Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Thực trạng và giải pháp cấp nước sinh hoạt huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 68 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA - HUYỆN
CHÂU THÀNH - TỈNH KIÊN GIANG

LÂM BÌNH GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/ 2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực trạng và giải pháp
cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang” do
Lâm Bình Giang, sinh viên khóa 2003 – 2007, ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến
Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày _____________.

Trần Anh Kiệt
Người hướng dẫn,

___________________________
Ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________

____________________________

Ngày

tháng

năm

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả như ngày hôm nay, con xin cảm ơn công lao sinh thành và
dưỡng dục của Cha Mẹ.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Anh Kiệt – giáo viên hướng dẫn đã tận tình
chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
cùng quý thầy cô Khoa Kinh Tế - trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã giảng

dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong quá trình học tập tại trường.
Chân thành biết ơn các cô chú, anh chị đang công tác tạ UBND xã Minh Hòa,
Trung tâm Thông tin Tài nguyên – Môi trường, Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện
Châu Thành, Văn phòng Chương trình mục tiêu Nước sạch & Vệ sinh môi trường quốc
gia, Trung tâm y tế huyện đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
luận văn tốt nghiệp này.
Xin cám ơn các bạn đồng hành đã cùng nhau trao đổi kiến thức và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Lâm Bình Giang


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÂM BÌNH GIANG. tháng 7 năm 2007. “Thực Trạng Và Giải Pháp Cấp Nứoc
Sinh Hoạt Trên Địa Bàn Xã Minh Hòa - Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang”.
Lam Binh Giang. July 2007. “Current Situation And Sollutions Regarding
Clean Water Supply In Minh Hoa Commune - Chau Thanh District - Kien Giang
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng của việc sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn xã
Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang. Với việc sử dụng nguồn nước không
hợp vệ sinh đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như sức lao động của người dân.
Thông qua việc điều tra 50 hộ dân sống ven kênh Chàm Chẹt – Chưng Bầu, tác giả tiến
hành nghiên cứu về các nguyên nhân làm cho người dân tại khu vực này chưa thể tiếp cận
được nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trên cơ sở phân tích lợi ích – chi phí tác giả ước
lượng chi phí mà người dân phải chi cho một lượng nước sử dụng. Các kết quả về ước
lượng này là cơ sở đánh giá những thiệt hại cũng như dự báo tình hình bệnh tật do việc sử
dụng nguồn nước không hợp vệ sinh đối với người dân. Dựa vào các nguyên nhân cũng
như những đánh giá và dự báo đó tác giả đưa ra các giải pháp cho từng nguyên nhân.
Đồng thời các khuyến nghị đến các cơ quan chức năng cũng được đưa ra nhằm nâng cao
tỷ lệ người dân được thụ hưởng chương trình Nước sạch & Vệ sinh môi trường.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu của đề tài


2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.4 Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành

4

2.1.1 Vị trí địa lí

4

2.1.2 Địa hình

4

2.1.3 Khí hậu - Thời tiết

5


2.1.4 Thủy văn

6

2.1.5 Các tài nguyên thiên nhiên

7

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

9

2.2.1 Điều kiện kinh tế

9

2.2.2 Điều kiện xã hội

11

3.1 Khái quát về xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

14

3.1.1 Vị trí

14

3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội


14

v


CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lí luận

16
16

3.1.1 Môi trường

16

3.1.2 Ô nhiễm môi trường

16

3.1.3 Đánh giá tác động môi trường ĐTM/ (EIA: Environmental
Impact Assessment)

17

3.1.4 Khái niệm nước sạch

18

3.1.5 Các nguồn gốc gây ô nhiễm nguồn nước


18

3.1.6 Ảnh hưởng của việc ô nhiễm nguồn nước đến môi trường sống

20

3.2 Phương pháp nghiên cứu

21

3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

21

3.2.2 Phương pháp tài sản nhân lực (Human Capital Method)

21

3.2.3 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

21

3.2.4 Phương pháp thu thập tổng hợp số liệu

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23


4.1 Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn huyện Châu Thành

23

4.1.1 Đánh giá tài nguyên nước của huyện

23

4.1.2 Một số hình thức cung cấp nước sinh hoạt

26

4.1.3 Hiện trạng sử dụng nước sinh hoạt
trên địa bàn xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang
4.2 Tìm hiều nguyên nhân người dân không sử dụng nước sạch

31
34

4.2.1 Thành phần dân tộc

35

4.2.2 Trình độ học vấn của chủ hộ

35

4.2.3 Mức thu nhập của các hộ điều tra

36


4.2.4 Nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch

37

4.2.5 Thông tin về trạm cấp nước
xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

39

4.2.6 Chi phí khám chữa bệnh đối với các bệnh đường nước

41

vi


4.2.7 So sánh chi phí bình quân người dân phải trả
đối với một đơn vị nước giữa nhóm hộ sử dụng nước sạch
và nhóm hộ không sử dụng nước sạch

43

4.3 Giải pháp nhằm nâng cao số hộ sử dụng nước sạch
trên địa bàn xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang

45

4.3.1 Giải pháp nâng cao thu nhập


45

4.3.2 Giải pháp truyền thông và sự tham gia của cộng đồng

46

4.3.3 Giải pháp mở rộng mạng lưới cấp nước sinh hoạt

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

50

TÀI LIỆU THAM KHẢO

52

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD5

Nhu cầu oxi hóa cho quá trình sinh hóa

BVTV


Bảo vệ thực vật

CNTT

Cấp nước tập trung

COD

Nhu cầu oxi hóa cho quá trình sinh hóa bằng hóa học

TN – MT

Tài nguyên – Môi trường

TTTH

Thông tin tổng hợp

NS & VSMT

Nước sạch và vệ sinh môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Châu Thành Giai Đoạn 1990 - 2000

9

Bảng 2.2 Số Lượng Vật Nuôi của Huyện Châu Thành

10

Bảng 2.3 Dân Số và Mật Độ Dân Số Các Xã Năm 2000

12

Bảng 2.4 Các Dân Tộc ở Huyện Châu Thành

12

Bảng 2.5 Cơ Cấu Lao Động Trong Các Ngành Kinh Tế của huyện Châu Thành

13

Bảng 3.1 Một Số Tiêu Chuẩn Cho Nước Dùng trong Sinh Hoạt

18

Bảng 4.1 Lưu Lượng Nước của Một Số Điểm Khoan của Huyện Châu Thành

24

Bảng 4.2 Kết Quả Xét Nghiệm Hóa Lý Vi Sinh


25

Bảng 4.3 Tình Hình Cung Cấp Dụng Cụ Chứa Nước Mưa Cho Các Hộ Nghèo trên Địa
Bàn Huyện Năm 2006

30

Bảng 4.4 Hiện Trạng Sử Dụng Nước Sinh Hoạt trên Địa Bàn Xã Minh Hòa

31

Bảng 4.5 Tình Hình Bệnh Đường Nước trên Địa Bàn Xã Năm 2004 – 2005

33

Bảng 4.6 Thành Phần Dân Tộc

35

Bảng 4.7 Trình Độ Học Vấn

35

Bảng 4.8 Mức Thu Nhập của Các Hộ Điều Tra

36

Bảng 4.9 Chi Tiêu của Các Hộ Điều Tra


36

Bảng 4.10 Mức Độ Nhận Thức về Chương Trình NS & VSMT

37

Bảng 4.11 Nhận Định của Người Dân về Nước Sạch

38

Bảng 4.12 Tình Hình Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt

38

Bảng 4.13 Thông Tin về Nguyên Nhân Người Dân Không Sử Dụng Nước Sạch

41

Bảng 4.14 Bảng Tính Toán Chi Phí Khám Chữa Bệnh Bình Quân
Cho Một Ca Mắc Bệnh Đường Nước

42

Bảng 4.15 Kết Quả Hồi Quy Đơn Biến Giữa Lượng Nước Tiêu Thụ và
Chi Phí Trung Bình Phải Trả Cho Lượng Nước Sử Dụng

43

Bảng 4.16 Tình Hình Sử Dụng Nước của Các Hộ Điều Tra


45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Lược Đồ Xã Minh Hòa - Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang

15

Hình 3.1 Sơ Đồ Đánh Giá Nguy Cơ Môi Trường

17

Hình 3.2 Tác Động Của Hóa Chất BVTV Đến Môi Trường

20

Hình 4.1 Giếng Khoan UNICEF

32

Hình 4.2 Đường Lan Truyền Các Bệnh Dịch Tả

33

Hình 4.3 Lược Đồ Khu Vực Kênh Chàm Chẹt – Chưng Bầu

34


Hình 4.4 Phạm Vi Cung Cấp Nước của Trạm CNTT Xã Minh Hòa (Năm 2007)

40

Hình 4.5 So Sánh Đường Chi Phí của Các Hộ Có Sử Dụng Nước Máy
và Các Hộ Không Sử Dụng Nước Máy

44

Hình 4.6 Minh Họa Không Gian Cấp Nước Sinh Hoạt

49

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1. Bảng Hỏi Phỏng Vấn Kinh Tế Hộ Gia Đình

53

Phụ lục 2. Tiêu Chuẩn Vệ Sinh Nước Sạch của Bộ Y Tế

56

xi



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong nhiều thập kỷ gần đây, Thế Giới có sự chuyển biến mạnh mẽ. Nền kinh tế
phát triển vượt bậc. Với nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật con người đã tạo nhiều của cải
phục vụ cho đời sống hàng ngày. Nhiều nhà máy xí nghiệp được thành lập. Bên cạnh đó
vấn đề ô nhiễm môi trường và sự thiếu hụt nguồn nước sạch phục vụ cho con người ngày
càng trầm trọng. Theo ông Loic Fauchon, “Khó khăn khi khai thác nguồn nước uống có
chất lượng đưa nhân loại đối mặt với hiểm nguy gấp 10 lần so với tác hại của chiến
tranh!. Đây là đe dọa nghiêm trọng đối với các nước xảy ra tình trạng khủng hoảng nước
sạch”.
Ở Việt Nam, nhiều năm qua nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ
tăng trưởng kinh tế bình quân rất cao, đứng thứ hai Thế Giới. Với đường lối công nghiệp
hoá - hiện đại hóa đất nước, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi. Đời sống người dân
ngày càng được nâng cao lên. Trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, Việt Nam
đang đứng trước cơ hội phát triển nhanh chóng hơn nữa. Tuy nhiên, với sự bùng nổ về
kinh tế thì vấn đề ô nhiễm môi trường sống của con người ngày càng gay gắt hơn. Trên cả
nước, số làng ung thư xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh đó vấn đề cung cấp nước sinh
hoạt phục vụ nhu cầu hàng ngày của người dân cũng là một vấn đề cần được quan tâm,
đặc biệt là vùng nông thôn.
Hiện nay, chỉ có khoảng 70 % dân số nông thôn Việt Nam được sử dụng nước
sạch. Chính vì vậy từ năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 237/1998/QĐ –
TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông
thôn (NS & VSMTNT), đồng thời quyết định tuần lễ từ ngày 29 – 4 đến 6 – 5 hàng năm
là tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường.


Xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang nằm ở khu vực nông thôn.
Xã nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường của

tỉnh. Vấn đề NS & VSMT của huyện có nhiều chuyển biến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn
đề tồn đọng, cần giải quyết nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thuộc khu
vưc nông thôn.
Để tìm hiểu vấn đề vệ sinh môi trường và cấp nước sinh hoạt của huyện tôi đã tiến
hành thực hiện đề tài “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC SINH HOẠT
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH HÒA - HUYỆN CHÂU THÀNH - TỈNH KIÊN
GIANG”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
- Mục đích: nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực nông thôn
thông qua hoạt động cung cấp nước sạch đến từng hộ gia đình đồng thời cải thiện môi
trường sinh sống của họ.
-

Mục tiêu cụ thể: tìm hiểu về vấn đề cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Minh Hòa.

Từ thực trạng trên, chúng tôi đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn
đọng.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
− Không gian: xã Minh Hòa – huyện Châu Thành – tỉnh Kiên Giang.
− Thời gian nghiên cứu: từ ngày 2 – 5 đến 7 – 7 – 2007.
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Luận văn bao gồm 5 chương:
-

Chương 1: Đặt vấn đề

-

Chương 2: Tổng quan


-

Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

-

Chương 4: Kết quả và thảo luận

-

Chương 5: Kết luận và đề nghị
Nội dung từng chương như sau:

2


Chương 1:
Giới thiệu khái quát về tình hình sử dụng nước sạch trên Thế Giới và Việt Nam
cũng như những thách thức đối với cuộc sống của con người.
Bên cạnh đó cũng nêu mục tiêu nghiên cứu của của đề tài, không gian và thời gian
thực hiện đề tài.
Chương 2:
Giới thiệu khái quát về địa bàn nghiên cứu. Các vấn đề được đề cập đến là điều
kiện tự nhiên trong đó chú trọng đến các nguồn tài nguyên nước của huyện; các vấn đề về
kinh tế - xã hội. Từ đó nêu lên các nhận xét về khả năng phát triển kinh tế cũng như cải
thiện môi trường sống của người dân.
Chương 3:
Giới thiệu một số khái niệm về môi trường, các loại ô nhiễm môi trường, nguồn
gốc và các tác động của ô nhiễm nguồn nước đối với cuộc sống của người dân, khái niệm
về nước sạch, tiêu chuẩn nước sinh hoạt.

Trình bày các phương pháp chủ yếu trong việc đánh giá các tác động của môi
trường đến con người.
Nêu lên các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thu thập và phân tích số
liệu làm công cụ cho quá trình nghiên cứu.
Chương 4:
Đây là chương trọng tâm của đề tài Chương này nêu lên các kết quả của quá trình
thu thập và phân tích số liệu. Thực trạng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã được làm rõ
cũng như những tác động của nó đến sức khỏe của người dân. Đồng thời phân tích kinh tế
của việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh. Từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết để
giải quyết vấn đề.
Chương 5:
Trên cơ sở nghiên cứu đạt được và các ý nghĩa rút ra rừ kết quả nghiên cứu, chúng
tôi đưa ra những kiến nghị để Chương trình mục tiêu Quốc gia về NS & VSMTNT trên
địa bàn xã được thực hiện tốt hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Châu Thành
2.1.1 Vị trí địa lí
Huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang nằm về phía Đông thành phố Rạch Giá, thuộc
vùng Tây sông Hậu.
Phía Bắc giáp huyện Tân Hiệp và thành phố Rạch Giá.
Phía Nam giáp huyện Gò Quao và huyện An Biên.
Phía Đông giáp huyện Giồng Riềng và huyện Tân Hiệp.
Phía Tây giáp thành phố Rạch Giá và huyện An Biên.
Huyện Châu Thành có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, quốc

phòng, an ninh.
Toạ độ địa lý là 105o7’ đến 105o17’ kinh độ Đông
9o50’ đến 10o5’ vĩ độ Bắc.
2.1.2 Địa hình
Huyện Châu Thành có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với
mực nước biển là 0,2 m – 0,6 m.
Tuy độ cao chung toàn huyện không có sự chênh lệch lớn, nhưng do hệ thống giao
thông có cao độ nền đường trung bình là 1,6 m và hệ thống bờ bao thuỷ lợi có tác dụng
ngăn lũ, chậm lũ, hơn nữa các xã phía nam giáp sông Cái Bé, sông Cái Lớn tiêu nước
nhanh cho nên diện tích bị ngập về mùa mưa lũ ở các xã trong huyện là khác nhau cả về
thời gian ngập và mức độ ngập sâu.
Căn cứ vào đó có thể chí huyện Châu Thành ra 3 vùng lũ khác nhau.


- Vùng 1: Từ kênh Đòn Dông đến kênh Cái Sắn, quốc lộ 80 bao gồm các xã Thạnh
Lộc, Mong Thọ A. Vùng này bị ảnh hưởng lũ đầu nguồn từ sông Hậu. Thời gian ngập lũ
sớm và kéo dài. Thời gian ngập lũ khoảng 10 – 15 tháng 10 hàng năm.
- Vùng 2: Từ quốc lộ 80 đến quốc lộ 61, bao gồm các xã Giục Tượng, Mong Thọ
B, phần lớn huyện Minh Hòa và một phần thị trấn Minh Lương. Vùng này chịu ảnh
hưởng lũ muộn hơn vùng 1 khoảng 5 – 10 ngày. Thời gian ngập lũ thường từ 20 tháng 10
hàng năm.
- Vùng 3: Từ quốc lộ 61 đến sông Cái Lớn, bao gồm các xã Bình An, Vĩnh Hòa
Hiệp, một phần nhỏ xã Minh Hòa và một phần thị trấn Minh Lương. Địa hình vùng này
thấp về phía sông Cái Bé nên tiêu nước nhanh.
2.1.3 Khí hậu - Thời tiết
Tỉnh Kiên Giang nói chung và huyện Châu Thành nói riêng nằm trong khu vực
nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao và ổn định. Khí hậu được chia thành 2 mùa chủ
yếu: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
a. Nhiệt độ
Huyện Châu Thành có nền nhiệt độ tương đối cao vào loại nhất của tỉnh Kiên

Giang. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27,6 oC, biên độ nhiệt chỉ khoảng 2 – 3 oC. Nhiệt
độ cao nhất là tháng 4 (nhiệt độ trung bình là 28,8 oC). Nhiệt độ thấp nhất là tháng 1 (nhiệt
độ là 25oC).
b. Nắng
Tổng giờ nắng bình quân trong năm từ 2.300 – 2.500 giờ, thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng.
c. Mưa
Lượng mưa bình quân hàng năm từ 1.826 – 2.517 mm, trung bình là 2.082 mm.
Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm
đến 90 % tổng lượng mưa trong năm, các tháng có lượng mưa trung bình từ 140 –413
mm. Trong mùa mưa cũng có thời kì không có mưa hoặc mưa rất ít, kéo dài từ 10 – 15
ngày, thường xuất hiện vào tháng 6 hoặc tháng 7, nhân dân gọi là hạn Bà Chằng.
5


Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm khoảng 10% tổng
lượng mưa cả năm. Các tháng 1, 2, 3 có lưọng mưa rất thấp, trung bình từ 11 – 50 mm/
tháng.
d. Ẩm độ
Độ ẩm trung bình năm của huyện Châu Thành từ 78 – 82% và phân hóa theo mùa.
Độ ẩm tương đối trong các tháng mùa khô là 74 – 80%.
Độ ẩm tương đối trong các tháng mùa mưa là 83 – 86%.
2.1.4 Thủy văn
2.1.4.1 Mạng lưới thủy văn
Huyện Châu Thành có mạng lưới thủy văn đa dạng và phong phú, có biển, có sông
rạch tự nhiên và sông rạch nhân tạo.
Huyện có hai sông tự nhiên:
- Sông Cái Lớn dài 44,8 km, bắt nguồn từ sông Hậu, có nhiệm vụ chuyển nước từ
sông Hậu về biển Tây vào mùa mưa lũ nhưng mùa khô lại không thể tưới tiêu được do bị
nhiễm mặn. Cửa sông sâu, rộng có tác dụng cho tàu bè tránh giông bão và là một trong

các dịch vụ nghề cá của khu vực biển Tây.
- Sông Cái Bé dài 58,2 km nhận nước từ kênh Thác Lác và kênh Thị Đội, có tác
dụng ngăn mặn xâm nhập vào đồng ruộng.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có hệ thống các kênh dọc (theo hướng Đông Bắc Tây Nam) và hệ thống kênh ngang (theo hướng Tây Bắc – Đông Nam).
2.1.4.2 Chế độ thủy văn
-

Chế độ thủy văn của huyện Châu Thành chịu sự ảnh hưởng bởi các yếu tố:

-

Chế độ thủy văn sông Hậu

-

Chế độ thuỷ triều vịnh Thái Lan

-

Chế độ mưa nội đồng.

Với chế độ thủy văn bị chi phối bởi nhiều yếu tố như thế đã làm cho huyện có
những đặc điểm sau:

6


Mùa lũ lượng nước sông Hậu dồi dào, triều biển Tây hoạt động yếu nên phía Bắc
huyện Châu Thành bị ngập lũ do nước sông Hậu tràn qua kênh Cái Sắn, Đòn Dông. Mùa
lũ thường xuất hiện vào khoảng từ 10 – 15 tháng 10, ở các xã vùng 1 và vùng 2 thường

muộn hơn vào khoảng 20 tháng 10 hàng năm.
Mùa khô do lưu lượng nước sông Hậu giảm, lượng nước vào kênh dọc cũng giảm,
triều biển Tây hoạt động mạnh nên có sự xâm nhập mặn vào nội đồng. Mặn xâm nhập
theo các kênh dọc và các kênh ngang ảnh hưởng đến đồng ruộng.
2.1.5 Các tài nguyên thiên nhiên
2.1.5.1 Tài nguyên đất
Huyện Châu Thành có tổng diện tích tự nhiên là 27.757 ha, chiếm 4,43% diện tích
tự nhiên toàn tỉnh. Về quy mô, huyện Châu Thành là huyện nhỏ của tỉnh Kiên Giang xếp
thứ 11/ 13 huyện thị trong toàn tỉnh.
2.1.5.2 Tài nguyên nước
a. Nước mặt
Tài nguyên nước mặt của huyện Châu Thành khá dồi dào, đảm bảo phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và đời sống. Nước cung cấp cho huyện qua mạng lưới kênh rạch khá
phong phú và phân bố khá đều.
Chất lượng nước mặt được thể hiện qua hai yếu tố là phèn và mặn.
Chua phèn: pH nước trong các kênh rạch tại huyện Châu Thành biến đổi
từ 4,2 – 8,3. Đa số các tháng có độ pH lớn hơn 5 nên không ảnh hưởng nhiều đến sản
xuất.
Về mặn: từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm. Nồng độ mặn đến 5g/ lít. Đến tháng 5
mùa mưa bắt đầu, nước mưa dồn về phía sông Cái Lớn, sông Cái Bé đẩy mặn lùi về biển.
b. Nước ngầm
Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất thủy văn - Địa chất công trình miền Nam thì
Châu Thành có phân vị địa chất thủy văn như sau:
-

Tầng Holocen

-

Tầng Pleistocen trung thượng


-

Tầng Pleistocen hạ
7


-

Tầng Pliocen

-

Tầng Miocen thượng

Trong 5 tầng nước trên chỉ có 3 tầng nước là có triển vọng khai thác. Đó là tầng 2,
tầng 3, tầng 4.
Cũng qua tài liệu trên cho thấy ¼ diện tích phía Đông Nam của huyện có thể khai
thác được ở cả 3 tầng chứa nước; ½ diện tích phía Nam của huyện có thể khai thác được 2
tầng nước và ¾ diện tích của huyện có thể khai thác được 1 tầng nước.
2.1.5.3 Tài nguyên rừng
Hiện nay huyện Châu Thành không có rừng do rừng trước đây đã bị khai phá
thành đất sản xuất nông nghiệp.
2.1.5.4 Tài nguyên thủy sản
Huyện Châu Thành tuy chỉ có 2 km bờ biển nhưng lại có vị trí khá quan trọng vì
có sông Cái Lớn và sông Cái Bé đổ ra biển Tây. Cửa sông rộng sâu, tàu thuyền đánh cá
có thể ra vào dễ dàng khi đánh bắt cũng như khi trú bão.
Nguồn thủy sản của huyện khá phong phú với nhiều chủng loại, có giá trị kinh tế
khá cao. Sản lượng khai thác năm 2001 là 20.000 tấn và ngày càng tăng thêm. Chính vì
vậy ngành chế biến các loại thuỷ hải sản cũng phát triển theo. Hiện nay đã xây dựng cảng

cá Tắc Cậu, nhà máy chế biến bột cá, các nhà máy sản xuất nước đá.
2.1.5.5 Tài nguyên khoáng sản
Huyện Châu Thành không có khoáng sản kim loại mà chỉ có khaóng sản phi kim
loại mà chủ yếu là đất sét. Trữ lượng đất sét là hàng trăm ngàn mét khối, có thể khai thác
để sản xuất gạch đất nung làm vật liệu xây dựng. Hiện sản lượng hàng năm đạt trên 5
triệu viên.
Tóm lại: Huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang có nhiều điều kiện để phát triển kinh
tế - xã hội cả về sản xuất nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế
biến, dịch vụ nghề cá, du lịch…Bên cạnh đó huyện ít bị ảnh hưởng của lũ lụt.

8


2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1 Điều kiện kinh tế
Về cơ cấu kinh tê: nhìn chung huyện Châu Thành là huyện nông nghiệp với tỷ
trọng trong GDP của ngành nông nghiệp chiếm tới 63,96% tổng GDP toàn xã hội.
Bảng 2.1 Cơ Cấu Kinh Tế Huyện Châu Thành Giai Đoạn 1990 – 2000
ĐVT: %
Ngành
Nông lâm thủy sản
Công nghiệp – XD
Dịch vụ
Tổng

Năm 1990
77,91
4,47
17,34
100,00


Năm 1995
2000
71,29
63,96
4,91
8,67
23,79
27,37
100,00
100,00
Nguồn: Thống kê của UBND huyện

2.2.1.1 Nông nghiệp, thủy sản
Năm 2000, sản lượng lương thực đạt 194.038 tấn, sản lượng thủy sản đạt 18.423
tấn. Sản lượng lương thực bình quân đầu người là 1.440 kg/ người.
a. Về trồng trọt
Cây lúa là cây trồng chính của huyện chiếm diện tích đáng kể, tới 81% diện tích
nông nghiệp toàn huyện. Do liên tục khai hoang tăng vụ nên diện tích gieo trồng năm sau
luôn cao hơn năm trước. Đã chú trọng mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu
đồng thời giảm diện tích lúa mùa, là vụ gặp nhiều khó khăn.
Ngoài cây lúa, huyện còn trồng các loại cây trồng khác như rau đậu, cây ăn quả,
dừa, khóm (dứa)… với diện tích là 5170 ha. Các loại cây trồng như dừa, khóm được dùng
làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến của tỉnh.
b. Về chăn nuôi
Việc chăn nuôi của huyện còn chậm phát triển do nuôi theo hộ gia đình với quy
mô nhỏ, phân tán, chưa tổ chức nuôi theo hình thức công nghiệp, con giống chưa được
đổi mới, kỹ thuật chăn nuôi còn lạc hậu…
Bảng 2.2 Số Lượng Vật Nuôi của Huyện Châu Thành Năm 2000
ĐVT: Con

9


Loại
Heo
Trâu

Gia cầm

Số lượng
25.500
357
15
373.062
Nguồn: Thống kê của UBND huyện

c. Ngành thủy sản
Huyện Châu Thành có bờ biển và các cửa sông thông ra biển nên có thể phát triển
ngành thủy sản cả về đánh bắt và nuôi trồng.
Về khai thác: Châu Thành là huyện có số phương tiện đánh bắt đứng thứ hai sau
quốc doanh đánh cá, tương đương với thành phố Rạch Giá. Đến năm 2000 huyện có 281
phương tiện đánh bắt với tổng công suất 39.417 CV.
Về nuôi trồng: mô hình lúa – cá, lúa – tôm, tôm – khóm đã thu được kết quả. Diện
tích nuôi trồng thuỷ sản ngày càng tăng. Đến năm 2000, toàn huyện có khoảng 14ha nuôi
trồng thủy sản với sản lượng đạt được là 112 tấn.
2.2.1.2 Ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện chủ yếu tập trung vào các ngành
như: chế biến nông thủy sản, sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ gỗ, gạch và đồ thủ công mỹ
nghệ.
a. Chế biến nông thủy sản

Công nghiệp chế biến nông thủy sản của huyện chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực:
xay xát lúa gạo, sản xuất nước đá phục vụ đánh bắt cá, chế biến bột cá, nước mắm, cá,
tôm khô. Huyện đã xây dựng được 36 cơ sở xay xát lúa gạo, 20 cơ sở sản xuất nước đá, 1
cơ sở sản xuất bột cá. Mỗi năm huyện sản xuất được từ 180.000 – 230.000 lít nước mắm,
900 – 1.200 tấn cá khô, 900 – 1300 tấn tôm khô cung cấp cho thị trường.

b. Sửa chữa cơ khí
Chủ yếu là phục vụ tàu thuyền, nông cụ làm đất, thu hoạch. Việc chế tạo và đóng
mới tàu thuyền còn hạn chế.
c. Mộc dân dụng
10


Năm 2000, toàn huyện có 44 cơ sở mộc dân dụng với số sản phẩm làm ra là 5.560
chiếc.
d. Nghề thủ công mỹ nghệ
Nổi tiếng là nghề dệt chiếu tại Tà Niên nhưng do đầu ra còn hạn chế nên số lượng
sản xuất còn ít. Năm 2000, sản xuất được 52.000 chiếc.
2.2.1.3 Ngành thương mại dịch vụ
Thương mại là ngành có giá trị lớn trong khu vực dịch vụ. Trong thời gian qua
thương mại góp phần trao đổi hàng hóa giữa huyện với các địa phương khác trong và
ngoài tỉnh. Trong toàn huyện có 6 chợ đã được xây dựng kiên cố và bán kiên cố.
Về vận tải hàng hóa: lực lượng vận tải của huyện chủ yếu do các lực lượng ngoài
quốc doanh đảm nhận. Số phương tiện vận tải và số lượng hàng hóa cũng như số lượng
khách chuyên chở ngày càng tăng.
2.2.2 Điều kiện xã hội
2.2.2.1 Dân số
Theo thống kê năm 2000, dân số của huyện là 134.507 người, trong đó dân số đô
thị chiếm 14,57%. Mật độ dân cư 484 người/ km 2, Dân cư phân bố không đồng đều giữa
các xã trong huyện.


Bảng 2.3 Dân số và Mật Độ Dân Số của Các Xã Năm 2000
Xã, thị trấn

Dân số

Diện tích

Mật độ

Mong Thọ A
Thạnh Lộc

(người)
9.590
12.818

(ha)
3.521,12
3.341,53

(người/ km2)
272
383

11


Mong Thọ B
Giục Tượng

Minh Hòa
Bình An
Vĩnh Hòa Hiệp
Thị trấn Minh Lương
Toàn huyện

21.184
13.115
17.243
14.782
25.892
19.843
134.507

3.273,49
646
4.129,10
317
4.632,27
372
3.442,67
429
3.518,56
735
1.892,26
1.048
27.757,00
484
Nguồn: Thống kê của UBND huyện


2.2.2.2 Tình hình phân bố dân cư
Theo thống kê năm 2000, dân số đô thị là 19.843 người chiếm 14,75 %, còn lại là
vùng nông thôn.
2.2.2.3 Thành phần dân tộc
Huyện Châu Thành có ba dân tộc chính là: Kinh, Khơme, Hoa trong đó người
Kinh chiếm đa số.
Bảng 2.4 Các Dân Tộc ở Huyện Châu Thành
Dân tộc
Kinh
Khơme
Hoa
Khác
Tổng

Số hộ
16.423
7.601
1.681
10
25.715

Tỷ lệ (%)
63,87
29,56
6,54
0,04
100,00
Nguồn: Thống kê của UBND huyện

2.2.2.4 Lao động

Số lao động của huyện chiếm 51,54% dân số huyện, tập trung chủ yếu trong ngành
nông nghiệp, dịch vụ hải sản, công nghiệp xây dựng. Bình quân hàng năm có khoảng
1.600 người bước vào độ tuổi lao động. Toàn huyện hiện nay có khoảng 5,4% số lao động
chưa có việc làm. Lao động được đào tạo chiếm tỷ lệ thấp (1,8% dân số trong độ tuổi lao
động).
Bảng 2.5 Cơ Cấu Lao Động trong Nền Kinh Tế của Huyện Châu Thành Năm 2001
ĐVT: %
Ngành
Nông nghiệp

Tỷ lệ
79,40
12


Công nghiệp – xây dựng
Dịch vụ
Tổng

4,20
16,40
100,00
Nguồn: Thống kê của UBND huyện

2.2.2.5 Giáo dục đào tạo
Toàn huyện có:
Về mẫu giáo: đã xây dựng 3 trường mẫu giáo với 36 phòng học
Về trung học cơ sở: có 7 trường, 1 trường trung học nội trú.
Về trung học phổ thông: có 1 trường trung học phổ thông với 32 phòng học.
2.2.2.6 Y tế

Đến năm 2001 toàn huyện có 1 trung tâm y tế (bệnh viện huyện), 8 trạm y tế xã, 1
đội vệ sinh phòng dịch, 1 đội kế hoạch hóa gia đình.
Toàn huyện có 119 giường bệnh trong đó tuyến huyện 70 giường, tuyến xã 49
giường. Trung bình có 8,5 giường bệnh/ vạn dân.
Toàn huyện có 140 cán bộ y tế, trong đó có 24 bác sỹ, 1 dược sỹ, 93 trung cấp các
loại, 13 sơ cấp, cán bộ khác 9. Bình quân có 10,41 cán bộ y tế/ vạn dân, riêng bác sỹ là
1,75/ vạn dân.

2.2.2.7 Văn hóa thông tin - thể thao
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ có bước phát triển, đa dạng hóa các loại hình văn
hóa quần chúng, văn hóa các dân tộc được phục hồi. Công tác phát thanh bằng hệ thống
FM đáp ứng nhu cầu hưởng thủ văn hóa của nhân dân và góp phần xây dựng cuộc sống
mới của người dân.
3.1 Khái quát về xã Minh Hòa - huyện Châu Thành - tỉnh Kiên Giang
3.1.1 Vị trí
Xã Minh Hòa có diện tích 4638 ha có 9 ấp. Xã đang thụ hưởng chương trình 135
của Chính phủ. Vị trí địa lý thuận lợi:
Phía Đông giáp huyện Giồng Riềng.
13


Phía Nam giáp huyện Gò Quao.
Phía Tây Bắc giáp thị trấn Minh Lương - huyện Châu Thành.
Phía Tây Nam giáp xã Bình An - huyện Châu Thành.
Phía Bắc giáp xã Giục Tượng.
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Xã Minh Hòa là một xã nghèo. Trên ½ diện tích xã nằm trong vùng ngập lũ của
huyện Châu Thành. Tỷ lệ gia tăng dân số là 1,5 %/ năm. Mặt bằng dân trí còn thấp. Tỷ lệ
nghèo cao hơn mức bình quân của huyện.
Hiện nay trên địa bàn của xã có 3767 hộ với 18.352 dân gồm 3 dân tộc:

Người Khmer: 10.056 người chiếm đến 54,8 %.
Người Kinh: 6643 người chiếm 36,2 %.
Người Hoa: 1653 người chiếm 9 %.
Về cơ cấu kinh tế: 95 % lao động của xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về lực lượng lao động: trên địa bàn xã có 11.643 người trong độ tuổi lao động với
số lượng cụ thể: 4642 lao động ổn định.
3030 lao động không ổn định.
1045 lao động không có việc làm
883 lao động tàn tật, mất sức lao động.
Hình 2.1 Lược Đồ Xã Minh Hòa - Huyện Châu Thành - Tỉnh Kiên Giang

14


×