Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

GIÁO án DAY HOC CHU DE TICH HOP LIEN MON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 37 trang )

Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
“ĐỒI A1 ĐIỆN BIÊN PHỦ - ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH CỦA BẠN”

I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Nội dung các môn học được tích hợp trong chủ đề.
1.1.Cơ sở xây dựng chủ đề.
- Nội dung địa phương là một trong những nội dung được đề cập đến trong chương
trình Lịch sử và Địa lí ở lớp 12 của trường trung học phổ thông, do đó thuận lợi cho việc xây
dựng chủ đề liên môn.
- Thực tế mặc dù trong phân phối chương trình, chủ đề địa phương đã phân bố thành
các tiết dạy cụ thế:
+ Môn Địa Lí lớp 12: Bài 44, 45: Tìm hiểu địa lí Tỉnh, Thành phố (2 tiết).
+ Môn Lịch Sử lớp 12: Bài: Lịch sử địa phương (2 tiết).
Tuy nhiên một số giáo viên còn xem nhẹ, nhiều giáo viên còn để học sinh tự học hoặc
dạy sơ sài. Đặc biệt chưa xây dựng được nội dung địa phương thành chủ đề liên môn.
- Chương trình Địa Lí lớp 12 được phân bố nội dung Địa lí địa phương ở các tiết 51,
52. Lịch Sử địa phương được phân bố ở các tiết 45, 46. Việc cấu trúc lại nội dung chủ đề địa
phương của bài học trong môn Địa Lí, Lịch Sử thành một chủ đề bao gồm cả kiến thức Lịch
Sử, Địa lí địa phương là cần thiết, nhằm tránh trùng lặp nội dung hoặc nội dung địa phương
thành một bức tranh tổng hợp.
- Chúng tôi giới thiệu chủ đề: "Đồi A1 Điện Biên Phủ - Điểm đến du lịch của bạn"
là chủ đề tích hợp nội dung môn Địa lí địa phương lớp 12 và môn Lịch sử địa phương lớp 12.
Ngoài ra còn tích hợp với môn Giáo dục công dân và Tin học, Văn học để làm rõ nội dung
của chủ đề.
- Phương án/ kế hoạch dạy học chủ đề "Đồi A1 Điện Biên Phủ - Điểm đến du lịch củabạn":
+ Thời lượng dạy học chủ đề này là 4 tiết được lấy từ quỹ thời gian của môn Địa Lí
lớp 12 là 2 tiết, môn Lịch Sử lớp 12 là 2 tiết.
+ Thời điểm thực hiện chủ đề: Học kì II lớp 12- Dạy vào tiết "Tìm hiểu địa lí tỉnh
(thành phố) " của môn Địa Lí 12 và tiết Lịch sử địa phương của môn Lịch sử.


1.2 Nội dung chủ đề.
Nội dung chính của chủ đề tập trung vào giải quyết các vấn đề sau:
+ Vị trí di tích lịch sử Đồi A1 Điện Biên Phủ. Vị trí địa lí, địa hình Đồi A1 trong thời
kỳ kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự trong thời
kì chống Pháp.
+ Khái quát diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
Kết quả và ý nghĩa.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 1


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

+ Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di tích lịch sử Đồi A1 Điện
Biên Phủ.
+ Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại di tích Đồi A1 nói riêng và du lịch di tích
lịch sử của Tỉnh Điện Biên nói chung. Trách nhiệm của người học sinh trong việc phát triển
du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích.
1.3. Ý nghĩa xây dựng chủ đề.
- Việc xây dựng chủ đề liên môn Địa Lí - Lịch Sử: "Đồi A1 Điện Biên Phủ - Điểm
đến du lịch của bạn" góp phần tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện tốt phần Địa lí và Lịch
sử địa phương trong chương trình, giúp giáo viên đa dạng hóa các hoạt động dạy học, học
sinh được tự học, tự nghiên cứu. Từ đó trau dồi khả năng tự học, tự nghiên cứu của bản thân.
- Giúp học sinh sử dụng kiến thức Lịch Sử - Địa Lí, Giáo dục công dân, Văn học, Tin
học để tìm hiểu giải quyết vấn đề thực tiễn của địa phương. Kết hợp học đi đôi với hành, tích lũy
kiến thức sách vở và thực tiễn cuộc sống.
- Qua chủ đề học sinh được củng cố, nâng cao hiểu biết về vị trí, địa hình cũng như cuộc
chiến chống Pháp diễn ra trên Đồi A1. Tiềm năng, thực trạng phát triển du lich tại di tích Đồi
A1. Những khó khăn trong quá trình phát triển du lịch và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch

tại Đồi A1.
- Nội dung học tập của bài được sử dụng, xây dựng thành chủ đề với các hoạt động học
được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học
sinh được tự nghiên cứu trên lớp và ở nhà.
- Tạo niềm hứng thú, say mê trong học tập, lao động, sáng tạo.
- Thấy được niềm tự hào được là người Điện Biên, được sống trên mảnh đất lịch sử ghi
dấu chiến công của cha ông, được là học sinh của Trường PTDT Nội trú Tỉnh Điện Biên ngôi trường nằm cách không xa Đồi A1 lịch sử.
- Trân trọng những thành quả cách mạng của cha ông; Biết ơn sâu sắc công lao vĩ đại
của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh thân mình để làm nên chiến thắng tại Đồi A1- cắt được
“cái cuống họng” đối với Sở chỉ huy trung tâm, quyết định sự tồn vong của cả tập đoàn cứ
điểm Điện Biên Phủ, làm nên chiến thắng vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ – “ lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu”. Từ nhận thức sâu sắc đó, có ý thức bảo tồn di tích lịch sử Đồi
A1 cùng quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ.
Qua nội dung giúp mọi người cùng hiểu về ý nghĩa, giá trị lịch sử của di tích Đồi A1;
Từ đó mọi người cùng có ý thức trân trọng, có trách nhiệm bảo tồn để Ngọn đồi anh hùng sẽ
mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước! Các thế hệ người Việt Nam đời đời ghi nhớ

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 2


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

công ơn của các chiến sĩ đã chiến đấu dũng cảm, hi sinh thân mình để làm nên chiến thắng
A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
2. Mục tiêu của chủ đề: Sau khi học xong chủ đề này học sinh cần đạt được
2.1. Kiến thức:
a) Môn Địa lí:
- Nêu được vị trí di tích lịch sử Đồi A1.Trình bày được vị trí, địa hình Đồi A1 trong thời

kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di tích lịch sử Đồi A1 Điên Biên Phủ.
- Nêu được giải pháp để giữ gìn, bảo vệ và phát triển du lịch các di tích lịch sử ở Điện
Biên. Liên hệ trách nhiệm của người học sinh trong bảo vệ, giữ gìn di tích lịch sử.
(Bài : 44,45: Tìm hiểu địa lí tỉnh, thành phố - Lớp 12)
b) Môn Lịch sử:
- Ý nghĩa của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ. (Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)
c) Môn Tin học:
Củng cố kiến thức về sử dụng chức năng trình duyệt web, tìm kiếm thông tin trên Internet
(Bài 22: Một số dịch vụ cơ bản của Internet - lớp 10).
d) Môn Giáo dục Công dân.
Giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm của thế hệ trẻ của tỉnh Điện Biên nói chung và
học sinh trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Điện Biên nói riêng đối với xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc (Bài 14 - lớp 10: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc).
e) Môn Văn học: Kỹ năng thuyết minh; Phương pháp làm văn thuyết minh; Trình bày
một vấn đề (Tiết 25- lớp 10 - Kỹ năng thuyết minh; Phương pháp làm văn thuyết minh; Trình
bày một vấn đề)
- HS cần có năng lực vận dụng kiến thức của các vấn đề đặt ra:
+ Vận dụng kiến thức môn Lịch sử: Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của chiến dịch Điện
Biên Phủ.
+ Vận dụng kiến thức môn Địa lí: Vị trí địa lí, địa hình của một địa điểm. Vấn đề phát
triển du lịch.
+ Vận dụng kiến thức môn Tin học: Kiến thức về sử dụng chức năng trình duyệt web,
tìm kiếm thông tin trên Internet.
+ Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân: Trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc
phát huy, giũ gìn truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương đất nước.

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên


Trang 3


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng làm văn thuyết minh để giới thiệu về một di tích lịch sử
cụ thể.
2.2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng thuyết trình.
- Có khả năng tìm kiếm, xử lí, sử dụng thông tin từ các nguồn: các website trên
Internet, báo chí, bản đồ....
- Kĩ năng viết báo cáo.
- Kĩ năng phân tích, đánh giá về vấn đề phát triển du lịch tại di tích lịch sử.
- Kĩ năng tự học....
2.3. Thái độ:
- Giúp học sinh đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa du lịch di tích lịch sử Đồi A1
- Giúp HS trân trọng truyền thống yêu nước và bảo vệ Tổ Quốc của nhân dân ta.
- Học sinh có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn khu di tích, quảng bá khu di tích lịch sử
Đồi A1 với bạn bè khắp nơi.
- HS yêu quí quê hương đất nước, tự hào tryền thống hào hùng của dân tộc; có ý thức
học tập rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
2.4. Các năng lực chính hướng tới.
- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học, năng lực sử dụng
CNTT, năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: tư duy tổng hợp theo lãnh thổ, năng lực học tập tại thực địa, năng lực
sử dụng bản đồ, sử dụng số liệu thống kê, sử dụng hình vẽ, tranh ảnh thu thập thông tin, khảo sát thực
tế...
3. Sản phẩm cuối cùng.
- Bản thuyết trình về chủ đề: A1 Điện Biên Phủ - Điểm đến du lịch của bạn.

- Sơ đồ vị trí, địa hình Đồi A1 trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Lược đồ diễn biến chiến sự tại cứ điểm A1.
- Các tranh ảnh, bản đồ, tư liệu có liên quan đến chủ đề.
- Bài kiểm tra đánh giá kết quả học tập dự án của học sinh.
4. Phương pháp dạy học.
- Dạy học theo dự án
- Thảo luận nhóm.
- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ.
II. BẢNG MÔ TẢ MỨC ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG NĂNG LỰC CHÍNH
ĐƯỢC HÌNH THÀNH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ.
1. Bảng mô tả.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 4


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Nội dung
Vị trí di tích
lịch sử Đồi A1.
Trình bày được vị
trí , địa hình Đồi
A1 trong thời kỳ
kháng chiến chống
Pháp. Ý nghĩa của
vị trí và địa hình
Đồi A1 đối với quân
sự.
Khái quát diễn

biến cuộc chiến
trên Đồi A1 trong
chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ. Kết
quả và ý nghĩa.

Vận dụng ở
Vận dụng ở
mức độ thấp
mức độ cao
Nêu được vị trí - Trình bày đặc Xác định được vị Vẽ sơ đồ vị trí,
của di tích tích điểm vị trí, địa trí Đồi A1 trên địa hình Đồi A1
lịch sử Đồi A1. hình Đồi A1 bản đồ.
trong thời kỳ
trong thời kỳ
kháng
chiến
kháng
chiến
chống Pháp
chống Pháp.
- Hiểu được ý
nghĩa vị trí địa lí,
địa hình của di
tích Đồi A1 đối
với quân sự.
Nhận biết

Thông hiểu


Nêu được kết
quả và ý nghĩa
của quân đội ta
trong
cuộc
chiến trên Đồi
A1.

- Trình bày khái
quát diễn biến
cuộc chiến trên
Đồi A1 trong
chiến dịch lịch
sử Điện Biên
Phủ

Sủ dụng lươc đồ
diễn biến chiến
sự tại cứ điểm
Đồi A1 trình
bày diễn biến
chiến sự tại cứ
điểm Đồi A1
trong chiến dịch
Điện Biên Phủ.

- Trình bày được
tiềm năng, thực
trạng phát triển
du lịch tại địa

điểm di tích lịch
sử Đồi A1 Điên Biên Phủ.

- Phân tích
bảng số liệu để
thấy rõ thực
trạng phát triển
du lịch tại di
tích.

Hiểu được trách
nhiệm của bản
thân trong việc
gìn giữ, bảo vệ
khu di tích.

Đưa ra được
các giải pháp
nhằm
phát
triển du lịch và
bảo vệ, giữ gìn
khu di tích.

Tiềm năng,
thực trạng phát
triển du lịch tại địa
điểm di tích lịch sử
Đồi A1 - Điên Biên
Phủ.

Giải pháp
trong việc phát
triển du lịch và bảo
vệ, giữ gìn khu di
tích. Liên hệ trách
nhiệm của người
học sinh.

Biết được những
khó khăn trong
việc phát triển du
lịch tại di tích
Đồi A1.

Vận dụng kiến
thức đã học đóng
vai trò là một
hướng dẫn viên
giới thiệu khái
quát diễn biến
cuộc chiến trên
Đồi A1 trong
chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ.
Vận dụng kiến
thức đã học
viết
thuyết
minh về một số
dấu tích lịch sử

trên Đồi A1.

2. Câu hỏi, bài tập.
Câu 1: Nêu vị trí của di tích lịch sử Đồi A1 ở tỉnh Điện Biên?
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 5


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Trả lời:
Đồi A1 nằm trên đường Võ Nguyên Giáp thuộc phường Mường Thanh, thành phố Điện
Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Câu 2: Trận tấn công cứ điểm đồi A1 diễn ra trong thời gian nào:
a. Từ 30/3/1954 đến 7/5/1954
b. Từ 30/3/1954 đến 30/4/1975
c. Từ 30/2/1954 đến 7/4/1954
d. Từ 30/3/1954 đến 30/5/1954
Trả lời: Đáp án đúng a
Câu 3: Bộ chỉ huy chiến dịch Điện biên phủ đã sử dụng hiệu lệnh gì để báo hiệu
đợt tổng công kích cuối cùng vào cứ điểm Điểm điện biên phủ?
Trả lời: Tiếng nổ bộc phá ngàn cân ở đồi A1
Câu 4: Số lượng các chiến sỹ hy sinh tại Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ?
(Chọn một đáp án đúng trong các đáp án sau)
a. Hơn 2000 chiến sỹ
b. 1500 chiến sỹ
c. 500 chiến sỹ
d. 100 chiến sỹ
Trả lời: Đáp án đúng a

Câu 5: Ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ vào
thời điểm nào? (Chọn một đáp án đúng trong các đáp án sau)
a. 6h 30' sáng 7. 5. 1954
b. 5h 30' sáng 7. 5. 1954
c. 4 h 30' sáng 7. 5. 1954
d. 2h 30' sáng 7. 5. 1954
Trả lời: Đáp án đúng c
Câu 6: Phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại di tích Đồi A1 Điện Biên Phủ
Gợi ý trả lời:
- Tiềm năng
- Thực trạng: .
+ Số khách du lịch
+ Doanh thu
+ Cơ sở vật chất
+ Sản phẩm du lịch
Câu 7: Trình bày kết quả, ý nghĩa trận chiến đấu trên Đồi A1 của quân đội ta trong
chiến dịch Điện Biên Phủ?
Kết quả: Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 4 tiểu đoàn quân tinh nhuệ, đánh thiệt
hại nặng 3 tiểu đoàn quân cơ động, diệt và bắn bị thương nhiều xe tăng, xe cơ giới của địch.
Tiêu diệt và bắt sống hơn tám trăm tên địch, đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh Pháp
tại chiến trường Điện Biên Phủ.

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 6


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Ý nghĩa: Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng Eliane phía đông tập đoàn cứ

điểm đã hoàn toà n sụp đổ, ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 mở đường cho đợt tổng công
kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi hoàn toàn.
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.
Câu 8: Tính chất gay go ác liệt của trận chiến đấu trên Đồi A1 giữa ta và địch trong
những ngày đầu của đợt tiến công lên Đồi A1 trong chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra như thế
nào?
Gợi ý: HS cần nêu rõ tính chất gay go ác liệt của trận chiến đấu trên Đồi A1 giữa ta và địch
trong những ngày đầu của đợt tiến công lên Đồi A1 thời gian từ ngày 30/3/1954 đến 4/4/1954
Câu 9: Trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ , bảo vệ khu di tích.
Đáp án: Đây là câu hỏi mở, học sinh có thể tự trả lời theo ý kiến của các em sao cho
đảm bảo với đặc điểm lứa tuổi và trình độ học vấn.
III. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1.1. Chuẩn bị của giáo viên
 Bảng kế hoạch phân công, tổ chức nhiệm vụ cho học sinh.
 Các câu hỏi và bảng đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Các tài liệu, website cần thiết giới thiệu cho học sinh.
 Giấy A0, bút dạ..để học sinh thảo luận nhóm.
1.2 Chuẩn bị của học sinh.
 Sổ tay ghi chép.
 Sưu tầm các tài liệu, tranh ảnh, video học sinh đi thực tế có liên quan tới chủ đề.
1.3 Điều kiện thực hiện dự án
- Thời gian tiến hành: từ tháng 25/2/ 2016 đến hết hết tháng 25/3/2016.
- Cơ sở vật chất, phương tiện đi lại: Xe đạp và xe máy.
- Phương tiện nghiên cứu: Máy ảnh, máy tính, máy in.
2. Hoạt động học tập
Dự án được thực hiện trong 1 tháng
Thời gian
Công việc
Xác định chủ đề, phân công nhóm.

Xây dựng đề cương cho các chủ đề.
Tìm kiếm thu thập tài liệu.

Tuần 1

Tuần 2

Tuần 3

Tuần 4

x

x

Phân tích và xử lí thông tin. Viết báo cáo
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

x
Trang 7


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Trình bày sản phẩm

x

Sau đây là bảng tiến trình tổ chức các hoạt động học tập. Tiến trình cụ thể của các
hoạt động được trình bày như sau:

Thời
gian

Tiến
trình
dạy học

Hoạt động của học
sinh

Tiếp nhận nhiệm vụ của
giáo viên yêu cầu tìm
Tuần
Khởi
1
động và hiểu những vấn đề của
dự án
giao
nhiệm
vụ

Tuần
2

Thực
hiện
chủ đề

Tuần Tiếp tục
3

thực
hiện
chủ đề

Báo cáo
và đánh
Tuần
giá
4
nhiệm
vụ thực
hiện.

- Tham quan thực địa
Đồi A1 và bảo tàng
chiến thắng Điện Biên.
- Qua tham quan tìm
hiểu tiểu chủ đề theo
đề cương đã có.
- Tiếp tục tham quan
Đồi A1 và bảo tàng
chiến thắng Điện Biên.
- Tìm kiếm thông tin
qua thực tế, qua hiểu
biết, trang Web... thực
hiện tiểu chủ đề theo
kế hoạch.
- Phân tích xử lí số
liệu, thông tin và viết
báo cáo.

- Báo cáo kết quả làm
việc của nhóm.
- Lắng nghe và đánh
giá sản phẩm của nhóm
khác.
- Thảo luận, tổng kết vấn
đề nghiên cứu.

Kết quả/sản phẩm
của từng nhóm

Hỗ trợ của giáo viên
GV gợi mở về chủ đề
và chuyển giao nhiệm
vụ cho học sinh.
Cung cấp tư liệu, hình
ảnh mang tính chất
định hướng học tập cho
HS
Chuẩn bị kế hoạch thực
hiện chủ đề, phiếu đánh
giá sản phẩm và những hỗ
trợ khác cho việc thực
hiện chủ đề của học sinh.
Hỗ trợ HS khi cần thiết.
- Theo dõi, động viên,
hướng dẫn quá trình
thực hiện chủ đề trên
thực địa.
- Hướng dẫn các nhóm

nghiên cứu thực địa, xử
lý số liệu, rút ra kết
luận, cách viết báo cáo
và cách trình bày

- Học sinh nêu được
những hiểu biết về
các vấn đề mà giáo
viên đã giao
- Xây dựng đề cương
vấn đề cần tìm hiểu.

- Yêu cầu HS báo cáo
kết quả.
- Lắng nghe các nhóm
trình bày.
- Nêu câu hỏi.
- Tiến hành đánh giá sản
phẩm của các nhóm..

- Bản thuyết trình báo cáo,
kết quả tìm hiểu.
- Bảng đánh giá hoạt động
của cá nhân trong nhóm.

.- Kế hoạch thực hiện
chủ đề của nhóm.
- Phân công nhiệm vụ,
thống nhất địa điểm và
cách thức thực hiện


Hoàn thiện báo cáo.

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 8


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

2.1. Các hoạt động của giáo viên và học sinh
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
TUẦN 1
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG VÀ XÁC ĐỊNH CHỦ ĐỀ.

1. Mục tiêu. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh:
- Xây dựng được các chủ đề cần tìm hiểu.
- Hình thành được các nhóm có cùng sở thích tìm hiểu các chủ đề.
- Phổ biến nhiệm vụ cho các nhóm.
- Rèn kĩ năng làm việc nhóm.
2. Tiến trình hoạt động
Khởi động:
GV nêu câu hỏi mở: Tại sao Đồi A1 Điện Biên Phủ là điểm đến của du khách mỗi
khi tới Điện Biên? Em biết gì về Đồi A1 Điện Biên Phủ?
Giáo viên giới thiệu: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, A1 là cứ điểm quan trọng bậc
nhất trong dãy đồi phòng ngự phía Đông, được xác định là tấm là chắn cuối cùng, chiếc
chìa khóa mở cánh cửa vào Sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Để thấy rõ được vị trí, địa hình chiến lược của Đồi A1 trong chiến tranh chống Pháp.
Thấy được diễn biến chiến sự trên Đồi A1 trong kháng chiến chống Pháp. Tiềm năng, thực
trạng, giải pháp phát triển du lịch của Tỉnh tại cứ điểm A1 Điện Biên Phủ ta tìm hiểu dự án

" Đồi A1 Điện Biên Phủ - Điểm đến du lịch của bạn".
Bước 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận để xây dựng các chủ đề của dự án.
Câu hỏi: Theo em để thực hiện dự án trên ta cần tìm hiểu vấn đề gì?
- HS trả lời, HS khác nhận xét bổ sung
- GV kết luận. Dự án gồm 4 tiểu chủ đề:
Tiểu chủ đề 1: Vị trí di tích lịch sử Đồi A1. Vị trí địa lí, địa hình Đồi A1 trong
kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự.
Tiểu chủ đề 2: Khái quát diễn biến chiến sự tại cứ điểm A1 trong chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ.
Tiểu chủ đề 3: Vai trò, tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di
tích lịch sử Đồi A1 - Điên Biên Phủ.
Tiểu chủ đề 4: Những khó khăn và hạn chế trong việc phát triển du lịch tại địa
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 9


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

điểm di tích trên. Giải pháp và trách nhiệm của người học sinh trong việc phát triển
du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích.
Sau khi xác định các chủ đề, các học sinh cùng sở thích có thể tập trung vào một
chủ đề nếu có sự đồng đều giữa các nhóm.
Bước 2: Thành lập nhóm
 Giáo viên phát phiếu thăm dò sở thích nhóm (Phụ lục I)
 Học sinh điều phiếu số 1
 GV công bố kết quả sắp xếp nhóm theo sở thích.
 Các nhóm bàn bạc bầu nhóm trưởng, thư kí.
 GV điều chỉnh các đối tượng học khác nhau:
• Theo trình độ học sinh

• Theo năng lực sử dụng CNTT của học sinh.
Trên cơ sở phát phiếu thăm dò, giáo viên giao công việc cụ thể cho từng học sinh
trong nhóm.
Bước 3: Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.

Nhóm
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4

Nội dung nhiệm vụ

Điều chỉnh nhiệm
vụ

Tiểu chủ đề 1: Vị trí di tích lịch sử Đồi A1. Vị trí địa lí,
địa hình Đồi A1 trong kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa
của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự.
Tiểu chủ đề 2: Khái quát diễn biến chiến sự tại cứ điểm
A1 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Tiểu chủ đề 3: Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại
địa điểm di tích lịch sử dồi A1 - Điên Biên Phủ.
Tiểu chủ đề 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại di
tích Đồi A1 nói riêng và du lịch di tích lịch sử của Tỉnh
Điện Biên nói chung. Trách nhiệm của người học sinh
trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích.

Bước 4:
- Phát phiếu học tập định hướng, gợi ý cho học sinh một số nguồn tài liệu tham khảo

giúp hoàn thành nhiệm vụ. (Phiếu học tập phần phụ lục)
- Học sinh nghiên cứu phiếu học tập.
- Lắng nghe, ghi chép hỏi giáo viên những nội dung chưa hiểu.
Bước 5: Kí hợp đồng học tập (Có hợp đồng kèm theo)

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 10


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

HOẠT ĐỘNG 2: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LÀM VIỆC

1. Mục tiêu: Các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên thảo luận về chủ đề được giao,
xây dựng đề cương nghiên cứu cũng như kế hoạch cho việc thực hiện dự án.
- Các nhóm xác định những việc cần làm thời gian vật liệu phương pháp tiến hành.
- Các nhóm tự phân công tìm hiểu nghiên cứu, sưu tầm tranh ảnh, tư liệu video về
các nội dung được phân công.
- Rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm.
- Góp phần hình thành kỹ năng thu thập thông tin phỏng vấn, điều tra, thực tế...
- Kỹ năng trình bày vấn đề và viết báo cáo.
2. Thời gian: Tuần 1 (25/2/2016 ->05/03/2016)
3. Cách thức tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV định hướng cho học sinh và các nhóm trong quá trình xây dựng kế hoạch làm việc.
Bước 2: Giải đáp thắc mắc cho học sinh. Giúp đỡ HS khi HS yêu cầu.
Bước 3: Các nhóm phác thảo đề cương dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên thảo
luận về các vấn đề cần giải quyết của chủ đề, từ đó phác thảo đề cương nghiên cứu.
Tiểu chủ đề 1: "Vị trí di tích lịch sử Đồi A1. Vị trí, địa hình Đồi A1 trong kháng
chiến chống Pháp. Ý nghĩa của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự" cần giải

quyết các vấn đề:
 Vị trí di tích lich sử Đồi A1.
 Vị trí, địa hình Đồi A1 trong kháng chiến chống Pháp.
 Ý nghĩa của vị trí và địa hình Đồi A1 đối với quân sự.
Tiểu chủ đề 2: "Khái quát diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong chiến dịch
lịch sử Điện Biên Phủ" cần giải quyết các vấn đề:
 Bố trí phòng ngự của Pháp
 Kế hoạch tiến công của Quân đội ta
 Diễn biến
 Kết quả, ý nghĩa
Tiểu chủ đề 3: "Vai trò, tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di
tích lịch sử Đồi A1 - Điên Biên Phủ" cần giải quyết các vấn đề:
 Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di tích lịch sử Đồi A1 Điên Biên Phủ
 Thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di tích lịch sử Đồi A1 - Điên Biên Phủ
Tiểu chủ đề 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại di tích Đồi A1 nói
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 11


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

riêng và du lịch di tích lịch sử của Tỉnh Điện Biên nói chung. Trách nhiệm của người
học sinh trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích. Cần giải quyết các
vấn đề:
 Giải pháp trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích Đồi A1
 Liên hệ trách nhiệm của người học sinh trong việc phát triển du lịch và bảo
vệ, giữ gìn khu di tích Đồi A1.
TUẦN 2, 3
HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HIỆN DỰ ÁN

1.Mục tiêu: Học sinh làm việc cá nhân và nhóm theo kế hoạch đề ra :
 Thu thập thông tin : Học sinh có thể kiếm thông tin từ: bản đồ, tranh ảnh, Internet....
 Học sinh tham quan thực tế tại Đồi A1 và Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ, dưới
sự hướng dẫn của giáo viên.
 Xử lí thông tin, tổng hợp kết quả nghiên cứu của các thành viên trong nhóm. Trong
quá trình xử lí thông tin, các nhóm phải hướng tới việc làm rõ các vấn đề đặt ra
trong đề cương nghiên cứu.
 Hoàn thành báo cáo tổng kết, kết quả nghiên cứu của từng chủ đề để chuẩn bị trình
bày trước lớp.
2. Thời gian: HS tự sắp xếp thời gian và thực hiện nhiệm vụ.
GV tổ chức học sinh tham quan thực địa tại di tích Đồi A1 Điện Biên Phủ
và Bảo tàng chiến thắng Điện Biên (từ 14h đến 16h30' ngày thứ 2 tuần 2 (07/3) và thứ
2 tuần 3 (14/3/2016))
3.Tiến trình hoạt động
 Giáo viên yêu cầu các nhóm trưởng báo cáo về tiến trình hoạt động công việc của
nhóm mình, đồng thời nêu các thuận lợi khó khăn của nhóm trong quá trình tìm hiểu
các chủ đề.
 Giáo viên giúp đỡ các nhóm thông qua việc đưa ra các câu hỏi gợi ý và tổ chức cho
học sinh tham quan thực tế tại điểm di tích để học sinh có thể giải quyết tốt các
vướng mắc của mình.
 Các thành viên thông qua báo cáo của nhóm mình, góp ý, chỉnh sửa bài báo cáo của
nhóm một cách hoàn thiện nhất.
 Nhóm trưởng tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các thành viên, hoàn thiện báo cáo
của nhóm để chuẩn bị trình bày trước lớp.

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 12



Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

4. Sản phẩm: Hoàn thành bài thuyết trình về từng tiểu chủ đề của các nhóm.
5. Các lần gặp mặt trong quá trình làm viêc:
1. Từ ngày 25/2 -> 27/2/2016
2. Từ ngày 07/3 -> 10/3/2016
3. Từ ngày 14/3 -> 20/03/2016
6. Đánh giá mức độ hoàn thành hoạt động của các nhóm sau 3 tuần (từ 25/2/2016 ->
20/3/2016:
- Nhóm I: Thực hiện tương đối tốt
- Nhóm II: Phần nội dung diễn biến chiến sự trên Đồi A1 thực hiện tốt, có lược đồ trận
đánh kèm theo. Tuy nhiên cần sử dụng công nghệ thông tin đưa được vidio diễn biến trận
chiến trên Đồi A1 giữa Quân đội ta với thực dân Pháp thì nội dung hấp dẫn hơn.
- Nhóm III: Thực hiện tốt phần điều tra thực trạng phát triển du lịch qua thực địa. Phần
hợp tác giữa các thành viên tốt.
- Nhóm IV: Thực hiện tương đối tốt
TUẦN 4
HOẠT ĐỘNG 4: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM TRƯỚC LỚP
1.Mục tiêu.
 Học sinh báo cáo được kết quả làm việc của nhóm: trình bày bản báo cáo thông qua
thuyết trình, thảo luận.
 Biết tự đánh giá sản phẩm của nhóm và đánh giá sản phẩm của các nhóm khác.
 Hình thành được kỹ năng lắng nghe, thảo luận, nêu vấn đề và thương thuyết.
 Có ý thức học tập, tình yêu với quê hương đất nước.
2. Thời gian: Tuần 4 (Thực hiện từ 14h - >16h30' ngày 25 tháng 3 năm 2016)
3.Tiến trình hoạt động
Bước 1: Sau 3 tuần thực hiện và tham quan và học tập tại địa điểm thực tế đồi A1. GV yêu
cầu các nhóm học sinh tiến hành báo cáo và thảo luận.
Bước 2 : Các nhóm cử đại diện báo cáo các nội dung theo chủ đề đã được phân công
* Nhóm 1 - Tiểu chủ đề 1: Vị trí di tích lịch sử Đồi A1 Điện Biên Phủ. Vị trí địa

lí, địa hình Đồi A1trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa quân sự của vị trí
và địa hình Đồi A1.
(Hình thức: Thuyết trình, sản phẩm gồm có : Báo cáo bằng văn bản, hình ảnh và bài thuyết trình của nhóm)
 Đại diệm nhóm HS lên trình bày bài thuyết trình.
 HS lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 13


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

 Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các HS ở các nhóm khác nhận xét
 GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 1:
• Nội dung
• Hình thức
 GV khắc sâu, chuẩn kiến thức cho học sinh.
Câu hỏi cho nhóm 1: Tại sao Đồi A1 có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trong chiến dịch Điện
Biên Phủ?
- HS: trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức:
+ Về phía Pháp: Với vị trí và địa hình điểm cao A1 là một trong các điểm cao có tác dụng
quan trọng nhất của dãy đồi phía đông khu trung tâm của Pháp. Nó có tác dụng che sườn cho
phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình phong bảo vệ khu
trung tâm Mường Thanh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi A1 được xác định là "cái
cuống họng" đối với sở chỉ huy trung tâm, A1 có ý nghĩa quyết định đến sự tồn vong
của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
- Về phía quân đội ta: Đồi A1 là vị trí có tầm quan trọng bậc nhất, là điểm cao then
chốt trong dãy điểm cao phòng ngự phía Đông tập đoàn cứ điểm. Nếu chiếm được A1, ta có

thể uy hiếp trực tiếp và khống chế khu trung tâm, thắt chặt vòng vây, khống chế vùng trời,
thu hẹp phạm vi thả dù tiến tới triệt hẳn việc tiếp tế đường không của địch. A1 còn là bàn
đạp rất tốt để đánh vào khu trung tâm Mường Thanh.
(Hỏi đáp về chiến dịch Điện biên Phủ - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân)
*Nhóm 2 - Tiểu chủ đề 2: Khái quát diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong
chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
(Hình thức: Thuyết trình, sản phẩm gồm có: Báo cáo bằng văn bản, poster và bài thuyết trình của nhóm)
 Đại diệm nhóm HS lên trình bày bài thuyết trình.
 HS lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
 Sau khi nhóm thuyết trình xong, GV yêu cầu các HS ở các nhóm khác đưa ra các
câu hỏi liên quan tới Chiến dịch Điện Biên Phủdiễn ra trên Đồi A1.
CH: Trận chiến đấu trên đồi A1 giữa ta và địch diễn ra trong thời gian nào và nằm
trong đợt tấn công thứ mấy của chiến dịch Điện Biên Phủ? Mục tiêu của quân đội ta trong
trận này?
- HS nhóm 2 trả lời
- HS khác nhận xét, bổ sung
- GV: Nhận xét và chuẩn kiến thức: Trận chiến đấu trên đồi A1: là trận đánh mở màn
ngày 30 tháng 3 năm 1954 và kết thúc ngày 7/5/1954. Là một trong những trận đánh quan
trọng trong giai đoạn 2 và 3 của chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu của Quân đội ta trong
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 14


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

trận này là xóa sổ trung tâm đề kháng Eliane 2 trong dãy cứ điểm phía đông Điện Biên Phủ,
mà phía Việt Nam gọi là đồi A1.
 GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 2:
• Nội dung

• Hình thức
 GV chuẩn kiến thức, khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh.
*Nhóm 3 - Tiểu chủ đề 3: "Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di
tích lịch sử Đồi A1 - Điên Biên Phủ".
(Hình thức: Thuyết trình, sản phẩm gồm có : Báo cáo bằng văn bản, poster và bài thuyết trình của nhóm)
 Đại diệm nhóm HS lên trình bày bài thuyết trình. (Link Một trích đoạn trong báo cáo)
 HS lắng nghe bài thuyết trình nhận xét, đánh giá.
 GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 3:
• Nội dung
• Hình thức
GV chuẩn và mở rộng kiến thức cho học sinh.
CH cho nhóm 3: Trong quá trình trùng tu tôn tạo di tích Đồi A1 năm 2004, một chứng
tích lịch sử thể hiện tinh thần đấu tranh anh dũng của Quân đội ta. Đó là chứng tích gì:
- HS nhóm 3 trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức: Vào năm 2004, trong khi tu bổ di tích, 33 hài cốt của các chiến sĩ
mới được tìm thấy. Một chiến sĩ hi sinh đang còn nguyên trong tư thế chiến đấu, tay ôm
súng, xung quanh còn hàng chục quả lựu đạn. Ngoài ra còn có những kỉ vật còn lại cùng các
chiến sĩ.
HS nêu được chứng tích lịch sử khác vẫn được đánh giá cao.
Câu hỏi: Em biết gì về nguồn gốc tên gọi Đồi A1?
- HS nhóm 3 trả lời, HS nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chuẩn kiến thức: Trải qua nhiều thời kì lịch sử khác nhau, đồi A1 đã mang rất
nhiều tên gọi, mỗi tên gọi đều ít nhiều gắn với những câu chuyện hay những sự kiện lịch
sử.
A1 kí hiệu bộ đội ta đặt cho quả đồi, kí hiệu này được dùng phổ biến cho đến ngày nay
và đã trở thành một địa danh nổi tiếng. Còn từ thưở xa xưa đồng bào địa phương vẫn gọi đồi
“Lạng Chượng” để nhớ về một tấn bi kịch Hiếu – Tình trong thời kì xung đột giữa các chúa
đất và các sứ quân. Đến thời Pháp chiếm đóng dân địa phương gọi là “Đồn Tây”. Đây là tòa
sở của viên đại lý người Pháp, một quan binh kiêm cai trị. Dinh cơ này được xây dựng, bố
trí theo kiểu đồn trại, thành lũy rất kiên cố, vững chắc. Đến cuối năm 1953, thực hiện kế

hoạch Nava, Pháp quay trở lại chiếm đóng Điện Biên Phủ. Khi đó đồi Đồn Tây được quân
Pháp gọi bằng cái tên mĩ miều Êlian 2 (tên của một cô gái đẹp người Pháp).
*Nhóm 4 - Tiểu chủ đề 4: Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch tại di tích Đồi A1
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 15


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

nói riêng và quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung. Trách nhiệm của
người học sinh trong việc phát triển du lịch và bảo vệ, giữ gìn khu di tích.
(Hình thức: Thuyết trình, sản phẩm gồm có : Báo cáo bằng văn bản, poster và bài thuyết trình của nhóm)
 Đại diệm nhóm HS lên trình bày bài thuyết trình.
 HS lắng nghe bài thuyết trình và hoàn thành phiếu ghi nhận thông tin.
 HS ở các nhóm khác nhận xét, đánh giá.
 GV nhận xét về bài thuyết trình của nhóm 4:
• Nội dung
• Hình thức.
 GV chuẩn kiến thức, khắc sâu cho học sinh.
CH cho nhóm 4: Em hãy kể tên một số di tích lịch sử trong quần thể di tích chiến thắng
Điện Biên Phủ?
- HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:
Một số di tích lịch sử trong quần thể di tích chiến thắng Điện Biên Phủ:
+ Đồi Him Lam, nơi xảy ra trận đánh mở màn chiến dịch.
+ Đồi A1, nơi xảy ra trận đánh hết sức ác liệt, ta và địch giành nhau từng tấc đất.
+ Cầu Mường Thanh, nơi quân ta vượt qua để tiến công vào sào huyệt cuối cùng của
giặc Pháp.
+ Nghĩa trang Liệt sỹ A1, nơi yên nghỉ của những người con đã làm nên bản anh

hùng ca lịch sử.
+ Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ với những hình ảnh sinh động chiến
trường xưa.
+ Các đồi D1, C1, đường kéo pháo, trận địa bao vây, hầm chỉ huy của viên tướng bại
trận Đờ-cát......
4. Sản phẩm gồm có :
o Báo cáo bằng văn bản, poste và bài thuyết trình của nhóm.
o Các nhóm cùng thảo luận để xây dựng thành một chủ đề: Đồi A1- điểm đến du lịch của bạn.
Sản phẩm sẽ được treo lên thư viện nhà trường, xin Ban giám hiệu giới thiệu chủ
đề: Đồi A1- điểm đến du lịch của bạn. trước học sinh toàn trường trong giờ chào cờ, hoặc
hoạt động ngoài giờ lên lớp.

HOẠT ĐỘNG 5: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- Kiểm tra trong quá trình học của học sinh.
- Học sinh làm bài thu hoạch sau khi dự án kết thúc

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 16


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

1. Kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập
 Giáo viên tổ chức cho học sinh các nhóm tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về quá
trình, kết quả làm việc của các thành viên trong nhóm ( Phụ lục - Phiếu 2)
 Giáo viên tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành, thái độ làm việc, nội dung
và kết quả của các nhóm và trình bày của từng nhóm. (Phụ lục - Phiếu 3)
 Giáo viên thu các phiếu đánh giá của các nhóm học sinh và học sinh. Thống kê, xử
lý các phiếu đánh giá, kết hợp với đánh giá của giáo viên và công bố kết quả đánh

giá ở tiết học sau.
2. Kiểm tra đánh giá sau khi học xong dự án
GV yêu cầu học sinh viết bài thu hoạch (có sản phẩm của học sinh kèm theo)
IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tiểu chủ đề 1: Vị trí di tích lịch sử Đồi A1. Vị trí địa lí, địa hình Đồi A1 Điên Biên
Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ý nghĩa quân sự của vị trí và địa hình Đồi
A1.
a. Vị trí di tích lịch sử Đồi A1: (lược đồ vị trí đồi A1 -slide2)
Đồi A1 nằm trên đường Võ Nguyên Giáp thuộc phường Mường Thanh, thành
phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
b . Vị trí địa lí, địa hình Đồi A1 Điên Biên Phủ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
- Đồi A1 (Pháp gọi là Eliane 2) nằm trong hệ thống cứ điểm trên dãy đồi phía
đông Mường Thanh nằm dài theo hướng Tây Bắc – Đông Nam (Hình ảnh đồi A1 nhìn từ trên cao slide 3), bao gồm 2 đỉnh: Tây Bắc cao hơn 490m, Đông Nam cao hơn 493m. Nếu so với đường
Võ Nguyên Giáp độ cao trung bình của Đồi A1 cao hơn mặt đường 32m, dài 200m, rộng 80m
hình bầu dục, đồi cao nên rất tiện cho việc tổ chức các tuyến phòng ngự. Đồi có diện tích gần
100.000 m2, cách Sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp khoảng 500 m về
phía Tây theo đường chim bay.
(Sử dụng sơ đồ địa hình A1 để xác định vị trí, địa hình Đồi A1 - slide 4 -GV chỉ sơ đồ)

+ Phía Bắc Đồi A1 giáp đồi C2 và cách đồi C1 200m. Đồi C2 thấp hơn C1 lại ở thụt vào bên
trong. Đồi C1 cao hơn Al khoảng 2m, nhô ra ngoài nên hoả lực Pháp bố trí trên 3 điểm cao này sẽ tạo
thành một lưới lửa dày đặc về phía bắc A1 và có thể chi viện cho nhau đắc lực khi bị tiến công.
+ Phía Tây giáp đồi A2, A3 (2 cứ điểm này tuy đóng trên đất bằng nên thấp hơn Al
nhiều nhưng lại nhô ra phía nam A1 nên rất tiện cho Pháp dùng làm bàn đạp tăng viện cho
Al, thực hành phản xung phong và bảo vệ bên sườn phía tây và nam A1).
+ A1 lại là điểm cao cuối cùng về phía nam khu đông gần đường sang trung tâm. Nếu
chiếm được A1 thì các cứ điểm C1, C2 bị uy hiếp mạnh, đồng thời ngăn chặn được quân

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên


Trang 17


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Pháp cơ động từ trung tâm ra phản kích, tạo điều kiện triển khai tiếp cận làm bàn đạp phát
triển vào trung tâm.
+ Phía Đông A1 có 2 điểm cao (đồi F và đồi Cháy). Hai điểm cao này rất quan trọng,
nếu chiếm được có thể dùng làm trận địa hoả lực trực tiếp uy hiếp Al và C2.
+ Phía nam là cánh đồng Điện Biên trống trải, hoả lực ở A1, A3 có thể kiểm soát
được chặt chẽ.
d. Ý nghĩa quân sự của vị trí và địa hình Đồi A1 (tích hợp với Lịch sử)
- Về phía Pháp: Với vị trí và địa hình như trên điểm cao A1 là một trong các điểm
cao có tác dụng quan trọng nhất của dãy đồi phía đông khu trung tâm của Pháp. Nó có tác
dụng che sườn cho phân khu đông, đồng thời cùng các điểm cao khác tạo thành một bức bình
phong bảo vệ khu trung tâm Mường Thanh. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đồi A1
được xác định là "cái cuống họng" đối với sở chỉ huy trung tâm, A1 có ý nghĩa quyết
định đến sự tồn vong của cả tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
GV mở rộng: Bởi vậy cứ điểm A1 được tướng Đờ Cát (tướng chỉ huy tập đoàn
cứ điểm Điện Biên Phủ) biến thành một cứ điểm mạnh nhất trong tất cả các cứ điểm ở
Điện Biên Phủ.
- Về phía quân đội ta: Chiếm được A1, ta có thể uy hiếp mạnh mẽ khu trung tâm,
thắt chặt vòng vây khống chế vùng trời, thu hẹp phạm vi thả dù tiếp tế của địch, tiến
tới triệt hẳn đường tiếp tế hàng không của chúng. A1 còn là bàn đạp rất tốt để cho quân
ta dùng pháo bắn thẳng, ĐKZ, đại liên yểm hộ cho bộ binh vượt cầu Mường Thanh tiến
vào khu trung tâm tiêu diệt sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
2. Tiểu chủ đề 2: Khái quát diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ (tích hợp với Lịch sử)
2.1.Bố trí phòng ngự của Pháp
Đồi A1 là cứ điểm quan trọng bậc nhất trong phòng tuyến năm quả đồi phía đông bảo

vệ khu trung tâm Mường Thanh. Tại đây địch bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh có công sự
kiên cố vững chắc. Lực lượng trấn giữ cứ điểm A1 được phân thành ba tuyến: tuyến một –
tuyến phòng ngự chủ yếu; tuyến hai – tuyến ngăn chặn; tuyến ba – tuyến cố thủ .Tất cả các
tuyến đều có giao thông hào, lô cốt, ụ súng kiên cố và đặc biệt thuận tiện trong việc hỗ trợ chi
viện cho nhau giữa các tuyến. Ngoài cùng địch bố trí năm lớp rào dây thép gai dày hơn 100
mét với nhiều loại bom mìn dày đặc.
A1 còn nhận được sự chi viện rất lớn của tập đoàn cứ điểm. Đó là lực lượng cơ động
phản kích từ ngoài vào, có yểm hộ đắc lực của xe tăng và pháo binh.

Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 18


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Hiện nay nếu các em đi thăm quan dọc theo con đường lát bê tông lên đồi, ta mới
thấy hết trận địa công sự kiên cố, hệ thống hỏa lực dày đặc của địch được bố trí tại Đồi A1.
Những hàng rào dây thép gai bao quanh chân đồi mô phỏng cho hệ thống 7155 mét vuông
hàng rào bảo vệ toàn bộ cứ điểm ngăn cản sự tấn công từ bên ngoài.
Tiếp theo là hệ thống đường hào tiếp viện của địch chạy từ chân đồi lên đến đỉnh đồi. Hào
được đào lộ thiên, gần đến hầm cố thủ là đường hào có nắp dài 92 mét có nhiều cửa: một cửa nối
với đường hào tiếp viện lên đồi, một cửa thông ra hầm đại liên, một cửa thông ra hầm cố thủ.
Hầm cố thủ nằm giữa đỉnh đồi. Căn hầm này vốn là hầm rượu vang của tòa khâm sứ
Pháp trước năm 1945. Có tài liệu viết: căn hầm này là căn hầm bưu điện của thực dân Pháp
thời châu Điện Biên. Khi Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ thì Đồi A1, hầm cố thủ trở
thành vị trí quan trọng trong tập đoàn cứ điểm. Tất cả đều là hệ thống ngầm trong lòng đất,
nắp hầm được làm bằng những phiến gỗ đường kính rộng 20 cm, trên đắp những bao cát, bao
đất có thể tránh cối 20 ly.
2.2. Kế hoạch tiến công của ta.

Mở đầu đợt tiến công thứ 2 của chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ chỉ huy chiến dịch chủ
trương tập trung tuyệt đối ưu thế binh hoả lực tiêu diệt toàn bộ khu đông Mường
Thanh. Trung đoàn 174 thuộc Đại đoàn 316 nhận nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm A1.
Từ ngầy 17-3, trung đoàn dồn sức xây dựng một hệ thống trận địa tiến công và bao
vây quanh tập đoàn cứ điểm. Hệ thống này gồm các đường hào trục, đường hào nhánh để vận
chuyển và cơ động lực lượng.
2.3. Diễn biến cuộc chiến trên Đồi A1 trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ
Nhiệm vụ tiêu diệt cứ điểm A1 được giao cho trung đoàn 174 - Đại đoàn 316 và trung đoàn
102 đại đoàn 308. Hai trung đoàn này đã thay thế, phối hợp chặt chẽ và đã anh dũng chiến đấu liên
tục trong suốt 39 ngày đêm với 4 đợt tấn công và một đợt chủ động đánh phòng ngự.
(GV sử dụng tư liệu cho HS quan sát lược đồ diễn biến cuộc chiến trên Đồi 1 trong chiến
dịch Điện Biên Phủ - Slide 6) - Video (link tư liệu)
Cuộc tiến công thứ nhất: (GV chỉ trên lược đồ: Diễn biến chiến sự tại cứ điểm A1Slide 6)
Bắt đầu lúc 17 giờ 30 phút ngày 30/3/1954. Pháo binh ta dồn dập nã đạn vào các mục
tiêu của phân khu trung tâm và các cứ điểm thuộc dãy đồi phía Đông, 2 Tiểu đoàn 249 và
251 của Trung đoàn 174 chia làm 2 mũi tiến công.
Sau khi dùng bộc phá mở “đột phá khẩu” xuyên qua hàng rào dây thép gai, Tiểu đoàn 249
nhanh chóng tấn công khu A, tuyến 1 ở hướng Đông. Tiểu đoàn 251 từ hướng Đông - Nam xung
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 19


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

phong đánh chiếm khu B, tuyến 2. Gần nửa đêm quân ta đã chiếm 2/3 cứ điểm. Địch phản ứng
quyết liệt, pháo binh địch tập trung nã đạn vào cứ điểm khiến lực lượng quân ta bị thương vong
nghiêm trọng. Đến 24 giờ ngày 30/3 tiểu đoàn 255 (đơn vị dự bị của Trung đoàn 174) được lệnh
vào chiến đấu.
Tiểu đoàn đã tổ chức 2 đợt xung phong đánh vào cứ điểm từ hướng Đông nhưng đều

bị pháo binh và bộ binh địch ngăn chặn ác liệt. 4 giờ ngày 31/3, địch tăng cường xe tăng và
bộ binh phản kích. Trung đoàn 174 phải lui về phía trên đột phá khẩu, tổ chức trận địa phòng
ngự giữ 1/3 cứ điểm.
Cuộc tiến công thứ 2: Bắt đầu ngày 31/3/1954 do Trung đoàn 102 - Đại đoàn 308 là lực
lượng chính (Các phân đội còn lại của Trung đoàn 174 nằm trong đội hình của Trung đoàn 102).
Đúng 18 giờ 15 phút, được pháo binh chi viện, Trung đoàn 102 xuất phát từ 2 hướng Đông và
Đông Nam ào ạt tấn công cứ điểm. Sau khi tiêu diệt nhiều ổ đề kháng của địch, hồi 24 giờ mũi
xung kích của Trung đoàn đã đánh tới hầm cố thủ của địch ở đỉnh đồi. Các chiến sỹ xung kích
của ta đã dùng bộc phá đánh vào hầm diệt 20 tên, thu một số vũ khí và 1 máy vô tuyến điện.
2 giờ ngày 1/4, pháo địch bất ngờ bắn cấp tập vào đỉnh đồi, cùng lúc chúng huy động hơn
100 quân lính từ phân khu trung tâm tới tăng viện điên cuồng phản kích đẩy quân ta về phía cửa
mở. 5 giờ sáng, địch dùng xe tăng và bộ binh tiếp tục phản kích hòng đánh bật quân ta ra khỏi cứ
điểm. Bộ đội ta đã chiến đấu dũng cảm, tiêu hao nhiều sinh lực của địch và bắn cháy tại chỗ
chiếc xe tăng Bazeille. Trung đoàn 102 - Đại đoàn 308 đã chiến đấu dũng cảm giữ vững từng
đoạn chiến hào, từng ụ súng. Chiến sỹ thông tin liên lạc Chu Văn Mùi đã dùng điện đàm chỉ toạ
độ để pháo binh ta bắn thẳng vào đội hình địch, phá tan đợt phản kích, giữ vững trận địa phòng
ngự của quân ta.
Cuộc tiến công thứ 3: Đêm 1 tháng 4, Trung đoàn 102 (Đại đoàn 308) và các phân
đội của Trung đoàn 174 (Đại đoàn 316) tiếp tục mở cuộc tiến công lần thứ 3. Cuộc chiến đấu
giằng co quyết liệt cho tới ngày 4 tháng 4, ta và địch giành nhau từng tấc đất một. Địch đã
lợi dụng những hầm ngầm và trận địa kiên cố để chống lại quân ta, cuối cùng mỗi bên giữ
một nửa điểm cao.
Sau 3 đợt tấn công liên tiếp, quân ta chủ động bước vào đợt đánh phòng ngự từ
ngày 4/4/1954 đến ngày 6/5/1954 với nhiệm vụ đánh địch phản kích giữ vững phần cứ điểm
đã chiếm được, đồng thời đẩy mạnh việc tiêu hao sinh lực địch bằng cách bắn tỉa, tập kích,
đoạt dù hàng của địch v.v... trong thời gian này đội công binh 83 được sự bảo vệ và hỗ trợ
của Trung đoàn 174, đã bí mật đào một đường ngầm từ phía trận địa của ta tới hầm ngầm cố
thủ của địch ở đỉnh đồi. Đường hầm ngầm dưới đất có chiều dài 33m và một ngách hầm mỗi
chiều 1,5m để chứa thuốc nổ. Phần lớn lòng đường hầm rất nhỏ hẹp chỉ đủ cho một người
lách trườn lên. Trong hai đêm 4 và 5 tháng 5, đội công binh đã vận chuyển và hoàn tất việc

lắp đặt khối bộc phá gần một ngàn cân trong lòng đất để sẵn sàng bước vào đợt tấn công mới.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 20


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Cuộc tiến công thứ 4: Bắt đầu từ 20 giờ 30 phút ngày 6/5/1954. Khi lệnh tổng công
kích của Bộ Tư lệnh mặt trận được phát ra, Đại Đội trưởng Nguyễn Phú Xuyên Khung và hai
đồng chí Nguyễn Văn Bạch và Nguyễn Điệt lập tức điểm hoả khối bộc phá ngàn cân. Một
ánh chớp loé sáng và một tiếng nổ trầm đục rung chuyển ngọn đồi, một cột khói bốc cao, sức
ép của khối bộc phá đã huỷ diệt một số lô cốt, nhiều đoạn hào, ụ súng và một phần Đại đội dù
số 2 của địch. (Hình ảnh hố bộc phá - Slide 7)
Chớp thời cơ quân ta lập tức xung phong bỏ qua nhiều ổ đề kháng, đánh thẳng vào sở chỉ
huy của địch ở đỉnh đồi. Quân địch sau hoảng loạn do bộc phá nổ đã kịp hoàn hồn, chúng điên
cuồng chống trả. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch diễn ra vô cùng ác liệt bằng cả súng và lựu đạn,
lưỡi lê và cả tay không. Nhiều cán bộ chiến sỹ đã anh dũng hy sinh. Đến 22 giờ đêm ngày
6/5/1954, Sở chỉ huy Đồi A1 của địch bị tiêu diệt.
Ở phía Tây Nam, quân ta tiến lên tiếp cận A1. Đúng 20 giờ 30 phút, sau loạt nổ của
bộc phá mở hàng rào, quân ta nổ súng tấn công tiêu diệt các hoả điểm, ụ súng máy và tiến
đánh lô cốt cây đa cụt của địch. Đại đội 673 đánh chiếm đường hào bí mật, anh dũng đẩy lùi
gần 100 tên lính dù từ Mường Thanh lên, cắt đứt đường tiếp viện của địch cho A1. Đại đội
674 nhanh chóng tiêu diệt các lô cốt, ụ súng khác của địch còn lại ở phía Tây cứ điểm rồi hợp
nhất lực lượng thành hai mũi tiến công đánh lên đỉnh đồi.
Trên đỉnh đồi khi hầm chỉ huy thất thủ, địch co cụm về hầm của trận địa súng cối cách
hầm chỉ huy 20 mét về phía Tây kháng cự quyết liệt. Không chậm trễ, quân ta phát triển tiến
công theo hai hướng:
+ Hướng Đông Nam, quân ta tiến đánh trận địa của Đại đội dù số 2 và bắt sống viên chỉ
huy: Đại uý Ét mơ.

+ Ở hướng Tây Bắc, quân ta đã phối hợp tiến công với lực lượng từ phía Tây Nam cùng
đánh vào trận địa súng cối - nơi co cụm cuối cùng của chỉ huy địch ở cứ điểm. Đến 3 giờ ngày
07/05/1954: toàn bộ lực lượng của địch tại đây đã bị tiêu diệt, tên Đại uý Pu - Giê chỉ huy cứ
điểm và 34 lính dù đã bị bắt sống.
Trận chiến đấu tiêu diệt cứ điểm Đồi A1 kết thúc lúc 4 giờ 30 phút sáng ngày
7/5/1954.
d. Kết quả: Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 4 tiểu đoàn quân tinh nhuệ, đánh
thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn quân cơ động, diệt và bắn bị thương nhiều xe tăng, xe cơ giới của
địch. Tiêu diệt và bắt sống hơn tám trăm tên địch, đánh dấu ngày tận số của quân viễn chinh
Pháp tại chiến trường Điện Biên Phủ.
e. Ý nghĩa: Với việc chiếm được A1, trung tâm đề kháng Eliane phía đông tập đoàn
cứ điểm đã hoàn toàn sụp đổ, ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 mở đường cho đợt tổng
công kích cuối cùng vào sở chỉ tập đoàn cứ điểm giành thắng lợi hoàn toàn.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 21


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự đầu hàng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ.
3. Tiểu chủ đề 3: " Tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tại địa điểm di tích lịch sử
Đồi A1 - Điên Biên Phủ"
3.1. Tiềm năng phát triển du lịch tại Đồi A1
3.1.1 Thuận lợi
- Vị trí: Nằm trong quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Là một địa danh nổi tiếng, địa
điểm A1 Điện Biên Phủ là nơi có khả năng thu hút lượng khách lớn:

Đây là cứ điểm quan trọng nhất của Pháp tại Điện Biên Phủ,
nơi diễn ra những trận đánh ác liệt của quân đội ta.

+ Về khách quốc tế:
• Những người đã từng liên quan hoặc là người thân của những người có liên quan
đến cuộc chiến tranh chống Pháp.
• Những người ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Về khách du lịch trong nước: Với chiến thắng trên Đồi A1 Điện Biên Phủ là niềm tự hào
dân tộc, có thể thu hút được lượng lớn và lâu dài khách trong nước. Đó là:
• Những cựu chiến binh đã tham gia vào cuộc kháng chiến, đến với Điện Biên để
thăm lại chiến trường xưa, ôn lại những kỉ niệm hào hùng của tuổi trẻ.
• Đối với các tầng lớp nhân dân khác, đặc biệt là tầng lớp trẻ, đi du lịch đến Điện Biên
góp phần hiểu biết thêm về lịch sử dân tộc về sức mạnh đoàn kết và khơi dậy niềm tự hào
dân tộc.
- Về tài nguyên du lịch: Đồi A1, điểm quyết chiến chiến luợc giữa ta và địch từ sau
ngày giải phóng đã trở thành một trong những di tích của quần thể di tích lịch sử Điện Biên
Phủ. Tại đây có nhiều chứng cứ lịch sử còn để lại đó chính là nguồn tài nguyên du lịch di tích đa
dạng thu hút du khách. (hình ảnh minh họa - Slide7) (Link tới xem Video)
- Đường lối chính sách, : Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt dự án tổng thể để bảo tồn tôn tạo và phục dựng lại các tuyến tham quan, xây dựng hệ
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 22


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

thống điện chiếu sáng, kè và hàng rào bảo vệ để phát huy giá trị khu di tích lịch sử Điện Biên
Phủ trong đó có di tích đồi A1
- Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng: đã và đang được đầu tư. Cụ thể:
+ Ở giai đoạn 1 phục vụ cho kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (năm
2004), đã tu bổ phục hồi được 1 số hạng mục di tích.
+ Năm 2009, khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ là một trong 10 di tích được

công nhận là di tích quốc gia đặc biệt đợt 1 theo Quyết định số 1272/QĐ-TTg ngày
12/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Từ đây việc trùng tu tôn tạo được quan tâm hơn trong
đó có di tích Đồi A1. Đến nay để phục vụ cho kỉ niệm 60 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên
Phủ (năm 2014) một số hạng mục tiêu biểu trên Đồi A1 đã được khôi phục nhằm tái hiện một
phần cục diện cuộc chiến năm 1954 giữa một bên là quân và dân Việt Nam anh hùng với một
bên là đội quân xâm lược nhà nghề của thực dân Pháp như:
• Hầm chỉ huy cứ điểm và hầm đại liên trên đỉnh đồi.
• Lô cốt cây đa cụt ụ thằng người và 10 lô cốt khác trong tổng số 37 lô cốt của địch.
• Hai hầm chỉ huy của bộ đội ta
• Hố bộc phá và đường hầm đặt bộc phá.
• 1030 mét hào lộ thiên và 92 mét đường hào có nắp trong tổng số gần 4.000 mét
đường hào của địch; 52 mét đường hào tiến công chiến đấu của quân ta; 7.155 mét vuông
hàng rào và 400 mét đường phản kích của địch.
• Tại một số hầm của ta và địch có trưng bày một số hiện vật, ma nơ canh để tái hiện
một cách sinh động nhất trận chiến lịch sử tại cứ điểm này.
(Nguồn: Bảo tàng chiến thắng Điện Biên Phủ)
- Nằm cạnh quốc lộ 279 (nay là đường Võ Nguyên Giáp) quốc lộ đã được tu sửa mở
rộng và nâng cấp hiện đại, nằm cách sân bay Điên Biên khoảng 4 km. Do đó rất thuận lợi
cho du khách đến thăm quan bằng cả đường bộ và đường hàng không.
- Về lao động: Đã đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trẻ, có trình độ giúp cho du khách
hiểu rõ hơn về cuộc chiến ác liệt của quân đội ta trên đồi A1.
- Về mức sống, nhu cầu tham quan du lịch của nhân dân đang được nâng lên...
3.1.2. Khó khăn
- Thiếu vốn trong đầu tư, tu sửa 1 số hạng mục của di tích.
- Cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải còn khó khăn.
- Ý thức bảo vệ, giữ gìn sạch, đẹp di tích của nhiều du khách còn hạn chế.
3. 2: Thực trạng phát triển du lịch tại A1
- Thời kỳ chiến tranh chống Mỹ và sau giải phóng Miền Nam đến năm 1990 do những
điều kiện khó khăn về kinh tế xã hội hoạt động du lịch tại Điện Biên nói chung và tại A1 nói
riêng còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát hiệu quả thấp.


Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 23


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

- Năm 2009, khu di tích chiến trường Điện Biên Phủ là một trong 10 di tích được
công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đồi A1 là di tích nổi tiếng trong quần thể di tích lịch sử
Điện Biên Phủ. Đây là điểm du lịch đã thực sự thu hút lượng dòng khách du lịch. Đặc biệt là
khách quốc tế từ các nước Pháp, Mỹ… đến thăm lại dấu tích lịch sử của chiến trường xưa.
Bảng 1: Số lượt khách tham quan tại điểm du lịch Đồi A1 Điện Biên Phủ
Tiêu chí

2013

2014

2015

Khách nội địa (lượt người)

44.450

65.004

42.948

Khách quốc tế (lượt người)


2.780

3.337

4.606

Khách miễn phí (lượt người)

9.777

47.071

11.109

Biểu đồ số lượt khách thăm quan di tích Đồi A1 giai đoạn 2013 - 2015
Bảng 2: Tổng số khách du lịch và doanh thu từ du lịch tại Đồi A1(Điện Biên Phủ)
Tiêu chí

2013

2014

2015

Tổng số (lượt người)

57.007

115.412


58.663

Doanh thu (triệu đồng)

708,450

1025,115

713,310

(Nguồn số liệu tại đơn vị phòng Hành chính - Tổng hợp quản lý các điểm di tích lịch sử Điện
Biên Phủ - Sở Văn hóa và Du lịch tỉnh Điện Biên).
- Hiện trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật
Là một tỉnh mới, cơ sở hạ tầng giao thông, du lịch của Điện Biên còn rất hạn chế. Từ năm
2000 đến nay các hoạt động du lịch ngày càng phát triển trên phạm vi tỉnh Điện Biên trong đó có
điểm du lịch Đồi A1. Công tác trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử trong đó có Đồi A1 được tiến hành
đồng bộ, khẩn trương. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ
hướng dẫn viên, lễ tân, nhân viên phục vụ các điểm du lịch, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ trên
địa bàn cũng được ngành chuyên môn quan tâm tổ chức với hàng loạt lớp tập huấn, bồi dưỡng. Hệ
thống nhà nghỉ, khách sạn cũng được đầu tư quy mô đảm bảo như cầu nghỉ ngơi của du khách.
Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 24


Dạy học dự án - theo chủ đề tích hợp

+ Năm 2003: có 26 cơ sở lưu trú, với 567 phòng, 1299 giường, có 21 cơ sở kinh
doanh nhà hàng. Một số cơ sở lưu trú:

- Khách sạn Điện Biên Phủ
- Khách sạn Công Đoàn
- Khách sạn Cty Xổ số Kiến thiết tỉnh
- Khách sạn Mường Thanh
- Khách sạn Him Lam
- Nhà khách Hàng Không
- Nhà Khách Ngân Hàng
........
+ Năm 2015: 120 cơ sở lưu trú với trên 1750 buồng. Trong đó có 1 khách sạn đạt tiêu
chuẩn 4 sao, 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 11 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1-2 sao và 3
doanh nghiệp đang kinh doanh lữ hành.
- Mạng lưới giao thông đường bộ khá thuận lợi gồm: Đường Võ Nguyên Giáp, quốc lộ 12,... tỉnh
Điện Biên có sân bay Mường Thanh tại thành phố Điện Biên Phủ phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ.
- Sản phẩm du lịch tại
A1 đa dạng: Sách giới thiệu
về Chiến dịch Điện Biên Phủ;
Hàng thủ công của nhân dân
địa phương (Khăn Piêu, quần
áo thổ cẩm ...)

- Nhiều công ty du lịch trong nước đều mở các tour du lịch lớn lên Điện Biên, đặc biệt
hiện nay cơ sở hạ tầng giao thông lên Điện Biên ngày càng được mở rộng và nâng cấp, sản
phẩm du lịch đa dạng phong phú hơn là một trong những điều kiện thuận lợi thu hút khách du
lịch lên thăm quan Điện biên nói chung và di tích lịch sử Đồi A1 nói riêng
4. Tiểu chủ đề 4: Giải pháp phát triển du lịch tại Đồi A1. Liên hệ trách nhiệm của học
sinh trong việc phát triển du lịch, giữ gìn bảo vệ di tích lịch sử Đồi A1
* Giải pháp phát triển du lịch tại Đồi A1
Trong thời gian tới, để đóng góp vào tốc độ tăng trưởng du lịch Điện Biên, di tích lịch
sử Đồi A1 cần được chú trọng đầu tư bảo tồn và phát triển.


Nhóm GV: Phạm Thị Khánh, Phạm Thị Lan Hương - Trường phổ thông DTNT tỉnh Điện Biên

Trang 25


×