Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN CÁC DI SẢN VĂN HÓA NỔI TIẾNG THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN

CÁC DI SẢN VĂN HÓA NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
(Tài liệu dùng cho sinh viên khoa Ngữ văn,
Chuyên ngành: Văn hóa học và Việt Nam học)
Biên soạn: Nguyễn Ngọc Chinh
(Lưu hành nội bộ)

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2015
1


MỤC LỤC

Lời nói đầu

8

Chương 1. Những nền văn minh thế giới

9

Chương 2. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
với di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới

28

Chương 3. Những di sản mang tính chất toàn cầu



53

Chương 4. Những di sản của các nước

61

Tài liệu tham khảo

82

2


Tên học phần
CÁC DI SẢN VĂN HÓA NỔI TIẾNG THẾ GIỚI
Số tín chỉ: 02 (15 tiết lí thuyết, 10 tiết thảo luận, 5 tiết bài tập, thực hành)
Khoa phụ trách: Khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sư phạm - ĐHĐN
Mã số học phần: 317012
Dạy cho các ngành: Văn hóa học, Việt Nam học.
1. Mô tả học phần
Cá di sản văn hóa nổi tiếng thế giới là một môn khoa học văn hóa – lịch sử
cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về các nền văn minh nhân loại
và các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới. Đây là học phần cơ sở được thiết kế dành
cho sinh viên các chuyên ngành: văn hóa học và Việt Nam học. Tùy theo thiết kế
chương trình của mỗi chuyên ngành, môn học này có thể là môn học bắt buộc
hoặc tự chọn; có thể bố trí ở bất kỳ học kỳ nào (từ học kỳ 1 đến học kỳ 8) trong
chương trình đào tạo.
Môn học tập trung vào việc giúp sinh viên có tư duy khoa học, có khả năng
liên hệ với thực tiễn và củng cố thêm vốn kiến thức về văn hóa, lịch sử và văn

minh thế giới.
2. Điều kiện tiên quyết: Không
3. Mục tiêu môn học
3.1. Mục tiêu chung
Học xong môn học này, sinh viên có được:
* Về kiến thức
- Nắm được các kiến thức về các nền văn minh nhân loại.
- Có được những hiểu biết khái quát về lịch sử phát triển của nhân loại.
- Có được các hiểu biết khái quát về các di sản thế giới, Công ước Di sản
thế giới, bảo tồn các di sản văn hóa.
- Nắm được những kiến thức cơ bản về các di sản văn hóa nổi tiếng thế
giới.
* Kĩ năng
- Nâng cao ý thức bảo tồn và bảo vệ di sản thế giới.
- Vận dụng những kiến thức đã học để tuyền truyền và quảng bá giá trị các
di sản văn hóa và kiến thức hỗ trợ cần thiết.
- Hình thành thói quen lựa chọn và sử dụng các biện pháp bảo tồn các di
sản văn hóa của nhân loại
3


3.2. Mục tiêu khác
- Góp phần rèn luyện khả năng thuyết trình, xử lí tình huống
- Góp phần phát triển kĩ năng cộng tác, kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả
- Góp phần trau dồi, phát triển năng lực đánh giá và tự đánh giá
- Góp phần phát triển kĩ năng tư duy sáng tạo
4. Nội dung chi tiết môn học và hình thức dạy học
4.1. Nội dung cụ thể
Chương 1. Những nền văn minh nhân loại (khái quát)
1.1. Nền văn minh sông Nil

1.2. Nền văn minh Hy Lạp
1.3. Nền văn minh La Mã
1.4. Nền văn minh Ấn Độ
1.5. Nền văn minh Trung Hoa
1.6. Nền văn minh Trung Mỹ và Nam Mỹ
Chương 2. Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) với di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới
2.1. Tổ chức UNESCO
2.1.1.Mục đích tôn chỉ và chức năng của UNESCO.
2.1.2. Cơ cấu hoạt động của UNESCO.
2.1.3. Chương trình hoạt động.
2.2. Quy trình công nhận di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới của
UNESCO
2.2.1. Công ước 1972 của UNESCO
2.2.2. Một số khái niệm.
2.2.3. Các tiêu chí để công nhận các di sản văn hoá và thiên nhiên
2.3. Trình tự và thủ tục của việc đề cử và công nhận Di sản
Chương 3. Những di sản nổi tiếng thế giới mang tính toàn cầu
3.1. Hoá thạch – biên niên sử cuộc sống
3.2. Các nhà thờ của đức tin mới
3.3. Cung điện, lâu đài, tượng đài - một biểu hiện của quyền lực và lối sống
vương giả của các vị hoàng đế.
Chương 4. Những di sản của các nước
4.1. Ai Cập (1974)
4.2. Anh (1984)
4.3. Achentina (1978)
4.4. Australia (1974)
4



4.5. Ấn Độ (1977)
4.6. Ba Lan (1976)
4.7. Bênanh (1982)
4.8. Brazin (1977)
4.9. Bulgari (1974)
4.10. Campuchia (1991)
4.11. Colombia (1983)
4.12. Cuba (1981)
4.13. Đức (1976)
4.14. Ethiopia (1977)
4.15. Hàn Quốc (1988)
4.16. Hoa Kỳ (1973)
4.17. Hungari (1985)
4.18. Hy Lạp (1981)
4.19. Inđônêxia (1989)
4.20. Ixraen
4.21. Iran (1975)
4.22. Iraq (1974)
4.23. Italia (1978)
4.24. Kenya (1991)
4.25. Lào (1987)
4.26. Maroc (1975)
4.27. Mêhicô (1984)
4.28. Myanmar (1994)
4.29. Nepal (1978)
4.30. Nga (1988)
4.31. Nhật Bản (1992)
4.32. Panama (1978)
4.33. Peru (1982)
4.34. Pháp (1975)

4.35. Tây Ban Nha (1982)
4.36. Thái Lan (1987)
4.37. Thuỵ Sỹ (1975)
4.38. Thổ Nhĩ Kỳ (1983)
4.39. Trung Quốc (1985)
4.40. Việt Nam (1987)
5


4.41. Xyri (1975)
4.42. Zimbabuê (1982)
* Trong ngoặc đơn là năm gia nhập Tổ chức UNESCO
4.2. Hình thức tổ chức dạy học:
Số tiết Số tiết Số tiết
Tài liệu tham
Số tiết
Tên chương

thực
thảo
khảo cần
bài tập
thuyết hành
luận
thiết
Tài liệu số [1],
Chương 1. Những nền
4
2
3

[2], [3], [4],
văn minh nhân loại
[5]
Tài liệu số [1],
Chương 2. Tổ chức
[2], [3], [4],
giáo dục, khoa học và
[5]
văn hóa của Liên hợp
2
2
2
quốc (UNESCO) với di
sản văn hoá và thiên
nhiên thế giới.
Chương 3. Các di sản
Tài liệu số [1],
nổi tiếng thế giới mang
3
2
2
[2], [3], [4],
tính toàn cầu
[5]
Chương 4. Các di sản
Tài liệu số [1],
của các nước
3
2
3

[2], [3], [4],
[5]
5. Tài liệu tham khảo
5.1. Tài liệu chính: Bài giảng của giảng viên
5.2. Tài liệu tham khảo
[1] Hoàng Minh Thảo (1999), Almanach Những nền văn minh thế giới, Nhà
xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[2] Một vòng quanh các nước (2005), Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
[3] Nguyễn Thu Phương, Các nền văn minh cổ trên thế giới và Việt Nam, Nhà
xuất bản Văn hóa Thông tin.
[4] Ngô Minh Oanh (chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới (Tài liệu học tập và
ôn thi), Nxb Giáo dục, 1999.
[5] Nguyễn Phụng Hoàng (Chủ biên), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục,
1999.
6


6. Phương pháp đánh giá học phần
Trọng số:
Chuyên cần:
Bài tập cá nhân:
Kiểm tra giữa học phần:
Thi kết thúc học phần:
Cộng:
Tính theo thang điểm:

0,1
0,1
0,2

0,6
1,0
A, B, C, D, F
Ngày

Duyệt của Khoa
(hoặc bộ môn)

Trưởng nhóm
giảng dạy

tháng
năm 2015
Biên soạn

Nguyễn Ngọc Chinh

7


Lời nói đầu
Tập bài giảng cho học phần “Các di sản văn hóa nổi tiếng thế giới” là tập
bài giảng bao gồm 4 chương được giảng dạy bao gồm lý thuyết, thảo luận và làm
bài tập trong 30 tiết (2 tín chỉ), gồm:
Chuương 1: Những nền văn minh thế giới - 3 tiết;
Chương 2: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc với
di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - 3 tiết;
Chương 3: Những di sản mang tính chất toàn cầu - 3 tiết;
Chương 4: Những di sản của các nước - 3 tiết;
Thảo luận - 10 tiết và bài tập thực hành – 5 tiết.

Mỗi bài, ngoài phần lý thuyết, còn có phần bài tập nhằm củng cố kiến thức
đã học.
Đây là tập bài giảng được biên tập giảng dạy sinh viên ngành Tiếng Việt
và Văn hóa học khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. Trong
quá trình biên tập chắc hẳn còn những thiếu sót và sẽ được hiệu chỉnh trong những
lần tiếp theo.

Người biên soạn
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Chinh

8


Chương 1
NHỮNG NỀN VĂN MINH NHÂN LOẠI
1. 1. Nền văn minh sông Nile
1.1.1 Địa lý, cư dân và lịch sử Ai cập cổ đại
Ai Cập cổ đại, hay nền văn minh sông Nin, gắn liền với cư dân sống bên
hai bờ sông Nin tại Ai Cập. Dòng sông Nin dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh
đổ ra Địa Trung Hải, đã tạo ra nơi sản sinh ra một trong các nền văn minh sớm
nhất thế giới. Phần hạ lưu sông Nin rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700
km, hai bên bờ sông rộng từ 10 km đến 50 km tạo thành một vùng sinh thái ngập
nước và bán ngập nước - một đồng bằng phì nhiêu với động thực vật đa dạng và
đông đúc.
Hàng năm từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nin dâng lên làm tràn ngập
cả khu đồng bằng rộng lớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng lồ, màu mỡ. Các
loại thực vật chủ yếu như: đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen,… sinh sôi nảy nở
quanh năm. Ai Cập cũng có một quần thể động vật đa dạng và phong phú, mang
đặc điểm đồng bằng-sa mạc như voi, hươu cao cổ, sư tử, trâu, bò, cá sấu, các loài
cá, chim,…

Tất cả các điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã góp phần hình thành nền văn
minh Ai Cập sớm nhất. Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp đều phát triển ngay từ 3.000 năm trước Công nguyên.
Đặc biệt, các di sản kiến trúc đồ sộ và đạt đến một trình độ vươn lên tầm kỳ quan
của thế giới như: các kim tự tháp, các kiệt tác về hội họa, điêu khắc và nghệ thuật
ướp xác,…
Tới cách ngày nay khoảng 6000 năm, con người ở đây đã biết sử dụng
những công cụ, vũ khí bằng đồng. Công cụ bằng đồng giúp con người ở đây
chuyển sang sống chủ yếu nhờ nghề nông, thoát khỏi cuộc sống săn bắn, hái lượm
và sớm bước vào xã hội văn minh. Chính vì vậy mà cách đây hơn 2000 năm trước,
một nhà sử học Hy Lạp là Hêrôđôt tới thăm Ai Cập đã có một nhận xét rất hay là
“Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”.
Về mặt dân cư, những cư dân cổ nhất ở lưu vực sông Nin là những thổ dân
Châu Phi hình thành trên cơ sở hỗn hợp nhiều bộ lạc. Sau này, một số bộ tộc
Hamit (Hamites) từ Tây Á xâm nhập hạ lưu sông Nin. Trải qua một quá trình hỗn
hợp lâu dài giữa người Hamit và thổ dân Châu Phi đã hình thành ra những tộc
người Ai Cập cổ đại.
1.1.2. Thành tựu về văn học, tôn giáo và nghệ thuật của Ai cập cổ đại
9


1.1.3. Thành tựu về khoa học tự nhiên của Ai cập cổ đại
1.2. Nền văn minh Hy Lạp
1.2.1. Đặc điểm địa lý, cư dân và lịch sử hình thành
Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng
bằng Thessalia màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng
bằng Attike, Beotia ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese ở phía nam Hy Lạp.
Tại đây nghề trồng trọt và chăn nuôi phát triển rất sớm. Địa hình Hy Lạp có nhiều
đồi núi xen kẽ, chia cắt các đồng bằng, tạo thành các tiểu vùng. Các bờ biển phía
đông Hy Lạp là nơi tấp nập tàu thuyền.

Lãnh thổ nền văn minh Hy Lạp thời kỳ đầu bao gồm Hy Lạp ngày nay và
các đảo thuộc biển Aegaeum và vùng Tây Tiểu Á. Địa lý Hy Lạp đa dạng kết hợp
với khí hậu tốt, cận nhiệt đới, vào mùa đông ít tuyết. Khí hậu Hy Lạp mưa nhiều
vào mùa đông sang mùa xuân rất thuận lợi cho trồng trọt.
Hy Lạp có nhiều khoáng sản như sắt (ở Sparte), đồng (ở
đảo Kypros), vàng (ở Thrace - Θράκη) vàbạc (ở Attike). Đó là điều kiện thuận lợi
cho thủ công nghiệp phát triển khá sớm.
Những điều kiện địa lý, tự nhiên rất thuận lợi cho các ngành nghề như thương
mại, thủ công nghiệp và một nền nông nghiệp tuy không giàu có nhưng đủ đảm
bảo các nhu cầu của cư dân trong vùng.
Hy Lạp nằm ở vị trí thuận lợi, án ngữ trên con đường giao lưu của các dòng
di cư trong lịch sử cổ đại của các dòng người từ châu Phi lên, từ Trung Á sang,
từ châu Âu xuống. Cư dân Hy Lạp gọi vùng đất của mình là Acaios rồi Ddanaos,
đến khi La Mã xuất hiện thì gọi là Henlat và người Hy Lạp được gọi là Hellen.
Tuy nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập cổ
đại nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát
triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp cổ đại đã có rất nhiều
đóng góp giá trị.
1.2.2. Những thành tựu văn học, sử học, triết học
1.2.3. Những thành tựu về nghệ thuật, khoa học tự nhiên
1.3. Nền văn minh La Mã cổ đại
1.3.1. Điều kiện tự nhiên, cư dân và lịch sử
Bán đảo Ý dài và hẹp vươn ra Địa Trung Hải, với dãy Alpes về phía Bắc
ngăn cách với châu Âu. Bán đảo Ý trong trên bản đồ như một chiếc ủng, bao bọc
ba mặt là biển, phía Nam bán đảo là đảo Sicilia, phía Tây là
10


đảo Corse và Sardegna. Bán đảo Ý có những điều kiện thuận lợi để hình thành và
phát triển một nền văn minh: những đồng bằng phì nhiêu bên sông Po, Trung Ý

và đảo Sicilia cùng với khí hậu ấm áp mưa nhiều; bán đảo Ý cũng là nơi có
lượng khoáng sản phong phú như đồng, chì, sắt, v.v.; giao thông biển rất thuận lợi
cho việc buôn bán, giao lưu với các nền văn minh khác trong vùng.
Nền văn minh La Mã là nơi khá sớm có con người cư trú, có thể khẳng định
vào loại sớm nhất với lục địa châu Âu. Bán đảo Ý là nơi hội tụ của các nền văn
minh Đông và Tây Địa Trung Hải, Bắc Phi. Mặc dù sự cực thịnh của nền văn
minh La Mã không được các nhà nghiên cứu đánh giá sớm hơn các nền văn minh
lân cận, như nền văn minh Ai Cập cổ đại hay nền văn minh Tây Á nhưng lại phát
triển rực rỡ và cực thịnh. Người dân có mặt sớm nhất ở trên bán đảo Italia được
gọi là Italiot, trong đó bộ phận sống trên đồng bằng latium là người
gốc Latinh (Latin), ngoài ra còn có một số nhỏ người gốc Gôloa và gốc Hy Lạp.
Lịch sử của La Mã có thể được chia ra thành ba thời kỳ chính như sau:
 Thời kỳ cổ đại Estrusque, Từ thế kỷ thứ 8 đến hết thế kỷ thứ 4 TCN: Ở
thời kỳ này, xã hội La Mã còn manh mún, các chủ đất chưa thống nhất và phân
chia tranh giành ảnh hưởng và cân bằng lẫn nhau. Kinh tế dựa vào nông nghiệp
là chủ yếu, lãnh thổ La Mã chủ yếu tập trung tại miền Nam Ý ngày nay.
 Thời kỳ Cộng hòa La Mã, (từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 1 TCN): Thời
kỳ này hình thành một nhà nước cộng hòa tại Roma mà về sau ảnh hưởng rất
lớn đến đường lối chính trị của nhiều quốc gia Tây Phương, và cho đến ngày
nay vẫn còn giá trị.
 Thời kỳ Đế quốc La Mã (Từ thế kỷ thứ 1 TCN đến năm 476): Đó là
thời kỳ phát triển rực rỡ của La Mã bằng việc bành trướng lãnh thổ, Đế quốc La
Mã có lãnh thổ hầu như toàn bộ khu vực Địa Trung Hải. Lần lượt các vùng lãnh
thổ
như, Hy
Lạp (146
TCN),
cùng
với
lãnh

thổ Tiểu
Á, Syria, Phoenicia, Palestine và Ai Cập bị sát nhập vào Đế quốc La Mã. Trong
thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã phát triển cực thịnh, lãnh thổ rộng
lớn, các đô thị của La Mã được xây dựng và để lại cho đến ngày nay, như
Londinium,
(London ngày
nay),
Lucdium,
(Lyon ngày
nay), Köln, Strasburg, Viên...
Nhưng từ thế kỷ thứ 2, Đế quốc La Mã có nhiều tranh giành quyền lực và
suy yếu. Đến thế kỷ thứ 4, nhiều cư dân bên ngoài xâm nhập và Đế quốc La Mã
bị chia hai: Tây La Mã và Đông La Mã (gọi là Đế chế Byzantine). Tây La Mã bị
sụp đổ vào năm 476; và Đế quốc Đông La Mã bị sụp đổ vào năm 1453.
1.3.2. Thành tựu nổi bật của văn minh La mã cổ đại
11


1.3.3. Ra đời, nội dung giáo lý và ảnh hưởng của Ki tô ở La Mã cổ đại
1.3.4. Sự hình thành nền văn minh phương Tây cổ đại
1.3.5. Trình độ phát triển và chinh phục tự nhiên, tổ chwusc nhà nước của người
phương Tây cổ đại
1.4. Nền văn minh Ấn Độ
1.4.1. Cơ sở hình thành
Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những
nền văn minh cổ nhất thế giới. Nền văn minh Ấn Độ thời cổ đại bao gồm cả vùng
đất ở các nước như: Ấn Độ, Pakistan, Nêpan,Bangladesh ngày nay.
Bán đảo Ấn Độ thuộc Nam Á gần như hình tam giác. Ở phía bắc, bán đảo
bị chắn bởi dãy núi Hymalaya. Từ bên ngoài vào Ấn Độ rất khó khăn, chỉ có thể
qua các con đèo nhỏ ở tây-bắc Ấn. Đông nam và tây nam Ấn Độ giáp Ấn Độ

dương. Hàng năm tới mùa tuyết tan, nước từ dãy Hymalaya theo hai con sông
Ấn (Indus) và sông Hằng (Ganges) lại đem phù sa tới bồi đắp cho những cánh
đồng ở Bắc Ấn.
Nền văn minh ở lưu vực sông Indus (3.000-1.800 Tr. C.N.) đã thấm đượm
những tư tưởng và hình thức nghệ thuật mà về sau người ta xem như bản sắc tiêu
biểu cho Ấn Độ.
Người dân xây dựng nên nền văn minh cổ xưa nhất ở Ấn Độ ven bờ sông
Ấn là những người Dravidian. Ngày nay những người Dravidian chủ yếu cư trú ở
miền nambán đảo Ấn Độ. Khoảng 2000 năm TCN đến 1500 năm TCN có nhiều
tộc người Aryan tràn vào xâm nhập và ở lại bán đảo Ấn. Sau này, trong quá
trình lịch sử còn có nhiều tộc người khác như người Hy Lạp, Hung Nô, Ả Rập
Saudi, Mông Cổ xâm nhập Ấn Độ do đó cư dân ở đây có sự pha trộn khá nhiều
dòng máu, nhiều chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa phong phú đã tạo nên
nền văn minh Ấn Độ.
Nền văn minh cổ xưa trên lưu vực sông Ấn (3.000-1.800 TCN)
Các nhà khảo cổ đã tìm ra cái nôi đầu tiên của Ấn Độ tại lưu vực sông Ấn.
Tại đây người ta tìm thấy những pho tượng một người đàn ông trong tư thế suy
tưởng gợi đến môn phái yoga. Rất nhiều hiện vật được tìm thấy ở khu
vực Harappa và Mohenjo có niên đại từ 3.000 dến 1.800 trước công nguyên.
Những tìm tòi gần đây hé mở phần nào về sự lan tỏa của nền văn minh lưu vực
sông Ấnrộng lớn về miền Bắc và miền Tây xa xôi cùng với cư dân lưu vực sông
Ấn lại có quan hệ gần gũi với văn hóa Dravidian, từng phồn thịnh từ rất lâu ở
miền Nam Ấn Độ trước khi người Aryan đặt chân đến.
12


Nền văn minh Vệ Đà (1.600-thế kỷ I TCN)
Ở vào khoảng thời gian 100 đến 1.600 TCN, một chi của dòng
họ Aryan rộng lớn, thường được gọi là người Indo-Aryan, di cư đến Ấn Độ. Họ
đem theo cùng với họ là tiếng Phạn và một tôn giáo dựa trên nghi lễ hiến tế các vị

thần tượng trưng cho các thế lực của thiên nhiên như Indra, thần mưa và sấm, thần
Agni (lửa) và Varuma, chúa tể của các sông biển và mùa màng. Những bài ngợi
ca vị thần ấy được tập hợp lại thành bốn tập Kinh Vệ Đà. Lâu đời nhất là
tập Rigveda (1.500-1.200 Tr. C.N.). Đặc điểm của Kinh Veda là hướng con
người đến tư tưởng cao cả, văn phong đẹp đẽ và bước chuyển những nghi thức từ
bên ngoài vào kinh nghiệm nội tại. Thời kỳ này chính là thời kỳ có thuyết nói rằng
cùng với nó là sự ra đời Đức Phật.
Vào năm 326 TCN Alexandros người Macedonia vượt sông Indus và đánh
thắng một trận quyết định và rút về. Cuộc xâm lăng của ông đã để lại dấu ấn của
thế giớiHy Lạp, nâng văn hóa Ấn Độ lên một tầm cao mới.
Vào năm 320 TCN. Chandragup-ta Maurya (hoàng đế Maurya) thống nhất
trở lại toàn bộ các bộ lạc rời rạc và thành lập chế độ tập quyền, kinh đô được đặt
tại Pataliputra (bang Bihar ngày nay).
Đế chế Gupta: Thời kỳ hoàng kim của nền văn minh Ấn Độ thuộc vào thời
kỳ triều đại Gupta. Thời kỳ này có nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa trồng trọt.
Thời kỳ này nền văn minh Ấn Độ đã để lại cho nhân loại một khối lượng các di
sản khổng lồ.
Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ
cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3.000 con dấu có khắc những
kí hiệu đồ họa. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn
khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở
Ấn Độ lại xuất hiện chữSanskrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn
Độ và Đông Nam Á sau này. Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại
là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220.000 câu
thơ. Bản trường ca này nói về một cuộcchiến tranh giữa các con cháu Bharata.
Bản trường ca này có thể coi là một bộ "bách khoa toàn thư" phản ánh mọi mặt
về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48.000 câu thơ,
mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Xita(con của nữ
thần mẹ đất). Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông
Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng

từ Ramayana.
13


Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tập ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất
nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ
Ấn-Âu.
1.4.2. Nghệ thuật
Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới
nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn
giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng
nghệ thuật: Ấn Độ giáo, Phật giáo, Hồi giáo.
Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang
Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29
gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên
vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp. Các công trình kiến
trúc Ấn Độ giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều
vào khoảng thế kỉ 7 - 11. Tiêu biểu cho các công trình Ấn Độ giáo là cụm đền
tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những
cánh đồng. Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina,
được xây dựng vào khoảng thế kỉ 13 và lăng Taj Mahan được xây dựng vào
khoảng thế kỉ 17.
1.4.3. Khoa học tự nhiên
Về Thiên văn, người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm
12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. (Như vậy năm bình thường có 360 ngày). Cứ sau
5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ
số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số
không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên.
(Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.)

Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan
hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.
Về Vật lí, người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ 5 TCN,
có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết "...trái đất, do trọng lực của bản thân đã
hút tất cả các vật về phía nó".
Y học cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách
chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ
để lại hai quyển sách là "Y học toát yếu" và "Luận khảo về trị liệu".
1.4.4. Tư tưởng, tôn giáo
14


Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo
Jaina và đạo Sikh. Đạo Bàlamôn mà sau này là Ấn Độ giáo ra đời vào khoảng thế
kỉ 15 TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất sâu sắc về đẳng cấp và
đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Phật ra
đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ 1 TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là
Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544
TCN là năm thứ nhất theo Phật lịch, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn.
(Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời
hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên Chúa). Giáo lí cơ bản của
đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điều), vô ngã, duyên khởi. Đạo Jaina cũng xuất hiện
vào khoảng thế kỉ 6 TCN. Cùng thời với Phật giáo. Đạo này chủ trương bất sát
sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. Đạo Sikh xuất hiện
ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ 15. Giáo lý của đạo Sikh là sự dung hòa và kết hợp
giáo lí của Ấn Độ giáo và giáo lí của Hồi giáo. Tín đồ đạo Sikh tập trung rất đông
ở Punjab và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjab. Đạo Sikh là
đạo sinh ra cuối cùng trên đất Ấn Độ.
1.5. Nền văn minh Trung Quốc
Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời nhất và phức

tạp nhất trên thế giới. Các vùng mà văn hóa Trung Quốc thống trị trải dài trên một
khu vực địa lý rộng lớn ở miền Đông châu Á với các phong tục và truyền thống
rất nhiều điểm khác nhau giữa các thị trấn, thành phố và tỉnh.
1.5.1. Điều kiện hình thành (tự nhiên, dân cư, và lịch sử)
Điều kiện tự nhiên: Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ
nhiều. Địa hình Trung Quốc đa dạng, phía Tây có nhiều núi và cao nguyên,khí
hậu khô hanh, phía đông có các bình nguyên châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho
việc làm nông nghiệp. Trung Quốc có hàng ngàn con sông lớn nhỏ, nhưng có hai
con sông quan trọng nhất là sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (hay sông
Dương Tử). Hai con sông này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem
phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đông Trung Quốc.
Dân tộc: Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là người Hoa-Hạ.
Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gổc sinh sống ở ven núi Hoa thuộc
tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).
Trung Quốc ngày nay có khoảng 100 dân tộc, và 5 dân tộc có dân số đông nhất:
Hán, Mãn, Mông, Hồi, Tạng.
15


Lịch sử: Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây hàng triệu
năm. Dấu tích người vượn ở hang Chu Khẩu Điếm (gần Bắc Kinh) có niên đại
cách đây hơn 500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã hội nguyên
thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã, xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.
Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi chép chính xác mà chỉ
được chuyển tải bằng truyền thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của
Trung Quốc là ở thời kì Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông và
Hoàng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu đế, Thuấn đế). Theo các nhà nghiên
cứu, thực ra đây là giai đoạn cuối cùng của thời kì công xã nguyên thuỷ.
Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa Đông Á rộng lớn.
Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng Chu Khẩu Điếm (về phía Tây Nam thành

phố Bắc Kinh ngày nay) đã có con người sinh sống, được gọi là người vượn Bắc
Kinh (Peking Man). Đó chính là những bầy đoàn người nguyên thủy dùng cành
cây gậy gộc và các công cụ đá thô sơ để săn bắt, hái lượm và tự vệ. Người vượn
Bắc Kinh đã biết dùng lửa.
Trải qua hàng chục vạn năm, những cư dân nguyên thủy vùng này đã phát
triển và ngày một đông đúc. Họ đã hình thành các bộ lạc lớn và bành trướng lãnh
thổ, biết chăn nuôi và trồng trọt và cư trú trên một vùng rộng lớn của lục địa châu
Á. Trên vùng đồng bằng rộng lớn Hoa Bắc, tổ tiên xưa của người Trung Hoa sống
thành những làng xóm ven sông, trong những túp lều tường đất, mái tranh. Tôn
giáo-nghệ thuật cũng bắt đầu hình thành từ những cụm cư dân này. Các nhà khảo
cổ học khám phá và xác định hai nền văn hóa là Ngưỡng Thiều thuộc Hà Nam
và Long Sơn thuộc Sơn Đông Trung Quốc cách ngày nay vào khoảng từ 5.0007.000 năm. Những di vật tìm thấy ở hai nền văn hóa này, bên cạnh các dụng cụ
sản xuất, sinh hoạt còn có các sản phẩm gốm được làm từ một loại đất mà đồ gốm
có màu đen và có các hoa văn hình học, hình động thực vật... được tạo dáng thanh
thoát và có độ bền chắc.
Thời kỳ văn minh sông Hoàng Hà
Theo truyền thuyết, vào khoảng từ 3.000 đến 4.000 năm trước đây, vùng
phía Tây và Tây Bắc Trung Quốc, dọc theo thượng nguồn của con sông Hoàng
Hà có một quần thể dân cư sinh sống và đã đạt được một trình độ văn hóa khá
cao, Văn minh sông Hoàng Hà hay văn minh Hoa Hạ. Những cư dân này sống
định cư dưới chânnúi Hoa nên tiếng Trung Quốc gọi là Hoa Hạ (người sống dưới
núi Hoa). Cũng theo truyền thuyết, người Hoa Hạ đã có nhiều thành tựu trong các
lĩnh vực văn hóa và xã hội.
16


Văn minh Hoàng Hà theo các nhà sử học và khảo cổ học, được xem là bắt
đầu từ khoảng 2.200 TCN đến 1.066 TCN, và được chia thành các giai đoạn sau:
Thời kỳ dựng nước Trung Quốc (1.066 TCN 206 TCN): Thời kỳ này bắt
đầu bởi sự sụp đổ của nhà Thương và bắt đầu kỷ nguyên của nhà Chu (1.066 TCN

- 221 TCN) bao gồm nhà Tây Chu, (1.066 TCN - 771 TCN) và nhà Đông Chu hay
còn được gọi là thời Xuân Thu và Chiến Quốc và kết thúc chiến tranh giữa các
tiểu vương quốc bằng sự bắt đầu triều đại nhà Tần thống nhất Trung Hoa vào năm
221 TCN. Sau đó nhà Hán thống nhất Trung Quốc thành lập vương triều Hán tồn
tại gần 400 năm.
1.5.2. Thành tựu chủ yếu
Chữ viết: Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết
trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp
cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất
Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi
là chữ Tiểu triện.
Văn học: Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng
tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lí. Kinh Thi gồm có 3 phần:
Phong, Nhã, Tụng.
Thơ Đường là thời kì đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác
giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Tới thời Minh-Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu
biểu như: Tam quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại
Am, Tây du kí củaNgô Thừa Ân, Nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu
Mộng của Tào Tuyết Cần...trong đó Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết
có giá trị nhất.
Sử học: Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều
nước thời Xuân-Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử
nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu. Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là
một nhà viết sử lớn đã để lại Phẩm Sử kí, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000
năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế. Tới thời Đông Hán, có các tác
phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm
Diệp. Tới thời Minh-Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di
sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.
1.5.3. Khoa học tự nhiên và kĩ thuật:

Toán học: Người Trung Hoa đã sử dụng hệ đếm thập phân từ rất sớm. Thời
Tây Hán đã xuất hiện cuốn Chu bễ toán kinh, trong sách đã có nói đến quan niệm
17


về phân số, về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác vuông. Thời Đông Hán,
đã có cuốn Cửu chương toán thuật, trong sách này đã nói đến khai căn bậc 2, căn
bậc 3, phương trình bậc1, đã có cả khái niệm số âm, số dương. Thời Nam-Bắc
triều có một nhà toán học nổi tiếng là Tổ Xung Chi, ông đã tìm ra số Pi xấp xỉ
3,14159265, đây là một con số cực kì chính xác so với thế giới hồi đó.
Thiên văn học: Từ đời nhà Thương, người Trung Hoa đã vẽ được bản đồ
sao có tới 800 vì sao. Họ đã xác định được chu kì chuyển động gần đúng của 120
vì sao. Từ đó họ đặt ralịch Can-Chi. Thế kỉ IV TCN, Can Đức đã ghi chép về hiện
tượng vết đen trên Mặt trời. Thế kỉ II, Trương Hành đã chế ra dụng cụ để dự
báo động đất. Năm 1230, Quách Thủ Kính (đời Nguyên) đã soạn ra cuốn Thụ thời
lịch, xác định một năm có 365,2425 ngày. Đây là một con số rất chính xác so với
các nhà thiên văn Châu Âu thế kỉ XIII.
Y, dược học: Thời Chiến Quốc đã có sách Hoàng đế nội kinh được coi là
bộ sách kinh điển của y học cổ truyền Trung Hoa. Thời nhà Minh có cuốn Bản
thảo cương mục của Lý Thời Trân. Cuốn sách này được dịch ra chữ Latin và
được Darwin coi đây là bộ bách khoa về sinh vật của người Trung Quốc thời đó.
Đặc biệt là khoa châm cứu là một thành tựu độc đáo của y học Trung Quốc.
Kĩ thuật: Có 4 phát minh quan trọng về mặt kĩ thuật mà người Trung Hoa
đã đóng góp cho nhân loại, đó là giấy, thuốc súng, la bàn và nghề in. Giấy được
chế ra vào khoảng năm 105 do Thái Luân. Nghề in bằng những chữ rời đã
được Tất Thăng sáng tạo vào đời Tuỳ. Đồ sứ cũng có nguồn gốc từ Trung Hoa.
Từ thế kỉ VI, họ đã chế ra diêm quẹt để tạo ra lửa cho tiện dụng.
1.5.4. Thành tựu Hội hoạ, điêu khắc, kiến trúc:
Hội hoạ: Hội hoạ Trung Quốc có lịch sử 5000 - 6000 năm với các loại
hình: bạch hoạ, bản hoạ, bích hoạ. Đặc biệt là nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc, có

ảnh hưởng nhiều tới các nước ở Châu Á. Cuốn Lục pháp luận của Tạ Hách đã
tổng kết những kinh nghiệm hội hoạ từ đời Hán đến đời Tuỳ.
Điêu khắc: Trung Quốc cũng phân thành các ngành riêng như: Ngọc
điêu, thạch điêu, mộc điêu. Những tác phẩm nổi tiếng như cặp tượng Tần ngẫu đời
Tần, tượng Lạc sơn đại Phật đời Tây Hán (pho tượng cao nhất thế giới), tượng
Phật nghìn mắt nghìn tay.
Kiến trúc: Công trình nổi tiếng thế giới như: Vạn Lý Trường Thành (dài
6700 km), Thành Tràng An, Cố cung, Tử cấm thành ở Bắc Kinh.
1.5.5. Triết học, tư tưởng:
Thời Xuân Thu - Chiến Quốc, ở Trung Quốc đã xuất hiện rất nhiều những
nhà tư tưởng đưa ra những lí thuyết để tổ chức xã hội và giải thích các vấn đề của
18


cuộc sống (Bách gia tranh minh). Thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành, Âm
dương gia: -Âm dương, bát quái, ngũ hành, là những thuyết mà người Trung Quốc
đã nêu ra từ thời cổ đại để giải thích thế giới. Họ cho rằng trong vũ trụ luôn tồn
tại hai loại khí không nhìn thấy được xâm nhập vào trong mọi vật là âm và dương
(lưỡng nghi).
- Bát quái là 8 yếu tố tạo thành thế giới:
Càn (trời), Khôn (đất), Chấn (sấm), Tốn (gió), Khảm (nước), Ly (lửa), Cấ
n (núi), Đoài (hồ). Trong Bát quái, hai quẻ Càn, Khôn là quan trọng nhất.
- Ngũ hành là: Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Đó là 5 nguyên tố tạo thành vạn
vật. Các vật khác nhau là do sự pha trộn, tỉ lệ khác nhau do tạo hoá sinh ra. Sau
này, những người theo thuyết Âm dương gia đã kết hợp thuyết Âm dương với
Ngũ hành rồi vận dụng nó để giả thích các biến động của lịch sử xã hội.
Nho giáo: Đại biểu cho phái Nho gia là Khổng Tử. Nho gia đề cao chữ
nhân, chủ trương lễ trị, phản đối pháp trị. Nho gia đề cao Tam cương, Ngũ thường,
cùng với tư tưởng Chính danh định phận và đề cao tư tưởng Thiên mệnh. Giá trị
quan trọng nhất trong tư tưởng của Khổng Tử là về giáo dục. Ông chủ trương dạy

học cho tất cả mọi người. Tới thời Hán Vũ Đế (140-87 TCN), chấp nhận đề nghị
của Đổng Trọng Thư, Hán Vũ Đế đã ra lệnh "bãi truất bách gia, độc tôn Nho
thuật", Nho gia đã được đề cao một cách tuyệt đối và nâng lên thành Nho giáo.
Đạo giáo: Đạo gia là Lão Tử và Trang Tử. Hai ông đã thể hiện tư tưởng của
mình qua hai tác phẩm Đạo đức kinh và Nam Hoa kinh. Theo Lão Tử, "Đạo" là
cơ sở đầu tiên của vũ trụ, có trước cả trời đất, nằm trong trời đất. Quy luật biến
hoá tự thân của mỗi sự vật ông gọi là "Đức". Lão Tử cho rằng mọi vật sinh thành,
phát triển và suy vong đều có mối liên hệ với nhau. Tới thời Trang Tử, tư tưởng
của phái Đạo gia mang nặng tính buông xuôi, xa lánh cuộc đời. Họ cho rằng mọi
hoạt động của con người đều không thể cưỡng lại "đạo trời", từ đó sinh tư tưởng
an phận, lánh đời. Phái Đạo giáo sinh ra sau này khác hẳn Đạo gia, mặc dù có
phái trong Đạo giáo tôn Lão Tử làm "Thái thượng lão quân". Hạt nhân cơ bản của
Đạo giáo là tư tưởng thần tiên. Đạo giáo cho rằng sống là một việc sung sướng
nên họ trọng sinh, lạc sinh.
Pháp gia: Ngược hẳn với phái Nho gia, phái Pháp gia chủ trương "pháp trị",
coi nhẹ "lễ trị". Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần
Thuỷ Hoàng. Theo Hàn Phi Tử, trị nước chỉ cần pháp luật nghiêm minh, rõ ràng,
dễ hiểu với mọi người, không cần lễ nghĩa. Ông cho rằng trị nước cần nhất 3 điều:
Pháp: đó là phải định ra được pháp luật nghiêm minh, rõ ràng, dễ hiểu, công bằng
với mọi người, không phân biệt đó là quý tộc hay dân đen. Thế: Muốn thực thi
19


pháp luật thì các bậc quân vương phải nắm vững quyền thế, không chia sẻ cho kẻ
khác. Thuật: đó là thuật dùng người. Thuật có 3 mặt: bổ nhiệm, khảo hạch và
thưởng phạt. Thuật bổ nhiệm là khi chọn quan lại chỉ căn cứ vào tài năng và lòng
trung thành, không cần dòng dõi, đức hạnh. Khảo hạch là phải kiểm tra công việc
thường xuyên. Thưởng phạt thì chủ trương "ai có công thì thưởng, ai có tội thì
trừng phạt thật nặng, bất kể là quý tộc hay dân đen", trọng thưởng, trọng phạt.
Mặc gia : Người đề xướng là Mặc Tử (Khoảng giữa thế kỉ V TCN đến giữa

thế kỉ IV TCN). Hạt nhân tư tưởng triết học của Mặc gia là nhân và nghĩa. Mặc
Tử còn là người chủ trương " thủ thực hư danh" (lấy thực đặt tên). Tư tưởng của
phái Mặc gia đầy thiện chí nhưng cũng không ít ảo tưởng. Từ đời Tần, Hán trở về
sau, ảnh hưởng của phái Mặc gia hầu như không còn đáng kể.
Trang phục : Các tầng lớp khác nhau trong xã hội vào những thời kỳ khác
nhau theo những xu hướng phục trang khác nhau, màu vàng thường được dành
riêng cho hoàng đế. Lịch sử phục trang Trung Quốc trải hàng trăm năm với những
cải cách đa dạng và đầy màu sắc nhất. Trong triều đại nhà Thanh, triều đại huy
hoàng cuối cùng của Trung Quốc, đã xảy ra những thay đổi về trang phục đột ngột
và ấn tượng, quần áo của thời đại trước nhà Thanh được gọi là Hán phục hoặc
trang phục Trung Hoa truyền thống nhà Hán. Nhiều biểu tượng như phượng hoàng
được sử dụng cho mục đích trang trí cũng như kinh tế.
Sự đa dạng áp đảo khổng lồ của ẩm thực Trung Quốc chủ yếu đến từ việc
các hoàng đế triều đại tổ chức những bữa tiệc với 100 món mỗi bữa ăn. Vô số các
nhân viên nhà bếp hoàng gia và phi tần cùng tham gia vào quá trình chuẩn bị thức
ăn. Theo thời gian, nhiều món ăn trở thành một phần văn hóa hàng ngày của người
dân. Một số các nhà hàng cao cấp nhất có những công thức nấu ăn gần với thời
kỳ triều đại các vua chúa gồm nhà hàng Phòng Sơn ở Công viên Bắc Hải tại Bắc
Kinh và Pavilion Oriole Có thể cho rằng, tất cả các chi nhánh Hồng Kông dù theo
phong cách ẩm thực hoặc thậm chí là phong cách Mỹ thì theo một cách nào đó
vẫn có nguồn gốc từ văn hóa các triều đại Trung Hoa.
1.6. Nền văn minh Trung Mỹ và Nam Mỹ
1.6.1. Điều kiện tự nhiên, lịch sử ra đời
Nền văn minh Maya là nền văn minh cổ đặc sắc bên cạnh nền văn minh
Andes, được xây dựng bởi người Maya, một bộ tộc thổ dân châu Mỹ mà từ 2000
năm trước đây đã từng sinh sống ở bán đảo Yucatán của Trung Mỹ, thuộc đông
nam Mexico, Bắc Guatemala và Honduras ngày nay.
20



Nền văn minh Maya đạt một trình độ cao không những về lĩnh vực xây
dựng nhà nước mà còn phát triển rực rỡ cả lĩnh vực kiến trúc, toán học, thiên văn
học và tính toán thời gian.
Căn cứ vào các di vật khám phá ngày càng phong phú, người ta xác định
được rằng vào khoảng thế kỷ thứ 1 các quốc gia cổ đại của người Maya đã được
thành lập. Phần lớn các quốc gia người Maya bị diệt vong do nhiều lý do ở vào
khoảng thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10. Duy chỉ có quốc gia thành thị trên bán đảo
Yucatán, thuộc Mexico tiếp tục tồn tại cho đến khi thực dân Tây Ban Nha đến
xâm chiếm vùng này vào thế kỷ 16. Hậu quả của cuộc xâm lăng đã tàn phá rất
nhiều các di sản của người Maya.
Nền kinh tế của người Maya chủ yếu dựa vào nông nghiệp và phụ thuộc
rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như khí hậu. Các sản phẩm trồng trọt của người
Maya chủ yếu là ngô, đậu, cà chua, bí đỏ, ca cao... Người Maya cũng lấy chăn
nuôi làm sản phẩm chính sau trồng trọt. Họ chăn nuôi các loại động vật
như, chó, gà, hươu, nai, chim, ong mật... Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của
người Maya cũng đạt đến một trình độ rất cao. Ngoài ra, người Maya còn biết
làm muối với những khu vực rộng lớn và độc đáo.
1.6.2. Khởi đầu
Khảo cổ học chứng minh rằng người Maya có những công trình xây dựng
đầu tiên có niên đại vào khoảng năm 1000 TCN. Có một vài bất đồng quan điểm
về ranh giới văn hóa và địa lý của Maya cổ với những nền văn minh Trung Mỹ
tiền cổ điển lân cận, bởi vì có rất nhiều nền văn hóa có những khu vực trùng lấp
và ảnh hưởng lẫn nhau, nhưng về sau có sự phát triển riêng và tạo ra văn hóa đặc
sắc riêng của mình.
Những công trình đầu tiên của người Maya là những ngôi mộ đơn lẻ trên
các đồi cao, tiền đề cho những kiến trúc kiểu kim tự tháp được xây dựng về sau
này. Cuối cùng, văn hóa Olmec lụi tàn sau khi ảnh hưởng đến bán đảo Yucatán,
ngày nay thuộc Mexico, và các vùng khác ở Nam Mỹ.
Những bằng chứng về văn minh Maya có các thành phố nổi
tiếng Tikal, Palenque, Copán và Kalakmul, cũng như Dos Pilas, Uaxactun,Altun

Ha, Bonampak và rất nhiều vị trí khác trong vùng. Họ chứng minh cho thấy một
trình độ cao về nông nghiệp, các trung tâm đô thị sầm uất của nhiều quốc gia đô
thị độc lập. Rất nhiều các công trình tôn giáo kiểu kim tự tháp nổi tiếng của họ
được xây dựng trong các trung tâm quyền lực của người Maya. Rất nhiều các tác
phẩm chạm khắc trên phiến đá còn lại ngày nay (người Maya gọi là tetun, hoặc
21


là cây-đá), khắc chữ tượng hình mô tả về sự cai trị theo phả hệ, các chiến thắng
của cuộc chiến, và các thành tựu khác.
Người Maya đã có quá trình buôn bán lâu dài ở Trung Mỹ và có lẽ còn xa
hơn nữa. Những sản vật được buôn bán trao đổi chính làcacao, muối và đá vỏ chai
(obsidian).
1.6.3. Suy tàn của Maya
Vào khoảng thế kỷ thứ 8 và 9, nền văn minh Maya bắt đầu suy tàn, với rất
nhiều các thành phố ở các vùng đất thấp bị bỏ hoang. Các cuộc chiến tranh đã
nhanh chóng vắt kiệt nguồn lực và con người Maya, cộng với khí hậu thay đổi,
dẫn đến hạn hán và kết hợp nhiều lý do mà dẫn đến sự suy vong của văn minh
Maya. Các khảo cổ đã chứng minh các yếu tố như xung đột, đói kém và các cuộc
nổi dậy từ trung tâm quyền lực và ở các vùng đất thấp. Những chứng cứ mà các
nhà khoa học chứng minh được rằng vào thế kỷ thứ 9 ở đây có một biến động gây
hạn hán tồi tệ nhất trong 7000 năm mới xảy ra một lần này đã góp phần làm suy
kiệt văn minh Maya. Tuy nhiên đó không phải là nguyên nhân duy nhất cho sự
suy tàn của văn minh Maya.
1.6.4. Sự xâm lược của Tây Ban Nha
Tây Ban Nha xâm lược Yucatán bắt đầu năm 1511 và sau 170 năm thì
hoàn thành việc chinh phục. Người Maya không có các lãnh tụ tập trung
như người Inca ở Peru, nhưng họ lại sống tập trung đông đảo trong một quốc gia,
mà một số kháng cự mãnh liệt sự thống trị của người ngoại quốc. Tuy vậy, vùng
đất này không có nhiều vàng hay bạc để thu hút sự quyết tâm và quan tâm của

thực dân Tây Ban Nha như trung tâm México hay Peru. Quốc gia sau này của
Maya, Vương quốc Itza, không chịu sự quấy nhiễu của Tây Ban Nha đến tận 1697.
Nhiều người còn cho rằng nền văn minh này bị các nước láng giềng xâm
lấn tiêu diệt. Nhưng chưa có ai chứng minh được điều này.
Thành tựu văn hóa của người Maya
1.6.5. Xã hội và thể chế của người Maya
Chính trị điển hình của người Maya là các vương quốc nhỏ
(ajawil, ajawlel, ajawlil) đứng đầu bởi truyền thống cha truyền con nối – ajaw,
sau này là k’uhul ajaw. Cả hai điều khoản viết trong Colonial thời kỳ đầu, bao
gồm Papeles de Paxbolón xem bất kỳ nơi nào đồng nghĩa với các điều khoản đã
có của Aztec với Tây Ban Nha về chủ quyền lãnh thổ và sự thống trị tối cao của
họ - tlahtoani (Tloloanni) vàtlahtocayotl. Thông thường thì các vương quốc
không lớn hơn thủ đô, mà chỉ vài ba thị trấn vừa, nhưng ở đó lại là những vương
quốc vĩ đại, có tầm cai trị lãnh thổ rộng lớn và bảo trợ các thể chế nhỏ hơn trong
22


tầm quốc gia. Mỗi một vương quốc có tên của nó không nhất thiết tương quan đến
bất kỳ vùng lãnh thổ của họ. Sự đồng nhất là các đơn vị chính thể liên hệ với cùng
một triều đại thống trị.
1.6.6. Tôn giáo của người Maya
Tương tự như người Aztec và Inca, là nhưng phát triển muộn hơn, người
Maya tin tưởng vào mộtchu kỳ tự nhiên của thời gian. Những nghi thức và nghi
lễ là những sự kết hợp tỷ mỉ của chu kỳ vũ trụ/Trái Đất, thành một đối tượng
nghiên cứu quan sát và ghi chép như một cuốn lịch riêng biệt. Các thầy pháp Maya
có nhiệm vụ phân tích các chu kỳ này và đưa ra những tiên đoán cho tương lai
hoặc cơ sở của quá khứ trên những con số tương quan của tất cả các loại lịch của
họ.
Rất nhiều tín ngưỡng truyền thống của người Maya cho đến nay làm lúng
túng các nhà khoa học, nhưng lại được hiểu biết của người Maya, giống như rất

nhiều xã hội cân đại, họ tin rằng vũ trụ có ba (3) mặt phẳng chính, địa ngục, thiên
đường và trần gian. Địa ngục của người Maya là ở trong khoảng đi xuyên qua các
hang động và bên dưới mặt đất, nó được cai quản bởi một vị thần Maya cao niên
của sự chết và thối rữa. Mặt Trời và Itzamna, cả hai đều là vị thần cao niên ăn sâu
vào tiềm thức Maya, là các vị thần của thiên đường. Bầu trời đêm có ý chỉ một
cửa sổ cho thấy tất cả các siêu nhiên đi đến. Người Maya định hình các chòm sao
của thần linh và nơi ở, mà tục ngữ truyền khẩu về sự biến động theo mùa, tin
tưởng rằng sự giao cắt của tất cả thế giới là bầu trời đêm.
Thần của người Maya không riêng biệt, như trong các quan niệm của
người Hy Lạp. Thần của người Maya cùng một diện mạo do họ hợp nhất vào với
nhau trên mọi nẻo đường mà không có giới hạn. Đó chắc chắn là một thế lực siêu
phàm trong quan niệm tín ngưỡng của người Maya. Đặc tính "tốt" và "xấu" không
phải là điều cố định trong các thần của Maya, không chỉ có một mặt "tốt" tuyệt
đối. Cái nào không thích hợp trong suốt một mùa có thể làm nên một sự bắt đầu
chu kỳ mới trong quan niệm của tín ngưỡng Maya và không cố định
1.6.7. Chữ viết của người Maya
Chữ viết xuất hiện ở vùng Lưỡng Hà, Ai Cập và Ấn Độ vào khoảng 3.000
năm TCN. Tuy nhiên những ký tự hoàn chỉnh đầu tiên, một chuỗi các dấu hiệu rõ
ràng kể lại một câu chuyện, vẫn chưa có mặt ở châu Mỹ cho đến tận năm 400-300
TCN.
Mới đây các nhà khảo cổ học khám phá ra một hệ thống chữ viết kiểu chữ
tượng hình của ngườiZapotecs ở thung lũng Oaxaca, phía nam miền Trung
23


Mexico. Hầu hết chữ viết sớm của người Maya chỉ xuất hiện trong khoảng 150250.
Hệ thống chữ viết Maya là một chuỗi của các ký hiệu âm và dấu tốc ký.
Nó được xác định như những ký hiệu tốc ký hay hệ thống chữ viết dưới dạng biểu
trưng, mà các ký hiệu biểu thị một từ có chủ đích. Chúng là một hệ thống chữ viết
duy nhất của tiền thời kỳ Tân Thế Giới của Colombo dùng để trình bày một

thứ ngôn ngữ của dân địa phương. Trong tổng thể, hệ thống chữ viết của người
Maya có hơn 1000 kí hiệu khác nhau, mặc dù có một vài các ký hiệu có thay đổi
cách viết và ý nghĩa từ, nhưng rất nhiều bản viết thể hiện rất ít khác nhau ở các
địa điểm khác nhau.
1.6.8. Kiến trúc xây dựng
Kim tự tháp của người Maya Độc đáo và hiếm có đó là nhận xét về kiến
trúc của người Maya, giống như kiến trúc Hy Lạp cổ đại và kiến trúc La Mã, kiến
trúc của người Maya có hàng nghìn năm tuổi, rất đa dạng và tuyệt đẹp cho những
xây dựng kiểu kim tự tháp có bậc ở khắp lãnh thổ Nam Mỹ.
Với người Maya, hang động cũng là một phần quan trọng của họ. Trong
số những hang động, phải kể đến hang Jolja, bên trong hang Naj Tunich, hang
Candelaria và hang của Phù thủy (Cave of the Witch). Ở đây chính là các hang
thần thoại nguyên thủy của những người Maya. Một vài hang động hiện nay vẫn
được sử dụng cho người Maya hiện đại ở đảo Chiapas.
Nó gợi cho chúng ta thấy, bên trong sự kết hợp của lịch đếm chiều dài
Maya, mỗi 52 năm, hoặc chu kỳ, các đền đài và kim tự tháp được sửa chữa và xây
dựng lại. Nó nói rằng ngay bây giờ phải xây dựng là thức dục một sự cai trị mới
hoặc cho vấn đề chế độ, giống như sự tương phản tuần tự như trong chu kỳ của
lịch. Tuy nhiên, quy trình xây dựng lại trên đỉnh của công trình cũ là một việc làm
bình thường. Rất nhiều phải kể, North Acropolis ở Tikal được xem như là tổng
thể của 1.500 năm của sự biến đổi kiến trúc.
Thông qua sự nghiên cứu của số lượng lớn yếu tố đặc sắc và kiểu dáng độc
đáo, những di sản còn lại của kiến trúc Maya có một tầm quan trọng để mở ra tầm
hiểu biết về quá trình phát triển của Văn minh Maya.
1.6.9. Nghệ thuật Maya
Nhiều người xem nghệ thuật Maya ở Kỷ nguyên Kinh Điển của họ (khoảng
từ năm 200 đến 900) là rất tinh xảo và đẹp nhất của Tân Thế Giới cổ. Những tác
phẩm chạm khắc và nghệ thuật đắp nổi bằng vữa tường ở Palenque và những
tượng của Copán đáng ngưỡng mộ, phô bày dáng vẻ tinh tế, yêu kiều, chính xác
24



của con người ở Nam Mỹ làm các nhà khảo cổ nhớ đến các nền văn minh kinh
điển của Cựu Thế Giới, mà ban tặng cho cái tên quý giá trên.
Ngoài những tác phẩm hội họa kinh điển Maya, còn rất nhiều những đồ
gốm tùy táng hay hiến tế với độ chắc chắn và tinh xảo. Tại công trình của Maya
ở Bonampak còn lưu giữ những bức tranh tường cổ đại với vẻ đẹp trường tồn.
Cùng với việc giải mã các chữ viết của người Maya, các nhà khoa học cũng biết
được rất nhiều nghệ sỹ tài ba Maya được nhắc đến cùng với tên tuổi và công việc
của họ trong quá khứ xa xôi.
1.6.10. Công nghệ của người Maya
Nền văn minh Maya có nhiều thành tựu trong lĩnh vực kĩ thuật công nghệ.
Những thời kỳ đầu, thuộc thời đại đồ đá, người Maya đã sử dụng và chế tác thành
thạo các dụng cụ cắt gọt từ đá núi lửa (obsidian), về sau người Maya đã biết
đến kim loại khá sớm. Một vấn đề đã được giải thích khá sáng tỏ về các con đường
lớn tại sao không được xây dựng ở đây, đó là do ở châu Mỹ không có các loại gia
súc như bò, ngựa hay la để phục vụ cho việc kéo xe.
Một kỹ thuật nổi trội của người Maya là biết sử dụng và chế biến cao su
đã lưu hóa vào các dụng cụ và thể thao hàng ngày. Người Maya gây kinh ngạc
cho những người Tây Ban Nha thời kỳ đầu ở các trò chơi bằng bóng cao su và sức
khỏe của dân da đỏ rất tốt. Những sân chơi bóng của người Maya khổng lồ và có
số lượng người tham gia và đến xem cổ vũ rất lớn, một sinh hoạt có tính cộng
đồng rất cao. Người Maya biết sử dụng cao su bọc lót cho các dụng cụ có tay cầm
như, dao, vũ khí... và biết làm ra những đôi giày từ cao su không thấm nước.
Người Maya biết nắm chắc kỹ thuật làm muối và sử dụng chúng như những
hàng hóa để trao đổi với các cư dân khác trong vùng. Những di chỉ làm muối
khổng lồ đã được khám phá.
Việc xây các kim tự tháp của người Maya được tính toán rất chính xác theo
các quan niệm vũ trụ và các loại lịch của họ, họ ghi chép và tính toán khá chính
xác các chu kỳ thiên nhiên tại đây và có các biện pháp để đối phó. Họ sử dụng các

thiết kế về thời gian và tạo ra những chiếc "đồng hồ" các dạng để xác định thời
gian.
Cùng phát triển với các nền văn minh Trung Mỹ khác, người Maya sử
dụng hệ đếm nhị thập phân(vigesimal) và hệ ngũ phân (xem chữ số Maya). Hệ
ngũ phân trên cơ sở so sánh với số ngón tay của một bàn tay, còn nhị thập phân
là toàn bộ số ngón tay và ngón chân. Trong tiếng Quiche, từ chỉ số 20 là huvinak,
có nghĩa là "toàn thân". Ngoài ra, người Maya đã phát triển khái niệm "số 0" vào
năm 357, sớm hơn châu Âu khoảng gần 900 năm. Văn bản cổ cho thấy, những
25


×