Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.28 KB, 37 trang )

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH
HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
2.1.KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành là chi nhánh trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Chi nhánh đặt tại khu phố Minh An-thị trấn Minh
Lương huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, được xây dựng và trưởng thành dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Trong quá trình phát triển từ
năm 1988 đến nay chia làm 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ trước năm 1988 trở về NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu
Thành mang tên là Ngân hàng Nhà nước huyện Châu Thành.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1988 đến 1990 thực hiện Chỉ thị 400/CT ngày 14/11/1990 của
Thủ tướng Chính phủ ban hành đã tách hệ thống Ngân hàng nhà nước thành
NHNo&PTNT Kiên Giang trực thuộc Ngân hàng Nhà nước nên Ngân hàng Nông
Thôn huyện Châu Thành được đổi tên “NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu
Thành”.
+ Giai đoạn 3: Từ năm 1990 đến nay cùng với việc ban hành Pháp lệnh Ngân hàng,
hợp tác xã tín dụng, cơng ty tài chính (24/5/1990) và hàng loạt Nghị định của Chính
phủ được ban hành trong đó: có Quyết định cơng nhận Ngân hàng huyện Châu Thành
là doanh nghiệp Nhà nước, cùng với sự chuyển đổi trên theo quyết định của chính
phủ 1990. NHNo&PTNT Chi Nhánh Huyện Châu Thành

chính thức được

NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang thành lập vào ngày 15/10/1996 Thống Đốc Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ Tướng Chính Phủ theo văn bản
số 3329/ĐMĐN ngày 11/7/1996 đã quyết định 280/QĐ-NH5 đổi tên NHNo&PTNT
Chi nhánh huyện Châu Thành cho đến nay.
Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện


Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã không ngừng phấn đấu để đạt được kết quả ngày một
tốt hơn. Đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập như ngày hơm nay thì Ngân hàng càng


phải phấn đấu hơn nữa để có thể tồn tại trong sân chơi bình đẳng đó. Đến nay, Ngân
hàng có thể tự hào rằng vì đã thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ của một Ngân hàng hiện
đại. Các sản phẩm dịch vụ ngày càng đa dạng và chất lượng phục vụ ngày một hoàn
thiện hơn.
NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang đã có những sản
phẩm đa dạng như sau:
- Sản phẩm tiền gửi:
+
+

Nhận tiền gửi bằng VND và ngoại tệ.
Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu.

- Sản phẩm tín dụng:
+
+
+

Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn (USD, VND)
Cầm cố kỳ phiếu, trái phiếu và sổ tiết kiệm.
Chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá.

- Dịch vụ Ngân hàng:
+ Mở tài khoản.
+
+

+
+

Chuyển tiền điện tử.
Chi trả kiều hối.
Bảo lãnh Ngân hàng.
Nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.

- Sản phẩm khác: Mua bán ngoại tệ.
Ngoài những sản phẩm dịch vụ ngày càng hiện đại thì Ngân hàng lại càng tự hào
hơn nữa vì mạng lưới hoạt động của mình đã có mặt ở khắp xã trên cả huyện.
2.1.2. Cơ cấu mạng lưới hoạt động và bộ máy quản lý tại ngân hàng


Cơ cấu tổ chức:

NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành gồm 28 cán bộ công nhân viên biên
chế trong đó bao gồm:
+ Ban giám đốc: 2 người
+ Phịng kế tốn ngân quỹ tại trụ sở chính: 8 người
+ Phịng kế hoạch kinh doanh:12 người
+ Tổ kiểm sốt :1 người
+ Tổ hành chính kiêm bảo vệ:1 người
+ 2 Phịng giao dịch: 4 người


NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành thành lập 22 năm nhưng số vốn
huy động hiện nay tương đối cao, cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiệp vụ Ngân hàng được
nâng cao, kỷ cương kỷ luật nghiêm khắc, chất lượng tín dụng ngày càng được nâng
cao. Hiệu quả kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành có lãi và

nguồn vốn đạt được năm sau cao hơn năm trước.
Sơ đồ 1: Cơ cấu bộ máy quản lý

Ban Giám Đốc

Tổ Kiểm MôTổ Hành Chính Kiêm Bảo Vệ
Sốt hình tổ chức:
Phịng KH-KD

02 Phịng Giao Dịch
Phịng Kế Tốn- Ngân Quỹ

+ Ban giám đốc gồm 2 người:
 Giám đốc: Trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ
thị cấp trên phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong Ngân Hàng, đồng thời chịu
trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình, đề ra những biện pháp,
giải pháp để thực hiện đạt hiệu quả.
 Phó giám đốc: Là người được giám đốc ủy quyền một số nhiệm vụ, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và trước Giám đốc với quyết định của mình.
+ Phịng Kế hoạch kinh doanh: Làm tham mưu cho Ban gám đốc, phân tích hoạt
động kinh doanh đề xuất chiến lược huy động vốn, chiến lược kinh doanh, chiến lược
khách hàng, hoạch định phương án đầu tư có hiệu quả, chấp hành chế độ báo cáo
thống kê, báo cáo sơ kết, tổng kết, tháng. Trực tiếp thẩm định, tái thẩm định cho vay
các dự án thuộc các thành phần kinh tế.
+ Phịng Kế tốn ngân quỹ: Kế toán trực tiếp hạch toán kế toán đầy đủ, chính xác, kịp
thời và khách quan, hạch tốn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo quy định của
NHNo&PTNT Việt Nam. Phân tích chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán thu - chi


tài chính, xử lý, cung cấp và lưu trữ thơng tin tại Chi nhánh, chấp hành tốt chế độ báo

cáo và giải trình thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm với Ngân hàng cấp trên cập
nhật và xử lý thơng tin dữ liệu kịp thời chính xác nhằm phục vụ cho yêu cầu chỉ đạo
hàng ngày của Ban Giám đốc và chuyển tiếp thông tin lên Ngân hàng cấp trên.
- Ngân quỹ : Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện đúng quy định về nghiệp vụ thu và
chi tiền mặt.
+ Kiểm tra nhân viên: Kiểm tra lại toàn bộ việc cho vay và thu nợ, thu chi tài chính
của Ngân hàng, nắm bắt và xử lý thơng tin kịp thời, kiểm tra theo định kỳ để chấn
chỉnh những sai sót trong q trình hoạt động kinh doanh và báo cáo đề xuất cho
giám đốc, báo cáo thống kê kịp thời về Ngân hàng cấp trên.
2.1.3.Đối thủ cạnh tranh
NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành tỉnh kiên Giang là Ngân Hàng
được hình thành đầu tiên tại huyện Châu Thành, với tình hình phát triển kinh tế trong
huyện như hiện nay đã thu hút nhiều Ngân Hàng hình thành, sau đây là một số đối thủ
cạnh tranh của Ngân Hàng trên địa bàn huyện Châu thành:
 Ngân Hàng Sài Gòn Thương Tín (SACOMBANK)
 Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam (VIETCOMBANK)
 Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam (BIDV)
 Ngân Hàng Đông Á (DONGA BANK)

2.1.4. Phướng hướng hoạt động kinh doanh 2010
Trên cơ sở hoạt động kinh doanh năm 2009 định hướng hoạt động năm 2010,
căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, khả năng thực hiện năm 2010, chiến lược
kinh doanh năm 2001-2010.
+ Mục tiêu:
- Về nguồn vốn: kế hoạch phấn đấu 15 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 18%.
- Về dư nợ: kế hoạch 110 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng 20% trong đó:
* Dư nợ trung hạn : 34 tỷ đồng, tỷ lệ chiếm 29%/tổng dư nợ.
* Nợ quá hạn kế hoạch < 0,5% phấn đấu hạn chế ở mức thấp nhất.
* Kết quả tài chính tăng 10% so với năm 2009.
+ Giải pháp:





Trong chỉ đạo điều hành bảo đảm cho hoạt động Ngân hàng đúng theo pháp
luật, quy chế, đúng chức năng nhiệm vụ, phân công trách nhiệm rõ ràng,
tập trung nâng cao chất lượng tín dụng lấy mục tiêu lợi nhuận làm hàng đầu,
thực hiện chi tiêu tiết kiệm hợp lý, các khoản chi phải có hiệu quả có ý
nghĩa tương xứng.



Tăng cường cơng tác huy động vốn, tăng thu dịch vụ các tiện ích phục vụ
khách hàng để thu hút tiền gởi, tập trung vào những khách hàng có tiềm
năng nhưng phải quan tâm khai thác nguồn tiền gởi của dân cư.



Tăng trưởng tín dụng phải đi đơi với chất lượng tín dụng, tìm dự án khả thi
để có hiệu quả, loại dần những khách hàng khơng có hiệu quả, khách hàng
có nợ quá hạn trên 12 tháng, tập trung chỉ đạo xử lý nợ tồn đọng, nợ quá
hạn. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan tâm chỉ đạo và thực hiện xuyên suốt,
phân loại khách hàng trên 50 triệu đồng để áp dụng các chính sách biện
pháp tín dụng phù hợp, kiên quyết loại ngay từ đầu những trường hợp
khơng đủ điều kiện vay vốn.



Tăng cường khâu kiểm tra, kiểm sốt nhằm kịp thời phát hiện chấn, chỉnh
sai sót xử lý nghiêm mọi vi phạm, kiểm tra sử dụng vay vốn, đối chiếu nợ,

kiểm tra đảm bảo nợ, theo dõi chặt chẽ kỳ hạn trả nợ, không để nợ xấu phát
sinh.



Tăng cường lực lượng và nâng cao chất lượng, cán bộ tín dụng đạt tỷ lệ
50% tổng số cán bộ công nhân viên, thường xuyên phải giáo dục phong
cách giao dịch, phẩm chất đạo đức cho cán bộ công nhân viên.



Thường xuyên phát động các phong trào thi đua trong cán bộ nhân viên
trong tháng, năm.



Giữ vững các danh hiệu cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh các đoàn thể
vững mạnh.



Bảo vệ an tồn tài sản, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa xã hội.


2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của NHN0&PTNT
 Thuận lợi: Mặc dù vùng Đồng Bằng Sơng Cửu Long nói chung và Kiên

Giang nói riêng là những vùng mà huy động vốn gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, trong những năm qua Ngân hàng cũng có thuận lợi như: (
nguồn: Phịng thống kê huyện Châu Thành)

+ Tình hình kinh tế trong huyện tiếp tục tăng trưởng ở mức cao, tổng sản phẩm trong
huyện (GDP) tăng 17,5% so với năm 2008. GDP bình quân đầu người đạt 25.700
triệu đồng, tương đương với 1.400 USD. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng
hướng như sau:
- Nông- lâm- ngư nghiệp tăng 8,36%.
- Công nghiệp xây dựng tăng 36%.
- Dịch vụ tăng 17,5%.
+ Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và các ngành có liên quan nên đã
tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh mở rộng mạng
lưới,đối tượng đầu tư, xử lý và thu hồi nợ vay. Cảng cá Tắc Cậu đang phát triển,các
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân Hàng thu hút tiền
mặt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh.
+ Ngân hàng cấp trên đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách và các văn bản hướng dẫn
tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng có cơ sở căn cứ vào tình hình thưc tế tại địa
phương để khai triển một cách có hiệu quả
+ Cán bộ nhân viên Ngân hàng đồn kết, có chí hướng phấn đấu vươn lên để hồn
thành tốt nhiệm vụ.
 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi thì Ngân hàng cũng gặp rất nhiều

khó khăn, thói quen tiêu dùng của người dân Kiên Giang là chi tiêu lớn,
không chú trọng nhiều đến gửi tiền tiết kiệm. Nếu có tiền thì họ thường
dùng cho các mục đích như cho vay nặng lãi, chơi hụi, mua sắm vàng cất
trữ. Các NHTM và hợp tác xã tín dụng khác trên địa bàn vẫn ln tăng
lãi suất huy động vốn cao hơn NHNo&PTNT.
+ NHNo&PTNT Việt Nam mở rộng việc huy động vốn thông qua máy ATM cũng
tồn tại nhiều bất cập như: Chuyển tiền từ 2 thẻ làm từ 2 tỉnh khác nhau vẫn phải trả


phí. Chính từ điều đó mà Ngân hàng mất đi một nguồn vốn rất lớn. Nếu gửi tiền qua
thẻ mà vẫn tốn tiền thì khách hàng sẽ lựa chọn các hình thức gửi khác để thuận tiện

hơn và chi phí lại thấp hơn. Bên cạnh đó, gửi tiền thơng qua máy ATM cũng có
những yếu kém như khách hàng muốn gửi tiền phải thơng qua phịng kế tốn-ngân
quỹ.
+ Ngày 1/10/2010 - thời điểm Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN về các tỷ lệ
đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD đang đến gần. Điểm đáng chú ý trong
Thông tư 13 là nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các TCTD từ 8% lên 9%
và tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động chỉ được ở mức 80%. Với tỷ lệ cấp
tín dụng này sẽ làm chi phí vốn của ngân hàng tăng, giảm tăng trưởng tín dụng, dẫn
đến giảm doanh thu của ngân hàng. Trong bối cảnh nguồn vốn huy động khó khăn
như hiện nay thì việc cắt đến 20% nguồn đầu vào sẽ ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng
trưởng tín dụng năm nay.
2.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI
NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì phải có nguồn vốn vững mạnh và phải biết
cách sử dụng nguồn vốn để đem lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Do đó, lợi nhuận là
chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói
riêng và áp dụng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường nói chung. Vì vậy,
Ngân hàng ln quan tâm đến vấn đề làm thế nào để đạt lợi nhuận cao, giảm rủi ro
xuống mức thấp nhất, đồng thời vẫn đạt được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng.
Đây chính là mục tiêu hoạt động của NHNo&PTNT Chi Nhánh huyện Châu Thành
tỉnh kiên Giang và trên thực tế hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm được thể hiện
dưới bảng 1 sau:


Bảng 2.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG GIAI
ĐOẠN 2007-2009
Đơn vị: triệu đồng
So sánh
Năm

2007

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

So sánh

2008/2007

2009/2008

Số liệu

%

Số
liệu

%

Doanh thu

63.241

69.432


71.437

6.191

9,79

2005

2,89

Chi phí

55.098

60.298

61.394

5.200

9,44

1.096

1,82

Lợi nhuận
trước thuế


8.143

9.134

10.043

991

12,16

909

9,95

Thuế

2.280

2.558

2.812

278

12,19

254

9,93


Lợi nhuận
rịng

5.863

6.576

7.231

713

12,16

655

9,96

(Nguồn: phịng tín dụng)

Hình 01: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG.
Qua bảng số liệu cho ta thấy, về doanh thu: Đây là khoản mục rất quan trọng
và nó sẽ đánh giá được hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Doanh thu càng lớn thì
hoạt động của Ngân hàng ngày càng phồn thịnh. Ta thấy doanh thu của Ngân hàng
tăng nhanh qua các năm. Năm 2008, doanh thu tăng 6.191 triệu đồng tương đương
tăng 9,79% so với năm 2007. Năm 2009, doanh thu cũng lại tiếp tục tăng nhưng tốc
độ có giảm hơn so với năm trước,điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng ngày càng có hiệu quả. Nguyên nhân là do Ngân hàng đẩy mạnh trong lĩnh vực
huy động vốn nên chi phí sử dụng vốn của Ngân hàng rất thấp. Song song đó thì
Ngân hàng lại càng mở rộng hơn trong lĩnh vực tín dụng làm cho nguồn thu ngày
càng tăng. Bên cạnh hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cũng không ngừng mở rộng

các hoạt động dịch vụ khác. Do vậy, doanh thu của Ngân không ngừng tiến triển qua
các năm.


Về chi phí: Là tồn bộ tài sản, tiền bạc bỏ ra để phục vụ cho hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng. Nhìn chung, chi phí của Ngân hàng trong 3 năm đều tăng, năm sau
cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động,
cung cấp thêm nhiều dịch vụ, Ngân hàng tốn nhiều chi phí cho đầu tư thêm nhiều
thiết bị hiện đại.
Lợi nhuận ròng: Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng đã
đạt được những thành cơng nhất định, lợi nhuận rịng tăng đều qua các năm. Tốc độ
tăng của lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận ròng đạt
6.576 triệu đồng và đạt tốc độ là 12,16%. Sang năm 2009 lại tiếp tục tăng hơn so với
năm 2008 là 655 triệu đồng. Lợi nhuận ròng tăng là do Ngân hàng đã đưa ra các chính
sách kinh doanh có hiệu quả nên làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh hơn
chi phí mà Ngân hàng bỏ ra.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có những tiến
triển tốt đẹp. Do Ngân hàng ngày càng mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ cho khách
hàng. Điều đó cũng thể hiện sự quản lý tài tình của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực,
cố gắng của tồn thể nhân viên trong Ngân hàng.
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU
THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
2.3.1. Phân tích bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng
Bảng cân đối kế tốn là một báo cáo tài chính của Ngân hàng khái quát tình hình
sử dụng vốn và nguồn vốn của Ngân hàng vào ngày cuối năm.
Thông qua các chỉ tiêu trong bảng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm, cụ thể là chỉ
tiêu về tài sản và nguồn vốn. Từ những chỉ tiêu đó ta sẽ phân tích, so sánh để thấy
được sự biến động của tài sản cũng như của nguồn vốn. Mặc dù sự tăng, giảm này
chưa phản ánh được thực chất của việc quản lý vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng

nó cũng phản ánh được quy mơ mà Ngân hàng sử dụng cũng như khả năng tập hợp
nguồn vốn.
 Phân tích tình hình tài sản có:




Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng tài sản sinh lời rất lớn, luôn chiếm hơn
93% trong tổng tài sản của Ngân hàng và đây là điều kiện để Ngân hàng hoạt động có
hiệu quả. Ta thấy các khoản đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng
tăng liên tục qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi Ngân hàng mua các
cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thuỷ sản thì các cơng ty đó đến giao dịch với
chúng ta nhiều hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong tài sản sinh lời thì hoạt
động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay, đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu
cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực mang lại rất nhiều rủi ro trong hoạt
động của Ngân hàng. Vì thế, trong tương lai Ngân hàng nên đẩy mạnh đầu tư chứng
khoán và cho vay. Mặc dù, Ngân hàng đã chiếm lĩnh một thị trường cho vay rất lớn
nhưng vẫn còn một tiềm năng rất lớn.
- Tiền mặt của Ngân hàng có sự biến động qua các năm, năm 2008 tăng 11,33%
tương đương với số tiền là 988 triệu đồng. Sang năm 2009 thì tiền mặt tại Ngân hàng
cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 72,75%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cần
nhiều tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình.
Ngồi ra, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đang nâng dần tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tạo
thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc rút tiền (nếu một ngày mà Ngân hàng rút tiền
dưới 40 tỷ thì khơng cần hỏi NHNo&PTNT Việt Nam). Điều này cũng tạo điều kiện
cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời nó cũng làm cho Ngân hàng mất
đi một phần lợi nhuận. Do đó Ngân hàng cần xem xét lại chính sách dự trữ tiền mặt
sao cho đảm bảo được việc thanh khoản đồng thời nó cũng đáp ứng được lợi nhuận
của Ngân hàng.
- Cho vay: Do hoạt động của Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nên số

tiền cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn 92%, cụ thể năm 2008 tăng 31.352 triệu
đồng tương đương 6,48% sang năm 2009 tăng 25.864 triệu đồng nhưng tốc độ giảm
xuống 5,02%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân
hàng ngày càng có hiệu quả. Trong tương lai thì Ngân hàng nên tiếp tục mở rộng hoạt
động cho vay vì đây là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
- Tiền lãi cộng dồn dự thu: luôn tăng trưởng qua các năm. Trong ba năm qua,
Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Mà khách hàng truyền thống của chúng ta là
các hộ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp nên hoạt động chủ yếu của họ là đầu tư


vào lĩnh vực cây trồng, vật nuôi mà các lĩnh vực này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều
kiện tự nhiên và giá cả của thị trường. Miễn nông dân có mùa thì lại mất giá do họ sản
xuất mang tính chất “phong trào” chứ khơng theo nhu cầu của thị trường. Nên việc
thu lãi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Tài sản cố định và các tài sản có khác: tăng trưởng mạnh qua 3 năm là do Ngân
hàng mở rộng mạng lưới hoạt động nên trang bị thêm nhiều tài sản cố định. Hàng
năm, Ngân hàng đều trang bị thêm cơ sở vật chất cho các chi nhánh để góp phần tạo
thêm lịng tin cho khách hàng. Nhờ đó mà mỗi năm Ngân hàng đều thu hút thêm
nhiều khách hàng mới. Đặc biệt là năm 2009 tài sản cố định tăng lên một cách đột
ngột (tới 315,45%), nguyên nhân là do các khoản phải thu trong năm tăng. Ngồi ra,
Ngân hàng cịn phải trích một khoản để dự phịng rủi ro theo chủ trương của
NHNo&PTNT Việt Nam.
Tóm lại: trong 3 năm qua tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có xu
hướng tăng lên liên tục và Ngân hàng dùng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư chứng
khốn, gửi tiền ở các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thị trường huyện Châu Thành vẫn
còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực cho vay. Vì thế, Ngân hàng cần
phải chủ động hơn để ngày càng phát triển cả về lượng lẫn về chất và tạo được vị thế
vững chắc cho mình trong tương lai.
Phân tích tình hình tài sản nợ:



Nguồn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động, tạo
lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Một Ngân hàng
mà có nguồn vốn càng lớn thì hoạt động của Ngân hàng đó khơng chỉ sơi nổi mà nó
cịn đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ. Vì thế, Ngân hàng muốn càng vững mạnh hơn
trong thời kỳ hội nhập thì Ngân hàng phải chủ động đựơc nguồn vốn của mình. Do
đặc tính của Ngân hàng thương mại ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn thiếu
vốn nên nguồn vốn mà Ngân hàng có được thì được huy động từ nhiều nguồn khác
nhau.
- Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: ta thấy nó tăng liên tục qua các năm
nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân là do Ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất
ngày càng hợp lý đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hố các hình thức huy động.
Bên cạnh, đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ thì Ngân hàng cũng mở các đợt rút thăm


trúng thưởng, khuyến mãi nhân các dịp lễ tết như gửi tiền tiết kiệm trúng vàng
AAA…
- Tiền vay của Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong
tổng nguồn vốn và nó giảm liên tục qua các năm. Năm 2007, Ngân hàng vay của
Ngân hàng Nhà nước 1.500 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thì Ngân hàng đã trả
được 200 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 Ngân hàng phải vay để trả nợ
công chánh. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí cao nên trong thời gian sắp tới
Ngân hàng nên giảm các nguồn vốn này để hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu
quả hơn.
- Tài sản nợ khác: Chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tài sản nợ của ngân hàng. Tài
sản nợ khác là các khoản như vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam, tiền lãi
cộng dồn dự trả và các khoản phải trả. Do tình hình huy động huy động vốn của Ngân
hàng chưa thật sự có hiệu quả nên tài sản nợ luôn chiếm một tỷ trọng rất cao. Tài sản
nợ khác tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2009 tài sản nợ khác tăng 35.838
triệu đồng tương đương với 8,24%. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng hoạt động

nên tăng các chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí in ấn…
2.3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hịa từ Ngân
hàng cấp trên, thì Ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành
phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, thì nhu cầu vốn
của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các
Ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình ngay trên sân nhà thì các Ngân
hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng phải phát huy tốt công tác
huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ Ngân hàng
cấp trên…và góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI
ĐOẠN 2007-2009


Đơn vị: Triệu đồng

Năm
2007

Chỉ tiêu

Năm
2008

Năm
2009

So sánh
năm 2008/2007
Số tiền


%

So sánh
năm 2009/2008
Số
%
tiền

I. phân loại
78.654

91.214

103.759

12.560

15,97

12.545

13,75

27.218

29.405

34.586


2.187

8,03

5.181

17,62

51.436

61.809

69.173

10.373

20,17

7.364

11,91

78.654

91.214

103.759

12.560


15,97

12.545

13,75

33.596

37.991

43.319

4.395

13,08

5.328

14,02

45.058

theo thời

53.223

60.440

8.165


18,12

7.217

13,56

gian
-

khơn
g kỳ

-

hạn
có kỳ

hạn
II.Phân loại
theo TPKT
- TG
các
TCK
-

T
TG
tiết
kiệm


(nguồn: Phịng tín dụng)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm,
đây là dấu hiệu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động
vốn khác nhau và khách hàng đã có sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Đồng thời Ngân
hàng đã đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi nên đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng như: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…với lãi suất
khá hấp dẫn. Bên cạnh đa dạng hố các khoản mục tiền gửi thì Ngân hàng cịn đẩy
mạnh cơng tác phát hành các giấy tờ có giá để cạnh tranh lãi suất với các Ngân hàng
hàng khác trong địa bàn.


Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thì ta lần lượt
đánh giá các chỉ tiêu sau:
 Tiền gửi phân theo thời gian:

- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán cho khách hàng
và các tổ chức kinh tế như các công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như Cty Huy
Nam, Kiên Cường… Do họ có nhu cầu vốn thường xuyên nên họ cũng rút tiền liên
tục. Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản
tiền gửi tại Ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh việc thuận lợi
trong việc thanh tốn thì khách hàng cũng được một khoản lãi. Đó là lý do tại sao lãi
suất tiền gửi không cao nhưng lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Đồng thời
đây cũng là khoản mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn của
Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chúng ta chỉ thu hút được
27.218 triệu đồng đến năm 2008 số tiền tăng lên 29.405 triệu đồng tương đương với
tốc độ là 8,03%. Năm 2009 thì số tiền tiếp tục tăng mạnh hơn so với năm trước số
tiền là 34.586 tương với tốc độ 17,62%. Đây là một dấu hiệu khả quan vì tiền gửi
thanh tốn của khách hàng ngày càng tăng. Khơng những Ngân hàng có thể huy động
vốn với lãi suất thấp mà Ngân hàng cịn thu được phí từ dịch vụ thanh tốn. Tiền gửi
khơng kỳ hạn tăng liên tục là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút

khách hàng về đơn vị mình. Ngồi ra, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên
Giang hoạt động kinh doanh ngày càng có nhiều hiệu quả.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn
vốn mà Ngân hàng có thể chủ động trong khi cho vay. Tiền gửi có kỳ hạn của Ngân
Hàng cũng tăng đều qua các năm 2007 là 51.436 triệu đồng năm 2008 tăng số tiền lên
61.809 tương đương với tốc độ 20,17%, năm 2009 số tiền cũng tăng lên nhưng tốc độ
giảm hơn năm trước tốc độ đạt là 11,91%.
 Tiền gửi phân theo thành phần kinh tế:

Trong một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau,
mỗi một người đóng góp một chút cơng lao của mình vào sự phát triển của đất nước.
Khi các thành phần kinh tế ăn nên làm ra thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại
càng sôi nổi và nhộn nhịp thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực huy động vốn:


- Tiền gửi dân cư: đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng. Có thể
nói đây là một thành công lớn của Ngân hàng do tiền gửi dân cư rất cao nên Ngân
hàng rất chủ động trong việc sử dụng vốn của mình. Qua bảng số liệu, ta thấy tiền gửi
này tăng lên liên tục qua các năm. Nguyên nhân là Ngân hàng dùng lợi ích kinh tế để
tác động vào từng cán bộ công nhân viên, từ đó mà người thân và bạn bè đến Ngân
hàng gửi tiền rất nhiều. Tiền gửi tăng cao chính vì Ngân hàng đã đúc kết ra được đề
án huy động vốn hiệu quả là phải có tỷ lệ hoa hồng nhất định đối với mọi cán bộ mà
huy động vốn được bất kể là cán bộ tín dụng hay là nhân viên kế tốn…Ngồi ra, năm
2007 Ngân hàng đã đưa máy ATM vào hoạt động nên có rất nhiều nguồn vốn chạy
vào Ngân hàng. Mặc dù, lĩnh vực ATM của Agribank ra đời sau so với các Ngân hàng
khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tận dụng những thuận lợi sẳn có của mình và
đưa ra các chính sách kịp thời để thẻ ATM của Agribank ngày càng chiếm lĩnh thị
trường.
Mặc khác, ta có thể nói rằng Ngân hàng rất thành công trong việc huy động vốn
từ các khu dân cư được đền bù giải tõ. Do Kiên Giang là một thành phố trẻ nên việc

mở rộng các công trình, xây dựng các khu đơ thị là khơng thể thiếu được. Khi có
thơng tin huy hoạch ở đâu thì Ngân hàng đã tìm cách tiếp cận với dân cư ở vùng đó.
Cùng với mạng lưới dày đặc và số lượng công nhân viên lớn nên mỗi năm Ngân hàng
thu hút khoảng 85% số tiền đền bù giải tỏa.
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào Ngân
hàng để dùng chủ yếu vào việc thanh toán. Số tiền gửi của các tổ chức kinh tế này
cũng tăng đều qua các năm do ngân hàng đã có những chiến lược hợp lý để thu hút
lượng tiền nhàn rỗi này.
 Nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá: Trong tổng nguồn vốn huy động của

Ngân hàng thì vốn huy động từ giấy tờ có giá chiếm một tỉ trọng rất ít nhưng nó
đóng vai trò quan trọng trong những lúc cần thiết. Năm 2007 vốn huy động phát
hành giấy tờ có giá số tiền 9.330 triệu đồng; năm 2008 số tiền 11.068 triệu
đồng; năm 2009 số tiền 14.616 triệu đồng. Giấy tờ có giá chính là cơng cụ hữu
hiệu của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động. Mỗi khi Ngân hàng xảy ra tình
trạng thiếu vốn mà NHNo&PTNT Việt Nam khơng thể đáp ứng thì biện pháp
chữa lửa tốt nhất chính là phát hành các giấy tờ có giá ra cơng chúng. Ngồi ra,


giấy tờ có giá cịn là một chiếc đũa thần kỳ khi lãi suất huy động của các đối thủ
cạnh tranh quá cao mà NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang không được phép tăng lãi
suất huy động.
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng
phải đầu tư để thiết kế một sản phẩm thật hồn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu
dùng. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không cịn giá trị nếu đầu ra khơng thành cơng.
Hoạt động của Ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn
nhưng khơng có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của Ngân hàng cũng
đứng trước bờ vực thẳm. Vì thế, bên cạnh cơng tác huy động vốn có hiệu quả thì
Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.

Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh KIên Giang luôn tự đổi mới mình,
ln mở rộng mạng lưới phục vụ. Khơng những thị phần đã rộng khắp tất cả các
huyện thị mà Ngân hàng cịn khơng ngừng tăng trưởng tín dụng trong mọi lĩnh vực và
các thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong năm 2006 khi Việt Nam đã là thành viên
chính thức của tổ chức thương mại thế giới thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều chính
sách hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững thị phần của mình.
Để xem những năm qua hoạt động của Ngân hàng có thật sự hiệu quả hay chưa
thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu,
dư nợ.


 Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã

giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh
số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân
hàng có nguồn vốn càng mạnh thì doanh số cho vay càng lớn. Do bản chất
tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế nguồn vốn huy động
được trong mỗi năm thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hữu hiệu để sử
dụng nguồn vốn đó. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân
hàng đã có những chuyển biến tích cực, doanh số cho vay của Ngân hàng
đã không ngừng tăng nhanh qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết
mình với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, nâng cao chất
lượng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của các cán bộ tín dụng.
HÌNH 02: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009


Năm 2008, doanh số cho vay đạt 514.973 triệu đồng tăng 31.352 triệu đồng tương
đương 6,48% so với năm 2007. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rất
nhanh còn doanh số cho vay dài hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do Ngân hàng
không ngừng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, đây là loại hình đầu tư mang lại ít rủi ro

cho Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh vào công tác đầu
tư cho nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương và chính sách của Chính Phủ và
Nhà nước giao cho. Nhằm định hướng cho tỉnh nhà phát triển theo hướng đa dạng hố
cây trồng vật ni. Trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng lại
tiếp tục tăng lên 540.837 triệu đồng nhưng tốc độ giảm so với năm 2008 5,02%. Đạt
được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm được nhu cầu vốn trên địa bàn. Do
lượng tôm chết trên diện rộng trong năm 2008 nên các hộ nông dân cần nguồn vốn để
đầu tư vào một vụ mới. Ngoài những điều kiện khách quan như vậy thì Ngân hàng
cịn có đội ngủ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban
ngành, Ngân hàng đã xác định được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa
bàn huyện Châu Thành và có kế hoạch cho vay phù hợp. Vì vậy, mà doanh số cho vay
tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên. Đây là chính sách rất phù
hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu sản xuất của người dân. Ngoài ra, đây
cũng là một cách phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Đạt được kết quả như vậy là do
Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của
mình, đồng thời cũng có biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến
giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu
cầu vốn cho mọi khách hàng góp phần kích thích nền kinh tế phát triển.
 Doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số

thu nợ của Ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Nguyên nhân
do khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cao nên khả năng
hồn trả vốn là tốt. Mặc khác,cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc việc
trả nợ của khách hàng. Các cán bộ thường xuyên gửi giấy báo lãi đúng thời
điểm thu hoạch nên việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều thuận lợi.


HÌNH 03: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Tình hình thu nợ trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung rất khả quan. Năm
2008 so với với năm 2007 tăng 47.699 triệu đồng tương đương 10,48% . Năm 2009

doanh số thu nợ tiếp tục tăng 35.515 triệu đồng nhưng tốc độ giảm hơn năm trước
7,04 %. Kết quả đạt được như vậy là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tốt và
thường xun đơn đốc việc trả nợ của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng trưởng liên
tục qua các năm điều này cũng phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế Kiên
Giang ngày càng bền vững.
 Dư nợ: Dư nợ là số chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân

hàng cịn cho vay bao nhiêu? Đồng thời cũng chính là khoản tiền mà Ngân
hàng phải thu về khi những món nợ đến hạn. Mặc khác, nó cịn phản ánh
qui mơ hoạt động của tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời
kỳ. Vì thế, dư nợ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động
của Ngân hàng.
Nhìn chung, dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ 350.708 triệu đồng
đến năm 2008 tổng dư nợ 387.964 triệu đồng tương đương 10,62%, năm 2009 tổng
dư nợ 411.993 triệu đồng tương đương 6,19%.Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh
hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân dư nơ ̣ tăng qua các năm do tỉnh
khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, mở rô ̣ng diên tich lúa và sự
̣ ́
chuyể n dich cơ cấ u của bà con nông dân sang chăn nuôi đươ ̣c gia tăng.
̣
Nhin chung qua 3 năm vừa qua NHNo&PTNT huyện Châu Thành đã cố gắ ng
̀
tim mo ̣i biên pháp để gia tăng dư nơ ̣, đẩ y manh cung cấ p vố n trong linh vực nông
̣
̣
̃
̀
nghiê ̣p nông thôn, nhằ m thực hiên tố t chủ trương của Nhà nước, là phát triể n kinh tế
̣

xã hô ̣i nông thôn theo hướng đa da ̣ng hoá cơ cấ u cây trồ ng, chuyển hướng sang các


loa ̣i cây có gia tri ̣kinh tế cao, mang la ̣i hiêu quả kinh tế cao cho nông dân góp phầ n
̣
thúc đẩ y sự tăng trưởng trong linh vực nông nghiêp của huyên nhà.
̣
̣
̃
 Nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng

và khả năng trả nợ bị suy giảm. Đây là khoản mục quan trọng vì nó nói lên
chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nơ ̣ quá ha ̣n là vấ n đề tấ t yế u xảy ra
trong quá trinh đầ u tư tin du ̣ng, nó đươ ̣c xem là rũi ro trong hoa ̣t đô ̣ng cho
̀
́
vay của Ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ lê ̣ nơ ̣ xấu trong Ngân hàng chiế m mô ̣t tỷ lê ̣ tương đố i thấ p và tỷ lệ
nợ xấu giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2007 nợ xấu 1.376 triệu đồng năm 2008
nợ xấu giảm 1.297 triệu đồng tương đương 5,74%, năm 2009 nợ xấu tiếp tục giảm
1.113 triệu đồng tương đương 14,19%. Nguyên nhân dẫn đế n sự gia tăng nơ ̣ quá ha ̣n
là do vố n tin du ̣ng của Ngân hàng chủ yế u tâ ̣p trung vào nông nghiêp, viêc gia tăng
̣
̣
́
nơ ̣ quá ha ̣n là khách quan. Bởi vi, trong năm 2008 có nhiề u thiên tai, dich bênh, ruô ̣ng
̣
̣
̀
lúa, vườn cây liên tu ̣c bi ̣ mấ t mùa, ngâ ̣p úng thấ t thu làm cho vớ n đầ u tư của Ngân

hàng trong hồn cảnh này trở thành gánh năng cho người nông dân, đó là chưa kể
̣
mô ̣t số hô ̣ nông dân bi ̣mấ t mùa đâm ra tâm lý chán nản với công viê ̣c đồ ng án, quay
sang dùng vố n của Ngân hàng vào mu ̣c đích khác(buôn bán, chi tiêu), thiế u kinh
nghiêm trong việc sản xuất , không có kế hoa ̣ch sử du ̣ng vố n hơ ̣p lý, nên dễ xảy ra rũi
̣
ro ̣ , dẫn đế n chiế m dung vố n của Ngân hàng mô ̣t cách bấ t đắ c di ̃ cũng dẫn đế n mấ t
khả năng thanh toán của khách hàng cho Ngân hàng, góp phầ n đẩ y tỷ lê ̣ nơ ̣ quá han
̣
của Ngân hàng trong năm tăng cao.
Để nợ xấu được quản lý tốt hơn, thì Ngân hàng nên tích cực tìm kiếm khách
hàng làm ăn có hiệu quả để đảm bảo việc thu hồi, đồng thời Ngân hàng cũng nên mở
rộng qui mô và đa dạng hố các các hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Trong q trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng khơng ngừng đổi
mới phương thức hoạt động, đi đơi với mở rộng quy mơ tín dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất chất
lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác
trên địa bàn. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập như ngày hôm nay thì Ngân hàng


càng phải nâng cao chất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng cổ
phần khác trên địa bàn.
Bảng 2.6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009.
Chỉ tiêu
Tổng nguồn
vốn

Đơn vị tính

Triệu đồng

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

498.038

536.766

585.840

Vốn huy động

Triệu đồng

78.654

91.214

103.759

Tổng dư nợ

Triệu đồng

483.621


514.973

540.837

Nợ xấu

Triệu đồng

1.376

1.297

1.113

Dư nợ/Vốn
huy động
Nợ xấu/ Tổng
dư nợ
Dư nợ/ Tài
sản

%
%
%

614,87

564,58

521,24


0,28

0,25

0,21

97,10

95,94

92,32
Nguồn: Phịng tín dụng)

 Dư nợ/ Vốn huy động:

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn
chung qua 3 năm thì chỉ số này có sự tiến triển khá tốt và ln lớn hơn 521,24%.
Nhưng chỉ số này lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2008 là 564,58 % và năm 2009
là 521,24%. Chỉ số này giảm là do các nguyên nhân:
+ Khách quan: Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên
cùng địa bàn.
+ Chủ quan: Do chính sách của NHNo là muốn tăng dư nợ trên cơ sở phải tăng nguồn
vốn.
Nhìn chung tỷ số này của Ngân hàng quá cao. Ngân hàng huy động vốn không
đáp ứng đủ nhu cầu vay. Ta thấy rằng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ
yếu phục vụ cho vay mà tín dụng là nghiệp vụ có độ rủi ro rất cao. Trong tương lai,
Ngân hàng nên đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: góp vốn
liên doanh, mua tín phiếu kho bạc…để phân tán rủi ro.



 Nợ xấu/ Tổng dư nợ:

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ
rệt. Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm 2007 chỉ số này 0,28%
đến năm 2008 chỉ số giảm xuống 0,25% và đến năm 2009 chỉ số này tiếp tục giảm
mạnh 0,21% , nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ra sức đơn đốc việc trả nợ của khách
hàng từ đó tạo cho khách hàng có thói quen “trả lãi là trách nhiệm của mỗi người
vay”. Trong tương lai, để chất lượng tín dụng được cải thiện thì Ngân hàng phải phân
tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện đúng
nguyên tắc về phân tán rủi ro như: không tập trung vốn quá qui định vào một nhóm
khách hàng hay một thành phần kinh tế… Để từ đó khơng ngừng nâng cao chất lượng
tín dụng, vì nó đóng vai trị khơng nhỏ trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng.
 Dư nợ/Tài sản:

Đây là một chỉ số tính tốn hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản, đồng thời nó
cũng phản ánh qui mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Từ bảng số liệu ta thấy,
tỉ lệ dư nợ trên tài sản khá cao, luôn lớn hơn 93%. Cụ thể là năm 2007 là 97,1%, năm
2008 là 95,54% và năm 2009 là 93,92%. Kết quả này cho thấy trong 100 đồng tài sản
thì Ngân hàng cho vay hơn 93 đồng. Đây thật sự là một thành cơng trong cơng tác tín
dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ số này lại giảm qua các năm nguyên nhân là do
công tác thu nợ của Ngân hàng ngày càng có những chuyển biến tích cực. Các khoản
nợ xấu đã lần lượt được thu hồi về. Trong tương lai, Ngân hàng cũng nên tìm thêm
những đối tác có tiềm năng để cho vay từ đó mà đồng vốn của Ngân hàng luôn luôn
chuyển động.


×