Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ SÁNG TẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.17 KB, 5 trang )

ĐỀ CƯƠNG “NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ LẮP ĐẶT MÔ HÌNH KHO
LẠNH CÔNG NGHIỆP” TẠI KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ TRƯỜNG CĐCN
TUY HÒA
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI.
 Cơ sở lý luận dạy học:
Theo phương pháp dạy học truyền thống, HSSV tiếp thu kiến thức trên lớp
chủ yếu bằng hình thức nghe va nhìn. Tuy nhiên kiến thức và kỹ năng các em có
được rất ít so với khi các em được thực hành trên các mô hình thực tế.
 Tình hình thực tiễn ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Tuy Hòa:
Xuất phát từ yêu cầu của nhà trường và xã hội về nâng cao chất lượng dạy
và học nên để phương pháp dạy học có hiệu quả cao thì cần phải đi đôi với phương
tiện, đồ dùng, thiết bị dạy học để trực quan hơn, tăng khả năng tư duy và người học
dễ dàng tiếp cận trục tiếp với đối tượng học tập, nghiên cứu.
 Yêu cầu thiết bị
- Yêu cầu kỹ thuật
+ Là mô hình nên cần thu nhỏ để đảm bảo việc bố trí lắp đặt, cũng như việc
tháo lắp vận chuyển dễ dàng.
+ Linh kiện, thiết bị phổ biến trên thị trường, dễ tìm và thay thế.
+ Có các chức năng hoạt động tương tự
+ Có độ ổn định và an toàn cao.
+ Vận hành, bảo dưỡng đơn giản, dễ thực hiện.
- Yêu cầu về mặt kinh tế:
+ Giá thành phải rẻ hơn so với mua hoặc nhập khẩu và so với thiết bị ngoài
thực tế.
+ Vận chuyển, lắp đặt dễ dàng chi phí thấp
+ Giảm được chi phí và thời gian hơn so với tổ chức đi thực tế ...
2. BỐI CẢNH LÀM ĐỀ TÀI.
- Hiện nay tại Khoa Điện-Điện tử các thiết bị thí nghiệm và thực hành còn
thiếu, chưa đồng bộ.
- Nhiều thiết bị đã quá cũ và không đáp ứng được quá trình đào tạo.
- Nhu cầu mở rộng qui mô đào tạo như mở một số ngành cao đẳng Nhiệt lạnh


đã đưa vào tuyển sinh trong năm học 2015-2016


Để đào tạo học sinh ra trường có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao, đáp ứng
yêu cầu tuyển dụng mà các doanh nghiệp đề ra. Do đó nhà trường cần đầu tư trang
thiết bị, mô hình kịp thời và hiệu quả.
3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Thiết kế và chế tạo: Thiết kế, lắp đặt và ứng dụng mô hình kho lạnh công
nghiệp.
- Đáp ứng được yêu cầu thực hành và thí nghiệm của các học phần hệ thống
lạnh, tự động hóa hệ thống lạnh, thực tập máy lạnh công nghiệp cho hệ trung cấp
chuyên nghiệp và các môn học hệ thống máy lạnh công nghiệp, tự động hóa hệ
thống lạnh cho hệ trung cấp nghề của ngành Điện lạnh, ngoài ra còn phục vụ cho
nhu cầu tham quan tìm hiểu cho học sinh, sinh viên các học khác.
- Tiết kiệm được chi phí trong quá trình đào tạo (Đầu tư 1 lần, sử dụng được
nhiều lần và lâu dài cho nhiều khóa và nhiều năm).
- Nâng cao được kiến thức và kỹ năng cho học sinh, sinh viên, dễ dàng tiếp cận
và vận dụng vào thực tế khi ra trường.
- Mô hình sẽ giúp trực quan sinh động lôi cuốn sự ham muốn học tập và nghiên
cứu khoa học của học sinh, sinh viên.
- Trên mô hình cho phép giải quyết được nhiều bài tập, thí nghiệm và thực hành.
4. DỰ KIẾN SẢN PHẨM CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỊA CHỈ ỨNG DỤNG


STT
1

Tên sản phẩm, số lượng và yêu cầu khoa học đối với sản phẩm:
Tên sản phẩm


Số lượng

Mô hình kho lạnh công
nghiệp

01

Yêu cầu khoa học
- Mô hình Kho lạnh công nghiệp có
công suât 2 tấn/mẻ
- Nhiệt độ: -18 đến -20oC
- Đạt tính sư phạm, thẩm mỹ, an toàn.
- Tính năng đáp ứng thực tế cao.
- Thực hiện được nhiều bài thực hành,
thực tập.

 Địa chỉ có thể ứng dụng :
Xưởng thực tập máy lạnh công nghiệp, tổ bộ môn Nhiệt – Điện lạnh, trường
CĐCN Tuy Hòa.


5. NGUỒN LỰC THỰC HIỆN.
- Nhân lực:
+ Giáo viên đang giảng dạy các học phần thực tập máy lạnh công nghiệp ở
trường và hướng dẫn sinh viên thực tập tại xưởng thực hành.
+ Học sinh các lớp đang thực tập tốt nghiệp tại trường.
+ Học sinh các lớp đang học tập môn “ Thực tập máy lạnh công nghiệp”
- Kinh phí thực hiện: Trích từ nguồn mua sắm thiết bị hằng năm của nhà trường
- Trang thiết bị: Sử dụng trang thiết bị sẵn có ở xưởng thực hành.
6. NƠI TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH

- Phòng Quản Trị
- Phòng Nghiên Cứu Khoa Học Và Hợp Tác Quốc Tế
- Phòng Thanh Tra Và Kiểm Định Chất Lượng
- Phòng Kế Toán Tài Chính
- Khoa Điện – Điện tử
- Tổ bộ môn Nhiệt – Điện lạnh
7. THỜI GIAN THỰC HIỆN, TIẾN ĐỘ
- Thơì gian thực hiện: Từ ngày 01/01/2016 đến 30/04/2016
- Tiến độ thực hiện:
ST
T
1

2

3

Các nội dung, công
việc
thực hiện chủ yếu

Sản phẩm
phải đạt

Nghiên cứu tài liệu

Cơ sở lý luận

Thiết kế mô hình


Các bản vẽ và
thông số kỹ thuật

Chuẩn bị vật tư

Báo giá
Mua vật tư

Thời gian
(bắt đầu–kết
thúc)
Từ ngày
01/01/2016 đến
07/01/2016
Từ ngày
09/01/2016 đến
25/01/2016

Người thực
hiện
Võ Hồng Vi
Lê Thành Nhân
Võ Hồng Vi
Lê Thành Nhân

Võ Hồng Vi
Từ ngày
Lê Thành Nhân
26/01/2016 đến
Đặng Đăng

15/02/2016
Khôi


4

Thi công mô hình

5

Nghiệm thu

Hoàn thành
khung và lắp đặt
thiết bị lên mô
hình
Hoàn thành mô
hình và chạy thử
nghiệm

8. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ.
Họ và tên
Võ Hồng Vi

Lê Thành Nhân
Đặng Đăng Khôi

Võ Hồng Vi
Từ 21/02/2016
Đặng Đăng

đến 21/04/2015
Khôi
21/04/2015 đến Hội đồng Khoa
30/04/2015
học nhà trường

Đơn vị công tác và
lĩnh vực chuyên môn
Giáo viên khoa Điện –
Điện tử

Giáo viên khoa Điện –
Điện tử
Giáo viên khoa Điện –
Điện tử

Nội dung cụ thể
được giao
- Chủ nhiệm đề tài
- Chịu trách nhiệm
chính trong việc thi
công và lắp đặt
- Chịu trách nhiệm
thiết kế
- Chịu trách nhiệm
hướng dẫn học sinh
thi công lắp đặt

9. KIỂM TRA VÀ PHỐI HỢP THỰC HIỆN.
- Đ/c Võ Hồng Vi có trách nhiệm báo cáo tiến độ thực hiện cho lãnh đạo Khoa

trong cuộc họp giao ban Khoa vào thứ 6 hàng tuần.
- Các đơn vị sau có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và phối hợp. Báo cáo với ban
giám hiệu trong cuộc họp giao ban hàng tuần.
Họ và tên người đại
Tên đơn vị
Nội dung phối hợp
diện
Quản lý
Trần Thiện Thuật
Phòng QLKH&HTQT
Phòng thanh tra và kiểm
Theo dõi, giám sát tiến độ
Nguyễn Ngọc A
định chất lượng
Phòng Kế hoạch tài
Theo dõi và hỗ trợ kinh phí
Vũ Xuân Thảo
chính
Theo dõi tiến độ, kế hoạch thực
Khoa Điện – Điện tử
Nguyễn Trung Thoại
hiện.


Tổ Nhiệt – Điện lạnh

Theo dõi, hỗ trợ chuyên môn và kỹ
thuật

Võ Phú Quốc


10. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐIỀU CHỈNH – TỔNG KẾT.
 Đánh giá
- Hội đồng Khoa học nhà trường nghiệm thu và đánh giá cho điểm đề tài theo bảng
sau:
Điểm tối
Điểm đánh
Nội dung đánh giá
đa
giá
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong lĩnh vực
5
đề tài
2. Xác định mục tiêu, tính cấp thiết
10
3. Xác định nội dung, tiến độ thực hiện và phương
25
pháp nghiên cứu
4. Sản phẩm và khả năng ứng dụng kết quả nghiên
25
cứu
5. Kinh nghiệm nghiên cứu, những thành tích nổi
bật và năng lực quản lý của cá nhân đăng ký chủ
9
nhiệm đề tài
6. Kinh nghiệm nghiên cứu, những thành tích của
6
những người tham gia thực hiện đề tài
7. Tính hợp lý của dự toán kinh phí đề nghị
20

Cộng
100
Ghi chú : Phê duyệt : > 70 (trong đó tổng điểm của 4 tiêu chí 1,2,3,4 > 50
điểm) ;
 Điều chỉnh và tổng kết : Hội đồng khoa học nhà trường nghiệm thu, đánh
giá và đưa ra ý kiến để tác giả đề tài điều chỉnh để mô hình hoàn chỉnh hơn và đưa
vào sử dụng.



×