Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Khóa luận Dự án thành lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ cây cói tại Kim Sơn Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.16 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

DỰ ÁN: THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THIÊN
MINH CHUYÊN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÁC SẢN
PHẨM THỦ CÔNG CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÂY CÓI TẠI
LAI THÀNH - KIM SƠN - NINH BÌNH

NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Dự án: thành
lập doanh nghiệp tư nhân Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm thủ công có nguồn gốc từ cây cói tại Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình”
do Nguyễn Thị Thúy Hạnh, sinh viên khóa 28, ngành Kế Toán, đã bảo vệ thành
công trước hội đồng vào ngày

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ký tên, ngày tháng năm 2006

tháng

năm 2006

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm 2006


LỜI CẢM TẠ
Có những điều không thể nói hết bằng lời. Có những người, ta chỉ biết gởi
tới họ những lời cám ơn chân thành nhất. Thời gian vừa qua là những ngày thật
gian khó với tôi. Tôi xin chân thành gởi lời cám ơn tới những người đã giúp đỡ
tôi bằng những tình cám chân thành nhất.
Trước tiên tôi xin gởi lời cám ơn chân thành tới ba mẹ, nếu không có ba
mẹ có lẽ tôi đã không đủ nghị lực và sức khỏe để học tập. Tôi xin chân thành
cám ơn Thầy Đặng Thanh Hà, giảng viên hướng dẫn của tôi. Thầy đã tận tình
hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong quá trình làm đề tài. Tôi cũng xin cám ơn các thầy
cô đã dậy dỗ tôi, đã cho tôi kiến thức giúp tôi có những hiểu biết để hoàn thành
tốt bản luận văn của mình.
Tôi xin chân thành cám ơn các cô chú trong ban lãnh đạo doanh nghiệp tư
nhân thủ công mỹ nghệ Minh Hoàng (Thị trấn Phát Diệm – Kim Sơn – Ninh
Bình), các anh chị trong xí nghiệp và các cô bác đã giúp đỡ tôi trong thời gian

thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn chân thành tới anh Nguyễn Anh Tuấn,
anh Trương Trọng Nhân, em Nguyễn Duy Khánh và các bạn đã động viên, giúp
đỡ tôi thời gian vừa qua.
Tôi xin gởi tới mọi người những lời cám ơn chân thành nhất.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THÚY HẠNH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7 năm 2006. Dự án thành lập doanh nghiệp tư
nhân Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có nguồn
gốc từ cây cói tại Lai Thành - Kim Sơn - Ninh Bình.
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2006 đến tháng 06/2006 tại DNTN
Hoàng Minh (Thị trấn Phát Diệm – Kim Sơn – Ninh Bình), với mục tiêu mở rộng
DNTN Hoàng Minh dưới hình thức thành lập một cơ sở mới – DNTN Thiên
Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có nguồn gốc từ cây
cói tại Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình.
Nội dung chính của đề tài được giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hiệu
quả tài chính của DA. Tổng vốn đầu tư cho DA ước tính 1442857452 đồng. Các
nguồn huy động là nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay. Trong đó, giá trị vốn chủ
sở hữu là 942857452 đồng, chiếm 65.35 % tổng giá trị vốn đầu tư, lãi suất chủ sở
hữu là 10% / năm. Giá trị vốn vay là 500000000 đồng, chiếm 34.65 % tổng giá
trị vốn đầu tư, lãi suất nợ vay 12% / năm. Tỷ lệ lạm phát ước tính 8.4% / năm.
Giả sử thời gian xét DA là 5 năm. DN có sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất
khẩu. Tổng sản phẩm sản xuất là 89000 SP / năm. Tỷ lệ hàng tồn kho là 15%
tổng sản phẩm thực có mỗi năm.
Kết quả:
Trường hợp 1: Đánh giá theo quan điểm tổng đầu tư, lợi nhuận trước thuế
âm trong 2 năm đầu. Giá trị lợi nhuận ròng thu được là 784820293 (năm thứ 3),
870312855 (năm thứ 4) và 1951580131 (năm thứ 5). Giá trị NPV đạt 653678763

. Giá trị IRR đạt 34% Thời gian hoàn vốn là 4 năm 7 tháng. DA có lãi.
Trường hợp 1: Đánh giá theo quan điểm tổng đầu tư, lợi nhuận trước thuế
âm trong 2 năm đầu. Giá trị lợi nhuận ròng thu được là 659968293 (năm thứ 3),
743260855 (năm thứ 4) và 1822838131 (năm thứ 5). Giá trị NPV đạt 295130512
Giá trị IRR đạt 18.77% . Không xác định được thời gian hoàn vốn. DA có lãi.


ABSTRACT
NGUYEN THI THUY HANH, Faculty of Economics, Agriculture and
Forestry University – Ho Chi Minh City. July 2006. Project: The establishment
of Thien Minh Company for production and import of the rush handiworks at
Lai Thanh conmune, Kim Son district, Ninh Binh province.
The project is set up from April 2006 to July 2006 at Minh Hoang
company (Phat Diem centre, Kim son district, Ninh Binh province). The purpose
of project is enlargement of Minh Hoang company by establishing a new basis –
Thien Minh company which is set up to produce and import the rush handiworks
at Lai Thanh conmune, Kim Son district, Ninh Binh province. The main matter is
limitted in investigation the finance result of project. The total capital is
1442857452 VND, Finances for the building project are owners, equity and loan.
The owners, equity is 942857452 VND, it takes 65.35 % the total capital. The
rate of owners, equity is 10% per year. His debt is 500000000 VND, it takes
34.65 % the total capital and had be to repair yearly. The inflation is 8.4% per
year. We estimate to study the project in 5 years. The company, s products
consume inland and inport. The total of

producted handiworks is 89000

(product) peryear. The investory rate is 15% per year. Result:
Situation 1: The gross profit is loss in the fisrt year and the secon year.
The net profit is 784820293 VND in the thirth year, 870312855 VND in the

fourth year and 1951580131 VND in the fifth year. The net present value is
653678763. The return of rate is 34%. The perback period is four years and seven
month
Situation 2: The gross profit is loss in the fisrt year and the secon year.
The net profit 659968293 VND in the thirth year, 743260855 VND in the fourth
year and 1822838131 VND in the fifth year. The net present value is 295130512.
The return of rate is 18.77%. The payback period is negative. The project makes
profit.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục phụ lục
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
1.1.1. Mở đầu
1.1.2. Lý do lựa chọn đề tài
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
1.4. Sơ đồ cấu trúc luận văn
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Dự án đầu tư
2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân
2.1.3. Nghiên cứu thị trường
2.1.4. Lạm phát
2.1.5. Tỷ giá hối đối
2.1.6. Thuế xuất khẩu

2.1.7. Khấu hao tài sản cố định
2.1.8. Các chỉ tiêu lợi nhuận
2.1.9. Các chỉ tiêu phân tích tài chính
2.1.10. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
2.1.11. Bảng phân tích dự án
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp phỏng vấn điều tra
2.2.2. Phương pháp mô tả
2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý
2.2.4. Phương pháp phân tích
2.2.5. Phương pháp liên tưởng dự báo
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN
3.1. Tổng quan về địa điểm
3.2. Giới thiệu doanh nghiệp tư nhân Quang Minh
3.2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
3.2.2. Cơ cấu tổ chức
3.2.3. Quy mô hoạt động
3.2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong
thời gian vừa
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Giới thiệu dự án
4.1.1. Tên dự án
4.1.2. Chủ đầu tư

vi

Trang
viii
x
xii

xiii
1
1
1
1
3
3
4
5
5
5
7
9
10
11
12
13
14
16
21
21
24
24
24
24
24
25
26
26
27

27
27
28
28
30
30
30
30


4.1.3. Địa điểm đầu tư
4.1.4. Ý nghĩa và mục tiêu của dự án
4.1.5. Quy mô của dự án
4.1.6. Sản phẩm
4.1.7. Nguyên vật liệu
4.1.8. Quy trình sản xuất
4.1.9. Công cụ sản xuất
4.1.10. Bộ máy tổ chức và hình thức quản lý
4.1.11. Các nhân viên và lương bổng
4.1.12. Địa điểm không gian, mặt bằng
4.1.13. Kiến trúc xây dựng
4.1.14. Vốn đầu tư
4.1.15. Nguồn vốn đầu tư
4.2. Hiệu quả tài chính của dự án
4.2.1. Bảng thông số
4.2.2. Phân tích hiệu quả tài chính
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Đánh giá dự án theo quan điểm tổng đầu tư
5.1.2. Đánh giá dự án theo quan điểm chủ sở hữu

5.2. Kiến nghị
5.2.2. Kiến nghị 2
5.2.3. Kiến nghị 3
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

vii

30
30
32
33
37
39
39
39
41
44
45
47
51
52
52
56
65
65
65
65
66
66

66
67


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BV

Bảo Vệ

CPNC

Chi Phí Nhân Công

CTTTHH

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn

CSSX

Cơ Sở Sản Xuất

DA

Dự án

DN

Doanh Nghiệp

DNNN


Doanh Nghiệp Nhà Nước

DNTN

Doanh Nghiệp Tư Nhân

DP

Dự Phí

ĐV

Đơn Vị



Giám Đốc

If

Tỷ Lệ Lạm Phát

IRR

Tỷ Suất Sinh Lợi

KD

Kinh Doanh


KEK

Kế Toán Kho

KENVL

Kế Toán Nguyên Vật Liệu

KET

Kế Toán Trưởng

KETP

Kế Toán Thành Phẩm

KH

Khấu Hao

LĐSX

Lao Động Sản Xuất

NPV

Hiện Giá Thu Nhập Thuần

NVL


Nguyên Vật Liệu

NVBH

Nhân Viên Bán Hàng

NVK

Nhân Viên Kho

NVKD

Nhân Viên Kinh Doanh

PGĐ

Phó Giám Đốc

PP

Thời Gian Hoàn Vốn

QC

Quy Cách

QH

Quốc Hội


viii


SP

Sản Phẩm

SX

Sản Xuất

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TCPNC

Tổng Chi Phí Nhân Công

TCX

Trợ Cấp Xăng

TK

Thủ Kho

TPKD


Trưởng Phòng Kinh Doanh

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

TTSX

Tổ Trưởng Sản Xuất

TTTK

Tính Toán Thống Kê

TTTH

Tính Toán Tổng Hợp

TV

Tạp Vụ

TX

Tài Xế

VLĐ

Vốn Lưu Động


XK

Xuất Khẩu

WACC

Chi Phí Sử Dụng Vốn Trung Bình

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
29

Bảng 1. Báo Cáo Thu Nhập của DNTN Thủ Công Mỹ Nghệ
Minh Hoàng từ Năm 2001 đến Năm 2005
Bảng 2. Các Cơ Sở Sản Xuất trong Huyện Kim Sơn Năm 2005

31

Bảng 3. Nhu Cầu SP và Khả Năng Đáp Ứng Thị Trường của 32
DNTN Thủ Công Mỹ Nghệ Minh Hoàng Năm 2005
Bảng 4. Bảng Kê Nhóm Sản Phẩm

33

Bảng 5. Bảng Dự Kiến Nhân Viên và Lương Bổng

42


Bảng 6. Bảng Tính Lương

44

Bảng 7. Cơ Cấu Kiến Trúc Dự Kiến Xây Dựng DNTN Thiên Minh

46

Bảng 8. Các Danh Mục Đầu Tư Từ Khoản Mục Vốn Cố Định

47

Bảng 9. Chi Phí Nguyên vật Liệu (Tính Trên 1 Đơn Vị Sản Phẩm)

49

Bảng 10. Chi Phí Nguyên Vật Liệu

50

Bảng 11. Vốn Lưu Động

51

Bảng 12. Bảng Cơ Cấu Nguồn Vốn của DNTN Thiên Minh 51
Bảng 13. Bảng Tính Suất Sinh Lợi của Dự Án trong Giai Đoạn

52


Bảng 14. Bảng Tính Suất Sinh Lợi của DA trong Giai Đoạn 2

52

Bảng 15. Bảng Giá Sản Phẩm

53

Bảng 16. Bảng Kê Tỷ Giá Hối Đoái giữa Đồng Dola Mỹ và Đồng VND

55

ở Một Số Thời Điểm Trong Tháng 7, 8, 9 năm 2005
Bảng 17. Chỉ Số Lạm Phát và Tỷ Giá Hối Đoái

56

Bảng 18. Kế Hoạch Trả Nợ theo Phương Pháp Kỳ Khoản Giảm Dần

56

Bảng 19. Giá Trị Nợ Phải Trả Dưới Tác Động của Lạm Phát57
Bảng 20. Bảng Tính Khấu Hao 57
Bảng 21. Bảng Tính Khấu Hao Dứoi Tác Động của Lạm Phát
Bảng 22. Bảng Dự Tính Sản Lượng

57

58


Bảng 23. Bảng Tổng Hợp Sản Lượng Tiêu Thụ Dự Kiến Qua Các Năm 59
Bảng 24. Bảng Tổng Hợp Doanh Thu

59

Bảng 25. Chi Phí Hoạt Động

60

x


Bảng 26. Vốn Lưu Động

60

Bảng 27. Tình Hình Biến Động Vốn Lưu Động

61

Bảng 28. Bảng Chiết tính Lời Lỗ

61

Bảng 29. Báo Cáo Ngân Lưu Danh Nghĩa theo Quan Điểm Tổng Đầu Tư

62

Bảng 30. Báo Cáo Ngân Lưu Danh Nghĩa theo Quan Điểm Chủ Sở Hữu


63

Bảng 31. Bảng Hiện Giá Thu Nhập Thuần

64

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ Đồ Vòng Đời Dự Án
Hình 2. Sơ Đồ Vòng Đời Chi Tiết Dự Á
Hình 3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Theo Trực Tuyến
Hình 4. Sơ Đồ Cơ Cấu tổ Chức Quản Trị theo Chức Năng
Hình 5. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị theo Trực Tuyến - Chức Năng
Hình 6. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức của DNTN Thủ Công Mỹ Nghệ Minh Hoàng

28

Hình 7. Sơ Đồ Qui Trình Thu Gom, Phân Phối Sản Phẩm Giữa Các CSSX

31

Hình 8. Sơ Đồ Dòng Lưu Chuyển Sản Phẩm từ Hoạt Động Sản

33

Hình 9. Sơ Đồ Dòng Lưu Chuyển Sản Phẩm Trong Quá Trình Thu Mua


34

Hình 10. Qui Trình Nguyên Vật Liệu

38

Hình 11. Sơ Đồ Qui Trình Sản Xuất

39

Hình 12. Sơ Đồ Dự Kiến Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Của DNTN Thiên Minh

39

Hình 13. Sơ Đồ Vận Hành Dự Kiến Bộ Máy Kế Toán

40

Hình 14. Sơ Đồ Vận Hành Dự Kiến Bộ Phận kinh Doanh

41

Hình 15. Sơ Đồ Vận Hành Dự Kiến Bộ Phận Sản Xuất

41

Hình 16. Sơ Đồ Mặt Cắt Khu Đất Xây Dựng

45


Hình 17. Kiến Trức Dự Kiến Xây Dựng DNTN Thiên Minh

46

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Bảng giá chi tiết sản phẩm.
Cách tính chỉ tiêu IRR
Bảng tính doanh thu
Mô phỏng sản phẩm.

xiii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
1.1.1. Mở đầu
Nền kinh tế Việt Nam trước những năm đổi mới, nhìn chung phát triển
theo mô hình cộng đồng làng xóm gắn liền với các làng nghề thủ công truyền
thống. Nước ta từng tồn tại và phát triển nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như
gạch Bát Tràng, rượu làng Vân, tranh dân gian Đông Hồ, chiếu cói Phát Diệm…
Tuy nhiên khi đất nước bước vào quá trình đổi mớí, nền kinh tế chuyển mình
theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các giá trị văn hoá cổ xưa dần bị
mai một, trong đó có sự biến mất của nhiều làng nghề thủ công. Bởi vậy công tác
bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công đang là xu hướng được nhà nước
khuyến khích đầu tư.

1.1.2. Lý do lựa chọn đề tài
Điều kiện tự nhiên. Tỉnh Ninh Bình thuộc khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, là một tỉnh có điều kiện tự nhiên phong phú với các dải đồng bằng
rộng lớn được bao bọc bởi núi, rừng và biển. Trong đó huyện Kim Sơn là một
huyện phát triển của tỉnh Ninh Bình với hai thị trấn Phát Diệm và Bình Minh.
Huyện Kim Sơn có địa thế của một huyện ven biển với các dải đất mặn
thích hợp cho việc trồng mây cói, hình thành nguồn nguyên liệu dồi dào. Hai thị
trấn Phát Diệm và Bình Minh nằm cách xa nhau về không gian địa lý, tạo thành
hai cụm kinh tế tâm điểm có vệ tinh là các xã lân cận. Tại đây dân cư tập trung
đông đúc, cơ sở hạ tầng được xây dựng kiên cố, dọc hai bên trục đường nhựa là
những dải đất ruộng rộng hàng ngàn hecta. Điều kiện giao thông thuận lợi, nguồn
nguyên vật liệu ổn định, nguồn nhân lực dồi dào và có tay nghề giúp nhà đầu tư
giảm thiểu được nhiều chi phí và có cơ hội phát triển.
Điều kiện kinh tế, xã hội. Kim Sơn là một huyện du lịch của một tỉnh có
nhiều tiềm năng du lịch. Tỉnh Ninh Bình có nhiều kỳ quan, khu di tích lịch sử nổi


tiếng như cố đô Hoa Lư, Tam Cốc - Bích Động, đền vua Đinh - vua Lê, núi Dục
Thuý, nhà thờ đá Phát Diệm… Đặc biệt, nhà thờ đá Phát Diệm (Kim Sơn) được
xây dựng theo kiến trúc Châu Âu, là điểm đến lý thú của nhiều du khách trong và
ngoài nước. Sự phát triển du lịch tạo điều kiện cho huỵện phát triển các dịch vụ,
sản xuất và buôn bán như hệ thống các hàng quà lưu niệm, nhà nghỉ, quán ăn,
cửa hàng…
Trong khi đó, nghề đan lát mây cói có nguồn gốc lâu đời ở Kim Sơn. Mẫu
mã, chất liệu và thương hiệu sản phẩm đã được thị trường chấp nhận và ưa
chuộng. Tuy nhiên, hiện nay việc sản xuất rất phân tán, sản phẩm được sản xuất
riêng rẽ trong từng hộ gia đình. Các doanh nghiệp sản xuất và thu gom sản phẩm
phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu ở thị trấn và các xã lân cận. Hiện tại
do quy mô của phần lớn các doanh nghiệp đang ở mức nhỏ hoặc rất nhỏ nên
công tác xuất khẩu chủ yếu thông qua các đại lý trung gian ở Hà Nội.
Ngoài ra, dân số trẻ với số lượng lớn thanh thiếu thiên trong độ tuổi lao

động gia tăng áp lực việc làm cho ban lãnh đạo huyện Kim Sơn. Mục tiêu của
huyện là hướng con em địa phương vào công cuộc phát triển ngành thủ công mây
cói, hoạt đông này vừa nhằm giảm thiểu nguy cơ thất nghiệp vùa bảo tồn sự phát
triển của làng nghề.
Do đó việc mở rộng các doanh nghiệp cũ hay thành lập các cơ sở mới
đang được cơ quan chính quyền địa phương và các nhà đầu tư quan tâm.
Tính chất công việc. Công việc đan lát có các đặc điểm sau:


Nhẹ nhàng, không mất nhiều sức, chủ yếu sử dụng sự khéo léo của
đôi bàn tay. Do đó thu hút được nhiều đối tượng lao động tham gia.
Người lao động bao gồm cả trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ và nam
giới.



Thời gian làm việc linh hoạt do sản phẩm dở dang không bị biến
dạng hay hỏng hóc trong một thời gian ngắn nên người lao động có
thể làm vào bất cứ thời gian nào trong ngày.



Sản phẩm đa dạng phát huy khả năng sáng tạo của người lao động.

2




Thời gian hoàn tất sản phẩm và thu nhập của người lao động phụ

thuộc mức độ đơn giản hay phức tạp của mẫu mã sản phẩm.

Do có yếu tố linh hoạt trong sản xuất và sản phẩm nên việc sản xuất mở
rộng cho nhiều đối tượng lao động tham gia.
Xuất phát từ thực tiễn trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường
Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và Doanh nghiệp tư nhân thủ công mỹ
nghệ Minh Hoàng, Thị trấn Phát Diệm - Kim Sơn - Ninh Bình dưới sự hướng
dẫn của thầy Đặng Thanh Hà, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài “Dự án: Thành lập
DNTN Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ công có
nguồn gốc từ cây cói tại Lai Thành - Kim Sơn - Ninh Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu nhằm mục đích xem xét tính khả thi của “Dự
án: Thành lập DNTN Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm
thủ công có nguồn gốc từ cây cói tại Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình”.
Các mục tiêu cụ thể của công việc thẩm định DA là:


Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của DA.



Phân tích hiệu quả xã hội của DA.

Kết quả của việc thẩm định dự án là cơ sở biện luận cho quyết định mở
rộng doanh nghiệp của ban quản trị DNTN thủ công mỹ nghệ Minh Hoàng, Thị
trấn Phát Diệm - Kim Sơn – Ninh Bình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện từ tháng 04/2006 đến tháng 06/2006 tại DNTN thủ
công mỹ nghệ Minh Hoàng, Thị trấn Phát Diệm – Kim Sơn – Ninh Bình. Nội
dung đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu hiệu quả kinh tế tài chính của dự

án thành lập DNTN Thiên Minh chuyên sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm thủ
công có nguồn gốc từ cây cói tại Lai Thành – Kim Sơn – Ninh Bình. Trong đó
các bảng báo cáo ngân lưu tài chính danh nghĩa là các bảng phân tích chính để
kết luận. Chỉ tiêu hiện giá thu nhập thuần NPV là chỉ tiêu chính được sử dụng để
kết luận việc chấp nhận hay lọai bỏ dự án.

3


1.4. Sơ đồ cấu trúc luận văn
Luận văn được chia thành năm chương theo bố cục sau:
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do lựa chọn đề tài, mục đích, phạm vi nghiên cứu và giới
hạn, cấu trúc đề tài.
Chương 2: Cơ Sở Lý Luận và Phương Pháp Nghiên Cứu
Dẫn giải một số cơ sở lý luận làm căn cứ chứng minh các vấn đề liên quan
đến đề tài, các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và các vấn
đề được nghiên cứu.
Chương 3: Tổng Quan
Mô tả tổng quan địa điểm nghiên cứu: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội…
Nêu tổng quát XNTD Quang Minh: tên công ty, trụ sở giao dịch, lịch sử
hình thành và phát triển…
Chương 4: Kết Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận
Trình bày kết quả các vấn đề nghiên cứu: hiệu quả kinh tế của dự án, hiệu
quả tài chính của dự án, tính lợi ích của việc mở rộng doanh nghiệp.
Chương 5: Kết Luận và Kiến Nghị
Trên cơ sở các kết quả phân tích được đưa ra kết luận và các kiến nghị để
chủ đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn.

4



CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Dự án đầu tư
Khái niệm. Dự án (hiểu theo cách tĩnh) là một hình tượng về một tình
huống, một trạng thái mà ta muốn đạt tới.
Dự án (hiểu theo cách động theo từ điển về quản lý dự án AFNOR) là một
hoạt động đặc thù tạo nên một cách có phương pháp và tịnh tiến với các phương
tiện (nguồn lực) đã cho một thực tế mới.
Tính chất. Dự án đầu tư có các tính chất sau:


Có mục tiêu xác định, cụ thể.



Tạo nên một thực tế mới.



Có rủi do liên quan tơí tương lai.



Có sự bắt đầu, kết thúc và bị giới hạn bởi yếu tố nguồn lực.




Có thời gian trên một năm.

Một đự án đầu tư khác một phương hướng kinh doanh, dự án đầu tư được
xây dựng từ những ý tưởng, đó là một thực thể mới. Phương hướng kinh doanh là
những đường hướng xây dựng trên những cái đã có sẵn.
Chu trình dự án. Một dự án thông thường trải qua năm giai đoạn, biểu
thị qua sơ đồ:
Hình 1. Sơ Đồ Vòng Đời Dự Án
Xác định dự án

Phân tích, lập dự án
Duyệt dự án

Triển khai thực hiện
Nghiệm thu tổng kết dự án.


Trong đó:
-

Bước 1: Xác định dự án. Công việc xác định dự án được bắt đầu
khi có các ý kiến đề xuất. Các lý lẽ dẫn chứng cho ý tưởng được
lập thành bản báo cáo đề xuất nghiên cứu cơ hội đầu tư. Bản báo
cáo này được đánh giá sơ khởi để đi đến quyết định tiến hành
nghiên cứu tiền khả thi hay nghiên cứu khả thi. Giai đoạn này có
thể thăm dò thị trường ở mức tổng quát.

-


Bước 2: Phân tích, lập dự án. Nội dung chủ yếu của việc phân tích
và lập dự án là nghiên cứu một cách toàn diện tính khả thi của dự
án. Với các dự án lớn trước khi nghiên cứu khả thi phải tiến hành
nghiên cứu tiền khả thi để tiết kiệm chi phí nghiên cứu.
Nghiên cứu tiền khả thi: nghiên cứu ở mức tổng quát, chi
tiết vừa đủ, yêu cầu độ chính xác không cao.
Nghiên cứu khả thi: nghiên cứu dự án chi tiết đầy đủ, thông
tin đưa ra là cơ sở chấp thuận hay bác bỏ dự án.

-

Bước 3: Duyệt dự án. Việc thẩm định dự án được tất cả các thành
phần liên quan đến dự án cùng tham gia xét duyệt. Các dự án được
thông qua sẽ được xem xét đưa vào thực hiện. Các dự án bất hợp lý
hay có độ rủi ro cao, tuỳ vào mức độ sẽ được sửa đổi hay phải xây
dựng lại.

-

Bước 4: Triển khai thực hiện. Công việc triển khai thực hiện dự án
bắt đầu bằng quá trình giải ngân. Trong quá trình thực hiện dự án
phải có sự quản lý, giám sát của các bên liên quan.

-

Bước 5: Nghiệm thu, tổng kết dự án. Đánh giá việc thực hiện dự
án, đưa dự án vào sử dụng.

Trong thực tế, vòng đời của dự án được chi tiết thành những công việc cụ
thể, được xác định ngay từ khi có các ý tưởng đề xuất. Chi tiết đời sống của dự

án được biểu hiện qua sơ đồ sau:

6


Hình 2. Sơ Đồ Vòng Đời Chi Tiết Dự Án
Ý tưởng đầu tư
Báo cáo đề xuất nghiên cứu
Báo cáo đã duyệt
NC tiền khả thi

NC khả thi

(dự án lớn)
Thẩm định dự án
Triển khai thực hiện

Sửa chữa, huỷ dự án

Nghiệm thu dự án
2.1.2. Doanh nghiệp tư nhân
Khái niệm. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản,
có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh (điều 4 chương I
luật doanh nghiệp - luật số 60/2005/QH11).
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có một cá nhân làm chủ và tự chịu
trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
(điều 141 chương VI luật doanh nghiệp - luật số 60/2005/QH11).
Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân. Một số đặc điểm định dạng doanh
nghiệp tư nhân:



Chủ sở hữu của DNTN là một cá nhân.



Chủ sở hữu DNTN có toàn quyền quản lý doanh nghiệp và chịu
trách nhiệm vô hạn trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.



DNTN không có tư cách pháp nhân.



Luật dân sự được áp dung trong các trường hợp có vi phạm hợp

7


đồng liên quan tới DNTN.
Tổ chức quản lý doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức quản trị của một doanh
nghiệp là tổng thể các bộ phận khác nhau được chuyên môn hoá và sắp xếp theo
từng cấp tạo thành một thể thống nhất. Trong đó các bộ phận được giao phó
những nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hành rõ ràng, dưới sự lãnh đạo tập trung
của nhà quản trị cao cấp nhất tổ chức (Phạm Thanh Bình, giáo trình quản trị học
căn bản, trang 102).
Trong tổ chức có một số kiểu cơ cấu tổ chức quản trị đặc trưng như: kiểu
bộ máy quản trị đơn giản, cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến hay phân

ngành, cơ cấu tổ chức quản trị theo chức năng, cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến
– chức năng, cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – tham mưu và cơ cấu tổ chức theo
ma trận.
Trong đó:
-

Cơ cấu tổ chức quản trị theo trực tuyến: Cơ cấu này được xây dựng
trên các nguyên lý:
Mỗi người cấp dưới chỉ có một thủ trưởng cấp trên trực tiếp.
Mối quan hệ trong tổ chức được thiết lập theo chiều dọc.
Công việc quản trị được tiến hành theo tuyến. Các đơn vị
hoạt động tương đối độc lập.
Hình 3. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Theo Trực Tuyến
Người lãnh đạo tổ chức
Người lãnh đạo tuyến 1

-

Người lãnh đạo tuyến 2

Lãnh đạo

Lãnh đạo

Lãnh đạo

Lãnh đạo

bộ phận 1


bộ phận 2

bộ phận 1

bộ phận 2

Cơ cấu tổ chức theo chức năng: Theo mô hình tổ chức này, nhân
viên được tập trung thành đơn vị căn cứ theo sự tương đồng về
công việc, chức năng. Mỗi cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực
tiếp.

8


Hình 4. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị Theo Chức Năng
Người lãnh đạo tổ chức

Người lãnh đạo

Người lãnh đạo

Người lãnh đạo

chức năng A

chức năng B

chức năng C

Bộ phận SX 1

-

Bộ phận SX 2

Bộ phận SX 3

Cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến - chức năng: Theo cơ cấu quản
lý này, người lãnh đạo tổ chức được giúp sức bởi các phòng ban
chức năng để chuẩn bị và ra quyết định, hướng dẫn và kiểm tra việc
thực hiện quyết định. Người lãnh đạo tuyến chịu trách nhiệm về kết
quả hoạt động, được toàn quyền quyết định trong đơn vị mình phụ
trách. Người lãnh đạo chức năng không có quyền ra lệnh trực tiếp
cho người ở bộ phận sản xuất.
Hình 5. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Quản Trị theo Trực Tuyến Chức Năng
Người lãnh đạo tổ chức
Người lãnh đạo Người lãnh đạo Người lãnh đạo Người lãnh đạo
tuyến 1

chức năng A

chức năng B

tuyến 2

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận


Bộ phận

sản xuất 1

sản xuất 2

sản xuất 1

sản xuất 2

2.1.3. Nghiên cứu thị trường
Các quan điểm về thị trường. Khái niệm thị trường có nhiều nghĩa khác
nhau tùy theo cách tiếp cận.
Theo các nhà kinh tế “Thị trường là một sự xắp xếp qua đó người mua và
người bán một loại sản phẩm tương tác với nhau để xác định giá cả và sản lượng”

9


(Samuel, P. A&W. D Nordhaw, economics, Newyork : Mc Graw – Hill, 1989).
Theo các nhà marketing “Thị trường bao gồm các cá nhân hay tổ chức
thích thú và mong muốn mua một sản phẩm cụ thể nào đó để nhận được những
lợi ích thỏa mãn một nhu cầu, ước muốn cụ thể và có khả năng để tham gia trao
đổi này” (Boyd, Jr. H. W, O.C. Walker, Jr&JC Larreché, Marketing
management, a strategic approach with a global orientation, Boston, MA: Irwin,
1998 ).
Định nghĩa và ý nghĩa nghiên cứu thị trường. Theo hiệp hội marketing
định nghĩa “nghiên cứu thị trường là chức năng liên giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng, khách hàng và cộng đồng thông qua thông tin”. Nói cách khác đó là
quá trình thu thập điều tra, tổng hợp số liệu thông tin về các yếu tố cấu thành thị

trường, tìm hiểu các quy luật vận động, các nhân tố tác động thị trường trong một
thời gian nhất định để xử lý thông tin và xây dựng các chiến lược thị trường của
doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường nhằm xác định “chỗ đứng hiện tại” thực tế của
doanh nghiệp (thị phần hiện tại, đối thủ cạnh tranh…) để đưa ra chiến lược thị
trường phù hợp.
Nôị dung nghiên cứu thị trường. Thị trường là một phạm trù nghiên cứu
rộng lớn. Trong phạm vi đề tài này, quá trình nghiên cứu thị trường chỉ tập trung
đi vào tìm hiểu chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm là các hoạch định chiến lược về sản phẩm của doanh
nghiệp. Chiến lược sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở điều tra thực tế các
yếu tố bên trong doanh nghiêp (điểm mạnh, điểm yếu, năng lực sản xuất…)và
môi trường bên ngoài (đối thủ cạnh tranh, thị trường mục tiêu, người tiêu
dùng…), từ đó hoạch định chính sách giá cả và các chính sách phân phối sản
phẩm.
2.1.4. Lạm phát
Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một
khoảng thơì gian nhất định. Trong đó mức giá chung là mức giá trung bình của
tất cả hàng hóa dịch vụ trong một nền kinh tế.

10


-

Công thức tính tỷ lệ lạm phát hàng năm:
If =

Chæ soá giaù naêm t - Chæ soá giaù naêm(t - 1) * 100
Chæ soá giaù naêm(t - 1)


(đơn vị tỷ lệ)

Chỉ số giá: chỉ số phản ánh sự thay đổi của hàng hóa và dịch vụ của
một năm nào đó so với năm truớc hoặc năm gốc.
-

Công thức xác định tỷ giá lạm phát trong tương lai khi biết tỷ giá
lạm phát hiện tại: Giả định tỷ lệ lạm phát không đổi trong một thời
gian tới, biết tỷ lệ lạm phát của năm hiện hành. Ta có công thức xác
định tỷ lệ lạm phát của những năm tiếp theo là:
Công thức 1:
Y = x * (1 + x) n (đơn vị tỷ lệ).
Y: tỷ lệ lạm phát năm thứ n, đơn vị tỷ lệ.
x: tỷ lệ lạm phát năm hiện hành, đơn vị tỷ lệ.
n: Số năm tính từ năm gốc, đơn vị thời gian.
Công thức 2:
Y = xi * (1+ tỷ lệ lạm phát năm 0).
xi : Tỷ lệ lạm phát năm thứ i, đơn vị tỷ lệ.
VD: Tỷ lệ lạm phát năm 2005 là 8.4%, giả thiết tỷ lệ lạm phát
không đổi trong 2 năm tới. Ta có tỷ lệ lạm phát năm 2006 là 8.4% *
(1 + 8.4%) = 9.1%, tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 9.1% * (1 + 8.4%) =
8.4% * (1 + 8.4%)2 = 9.87%

-

Chỉ số lạm phát: Coi chỉ số lạm phát năm hiện hành là 1, chỉ số lạm
phát năm tiếp theo là:
Chỉ số lạm phát năm n = 1 * (1 + tỷ lệ lạm phát năm 0)n
Chỉ số lạm phát = Chỉ số lạm phát * (1+ tỷ lệ lạm phát).

năm (n + 1)

năm n

năm 0

Trong đó:
n: Số năm tính từ năm gốc, đơn vị thời gian.
2.1.5. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là giá cả đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng đơn vị tiền
tệ của nước khác.

11


Phương pháp biểu thị tỷ giá. Có 2 phương thức biểu thị tỷ giá
-

Phương pháp 1:

1 đơn vị ngoại tệ = x đơn vị nội tệ

Phương pháp này được áp dụng ở nhiều quốc gia như: Nhật Bản,
Hàn Quốc, Việt Nam…
-

Phương pháp 2:

1 đơn vị nội tệ = x đơn vị ngoại tệ


Phương pháp này được áp dụng ở các quốc gia như: Anh, Mỹ,
Úc…
Các cách viết tỷ giá. Trên thị trường hối đoái Việt Nam ngày 18/9/2005
có thông tin về tỷ giá giữa đồng dola Mỹ và đồng Việt Nam “1 dola Mỹ đổi được
15868 đồng Việt Nam” (Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt
Nam chi nhánh Kim Sơn – Ninh Bình). Thông tin trên được biểu hiện như sau:
1USD = 15868 VND.
15868 VND/USD.
USD/VND = 15868.
Biến động của tỷ giá dưới tác động của lạm phát.Trong trường hợp có
lạm phát, tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát:
Tỷ giá hối đoái năm n = Tỷ giá hối đoái năm 0 * chỉ số lạm phát năm n
hoặc :
Tỷ giá hối đoái năm n = Tỷ giá hối đoái năm 0 * (1 + Tỷ lệ lạm phát năm 0) n.
n: Số năm tính từ năm gốc.
VD: Trên thị trường hối đoái Việt Nam có thông tin về tỷ giá giữa đồng
Việt và đồng Mỹ kim như sau: USD/VND = 15850 (năm 0), tỷ lệ lạm phát năm 1
là 9.1%. Ta có tỷ giá hối đoái năm 1: USD/VND = 15850 * (1+9.1%) = 15850 *
1.091 = 17292 đồng.
2.1.6. Thuế xuất khẩu
Khoản thuế phải nộp nhà nước khi xuất bán hàng hoá ra nước ngoài. Việc
đánh thuế xuất khẩu của Nhà nước tuỳ thuộc vào loại hàng hoá hay nước xuất
đến. Những hàng hoá ưu tiên xuất khẩu được đánh thuế xuất thuế xuất khẩu thấp
hoặc bằng không (0%). Những hàng hoá bị hạn chế xuất khẩu bị đánh thuế xuất

12


×