Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây tông dù giai đoạn vườn ươm tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.83 KB, 57 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ THU TUYẾT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƢỚI NƢỚC ĐẾN SINH
TRƢỞNG CỦA CÂY TÔNG DÙ (Toona sinensis (A. Juss) Roem) GIAI ĐOẠN
VƢỜN ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

THÁI NGUYÊN – 2015


ii


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐẶNG THỊ THU TUYẾT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA CHẾ ĐỘ TƢỚI NƢỚC ĐẾN SINH
TRƢỞNG CỦA CÂY TÔNG DÙ (Toona sinensis (A. Juss) Roem) GIAI ĐOẠN
VƢỜN ƢƠM TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Lớp

: K43 - NLKH

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015


Giáo viên hƣớng dẫn: ThS. Đào Hồng Thuận

THÁI NGUYÊN – 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là
trung thực. Khóa luận đã được giáo viên hướng dẫn xem và sửa.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2015
Xác nhận GVHD

Ngƣời viết cam đoan

Đồng ý cho bảo vệ kết quả

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Trước hội đồng khoa học !
(Ký, ghi rõ họ và tên)
ThS. Đào Hồng Thuận

Đặng Thị Thu Tuyết

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu !
(Ký, ghi rõ họ và tên)



ii
LỜI CẢM ƠN
Trường Đại học Nông Lâm với mục tiêu đào tạo được những kỹ sư
không chỉ nắm vững lý thuyết mà còn phải thành thạo thực hành. Bởi vậy,
thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu để mỗi sinh viên có thể
vận dụng được những gì đã học và áp dụng vào thực tiễn, tích lũy được những
kinh nghiệm cần thiết sau này.
Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây Tông dù
(Toona sinensis (A. Juss) Roem) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
Để hoàn thành tốt khóa luận này tôi đã nhận sự giúp đỡ tận tình của
cán bộ nhân viên Vườn ươm khoa Lâm Nghiệp, các thầy cô giáo trong khoa
Lâm Nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng
dẫnThS. Đào Hồng Thuậnđã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm đề tài.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành tốt
bản khóa luận, nhưng do thời gian và kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy
bản khoa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Vậy tôi rất mong được
sự giúp đỡ, góp ý chân thành của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn bè để
khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 20 tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Thu Tuyết


iii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất .............................................................. 11
Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn , Doo ,chất lượng của cây con .... 20
Mẫu bảng 3.2: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 1 nhân tố21
Mẫu bảng 3.3: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA ...................... 24
Mẫu bảng 3.4: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức thí nghiệm ......... 25
Bảng 4.1: Kết quả sinh trưởng H vn củacây Tông dù giai đoạn vườn ươm ở các
công thức thí nghiệm............................................................................... 26
Bảng 4.2: Sắp xếp các chỉ số quan sát Hvn trong phân tích phương sai một
nhân tố ..................................................................................................... 28
Bảng 4.3. Bảng phân tích phương sai một nhân tố với chế độ tưới nước tới
sinh trưởng chiều cao cây Tông dù ......................................................... 30
Bảng 4.4: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sinh trưởng về chiều cao vút ngọn
của cây Tông dù ...................................................................................... 30
Bảng 4.5: Kết quả sinh trưởng D 00 củacây Tông dù giai đoạn vườn ươm ở các
công thức thí nghiệm............................................................................... 31
Bảng 4.6: Sắp xếp các chỉ số quan sát D00 trong phân tích phương sai một
nhân tố ..................................................................................................... 33
Bảng 4.7: Bảng phân tích phương sai một nhân tố đối với chế độ tưới nước tới
sinh trưởngđường kính cổ rễ của cây Tông dù ....................................... 35
Bảng 4.8: Bảng sai dị từng cặp xi  xj cho sinh trưởng ................................ 35
về đường kính cổ rễ ......................................................................................... 35
Bảng 4.9: Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh khối khô của cây Tông
dù ở các công thức thí nghiệm ................................................................ 36
Bảng 4.10: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Tông dù ở các CTNN................ 41


iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 4.1: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng H vn của cây Tông dù ở các công thức
thí nghiệm................................................................................................ 27
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn sinh trưởng D 00 của cây Tông dù ở các công thức
thí nghiệm................................................................................................ 32
Hình 4.3: Biểu đồ biểu diễn sinh khối khô của cây Tông dù ở các công thức
thí nghiệm................................................................................................ 38
Hình 4.4: Ảnh sinh khối khô của cây Tông dù ở các công thức thí nghiệm .. 39
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % cây tốt, trung bình, xấu của Tông dù ở các
công thức thí nghiệm............................................................................... 42
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ lệ % cây con Tông dù xuất vườn................................... 42
Hình 4.7: Một số hình ảnh cây Tông dù ở các công thức thí nghiệm ........... 45


v
DANH MỤC VIẾT TẮT

CTTN

: Công thức thí nghiệm

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

D00

: Đường kính cổ rễ.

CT


: Công thức.

STT

: Số thứ tự.

H vn

: Là chiều cao vút ngọn trung bình

D oo

: Là đường kính gốc trung bình

Di

: Là giá trị đường kính gốc một cây

Hi

: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây

N

: Là dung lượng mẫu điều tra

i

: Là thứ tự cây thứ i


cm

: Centimet

mm

: Milimet

TB

: Trung bình

SL

: Số lượng


vi
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu ........................................................... 3
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn ......................................................................................... 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
2.1.1. Vai trò của nước đối với cây ........................................................................ 4

2.1.2. Các biện pháp tưới nước .............................................................................. 6
2.2. Những nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 8
2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam ....................................................................... 9
2.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu ......................................................................10
2.5. Một số thông tin về loài cây Tông Dù [12] ...................................................12
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
......................................................................................................................15
3.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................15
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................................................15
3.3. Nội dung nghiên cứu .....................................................................................15
3.4. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................15
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp .........................................................................16
3.4.2. Phương pháp nội nghiệp ............................................................................20
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...........................................................26
4.1. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước tới sinh trưởng chiều cao (H vn) của cây
Tông dù trong giai đoạn vườn ươm .............................................................26


vii
4.2. Kết quả nghiên cứu về sinh trưởng đường kính cổ rễ D 00 của cây Tông dù
giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm ........................................31
4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh khối khô của
cây Tông dù ở các CTTN ............................................................................36
4.4. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Tông dù ở các công thức thí nghiệm .........39
PHẦN 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................46
5.1. Kết luận .........................................................................................................46
5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................48



1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giống là một khâu đặc biệt quan trọng trong các chương trình trồng
rừng kể cả cho rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây phân
tán. Công tác giống đóng một vai trò không thể thiếu được trong trồng rừng,
nhằm tái tạo, giúp cho sản xuất nghề rừng được lâu dài, sớm phát huy tác
dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Giống là một khâu quan trọng của rừng
thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể
đưa năng suất rừng lên cao.
Cây Tông dù có tên khoa học là: Toona sinensis A.Juss M.Roem
Pygeum arboreum Endl. Et Kurz, họ; xoan(Meliaceae). Bộ; cam(Rutales).
Lớp(nhóm); cây gỗ lớn. Tên Việt Nam; Xoan Đào. Tên địa phương: Mạy sao,
Xoan hôi.
Cây gỗ thân thẳng, cao 20-30m, đường kính ngang ngực 60-100 cm,
cho gỗ lớn, cành nhánh ít chủ yếu mọc tập trung ở ngọn, tán hình ô. Vỏ màu
nâu gạch đến xám, bong mảng, thịt vỏ màu hồng, nhiều xơ, dày 1 cm có mùi
hăng như tỏi. Cành non có màu nâu đỏ hoặc lục xám, nhiều bì khổng.
Cây Tông dù là loài cây mà từ lâu nó đã gắn liền với cuộc sống của mỗi
người dân việt nam. Ngày nay nhờ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật mà
đã chế tạo ra nhiều vật dụng từ gỗ Tông dù rất tinh sảo và bền đẹp. Cây Tông
dù là một loài cây quý nhưng đang mất dần trên thị trường do không cạnh
tranh nổi với các loại cây giống lâm nghiệp và cây gỗ quý khác, tuy nhiên giá
trị của cây Tông dù cũng còn rất lớn, cây Tông dù rất dễ trồng , lớn nhanh.
Tông dù cũng dễ tính nên đất nào cũng mọc được, nhiều nghiên cứu cho thấy


2
trồng cây Tông dù đem lại hiệu quả kinh tế cao vì cây sinh trưởng và thu

hoạch nhanh hơn so với các loại lâm nghiệp khác.
Gỗ Tông dù là loại gỗ lớn và quý, được dùng đóng nhiều đồ dùng sinh
hoạt trong gia đình như cửa gỗ, bàn ghế, tủ bếp,… đặc biệt, hiện nay gỗ Tông
dù được dùng làm ván lót sàn, kệ bếp, đồ nội thất cao cấp, loại gỗ này đang
rất được ưa chuộng trên thị trường.
Hơn nữa, cây Tông dù là loại cây mà lá non và vỏ cây có thể dùng để
chiết xuất tinh dầu, bên cạnh đó, hiện nay lá và quả Tông dù còn được dùng
làm nguyên liệu sản xuất thuốc trừ sâu sinh học, có nơi còn dùng lá Tông dù
để chữa ghẻ cho trẻ con, các họa sĩ thường dùng than Tông dù để vẽ tranh.
Than của chúng còn được dùng làm thuốc súng. Quả thực không có loại cây
nào mang lại nhiều lợi ích như cây Tông dù.Nó không những mang lại hiệu
quả kinh tế mà còn là nguồn dược liệu quý trong đời sống nhân dân.Từ những
giá trị trên, nhiều nơi người dân đã có nhu cầu trồng rừng loài cây này. Để sản
xuất được cây con cho trồng rừng đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, cần
áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp trong gieo ươm. Tuy nhiên trong quá
trình gieo ươm có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con, trong
đó có chế độ tưới nước, xuất phát từ những vấn đề trên tôi thực hiện đề tài “
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng của cây
Tông Dù (Toona sinensis (A. Juss) Roem) giai đoạn vườn ươm tại trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Kết quả đề tài góp phần nhân giống cây con Tông dù cung cấp cho
trồng rừng với mục đích lấy gỗ lớn.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được số lần và liều lượng tưới nước phù hợp cho sinh trưởng
của cây Tông dù trong giai đoạn vườn ươm.


3
1.4. Ý nghĩa của đề tài

1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
- Giúp sinh viên củng cố thêm về những kiến thức đã được học.
- Học được cách sắp xếp bố trí công việc trong học tập nghiên cứu một
cách khoa học.
- Giúp ta làm quen với công tác nghiên cứu khoa học và tạo tác phong
làm việc độc lập khi ra thực tế.
1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài là cơ sở để đề xuất một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu
trong sản xuất giống cây Tông dù trong giai đoạn vườn ươm.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Vai trò của nước đối với cây
Nước là thành phần quan trọng cấu trúc nên chất nguyên sinh. Nước
chiếm trên 90% khối lượng của chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn
định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Bình thường chất nguyên sinh ở trạng
thái sol biểu hiện hoạt động mạnh. Nếu mất nước thì hệ keo nguyên sinh chất
có thể chuyển sang trạng thái coaxeva hay gel làm giảm mức độ hoạt động
sống của tế bào và của cây.
Nước tham gia và các phản ứng hóa sinh, các biến đổi chất trong tế
bào. Nước là dung môi đặc hiệu cho các phản ứng, vừa tham gia trực tiếp vào
các phản ứng trong cây. Nước cung cấp điện tử H+ cho việc khử C02 trong
quang hợp, tham gia oxy hóa nguyên liệu hô hấp, tham gia quá trình phản ứng
thủy phân…
Nước hòa tan các chất hữu cơ và các chất khoáng rồi vận chuyển đến tất cả
các cơ quan cần thiết trong toàn cơ thể và tích lũy vào cơ quan dự trữ. Có thể nói

nước là mạch máu lưu thông đảm bảo khâu điều hòa và phân phối vật chất trong
cây, quyết định việc hình thành năng suất và kinh tế của cây trồng.
Nước là chất điều chỉnh nhiệt trong cây. Khi gặp nhiệu độ cao, quá
trình bay hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ đặc biệt là của bộ lá, đảm bảo các
hoạt động quang hợp và các chức năng sinh lý khác tiến hành thuận lợi. Đồng
thời, quá trình thoát hơi nước ở lá là động lực quan trọng nhất để hút nước và
chất khoáng từ đất cung cấp cho các bộ phận trên mặt đất.


5
Nước còn có chức năng dự trữ trong cây. Các loại thực vật chịu hạn
như các thực vật mọng nước (CAM) có hàm lượng nước dự trữ lớn, khí
khổng đóng ban ngày nên có thể sống trong điều kiện khô hạn ở sa mạc, các
đồi cát, đồi trọc thiếu nước… Hàm lượng nước liên kết với thực vật này rất
cao quyết đinh khả năng chống chịu của chúng đối với điều kiện bất thuận
nhất là chịu nóng và chịu hạn.
Tế bào thực vật duy trì một sức trương P nhất định nhờ hấp thu bằng
con đường thẩm thấu vào không bào. Nhờ có sức trương P lớn mà đảm bảo
cho tế bào luôn ở trạng thái no nước và cây ở trạng thái căng, tươi thuận lợi
cho các hoạt động sinh lý và sinh trưởng phát triển của cây. Ngược lại, nếu
thiếu nước thì sức trương của tế bào giảm xuống, tế bào co lại gây hiện tượng
héo của cây.
Như vậy, nước vừa tham gia cấu trúc nên cơ thể thực vật, vừa tham gia
các biến đổi hóa sinh và các hoạt động sinh lý của cây, cũng như quyết định
đến năng suất cây trồng. Khi thiếu nước, tất cả các quá trình trao đổi vật chất
và hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể đều bị đảo lộn, quá trình sinh trưởng
và phát triển của cây bị kìm hãm, quá trình thụ phấn, thụ tinh không xảy ra
làm giảm năng suất thực vật [3].
Nước có vai trò quan trọng trong sự nảy mầm của hạt giống, nước kích
thích hệ thống enzim trong hạt, tạo ra sự cân bằng nước, tăng cường trao đổi

chất và thúc đẩy cây sinh trưởng.
Nhu cầu nước của thực vật là lượng nước cần thiết để đảm bảo mọi quá
trình hoạt động của thực vật diễn ra bình thường.
Yêu cầu nước đó là quan hệ của thực vật với điều kiện ẩm độ của hoàn
cảnh và khả năng thích nghi với lượng nước cần thiết trong điều kiện nhất định.
Căn cứ vào mức độ quan hệ của thực vật người ta chia ra các nhóm
thực vật như sau:


6
Thực vật chịu hạn: Là những thực vật mọc được ở nơi khô, có khả năng
chịu hạn rất cao nhờ biện pháp thích ứng của nó.
Thực vật chịu khô: Trung gian giữa nhóm chịu hạn và ưa ẩm trung bình.
Thực vật trung tính: Yêu cầu độ ẩm trung bình và chúng có khả năng
chống chịu hạn ở mức độ nhất định.
Thực vật ưa ẩm: Yêu cầu độ ẩm trung bình và không chịu được khô
hạn, ở nơi khô rễ của chúng kém phát triển, ăn nông, ít phân nhánh.
Đối với nhóm chịu hạn chúng có ý nghĩa thiết thực đối với công tác
trồng cây, chúng có khả năng chống lại điều kiện khô hạn bằng cách dựa vào
tổ chức bảo vệ là lá có vẩy, lá cứng, có lông và tầng cutin để giữ nước ở tế
bào và giảm sự thoát hơi nước, có hệ rễ phát triển để hút nước. Mặt khác
chúng có khả năng rút vào trạng thái ngủ nhanh khi gặp hạn và khi có nước
lại tiếp tục sinh trưởng rất nhanh.
2.1.2. Các biện pháp tưới nước
Có rất nhiều cách tưới để lựa chọn cho phù hợp với cây Tông dù. Vì
thiết bị tưới nước rất đa dạng, địa hình ở các vùng trồng cũng khác nhau, độ
dốc của đất, lượng nước có sẵn cũng khác nhau. Các cách tưới phổ biến cũng
giống như tưới cho cây ăn quả, có 2 cách tưới chính.
- Hệ thống tưới phía trên cây có thể di động, bán di động hoặc cố định
- Hệ thống tưới dưới gốc cây gồm bình phun loại nhỏ, máy tưới bé, tưới

kiểu nhỏ giọt hoặc tưới vào bồn.
Tất cả các cách tưới trên đều được sử dụng để tưới Tông dù. Mỗi kiểu
đều có mặt ưu, mặt nhược tương quan về các mặt giá đầu tư, yêu cầu về lao
động, chi phí cho vận hành, hiệu suất sử dụng nước, dễ vận hành và bảo quản,
hoặc tính linh động trong khi sử dụng. Cách lựa chọn các phương pháp tưới
khác nhau phụ thuộc vào nhu cầu và điều kiện thực tế (như vốn đầu tư, nhân


7
công, địa hình, lượng nước có sẵn trong thiên nhiên, chất lượng, độ cơ giới và
những đặc điểm về kỹ thuật của trang thiết bị) trong từng giai đoạn riêng biệt.
* Tưới nhỏ giọt
Trong những năm gần đây kỹ thuật tưới nhỏ giọt được đánh giá cao về
mặt tiết kiệm nước. Hệ thống tưới gồm có máy bơm, bể chứa phân bón, máy
lọc, đường ống dẫn, vòi nhỏ giọt (dripper) và các van phân phối nước. Trong
kỹ thuật tưới nhỏ giọt, nước được cung cấp cho từng khoảnh đất trên cánh
đồng và tập trung ở phần hoạt động chủ yếu của bộ rễ cây trồng.
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt lần đầu tiên được sử dụng trong nhà kính ở Anh
vào cuối thập niên 1940 và trên đồng ruộng ở Israel vào những năm 1950. Sau
nhiều năm ứng dụng, người ta đã đi đến kết luận là kỹ thuật tưới nhỏ giọt có
thể thay thế cho các kỹ thuật tưới bề mặt và tưới phun mưa đã có từ lâu. Bờ
Biển Ngà và Ấn Độ đã sử dụng kỹ thuật tưới này.
Kỹ thuật tưới nhỏ giọt có những thuận lợi sau:
- Tiết kiệm nước: Do nước được cung cấp trực tiếp đến phần rễ cây nên
tránh được tổn thất nước, thông thường có thể tiết kiệm được 20-30% lượng
nước so với tưới phun mưa hay tưới tràn. Kết quả nghiên cứu của Snoeck
(1998) tại Bờ Biển Ngà cho thấy kỹ thuật tưới nhỏ giọt có thể tiết kiệm được
30-50% lượng nước tưới so với tưới phun mưa trong khi (tích luỹ 2 năm)
không có sự khác biệt giữa hai phương pháp tưới.
- Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, chất dinh dưỡng được cung cấp dễ

dàng và đều đặn đến vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước tưới.
- Chi phí vận hành thấp. Do lưu lượng thấp, không đòi hỏi áp suất cao
nên chi phí nhiên liệu thấp, hệ thống đường ống được đặt cố định và có thể
điều khiển bằng máy vi tính nên không tốn nhiều công để vận hành.
- Hạn chế cỏ dại và sâu bệnh, nhờ nước được cung cấp cục bộ ở phần
hoạt động của bộ rễ, lá cây và đất mặt không bị ướt nên có tác dụng hạn chế


8
sự phát triển của bệnh tật và cỏ dại.
Tuy nhiên so với các kỹ thuật tưới khác, kỹ thuật tưới nhỏ giọt có
những hạn chế sau:
- Trang thiết bị đắt tiền và đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao (hệ thống
phải được thiết kế và vận hành với độ chính xác cao) đây là trở ngại chính
khiến kỹ thuật này không được phổ biến rộng rãi mà chỉ giới hạn trong
các vùng có nguồn nước khan hiếm.
- Đòi hỏi chất lượng nước cao. Do các đường ống dẫn rất hẹp nên dễ
bị tắc bởi các vật cản như bùn, cát, chất hữu cơ…
* Kỹ thuật tưới tràn
Có chi phí vận hành thấp, nhưng đòi hỏi phải có nguồn nước dồi dào vì
tổn thất trong quá trình tưới rất lớn. Địa hình phù hợp cho áp dụng kỹ thuật
tưới tràn phải dốc nhẹ. Kỹ thuật tưới tràn dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa
trôi. Ngoài ra ở các vùng Tông dù bị bệnh rễ hay bị rệp sáp, tưới tràn tạo điều
kiện cho sâu bệnh lây lan nhanh chóng. Do vậy ở các lô này cũng không nên
áp dụng kỹ thuật tưới tràn.
2.2.Những nghiên cứu trên thế giới
Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng
của cây con, Karpov (1969) và Rusin (1970)(Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm,
1992) [8] cho rằng, sự cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây con theo yếu tố
đa lượng có ảnh hưởng không đáng kể đến sức sống của cây con.

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với thực vật, nhất là giai đoạn vườn
ươm. Việc cung cấp nước cho cây con đòi hỏi cần phải đủ về số lượng. Sự dư
thừa hay thiếu hụt nước đều không có lợi cho cây con. Hệ rễ cây con trong bầu
cần cân bằng giữa lượng nước và dưỡng khí để sinh trưởng. Nhiều nước sẽ tạo
ra môi trường quá ẩm, kết quả rễ cây phát triển kém hoặc chết do thiếu không


9
khí. Vì thế, việc xác định hàm lượng nước thích hợp cho cây con ở vườn ươm
là việc làm rất quan trọng (Larcher, 1983 [3]; Nguyễn Văn Sở, 2004)[7].
Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh tưởng của cây đã được đề
cập ở mức độ tế bào Kramer (1993), Wagt và cộng sự (1998). Sands và
Mulligan (1990) sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với nước.
2.3.Những nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo
ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà
nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết
định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh
sáng, chế độ nước, …. Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ
tiêu chuẩn cây con đem trồng. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006)[4] khi
nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia
xylocarpa Craib) nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến
sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ
Tưới nước là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng có tác dụng
tăng sự sinh trưởng phát triển của cây. Biện pháp tưới nước cho cây Tông dù
rất phổ biến, nước là yếu tố quyết định đến sự sinh trưởng phát triển của cây,
một chế độ tưới nước hợp lý cần dựa vào những căn cứ khoa học liên quan đến
yêu cầu sinh lý của cây, điều kiện thời tiết, khí hậu, đặc điểm đất đai…
Khả năng giữ nước cho cây tùy theo từng loại đất, đất có tầng mặt dày,
tơi xốp, nhiều mùn, thành phần cơ giới có tỷ lệ đất thịt cao, có khả năng giữ

nước và cung cấp nước cho cây tốt hơn các loại đất tầng mỏng và thành phần
cơ giới chủ yếu là sét hay cát. Tưới nước giữ độ ẩm đất sau khi gieo nếu trời
không mưa, không được để khô luống [1].
Tưới nước cho cây Hồi: Luôn đảm bảo cho cây đủ ẩm, trong 3 tháng
đầu mỗi ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 3-4 lít/1m2[2].


10
Tưới nước cho cây Sa Mộc: Trong khoảng 12-15 ngày đầu sau khi cấy
cây mầm, phải tưới nước giữ ẩm cho luống cây, lượng nước tưới từ 3-4lít/m2,
sau đó giảm dần xuống còn 1-2 lít/m2, trước khi đem trồng 10-15 ngày ngừng
tưới [10].
Tưới nước cho cây Thông Nhựa: Trung bình trong 3 tháng đầu mỗi
ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới 4-5 lít/1m2 [6].
Đoàn Đình Tam khi nghiên cứu về chế độ tưới nước ảnh hưởng đến
sinh trưởng của cây Vối Thuốc (Schima wallichii Chois) nhận thấy rằng chế
độ tưới nước thích hợp cho cây Vối Thuốc giai đoạn từ 2 đến 4 tháng tuổi là
ngày tưới một lần (70ml) [9].
2.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu
 Vị trí địa lí
Đề tài được tiến hành tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng, căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố
Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Quán Triều.
- Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán.
- Phía Tây giáp với xã Phúc Hà.
- Phía Đông giáp với khu dân cư trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Địa hình
Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung
bình 10 - 15 , độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống

Đông Nam.
Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trung tâm thực hành thực nghiệm
của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu
hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới
chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi


11
tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể
nhận thấy:
Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất
chỉ tiêu

Độ sâu tầng
đất (cm)

Mùn

1 - 10

N

chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất

P2O5

K2O

N


P2O5

K2O

PH

1,766

0,024 0,241

0,035

3,64

4,56

0,90

3,5

10 -30

0,670

0,058 0,211

0,060

3,06


0,12

0,12

3,9

30 -60

0,711

0,034 0,131

0,107

0,107

3,04

3,04

3,7

- Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua.
- Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5ở mức thấp. Chứng tỏ đất nghèo
dinh dưỡng.
* Đặc điểm khí hậu, thời tiết
Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc xã Quyết
Thắng, thành phố Thái Nguyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thời tiết chia làm 4 mùa, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Nắng: Số giờ nắng cả năm là 1.588 giờ. Tháng 5 - 6 có số giờ nắng
nhiều nhất (khoảng 170 - 180 giờ).
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 230C. Chênh lệch
nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2- 50C. Nhiệt độ cao tuyệt đối là 37oC,
nhiệt độ thấp tuyệt đối là 3oC.
- Lượng mưa: Trung bình năm khoảng 1500- 2000 mm/năm, tập trung
chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6, 7, 8, 9)chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong
đó tháng 7 có số ngày mưa nhiều nhất.


12
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt khoảng 82%. Độ ẩm không khí nhìn
chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7 (mùa
mưa) lên đến 86,8%, thấp nhất vào tháng 3 (mùa khô) là 70%. Sự chênh lệch
độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 17%.
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa
Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc.
2.5. Một số thông tin về loài cây Tông Dù [12]
TÔNG DÙ

Tên khác: Mạy sao, Xoắn xủ, Xoan hôi
Tên khoa học: Toona sinensis (A. Juss) Roem
Họ thực vật: Xoan (Meliaceae)
* Đặc trưng hình thái
Cây gỗ thân thẳng, cao 20-30m, đường kính ngang ngực 60-100 cm,
cành nhánh ít chủ yếu mọc tập trung ở ngọn, tán hình ô. Vỏ màu nâu gạch đến
xám, bong mảng, thịt vỏ màu hồng, nhiều xơ, dày 1 cm có mùi hăng như tỏi.
Cành non có màu nâu đỏ hoặc lục xám, nhiều bì khổng.
Lá kép lông chim một lần mọc cách, có 10-20 lá chét mọc đối sau hơi
cách, mép có răng cưa hay đầu gần nguyên.

Cụm hoa chùm, nhiều hoa màu trắng, đài nhỏ, ngắn, ngoài có lông.
Qủa nang hình bầu dục hẹp hoặc gần hình trứng màu nâu bóng, dài 1,5-3cm,
rộng 1-1,5 cm, mặt ngoài nhiều bì khổng. Hạt hình bầu dục, một đầu có cánh
mỏng màu nâu vàng. Mùa hoa tháng 5-7, quả chín tháng 10-12.
* Đặc tính sinh thái
Mọc tự nhiên ở nhiều tỉnh phía Nam Trung Quốc và các tỉnh biên giới
phía Bắc nước ta như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang đến Bắc Kạn,
Thái Nguyên, Lạng Sơn.


13
Mọc chủ yếu ở vùng núi cao từ 800-2000m so với mực nước biển, tập
trung nhất ở vành đai cao 900-1200m.
Ưa đất màu mỡ, sâu dày, pH từ 5,5 đến 7-8. Mọc tốt trên đất đá vôi,
thường gặp ở những thung lũng, chân hoặc sườn núi dốc nhẹ.
Ưa sáng, rụng lá về mùa khô, mọc nhanh, 5-6 tuổi đã cao 10-15 m,
đường kính 20-25 cm, ngay từ nhỏ đã cần ánh sáng hoàn toàn, có khả năng tái
sinh bằng hạt và chồi mạnh
* Giố ng và tạo cây con
Thu hái hạt giống ở những cây mẹ trưởng thành ít nhất 8-10 tuổi, thân
thẳng, tỉa cành tự nhiên cao, tán lá cân đối, không bị sâu bệnh. Chỉ thu hái
những quả có vỏ chuyển từ màu xanh sang màu nâu vào khoảng tháng 11-12.
Không để quả chín, khô, nứt vỡ, hạt phát tán xa thu nhặt khó khăn và cho tỷ lệ
nẩy mầm thấp.
Qủa lấy về phơi nắng nhẹ cho nứt vỏ để tách hạt. Một kg có khoảng
6200-6500 hạt, trong đó loại tốt chiếm 70-80%. Phơi khô hạt ngoài không khí
rồi cho vào chum vại sành sứ để bảo quản khô thông thường.
Ngâm hạt trong nước ấm 1-2 giờ, vớt ra gieo thẳng vào bầu hoặc gieo
lên luống tạo cây mạ rồi cấy vào bầu có kích cỡ 8×15 cm, vỏ làm bằng
Polyetylen ruột bầu gồm hỗn hợp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ với 10%

phân chuồng hoai và 1% supe lân.
Cắm ràng che bóng 40-60% cho cây trong 2-3 tháng đầu. Thường xuyên
tưới nước đủ ẩm và định kỳ 4-5 tuần làm cỏ phá váng 1 lần. Khi cây được 4-5
tháng tuổi cao 30-40 cm, xanh tốt, khoẻ mạnh là đạt tiêu chuẩn đem trồng.
Thu hạt gieo ngay vào tháng 12-1 là tốt nhất, trồng vào tháng4-5, chậm
nhất là tháng 7-8.
* Trồ ng và chăm sóc rừng


14
Chọn đất ít chua, sâu ẩm nhưng thoát nước tốt để trồng là thích hợp.
Đất dưới các trảng cỏ cây bụi hoặc rừng phục hồi sau nương rẫy nằm trong
vùng phân bố của nó đều có thể trồng Tông dù, nhất là đất phát triển trên nền
đá vôi, không trồng trên đất chua pH dưới 5.
Xử lý thực bì toàn diện, phát dọn sạch, hố đào 40x40x40cm theo đường
đồng mức.
Mật độ trồng 1000 cây/ha, cự ly 5x2m và kết hợp trồng xen cây lương
thực trong 2-3 năm đầu. Nếu không nông lâm kết hợp cần trồng dày hơn, mật
độ 1300 cây/ha (cự ly 3×2,5m) hoặc 1600 cây/ha (cự ly 3x2m).
Có thể trồng bằng cây con có bầu hoặc rễ trần vào những ngày mát,
mưa phùn. Chăm sóc ít nhất trong 3 năm liền, 2-3 lần/năm, chủ yếu phát
luỗng dây leo cây cỏ xâm lấn và vun xới đất quanh gốc rộng 0,8-1m.
Chú ý phòng chống cháy và phòng trừ sâu bệnh cho rừng trồng nhất là
sâu đục ngọn thường xuất hiện vào năm thứ 2-4 sau khi trồng.
* Khai thác, sử dụng
Gỗ có giác và lõi phân biệt rõ, giác mỏng màu nâu vàng, lõi màu nâu
đỏ thẩm, vân thẳng, mùi hắc. Gỗ nặng trung bình, tỷ trọng từ 0,55-0,62, tương
đối cứng, ít co nứt, dễ chế biến, ít bị mục, dễ bám sơn và keo dính. Màu sắc
của gỗ đẹp, ít mối mọt, có thể dùng trong xây dựng, đóng bàn ghế, tàu thuyền,
xe cộ, nông cụ, nhạc cụ,… Người H’Mông dùng lá và chồi non làm rau ăn.

Từ năm thứ 6 trở đi chú ý chặt bỏ những cây lấn át quanh cây trồng kết
hợp tỉa bớt những cây mọc kém để lại 500-800 cây/ha nuôi dưỡng đến tuổi 25
hoặc 30 để kinh doanh gỗ lớn.


15

PHẦN 3
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cây Tông dù (Toona sinensis (A. Juss) Roem)
được gieo ươm từ hạt.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sinh trưởng của cây Tông dù
dưới ảnh hưởng các công thức tưới nước khác nhau.
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Thí nghiệm được tiến hành tại vườn
ươm của khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Thời gian tiến hành nghiên cứu: Từ tháng 2/2015 đến tháng 5/2015.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đáp ứng mục tiêu, đề tài nghiên cứu một số nội dung sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng chiều
cao cây Tông dù giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh trưởng đường
kính cây Tông dù.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh khối cây Tông
dù ở giai đoạn vườn ươm.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến tỷ lệ xuất vườn của
cây Tông dù ở giai đoạn vườn ươm.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để giải quyết được những nội dung nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử

dụng những phương pháp cụ thể sau:


16
Phương pháp kế thừa các tài liệu, kết quả nghiên cứu trước có liên quan
đến đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, bố trí thí nghiệm tại vườn ươm
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những
số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành tổng hợp
và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học
trong Lâm nghiệp.
3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp
* Bố trí thí nghiệm:
Thí nghiệm được thực hiện với 5 công thức. Mỗi công thức 90 cây, chia
làm 3 lần lặp. Để theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của cây tôi bố trí thí
nghiệm là một luống với 450 bầu cho 5 công thức và 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp
lại là 30 bầu tất cả là 15 ô thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được bố trí cách
nhau 10cm. Các công thức thí nghiệm được thực hiện như sau:
Công thức Liều lƣợng tƣới

Thời gian và số lần tƣới

1

60 ml/lần/chậu

Ngày tưới 2lần

2


70 ml/lần/chậu

Ngày tưới 1lần

3

80 ml/lần/chậu

Hai ngày tưới 1lần

4

90 ml/lần/chậu

Ba ngày tưới 1lần
Tưới hàng ngày bằng ô roa 1 lần vào lúc

5

Đối chứng

chiều

muộn

(7

lít/2m2,tươngđương

120ml/chậu)

Lượngnước tưới cho 1 chậu/lần đượctínhnhư sau:
A = a.n + x(a.n) (4.5)
Trong đó: A là lượngnước tưới cho 1 chậu đạt tới độ ẩmbão hòa
a là lượngnước tiêu hao của 1chậu sau đơnvị thời gian t
a = m1- m2


×