Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Khóa luận Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN
XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006

vi


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “ Ảnh hưởng của Tỷ
Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu của Việt Nam” do Huỳnh Thị Hồng Tươi, sinh viên
khóa 28, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

Ts. NGUYỄN VĂN NGÃI

Ngày

tháng

năm 2006



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Ngày

tháng

năm 2006

tháng

năm 2006


LỜI CẢM TẠ
Luận văn được hoàn thành dưới sự ủng hộ, động viên và giúp đỡ của tất
cả mọi người thân yêu xung quanh tôi.
Đầu tiên con xin chân thành bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với cha
mẹ, người đã sinh ra con, nuôi con và dạy dỗ con khôn lớn. Ba mẹ đã ủng hộ và
giúp đỡ con trong suốt quá trình học tập và trong thời gian thực hiện luận văn
này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Tp.Hồ
Chí Minh, cùng quý thầy cô Khoa Kinh Tế đã tận tình giảng dạy và truyền đạt
kiến thức trong suốt quá trình em học tập tại trường.
Đặc biệt với lòng biết ơn sâu sắc xin gửi đến Thầy Nguyễn Văn Ngãi.
Thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có

thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Chân thành cảm ơn tất cả các bạn sinh viên lớp Kinh Tế 28 đã ủng hộ,
động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên luận văn này khó
có thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong đón nhận những ý kiến
đóng góp của quý thầy cô và các bạn sinh viên để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Xin chân thành cảm ơn
Sinh viên thực hiện
HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH THỊ HỒNG TƯƠI, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2006 đã hoàn thành luận văn Ảnh hưởng của
Tỷ Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu của Việt Nam
Đề tài tìm hiểu về ảnh hưởng của Tỷ giá hối đoái đến Xuất Khẩu của Việt
Nam. Đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
trong thời kỳ 2001 – 2005.
Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế lượng với
sự hỗ trợ của EXCEL và EVIEW. Số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp lấy từ Tổng
cục Thống Kê Việt Nam, Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, thể hiện
tình hình xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng.
Tìm hiểu và đánh giá mức độ bóp méo của thị trường tỷ giá làm thiệt hại
xuất khẩu. Trong đó, xuất khẩu và diễn biến của tỷ giá hối đoái đóng một vai trò
quan trọng. Từ đó thấy được những chính sách mà chính phủ Việt Nam áp dụng
trong thời gian này để quản lý tỷ giá và khuyến khích xuất khẩu.
Tỷ giá và xuất khẩu có mối quan hệ chặt chẽ thể hiện trong kết quả của
quá trình phân tích mô hình kinh tế lượng và đánh giá cao đồng Việt Nam đã làm
thiệt hại xuất khẩu. Qua đó có thể thấy được sự tác động của tỷ giá đến xuất khẩu

trong vòng 5 năm gần đây. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm khuyến khích
xuất khẩu, ổn định thị trường tỷ giá và thị trường ngoại tệ, nâng cao đời sống của
nhân dân, thu lợi cho nhà sản xuất, tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, đưa đất nước tiến gần hơn đến quá trình hội nhập kinh
tế thế giới.


ABSTRACT
HUYNH THI HONG TUOI, Faculty of Economics, Nong Lam University
– Ho Chi Minh City, in July month 2006 years, The impact of the Exchange Rate
on Exports in Viet Nam.
The thesis’s learning about affecting of exchange rate to exports in Viet
Nam. The topic focuses on the relation between exchange rate and exports and
the evaluation on export growth on period 2001 – 2005.
The thesis will be used method of descriptive, comparative analysis and
regression. The main source of data for study is secondary data such as: World
tables, World Bank, IMF, Vietnam Statistical Yearbooks, Textbooks,
Newspaper, Magazines and Internet.
The topic examines and evaluation distort level overvalue of exchange
rate market to loss export. In there, exports and exchange rate have importance
role. Thence, Government’s Viet Nam has applied policies in order to suitable
exchange rate and encourage growth exports.
Exports and exchange rate have close relation in regression and overvalue
VietNam dong to loss export. Using pooled data for sixty month with expected
results that the exchange rate’s change to help increase exports. And we saw the
impact of exchange rate to exports on five recent years.
Thus, Government, Producer and Manager will be propose solution to
encourage exports, suitable exchange rate market and foreign currency market.
Growth export will be raise the living standards, gain profit for producer, creat
conditions to attract foreign capital inflows, impluse the development of growth

economy and the country will be processing to integrate world economy.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục biểu đồ

x

Danh mục phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU

1

1.1. Sự cần thiết của đề tài

1

1.2. Mục đích nghiên cứu


2

1.3. Giới hạn về nội dung

2

1.4. Cấu trúc của đề tài

3

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận

4
4

2.1.1. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế

4

2.1.2. Xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu

6

2.1.3. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối

9

2.1.4. Tỷ giá hối đoái và Chính sách tỷ giá


14

2.2. Phương pháp nghiên cứu

16

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

16

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

16

2.2.3. Khái niệm phương pháp phân tích hồi quy

16

2.2.4. Xây dựng mô hình hồi quy cho xuất khẩu

17

CHƯƠNG 3. XUẤT KHẨU VÀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIỆT NAM
1991 - 2005
3.1. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

20
20


3.1.1. Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 1991 – 2005

20

3.1.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam

22

3.2. Cán cân thương mại ở Việt Nam

24

3.3. Xuất khẩu của Việt Nam 1991 – 2005

27

3.3.1. Kim ngạch xuất khẩu

27


3.3.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

29

3.3.3. Thị trường xuất khẩu

30

3.3.4. Ảnh hưởng của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế


32

3.3.5. Chính sách xuất khẩu ở Việt Nam

35

3.4. Thị trường ngoại hối và Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam

37

3.4.1. Cung ngoại hối

37

3.4.2. Cầu ngoại hối

40

3.4.3. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đối ở Việt Nam 43
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

48

4.1. Mô hình giải thích ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu

48

4.2. Phân tích thống kê các biến


49

4.3. Phân tích tương quan giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc 50
4.4. Phân tích hồi quy đa biến

55

4.4.1. Giải thích mô hình hồi quy

55

4.4.2. Trắc nghiệm giả thiết mô hình

56

4.4.3. Kiểm tra sự vi phạm giả thiết của mô hình hồi quy

57

4.5. Phân tích kinh tế và đánh giá kết quả hồi quy

60

4.5.1. Ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc

61

4.5.2. Sự biến động của các yếu tố trong mô hình

64


4.5.3. Ảnh hưởng của chính sách tỷ giá lên xuất khẩu

66

4.5.4. Nhận xét

68

4.6. Đề xuất các chính sách để phát triển xuất khẩu và ổn định tỷ giá 68
4.6.1. Thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

68

4.6.2. Thị trường xuất khẩu

70

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73

5.1. Kết Luận

73

5.2. Kiến Nghị

74


5.2.1. Đối với xuất khẩu

74

5.2.2. Đối với thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái

75

5.5.3. Đối với Chính Phủ

76

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNH – HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CCTM

Cán cân thương mại

CN, XD

Công nghiệp, Xây dựng

FDI


Đầu tư nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KT – XH

Kinh tế - xã hội

KNXNK

Kim ngạch xuất nhập khẩu

NK

Nhập khẩu

NLNTS

Nông Lâm Nghiệp Thủy Sản

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại


TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

TTNH

Thị trường ngoại hối

TCTK

Tổng cục Thống kê

XK

Xuất khẩu

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Kỳ Vọng về Dấu của Hệ Số Ước Lượng

19

Bảng 2. Tăng Trưởng GDP thời kỳ 1991 – 2005


21

Bảng 3. Tăng Trưởng Kim Ngạch XNK 1991 – 2005 so với GDP

23

Bảng 4. Cán Cân Thương Mại Việt Nam từ 1991 – 2005

25

Bảng 5. Thị Trường Xuất Khẩu của Việt Nam

31

Bảng 6. Tỷ Trọng Đóng Góp của Xuất Khẩu đến Tăng Trưởng Kinh Tế

32

Bảng 7. Phần Trăm Đóng Góp của Xuất Khẩu đối với Tăng Trưởng GDP

34

Bảng 8. Lượng Kiều Hối Chuyển từ Nước Ngoài vào Trong Nước

38

Bảng 9. Lượng Cung Ngoại Tệ từ Xuất Khẩu

39


Bảng 10. Lượng Cung Ngoại Tệ từ Đầu Tư Nước Ngoài

40

Bảng 11. Lượng Ngoại Tệ Dùng Cho Nhu Cầu Nhập Khẩu

41

Bảng 12. Số Dự Án Đầu Tư Phát Triển Kinh Tế trong Những Năm Gần Đây 42
Bảng 13. Diễn Biến Tỷ Giá VND so với Một Số Ngoại Tệ Mạnh trong
Năm 2005

45

Bảng 14. Tỷ Giá Chéo của Đồng Việt Nam so với Một Số Ngoại Tệ

46

Bảng 15. Mô Tả Thống Kê Các Yếu Tố Chính

49

Bảng 16. Tương Quan Cặp Giữa Xuất Khẩu với Các Yếu Tố Ảnh Hưởng

50

Bảng 17. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy

55


Bảng 18. Hệ Số Xác Định của Các Mô Hình Hồi Quy

58

Bảng 19. Ước Lượng Mô Hình Đã Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai
Không Đồng Đều

60

Bảng 20. Độ Co Giãn của Các Yếu Tố trong Mô Hình

65

Bảng 21. Tỷ Giá Cân Bằng và Tỷ Lệ Đánh Giá Cao Đồng Việt Nam

66

Bảng 22. Thiệt Hại Xuất Khẩu do Đánh Giá Cao Đồng Việt Nam

67

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 1. Tốc Độ Tăng Trưởng của XuấT Khẩu và Nhập Khẩu
so với Tăng Trưởng GDP


24

Biểu đồ 2. Tốc Độ Tăng Trưởng của Xuất Nhập Khẩu Thời Kỳ 1991 – 2005 26
Biểu đồ 3. Kim Ngạch Xuất Khẩu Bình Quân Đầu Người Qua Các Năm

29

Biểu đồ 4. Tỷ Trọng các Mặt Hàng Xuất Khẩu trong Tổng Kim Ngạch
Xuất Khẩu

30

Biểu đồ 5. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Chỉ Số Giá Tiêu Dùng 51
Biểu đồ 6. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Giá Xuất Khẩu

52

Biểu đồ 7. Biểu Đồ Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tăng Trưởng GDP

53

Biểu đồ 8. Tương Quan Giữa Xuất Khẩu với Tỷ Giá Hối Đoái

54

x


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Mô hình hồi quy gốc
Phụ lục 2. Kiểm định hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 3. Khắc phục hiện tượng phương sai không đồng đều
Phụ lục 4. Ước lượng các mô hình hồi quy bổ sung
Phụ lục 5. Hệ số tương quan cặp giữa các biến

xi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU

Tỷ giá hối đoái và xuất khẩu có mối quan hệ với nhau vì xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu thanh toán bằng ngoại tệ là đô la Mỹ. Tỷ giá đóng một vai trò
quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu và góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Vì vậy
để thấy rõ được mối quan hệ này ta sẽ tìm hiểu sự cần thiết của tỷ giá và xuất
khẩu trong nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn gần đây.
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Tỷ giá hối đoái là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận ở các
nước đang phát triển trong những năm gần đây. Vai trò của tỷ giá trong nền
thương mại toàn cầu ngày càng trở nên quan trọng hơn. Vấn đề thực sự đặc biệt
của các nước đang phát triển là ở chỗ tỷ giá thường được đánh giá và vì vậy mà
xuất khẩu là vấn đề bị ảnh hưởng. Tăng cường xuất khẩu, có nhiều phương pháp
và chính sách đã được thi hành mà trong đó sự mất giá đồng tiền (tỷ giá tăng)
được đánh giá là quan trọng. Theo lý thuyết, sự mất giá của đồng tiền sẽ làm tăng
tính cạnh tranh của một nước và vì vậy khuyến khích xuất khẩu. Trong thực tế,
sự tăng tỷ giá không phải lúc nào cũng cải thiện được lĩnh vực xuất khẩu của
nước đó. Sự tăng tỷ giá cần thực hiện với các lĩnh vực có liên quan đến kinh tế và
những chính sách tỷ giá phù hợp thì mới thành công. Vì vậy, việc hiểu đúng về tỷ
giá hối đoái là việc cần thiết.

Trong thời gian gần đây ở Việt Nam vấn đề tỷ giá hối đoái đã phát sinh và
gây nhiều tranh luận. Một vài chuyên gia nước ngoài đánh giá thấp đồng tiền
Việt Nam và điều này dẫn tới sự mất giá đồng tiền Việt Nam và khuyến khích
xuất khẩu phát triển. Điều này được chứng minh bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân của nước ta trong 5 năm 2001 – 2005 đạt 7,5%, trong đó hoạt động
xuất khẩu đạt 110,4 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng bình quân là 17,4%, đã hoàn
thành chỉ tiêu kế hoạch về quy mô và tốc độ tăng trưởng.Việt Nam ngày càng mở
rộng thị trường xuất khẩu sang hầu hết các quốc gia ở các châu lục. Tuy nhiên,


tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn có nhiều hạn chế về quy mô và hệ thống tổ chức
thực hiện công tác thông tin thống kê về hoạt động xuất khẩu.
Vì vậy để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và xuất khẩu là
gì? Tăng tỷ giá sẽ dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu hay không? Và những chính
sách về tỷ giá và xuất khẩu nào phù hợp cho Việt Nam? Nên tôi tiến hành thực
hiện đề tài “Ảnh hưởng của Tỷ Giá Hối Đoái đến Xuất Khẩu của Việt Nam”.
Với mong muốn góp một phần công sức của mình thông qua đề tài nghiên cứu để
ta có một cái nhìn cụ thể hơn về hoạt động xuất khẩu và cơ chế tỷ giá cùng với
những chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề.
Tuy nhiên với thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện và có giá trị hiện thực hơn.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt. Thông qua
cơ sở dữ liệu có được tiến hành chạy mô hình hồi quy xác định sự tác động của
tỷ giá hối đoái đến xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 – 2005.
Xác định tỷ giá hối đoái cân bằng và tỷ lệ đánh giá cao đồng Việt Nam đã
làm thiệt hại xuất khẩu.
Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu và ổn định
thị trường ngoại tệ. Ngoài ra, Nhà nước cần có những chính sách đồng bộ giữa

các cơ quan ban ngành có liên quan đến xuất khẩu nhằm làm tăng xuất khẩu,
đồng thời thúc đẩy nền kinh tế cả nước phát triển.
1.3. Giới hạn về nội dung
Đề tài được thực hiện từ ngày 20/03/2006 đến 20/06/2006. Đề tài được
thực hiện trên phạm vi cả nước thông qua các số liệu thứ cấp và cơ sở dữ liệu về
thông tin kinh tế xã hội của Tổng cục thống kê, Ngân hàng số liệu thế giới
(Wordbank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), chủ yếu là số liệu thống kê kinh tế xã hội
và số liệu xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 – 2005.


1.4. Cấu trúc của đề tài
Gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu sơ lược về đề tài nghiên cứu. Trình bày lý do chọn
lựa đề tài, ý nghĩa và nội dung của đề tài
Chương 2. Nêu một số khái niệm cơ bản, cơ sở lý thuyết và các phương
pháp phân tích được sử dụng trong đề tài.
Chương 3. Nêu khái quát tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam, kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam, thị trường ngoại hối và tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam.
Chương 4. Mô tả nguồn số liệu nghiên cứu. Sử dụng thống kê mô tả phân
tích từng biến và sự phụ thuộc của xuất khẩu vào các nhân tố ảnh hưởng. Áp
dụng thuật toán phân tích hồi quy của Kinh tế lượng, xác định và phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu Việt Nam. Qua đó, đề xuất các giải pháp về tỷ
giá và xuất khẩu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và phát triển kinh tế.
Chương 5. Rút ra một số kết luận và kiến nghị từ đề tài nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

uất khẩu của Việt Nam có nhiều biến đổi mạnh mẽ trong thời gian qua.
Xung quanh sự thắng lợi của xuất khẩu Việt Nam có sự tham gia của các yếu tố
tác động, để hiểu rõ mối quan hệ giữa xuất khẩu và các yếu tố tác động ta phải
hiểu rõ thế nào là xuất khẩu và vai trò của nó như thế nào? và các yếu tố nào tác
động mạnh mẽ lên lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời phải dựa trên các
phương pháp nghiên cứu cụ thể để thấy rõ hơn mối quan hệ của xuất khẩu với tỷ
giá và các yếu tố khác. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu thêm về thị trường ngoại hối
và chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay.
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Ý nghĩa của xuất khẩu đối với phát triển kinh tế
Xuất khẩu đã được thừa nhận là một hoạt động cơ bản của hoạt động kinh
tế đối ngoại là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Việc mở rộng xuất
khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa
ohục vụ cho sự phát triển kinh tế, nhà nước đã và đang thực hiện các biện pháp
thúc đẩy các ngành kinh tế hướng theo xuất khẩu, mở rộng sản xuất để giải quyết
công ăn việc làm và tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước. Như vậy, xuất khẩu có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế.
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ cho công
nghiệp hóa.
Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất
yếu để khắc phục tình trạng nghèo đói và chậm phát triển của nước ta. Công
nghiệp hóa trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có một số vốn lớn để nhập khẩu
máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Nguồn vốn nhập khẩu này có thể có từ
đầu tư nước ngoài, vay nợ - viện trợ, thu từ dịch vụ du lịch, dịch vụ ngoại tệ, xuất
khẩu sức lao động. Nguồn vốn quan trọng nhất để nhập khẩu, công nghiệp hóa

4



đất nước là xuất khẩu. Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng trưởng của
nhập khẩu.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Xuất khẩu chính là coi thị trường và đặc biệt là thị trường thế giới là
hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Điều này có tác động tích cực đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất
-

Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển

thuận lợi
-

Tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần cho sản xuất

phát triển và ổn định
-

Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất,

nâng cao năng lực sản xuất trong nước
-

Xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công

nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam, nhằm HĐH nền kinh tế của đất
nước, tạo ra năng lực sản xuất mới
-


Xuất khẩu sẽ làm cho hàng hóa của chúng ta tham gia vào cuộc

cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng
-

Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn

thiện công việc quản trị sản xuất kinh doanh, thúc đẩy sản xuất mở rộng
thị trường
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm
và cải thiện đời sống của nhân dân.
Sản xuất hàng hóa xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm
việc và có thu nhập không thấp. Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu
vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú
thêm nhu cầu tiêu dùng của nhân dân

5


Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.
Xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua lại phụ thuộc
lẫn nhau. Có thể hoạt động xuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại
khác và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ này phát triển. Chính các quan hệ kinh tế
đối ngoại này lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu
Như vậy, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để
phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2.1.2 Xuất khẩu và các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu
Khái niệm.

Xuất khẩu của một quốc gia, theo định nghĩa là nhập khẩu của quốc gia
khác. Chúng ta biết rằng nhập khẩu của nước ngoài có nhiều khả năng phụ thuộc
vào hoạt động kinh tế của nước ngoài đó và vào giá tương đối của hàng nước
ngoài đó.
Hàng hóa xuất khẩu là hàng hóa khác biệt so với hàng hóa tiêu dùng trong
nước. Những hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
ở nước nhập khẩu. Chất lượng của hàng hóa phải đáp ứng được các thông số về
tiêu dùng, kỹ thuật và môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao ở nước người
nhập khẩu
Thị trường xuất khẩu hàng hóa là tập hợp người mua và người bán có
quốc tịch khác nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa mua bán, chất lượng
hàng hóa và các điều kiện mua bán khác theo hợp đồng, thanh toán chủ yếu bằng
ngoại tệ mạnh và phải làm thủ tục hải quan qua biên giới.Thị trường xuất khẩu
hàng hóa bao hàm cả thị trường xuất khẩu hàng hóa trực tiếp (nước tiêu thụ cuối
cùng) và thị trường xuất khẩu hàng hóa gián tiếp (xuất khẩu qua trung gian).
Chẳng hạn, một nước nào đó tạm nhập tái xuất hàng hóa của Việt Nam hoặc
nhập hàng hóa của Việt Nam rồi đem xuất khẩu sang thị trường khác cũng được
xem là thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

6


Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu.
Thuế xuất khẩu: thuế xuất khẩu được coi là công cụ để điều tiết và quản lý
xuất khẩu. Thuế này được đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm hạn chế hay
khuyến khích xuất khẩu. Theo kinh nghiệm nhiều nước, nếu dùng chính sách
thuế quan để làm công cụ cho chính sách khuyến khích sản xuất thay thế hàng
nhập khẩu sẽ dẫn tới tình trạng duy trì một ngành sản xuất kém hiệu quả, khả
năng cạnh tranh thấp và cuối cùng người tiêu dùng bị thiệt
Trong nền kinh tế hội nhập với việc buôn bán tự do giữa các nước có sự

cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng hàng hóa thì việc sử dụng chính sách
thuế sẽ không còn hữu hiệu nữa. Bởi thuế xuất khẩu luôn làm cho giá cả hàng
hóa tăng cao so với khi không đánh thuế hay thuế suất bằng 0.
Tỷ giá hối đoái: Nhà nước có thể điều chỉnh giá trị tiền Việt Nam tăng
hoặc giảm so với ngoại tệ để không khuyến khích xuất khẩu hay khuyến khích
xuất khẩu. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng nếu dùng tỷ giá để khuyến khích
xuất khẩu không phải trong trường hợp nào cũng tốt vì được lợi trong xuất khẩu
thì lại bị thiệt hại trong nhập khẩu. Do đó, cần giải quyết đúng đắn quan hệ tỷ giá
phù hợp với từng thời kỳ phát triển kinh tế và yêu cầu CNH – HĐH đất nước.
Chỉ số giá tiêu dùng trong nước: chỉ số này thể hiện giá cả hàng hóa sử
dụng trong nước. Khi chỉ số này càng thấp thì càng có lợi cho người tiêu dùng
trong nước và cả xuất khẩu. Vì giá cả trong nước rẻ tương đối so với nước ngoài.
Khi chỉ số này thấp các nhà xuất khẩu sẽ có xu hướng xuất khẩu mạnh vì giá cả
hàng hóa trong nước rẻ hơn nước ngoài. Điều này có lợi cho các nhà sản xuất
hàng hóa xuất khẩu trong nước.
Chỉ số giá xuất khẩu: chỉ số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu của
nước ta. Chỉ số này biểu hiện giá cả của hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Chỉ
số này càng cao càng có lợi cho xuất khẩu vì giá cả hàng xuất ra nước ngoài cao
hơn giá cả hàng hóa trong nước, thúc đẩy các nhà sản xuất tăng xuất khẩu hàng
hóa của mình để mang về lợi nhuận cao hơn tiêu thụ trong nước.
Thu nhập nước ngoài: khi tăng thu nhập nước ngoài dẫn tới tăng tổng cầu
của nước ngoài đối với toàn bộ hàng hóa, dẫn tới xuất khẩu tăng. Theo định

7


nghĩa, xuất khẩu phụ thuộc vào thu nhập nước ngoài (Y*) và tỷ giá hối đoái thực
(e). Khi tăng tỷ giá (e) dẫn tới tăng giá tương đối của hàng nước ngoài tính theo
hàng của nước xuất khẩu – làm cho hàng của nước xuất khẩu hấp dẫn hơn một
cách tương đối nên dẫn tới tăng xuất khẩu

Quan hệ chính trị ngoại giao: quốc gia muốn phát triển thị trường xuất
khẩu thì trước hết phải có đường lối chính trị mở cửa hội nhập với thế giới một
cách nhất quán và ổn định lâu dài, có quan hệ ngoại giao ngoại thương thông qua
các hiệp định được ký kết. Sự thiết lập quan hệ ngoại giao ngoại thương giữa các
nước đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Nó tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong việc tìm thị trường đối tác
Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài: đây là phần quan trọng trong
chiến lược tăng trưởng kinh tế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) có ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua: bổ sung nguồn vốn cho nền kinh
tế, ảnh hưởng chuyển giao công nghệ - năng lực quản lý, tạo việc làm cho người
lao động và đóng góp vào xuất khẩu. Các doanh nghiệp sử dụng FDI phải tạo ra
những cơ hội hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực xuất khẩu
Như vậy, chính sách thu hút sử dụng FDI sẽ có ảnh hưởng tích cực đối với
phát triển xuất khẩu nếu có những chính sách khuyến khích về tài chính (miễn
giảm thuế, thưởng xuất khẩu), những ưu đãi về thủ tục ... đối với các doanh
nghiệp có FDI mà có đóng góp tích cực vào xuất khẩu.
Hạn ngạch xuất khẩu: hạn ngạch xuất khẩu là công cụ hạn chế khối lượng
xuất khẩu cao nhất của một mặt hàng hay nhóm hàng. Hạn ngạch xuất khẩu được
dùng để bảo hộ hàng hóa trong nước, bảo hộ tài nguyên thiên nhiên và những
mặt hàng quý hiếm.
Tín dụng xuất khẩu: nhà nước sử dụng công cụ tín dụng như điều chỉnh lãi
suất theo hướng khuyến khích cho vay đối với các nhà kinh doanh xuất khẩu,
hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho các đối
tượng vay làm hàng xuất khẩu. Nhà nước cần có những chính sách tín dụng dài
hạn cho các dự án sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu đối với những sản
phẩm có chu kỳ sản xuất dài hạn

8



2.1.3. Ngoại hối và Thị trường ngoại hối
Khái niệm về ngoại hối và thị trường ngoại hối.
Ngoại hối (ngoại tệ - tiền nước ngoài) là đồng tiền nước ngoài tồn tại
trong một nước khác. Ví dụ như ở Việt Nam đồng tiền được xem là ngoại hối
như: Đôla Mỹ, Đôla Canada, đồng Yên Nhật.... Đồng tiền được coi là ngoại hối
khi nó được tiêu dùng, sử dụng ở ngoài biên giới nước phát hành ra nó. Ngoại
hối (ngoại tệ) được phân làm hai loại: ngoại tệ mạnh và ngoại tệ bình thường.
-

Ngoại tệ mạnh là ngoại tệ được phát hành ở những nước có nền

kinh tế mạnh, đồng tiền có khả năng chuyển đổi cao và được nhiều quốc
gia sử dụng trong thanh toán và tích lũy.
-

Ngoại tệ bình thường là ngoại tệ ít được sử dụng trong thanh toán

và tích lũy.
Thị trường ngoại hối là thị trường tiền tệ quốc tế trong đó một đồng tiền
quốc gia này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia kia. Mức giá tại đó hai đồng
tiền có thể chuyển đổi được cho nhau gọi là tỷ giá hối đoái. Như vậy, thị trường
ngoại hối là nơi diễn ra sự mua bán các đồng tiền của các nước khác nhau trên
thế giới.
Trên cơ sở cung cầu ngoại tệ mà các chủ thể trong nền kinh tế muốn mua
hoặc bán đồng tiền nước này với nước khác sẽ xác định giá của đồng tiền này so
với giá của đồng tiền khác. Thị trường ngoại hối có đặc tính riêng biệt, đó là
mang tính toàn cầu. Khác với các thị trường khác thị trường ngoại hối là thị
trường không có biên giới, các giao dịch có thể được thực hiện thông qua điện
thoại, điện tín hoặc qua hệ thống vi tính, nó cho phép ghi nhận và thực hiện các
giao dịch một cách nhanh chóng.

Lượng cung ngoại hối.
Trong những năm qua việc đổi mới quản lý ngoại hối và thực hiện điều
hành tỷ giá hối đoái đã góp phần kích thích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và
cải thiện cán cân thương mại và tăng dự trữ ngoại tệ cho đất nước. Lượng ngoại
tệ đang lưu thông trên thị trường có xuất phát từ nhiều nguồn: Lượng kiều hối từ
nước ngoài gửi về đầu tư trong nước, thu được một lượng ngoại tệ lớn từ hoạt

9


động xuất khẩu và nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, nguồn ngoại tệ được dự trữ
bởi ngân hàng Nhà nước .....
Nhu cầu về ngoại hối.
Hiện nay, nhu cầu về ngoại tệ rất cao. Ngoại tệ có thể được sử dụng để
trao đổi buôn bán, còn có thể dùng tiền Việt để mua lấy ngoại tệ để đi nước ngoài
công tác, du lịch, chữa bệnh ...
Với mục tiêu mong muốn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng, nên
các ngân hàng luôn luôn cung cấp cho quý khách hàng những dịch vụ tiện ích
nhất để thuận tiện trong việc sử dụng ngoại tệ
Ngay cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng có nhu cầu
thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển sản xuất, thu về lợi nhuận từ việc
xuất khẩu những sản phẩm mà họ sản xuất ra.
Đồng thời hoạt động nhập khẩu cũng cần có một lượng ngoại tệ lớn bởi vì
trong những năm qua Việt Nam luôn là nước nhập siêu.
Đánh giá sự bóp méo của thị trường Tỷ giá hối đoái.
Thị trường tỷ giá bị bóp méo nghĩa là thị trường tỷ giá sẽ thay đổi bởi các
yếu tố tác động và làm cho thị trường xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng. Thị trường
tỷ giá bị bóp méo khi đồng Việt Nam được đánh giá cao và làm cho cung cầu
ngoại tệ có nhiều biến động. Để thấy được sự bóp méo của thị trường tỷ giá ta
phải xét đến tỷ giá cân bằng. Tỷ giá hối đoái cân bằng là tỷ giá không chịu sự

kiểm soát của Nhà nước và thường bị ảnh hưởng trong một thị trường hay thay
đổi. Để xác định được sự biến động của thị trường tỷ giá như thế nào cần phải
dựa vào ảnh hưởng của lạm phát trong nước và nước ngoài, thay đổi cán cân
thương mại, thâm hụt tài khoản vãng lai, dòng vốn vào và sự đánh giá cao đồng
Việt Nam sẽ tác động đến thị trường xuất khẩu. Tỷ lệ đánh giá cao đồng Việt
Nam được xác định là

E0
- 1 để thấy được sự thay đổi của xuất khẩu Việt Nam.
E*

E0 : tỷ giá hối đoái chính thức
E* : tỷ giá hối đoái cân bằng

10


Công thức tính tỷ giá cân bằng E* ( tỷ giá mờ)
E* = [

∆Q0 + ∆Q1
+ 1] * E 0
ξ s* Q s + ξ d * Q d

Trong đó: ∆Q0: Thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai.
∆Q1: Thâm hụt cán cân nếu bỏ hết rào cản trong thương mại.
ξs : Độ co giãn của xuất khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
ξd = - 2 : Co giãn nhập khẩu theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa.
Thâm hụt tài khoản vãng lai nếu loại bỏ các rào cản được tính theo công
thức là:

∆Q1 =

tM
t
Qd ξ d − X Q S ξ S
1 + tM
1− tX

Tỷ giá này không là ngoại lệ vì nó bắt buộc tác động mạnh tới hoạt động
nhập khẩu, xuất khẩu.
Chính sách ngoại hối.
Chính sách ngoại hối là tập hợp các giải pháp về tích lũy, dự trữ, sử dụng
và trao đổi các đồng tiền nước ngoài trong mối tương quan với đồng tiền trong
một nước một cách tối ưu, đảm bảo cho nền kinh tế trong nước tăng trưởng và
phát triển ổn định
Chính sách quản lý ngoại hối bao gồm: chính sách về thị trường ngoại hối,
chính sách tỷ giá, chính sách kết nối, chính sách lưu thông, luân chuyển, kinh
doanh và thanh toán ngoại hối ... Việc xây dựng chính sách ngoại hối phải trên
cơ sở phát triển thị trường trong nước và sự hội nhập với thị trường tiền tệ thế
giới
-

Chính sách về thị trường ngoại hối: chính phủ luôn quan tâm đặc

biệt tới việc quản lý ngoại hối, từ chính sách kiểm soát chặt chẽ đến giai
đoạn nới lỏng đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho nền kinh tế. Việc
quan tâm của chính phủ thể hiện ở việc đảm bảo lượng cung cầu ngoại tệ
trên thị trường tạo ra tỷ giá hợp lý, thu hút lượng vốn nước ngoài vào
trong nước và thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế.


11


-

Chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối: mỗi

quốc gia với trình độ phát triển nhất định sẽ có chính sách lưu thông, luân
chuyển và thanh toán ngoại hối khác nhau. Khi lượng ngoại tệ trong nước
quá ít các nước sẽ có chính sách thu hút ngoại tệ vào và hạn chế lượng
ngoại tệ ra, khuyến khích các tổ chức kinh tế và cá nhân đem ngoại tệ từ
bên ngoài vào nhưng kiểm soát chặt chẽ việc đem ngoại tệ ra. Do vậy
chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối có lúc chặt chẽ
khi thanh toán và đưa ngoại tệ ra khỏi biên giới, tự do mang ngoại tệ vào
trong nước. Điều này sẽ tạo ra một lượng ngoại tệ nhất định trong nền
kinh tế để có đủ khả năng thanh toán cho những giao dịch bên ngoài khi
cần thiết. Chính sách quản lý ngoại hối đi từ thấp đến cao, từ chặt chẽ đến
lỏng lẻo, từ cấm đoán đến hạn chế và cuối cùng là tự do luân chuyển. Khi
nền kinh tế một nước đủ mạnh, đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cần thiết thì
có thể áp dụng chính sách ngoại tệ tự do – tự do hóa thị trường ngoại hối.
-

Chính sách ngoại hối với thu hút và luân chuyển các nguồn vốn:

Chính sách ngoại hối của các quốc gia ngày nay đã có nhiều chuyển biến
phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế Thế giới và việc luân chuyển vốn
ngày càng nhiều chiều. Thông qua thị trường ngoại hối các luồng vốn
được trao đổi giữa các nước với nhau không phân biệt trình độ phát triển
hoặc thông qua các công ty đa quốc gia các luồng vốn có thể luân chuyển
từ nước này sang nước khác. Tự do hóa các chính sách quản lý ngoại hối

tạo điều kiện cho các nước có khả năng tiếp cận với các luồng vốn khác
nhau, đặc biệt đối với các luồng vốn thông qua thị trường vốn quốc tế. Do
vậy, để tranh thủ được lượng vốn nói trên các quốc gia sẽ tiến hành từng
bước nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối trong tổng thể chính sách
hội nhập và toàn cầu hóa nói chung.
-

Chính sách kết nối: là chính sách các nước áp dụng nhằm kiểm soát

lượng ngoại tệ có trong thị trường trong nước, đảm bảo cho cung cầu
ngoại tệ ổn định, không có nạn đầu cơ, giữ cho khả năng thanh toán bằng
ngọai tệ của nước đó không bị biến động đột ngột. Thực tế, khi nền kinh

12


tế còn yếu hoặc tình hình kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng các nước sẽ áp
dụng chính sách kết nối bắt buộc. Các chủ thể kinh tế khi có nguồn thu
bằng ngoại tệ phải bán một phần hoặc toàn bộ cho hệ thống ngân hàng
nhằm tránh đầu cơ ngoại tệ và đảm bảo cho ngân hàng có đủ lượng ngoại
tệ để bán cho khách hàng khi có nhu cầu thiết thực khi kinh doanh. Tùy
theo tiềm lực và trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế mà áp dụng chính
sách kết nối chặt chẽ hay chính sách kết nối lỏng lẻo.
-

Chính sách kết nối chặt chẽ: các đơn vị kinh tế khi có nguồn thu

ngoại tệ phải bán 100% cho hệ thống ngân hàng. Chính sách này được áp
dụng khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, khả năng mất cân đối về cung
cầu ngoại tệ đang diễn ra, tình trạng đầu cơ ngoại tệ đang diễn ra mạnh

-

Chính sách kết nối lỏng lẻo: tỷ lệ kết nối bằng 0, các đơn vị kinh tế

khi có nguồn thu không bị bắt buộc bán cho hệ thống ngân hàng. Việc
mua bán ngoại tệ được tự do. Chính sách này được áp dụng khi nền kinh
tế ổn định, cung cầu ngoại tệ trên thị trường cân bằng
-

Chính sách dự trữ ngoại hối và cân bằng cung – cầu ngoại tệ: dự

trữ ngoại tệ đảm bảo cho nền kinh tế luôn có đủ lượng ngoại tệ để can
thiệp vào thị trường nhằm ổn định và cân bằng luợng cung cầu ngoại hối
trên thị trường, không gây biến động về tỷ giá. Khi cán cân thanh toán
quốc tế thặng dư, Chính phủ sẽ sử dụng các biện pháp thu hút và mua
ngoại tệ vào để tăng dự trữ cho nền kinh tế và giữ cho đồng nội tệ không
lên giá, bảo đảm cho nền kinh tế ổn định theo hướng khuyến khích xuất
khẩu. Dự trữ ngoại tệ là nguồn lực ngoại tệ của nền kinh tế đảm bảo cho
nền kinh tế có thể thích ứng được với điều kiện biến động không thuận lợi
trong nước và thế giới, tạo điều kiện cho cung cầu ngoại tệ trong nước
luôn luôn cân bằng, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền
vững.
-

Nới lỏng và tự do hóa chính sách ngoại hối: nới lỏng cơ chế quản

lý ngoại hối tạo cho hoạt động kinh doanh ngoại hối đa dạng và năng động
hơn, hòa nhập vào thị trường ngoại hối quốc tế, nâng cao dần khả năng

13



cạnh tranh. Hệ thống các NHTM và các tổ chức tín dụng tài chính có điều
kiện nâng cao năng lực hoạt động, dần dần tiếp cận với luật pháp kỷ luật
và thông lệ quốc tế. Tuy hiên trong quá trình nới lỏng và tự do hóa quản lý
ngoại hối cần lưu ý rằng đối với nền kinh tế quá yếu, chưa phát triển, phụ
thuộc nhiều vào sự biến động kinh tế và chính trị thế giới, các chính sách
và cơ chế quản lý chưa hoàn chỉnh thì việc nới lỏng và tự do hóa phải có
những bước đi thích hợp, từng bước và chắc chắn.
2.1.4. Tỷ giá hối đoái và Chính sách tỷ giá
Khái niệm tỷ giá.
Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một vấn đề phức tạp, là một công cụ cơ bản
của Nhà nước trong quá trình quản lý và điều hành vĩ mô. Có nhiều nhà kinh tế
đưa ra những khái niệm khác nhau về tỷ giá hối đoái:
Samuelson – nhà kinh tế học người Mỹ: TGHĐ là tỷ giá để đổi tiền của
một nước này lấy tiền của một nước khác.
Stayler – nhà kinh tế học người Úc: TGHĐ là đồng tiền của một nước nào
đó thì bằng giá trị của một số lượng đồng tiền nước khác.
Christopher Pass và Bryan Lowes – nhà kinh tế học người Anh: TGHĐ là
giá của một loại iền tệ được biểu hiện qua giá của một loại tiền tệ khác.
Các khái niệm trên đều phản ánh một số khía cạnh khác nhau của TGHĐ,
nhưng ta có một khái niệm chung về TGHĐ là: TGHĐ là giá cả của một đơn vị
tiền tệ nước này thể hiện bằng số đơn vị tiền tệ nước khác.
Tỷ giá hối đoái được chia làm 2 loại: TGHĐ thực và TGHĐ danh nghĩa
TGHĐ danh nghĩa giữa hai đồng tiền được đưa ra theo hai cách: (1)
giá của đồng nội tệ tính theo ngoại tệ; (2) giá của ngoại tệ tính theo nội tệ
nhưng ở đây ta định nghĩa TGHĐ danh nghĩa là giá của đồng ngoại tệ tính
theo nội tệ và kí hiệu là E. TGHĐ giữa ngoại tệ và nội tệ thay đổi từng
giờ, từng phút trong từng ngày. Những sự thay đổi này gọi là tăng giá
danh nghĩa hay giảm giá danh nghĩa – nói ngắn gọn là tăng giá hay giảm

giá. Theo định nghĩa thì TGHĐ danh nghĩa là giá của ngoại tệ theo nội tệ
thì sự tăng giá nội tệ tương ứng với giảm giá TGHĐ và ngược lại

14


×