo tồn
cây thuốc.Viện dƣợc liệu (2008) đã thống kê 50 đề tài khoa học các cấp về kỹ
thuật trồng cây thuốc chủ yếu báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc
lĩnh vực đánh giá các giải pháp kỹ thuật ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng

dƣợc liệu để xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và chế biến dƣợc liệu sau thu
hoạch, công bố kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc lĩnh vực nhập nội cây
thuốc, chọn tạo giống, nhân giống, các giải pháp nâng cao chất lƣợng giống, xây
dựng tiêu chuẩn giống, sản xuất giống và đề xuất công tác quản lý giống cây
thuốc, đồng thời thống kê kết quả sau 20 năm nghiên cứu bảo tồn nguồn gen và
giống cây thuốc, bảo tồn cây thuốc và tri thức dân tộc của cộng đồng [99]. Tiếp
đến, năm 2009 Viện Dƣợc liệu đã công bố một số kết quả của các dự án khai thác

phát triển nguồn gen cây thuốc và định hƣớng phát triển (về sâm Việt Nam
(Panax); trinh nữ hoàng cung (Crinum asiaticum); các loài nấm dƣợc liệu tại
14


VN…) [100]. Hiện nay, công tác điều tra đƣợc tiến hành tại các tỉnh Lâm Đồng,
Sơn La, Bình Dƣơng, Điện Biên, để tiếp tục đánh giá đƣợc tiềm năng và hiện
trạng nguồn dƣợc liệu.
1.2.2.2.Về công tác bảo tồn cây thuốc, phát triển nguồn dƣợc liệu:
Hoạt động trồng cây thuốc đã đƣợc trồng nhiều tại các huyện miền núi khác nhau
ở trong nƣớc nhƣ Hà Giang( Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Phó
Bảng), Lạng Sơn (Mẫu Sơn), Yên Bái (Văn chấn, Lục Yên), Lai Châu (Sìn Hồ),
Lào Cai (Sa Pa, Bát Xát, Bắc Hà), Quảng Nam (Trà My), Lâm Đồng (Đà Lạt),
v.v…Có những vung chuyên trồng cây thuốc nhƣ làng Nghĩa Trai (Văn Lâm,
Hƣng Yên) trồng đại trà hơn 10 loài cây thuốc, vùng Mễ Sở, Đa Ngƣu (Khoái
Châu) [90] . Tại trạm nghiên cứu trồng cây thuốc Sa Pa đã trồng thành công 3
vƣờn bảo tồn chuyển chỗ (ex situ) loài 5834 cây ngũ gia bì hƣơng
(Ancanthopanax gracilistylus), 7314 cây ngũ gia bì gai (Ancanthopanax
trifoliatus),1511 cây sâm vũ điệp (Panax bipinatifidus), 1979 cây tam thất hoang
(Panax stipuleanatus) [44], [45],[46] .
Hiện nay, bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu đã đƣợc nhà khoa học nghiên
cứu, nhà nƣớc quan tâm và đầu tƣ mạnh. Nhiều cây thuốc đã đƣợc các nhà khoa

học, các doanh nghiêp đầu tƣ nghiên cứu bảo tồn và phát triển nhƣ:Sa nhân
(Amomum longiligulare), Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum), Chè hoa
vàng (Camellia chrysantha), Trinh nữ hoàng cung (Crinum asiaticum )...
Có khoảng trên 40 loài cây thuốc bản địa đã đƣợc trồng ở Việt Nam. Ở Yên
Bái,Thanh Hóa, Lào Cai, hàng năm cung cấp hàng nghìn tấn quế. Lạng Sơn, Cao
Bằng,Quảng Ninh: Cung cấp thảo quả; Sơn La, Hòa Bình: Cung cấp ý dĩ…[94].
Năm 2015, trên phạm vi cả nƣớc đã có nhiều vƣờn cây thuốc đƣợc xây dựng trên
các địa phƣơng nhƣ: Nghệ An 1 vƣờn; Hà Nội 1 vƣờn; Vùng Sa Pa 8 vƣờn; khu
vực Vƣờn Quốc gia Bạch Mã 4 vƣờn; Yên Bái 2 vƣờn; Hòa Bình 1 vƣờn; Thanh
Hóa 1 vƣờn; Lạng Sơn 4 vƣờn; Hà Giang 1 vƣờn; Vĩnh Phúc 1 vƣờn.
Tại các Vƣờn Quốc gia: Tam Đảo, Bến En, Cát Tiên, Ba Bể, Ba Bể, Cúc
Phƣơng, đã trồng đƣợc 120 loài cây thuốc.

15


Năm 2015, tại huyện Tây Giang (Quảng Nam) đã quyết định nhân rộng mô hình
trồng sâm ba kích (Morinda officinalis)dƣới tán rừng tự nhiên từ với diện tích
gần 5 ha, đây là mô hình thuộc dự án giảm nghèo do Tổ chức phi chính phủ
Malteser (CHLB Đức) tài trợ nhằm tạo nguồn gen quý, giúp các nhóm hộ đồng
bào huyện Tây Giang tăng thu nhập.
1.2.2.3. Về bài thuốc
Năm 1965, Hội Đông Y Việt Nam đã thu thập và công bố 50 bài thuốc chữa vết
thƣơng bỏng [50]. Tính đến năm 2007, trên cả nƣớc đã tập hợp đƣợc 39.381 bài
thuốc kinh nghiệm dân gian gia truyền của 12.351 lƣơng y [12], trong đó có các
bài thuốc quý giá từ các loài rau đƣợc Võ Văn chi (1998) mô tả cụ thể, đồng thời
ghi chép cách thu hái, chế biến [19]. Nguyễn Đức Hoàn (2005) đã công bố các
bài thuốc từ 31 loài rau [40], đến năm 2015 có nhiều bài thuốc đã đƣợc bổ sung,
tuy nhiên chƣa có tài liệu tổng hợp cụ thể.
Mặc dù công tác điều tra, đánh giá, trồng bảo tồn, phát triển cây thuốc và bài

thuốc ở Việt Nam đã đƣợc Đảng, Nhà nƣớc quan tâm, tuy nhiên chƣa đáp ứng
đƣợc nhu cầu về dƣợc liệu, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng hiện có của chúng ta.
1.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở Nghệ An
Nghệ An là một tỉnh có diện tích rừng lớn, phong phú và có nhiều loài cây thuốc.
Các khu rừng chạy dọc theo dãy Trƣờng Sơn và nhiều huyện miền núi đƣợc đánh
giá là một trong những trung tâm về đa dạng sinh học.
Tài nguyên thực vật ở Nghê An đƣợc tập trung chủ yếu ở vùng Tây Bắc và Tây
Nam, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời nhƣ Thái, Thổ,
Tày, Mƣờng... Cuộc sống của ngƣời dân ở đây chủ yếu sống nhờ vào rừng, lƣơng
thực, thực phẩm và cây thuốc.
Trong danh mục cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, Nghệ An có
41 loài nằm trong 206 loài cây thuốc mọc tự nhiên đƣợc khai thác và sử dụng.
Nghệ An cũng nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển dƣợc liệu đến năm 2020
tầm nhìn 2030 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.

16


Tuy nhiên, cây thuốc ở Nghệ An ngày càng suy giảm. Hầu hết các loại cây
thuốc có giá trị sử dụng và kinh tế cao đang mất dần khả năng khai thác lớn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc khai thác tràn lan mà không có kế
hoạch bảo vệ, và diện tích rừng tự nhiên thu hẹp. Nhiều cánh rừng trƣớc đây có
trữ lƣợng lớn những cây làm thuốc nhƣ: Hoàng đằng, Ngũ gia bì chân chim,
Thiên niên kiện, Bách bộ, Cẩu tích… nay đã dần biến mất. Một số loài quý hiếm
đang ở nguy cơ bị tuyệt chủng, đơn cử nhƣ với loại Kê huyết đằng, một doanh
nghiệp ở Con Cuông có thể khai thác khoảng 50 tấn/năm vào những năm 2006,
2007, nay chỉ còn rải rác trong rừng vƣờn quốc gia Pù Mát và Khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Huống.
Những năm gần đây, điều tra cây thuốc các dân tộc miền núi của tỉnh Nghệ An
đã có một số công trình nghiên cứu nhƣ “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử

dụng chúng của đồng bào dân tộc Thái xã Yên Khê, huyện Con Cuông, tỉnh
Nghệ An” của Tô Vƣơng Phúc (1996) đã thống kê đƣợc 223 loài cây, 81 họ với
113 bài thuốc chữa 29 nhóm bệnh, kế tiếp là Nguyễn Thị Hạnh (1999): “Nghiên
cứu các loài cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái huyện Con Cuông, Tỉnh Nghệ An”
đã công bố 554 loài cây thuộc 336 chi, 121 họ của 4 ngành thực vật, ngoài ra còn có
154 bài thuốc chữa trị 16 nhóm bệnh khác nhau [37],[86].
Đặng Quang Châu và Nguyễn Thị Kim Chi (2003) với đề tài “Đa dạng cây
thuốc dân tộc Thổ 3 xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Yên, Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn,
tỉnh Nghệ An” Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải (2003) với công trình “Điều
tra cây thuốc của đồng bào dân tộc Thái xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu, tỉnh
Nghệ An” đã thống kê đƣợc 93 loài cây thuốc thuộc 79 chi, 42 họ đƣợc sử dụng
làm thuốc [23].
Đặng Quang Châu, Bùi Hồng Hải (2004) với đề tài “ Một số dẫn liệu về cây
thuốc dân tộc Thổ xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An”, đã công bố 82
loài cây thuộc 79 chi, đƣợc đồng bào thổ sử dụng chữa 15 nhóm bệnh [24].
Trần Thị Mai Hoa (2009) với đề tài “Điều tra cây thuốc và kinh nghiệm sử
dụng chúng của đồng bào Thái xã Châu Thôn- Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An”,
17


đã công bố 169 loài, 139 chi và 69 họ đƣợc nhân dân sử dụng làm thuốc với 15
nhóm bệnh [39].
Trong năm 2009, Sở Y tế Nghệ An và Viện Dƣợc liệu Bộ Y tế công bố
quyển “Cây thuốc Nghệ An” đã mô tả và nêu giá trị chữa bệnh của 300 loài
cây thuốc do nhà xuất bản Nghệ An ấn hành [101].
Năm 2010, Phạm Hồng Ban đã công bố kết quả điều tra kinh nghiệm sử
dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp,
Nghệ An đã thống kê đƣợc 238 loài cây thuốc thuộc 182 chi, 80 họ [3].
Năm 2013, Phạm Hồng Ban, Lê Đông Hiếu đã có kết quả nghiên cứu ban
đầu và công bố dẫn liệu về cây thuốc ở huyện Nam Đàn, Nghệ An [6].

Theo kết quả của Viện Dƣợc liệu, tại Kỳ Sơn, Nghệ An đã thống kê đƣợc
136 loài và 102 bài thuốc của ngƣời ngƣời H'Mông [94].
Về thực trạng tình hình cây thuốc ở Nghệ An: Theo đánh giá của Viện
Dƣợc liệu, Việt Nam là thị trƣờng tiêu thụ dƣợc liệu và các sản phẩm từ dƣợc
liệu rất lớn, khoảng 50.000-60.000 tấn/năm. Tại Nghệ An, Tại Nghệ An, có 56
loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng đã đƣợc thống kê,
trong đó 3 loài trong tình trạng CR (Cực kỳ nguy cấp), 19 loài trong tình trạng
nguy cấp (EN) và 34 trong tình trạng sắp nguy cấp (VU) [96].
Theo điều tra của chúng tôi ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An có 15 loài
đáng báo động nhƣ (Ngũ gia bì gai, Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana), Ba gạc
lá mỏng (Rauvolfia micrantha.), Cẩu tích (Cibotium barometz)… Đặc biệt, trong
số những loài có giá trị cao nêu trên bị khai thác ồ ạt nhƣ: Bách bộ đứng
(Stemona saxorum), Bảy lá một hoa (Paris polyphylla), Hoàng đằng (Fibraurea
tinctoria), cây thuốc quý nhƣ Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum ) chỉ có trong
rừng sâu thuộc xã Tri Lễ huyện Quế Phong, nhiều loài cây thuốc quý có trữ lƣợng
lớn ở Nghệ An suy giảm nghiêm trọng.
Hiện nay, Công ty CP Dƣợc liệu TH (thuộc Tập đoàn TH) đã triển khai dự án
“Bảo tồn và phát triển nguồn dƣợc liệu chất lƣợng cao gắn với phát triển rừng bền
18


vững”. Dự án có tổng mức đầu tƣ 3.200 tỷ đồng, trên tổng diện tích hơn 2.800ha
tại vùng có khí hậu mát mẻ quanh năm nhƣ Mƣờng Lống, huyện Kì Sơn.
Theo kết quả điều tra thực tế trên địa bàn Miền Tây Nghệ An hiện nay đã
có một số mô hình trồng và bảo tồn cây thuốc nhƣ: Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4
đang thực hiện mô hình phục hồi, nhân giống cây dƣợc liệu gồm Đảng sâm
(Codonopsis javanica), Atiso và đặc biệt là Sâm Puxailaileng - một loại sâm quý
giống nhƣ Sâm ngọc linh ngay dƣới chân núi Puxailaileng thuộc địa phận xã Na
Ngoi.
Ngoài ra còn một số hộ dân trồng dƣợc liệu theo quy mô nhỏ lẻ nhƣ trồng

Kim tiền thảo ở phƣờng Quỳnh Trang (Thị xã Hoàng Mai), trồng cà dây leo ở xã
Quỳnh Bảng (huyện Quỳnh Lƣu), xã Mã Thành (huyện Yên Thành).
Những năm gần đây với xu hƣớng “trở về với thiên nhiên” nên nhu cầu về
dƣợc liệu cũng nhƣ thuốc từ dƣợc liệu gia tăng. Nắm bắt xu hƣớng này, thời gian
gần đây, tỉnh Nghệ An cũng đã có những chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách đúng
đắn trong việc xây dựng vùng trồng cây dƣợc liệu.
Năm 2013, Thực hiện Quyết định số 2355/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Đề án
phát triển kinh tế- xã hội miền tây tỉnh Nghệ An đến năm 2020 [26], UBND tỉnh
Nghệ An đã phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh thực
hiện từ năm 2014 - 2020, giao Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Nghệ An bảo tồn nguồn gen 4 loại dƣợc liệu quý hiếm trên địa bàn các huyện Quế
Phong và Kỳ Sơn, bao gồm bảo tồn nguồn gen cây Chè hoa vàng, cây Dây lửa ít
gân (Rourea oligophlebia), cây Đảng sâm (Codonopsis javanica) và Sâm
Puxailaileng [32].
Ngày 24 tháng 7 năm 2015, tỉnh Nghệ An đã phối hợp với Viện Dƣợc liệu,
các doanh nghiệp, tổ chức hội thảo “Phát triển cây dƣợc liệu thành cây chiến
lƣợc phát triển kinh tế - xã hội”. Hội thảo đã kết nối đƣợc các nhà khoa học, nhà
quản lí, nhà doanh nghiệp và nhà nông để bảo tồn và khơi dậy tiềm năng cây
thuốc Nghệ An. Tại hội thảo, nhà quản lí, các nhà khoa học, đại diện các
19


doanh nghiệp đã tập trung thảo luận đánh giá thực trạng trồng và phát triển
dƣợc liệu, đồng thời đề xuất xây dựng quy hoạch và chiến lƣợc phát triển
dƣợc liệu của tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và định hƣớng đến 2030, thảo luận
về công tác quy hoạch các vùng trọng điểm bảo tồn, phát triển nguyên liệu cây
dƣợc liệu,thúc đẩy xã hội hóa trong công tác bảo tồn và phát triển cây dƣợc
liệu, kết nối các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc cùng với tỉnh xây dựng
vùng nguyên liệu và đầu tƣ nhà máy chế biến dƣợc phẩm cũng đã đƣợc hội
thảo đề cập. Từ đó cũng đã đề xuất các chính sách khuyến khích, thu hút các

doanh nghiệp đầu tƣ phát triển vùng trồng nguyên liệu tại Nghệ An.
1.4. Tình hình nghiên cứu, sử dụng cây thuốc và bảo tồn tri thức bản địa ở
huyện Quế Phong
+ Về tình hình nghiên cứu
Trƣớc đây ở huyện Quế Phong cũng nhƣ nhiều vùng miền núi khác, việc
chăm sóc sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho ngƣời dân còn rất hạn chế và khó
khăn. Mặt khác, với cuộc sống dựa vào rừng - nơi có nhiều loài cây cung cấp
nguồn dƣợc liệu phong phú và đa dạng, ngƣời dân địa phƣơng đã tự tìm hiểu và
tìm ra đƣợc rất nhiều loài cây rừng có tác dụng chữa đƣợc nhiều bệnh. Những tri
thức và kinh nghiệm sử dụng những loài cây để chữa bệnh đã đƣợc ngƣời dân địa
phƣơng gìn giữ và lƣu truyền lại qua nhiều đời, nhiều thế hệ.
Đến nay, một phần nhỏ ngƣời dân, đặc biệt là các ông lang, bà mế ở đây
cũng đã đƣa một số loài cây thuốc về trồng trong vƣờn nhà. Tuy nhiên, với số
lƣợng nhỏ và một số loài không thể gây trồng đƣợc nên họ vẫn phải khai thác
nguồn tài nguyên cây thuốc trong rừng để bán và sử dụng. Tại xã Hạnh Dịch đã
có 5 tổ chức hội Đông Y, tuy nhiên số lƣợng thành viên hội còn ít, các tổ chức
hội cũng đã khoanh vùng cây thuốc để bảo tồn và đƣa các cây thuốc về trồng
nhƣng hoạt động của hội còn hạn chế chủ yếu tự phát, kinh phí nghèo nàn và gần
nhƣ chƣa đƣợc sự chỉ đạo và đầu tƣ sát sao của chính quyền địa phƣơng. Bên
cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội nhƣ ở Quế Phong thì việc quản lý, bảo tồn và
20


sử dụng bền vững nguồn cây thuốc cũng nhƣ việc bảo tồn tri thức văn hoá này là
vô cùng cấp thiết,tuy nhiên yêu cầu này vẫn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về cây thuốc ở huyện Quế
Phong nhƣ Lƣơng Hoài Nam (2004) với đề tài “ Điều tra cây thuốc của đồng bào
dân tộc Thái thuộc xã Mƣờng Nọc, Hạnh Dịch, Tiền Phong” đã công bố 220 loài
173 chi 81 họ với 21 nhóm bệnh, Trần Thị Mai Hoa (2009) với đề tài “ Điều tra
cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng chúng của đồng bào Thái xã Châu Thôn- Huyện

Quế Phong, tỉnh Nghệ An” đã công bố 169 loài, 139 chi và 69 họ đƣợc nhân dân sử
dụng làm thuốc chữa trị 15 nhóm bệnh khác nhau.
Phạm Hồng Ban, Đỗ Ngọc Đài (2012), đã nghiên cứu và công bố một số cây
thuốc dƣới tán rừng khoanh nuôi của đồng bào Thái xã Hạnh Dịch, huyện Quế
Phong, tỉnh Nghệ An [4].
Năm 2015, Phạm Hồng Ban đã nghiên cứu về đặc điểm sinh thái, khu phân bố,
thành phần hóa học có trong cây Dây lửa ít gân (Rourea oligophlebia Merr.),
ngƣời dân tộc Thái gọi là “Mú từn”, và đã trồng bảo tồn tại huyện Quế Phong [5].
+ Về tri thức bản địa:
Kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc thiểu số nói chung và dân
tộc Thái Quế Phong, Nghệ An nói riêng đã có từ ngàn đời nay. Họ đã đúc kết
thành kinh nghiệm dân gian không chỉ về vật chất mà còn là nền văn minh truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác và trở thành tài sản riêng của mỗi dân tộc.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy ngƣời Thái ở Quế Phong có nhiều cách chế
biến và sử dụng cây thuốc khác nhau, chữa trị cho các bệnh khác nhau, tùy thuộc
vào từng loại bệnh và từng ông lang, bà mế.
Bằng những kinh nghiệm dân gian của những ngƣời làm thuốc trong cộng đồng,
những tri thứcvề cây thuốc đƣợc truyền miệng và lƣu truyền cho con cháu đời
sau, thế hệ nối tiếp thế hệ. Dần dần, các bài thuốccó tính độc đáo và trở nên
thông dụng trong phƣơng diện chăm sóc sức khỏe ngƣời dân cộng đồng dân tộc
mình và những dân tộc anh em.

21


Tuy nhiên, những tri thức dân gian của các dân tộcdùng để chữa các bệnh đang bị
mai một, những ông lang, bà mế đã già và mất đi, họ mang theo cả những kiến
thức về cây thuốc. Đồng thời, những thế hệ trẻ ít ngƣời tiếp thu những kiến thức
mang tính bản địa mà học theo những cái mới, cái hiện đại đã khiến cho những
cây thuốc quý, bài thuốc hay bị quên lãng. Cho nên, cần phải có những biện pháp

và kế hoạch hành động cụ thể nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên cây thuốc và bảo
tồn những tri thức y học dân tộc.
Đồng bào các dân tộc ở đây có nhiều kinh nghiệm quý trong việc sử dụng cây cỏ
sẵn có ở trên nƣơng rẫy để đun lấy nƣớc uống hàng ngày nhằm: nâng cao sức
khoẻ; thanh nhiệt giải độc; giải rƣợu; chữa viêm gan; viêm đại tràng; đau nhức
xƣơng khớp, viêm khớp dạng ong đốt (bệnh gút); phục hồi ngay sức khoẻ cho
phụ nữ sau khi sinh...
Thực tế hiện nay, ngƣời giữ đƣợc những bài thuốc gốc còn rất ít. Một phần vì các
dân tộc ở đây chủ yếu không có chữ viết, việc lƣu giữ chỉ mang tính truyền khẩu,
hơn nữa do tác động của cơ chế thị trƣờng nên ngƣời có tâm huyết với nghề bốc
thuốc không nhiều. Do vậy, một số bài thuốc quý đã từng chữa trị đƣợc bệnh nan
y đang bị lãng quên từng ngày..
Qua trao đổi với ngƣời già trực tiếp đi lấy thuốc, họ cho biết: Lấy thuốc tốt nhất
vào buổi sáng khoảng 7-10 giờ sáng hoặc có thể buổi chiều 2-4 giờ, chọn các
hƣớng núi hoặc đồi đối diện với mặt trời nghĩa là hƣớng dƣơng vàhái lá bằng 1
tay hạn chế dùng dao kéo để có chất lƣợng thuốc tốt nhất.
+ Về bảo tồn cây thuốc:
Các ông lang bà mế cũng đã bắt đầu bảo vệ cây thuốc nhƣ tài sản riêng, không
làm chết cây, lấy một số cây con từ rừng về trồng cạnh nhà để tiện sử dụng khi
xảy ra bệnh thƣờng gặp, đó là các loại cây chữa gãy xƣơng, rắn cắn, cảm gió, đau
bụng. Hiện nay, tại xã Hạnh Dịch đã có 5 khu vƣờn của ngƣời dân tự phát trồng
và bảo tồn dƣợc liệu.

22


1.5. Điều kiện tự nhiên và xã hội huyện Quế Phong
Theo số liệu của Phòng Văn hóa huyện: Huyện Quế Phong đƣợc thành lập theo
Quyết định số 52/CP ngày 19 tháng 4 năm 1963 của Hội đồng Chính phủ (nay là
Chính phủ), do chia tách từ huyện Quỳ Châu (cũ) thành 03 huyện Quỳ Châu,

Quỳ Hợp và Quế Phong. Lúc mới thành lập huyện Quế Phong có 6 xã: Châu
Kim, Châu Thôn, Cắm Muộn, Châu Hùng, Châu Long và Thông Thụ; là huyện
miền núi biên giới phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An; có 73,10 km đƣờng biên giới tiếp
giáp với huyện Sầm Tớ - tỉnh Hủa Phăn - nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Đến nay huyện Quế Phong có 13 xã và 01 thị trấn, đƣợc chia thành 3 vùng
dân cƣ:
Vùng Tây Bắc gồm các xã: Thông Thụ, Đồng Văn và Hạnh Dịch.
Vùng Tây Nam gồm các xã: Tri Lễ, Nậm Nhoóng, Cắm Muộn, Quang Phong,
Châu Thôn và Nậm Giải.
Vùng trung tâm gồm: Thị trấn Kim Sơn, Mƣờng Nọc, Châu Kim, Quế Sơn và
Tiền Phong.
Tính đến tháng 6/2015 toàn huyện có 13.550 hộ, với 64.521 nhân khẩu,
bao gồm các dân tộc anh em cùng chung sống: Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú, Thổ,
trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 90% dân số toàn huyện.
Đồng bào các dân tộc trong huyện sống ở vùng nông thôn chiếm 78% dân
số toàn huyện và chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
1.5.1. Vị trí địa lý:
+ Tọa độ:
Nằm trong khoảng 19o26‟ đến 20o vĩ độ Bắc, 104o30‟ đến 105o10‟ kinh Đông.
+ Địa giới hành chính của huyện trải rộng trên 13 xã và 01 thị trấn:
- Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá;
- Phía Nam giáp huyện Tƣơng Dƣơng;
23


- Phía Đông giáp huyện Quỳ Châu;
- Phía Tây giáp huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn, Nƣớc Cộng hòa Dân chủ nhân
dân Lào.
Quế Phong cách thành phố Vinh 180 km, có 15 km đƣờng quốc lộ 48
chạy qua huyện, giao thông trên địa bàn nội huyện và giao lƣu kinh tế với bên

ngoài còn khó khăn. Nằm trong vùng kinh tế Tây Nghệ An đã đƣợc Thủ tƣớng
phê duyệt và là huyện có vị trí quan trọng, chiến lƣợc về an ninh quốc phòng.

Hình 1. Bản đồ huyện Quế Phong
24


1.5.2. Diện tích, khí hậu
+ Diện tích:Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 189.543,43 ha, trong đó, diện
tích lúa nƣớc trên 2.100 ha. Địa hình huyện Quế Phong khá phức tạp, chủ yếu là
đồi núi chiếm tới 70% diện tích tự nhiên.
+ Khí hậu:Chế độ gió: Có hai loại gió chính:
- Gió Tây Nam (gió Lào) thổi từ tháng 4 đến tháng 9, tốc độ gió 0,5m/s, đem
theo khí hậu khô nóng đặc biệt là vùng thung lũng, lòng chảo của huyện nên dễ
xảy ra lốc lớn và mƣa đá.
- Gió Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, tốc độ gió 0,6m/s, khí
hậu khô hanh mƣa phùn và rét, dễ gây thiếu nƣớc, giảm tốc độ sinh trƣởng của
cây trồng và phát sinh dịch bệnh gia súc, gia cầm, ảnh hƣởng tới sinh hoạt,
sức khoẻ con ngƣời.
Huyện Quế Phong nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, huyện có 3
khu vực với 2 tiểu vùng khí hậu khác nhau. Vùng cao mƣa nhiều, độ ẩm lớn,
nhiệt độ thấp. Vùng thấp khí hậu ôn hoà, sự khác biệt lớn nhất giữa 2 vùng là
mùa hè nhiệt độban ngày vùng thấp thƣờng cao hơn 2 đến 30C và độ ẩm không
khí thấp hơn gây nên thời tiết khô nóng.
+ Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 24oC
- Nhiệt độ cao nhất trung bình năm là 340C
- Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất là 90C.
- Nhiệt độ mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm nhiệt độ cao có
ngày lên 38 đến 400C.

- Nhiệt độ mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ xuống thấp 2-30 C.
+ Độ ẩm:

25


×