Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Khóa luận Đánh giá hiệu quả mô hình chăn nuôi bò tại huyện Thủ Đức Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (401.21 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
CHĂN NUÔI BÒ TẠI QUẬN THỦ ĐỨC
TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN XUÂN THU

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2006


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Đánh giá hiệu
quả mô hình chăn nuôi bò tại quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh” do Nguyễn
Xuân Thu, sinh viên khóa 28, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công
trước hội đồng vào ngày _________________________.

Thái Anh Hòa
Người hướng dẫn,

______________________________
Ký tên, ngày

tháng


năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________________

_______________________________

Ký tên, ngày

tháng

năm

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên cho con gởi tất cả lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cha mẹ, là
người đã sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục, động viên... để con có được như ngày
hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh, Ban chủ nhiệm khoa và tất cả các thầy cô khoa Kinh Tế đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, những bài học bổ ích trong thời gian

tôi học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn thầy Thái Anh Hòa, người đã tận tình giúp đỡ,
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Phòng Kinh Tế quận Thủ Đức – Tp.Hồ
Chí Minh, đặc biệt là anh Quý và anh Hoài Anh đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời
gian thực tập tại địa phương.
Xin chân thành cảm ơn toàn thể các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận đã
cung cấp những thông tin quý báu để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua.
Thật lòng biết ơn!
TP.HCM, ngày

tháng

năm 2006

Người viết
Nguyễn Xuân Thu


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN XUÂN THU, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh. Tháng 6 năm 2006. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chăn
nuôi bò tại quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh.
Đề tài tìm hiểu về hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò trên cơ sở
phân tích số liệu điều tra 65 nông hộ chăn nuôi bò tại quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí
Minh. Trong 65 hộ điều tra, có 35 hộ nuôi bò sữa và 30 hộ chăn nuôi bò thịt. Đề
tài đã sử dụng phương pháp mô tả, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp
sử lý số liệu để xác định hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn

quận Thủ Đức. Ngoài ra, đề tài cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn quận đã
đem lại nguồn thu nhập khá ổn định cho người chăn nuôi. Chăn nuôi bò thịt
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với chăn nuôi bò sữa. Nhưng do quá trình
đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh nên loại hình chăn nuôi bò thịt rất khó phát
triển. Nhìn chung các nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận đang gặp nhiều
khó khăn, do vậy các chính sách mà địa phương đã đưa ra: cho vay vốn ưu đãi,
giúp đỡ về kỹ thuật... nhằm hỗ trợ cho các nông hộ chăn nuôi bò là hết sức cần
thiết.


ABSTRACT
NGUYEN XUAN THU, Faculty of Economics, Nong Lam University –
Ho Chi Minh City. June, 2006. Evaluation of economic efficiency of cattle
production in Thu Duc district – Ho Chi Minh City.
The study investigated economic efficiency of cattle production by
analysing data of 65 farm households in Thu Duc district, Ho Chi Minh City. In
65 samples, there were 35 households raising milk - cow and 30 households
raising fattening cattle. The study used description method, data collection and
analysis method to determine economic efficiency of the cattle raising in Thu
Duc district. Besides, the study proposed some solutions to improve economic
efficiency for cattle producers.
The study results showed that cattle production brought stable income for
farm households. The economic efficiency of fattening production is higher than
milk - cow production. The urbanisation process is happening very quickly, so
the fattening production is very difficult to develop. On the whole, the cattle farm
households in Thu Duc district face many difficulties, so the policies which local
goverment offered such as: loan with favorable interest rate, provision of
technique advises... to support for cattle producers is very neccessary.



MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

ix

Danh mục các bảng

x

Danh mục các hình

xii

Danh mục phụ lục

xiii

CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

4
4

2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ

4

2.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ

4

2.1.3. Vai trò kinh tế hộ

5

2.1.4. Loại hình chăn nuôi bò sữa


5

2.1.5. Loại hình chăn nuôi bò thịt

6

2.1.6. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

6

2.1.7. Các chỉ tiêu đo lường

6

2.2. Phương pháp nghiên cứu

8

2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

8

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

8

2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

9


CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN

10

3.1. Giới thiệu về các tài liệu nghiên cứu liên quan đã thực hiện

10

3.2. Một số đặc điểm tổng quát của quận Thủ Đức

11

3.2.1. Điều kiện tự nhiên

11

3.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

13

3.2.3. Hiện trạng sử dụng đất

16

vi


3.2.4. Nhận định chung về tổng quan

18


3.3. Vài nét về tình hình chăn nuôi bò tại Tp.Hồ Chí Minh
và quận Thủ Đức

19

3.3.1. Tình hình chăn nuôi bò tại Tp.Hồ CHí Minh

19

3.3.2. Tình hình chăn nuôi bò tại quận Thủ Đức

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

23

4.1. Tình hình chung của nông hộ chăn nuôi bò

23

4.2. Thực trạng chăn nuôi bò

27

4.2.1. Quy mô chăn nuôi

27


4.2.2. Kinh nghiệm chăn nuôi

27

4.2.3. Cơ cấu giống đàn bò

28

4.2.4. Kỹ thuật chăn nuôi

29

4.2.5. Thức ăn cho bò

30

4.2.6. Nguồn vốn sử dụng cho chăn nuôi

31

4.2.7. Công tác khuyến nông

32

4.3. Các biện pháp hỗ trợ của địa phương đối với các hộ chăn nuôi bò 33
4.4. Những thuận lợi và khó khăn đối với các hộ chăn nuôi bò

34

4.4.1. Thuận lợi


34

4.4.2. Khó khăn

34

4.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ bò sữa

35

4.6. Tình hình tiêu thụ sản phẩm từ bò thịt

38

4.7. Kết quả - hiệu quả chăn nuôi bò sữa

39

4.7.1. Chi phí chăn nuôi bò sữa

39

4.7.2. Các khoản thu từ bò sữa

45

4.7.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò sữa

47


4.8. Kết quả - hiệu quả chăn nuôi bò thịt

49

4.8.1. Chi phí chăn nuôi bò thịt

50

4.8.2. Các khoản thu từ bò thịt

54

4.8.3. Hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò thịt

55

4.9. So sánh hiệu quả kinh tế giữa bò sữa và bò thịt

57

4.10. Các nguồn thu khác của các nông hộ chăn nuôi bò

59

vii


4.11. Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình và kết quả chăn nuôi bò


61

4.12. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi bò
ở quận Thủ Đức

68

4.12.1. Chú trọng trong khâu chọn giống

68

4.12.2. Duy trì và phát triển mô hình tổ chăn nuôi hợp tác

69

4.12.3. Chuyển giao nhanh chóng các kỹ thuật mới

69

4.12.4. Chủ động nguồn thức ăn cho bò

70

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận

71
71

5.1.1. Đối với nông hộ


71

5.1.2. Đối với địa phương

72

5.2. Kiến nghị

72

5.2.1. Đối với nông hộ

72

5.2.2. Đối với địa phương

73

Tài liệu tham khảo
Phụ lục

viii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa


CP

Chi phí

DT

Doanh thu

GTTSL

Giá trị tổng sản lượng

LN

Lợi nhuận

Sở NN&PTNT

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn

TN

Thu nhập

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


Ủy ban nhân dân

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Tình Hình Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm ở Quận Thủ Đức

14

Bảng 2. Tình Hình Giáo Dục ở Quận Thủ Đức

15

Bảng 3. Tình Hình Biến Động Đất tại Quận Thủ Đức

17

Bảng 4. Tình Hình Phát Triển Đàn Bò của Tp.Hồ Chí Minh qua Các Năm

20

Bảng 5. Phân Bố Đàn bò của Quận Thủ Đức Năm 2005

21

Bảng 6. Số Hộ Điều Tra theo Phường

23


Bảng 7. Độ Tuổi Lao Động của Chủ Hộ Chăn Nuôi Bò

24

Bảng 8. Trình Độ Văn Hóa của Chủ Hộ

24

Bảng 9. Tổng Diện Tích Đất của Các Nông Hộ

25

Bảng 10. Một Số Ngành Nghề Khác của Các Nông Hộ Chăn Nuôi
Bò Điều Tra

26

Bảng 11. Quy Mô Đàn Bò của Các Hộ Điều Tra

27

Bảng 12. Kinh Nghiệm Chăn Nuôi của Các Nông Hộ

28

Bảng 13. Cơ Cấu Giống Đàn Bò Thịt

28


Bảng 14. Cơ Cấu Giống Đàn Bò Sữa

29

Bảng 15. Tình Hình Vay Vốn của Các Nông Hộ Năm 2005

32

Bảng 16. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Nông Hộ

33

Bảng 17. Tình Hình Tiêu Thụ Sữa của Các Nông Hộ Điều Tra

36

Bảng 18. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bê (Con/Ngày)

40

Bảng 19. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bò Hậu Bị (Con/Ngày)

41

Bảng 20. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bò Cạn Sữa (Con/Ngày)

42

Bảng 21. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bò Đang Cho Sữa (Con/Ngày)


43

Bảng 22. Tổng Chi Phí Bình Quân của Mô Hình Chăn Nuôi bò Sữa
(Con/Ngày)

47

Bảng 23. Tổng Doanh Thu Bình Quân của Mô Hình Chăn Nuôi Bò Sữa
(Con/Năm)

48

Bảng 24. Các Chỉ Tiêu Kết Quả - Hiệu Quả Tính Bình Quân của Mô Hình
Chăn Nuôi Bò Sữa (Con/Năm)

49
x


Bảng 25. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bê (Con/Ngày)

50

Bảng 26. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân của Bò Trưởng Thành (Con/Ngày)

51

Bảng 27. Chi Phí Thức Ăn Bình Quân Cho Bò với Loại Hình Chăn Nuôi
Bò Vỗ Béo (Con/Ngày)


52

Bảng 28. Tổng Chi Phí Bình Quân của Mô Hình Chăn Nuôi Bò Thịt
(Con/Năm)

55

Bảng 29. Tổng Doanh Thu Bình Quân của Mô Hình Chăn Nuôi Bò Thịt
(Con/Năm)

56

Bảng 30. Các Chỉ Tiêu Kết Quả - Hiệu Quả Tính Bình Quân của Mô Hình
Chăn Nuôi Bò Thịt

57

Bảng 31. So Sánh Kết Quả - Hiệu Quả giữa Chăn Nuôi Bò Sữa với Chăn
Nuôi Bò Thịt (Con/Năm)

58

Bảng 32. Mức Thu Nhập Bình Quân của Các Hộ Chăn Nuôi Bò từ Các
Ngành Nghề Khác trong Năm 2005

60

Bảng 33. Biến Động Giá Thức Ăn của Bò Sữa từ Năm 2001– 2005

63


Bảng 34. Biến Động Giá Sữa Bò qua Các Năm (2001 – 2005)

63

Bảng 35. Biến Động Giá Thức Ăn của Bò Thịt từ Năm 2001 – 2005

65

Bảng 36. Biến Động Giá Thịt Bò qua Các Năm (2001 – 2005)

66

xi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Sơ Đồ Phương Thức Tiêu Thụ Sữa của Các Nông Hộ Điều Tra

38

Hình 2. Biểu Đồ Phân Phối Thu Nhập của Các Nông Hộ Ngoài Nguồn Thu
từ Chăn Nuôi Bò Năm 2005 (Phân Theo Các Nguồn Thu)

61

Hình 3. Biểu Đồ Biến Động Giá Sữa Bò qua Các Năm tại Các Trạm Thu
Mua (2001 – 2005)


64

Hình 4. Biểu Đồ Biến Động Giá Thịt Bò qua Các Năm (2001 – 2005)

66

xii


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xiii


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Hiện nay đất nước ta đang trên con đường CNH – HĐH, các ngành công
nghiệp và dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng trong cao trong GDP của nước ta.
Định hướng phát triển kinh tế của nước ta là sẽ giảm dần tỷ trọng của ngành
nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp, dịch vụ trong GDP của
quốc gia. Điều đó không có nghĩa là chúng ta không quan tâm đến việc phát triển
ngành nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn đang là mặt trận hàng đầu trong quá trình
phát triển kinh tế của nước ta hiện nay, nó vẫn đang chiếm vị trí quan trọng trong
cơ cấu kinh tế của quốc gia. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiệm vụ phát triển
nông nghiệp-nông thôn giai đoạn 2001 – 2010 là đẩy mạnh quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp đồng thời với việc tăng cường đầu tư phát triển xây dựng nông thôn,
chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong đó có việc từng bước đưa chăn nuôi

bò thành ngành sản xuất hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập
cho lao động nông thôn.
Các sản phẩm từ bò như sữa bò, thịt bò đều có giá trị dinh dưỡng rất cao
và thị trường cho những loại sản phẩm đó ngày càng được mở rộng đặc biệt là
sữa bò. Theo điều tra của chi cục thú y Tp.Hồ Chí Minh thì lượng sữa sản xuất ra
trong nước chỉ mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu tiêu dùng sữa của người
dân. Trong những năm gần đây, sản lượng sữa bò và thịt bò được tiêu thụ trên cả
nước nói chung và Tp.Hồ Chí Minh nói riêng ngày càng tăng lên. Do vậy ngành
chăn nuôi bò đang cần sự đầu tư nhiều hơn để có thể phát triển hơn nữa.
Tp.Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đi đầu trong chăn nuôi
bò, các địa phương nuôi nhiều là: Hoóc Môn, Củ Chi, quận 12, quận Thủ Đức...
Nhưng như chúng ta đều biết, Tp.Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm
kinh tế lớn của cả nước. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa diễn ra rất
nhanh chóng, rất nhiều khu công nghiệp và khu chế xuất thi nhau mọc lên, các dự


án đầu tư trong và ngoài nước đang đổ vào khu vực này. Điều này làm cho diện
tích đất sử dụng trong nông nghiệp ngày càng giảm xuống, ảnh hưởng đến các
ngành trồng trọt và chăn nuôi trong đó có chăn nuôi bò. Thủ Đức là một quận
thuộc địa phận của Tp.Hồ Chí Minh và tất nhiên Thủ Đức cũng chịu những tác
động của quá trình đô thị hóa. Như vậy diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp
nói chung và chăn nuôi bò nói riêng sẽ như thế nào ở quận Thủ Đức? Với tình
hình như vậy thì loại hình chăn nuôi bò nào sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho
người chăn nuôi? Hay chăn nuôi bò có còn phù hợp với tình hình đô thị hóa đang
diễn ra như ở Thủ Đức?
Với những lý do nêu trên, được sự đồng ý của khoa kinh tế trường Đại
Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh, UBND quận Thủ Đức tôi đã tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của Mô Hình Chăn Nuôi Bò Tại
Quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí Minh”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

_ Tìm hiểu tình hình chăn nuôi bò trên địa bàn quận Thủ Đức như: quy
mô chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, giống bò được nuôi phổ biến, mục đích nuôi,
lao động tham gia chăn nuôi bò…
_ Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn quận.
_ Đưa ra một số ý kiến đề xuất để góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của
các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian
Đề tài tiến hành nghiên cứu tại quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
Về thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/03/2006 đến 20/06/2006.
1.4. Cấu trúc của đề tài
Để tiện cho việc nghiên cứu và theo dõi, luận văn được chia làm 5 chương
như sau:

2


Chương 1: Giới thiệu chung
Trình bày lý do thực hiện đề tài, nêu khái quát về mục tiêu nghiên cứu,
phạm vi nghiên cứu của đề tài, thời gian thực hiện đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, nêu
lên các phương pháp nghiên cứu, các công thức để tính toán và đánh giá kết quả hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò.
Chương 3: Tổng quan
Giới thiệu một số tài liệu nghiên cứu có liên quan đã được thực hiện,
giới thiệu chung về tổng quan của quận Thủ Đức, tình hình chăn nuôi bò trên địa
bàn Tp.Hồ Chí Minh và quận Thủ Đức trong những năm vừa qua.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từ những số liệu điều tra được, đề tài tập trung phân tích và đánh giá

kết quả - hiệu quả kinh tế của mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn quận Thủ Đức.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa vào những kết quả tính toán được trong chương 4 để đưa ra các
kết luận và đề xuất một số kiến nghị đối với các nông hộ chăn nuôi bò cũng như
đối với địa phương.

3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái niệm kinh tế hộ
Hộ nông dân là đơn vị sản suất cơ bản, là đơn vị kinh tế xã hội khá đặc
biệt. Bản thân mỗi hộ nông dân là một tế bào xã hội, là một đơn vị sản xuất và
tiêu dùng. Là đơn vị sản xuất cơ bản trong nông nghiệp, hộ có mục đích tối đa
hóa nguồn thu trên cơ sở sử dụng toàn bộ các nguồn lực và nâng cao phúc lợi gia
đình.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế hộ
- Hộ nông dân là đơn vị sản xuất nhưng với quy mô nhỏ, họ cũng có đầy
đủ các yếu tố, các tư liệu phục vụ sản xuất. Đó là các nguồn lực sẵn có của nông
hộ như: lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật, công cụ… Từ các yếu tố sản xuất đó
nông hộ sẽ tạo ra các sản phẩm cung cấp cho gia đình và xã hội. Do sản xuất với
quy mô nhỏ nên số lượng hàng hóa tạo ra của từng hộ là không lớn. T ư liệu sản
xuất không đầy đủ nên chất lượng của sản phẩm làm ra cũng chưa cao.
- Hộ nông dân là đơn vị tiêu dùng. Các sản phẩm tạo ra nhằm đáp ứng cho
nhu cầu tiêu dùng của gia đình họ là chính, nếu còn dư họ sẽ cung cấp ra thị
trường bằng cách trao đổi hoặc buôn bán. Cũng có một số nông hộ chuyên sản
xuất để cung cấp ra thị trường. Hoạt động sản xuất chính của các nông hộ là

trồng trọt và chăn nuôi. Trước kia, hầu hết các nông hộ đều sản xuất để cung cấp
cho nhu cầu của gia đình họ. Đó là đặc tính tự cung tự cấp của các hộ nông dân.
Nhưng trong quá trình phát triển của đất nước, các hộ nông dân cũng đã có
những bước đổi mới khá quan trọng. Họ đã tiến hành sản xuất chuyên canh để
cung cấp sản phẩm cho xã hội. Điều đó cũng có nghĩa là họ phải hoàn thiện tư
liệu sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Do đa số các hộ nông dân đều thiếu tư liệu sản xuất: thiếu vốn, thiếu đất
đai, kỹ thuật... nên họ thường đầu tư sản xuất thấp, họ luôn tránh rủi. Cũng vì vậy

4


nên hiệu quả kinh tế mang lại của nông hộ thường không cao. Chỉ có một số
nông hộ mạnh dạn đầu tư với quy mô lớn, năng suất lao động cao nên thu nhập
của họ cũng khá cao nhưng mức độ rủi ro cũng khá lớn. Đa số các nông hộ đều
chọn cho mình cách sản xuất khá an toàn đó là họ luôn trồng nhiều loại cây khác
nhau trong cùng một thời kỳ hoặc chăn nuôi nhiều vật nuôi một lúc. Điều này
làm cho sản phẩm của họ luôn đa dạng nhưng số lượng thì không nhiều. Điều đó
đồng nghĩa với việc họ tránh được rủi ro, nếu giá cả hàng hóa này giảm xuống
thấp thì còn có hàng hóa khác. Nhưng cách sản xuất này không mang lại hiệu quả
cao cho nông hộ.
2.1.3. Vai trò kinh tế hộ
- Tuy các hộ nông dân còn sản xuất một cách nhỏ lẻ, quy mô không lớn,
năng suất chưa cao, hiệu quả kinh tế chưa cao... nhưng không thể phủ nhận vai
trò quan trọng của kinh tế hộ trong sản xuất nông nghiệp. Các hộ nông dân đã sử
dụng những điều kiện sẵn có để sản xuất, ổn định cuộc sống. Điều đó cũng giải
quyết được một số lượng lớn lao động nhàn rỗi trong xã hội.
- Ngoài việc tạo ra các thành phẩm phục vụ cho nhu cầu của gia đình và
xã hội, kinh tế hộ nông dân còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
nguyên liệu, hàng hóa, dịch vụ, là cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất lớn

đến với người tiêu dùng.
- Vì mô hình kinh tế hộ có quy mô sản xuất nhỏ, vốn đầu tư không lớn,
công tác quản lý khá dễ dàng so với các loại hình sản xuất khác nên kinh tế hộ
thường được chọn làm điểm khởi đầu. Mô hình kinh tế hộ rất phù hợp với những
nông hộ có ít vốn, chưa có nhiều kinh nghiệm sản xuất, tư liệu sản xuất còn hạn
chế. Nó cũng là tiền đề cho sự phát triển các loại hình sản xuất khác.
2.1.4. Loại hình chăn nuôi bò sữa
Đây là loại hình chăn nuôi bò để lấy sữa. Các nông hộ thường nuôi các
giống bò sữa như: Bò Hà Lan, bò lai Hà Lan, bò Lai Sind, bò Nâu Thụy Sỹ... Sản
lượng sữa, chu kỳ cho sữa sẽ tùy thuộc vào từng giống bò, cách chăm sóc, lượng
thức ăn, kỹ thuật nuôi... của nông hộ. Người chăn nuôi sẽ vận chuyển sữa đến các
trạm thu mua sữa của các công ty sữa để bán. Giá sữa mà các trạm thu mua, các
công ty sữa trả cho nông hộ sẽ phụ thuộc vào độ béo, độ khô, thời gian vắt sữa.

5


Ngoài sản phẩm chính là sữa, loại hình chăn nuôi bò sữa còn có các sản phẩm
phụ như: bê đực, phân bò.
2.1.5. Loại hình chăn nuôi bò thịt
Đây là loại hình chăn nuôi bò để bán thịt. Các giống bò được nuôi thường
là bò Ta Vàng và bò Lai Sind. So với phương thức chăn nuôi bò sữa, phương
thức chăn nuôi bò thịt đơn giãn hơn về kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn, chuồng trại...
Thông thường nông hộ sẽ mua bò cái mẹ về nuôi, sau khi bò cái sinh sản thì nông
hộ sẽ nuôi bê con đến một thời điểm thích hợp rồi bán cho thương lái. Một số hộ
chăn nuôi theo phương thức vỗ béo, họ mua bò gầy về nuôi vỗ béo, sau khi bò
béo lên thì họ sẽ bán cho thương lái. Giá bò thịt phụ thuộc nhiều vào trọng lượng
của bò. Ngoài sản phẩm chính là bò thịt, loại hình chăn nuôi bò thịt còn có sản
phẩm phụ là phân bò.
2.1.6. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế là một đại lượng quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, nó
dùng để xác định kết quả hoạt động sản xuất thu được với toàn bộ chi phí sản
xuất bỏ ra để đạt kết quả đó.
Kết quả
Hiệu quả =
Chi phí
Hiệu quả kinh tế thể hiện trong mối tương quan giữa thu và chi, có các
trường hợp sau:
+ Thu tăng nhưng chi không đổi.
+ Tăng thu, tăng chi nhưng tốc độ tăng thu nhanh hơn tốc độ tăng chi.
+ Thu không đổi nhưng chi giảm.
2.1.7. Các chỉ tiêu đo lường
Chỉ tiêu kết quả.
- Giá trị tổng sản lượng (GTTSL): giá trị tổng sản lượng là chỉ tiêu tổng
hợp được tính bằng tiền phản ánh kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh.
GTTSL = Tổng sản lượng * đơn giá sản phẩm

6


- Chi phí (CP): chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ khoản chi phí bỏ ra đầu
tư vào quá trình sản xuất kể cả chi phí vật chất để dành từ chu kì trước (giống,
phân chuồng ...) và phần lao động gia đình, trong đó có cả thuế nông nghiệp. Chỉ
tiêu này nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào quy mô canh tác, trình độ kỹ thuật canh
tác từng hộ.
CP = Chi phí vật chất + chi phí lao động
- Lợi nhuận (LN): Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất. Đây là
khoản chênh lệch giữa giá trị tổng sản lượng và chi phí bỏ ra.
LN = GTTSL – tổng chi phí sản xuất (CP)

Chỉ tiêu hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một
đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận
Tỷ suất LN/CP =
Chi phí
- Tỷ suất thu nhập trên chi phí (TN/CP): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một
đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập.
Thu nhập
Tỷ suất TN/CP =
Chi phí
- Tỷ suất doanh thu trên chi phí (DT/CP): Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một
đồng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh
thu.
Tổng doanh thu
Tỷ suất DT/CP =
Chi phí

7


2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Đây là phương pháp thu thập thông tin, số liệu để nhằm đánh giá tổng
quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề
tài này, phương pháp được sử dụng để trình bày về thực trạng của mô hình chăn
nuôi bò tại quận Thủ Đức, Tp.Hồ Chí Minh.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
* Trong phạm vi đề tài này tôi tiến hành thu thập số liệu theo 2 nguồn:
nguồn sơ cấp và nguồn thứ cấp. Các vấn đề cần điều tra nhằm phục vụ cho mục

tiêu nghiên cứu bao gồm: quy mô chăn nuôi của các nông hộ, thu nhập của các
hộ chăn nuôi bò, chi phí chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi, giống bò được nuôi,
chuồng trại ...
- Thu thập số liệu sơ cấp: thu thập số liệu sơ cấp theo phương pháp phỏng
vấn trực tiếp nông hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận Thủ Đức bằng cách lập
bảng câu hỏi để điều tra. Trong quá trình điều tra nông hộ chăn nuôi, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của phòng kinh tế quận Thủ Đức và hội nông dân của các
phường có nông hộ chăn nuôi bò. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, phương
tiện đi lại, kinh phí, tổng thể điều tra khá lớn (bò được nuôi chủ yếu ở 10 phường
trong tổng số 12 phường của quận) nên tôi không thể tiến hành điều tra toàn bộ
các hộ chăn nuôi bò trên địa bàn quận mà chỉ điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên.
Phương pháp điều tra chọn mẫu là phương pháp điều tra không toàn bộ,
chỉ tiến hành điều tra một số mẫu được chọn ngẫu nhiên trong tổng thể đối tượng
nghiên cứu, sau đó suy rộng ra cho tổng thể. Trong phạm vi đề tài này tôi đã tiến
hành điều tra 65 hộ chăn nuôi bò, trong 65 hộ này thì có 35 hộ chăn nuôi bò sữa
và 30 hộ chăn nuôi bò thịt.
- Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập các thông tin, số liệu sẵn có từ các
phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo, tạp chí, niên giám thống kê, Sở
NN&PTNT TP.HCM; từ các cơ quan ở địa phương như: phòng kinh tế quận,
phòng thống kê quận... và một số nguồn khác có liên quan.

8


2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi tiến hành thu thập số liệu tôi tiến hành phân tích chúng qua các
chỉ tiêu đã được đặt ra. Dựa trên kết quả phân tích đó để đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn quận Thủ Đức.
Các số liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng các phần mềm: MS Excel,
MS Word, SPSS.


9


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN

3.1. Giới thiệu về các tài liệu nghiên cứu liên quan đã thực hiện
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp, trong
những năm qua sinh viên khoa kinh tế trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ Chí
Minh đã tiến hành nghiên cứu rất nhiều đề tài liên quan đến nông nghiệp. Trong
đó ngành chăn nuôi cũng chiếm một số lượng rất lớn. Các nghiên cứu có liên
quan đến ngành chăn nuôi trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh ngày một phong phú và
đa dạng. Nói đến ngành chăn nuôi trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh chúng ta không
thể không nhắc tới loại hình chăn nuôi bò, đặc biệt là bò sữa. Số lượng bò sữa ở
đây chiếm tới 60 – 70% số lượng bò sữa trên cả nước. Sản lượng sữa mà Tp.Hồ
Chí Minh cung cấp ra thị trường rất lớn, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu
tiêu thụ của người tiêu dùng. Các khu vực nuôi bò nhiều nhất là: huyện Củ Chi,
huyện Hoóc Môn, quận Bình Thạnh, quận 12, quận Thủ Đức... Có rất nhiều đề
tài sinh viên nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò trong những năm qua. Chỉ tính
từ năm 2001 – 2005 các sinh viên khoa kinh tế trường Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh đã có 4 đề tài nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò sữa ở huyện Củ
Chi, 3 đề tài nghiên cứu về tình hình chăn nuôi bò sữa tại huyện Hoóc Môn, và
một số đề tài nghiên cứu tại quận 12, quận Bình Thạnh… Ngoài ra trên thị
trường còn có các loại sách nghiên cứu về ngành chăn nuôi bò.
Quận Thủ Đức cũng là địa phương nuôi bò khá nhiều, nhưng hiện nay
trong khoa kinh tế của trường chỉ mới có 1 đề tài sinh viên nghiên cứu về tình
hình chăn nuôi bò sữa ở đây. Tên đề tài là: ”Khảo sát thực trạng và giải pháp
nhằm phát triển ngành chăn nuôi bò sữa trên địa bàn quận Thủ Đức – Tp.Hồ Chí
Minh” (Nguyễn Hoài Phương, 2004). Nhưng trong đề tài này chỉ nghiên cứu,

khảo sát về ngành chăn nuôi bò sữa; không nghiên cứu, đánh giá về chăn nuôi bò
thịt nên chưa có sự so sánh chính xác được hiệu quả của 2 mô hình chăn nuôi
trên. Do đó đề tài này được thực hiện nhằm cho chúng ta một cái nhìn tổng quan

10


về tình hình chăn nuôi bò tại quận Thủ Đức. Từ đó có thể so sánh hiệu quả kinh
tế của mô hình chăn nuôi bò sữa và mô hình chăn nuôi bò thịt.
3.2. Một số đặc điểm tổng quát của quận Thủ Đức
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý. Quận Thủ Đức được thành lập theo nghị định 03/NĐ – CP
của chính phủ từ ngày 01/04/1997. Tổng diện tích của quận khoảng 4.776,23 ha,
bao gồm 12 phường.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
- Phía Đông giáp quận 9.
- Phía Nam giáp quận 2 và quận Bình Thạnh.
- Phía Tây giáp quận 12.
Địa hình. Địa hình ở đây chia làm 2 vùng:
- Vùng gò địa hình cao trên 1,5m chiếm tỷ trọng hơn 46% diện tích
đất tự nhiên. Cơ cấu địa chất vững chắc, rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ
tầng.
- Vùng bưng địa hình dưới 1,5m chiếm tỷ trọng trên 53% diện tích
đất tự nhiên. Cơ cấu địa chất yếu, phù hợp cho việc sản xuất nông nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, lập nhà vườn ...
Gò, đồi là nơi cỏ tự nhiên mọc rất nhiều nên các nông hộ chăn nuôi bò
(đặc biệt là bò thịt) sẽ gặp thuận lợi trong việc chăn thả gia súc vì các nông hộ
chăn nuôi bò thịt thường chăn thả gia súc ở những nơi có diện tích rộng. Khi
chăn thả ở các vùng gò, đồi như vậy nông hộ sẽ giảm được lượng thức ăn cho bò.
Thổ nhưỡng. Quận Thủ Đức có 3 loại đất chính:

- Đất vàng xám diện tích khoảng 1130 ha chiếm tỷ lệ 23% diện tích
đất tự nhiên.
- Đất xám diện tích khoảng 1180 ha chiếm tỷ lệ 25% diện tích đất tự
nhiên.
- Đất phèn diện tích khoảng 2045 ha chiếm tỷ lệ 44% diện tích đất tự
nhiên.
Với điều kiện thổ nhưỡng như trên thì các nông hộ chăn nuôi bò sẽ gặp
thuận lợi trong việc trồng cỏ cho bò ăn. Cỏ là một loại thức ăn quan trọng trong

11


việc chăn nuôi bò, vì vậy nếu trồng được cỏ cho bò thì nông hộ sẽ giảm bớt được
chi phí chăn nuôi.
Khí hậu. Hầu hết các khu vực ở phía nam đều nằm trong khu vực nhiệt
đới gió mua, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Quận Thủ Đức cũng không ngoại lệ.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11. Lượng mưa chủ yếu tập trung vào các
8,9,10. Vào các tháng 6,7,8 thường xảy ra hạn Bà Chằng gây khó khăn cho sản
xuất nông nghiệp.
Mùa nắng bắt đầu từ khoảng tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ thường xuyên có sự biến động, có lúc nhiệt độ lên đến 38-39 0c
vào những tháng mùa khô. Còn vào các tháng mùa mưa nhiệt độ khoảng 22-24 0c.
Nhiệt độ trung bình hàng năm vào khoảng 27,60c.
Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2190mm/năm nhưng có sự
phân bố không đồng đều. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 8,9,10 thường
gây ra ngập úng ở 1 số phường như: Tam Phú, Hiệp Bình Phước, Hiệp Bình
Chánh ...
Gió phân bố như sau: từ tháng 2 đến tháng 5 gió có hướng Đông và Đông
Nam. Từ tháng 6 đến tháng 9 gió có hướng Tây và Tây Nam. Ngoài ra từ tháng
10 đến tháng 1 năm sau thường có gió hướng Đông Bắc khi khối không khí lạnh

từ phương Bắc tràn xuống.
Số giờ nắng trung bình khoảng 2564 giờ.
Nhìn chung, quận Thủ Đức có 2 mùa mưa, nắng rõ rệt. Vào những tháng
trời mưa nông hộ chăn nuôi bò thường giồng bò tại các gò để bò tự tìm cỏ vì
trong những tháng này cỏ mọc rất nhiều. Còn những tháng nắng thì nông hộ phải
cho bò ăn thêm rơm vì lượng cỏ tự nhiên không đủ cho bò ăn.
Nguồn nước. Quận Thủ Đức được cung cấp nước mặt từ hệ thống sông
Sài Gòn thông qua các kênh rạch. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa
diễn ra rất nhanh chóng điều đó làm cho tốc độ ô nhiễm môi trường tăng lên. Hệ
thống sông Sài Gòn đã bị ô nhiễm nặng, nhất là ô nhiễm các chất thải công
nghiệp, rác sinh hoạt... thêm vào các tháng mùa khô, sông Sài Gòn thường bị
nhiễm mặn nên đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như đời
sống của người dân.

12


×