Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Vi rus cum a h7n9 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.37 KB, 14 trang )

Virus cúm A -H7N9
Cúm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở đường hô hấp do virus cúm gây ra.
Virus cúm có 3 type là A, B và C. Vi rút loại A và loại B trong động vật, chỉ có chủng vi
rút cúm A có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người. Virus dễ bị tiêu diệt ở nhiệt độ thường

nhưng có sức sống khá dai dẳng ở nhiệt độ thấp. Cũng chính vì lý do này nên bệnh
cúm thường nổi rộ lên vào mùa Đông-Xuân và khi thời tiết chuyển từ mùa nóng sang
mùa lạnh.
Việt Nam hiện tồn tại rất nhiều chủng cúm khác nhau, từ cúm mùa thông thường
như H3N2, cúm B đến cúm đại dịch năm 2009 như H1N1, cúm H5N1. Với cúm
H7N9 thì nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn.
Virus cúm H7N9 thực ra cũng là một trong các thành viên họ nhà virus cúm.
Trong dòng họ nhà virus cúm A gia cầm, chúng ta có rất nhiều loại, mỗi một loại là
một biến thể so với nguyên thể gốc. Chúng có cấu trúc y hệt nhau và thành phần cơ
bản đó là: 1 vỏ, 1 lõi và 1 ARN nhân. Người ta vẫn gọi các virus cúm A gia cầm, trong
đó có virus cúm H7N9 là virut có ARN đơn giản.
Do trong cấu trúc di truyền của nó chỉ có sợi ARN đơn mà không có ADN như
những hạt virus khác, để sinh sản, nó cần tới một enzym sao mã ngược có trong tế bào
chủ mà nó lựa chọn để ký sinh. Phân tử ARN này được chứa trong một protein bao
ngoài để bảo vệ lõi di truyền. ARN này hoàn toàn không có tính năng tự sinh sản. Tính
quan trọng của virus cúm A gia cầm là khả năng nhân bản và khả năng thâm nhập. Mà
khả năng này lại hoàn toàn phụ thuộc vào lớp vỏ virus. Trên lớp vỏ virus có hai thành
phần phân tử sinh học quan trọng, chúng ta gọi đó là kháng nguyên. Một được ký hiệu
bởi chữ H và một được ký hiệu bởi chữ N. Chữ H là từ chữ Hemagglutinin (chất có
khả năng gắn kết với hồng cầu). Chữ N là từ chữ Neuraminidase (men có khả năng
phân cắt phân tử axit neuraminic- còn gọi là axit sialic). Hai đại phân tử sinh học này
có cấu trúc khác nhau và có chức năng khác nhau.
H được đánh số từ 1-17, N được đánh số từ 1-9. Tên gọi H7N9 được xuất phát
từ hai phân tử sinh học hoạt hóa có tính sinh miễn dịch là kháng nguyên này. Đây
chính là điểm tạo nên sự khác biệt trong cấu trúc virus cúm A gia cầm loại H7N9.
Trong dòng họ nhà virus cúm A gia cầm, chúng ta có rất nhiều loại, mỗi một loại là


một biến thể so với nguyên thể gốc. Chúng có cấu trúc y hệt nhau và thành phần cơ


bản đó là: 1 vỏ, 1 lõi và 1 ARN nhân. Người ta vẫn gọi các virus cúm A gia cầm, trong
đó có virus cúm H7N9 là virut có ARN đơn giản.

Cấu trúc Virus H7N9

Người bệnh bị nhiễm cúm A/H7N9 có biểu hiện nhiễm trùng đường hô hấp cấp bao gồm: ho,
sốt, khó thở, có tổn thương nhu mô phổi (viêm phổi hoặc hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS)
tiến triển nhanh dựa trên lâm sàng hoặc hình ảnh X-Quang); Không tìm được bằng chứng
nhiễm trùng do các căn nguyên khác gây viêm phổi.
Ca bệnh xác định là ca bệnh nghi ngờ có biểu hiện lâm sàng như đã nêu ở trên và được khẳng
định bằng xét nghiệm PCR/giải trình tự gien, phân lập vi rút cúm A/H7N9. Bệnh phẩm sử
dụng để chẩn đoán là dịch đường hô hấp, đờm, dịch nội khí quản, dịch phế nang, mô bệnh
được bảo quản trong môi trường vận chuyển vi rút.
Bệnh cảnh lâm sàng do vi rút cúm A/H7N9 gây ra chủ yếu là hội chứng suy hô hấp cấp tiến
triển với tỷ lệ tử vong cao, do đó, Bộ Y tế khuyến cáo, trong chẩn đoán cúm A/H7N9, cần
phân biệt với các trường hợp cúm nặng khác (cúm A/H1N1 hoặc A/H5N1…); viêm phổi do
các vi rút khác; bệnh tay chân miệng có biến chứng suy hô hấp; viêm phổi nặng do vi khuẩn.


Phòng ngừa và kiểm soát nghiêm ngặt
Để phòng lây nhiễm vi rút cúm A/H7N9, Bộ Y tế yêu cầu người dân cũng như các cơ sở
khám chữa bệnh y tế và tư nhân cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm
khuẩn nghiêm ngặt. Khi phát hiện người bệnh nghi ngờ bị mắc cúm A/H7N9 phải khám và
cách ly kịp thời.
Tại các cơ sở y tế, Bộ Y tế yêu cầu phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng
ngừa dựa trên đường lây truyền
Thực hiện khai báo, thông tin báo các ca bệnh theo hướng dẫn chế độ báo cáo các ca bệnh

truyền nhiễm.
Bộ Y tế vừa đưa ra 5 khuyến cáo đối với cộng đồng:
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn
chế tiếp xúc với người bệnh.
2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y
trên địa bàn.
4. Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư
vấn, khám, điều trị kịp thời.
5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình
trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

6. Dịch cúm A/H7N9 cấp bách hơn H5N1:
7. Theo đánh giá từ Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, vi rút cúm A/H7N9 có đoạn gen
giống vi rút cúm gia cầm, nhưng lại chưa được phát hiện trên gia cầm. Đây cũng là
loại vi rút chưa từng thấy với những biểu hiện bệnh khác hẳn so với trước. Trước kia,
chủng cúm H7 từng gây bệnh trên người nhưng biểu hiện bệnh nhẹ, chủ yếu là gây
viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, nhưng khi kết hợp thành H7N9, bệnh cảnh của
bệnh nhân lại rất nặng: phổi sũng nước, phù phổi nặng…
8. Theo Ông Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ lo lắng khi ở
những ca bệnh đầu tiên tại Trung Quốc, diễn biến viêm phổi (diễn biến chính của
bệnh nhân mắc các chứng cúm kiểu này) còn nhanh hơn bệnh nhân cúm A/H5N1.
Đây cũng là lý do khiến nhiều chuyên gia đánh giá H7N9 còn nguy hiểm hơn H5N1,
từng được coi là loại vi rút cúm gia cầm nguy hiểm nhất từ trước đến nay. Với khoảng
30% bệnh nhân tử vong (9 trong số 35 bệnh nhân mắc cúm A/H7N9 đầu tiên được
phát hiện), tỷ lệ tử vong của bệnh nhân cúm A/H7N9 là ở mức cao. Theo ông Nguyễn
Văn Kính, tình trạng suy tim, thận ở bệnh nhân cúm A/H7N9 không bằng bệnh nhân
cúm A/H5N1, nhưng hiện tượng hoại cơ lại nhiều hơn.

1. Nguồn gốc Virus cúm A -H7N9



Nghiên cứu của các nhà Trung Quốc cho rằng, loại virus H7N9 lây lan cho 129
người Trung Quốc thời gian vừa qua là loại virus mới được tạo nên thông qua sự tái
cấu trúc từ bốn loại virus khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy, một gen của virus có khả năng bắt nguồn từ virus cúm A
H7N9 xuất hiện trong các đàn vịt tại khu vực châu thổ sông Trường Giang của Trung
Quốc. Loại virus này có thể do các loài chim di trú Đông Á lây truyền cho các đàn vịt
tại khu vực này.
Một gen khác cũng bắt nguồn từ chim di trú đi qua Trung Quốc và các đàn vịt
trong khu vực loài chim di trú bay qua chính là vật chủ quan trọng đem virus từ các
loài chim hoang dã truyền sang các loài gia cầm.
Ngoài ra, 6 gen còn lại của virus cúm H7N9 đều có nguồn gốc từ virus H9N2, có
trong gia cầm của Trung Quốc, chủ yếu là vịt. Tuy nhiên, nguồn gốc của 6 gen này
cũng không đồng nhất. Một gen trong số đó có thể bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực
Giang Tô. Năm gen còn lại bắt nguồn từ đàn gà ở khu vực phụ cận Chiết Giang và
Thượng Hải.
Nguyên nhân tạo nên sự đa dạng của 6 đoạn gen này của H7N9 được cho là có
liên quan tới quá trình vận chuyển gia cầm.
Các nhà khoa học cũng cho rằng virus H7N9 đã tiến hóa từ ít nhất hai dòng khác
nhau vì chúng có những dấu hiệu khác nhau kháng thuốc chống cảm cúm Tamiflu.
Số liệu thống kê mới nhất của Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung
Quốc cho biết kể từ ngày 30/3/2013 khi virus H7N9 được phát hiện lần đầu tiên ở
nước này, đến nay tổng cộng 129 trường hợp nhiễm chủng virus này đã được phát
hiện tại 10 khu vực cấp tỉnh, trong đó 31 trường hợp đã tử vong
Theo báo cáo chính thức, đến nay đã có hơn 130 người ở Trung Quốc đại lục và Đài Loan
nhiễm cúm H7N9, trong đó hơn 30 người đã tử vong.

2. Con đường lây nhiễm
Đến nay vẫn chưa thể xác định được đường lây truyền của chủng virus này, chưa

thể khẳng định cũng như loại trừ nguy cơ lây từ người sang người. Trong 970 mẫu
bệnh phẩm thu được từ chợ bán gia cầm sống của thành phố Thượng Hải và tỉnh An
Huy thì chỉ có 20 mẫu dương tính với virus cúm A/H7N9. Điều này cho thấy việc phát
hiện được virus trên đàn gia cầm là rất khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ lây lan.


Đại diện WHO cho biết, dịch cúm H7N9 tại Trung Quốc tập trung chủ yếu tại 4
tỉnh rất gần nhau là Thượng Hải, An Huy, Giang Tô và Chiết Giang, ngoài ra còn xuất
hiện ở 01 số tỉnh khác như Vân Nam. Số bệnh nhân nam gấp đôi nữ, tuổi 4-87.
Tuy nhiên qua phân tích gen cho thấy chủng virus này đã tiến hóa từ virus cúm
gia cầm và có dấu hiệu thích ứng nhanh với các loài động vật có vú. Như vậy, trong
thời gian tới, không chỉ gia cầm và chim hoang dã có virus H7N9 mà cả động vật có
vú cũng có thể bị nhiễm. Khả năng lây lan thành dịch lớn trên cả loài lông vũ, động
vật có vú và người là rất lớn.
TS Takeshi Kasai, trưởng đại diện WHO tại Việt Nam cho biết, tại thời điểm này
cũng chưa xác định được ổ bệnh, nguồn lây và phương thức lây nhiễm sang người,
kinh nghiệm điều trị trên bệnh nhân chưa có. Trên thực tế điều trị số bệnh nhân hiện
có tại Trung Quốc tỷ lệ tử vong cao (khoảng 20%) và tỷ lệ bệnh nặng cao (trên 50%).
Tuy nhiên có một diễn biến đang lo ngại, khi nhà chức trách Trung Quốc tuyên
bố đang điều tra khả năng virus H7N9 lây lan qua các thành viên một gia đình tại
nước này. Nếu đây là sự thật thì có thể virus H7N9 có khả năng lây nhiễm từ người
sang người. Các chuyên gia cũng đang tiếp tục nghiên cứu về chủng virus mới để có
bức tranh toàn diện về loại virus cúm mới này.
3. Thuốc điều trị virus H7N9
Đây là chủng virus mới ghi nhận trên người, do đó cộng đồng chưa có miễn
dịch, chưa có vắc-xin phòng bệnh, đồng thời hiện cũng chưa có thuốc điều trị đặc
hiệu. Nếu khi lây sang người dễ bùng phát thành dịch và khó khăn trong điều trị.
Tamiflu có tác dụng trong việc điều trị cho những người nhiễm H7N9. Tuy
nhiên, việc sử dụng thuốc tốt nhất là trong vòng 36h và không quá 48h kể từ khi phát
bệnh thì mới có hiệu quả. Nếu quá thời gian này thì hiệu quả chẳng còn lại bao nhiêu.

Trường hợp cô bé 7 tuổi (Trung Quốc) phát hiện nhiễm virus H7N9 đã được xuất viện
17/4 cũng là do phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng Tamiflu.
Các chuyên gia cho biết, hiện có tới 6 loại vắc xin phòng chống virus H7 tuy
nhiên FAO vẫn chưa khuyến nghị tiêm vắc-xin đối với chủng virus H7N9 mà cần có
thêm các nghiên cứu để làm rõ trước khi đưa ra khuyến nghị này.
Khi nghi ngờ mắc cúm A- H7N9 Cách ly người bệnh, khống chế dịch sớm, điều
trị kịp thời để giảm tử vong, giảm mắc trong cộng đồng.


Khi chẩn đoán các ca bệnh nghi ngờ, cần khẳng định chẩn đoán bằng xét nghiệm
như PCR, giải trình tự gen. Điều quan trọng là ngay khi có ca bệnh nghi ngờ đã phải
cho thuốc ức chế virus để điều trị cúm ngay lập tức, không đợi kết quả quả xét
nghiệm. Bởi kết quả đó chỉ có ý nghĩa khoa học, trong việc xác định ca bệnh đầu tiên
để giúp chúng ta phòng dịch tốt hơn. Còn nguyên tắc là dùng thuốc ức chế virus càng
sớm càng tốt, tốt nhất trong 3 ngày đầu có triệu chứng. Đây là giai đoạn virus nhân lên
trong đường hô hấp cao nhất, ức chế được virus sẽ giảm nồng độ virus, diễn biến bệnh
sẽ nhẹ hơn.
4. Biện pháp phòng ngừa
FAO khuyến nghị các hộ chăn nuôi cần làm tốt việc vệ sinh chuồng trại chăn
nuôi và khu giết mổ tập trung, kiểm soát xuất nhập khẩu gia cầm gia súc trái phép qua
biên giới.
FAO cho biết, các virus cúm có thể chết ở nhiệt độ cao (trên 70 độ C) nên người
dân cần ăn chín uống sôi để loại trừ nguy cơ bị cúm. Khi gia cầm, gia súc chết thì
không nên ăn mà báo cho cơ quan y tế và thú y biết. Điều quan trọng nữa đó là cần
thực hiện tốt bảo hộ khi giết thịt gia cầm (kể cả gia cầm khỏe mạnh, chưa có biểu hiện
nhiễm bệnh) để phòng lây bệnh.
WHO cũng đưa ra khuyến cáo phòng bệnh, đó là người dân cần vệ sinh tay, vệ
sinh đường hô hấp thường xuyên. Virus cúm không lây truyền qua thực phẩm nấu
chín kỹ nên cần chế biến đúng cách, không tiếp xúc, không mua bán, ăn thịt động vật
ốm, chết.

5. Xuất hiện của Virus cúm A-H7N9 ở Đài Loan
Bệnh không chỉ diễn ra trên diện rộng, nhiều tỉnh của Trung Quốc mà đã lây
sang vùng lãnh thổ Đài Loan với ca mắc bệnh đầu tiên sau chuyến đi công tác tại
Trung Quốc của hành khách này. Đài Loan là vùng lãnh thổ đầu tiên ngoài đại lục
Trung Quốc ghi nhận ca mắc cúm A/H7N9 đầu tiên và đã tử vong.
6. Tình hình phòng chống virus cúm A/H7N9 ở Việt Nam
Đến thời điểm này có thể kết luận chưa phát hiện thấy virus H7N9 tại Việt Nam.
6/5/2013 Cuộc họp giữa Bộ Y tê, Who, FAO Hội nghị huy động nguồn lực cho
công tác phòng chống dịch cúm A/H7N9 ở Việt Nam, dịch bệnh cúm A/H7N9 có


nguy cơ xâm nhập lan truyền và gây bùng phát dịch rất cao ở Việt Nam bởi Việt Nam
có chung đường biên giới dài với Trung Quốc.
Hơn nữa việc nhập khẩu, buôn bán, nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm rất phức
tạp. Vì vậy, có thể có gia cầm mang virus H7N9 từ Trung Quốc xâm nhập vào Việt
Nam.
Ngay từ khi nhận được thông tin về dịch cúm A (H7N9) ghi nhận ở Trung Quốc,
Bộ Y tế đã làm việc chặt chẽ với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Nông lương LHQ
(FAO) để chia sẻ thông tin về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống. Trên cơ
sở kinh nghiệm phòng, chống SARS, cúm A (H5N1) và cúm A (H1N1), Bộ Y tế đã
ban hành Kế hoạch chủ động ứng phó với dịch cúm A (H7N9).
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đang tích cực truy tìm virus A/H7N9
trên đàn gia cầm trong nước.
Bắt đầu từ tháng 5, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Tổ
chức Nông lương tại Việt Nam tiến hành lấy khoảng 18.000 mẫu trên gia cầm tại 60
chợ đầu mối thuộc 9 tỉnh miền Bắc để xét nghiệm để tìm virus H7N9. Trước đó, xét
nghiệm sàng lọc 634 mẫu gia cầm phát hiện 02 mẫu vịt tại An Giang, Đồng Tháp
dương tính với virus H7 khi phân tích gen thì không giống với virus H7N9 đang gây
bệnh ở Trung Quốc. Còn trong 425 mẫu gia cầm lấy tại 30 tỉnh, thành có 95/425 mẫu
gia cầm dương tính với virus cúm gia cầm A/H5N1.

Bộ Y tế đã xét nghiệm một số mẫu gia cầm và cũng chưa phát hiện virus H7N9
mà là H7N3.
Trước nguy cơ xâm nhập dịch cúm A/H7N9 vào Việt Nam, Bộ Y tế đã đề ra 4
kịch bản phòng chống cúm:
-

Nhẹ nhất chưa có virus cúm trên người
Có ca cúm A/H7N9

-

Các ca cúm A/H7N9 rải rác

-

Bùng phát mạnh trên cộng đồng.

Khi chưa phát hiện ca bệnh, công tác phòng, chống cúm A (H7N9) hiện nay tập
trung vào các hoạt động: giám sát chặt chẽ để phát hiện sớm các ca bệnh; giám sát
những người nhập cảnh từ vùng có dịch để phát hiện trường hợp mắc bệnh, có biện
pháp xử lý kịp thời; tăng cường tuyên truyền cho người dân các biện pháp dự phòng


có hiệu quả. Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các đơn vị xây dựng các kế hoạch một cách cụ
thể để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm các nguồn kinh phí trong nước để tránh sự chồng
chéo. Trước mắt, công tác chuẩn bị phòng, chống dịch cần được triển khai quyết liệt,
bám sát tình hình thực tiễn, lồng ghép công tác phòng, chống với các hoạt động chung
của ngành y tế, sử dụng những nguồn kinh phí phòng, chống dịch đã được phân bổ từ
đầu năm mà chưa đề xuất Chính phủ cấp bổ sung trong thời điểm hiện nay.
Việc sử dụng trang thiết bị cho việc giám sát như máy đo thân nhiệt từ xa, các hệ

thống xét nghiệm xác định virus, các trang thiết bị phục vụ cho công tác điều trị như
máy thở, thiết bị cấp cứu tiếp tục sử dụng các trang thiết bị đã được đầu tư trước.
Trong tháng 4 vừa qua, máy đo thân nhiệt từ xa của các cửa khẩu quốc tế đã giám sát
hơn 267 nghìn lượt khách nhập cảnh, trong đó có hơn 90 nghìn lượt khách nhập cảnh
từ Trung Quốc; đã xét nghiệm hàng nghìn mẫu bệnh phẩm của các trường hợp nghi
cúm, mẫu bệnh phẩm từ người bệnh viêm đường hô hấp cấp tính để sàng lọc nhằm
phát hiện sớm trường hợp mắc cúm A (H7N9).
Ðể xác định và đưa ra những đề xuất sát với thực tế, Cục Y tế dự phòng phối
hợp WHO, FAO thiết lập các nhóm công tác gồm giám sát, truyền thông, xét nghiệm
và nhóm đáp ứng tình trạng khẩn cấp để phối hợp các Tiểu ban của Ban chỉ đạo quốc
gia phòng, chống đại dịch cúm ở người, các đơn vị y tế để đưa ra những đề xuất nhu
cầu. Các đề xuất đó mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất. Trong tình
huống dịch bùng phát và lan rộng tại Việt Nam và nhu cầu đầu tư đưa ra theo bốn tình
huống chỉ là cơ sở để dự đoán và tính toán cho việc chuẩn bị huy động các nguồn lực.
Trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu đầu tư cho các tình huống: khi có ca bệnh nhưng
chưa có sự lây truyền từ người sang người (tình huống hai) hay tình huống dịch bùng
phát và lan rộng ra cộng đồng (tình huống bốn) mới chỉ là giả định và chưa đòi hỏi
đầu tư ngay.
Tài liệu tham khảo
China—WHO Joint Mission on Human Infection with Avian Influenza A(H7N9)
Virus 18 – 24 April 2013 Mission Report
WHO RISK ASSESSMENT Human infections with avian influenza A(H7N9) virus
10 May 2013


www.moh.gov.vn
www.vfa.gov.vn

www.who.int/entity/influenza/human_animal_interface/influenza_h7n9
/>

Những câu hỏi thường gặp về nhiễm virus
cúm gia cầm A(H7N9) ở người
Cập nhật ngày 30/4/2013
Lưu ý là tài liệu này thay thế bản trước. Khi có thông tin mới sẽ cập nhật và đưa lên mạng.

1. Virus cúm A (H7N9) là gì?
Virus cúm gia cầm A H7 là một nhóm virus cúm thường lưu hành ở chim. Virus cúm gia cầm
A(H7N9) là một phân nhóm của nhóm virus H7. Mặc dù một số loại virus H7 (H7N2, H7N3
và H7N7) đã từng đôi khi gây bệnh ở người, song chưa có trường hợp nhiễm virus H7N9 ở
người nào được ghi nhận cho tới khi có những báo cáo gần đây từ Trung Quốc.

2. Triệu chứng chính của người nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) là gì?
Cho tới nay, phần lớn các bệnh nhân nhiễm virus H7N9 đều bị viêm phổi nặng. Triệu chứng
bao gồm sốt, ho và khó thở. Tuy nhiên thông tin về triệu chứng đầy đủ mà bệnh nhiễm cúm
gia cầm A(H7N9) có thể gây ra vẫn còn hạn chế.

3. Cho đến nay đã có bao nhiêu trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm
A(H7N9) được ghi nhận ở Trung Quốc?
Những ca mắc mới được báo cáo hiện đang được thu thập và công bố trên mạng hàng ngày.
Có thể tìm thấy những thông tin mới nhất về các ca mắc trên địa chỉ Disease Outbreak News.


Disease Outbreak News (DONs)

4. Vì sao bây giờ loại virus này lại nhiễm trên người?
Chúng ta vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi này do vẫn chưa biết được nguồn phơi nhiễm
của những trường hợp nhiễm. Tuy nhiên, phân tích gien của những virus này cho thấy mặc dù
chúng tiến hóa từ virus cúm gia cầm (chim), song chúng có thể lây nhiễm sang động vật có
vú một cách dễ dàng hơn so với các virus cúm gia cầm khác.


5. Chúng ta đã biết những gì về những trường hợp nhiễm virus cúm H7 trên
người trước đây trên toàn cầu?
Từ năm 1996 đến 2012 đã có các ca nhiễm virus cúm H7 (H7N2, H7N3 và H7N7) ở người
được ghi nhận ở Ca-na-đa, Ý, Mê-hi-cô, Hà Lan, Vương quốc Anh và Mỹ. Sự xuất hiện của


hầu hết những trường hợp mắc virus cúm H7 này có liên quan đến các vụ dịch bệnh trên gia
cầm. Biểu hiện chủ yếu của các ca nhiễm thường là các triệu chứng của đau mắt đỏ và viêm
đường hô hấp trên nhẹ, chỉ có một trường hợp ngoại lệ bị tử vong ở Hà Lan. Cho tới vụ dịch
hiện tại, chưa có ca nhiễm virus cúm H7 nào trên người được ghi nhận ở Trung Quốc.

6. Virus cúm gia cầm A(H7N9) có gì khác với các loại virus cúm gia cầm
A(H1N1) và A(H5N1) không?
Có. Cả ba đều là virus cúm A, song chúng khác biệt. Virus H7N9 và H5N1 được coi là virus
gây bệnh cúm ở động vật và đôi khi gây bệnh cho người. Có thể phân chia virus H1N1 thành
những loại thường gây bênh trên người và những loại thường gây bệnh trên động vật.

7. Con người bị nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9) như thế nào?
Tại thời điểm này chưa biết được con người đang bị lây nhiễm như thế nào. Một số ca được
xác định nhiễm cúm đã từng tiếp xúc với động vật hoặc với môi trường nơi động vật được
nuôi giữ . Virus đã được tìm thấy ở gà, vịt và chim bồ câu nuôi chuồng tại các khu chợ bán
gia cầm tươi sống gần khu vực có các trường hợp đã được báo cáo.. Khả năng lây truyền từ
động vật sang người, cũng như khả năng lây truyền từ người sang người hiện vẫn đang được
tiến hành điều tra.

8. Làm thế nào để dự phòng lây nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9)?
Mặc dù cả nguồn và phương thức lây nhiễm đều chưa xác định được, song cần tuân thủ các
thực hành vệ sinh cơ bản để phòng ngừa lây nhiễm. Những thực hành vệ sinh này bao gồm
các biện pháp vệ sinh tay, vệ sinh hô hấp và vệ sinh an toàn thực phẩm.



Vệ sinh tay:
o Rửa tay trước, trong và sau khi chuẩn bị thực phẩm; rửa tay trước khi ăn; sau khi đi
vệ sinh; rửa tay sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; rửa tay khi
tay bị bẩn, và khi chăm sóc cho người thân bị ốm. Vệ sinh tay cũng sẽ giúp phòng
ngừa lây nhiễm cho chính bạn (do tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm khuẩn) và lây
nhiễm cho bệnh nhân, nhân viên y tế và những người khác trong bệnh viện.
o



Rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước khi nhìn rõ vết bẩn; nếu không nhìn thấy vết
bẩn, thì rửa tay bằng xà phòng với nước hoặc dung dịch rửa tay có chứa cồn.

Vệ sinh hô hấp:
o

Che miệng và mũi bằng khẩu trang y tế, giấy ăn, tay áo hoặc khuỷu tay khi hắt hơi
hoặc ho; bỏ giấy ăn vào thùng rác ngay sau khi dùng; vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với
các dịch tiết đường hô hấp.

9. Ăn các sản phẩm thịt, chẳng hạn thit gia cầm và thịt lợn có an toàn không?
Virus cúm không lây truyền qua tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ. Vì virus cúm gia
cầm được bất hoạt ở nhiệt độ thông thường được sử dụng khi nấu chín thức ăn (để tất cả các
phần của thực phẩm đều đạt nhiệt độ 70°C— rất nóng — không có phần nào còn màu hồng),
ăn thịt được chế biến và nấu chín đúng cách hoàn toàn an toàn, kể cả thịt gia cầm và chim săn
được.


Không nên ăn thịt động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh.

Ở những vùng đang xảy ra bùng phát dịch, vẫn có thể tiêu thụ các sản phẩm thịt với điều kiện
phải nấu chín và xử lý đúng cách trong quá trình chế biến. Ăn thịt sống và các món ăn chế
biến từ tiết sống là thói quen ăn uống có nguy cơ cao và cần phải ngăn chặn.

10. Cách chế biến thịt an toàn như thế nào?
Luôn luôn để riêng thịt sống và thịt đã được nấu chín hoặc thịt đã được chế biến để có thể ăn
ngay nhằm tránh bị nhiễm bẩn. Không dùng chung thớt và dao để chế biến thịt sống với các
thực phẩm khác. Không chế biến cùng lúc thực phẩm sống và chín khi chưa rửa tay giữa mỗi
lần và không để thực phẩm đã nấu chín lại vào đĩa hoặc bề mặt chúng đã tiếp xúc trước khi
được nấu chín. Không sử dụng trứng sống hoặc trứng luộc sơ khi chế biến thực phẩm nếu sau
đó chúng không được xử lý nhiệt hoặc nấu chín. Sau khi chế biến thịt sống, rửa tay kỹ với xà
phòng và nước. Rửa sạch và tẩy trùng tất cả các bề mặt và dụng cụ nấu ăn có tiếp xúc với thịt
sống.

11. Đến các chợ bán động vật sống và trang trại ở những vùng đã có các ca
nhiễm cúm gia cầm được ghi nhận có an toàn không?
Khi đến các khu chợ bán động vật sống, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật sống và bề
mặt tiếp xúc với động vật. Nếu bạn sống ở trang trại và chăn nuôi động vật để làm thực
phẩm, như lợn và gia cầm, thì hãy đảm bảo cho trẻ em tránh xa những động vật bị bệnh hoặc
chết; tách biệt các loài động vật khác nhau càng xa càng tốt; và thông báo ngay cho nhà chức
trách địa phương khi có động vật bị bệnh hoặc chết. Không nên giết mổ và chế biến thịt
những động vật bị bệnh hoặc chết vì mắc bệnh để ăn.

12. Gia cầm và các khu chợ gia cầm sống có phải là nguồn lây nhiễm hay
không?
Mặc dù có một vài bằng chứng chỉ ra rằng gia cầm sống là một nguồn lây bệnh, vẫn chưa thể
khẳng định được gia cầm sống là nguồn nhiễm bệnh chủ yếu hoặc là nguồn duy nhất. Cũng
chưa có đủ bằng chứng cớ để loại trừ các động vật khác hay môi trường khác là những nguồn
lây nhiễm.


13. Đóng cửa các khu chợ buôn bán gia cầm sống có thể tác động đến sự lan
truyền của virus này?
Các chợ buôn bán gia cầm sống nên đóng cửa trong một khoảng thời gian ngắn và định kỳ
thường xuyên để làm sạch hoàn toàn, tất cả gia cầm tạm thời cho ra khỏi chợ trong khi làm vệ
sinh. Lấy mẫu và xét nghiệm thường xuyên với các đợt hàng gia cầm (chim) được mang vào
chợ có thể giúp đảm bảo việc phát hiện sớm gia cầm nhiễm bệnh để loại bỏ.
Việc bảo trì định kỳ các khu chợ buôn bán gia cầm sống cũng làm cho sự gián đoạn kinh tế
và việc tiếp cận các nguồn chất đạm của người tiêu dùng giảm thiểu tối đa, đồng thời việc
mua bán gia cầm không bị chuyển đổi sang các kênh buôn bán và phân phối không thể kiểm
soát được.


Nguy cơ lây lan virus có thể giảm một cách đáng kể qua việc áp dụng tốt các thực hành thị
trường.


Tham khảo tại

14. Có vắc-xin phòng virus cúm gia cầm A(H7N9) không?
Hiện chưa có vắc-xin phòng nhiễm cúm gia cầm A(H7N9). Tuy nhiên, virus đã được phân
lập và định dạng từ những ca mắc cúm đầu tiên. Bước đầu tiên trong việc bào chế vắc-xin là
lựa chọn những virus ứng cử viên có thể đưa vào vắc-xin. WHO sẽ phối hợp với các đối tác
tiếp tục định dạng các loại virus cúm gia cầm A( H7N9) hiện có để xác đinh các chủng virus
ứng cử viên tốt nhất. Sau đó những virus ứng cử viên cho vắc-xin này có thể được sử dụng để
bào chế vắc-xin nếu cần thiết.

15. Đã có cách điều trị cúm gia cầm A(H7N9) chưa?
Khi sử dụng các thuốc kháng virus được biết đến như các chất ức chế men neuraminidase khi
mới mắc bệnh, nó hiệu quả đối với điều trị nhiễm virus cúm mùa và cúm A(H5N1). Vào thời
điểm này, kinh nghiệm về việc sử dụng các loại thuốc này trong điều trị nhiễm cúm H7N9

vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, các virus cúm có thể trở nên kháng thuốc với các loại thuốc này.

16. Công chúng nói chung có nguy cơ mắc virus cúm gia cầm A(H7N9)
không?
Chúng ta vẫn chưa có đủ hiểu biết về những nhiễm virus này để khẳng định khả năng về nguy
cơ đáng kể của việc virus lây lan trong cộng đồng. Khả năng này là chủ đề của các cuộc điều
tra dịch tễ học hiện đang được tiến hành.

17. Nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm virus cúm gia cầm A(H7N9)
không?
Nhân viên y tế thường phải tiếp xúc với bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm. Do đó, WHO
khuyến cáo cần phải thống nhất áp dụng các biện pháp phòng chống và kiểm soát nhiễm
khuẩn thích hợp trong cơ sở y tế, và giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe của nhân viên y tế.
Ngoài các biện pháp phòng ngừa chuẩn, nhân viên y tế chăm sóc điều trị cho những bệnh
nhân nghi ngờ hoặc đã được xác định mắc cúm gia cầm A(H7N9) nên áp dụng thêm các biện
pháp phòng ngừa bổ sung.
tham khảo tại Infection prevention and control of epidemic- and pandemic-prone acute
respiratory diseases in health care

18. Đã bắt đầu tiến hành điều tra những gì?
Các cơ quan chức năng y tế quốc gia và địa phương hiện đang áp dụng nhiều biện pháp, trong
đó có:


Tăng cường giám sát các ca viêm phổi chưa rõ nguyên nhân để đảm bảo phát hiện sớm và
xét nghiệm khẳng định những ca mắc mới.





Điều tra dich tễ, bao gồm việc đánh giá những ca nghi ngờ và người tiếp xúc với những ca đã
được xác định.



Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thú y để xác định nguồn gây nhiễm.

19. Loại virus cúm này có đe dọa gây ra đại dịch không?
Bất kỳ loại virus cúm động vật nào phát triển khả năng gây bệnh cho người về lý thuyết đều
có nguy cơ gây đại dịch. Tuy nhiên, khả năng virus cúm gia cầm A(H7N9) có thể thực sự gây
ra đại dịch hay không vẫn còn chưa được biết. Chúng ta biết rằng các loại virus cúm động vật
khác đôi khi gây bệnh cho con người song tới nay chưa từng gây ra đại dịch.

20. Du lịch đến Trung Quốc có an toàn không?
Số ca nhiễm được phát hiện ở Trung Quốc là ít. WHO không khuyến cáo áp dụng bất kỳ biện
pháp hạn chế đi lại nào đối với người từ các nước khác đến Trung Quốc cũng như người rời
khỏi Trung Quốc.

21. Các sản phẩm của Trung Quốc có an toàn không?
Chưa có bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa các ca mắc cúm hiện nay với bất kỳ sản
phẩm nào của Trung Quốc. WHO khuyến cáo không nên áp dụng bất kỳ biện pháp hạn chế
thương mại nào tại thời điểm này.

22. Một trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận mới đây bởi Trung tâm kiểm
soát bệnh tật Đài Loan. Người đàn ông này đã bay từ Giang Tô sang
Thượng Hải, trong chuyến bay đó ông ta có triệu chứng gì không?
Không. Các triệu chứng xuất hiện 3 ngày sau chuyến bay.

23. Liệu trường hợp xác nhận bệnh này đã có thể lây bệnh cho các hành
khách khác trên cùng chuyến bay không?

Rất ít khả năng trường hợp này đã lây bệnh cho các hành khách khác trên cùng chuyến bay.
Việc làm test xét nghiệm trên hơn 1000 người có tiếp xúc với các trường hợp xác nhận bệnh
khác chưa đưa ra một bằng chứng nào về khả năng lây truyền từ người sang người trong cộng
đồng của virus này.

24. WHO có khuyến nghị gì đối với việc du lịch bằng đường hàng không?
WHO không đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào việc hạn chế đi lại đối với sự kiện này. WHO sẽ
tiếp tục cung cấp các thông tin cập nhật ngay khi có được thông tin.

25. Vai trò của Tổ chức Y tế thế giới trong sự kiện này là gì?
Kể từ lúc virus này mới xuất hiện, WHO đã làm việc theo Quy chế Y tế Quốc tế để cung cấp
thông tin cho các Quốc gia Thành viên. WHO cũng làm việc với các đối tác quốc tế để cùng
phối hợp trong việc ứng phó về sức khỏe toàn cầu, bao gồm đánh giá nguy cơ, cung cấp
thông tin cập nhật tình hình, hướng dẫn các cơ quan quản lý y tế và các cơ quan y tế kỹ thuật


về các khuyến cáo tạm thời liên quan đến giám sát, các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm
đối với các ca nhiễm, kiểm soát lây nhiễm và quản lý lâm sàng.
WHO sẽ tiếp tục làm việc với các Quốc gia Thành viên và các đối tác y tế quốc tế và chia sẻ
thông tin cập nhật ngay khi có được thông tin.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×