Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

hk2 12 đề thi thpt đốc binh kiều

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.94 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIỀN GIANG
TRƯỜNG THPT ĐỐC BINH KIỀU

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KIỂM TRA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2015 – 2016
MÔN: NGỮ VĂN 12
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 02 trang ....................................................................................................................... )
ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I. Đọc - hiểu (3.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình ở hai khía
cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chuyên môn của mình.
Ở khía cạnh con người văn hóa, đó là việc tìm ra được đâu là lương tri và phẩm
giá của mình, đâu là lẽ sống và giá trị sống của mình; đâu là những giá trị làm nên
chính mình, là những thứ mà vì nó hay để bảo vệ nó, mình sẵn lòng hi sinh mọi thứ
khác; đâu là “chân ga” (để giúp mình vượt qua bao đèo cao) và đâu là “chân thắng”
(để giúp mình không rơi xuống vực sâu).
Ở khía cạnh con người chuyên môn (hay con người công việc, nghề nghiệp, sự
nghiệp), đó là việc tìm ra mình thực sự thích cái gì, mình giỏi cái gì, hiểu được mình
giỏi đến mức độ nào để đặt mình vào một công việc phù hợp nhất với “cái chất” con
người mình. Khi làm công việc mà mình giỏi nhất, mê nhất và phù hợp với “cái chất”
con người của mình nhất thì khi đó làm việc cũng là làm người, khi đó mình làm việc
nhưng cũng là sống với con người của mình”
(Trích từ Sách “Đúng việc- một góc nhìn về câu chuyện khai minh” của tác
giả Giản Tư Trung, NXB Tri Thức – 2015)
Câu 1. Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? (0.25 điểm)


Câu 2. Hãy xác định nội dung chính của văn bản ( 0.5 điểm)
Câu 3.Trong văn bản, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0.25 điểm)
Câu 4. Hãy xác định thành phần chêm xen có trong văn bản (0.5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu về đâu

Trang 1/2


Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau- rạn vỡ
Nếu từ giã thuyền rồi
Biển chỉ còn sóng gió
Nếu phải cách xa anh
Em chỉ còn bão tố
(Trích bài Thuyền và biển- Xuân Quỳnh. Dẫn theo Thơ Xuân Quỳnh,
NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1989)
Câu 5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0.25 điểm)
Câu 6. Xác định nội dung chính của đoạn thơ trên (0.5 điểm)
Câu 7. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn thơ(0.25 điểm)
Câu 8. Xác định các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau: (0.5 điểm)
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau

Lòng thuyền đau- rạn vỡ
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. Nghị luận xã hội (3.0 điểm)
“Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.
( Danh ngôn Nam Phi. Dẫn theo Quà tặng cuộc sống- NXB Thanh niên, 2006)
Hãy viết bài văn ngắn( không quá 600 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu
danh ngôn trên
Câu 2. Nghị luận văn học (4.0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống ở nhân vật bà cụ Tứ
trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
---------------------HẾT---------------------

Trang 2/2


HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần
I

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Nội dung

ĐỌC HIỂU
Phong cách ngôn ngữ chính luận
Ý chính: Khi đã khai phóng được bản thân, con người sẽ tìm ra chính mình
ở hai khía cạnh quan trọng nhất: con người văn hóa và con người chuyên
môn của mình.
Thao tác lập luận phân tích
Thành phần chêm xen trong ngoặc đơn: (hay con người công việc, nghề
nghiệp, sự nghiệp)
Thơ ngũ ngôn/ thơ tự do 5 chữ
Diễn tả những cung bậc của tình yêu: thấu hiểu, nhớ nhung, khát khao gặp
gỡ
Biểu cảm
Tu từ: ẩn dụ, phép điệp
LÀM VĂN

Điểm
3.0
0.25
0.5
0.25
0.50
0.25
0.5
0.25
0.50

II
Câu 1
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài

triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
-Phải lạc quan, luôn tin tưởng ở tương lai, ở mục đích sống tốt đẹp
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: vận dụng tốt các thao tác
lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và
hành động
- Giải thích:
+ Mặt trời: Ánh sáng rực rỡ, vẻ đep
+ Hướng về mặt trời: Hướng về những điều tốt đẹp( lí tưởng, ước mơ, mục
đích, việc làm hướng thiện..)
+ Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn: Khi hướng vê
những điều tốt đẹp, những gì xấu xa, u ám, khó khăn( bóng tối) s4 lùi lại
phía sau. Câu danh ngôn bao hàm một triết lí, một quan niệm nhân sinh tích
cực, một lời khuyên đúng đắn: Phải luôn sống lạc quan, tin tưởng ở tương lai
tươi sáng
- Bàn luận:
+ Khi hướng về những điều tốt đep: con người có động lực, có mục đích, sự
phấn chấn, niềm tin….Đó là sức mạnh giúp họ mau đi đến thành công, đẩy
lùi những khó khăn, đôi khi là sợ hãi, nản lòng, tuyệt vọng…
+ Trong thực tế, có người thiếu niềm tin, không dám bước tới để hướng
thương, hướng thiện. Họ dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự sợ hãi, trì
trệ, thất vọng…

3.0
0.25

0.25

0.5


1.0

Trang 3/2


+ Tuy nhiên, không phải lúc nào hướng về mặt trời, bóng tối cũng bị đẩy lui.
Con người phải có can đảm đối mặt với những thất bại của mình và tìm cách
khắc phục sửa chữa chúng
- Bài học nhận thức và hành động: Cần rèn luyện ý chí, nghị lực, niềm tin,
kiến thức …để có thể luôn hướng về phía mặt trời
d. Sáng tạo.
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
Câu 2
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận.
- Vẻ đẹp tình người và niềm hi vọng vào cuộc sống của bà cụ Tứ
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng.
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, trích dẫn đề bài.
+ Kim Lân viết không nhiều nhưng đã đạt những thành công đáng kể, đặc
biệt là về đề tài nông thôn
+ Vợ nhặt là tác phẩm đặc sắc viết về nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu. Trên
cái nền tối tăm ấy, nhà văn đã miêu tả cảnh ngộ của những con người nghèo
khổ ở xóm ngụ cư với cái nhìn nhân hậu, phát hiện ở họ vẻ đẹp tình người và

niềm hi vọng vào cuộc sống.
- Phân tích cụ thể:
+Vợ nhặt tái hiện một bức tranh cuộc sống bi thảm. Nạn đói hoành hành dữ
dội. Người chết như ngả rạ. Người sống thì lay lắt bên bờ vực thẳm, Thế
nhưng, qua nhân vật bà cụ Tứ, tác giả cho ta thấy rằng: ngay trong hoàn cảnh
khốn cùng, con người vẫn không mất đi những nét đẹp vốn có của họ.
+ Nhân vật bà cụ Tứ cho thấy rõ nhất vẻ đẹp của tình người trong tác phẩm
Vợ nhặt. Vẻ đẹp đó được thể hiện qua thái độ, tình cảm của bà cụ Tứ đối với
con trai và con dâu:
*Với Tràng, bà cảm thấy tủi vì làm mẹ mà không giúp được gì cho con, để
con phải nhặt vợ trong cảnh túng đói. Trong tâm trạng của bà, sự ngạc nhiên,
buồn, vui, lo âu…lẫn lộn. Tất cả xuất phát từ lòng thương con ( Phân tích
một số chi tiết tiêu biểu)
* Với người con dâu, bà không hề rẻ rúng mà ngược lại, bà thấu hiểu tình
cảnh, lòng đầy bao dung và thương xót, bà tỏ ra gần gũi, chân tình, xóa đi

0.5
0.25

0.25
4.0
0.25

0.25

0.5

2.25

Trang 4/2



mặc cảm của thị ( chú ý những suy nghĩ và câu nói yêu thương của bà: “Ừ,
thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”; “ Cốt
làm sao cho chúng mày hòa thuận là u mừng rồi”; “ Chúng mày lấy nhau lúc
nà, u thương quá…”
+ Người mẹ này lại là người bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt vào cuộc sống:
Bà động viên các con bằng kinh nghiệm sống, bằng triết lí dân gian( Ai giàu
ba họ, ai khó ba đời…); thu xếp nhà cửa cho quang quẻ, nền nếp với ý nghĩ
đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên; bà tổ chức bữa cơm ngày đói chu
đáo, trong bữa ăn nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau, bàn định
về tương lai, khơi dậy trong con một niềm tin( nghĩ tới việc mua đôi gà cho
chúng sinh sôi nảy nở, hi vọng về đời con cháu mình rồi sẽ sáng sủa hơn…)
+ Ngòi bút xây dựng tính cách nhân vật độc đáo, giọng điệu kể chuyện tự
nhiên, ngôn ngữ mộc mạc , sử dụng nhiều đoạn độc thoại nội tâm sâu sắc.
d. Sáng tạo.
-Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu.
-Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10.00 điểm

0.50

0.25

----------- Hết ------------

Trang 5/2




×