Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề cương ôn tập địa lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.48 KB, 2 trang )

Đề cương ôn tập địa lý
1.
Đặc điểm địa hình bắc mĩ:
Địa hình chia làm 3 khu vực rõ rệt kéo dài theo chiều kinh tuyến
- hệ thống cooc-đi-e ở phía tây cao, đồ sộ,hiểm trở và là một trong những vùng núi lớn
trên thế giới và có nhiều khoáng sản như bạc, đồng, vàng… Chạy dọc phía tây lục địa,
kéo dài 9000km, cao trung bình từ 3000-4000m, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa
là các cao nguyên và sơn nguyên.
- miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, trông như một long máng khổng lồ, cao dần về phía
bắc và tây bắc,thấp dần về phía nam và đông nam. ở nơi đây, không khí lạnh ở phía bắc
và không khí nóng ở phía nam dễ xâm nhập vào nội địa. có nhiều hồ rộng như hệ thống
hồ lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri Mi-xi-xi-pi
- miền núi già và các sơn nguyên ở phía đông chạy theo hướng đông bắc-tây nam. A-palat là dãy núi cổ, tương đối thấp, chứa nhiều than và sắt. phía bắc của dãy a-pa-lat chỉ cao
400-500m. phía nam cao1000-1500 m .Sơn nguyên trên bán đảo la-bra-đo của canađa
Đặc điểm địa hình nam mĩ:
- dãy núi trẻ an-đét chạy dọc phía tây của nam mĩ: độ cao trung bình từ 3000-5000m
nhưng nhiều đỉnh vượt quá 6000m. giữa các dãy núi có nhiều thung lũng và các cao
nguyên rộng . thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao
- ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: phía bắc là đồng bằng ô-ri-nô-cô hẹp, nhiều đầm lầy.
tiếp đến là đồng bằng a-ma-dôn, rộng và bằng phẳng nhất thế giới. phía nam là đồng bằng
pam-pa và đồng bằng la-pla-ta, địa hình cao dần về phía dãy an-đét
- phía đông là các sơn nguyên: sơn nguyên guy-a được hình thành từ lâu đời nhưng nay
trở thành miền đồi và núi thấp xen giữa các thung lũng rộng. sơn nguyên bra-xin cũng
được hình thành từ lâu nhưng được nâng lên, có nhiều bề mặt bị cắt xẻ. khí hậu ở đây
nóng và ẩm ướt nên rừng cây phát triển.
2.
Khí hậu bắc mĩ:
Khí hậu bắc mĩ phân hóa theo chiều bắc- nam và theo chiều tây-đông
-theo chiều bắc-nam (từ vòng cực bắc đến vĩ tuyến 15 độ bắc ) do sự phân bố lượng nhiệt
theo vĩ độ nên có các vành đai khí hậu hàn đới, ôn đới, nhiệt đới
-theo chiều tây-đông, do sự phân hóa địa hình và ảnh hưởng của các dòng biển bề ngang


của lục địa nên có nhiều kiểu khí hậu
Các dãy núi thuộc hế thống Cooc-đi-e, kéo dài theo hướng bắc-nam ngăn cản sự di
chuyển của các khối khí từ thái bình dương vào. Vì vậy, các cao nguyên, bồn địa và sườn
đông Cooc-đi-e mưa rất ít
Khí hậu nam mĩ:
Có các kiểu khí hậu như: khí hậu xích đạo, khí hậu cận xích đạo, khí hậu cận nhiệt đới,
khí hậu ôn đới và nhiều khiểu khí hậu khác nhau do lãnh thổ nam mĩ rộng lớn trải dài qua
nhiều vĩ độ, bề ngang rộng lớn và địa hình phân hóa theo chiều tây-đông
3.
Đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu:
Châu âu là 1 châu lục thuộc lục địa Á-âu , có diện tích trên 10 triệu km2. nằm khoảng
giữa các vĩ tuyến 36 độ bắc và 71 độ bắc. có 3 mặt giáp biển ăn sâu vào đất liền. có 3
dạng địa hình chính: đồng bằng, núi già, núi trẻ.
+ đồng bằng: kéo dài từ tây sang đông, chiếm 2/3 diện tích châu lục.


+ núi già: nằm ở phía bắc và trung tâm, với những đỉnh tròn, thấp và sườn thoải
+núi trẻ: ở phía nam, với những đỉnh cao,nhọn,bên cạnh những thung lũng sâu
- đại bộ phận lãnh thổ châu âu có khí hậu ôn đới hải dương và ôn đới lục địa, một phần
nhỏ khác là khí hậu hàn đới và khí hậu địa trung hải
- sông ngòi ở châu Âu có lượng nước dồi dào, tạo thàh một hệ thống đường thủy dày đặc.
- thảm thực vật thay đổi thừ tây sang đông và từ bắc xuống nam theo sự thay đổi của
nhiệt độ và lượng mưa.
- châu âu có các môi trường tự nhiên như: môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa,
địa trung hải,núi cao
4.
Đặc điểm các môi trường tự nhiên của châu âu;
- môi trường ôn đới hải dương:
+ mùa hả mát, mùa đông không lạnh lắm. nhiệt độ thường trên 0 độ C.
+ mưa quanh năm và lượng mưa tương đối lớn( khoảng 800-1000mm/năm), có nhiều

sương mù, đặc biệt là về mùa thu-đông.
+dòng hải lưu nóng bắc đại tây dương và gió tây ôn đới có vai trò rất lớn, làm cho khí
hậu của các nước này ấm và ẩm hơn so với các nơi khác cùng vĩ độ.
+ sông ngòi nhiều nước và không đóng băng.
-môi trường ôn đới lục địa:
+ phía bắc đông âu, mùa đông kéo dài và có tuyết phủ. Càng đi về phía nam, mùa đông
càng ngắn dần, mùa hạ nóng hơn, lượng mưa giảm dần. vào sâu trong đất liền mùa đông
lạnh và tuyết rơi nhiều, mùa hạ nóng và có mưa.
+ sông nhiều nước vào mùa xuân- hạ, đóng băng vào mùa đông
+rừng và thảo nguyên chiếm diện tích lớn. thực vật thay đổi từ bắc xuống nam.
+ven biển ca-xpi là vùng nửa hoang mạc.
- môi trường địa trung hải:
+ ở các nước nam âu ven địa trung hải, vào thu-đông thì thời tiết không lạnh lắm và có
mưa. Mùa hạ nóng, khô.
+ sông ngòi ngắn và dốc, mùa thu- đông có nhiều nước hơn và mùa hạ ít nước hơn
- môi trường núi cao:
+ dãy an-pơ nhận được nhiều mưa ở các sườn phía tây. Thảm thực vật thay đổi theo độ
cao
+ từ độ cao 800-1800m, nhiệt độ giảm dần, mưa nhiều, rừng hỗn giao phát triển
+ trên 1800m, nhiệt độ giảm, là địa bàn của loài cây lá kim
+trên 2200 là vùng đồng cỏ núi cao
+trên 3000m là băng tuyết vĩnh cửu và băng hà
5.
Các quốc gia thuộc châu đại dương:
Ô-xtrây-li-a; Niu Di-len; Pa-pua Niu Gui-ni; quần đảo Solomon; lien bang Micronesia;
Kiribati; Palau; quần đảo Marshall; Fiji; Jonga; Vanuatu; Tuvalu; Nauru; Samoa




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×