Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lợi ít hại nhiều khi cho trẻ ngồi xe tập đi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (657.21 KB, 4 trang )

Lợi ít hại nhiều khi cho trẻ ngồi xe tập đi
Khi trẻ bước vào tuổi chập chững biết đi, một trong những cách được đa số
các bậc phụ huynh lựa chọn để giúp con tập đi dễ dàng hơn đó chính là mua
xe tập đi. Tuy nhiên, ít người biết rằng, cho con ngồi trên xe tập đi hại nhiều
hơn lợi. Một trong những cái hại đó là: Con có nguy cơ bị gù lưng, chân vòng
kiềng và giảm trí thông minh ở trẻ,...
Tác hại không ngờ từ xe tập đi
Nhiều mẹ Việt khi thấy con được khoảng 7-8 tháng tuổi, ngay lâp tức mua xe tập
đi cho con với suy nghĩ, để con tự “bơi” trong xe, một thời gian ngắn con sẽ biết đi
nhanh. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đây là việc làm vô cùng nguy hại tới con mà mẹ
không thể ngờ tới.
1. Quá nguy hiểm
Xe tập đi nguy hiểm hơn mẹ nghĩ bởi hầu hết các xe đều được thiết kế dưới dạng
bánh tròn nhỏ, tự lăn khi con dùng lực chân đẩy. Chính điều này đã gây ra những
tổn thương nặng nề khi trẻ bị ngã vì đẩy quá đà, không có vật chắn, ngã xuống bậc
thang, dốc. Theo thống kê của chính phủ Canada năm 2003, mỗi năm có khoảng
1.000 trẻ sơ sinh bị thương khi sử dụng xe tập đi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Những di chứng để lại từ những lần ngã không hề nhỏ, nhẹ thì trẻ bị gẫy tay chân
hoặc trầy xước, nặng có thể tổn thương não. Bởi tốc độ di chuyển của xe tập đi có
thể lên tới 91cm/giây, trong khi đó, trẻ chưa thể nào kiểm soát được tốc độ của xe
nên dễ xảy ra tai nạn ngoài ý muốn.
Chưa kể những trường hợp trẻ ngã vào các vật dụng trong nhà như ổ điện, bếp gas
hoặc ngã xuống ao hồ có thể dẫn đến tử vong.
2. Giảm khả năng vận động và trí thông minh ở trẻ
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một đứa trẻ tự vận động và tập đi sẽ thông
minh hơn đứa trẻ biết đi thụ động nhờ xe tập đi và khả năng vận động của chúng
cũng sẽ nhanh nhẹn hơn nếu mẹ loại bỏ xe tập đi trong thời thơ ấu của con.


Thực tế, một đứa trẻ phát triển trí tuệ dựa trên việc phát triển xúc giác, vị giác,
thính giác và khướu giác. Nếu đứa trẻ hàng ngày bị “giam giữ” trên xe tập đi,
chúng sẽ bị gò bó không gian tiếp xúc và hạn chế sự phát triển của các giác quan.
Ngoài ra, đứa trẻ đó cũng sẽ không thể cảm nhận được việc độc lập đi như thế nào,
tất cả đều phải dựa vào chiếc xe tập đi mà thôi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


3. Trẻ có nguy cơ bị gù lưng và cong chân
Khi cho trẻ ngồi trên xe tập đi quá sớm, hệ xương của trẻ còn quá yếu và không
thể nào nâng đỡ được phần trên cơ thể dẫn tới biến dạng xương và nguy cơ trẻ bị
gù trong tương lai là rất cao.
Ngoài ra, chiếc xe được thiết kế với một đai lót ở phía dưới để đỡ khung chậu và
toàn bộ cơ thể trẻ dẫn tới biến dạng xương phần đùi. Khi trưởng thành trẻ sẽ bị
cong chân hay còn gọi là vòng kiềng.
Khi nào cho con tập đi?

Trên lý thuyết, bé 3 tháng đã biết lẫy, 7 tháng biết bò và 9 tháng biết đi. Nhưng
thực tế, 3 tháng trẻ mới chỉ cứng cổ, 5-6 tháng mới biết lẫy thành thạo, đến tháng
thứ 8 thì có thể ngồi được và 10 tháng mới lẫm chẫm biết đi. Như vậy, nếu cha mẹ
thấy con 7-8 tháng chưa đi được như những đứa trẻ cùng trang lứa khác thì không
cần lo lắng, vì theo quá trình phát triển sinh lý bình thường, 10 tháng tuổi trẻ mới
dần đứng lên, đứng vững và tập đi. Và đúng thời điểm mẹ cho trẻ tập đi vừa an
toàn cho con mà lại giúp con nhanh biết đi.
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ tập đi đúng
Theo các bác sĩ bệnh viện Nhi Đồng, không cho con sử dụng xe tập đi con vẫn có

thể đi bình thường khi hệ xương con vững chắc. Và trong quá trình cho con tập đi,
để tránh những hậu quả, di chứng về hệ xương sau này của con, mẹ lưu ý:



Chỉ cho con tập đi khi thấy con cứng cáp, ngồi vững.



Mẹ tạo điều kiện giúp con tập đứng, việc làm này giúp cho cơ chân con săn
chắc, hệ xương chân phát triển vững chãi - tiền đề cho việc tập đi sau này.
Cách tập cũng không quá khó, mẹ cho chân con đứng vào chân mẹ và mẹ di
chuyển cùng con. Sau đó, mẹ dạy con ngồi xuống từ từ, mẹ có thể giúp con
gập đầu gối xuống trước để tránh tổn thương phần mông và cột sống.



Tuyệt đối không kéo bé đi theo mình vì có thể làm trật xương vai hoặc cổ tay.
Tốt nhất nên nâng đỡ và dìu con đi từng bước một, không đẩy bé đi về phía
trước.



Nên cho bé đi chân trần khi tập trong nhà để bé cảm nhận được từng bước đi
và sớm biết đi nhanh hơn. Mẹ có thể lót miếng xốp lên sàn nhà để tránh bé bị
ngã khi tập đi.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí




×