Tải bản đầy đủ (.doc) (77 trang)

khóa luận Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất tại huyện Tư Nghĩa - Tỉnh Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HCM

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ
DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH
QUẢNG NGÃI

LÊ THỊ TRÂM

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007
Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “NGHIÊN CỨU HIỆN


TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN
TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI” do LÊ THị TRÂM, sinh viên khoá 2003 – 2007,
ngành Phát Triển Nông Thôn và Khuyến Nông, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày…………………………

T.S LÊ QUANG THÔNG
Người hướng dẫn

Ngày

tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

năm

Ngày

ii

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành bốn năm học ở trường cùng với việc thực hiện tốt đề tài này, tôi đã
được nhận ở quý Thầy Cô, Ba Má và những người thân hữu cả một tấm lòng quan
tâm, lo lắng chu đáo.
Với lòng thành cảm ơn sâu sắc tôi xin gởi đến ban giám hiệu trường Đại Học
Nông Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những
kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi thoát khỏi những bở ngỡ ban đầu về ngành học, về
nỗi lo lắng sau khi tốt nghiệp ra trường và đó sẽ là hành trang để tôi bước vào tương
lai mới.

Xin chân thành cảm ơn thầy LÊ QUANG THÔNG, thầy đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian bắt đầu làm luận văn với những khó khăn, những khúc mắc ban
đầu đến khi hoàn thành khoá luận này.
Xin chân thành cảm ơn phòng Thống Kê huyện Tư Nghĩa, phòng Tài Nguyên Môi
Trường huyện Tư Nghĩa, đặc biệt là bác Nguyễn Dũng trưởng phòng cùng tất cả các
anh ở phòng Nông Nghiệp đã tạo điều kiện thật tốt cho tôi trong quá trình thực hiện đề
tài này.
Và con xin kính gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến Ba Má đã hết lòng nuôi
nấng, dạy dỗ, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con trong suốt quá trình học
tập, đã chịu nhiều vất vả hi sinh để cho con có thể yên tâm ngồi trên giảng đường Đại
học, để con có được ngày hôm nay.
Một lần nữa kính mong tất cả nhận ở tôi lời tri ân sâu sắc, chân thành nhất.

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ TRÂM. Tháng 7 năm 2007. “Nghiên Cứu Hiện Trạng và Đề Xuất Giải
Pháp Sử Dụng Đất Nông Nghiệp tại Huyện Tư Nghĩa, Tỉnh Quảng Ngãi”.
LE THI TRAM. July 2007. “Study Current Situation and Suggestions of Types
of Land Use in Tu Nghia District, Quang Ngai Provine”
Khóa luận tìm hiểu về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, vấn đề quản lý, công
tác chống xói mòn đất nông nghiệp tại huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi bằng phương
pháp thu thập số liệu thứ cấp và phỏng vấn các chuyên gia.
Qua khoá luận, chúng tôi phân tích hiệu quả kinh tế cây trồng tập trung vào các
cây trồng chính như: lúa, ngô, mía, mì trên cơ sở điều tra trực tiếp 60 hộ ở hai vùng địa
hình khác nhau của huyện Tư Nghĩa đó là xã Nghĩa Điền và xã Nghĩa Hiệp. Từ đó
đóng góp cơ sở cho việc định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý
và có hiệu quả tại huyện Tư Nghĩa.
Đồng thời qua nghiên cứu còn nêu lên một số ý kiến về các biện pháp cần thiết có

liên quan việc sử dụng đất nông nghiệp tại địa phương.

iv


MỤC LỤC
Trang

Danh mục các chữ viết tắt

ix
Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận

2

1.3.1. Giới hạn về nội dung

2

1.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu

2

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.4. Thời gian nghiên cứu


3

1.4. Cấu trúc của khoá luận

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tư Nghĩa

4

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

4

a) Vị trí địa lý

4

b) Địa hình

5

c) Khí hậu

6


d) Tài nguyên nước

6

e) Tài nguyên biển và ven biển

7

f) Tài nguyên đất

7
v


g) Tài nguyên rừng

8

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện

9

a) Dân số - lao động

9

b) Kết cấu hạ tầng cơ sở

11


2.1.3. Văn hoá – xã hội

12

a) Giáo dục đào tạo

12

b) Y tế

12

c) Công tác xoá đói, giảm nghèo

12

2.2. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương

12

2.2.1. Hoạt động khuyến nông

12

2.2.2. Chính sách ruộng đất

13

2.2.3. Tín dụng


13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Một số khái niệm

14
14

3.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp

14

3.1.2. Vai trò và hiệu quả sử dụng đất đai vào sản xuất nông
nghiệp

14
a) Vai trò

14

b) Hiệu quả sử dụng

15

3.1.3. Khái niệm về phát triển nông thôn

15

3.1.4. Bảo tồn môi trường


15

3.2. Một số vấn đề trong đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp

16

3.2.1. Mục tiêu sử dụng đất

16

3.2.2. Các quan điểm về sử dụng đất

16

3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

17

3.4. Phương pháp nghiên cứu

18

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

18

a) Thu thập, phân tích thông tin tư liệu sẵn có

18


b) Phương pháp phỏng vấn qua bảng câu hỏi

18

c) Phương pháp phỏng vấn những người chuyên sâu, am hiểu

18

3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu
vi

18


a) Phương pháp tổng hợp, thống kê những số liệu cần thiết

18

b) Phương pháp tính toán, so sánh

18

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

19

4.1. Yếu tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại vùng

19


4.1.1. Yếu tố thuận lợi

19

4.1.2. Khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

20

4.2. Vấn đề quản lý, cấp quyền sử dụng đất tại địa bàn

21

4.2.1. Trước khi có Luật Đất Đai 1993

21

4.2.2. Sau Luật Đất Đai 1993

21

4.3. Cơ cấu đất đai và cơ cấu cây trồng năm 2006

22

4.3.1. Cơ cấu đất đai

22

4.3.2. Cơ cấu cây trồng qua 2 năm 2005 – 2006


23

4.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp

27

4.4.1. Cơ cấu tổng sản phẩm nông nghiệp

27

4.4.2. Năng suất các loại cây trồng

30

4.4.3. Tình hình chăn nuôi trong những năm gần đây

32

4.5. Phân tích hiệu quả cây trồng chủ yếu của huyện ở các hộ điều

33

4.5.1. Phân loại cây trồng phù hợp vùng địa hình

33

4.5.2. Hiệu quả kinh tế của 1 ha canh tác lúa

34


4.5.3. Hiệu quả kinh tế của một ha canh tác ngô

35

4.5.4. So sánh hiệu quả kinh tế canh tác 1 ha lúa và ngô

36

4.5.5. Hiệu quả kinh tế canh tác 1 ha mía

38

4.5.6. Hiệu quả kinh tế canh tác 1 ha mì

39

4.5.7. So sánh hiệu quả kinh tế canh tác 1 ha giữa mía và mì

40

4.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản và cung ứng vật tư
kỹ thuật cho nông nghiệp tại địa phương

42

4.6.1. Thị trường tiêu thụ nông sản

42


4.6.2. Hệ thống cung ứng vật tư kỹ thuật

44

4.7. Vấn đề xói mòn và các biện pháp bảo vệ đất nông nghiệp
4.7.1. Vấn đề xói mòn đất

45
45

4.7.2. Các biện pháp đã triển khai để bảo vệ đất nông nghiệp
vii


ở huyện Tư Nghĩa

46

4.8. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

47

4.9. Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả tại địa phương

48

4.9.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng
đất nông nghiệp


48

4.9.2. Đề xuất

48

4.9.3. Những giải pháp

49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXD


Công Nghiệp Xây Dựng

CPLĐ

Chi Phí Lao Động

CPVC

Chi Phí Vật chất

CT

Chỉ Thị

ĐCSD

Đất Chưa Sử Dụng

ĐNN

Đất Nông Nghiệp

ĐPNN

Đất Phi Nông Nghiệp

ĐT – TT – TH

Điều Tra – Tính Toán – Tổng Hợp


DT

Doanh Thu

DV

Dịch Vụ

GTSL

Giá Trị Sản Lượng

LN

Lợi Nhuận

NLTS

Nông Lâm Thủy Sản



Quyết Định

QSDĐ

Quyền Sử Dụng Đất

TN


Thu Nhập

TSLN

Tỷ Suất Lợi Nhuận/Chi Phí

TSTN/CP

Tỷ Suất Thu Nhập/Chi Phí

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

UNICEF

Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Diện Tích Phân theo Địa Hình

6

Bảng 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Hiện Nay


8

Bảng 2.3. Cơ Cấu Đất Rừng của Huyện Năm 2006

9

Bảng 2.4. Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ

10

Bảng 4.1. Các Yếu Tố Thuận Lợi trong Sản Xuất Nông Nghiệp

20

Bảng 4.2. Công Tác Quản Lý Đất Đai theoThời Gian

22

Bảng 4.3. Cơ Cấu Đất Đai Huyện Năm 2006

23

Bảng 4.4. Cơ Cấu Diện Tích Canh Tác trên Địa Bàn Huyện
qua 2 Năm 2005 – 2006

24

Bảng 4.5. Diện Tích Trồng Mía qua Các Năm

27


Bảng 4.6. Cơ Cấu Giá Trị Sản Lượng Cây Trồng Chính

28

Bảng 4.7. Năng Suất Trung Bình Các Loại Cây Trồng Chính

30

Bảng 4.8. Số Lượng và Cơ Cấu Đàn Gia Súc của Huyện Qua 3 Năm

32

Bảng 4.9 Kết Quả và Hiệu Quả của Một Ha Canh Tác Lúa

34

Bảng 4.10. Kết Quả và Hiệu Quả của 1 Ha Canh Tác Ngô

35

Bảng 4.11. So Sánh Hiệu Quả Kinh Tế Canh Tác 1 Ha Giữa Lúa và Ngô

36

Bảng 4.12. Kết Quả và Hiệu Quả 1 Ha Canh Tác Mía

38

Bảng 4.13. Kết Quả và Hiệu Quả 1 Ha Canh Tác Mì


39

Bảng 4.14. So Sánh Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Tế 1 Ha Mía và Mì

40

Bảng 4.15. Kế Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp đến Năm 2010

47

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hinh 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Quảng Ngãi

5

Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Đất Đai Toàn Huyện Năm 2006

8

Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động của Huyện Năm 2006

10

Hình 4.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Cây Trồng của Huyện Năm 2005 – 2006


25

Hình 4.2. Biểu Đồ Năng Suất Các Loại Cây Trồng Chính

31

Hình 4.3. Lịch Thời Vụ

42

Hình 4.4. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Nông Sản ở Địa Phương

44

Hình 4.5. Sơ Đồ Hệ Thống Cung Ứng Vật Tư Kỹ Thuật

45

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Một Số Hình Ảnh Về Các Cây Trồng Chính tại Huyện Tư Nghĩa

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay
thế trong nông nghiệp. Đất nông nghiệp vừa là môi trường làm việc vừa là yếu tố lao
động rất cần thiết trong sản xuất nông nghiệp.
Với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp trong nước nói chung và tỉnh
Quảng Ngãi nói riêng thì vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tăng thu
nhập nâng cao mức sống người nông dân là một trong những vấn đề không thể thiếu
của tiến trình phát triển kinh tế thị trường.
Tư Nghĩa là một huyện giáp liền thành phố Quảng Ngãi, là huyện có vị trí quan
trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Đất của huyện khá
thuận lợi trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, huyện Tư Nghĩa có 2 con sông chính
là sông Bàu Giang và sông Vệ hằng năm bồi đắp một lượng phù sa khá lớn cho các
cánh đồng lúa dọc theo hệ thống sông này, riêng ở vùng địa hình cao có loại đất đỏ
vàng, thành phần cơ giới nhẹ thích hợp trồng cây mía, mì, chăn nuôi gia súc. Cùng với
sự phát triển của huyện trong những năm gần đây, đã có những biến đổi về mục đích
sử dụng đất cũng như những chuyển biến về cơ cấu cây trồng, ở vùng địa hình thấp
dọc theo các con sông một phần diện tích trồng cây ngô bị giảm, diện tích lúa vẫn ổn
định; trong khi đó ở vùng địa hình cao diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày như
mía, mì ngày càng tăng. Cùng với việc biến động diện tích gieo trồng là sự thay đổi về
xu hướng canh tác của người dân tại huyện Tư Nghĩa. Bên cạnh đó, huyện Tư Nghĩa
có địa hình tương đối dốc, ở huyện thường xảy ra xói mòn đất nói chung và đất nông
nghiệp nói riêng khi có mưa, lũ quá lớn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất
của người dân.


Xuất phát từ những nhận định trên, đồng thời được sự đồng ý của khoa Kinh Tế
trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, và sự chấp thuận của các ban ngành chức năng
huyện Tư Nghĩa, dưới sự hướng dẫn của thầy Lê Quang Thông, tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp sử dụng đất nông nghiệp tại

huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi”.
Việc đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp là
rất cần thiết nhằm phát huy thế mạnh trong việc sử dụng đất đai góp phần nâng cao
hiệu quả kinh tế, nâng cao sinh kế của người dân địa phương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng sử dụng đất nông nghiệp
tại huyện Tư Nghĩa từ đó đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng đất
nông nghiệp đạt hiệu quả tại địa phương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Xác định những yếu tố thuận lợi, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp tại
vùng.
Tìm hiểu vấn đề quản lí, quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Cơ cấu đất nông nghiệp và cơ cấu cây trồng tại huyện.
Hiệu quả một số cây trồng chính trên địa bàn.
Các biện pháp chống xói mòn, bảo tồn đất ở vùng.
Đề xuất giải pháp nhằm tạo điều kiện cho việc sử dụng đất nông
nghiệp đạt hiệu quả.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận
1.3.1. Giới hạn về nội dung
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu cơ cấu đất nông nghiệp, hiệu quả một số cây
trồng chính, vấn đề xói mòn đất nông nghiệp ở huyện trong năm 2006.
1.3.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu.
Tiến hành nghiên cứu tổng thể tình hình đất nông nghiệp và những yếu tố liên
quan trong phạm vi toàn huyện. Để nghiên cứu điểm về hiệu quả kinh tế một số cây
2


trồng chính, chúng tôi chọn hai xã đại diện: xã Nghĩa Điền (đại diện vùng đồi núi) và
xã Nghĩa Hiệp (đại diện vùng đồng bằng ven biển).

1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Là các cá nhân, tổ chức sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện.
1.3.4. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng đất nông nghiệp huyện năm 2006.
1.4. Cấu trúc của khoá luận
Chương 1: Nêu khái quát vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc
khoá luận.
Chương 2: Giới thiệu tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
Chương 3: Trình bày chi tiết những lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
đồng thời nêu vắn tắt phương pháp nghiên cứu mà người nghiên cứu đã sử dụng.
Chương 4: Trình bày những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện khoá
luận và phân tích, thảo luận các kết quả ấy.
Chương 5: Từ những kết quả phân tích rút ra kết luận, đề xuất những kiến nghị,
biện pháp nhằm nâng cao sản lượng nông sản, tăng thu nhập cho người dân địa
phương.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Tư Nghĩa
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Vị trí địa lý
Tư Nghĩa là một huyện đồng bằng, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế miền
Trung thuộc phía nam tỉnh Quảng Ngãi, diện tích tự nhiên là 22.729 km 2. Dân số năm
2006 là 184.180 người chiếm gần 15% dân số cả tỉnh. Về hành chính huyện Tư Nghĩa
hiện tại có 2 thị trấn, 3 xã miền núi, 13 xã đồng bằng ven biển.
Huyện Tư Nghĩa có bờ biển dài 6 km. Phía Bắc giáp thành phố Quảng Ngãi và

huyện Sơn Tịnh, phía Nam giáp huyện Mộ Đức, phía Tây giáp huyện Nghĩa Hành,
huyện Sơn Hà, phía Đông giáp Biển Đông.
Huyện Tư Nghĩa nằm sát thành phố Quảng Ngãi, cách cảng biển và khu công
nghiệp Dung Quất 40 km về phía Nam, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, gần các khu công nghiệp của tỉnh đã và đang hình thành (khu công nghiệp phía
Tây, Nam và Bắc), có đường quốc lộ 1A và đường sắt Thống nhất chạy qua huyện, tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá, phát triển kinh tế xã hội, tiếp thu nhanh
tiến bộ kỹ thuật và áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống.
Vị trí địa lý tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tư Nghĩa mở rộng giao lưu kinh
tế với các huyện, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên và cả nước, kích thích và lôi kéo các
ngành kinh tế khác phát triển. Đồng thời cũng đặt ra cho huyện cần thiết phải phát
triển nhanh nền kinh tế xã hội theo thế mạnh đặc thù và những ngành kinh tế khác kể
cả dịch vụ, đào tạo gắn với các khu công nghiệp của tỉnh và khu công nghiệp Dung
Quất.

4


Hình 2.1. Bản Đồ Hành Chính Tỉnh Quảng Ngãi

Nguồn ảnh: Website: http//: www.quangngai.gov.vn

5


b) Địa hình
Địa hình tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với các dạng địa hình
đồi núi thấp, đồng bằng ven biển, với độ dốc 2%, từ độ cao 300 m xuống dưới 1m so
với mặt nước biển.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Diện Tích Phân theo Địa Hình


Loại địa hình
Đồi núi thấp
Đồng bằng ven biển
Tổng cộng

Diện tích
(ha)

Cơ cấu
(%)

Độ cao so với mặt nước
biển (m)

5.437
17.292
22.729

23,93
76,07
100

15 - 25
2-5

Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện
Địa hình đồi núi cao từ phía Tây Nam thấp dần xuống với độ cao từ 25 m
xuống 15 m, có diện tích 5.437 ha chiếm 23,93% diện tích toàn huyện.
Vùng đồng bằng ven biển (phía Đông Nam) có độ cao trung bình từ 2 m đến 5

m với diện tích 17.292 ha chiếm 76,07% tổng diện tích toàn huyện.
c) Khí hậu
Huyện Tư Nghĩa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, nền nhiệt độ cao
và ít biến động có thể chia làm hai vùng tiểu khí hậu: vùng đồng bằng và vùng núi.
Nhiệt độ trung bình vùng đồng bằng 25,90C, vùng núi 22,20C.
Lượng mưa hàng năm từ 2.770 - 2.850 mm, tập trung từ tháng 9 đến tháng 11
âm lịch (chiếm 70 - 80 lượng mưa cả năm) thường gây nên lũ lụt.
Số giờ nắng của huyện khoảng 2000 giờ/năm.
Độ ẩm tương đối vùng đồng bằng 83%, vùng núi 85%.
Tốc độ gió bình quân 2,8 m/giây. Sương mù xuất hiện khoảng từ tháng Giêng
đến tháng Tư.
Khí hậu huyện Tư Nghĩa ôn hoà, giờ nắng trong năm khá lớn tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp và trong công nghiệp chế biến nông, lâm,
thuỷ sản. Tuy nhiên do địa hình dốc, mưa tập trung vào mùa Thu và mùa Đông gây lũ
lụt, ngập úng; Xuân - Hè mưa ít, nắng nhiều nên nhiệt độ cao gây hạn, mặt khác chịu
ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc, các cơn bão từ biển Đông đẩy vào gây thiệt hại lớn,
nhất là thiệt hại về giao thông, thuỷ lợi, và sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.
6


d) Tài nguyên nước
Huyện Tư Nghĩa có hệ thống sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Bàu Giang, sông
Cây Bứa. Tổng lượng dòng chảy lớn, riêng lưu vực sông Trà Khúc và sông Vệ đã đạt
7.431 triệu m3. Nguồn nước mặt chủ yếu sử dụng cho nông nghiệp và các hoạt động
kinh tế khác. Tài nguyên nước ngầm tương đối dồi dào về trữ lượng, có độ sâu từ 2 m
đến 4 m. Tại huyện có công trình thuỷ lợi Thạch Nham, đây là công trình thuỷ lợi
cung cấp nước tưới chính trong hoạt động sản xuất của nông hộ, có các con mương
nhỏ để dẫn nước về các cánh đồng.
Để khai thác tốt lượng nước mặt, nước ngầm, huyện cần chú ý tiếp tục hoàn
thành tốt kênh mương nội đồng và tu bổ các công trình cũ để đón nước Thạch Nham

phục vụ sản xuất và đời sống. Khai thác các giếng nước ngọt nhất là vùng ven biển để
phục vụ đời sống nhân dân.
e) Tài nguyên biển và ven biển
Bờ biển của huyện dài 6 km với 2 cửa biển là Cửa Đại (Cổ Luỹ) và Cửa Lở
(Thu Xà) thuận lợi cho khai thác hải sản và lưu thông đường thuỷ, khả năng phát triển
kinh tế thuỷ hải sản và nuôi trồng thuỷ hải sản khá phong phú.
f) Tài nguyên đất
Với diện tích 22.729 ha, huyện Tư Nghĩa có 6 loại đất khác nhau: đất phù sa,
đất bạc màu, đất nhiễm mặn, đất cát, đất xám, đất mùn đỏ vàng rất thuận lợi cho việc
phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp đạt hiệu quả cao. Quan trọng là nhóm đất phù sa
dọc sông Trà Khúc và sông Vệ diện tích 12.365 ha thích hợp trồng cây lúa, cây công
nghiệp ngắn ngày, rau…
Nhóm đất đỏ vàng ở vùng núi phía Tây và phía Nam có diện tích 5.500 ha thích
hợp với cây công nghiệp dài ngày, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc. Nhìn chung đất ở
vùng địa hình này có thành phần cơ giới nhẹ, hơi chặt, thích hợp với cây công nghiệp
ngắn ngày như mì, mía…

7


Bảng 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất của Huyện Hiện Nay

Khoảng mục
Đất nông nghiệp
Đất phi nông nghiệp
Đất chưa sử dụng
Tổng cộng

Diện tích(ha)


Cơ cấu(%)

15.124
66,54
4.917
21,63
2.688
11,83
22.729
100
Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện

Với quỹ đất tự nhiên là 22.729 ha, trong đó đã sử dụng 20.041 ha, chiếm
88,17% diện tích tự nhiên, đất chưa sử dụng là 2.688 ha, chiếm 11,83% diện tích tự
nhiên.
Trong 20.041 ha đất đã sử dụng thì đất sử dụng vào nông nghiệp 15.124 ha
chiếm 66,54% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 4.917 ha chiếm 21,63% diện
tích tự nhiên.
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Đất Đai Toàn Huyện Năm 2006

Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện
g) Tài nguyên rừng
So với các huyện trong tỉnh thì vốn rừng tự nhiên của huyện Tư Nghĩa rất ít (cả
về diện tích và trữ lượng) chủ yếu là cây lấy gỗ, lấy củi không có cây đặc sản, động vật
chỉ còn lợn rừng, gà rừng.

8


Rừng hiện còn chủ yếu ở địa hình núi cao, độ dốc lớn, điều kiện khai thác khó

khăn.
Quá trình diễn biến thế rừng ở huyện đang có xu thế giảm diện tích rừng tự
nhiên và diện tích rừng trồng tăng. Đây là xu thế xấu do quá trình khai thác rừng bừa
bãi, vì vậy cần thay đổi xu thế này bằng cách đẩy mạnh tu bổ, cải tạo rừng tự nhiên và
rừng trồng.
Bảng 2.3. Cơ Cấu Đất Rừng của Huyện Năm 2006
Khoảng mục
Đất rừng sản xuất
Đất rừng phòng hộ
Tổng cộng

Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
2.050
41,51
2.890
58,49
4.940
100
Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện
a) Dân số - lao động
Dân số huyện Tư Nghĩa thời điểm cuối năm 2006 có 184.180 người, tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,2 %/năm. Mật độ dân số trung bình là 810 người/km 2 phân bổ tập
trung ở vùng đồng bằng và ven biển.
Dân cư nông thôn chiếm gần 90% dân cư toàn huyện.Tỷ lệ biết chữ trong nhân
dân là 98%.
Tổng nguồn lao động năm 2006 có 97.675 người chiếm 53,03% dân số. Số
người có việc làm là 93.175 người chiếm 95,4% số người lao động. Số người chưa có

việc làm là 4.500 người chiếm 4,6% so với người lao động. Số người được giải quyết
việc làm trong năm có 3.100 người. Số hộ được vay vốn tạo việc làm là 1.200 hộ.
Ở thị trấn lao động không có việc làm chiếm khoảng 10% dân số khu vực, ở
nông thôn mặc dầu không có người thất nghiệp hoàn toàn, song phần lớn chỉ sử dụng
2/3 quỹ thời gian lao động, tập trung chủ yếu vào giai đoạn gieo trồng và thu hoạch,
còn vào mùa mưa lũ thì hầu như không làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Lao động tập trung 76,69% ở khu vực nông thôn trong các ngành sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp. Lao động ngành công nghiệp xây dựng chiếm 12,1%, lao động
các ngành dịch vụ chiếm 11,21% lao động toàn huyện.
Hình 2.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động của Huyện Năm 2006
9


Nguồn: Phòng Tài Nguyên Môi Trường Huyện
Trong số 93.175 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân có
4.625 người có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp chiếm 4,97%,
có khoảng 1.500 người có trình độ công nhân kỹ thuật. Nhìn chung tỷ lệ lao động kỹ
thuật (từ công nhân kỹ thuật trở lên) so với lao động đang làm việc trong các ngành
kinh tế quốc dân quá nhỏ bé (4,97%) vắng cán bộ có trình độ cao trong các ngành tạo
ra sản phẩm công nghiệp cũng như trong quản lí hành chính.
Bảng 2.4. Cơ Cấu Lao Động theo Trình Độ

Khoảng mục

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Đại học, cao đẳng


3.125

3,35

Trung học chuyên nghiệp

1.500

1,62

Lao động tiểu thủ công nghiệp

3.500

3,76

Lao động khác(nông nghiệp, dịch vụ…)

85.050

91,27

Tổng cộng

93.175

100

Nguồn:Báo Cáo KTXH Huyện 2006
b) Kết cấu hạ tầng cơ sở

10


- Giao thông, vận tải
Huyện Tư Nghĩa nằm dọc theo quốc lộ 1A, có trục đường sắt Bắc Nam chạy
ngang qua rất thuận lợi trong việc lưu thông trong và ngoài huyện. Hệ thống giao
thông của huyện chủ yếu là đường bộ tương đối thuận lợi, xe ô tô có thể đi đến 18 xã,
thị trấn tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà.
Năng lực vận tải hàng hoá, hành khách không lớn, chủ yếu phục vụ nhu cầu
trong huyện, tỉnh. Khối lượng luân chuyển hàng hoá năm 2006 là 30 triệu tấn/km/năm,
khối lượng luân chuyển hành khách là 50 triệu hành khách/km/năm.
- Thông tin – liên lạc
Tổng số máy điện thoại thuê bao năm 2006 có 9.800 máy (đạt tỷ lệ 5,32
máy/100 người dân) trong đố 9.300 máy cố định và 500 máy di động. Mạng lưới thông
tin liên lạc được trang bị đến các xã. Số người kết nối sử dụng Internet năm 2006 là
100 người.
- Dịch vụ thương mại
Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà Nước, những năm qua mạng lưới dịch vụ thương mại phát triển
nhanh, đa dạng hoá các mặt hàng, phục vụ tốt nhu cầu nhân dân. Tổng mức bán lẻ và
doanh thu dịch vụ 2006 là 159,6 tỷ đồng.
- Nước sinh hoạt
Nước sinh hoạt chủ yếu của huyện là các giếng đào nên bị nhiễm bẩn và mặn,
vào mùa khô có một số xã bị thiếu nước ngọt như Nghĩa An, Nghĩa Phú, ở thị trấn La
Hà, thị trấn Sông Vệ thiếu nước sạch. Riêng xã Nghĩa Phú đã được xây dựng một hệ
thống nước sinh hoạt cho dân thuộc chương trình nước sạch nông thôn của UNICEF
viện trợ đã đưa vào sử dụng.
Thoát nước: Hầu như không có các hệ thống thoát nước mà chủ yếu là cống
rãnh lộ thiên do nhân dân tự làm.
- Vệ sinh môi trường

Huyện Tư Nghĩa có nhà máy lớn chế biến tinh bột mì và có các ngành nghề thủ
công truyền thống như sản xuất gạch, ngói; gần đây phát triển ngành nghề sản xuất
cồn, rượu nên các chất thải gây ô nhiễm môi trường ở một số địa phương, nhất là các

11


thị trấn và một số chợ nông thôn. Các phương tiện vận chuyển gây nhiều khói bụi
trong mùa nắng, dơ bẩn trong mùa mưa ảnh hưởng lớn đến vệ sinh môi trường.
- Về trình độ và kết cấu công nghệ
Nhìn chung công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn yếu kém và lạc hậu, các cơ sở
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đều ở dạng thủ công, thiết bị công nghệ cũ kỹ, lạc
hậu không bắt kịp với thời kì kinh tế thị trường của tỉnh cũng như của cả nước.
Các doanh nghiệp tư nhân do vốn đầu tư ít, nên phần lớn tập trung vào các lĩnh
vực sinh lợi nhanh như ngành dịch vụ, xây dựng, cơ khí thủ công nhằm sử dụng nhiều
lao động.
2.1.3. Văn hoá – xã hội
a) Giáo dục đào tạo
Số học sinh phổ thông của huyện có mặt đầu năm học bình quân tăng 1%, đến
năm 2006 tỷ lệ xã phổ cập trung học cơ sở đạt 95%, số trường đạt chuẩn quốc gia đạt
29%, chất lượng học và dạy được nâng cao, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm.
b) Y tế
Cơ quan y tế huyện đã có nhiều cố gắng trong công tác khám chữa bệnh và
chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân, tỷ lệ sử dụng giường bệnh đạt 70,3%, các
chương trình quốc gia về dân số và gia đình được thực hiện có hiệu quả, công tác
phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm được tiến hành thường xuyên, góp
phần bảo vệ môi trường và không để dịch bệnh xảy ra.
Đến năm 2006, đạt 7,03 giường bệnh/vạn dân, 2,34 bác sĩ/vạn dân, 100% số
trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng là 24%.
c) Công tác xoá đói, giảm nghèo

Tại huyện Tư Nghĩa công tác xoá đói giảm nghèo được chú trọng, các hộ nghèo
vay vốn từ ngân hàng chính sách xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng
năm giảm, đến năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 6,12% (tiêu chuẩn cũ).
2.2. Các chương trình phát triển kinh tế xã hội tại địa phương
2.2.1. Hoạt động khuyến nông
Hoạt động khuyến nông là một trong những nhân tố góp phần tăng năng suất
cây trồng - vật nuôi. Công tác khuyến nông ở huyện khá được chú trọng, trạm khuyến
12


nông huyện thường xuyên cử cán bộ về các xã tập huấn lí thuyết cũng như một số kĩ
thuật trồng trọt, chăn nuôi cho nông dân. Có các mô hình thí điểm về một số loại cây,
con mới như trồng dưa leo trên bạc ở xã Nghĩa Mỹ, nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất
nhiễm mặn ở xã Nghĩa Phú. Tuy nhiên, hình thức hoạt động không được nhân rộng ra
ở phần lớn nông dân vì vấn đề kinh phí, vấn đề trình độ, kinh nghiệm…Điều này gây
khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như chăm sóc, sản xuất cây - con gì phù hợp.
Nhìn chung, ở các xã còn thiếu một lực lượng cán bộ khuyến nông có trình độ cao, kĩ
năng tốt cũng là trở ngại trong việc đưa những tiến bộ kĩ thuật đến với người dân.
2.2.2. Chính sách ruộng đất
Đất đai là tài nguyên quý và cần thiết đối với sản xuất nông nghiệp. Theo Luật
Đất Đai 2003 đất đai thuộc sở hữu Nhà Nước, Nhà Nước thực hiện quyền quyết định
mục đích sử dụng đất thông qua các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyền quy định
về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho
phép chuyển mục đích sử dụng đất; quyền định giá đất. Cho đến nay toàn vùng có
100% hộ được đăng kí và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thực hiện giải toả
đền bù cho nhân dân khi có công trình Nhà Nước đầu tư trên địa bàn. Có chương trình
đầu tư cơ sở hạ tầng nâng cấp sửa chữa đường liên thôn, liên xã.
2.2.3. Tín dụng
Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu đầu tư sản xuất ngày càng tăng mặt khác
do thu nhập người dân còn thấp và khả năng tích luỹ đầu tư còn hạn chế nên nhu cầu

vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của người dân rất lớn. Việc hỗ trợ vốn là điều cần
thiết để giúp các hộ đầu tư sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao. Nguồn vốn cho hộ nông
dân ở huyện Tư Nghĩa vay chủ yếu là từ Ngân Hàng Nông Nghiệp và Quỹ Tín Dụng.
Số hộ được vay vốn tạo việc làm trong huyện là 1.200 người (năm 2006). Tuy nhiên,
cũng còn nhiều hộ nông dân gặp khó khăn trong việc vay vốn như về thủ tục rườm rà,
người dân không có tài sản thế chấp có giá trị để vay số tiền lớn, có một số hộ được
vay vốn nhưng không biết đầu tư vào sản xuất như thế nào nên tiêu dùng hết dẫn đến
khó có khả năng trả nợ.

13


×