Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các họat động trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.16 MB, 22 trang )

Phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan
Họ và tên: Vũ Thị Oanh
Chức danh: Hiệu trưởng
Học vị: Cử nhân
Địa chỉ: Trường Mầm non Kỳ Phú.
Email:
Điện thoại: 0981059359
Sáng kiến: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm đồ

dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các họat động trong trường mầm non.
Lĩnh vực áp dụng:
Áp dụng trong lĩnh vực phát triển thể chất, nhận thức; Lĩnh vực phát
triển thẩm mỹ, tình cảm, kỹ năng xã hội.
Giải quyết vấn đề thiếu đồ dùng đồ chơi, đồ dùng dạy học trong trường
mầm non; Tiết kiệm chi phí, tận dụng nguyên vật liệu phế thải, nguyên vật liệu
sẵn có ở địa phương, góp phần giáo dục bảo vệ môi trường.
I. Nội dung sáng kiến:
1. Giải pháp cũ thường làm:
Trong nhiều năm qua ĐDĐC trong lớp và ngoài trời chưa được quan tâm
đúng mức, đồ dùng đồ chơi còn thiếu rất nhiều. Đồ chơi trong các lớp mẫu giáo
chỉ đạt 70%, nhà trẻ đạt 50%, có lớp chỉ có ĐDĐC tự tạo của giáo viên dùng để
trưng bày, trẻ không được chơi. Đồ dùng đồ chơi ngoài trời thiếu nhiều ở các
khu lẻ, không thể đáp ứng yêu cầu vui chơi và phát triển thể chất cho trẻ.
Công việc của giáo viên mầm non bận rộn rất nhiều cũng không có nhiều
thời gian đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi.
Công tác chỉ đạo việc làm đồ dùng đồ chơi chỉ sử dụng các biện pháp đơn
giản:
+ Kế hoạch chỉ đạo chỉ diễn ra chủ yếu qua hai hội thi, không mang tính
thường xuyên liên tục;
+ Lựa chọn mẫu đơn giản: Đồ dùng đồ chơi tự làm không bền đẹp mẫu
mã không phong phú;


+ Sử dụng nguyên vật liệu mua là chính, chưa có sự sáng tạo trong việc
lựa chọn nguyên vật liệu;
+ Chỉ đánh giá thông qua sơ kết, tổng kết hội thi, chưa đưa vào tiêu chí
thi đua.
2. Giải pháp mới cải tiến:
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Nhiệm vụ của GDMN là nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ từ 3
tháng tuổi đến 6 tuổi. Mục tiêu GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị
cho trẻ vào lớp 1. Phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua việc tổ chức các
hoạt động vui chơi để giúp trẻ phát triển toàn diện. Vui chơi là hoạt động chủ
đạo trong các trường, lớp mầm non. Để thực hiện hoạt động vui chơi phải có đồ
dùng đồ chơi.

1


Đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) có tác dụng lớn lao đến việc hình thành và phát
triển nhân cách trẻ. Chính những đồ chơi này giúp trẻ được thao tác, được hoạt
động, trải nghiệm, được thể hiện những nhu cầu cá nhân, được phát triển cân
cân đối hài hòa từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.
Trẻ nhỏ cần rất nhiều cơ hội để học và khám phá thông qua việc chúng
chơi hàng ngày. Chơi là cách học phù hợp nhất khi chúng ta muốn trẻ tìm tòi
khám phá cho bản thân chúng. Qua chơi trẻ được phát triển hiểu biết, kỹ năng
trong rất nhiều tình huống khác nhau. Đồ chơi là yếu tố thúc đẩy trẻ em thực
hiện nhiều hành động và thao tác khác nhau có tác dụng rèn luyện thể lực cho
trẻ.
Đối với trẻ em, đồ chơi cũng giống như cuốc cày đối với người nông dân,
máy móc đối với người công nhân, là phòng thí nghiệm đối với nhà khoa học.
Đồ chơi hết sức cần thiết đối với trẻ, nó có tác dụng và ý nghĩa thật to lớn

và sâu sắc đối với trẻ độ tuổi mầm non, vì bất kể một trẻ em nào đều có nhu cầu
chơi và rất yêu quí đồ chơi, chúng sống và hành động cùng với đồ chơi. Đồ chơi
giúp trẻ em tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh, nó giúp các em làm quen
với những đặc điểm, tính chất của nhiều đồ vật, biết được công dụng của chúng
trong sinh hoạt và trong lao động của con người. Đồ chơi còn là phương tiện
giúp trẻ phát hiện ra những mối quan hệ của người với người trong xã hội dần
dần biết gia nhập vào các mối quan hệ đó. Hoạt động với đồ chơi vừa làm thỏa
mãn nhu cầu vui chơi, vừa làm cho đôi bàn tay khéo léo, đôi chân dẻo dai cơ thể
mềm mại, hình dáng phát triển cân đối hài hòa, vừa chuẩn bị cho trẻ vào học
tiểu học vừa có thể tham gia tốt vào cuộc sống xã hội sau này.
Trẻ mầm non luôn có nhu cầu với đồ chơi mới, để thỏa mãn được nhu cầu
đó của trẻ đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn sáng tạo ra nhiều đồ dùng, đồ
chơi phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với tình huống giáo dục trong các
hoạt động.
Ngày nay, trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế phát triển,
đồ chơi cho trẻ cũng rất phong phú, hiện đại. Trong số đó, có những loại đồ chơi
bổ ích, nhưng cũng không ít đồ chơi còn mang tính bạo lực, phi giáo dục, độc
hại đối với trẻ em. Những loại đồ chơi phù hợp để phát triển trí tuệ cho trẻ mang
tính giáo dục càng được bổ sung phong phú đa dạng bao nhiêu thì kích thích
được tính tò mò ham hiểu biết cùng khám phá của trẻ bấy nhiêu. Đồ dùng, đồ
chơi phải phù hợp với quy luật phát triển trí tuệ của trẻ ở đúng độ tuổi mới có
tác động góp phần hình thành và phát triển trí tuệ ở trẻ.
Trước thực trạng hàng loạt đồ chơi Trung Quốc đang bị thu hồi do phát
hiện chứa hàm lượng các chất cấm DEHP, DINP, DBP cực cao gây hại nghiêm
trọng đến sức khỏe của trẻ em.
Theo danh mục sản phẩm bị thu hồi RAPEX của Liên Minh Châu Âu
(EU), cơ quan chức năng bảo vệ người tiêu dùng tại Đức đang tiến hành thu hồi
hàng loạt các sản phẩm đồ chơi Trung Quốc dành cho trẻ em do chứa các chất
hóa học bị cấm sử dụng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người
sử dụng. Theo đó, các sản phẩm bị thu hồi bao gồm: - Búp bê hình em bé có mã

model M-569, mã vạch 5904265136052 do chứa bis-(2-ethylhexyl) phthalate
(DEHP) chiếm 0,21% trọng lượng sản phẩm. - Đồ chơi chú hề bằng nhựa có
2


tên Makeup Clown thuộc nhãn hiệu RAPPA với mã model NO.6488, Article:
903104, STJH110/DH9031, RAPPA 14 -15, mã vạch 903104/062014 có
chứa DEHP lên tới 16,4% trọng lượng sản phẩm. - Bộ đồ chơi cảnh sát mang
tên GUNMAN Super Gun với mã vạch 1-17647-169V-4, 4763715380602 chứa
2% DEHP; 6,6% DBP và 0,3% DINP theo trọng lượng sản phẩm. - Bộ đồ chơi
trang sức bằng nhựa có nhiều màu sắc có tên String Beads với mã
model 559167, No.016, mã vạch 3856007559167 chứa 0,35% DEHP. - Búp bê
nhựa hình ta gái thuộc nhãn hiệu Arbira và Brilliant có mã model và mã vạch
lần lượt là Ref 94207905 - 9420790514074, ref. 55796, WX15-1
- 8430373002219 chứa hàm lượng DEHP cực cao trên 20% so với trọng lượng
sản phẩm. Thu hồi hàng loạt đồ chơi Trung Quốc do chứa các chất cấm gây hại
đến hệ thống sinh sản của trẻ Tất cả các loại đồ chơi kể trên đều thuộc danh mục
đồ chơi 86000000 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OEDC).Theo các
nhà nghiên cứu, chúng đều chứa hàm lượng chất DEHP, DBP, DINP cao vượt
quá mức được phép sử dụng. DEHP là một hợp chất hữu cơ, chất lỏng không
màu và hầu như không có mùi hôi, là một trong các dẫn chất phthalate thường
được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu
núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa… có thể gây hại
nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản.
Là người quản lý trong trường mầm non, hằng ngày chứng kiến việc các
bé tiếp xúc với các loại đồ dùng đồ chơi Trung Quốc, hoặc phải chơi với đồ chơi
cũ, đồ chơi quen thuộc dẫn đến sự nhàm chán, không thu hút được trẻ trong các
hoạt động dẫn đến hiệu quả thu được qua các hoạt động không cao.
Trong thực tế, qua nhiều năm làm công tác quản lý, hàng ngày đi dự giờ,
thăm lớp được tiếp xúc với trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ

nhỏ rất thích được chơi với những đồ chơi mới lạ đặc biệt là những đồ chơi mà
tự tạo của cô giáo hoặc trẻ tự làm ra, nó sẽ tạo cho trẻ cảm giác ngưỡng mộ cảm
phục cô, xen lẫn tự hào vì mình cũng làm ra hoặc góp phần làm ra những sản
phẩm dó. Trong khi đó, những đồ chơi hiện có trong lớp lại mang tính phổ biến,
hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì vậy trẻ sẽ không phát huy được tính
tích cực sáng tạo trong các hoạt động.
Một yếu tố nữa là trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia đình,
thường có rất nhiều sản phẩm bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như vỏ con
chai chai, vỏ chai dầu gội, sữa tắm, lon bia, vỏ hộp sữa, bìa lịch cũ, đĩa CD bị
trầy cũ…và ở nông thôn còn có những nguyên vật liệu mở như hột hạt vỏ cây,
bẹ ngô thân trúc, thân tre, râu ngô…. đó là nguồn vật liệu rất phong phú và đa
dạng, có thể tận dụng làm những việc hữu ích. Nếu chúng ta có ý thức thu gom,
chọn lọc từ nguồn phế thải đó và có ý tưởng làm các đồ dùng, đồ chơi thì có thể
biến những chiếc hộp, bìa to nhỏ thành ô tô, tàu hỏa, nhà cửa, cây cối con vật…
chúng ta có thể sử dụng học toán, học chữ đưa vào các giờ dạy, các góc chơi của
trẻ ở trường mầm non. Làm như vậy chúng ta sẽ tiết kiệm được tiền mua sắm
vật liệu, tạo ra nhiều đồ chơi mới mang tính sáng tạo phong phú cho lớp học của
mình. Những đồ chơi này vừa dễ làm, dễ sử dụng trong các giờ học và các hoạt
động. Qua đó hình thành ý thức tuyền truyền với mọi người xung quanh, từ trẻ
đến phụ huynh học sinh về việc bảo vệ môi trường. Và như vậy, chúng ta đã
3


giảm thiểu được lượng rác thải, giảm chi phí cho việc xử lý rác thải trong vệ
sinh môi trường. Qua việc tái sử dụng, sử dụng nguyên vật liệu sẵn có ở địa
phương chúng ta không những tạo điều kiện cho giáo viên phát huy tính sáng
tạo trong việc làm đồ dùng dạy học mà hình thành ở cô và trẻ những thói quen
giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Muốn vậy mỗi nhà quản lý hãy là người đi dầu, người thổi lửa vào tập thể
sư phạm của mình và vào thế giới xung quanh bằng chính niềm đam mê của bản

thân.
Từ những lý do trên, với cương vị là người quản lý trong trường mầm
non, tôi đã học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước, tích lũy kinh nghiệm
của bản thân qua quá trình thực tế của nhà trường, trước những thiệt thòi của
những đứa trẻ vùng cao “Vùng đặc biệt khó khăn 135” nơi tôi công tác, nơi mà
nền kinh tế của các bậc phụ huynh hầu hết còn khó khăn thì việc trẻ có đồ chơi
riêng đã là cả một vấn đề chứ chưa nói đến đồ chơi an toàn và đảm bảo chất
lượng… tôi xin đưa ra “Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo làm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo phục vụ các hoạt động trong trường mầm non”. Mà tôi đã áp
dụng trong công tác chỉ đạo tự làm đồ dùng đồ chơi của trường mình sau khi đã
có những sản phẩm được tham dự triển lãm đồ dùng đồ chơi cấp sở, cấp Bộ.
Trường Mầm non Kỳ Phú đã không ngừng đầu tư, tìm kiếm các cơ hội và
giải pháp, tạo ra các điều kiện mua sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt
động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.
* Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
+ Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch mua sắm sửa chữa,
thay thế, tự làm đồ dùng đồ chơi;
+ Sưu tầm mẫu đồ dùng đồ chơi trên mạng internet;
+ Tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế;
+ Lên kế hoạch tổ chức chuyên đề hướng dẫn làm đồ dùng đồ chơi cấp
trường;.
+ Phát động tự làm đồ dùng đồ chơi trong hội học hội giảng, tổ chức
triển lãm cấp trường;
+ Đưa vào tiêu chí thi đua, lên kế hoạch tháng, kiểm tra đôn đốc
thường xuyên;
+ Động viên khen thưởng kịp thời;
Nhờ những giải pháp trên mà trong năm học 2015-2016 nhà trường đã
có những bộ sản phẩm được lựa chọn để tham gia triển lãm cấp Phòng, Sở ,
cấp Bộ:
Sau đây tôi xin giới thiệu một số đồ dùng tự làm của nhà trường:

Phục vụ chủ điểm thực vật: Cây khế, cây chuối, cây bưởi, cây xoài
- Vật liệu: Gỗ, xốp lá, xốp mút, đá cuội, dây thép 3 li, 1 li, keo 502, kéo,
bút chì.
- Ứng dụng: Dùng cho trẻ quan sát trong các hoạt động khám phá khoa
học, phát triển nhận thức như học toán, giờ kể chuyện đọc thơ, dùng làm mô
hình, trưng bày ở góc chơi, trang trí trong các công trình xây dựng, hoặc dùng
trang trí lớp học....
- Cách làm các loại cây:
4


* Cây khế:
Đế cây bằng mảnh gỗ hình chữ nhật, thân cây bằng gỗ tròn bọc xốp nâu
uốn thép xung quanh, các cành của cây uốn bằng thép to, các cành lá uốn bằng
thép nhỏ hơn và cắt cành lá khế dùng keo 502 để dán cố định cành lá lên dây
thép, uốn tạo hình sao cho cành cây, tán lá có dáng đẹp. Quả khế gọt bằng xốp
mút có năm múi sau đó dán xốp mầu xanh bên ngoài(quả xanh), xốp vàng(quả
chín) luồn dây thép vào cuống tạo thành chùm khế và buộc cố định vào cây.
Các bạn chú ý khi bộc quả, hay lá chia cành sao cho cân đối hài hòa giữa các
vị trí với nhau nhé. Gắn thêm cỏ vào gốc cây cho thêm phần sinh động:

5


* Cây dừa và cây cau:

Đế cây bằng mảnh gỗ hình chữ nhật, thân cây thân cây bằng gỗ tròn bọc
xốp mầu nâu, các tàu lá dài cắt tỉa răng cưa dùng keo 502 dán đây thép một ly
vào tạo thành sống lá để tạo độ cứng sau đó gập hai bên sống lá xuống một
6



chút tạo ra tầu lá dừa mềm mại. Lá già cắt bằng màu xanh đậm, lá non bằng
màu xanh non được cắt nhỏ hơn, chúng ta cắt các tàu lá to nhỏ khác nhau tùy
vào vị trí của tàu trên thân cây sao cho hợp lý và thẩm mĩ, dùng keo 502 để
gắn. Quả dừa bằng bóng sơn màu xanh. Chúng ta ghép lần lượt từ trên xuống
dưới từ tàu non đến tàu già, xuống dần đến gốc cây. lần lượt từ trong ra ngoài.
* Cây chuối:

Đế cây cũng được làm bằng mảnh gỗ hình chữ nhật, thân cây thân cây
bằng gỗ tròn bọc xốp mầu nâu, các tàu lá chúng ta cắt to bản và dùng kéo cắt
xẻ sâu khoảng 2-3cm hai bên diềm lá, dùng keo 502 dán một sợi đây thép nhỏ
phía sau tàu lá vuốt nhẹ ngược tàu lá ra phía sau ta được gân lá chuối, tầu lá
chuối mềm mại lá già bằng màu xanh thẫm, lá non cắt bằng màu xanh nõn
7


chuối. Quả gọt bằng xốp mút theo hình tháp sau đó gọt võng chỗ giữa quả tạo
độ cong dán xốp mầu xanh bên ngoài làm quả xanh khi dán các bạn chú ý để
núm chuối dài ra để tạo nải, hoa chuối cắt dán bằng giấy xốp mầu cánh sen úp
bên ngoài, bên trong gọt xốp hình tháp kích cỡ to nhỏ tùy vào thân cay và
buồng chuối sao cho hài hòa cân đối.
Chúng ta làm tương tự như vậy với cây xoài, cây bưởi
* Cây xoài:

8


Quả xoài lấy 2 vỏ trai trai rửa xạch ốp vào nhau sau đó dán xốp mầu
xanh bên ngoài (quả xanh), xốp vàng (quả chín). Bạn cắt và khâu rồi nhồi bông

cho mấy chú khỉ tinh nghịch
* Cây bưởi

9


Núi đá, ruộng bậc thang:
- Vật liệu: Chóp của nhà thần tiên bị hỏng không dùng nữa, xốp bọt lót
đồ dùng, xốp mút, đá 1-2, cát, xi măng, dây thép 1 li, kéo, kìm.
- Ứng dụng: Dùng cho trẻ quan sát trong các hoạt động khám phá khoa
học, dùng làm mô hình, trưng bày ở góc chơi, trang trí trong các công trình xây
dựng, hoặc dùng trang trí lớp học....
* Cách làm núi đá
Tận dụng chóp của nhà thần tiên bị hỏng làm cốt (Nếu không có chóp nhà
thần tiên bạn có thể sử dụng bất cứ vật liệu nào hình chóp để thay thế hoặc tạo
hình từ xốp bọt chú ý khi làm từ xốp bọt các bạn phải sử dụng một lớp lưới b40
phía trong cuộn lại thành hình tháp cho chắc nhé, vì xi măng cát và đá 1-2 rất
nặng) sau đó buộc lưới b40 xung quanh, chèn xốp bọt vào những vị trí phù hợp
để tạo sự nhấp nhô của núi, nhờ bàn tay khéo léo của các “nghệ nhân” trộn xi
măng cát, dạng lỏng vừa dùng bay xúc hồ vãi lên trên, tung sỏi, đá 1-2 vào tạo
thành những phiến đá nhấp nhô, gồ ghề rồi cấy thêm cây cỏ hoa lá, con vật cho
sinh động. Cuối cùng dùng sơn xịt màu xanh dương xịt thoáng lên trên cho ra
màu rêu phong của núi. Để khô trong vòng 48h mới được di chuyển.
Sáng tạo và đam mê

10


11



* Ruộng bậc thang:
- Vật liệu: Chóp của nhà thần tiên bị hỏng không dùng nữa, xốp bọt lót
đồ dùng, xốp mút, đá 1-2, cát, xi măng, dây thép1 li, kéo, kìm, .
- Ứng dụng: Dùng cho trẻ quan sát trong các hoạt động khám phá khoa
học, dùng làm mô hình, trưng bày ở góc chơi, trang trí trong các công trình xây
dựng, hoặc dùng trang trí lớp học....
- Cách làm:
Được làm bằng xốp bọt cắt tạo ghép với nhau thành vòng tròn, cố định
bằng tre vót nhỏ như cái đũa làm đinh ghim, ngoài ra ở nhưng nút nối chúng ta
dùng dây đồng để buộc lại cho chắc không khi vận chuyển dễ bị long, ruộng có
3 bậc độ cao của các bậc khoảng từ 7-10cm, độ rộng chênh nhau 10-12cm
đường kính phía trong ruộng bậc thang ôm vòng vừa vào chân núi, mặt ruộng
được quét bằng sơn nâu, xung quanh thành ruộng được bọc xốp vằn nâu.
Sau đó cắt xốp thành bông lúa: cách 1: cắt rời từng hạt rồi gắn vào một
miếng xốp nhỏ 0,2 cm dài 20cm cắt vòng cung cho mềm mại phía sau xốp được
gắn thép 1 li, rồi dùng keo 505 gắn từng hạt lúa lên, cách này kỳ công nhưng
cho ta sản phẩm là những bông lúa đẹp như thật và vô cùng mềm mại, cách 2:
chúng ta vẽ hình bông lúa, hạt lúa rồi cắt, cách này nhanh hơn và cũng đẹp
không kém sau đó gắn vào dây thép quấn xốp bên ngoài đề che phần dây thép
cho khỏi thô gắn lá lúa vào thân cây bằng keo 502 rồi cắm lên ruộng bậc thang
tạo thành những thửa ruộng đặc trưng của Vùng núi Nho Quan kỳ vĩ.
Miệt mài, say xưa

12


Tỉ mỉ

13



Thành quả

14


Cột đèn tín hiệu giao thông:
- Vật liệu: Làm bằng gỗ, cán tre, giấy đề can, xốp màu, băng dính hai mặt
- Ứng dụng: Dùng cho trẻ quan sát trong các hoạt động khám phá khoa
học, phát triển nhận thức, dùng làm mô hình, trưng bày ở góc chơi, sân chơi
giao thông, tích hợp gây hứng thú trong hoạt động thể dục, trang trí trong các
công trình xây dựng ngã tư đường phố, hoặc dùng trang trí lớp học....
- Cách làm
Cột cao 1.2m phía dưới có đế hình chữ nhật bằng gỗ có độ dày 4cm. Biển
tín hiệu đèn dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 40 cm. có một lỗ phía dưới
dùng để gắn vào cán đèn. Bọc giấy đề can hoặc sơn màu phù hợp. Đền được
cắt bằng xốp hình tròn, có dán đề can lên trên để tạo màu sắc đẹp và độ bền khi
sử dụng. Chúng ta chỉ cần dán băng dính 2 mặt là trẻ có thể cho trẻ dán lên cột
đền khi chơi.

Thảm cỏ:
- Vật liệu: Thảm trải nhà cũ, xốp màu, keo 502, nến dính, súng bắn keo,
kéo
- Ứng dụng: Dùng làm mô hình, trưng bày ở góc chơi, trong hoạt động
thể dục dùng cho trẻ trải nghiệm khi nhảy lò cò, khi ném bóng để trẻ có sự so
sánh giữa sàn gạch và thảm….
- Cách làm:
Sử dụng thảm trải nhà cũ và xốp màu cắt tăm thành từng dải dài 20cm,
rộng 4cm rồi cuộn lại với nhau thành từng cụm cỏ cỡ bằng ngón tay út dùng

nến dính gắn thành mảng màu sắc đẹp, tùy theo ý thích mà bạn chọn họa tiết
cho phù hợp.

15


Các con vật sống trong rừng: Hươu, nai, voi, ngựa vằn, hổ, khỉ:
- Vật liệu: Vỏ con chai chai, ruột gối cũ, xốp màu, kéo, keo 502, súng
bắn keo, bút chì, bút dạ, sơn màu, sơn xịt, gỗ, giấy đề can
- Ứng dụng: Dùng cho trẻ quan sát trong các hoạt động khám phá khoa
học, phát triển nhận thức (học toán, học văn học, khám phá môi trường xung
quanh), dùng làm mô hình, trưng bày ở góc chơi, trang trí, hoặc dùng trang trí
lớp học....
- Cách làm:
16


+ Con hươu cao cổ

Ta đã tạo được những con hươu cao cổ đồ chơi này bằng cách cắt hình
con hươu cao cổ trên xốp màu cam sau đó gắn hai hình con hươu cao cổ lại với
nhau, dùng một miếng xốp màu cam gắn làm phần bụng của con hươu cao cổ rồi
ốp vỏ con trai trai đã sơn màu cam lên lưng con hươu cao cổ, sau đó ta dùng bút
dạ vẽ những hình và một số chi tiết trên mình con hươu cao cổ. Để có được
những con hươu cao cổ hoàn chỉnh, đẹp mắt.
+ Con Hổ
Thân con hổ được cắt bằng xốp dầy màu vàng cam, sau đó vẽ hình theo
đặc điểm đặc trưng của hổ là các vằn sau đó ốp ngoài phần mình hổ bằng vỏ
con trai trai. Đế bằng gỗ bọc giấy đề can, sơn màu xung quanh, trang trí thêm
các bụi cỏ cho sinh động.


17


18


+ Ngựa vằn nhìn cũng rất đáng yêu và bắt mắt.

Với giấy xốp màu trắng ta cắt hình con ngựa sau đó gắn hai hình con
ngựa lại với nhau, dùng một miếng xốp cùng màu gắn làm phần bụng của ngựa
ta ốp vỏ con trai trai đã sơn màu trắng lên lưng con ngựa, sau đó ta dùng bút dạ
vẽ vẽ thêm các chi tiết trên mình con Ngựa.
+ Con voi
Để tạo được những con voi này ta cắt hình con voi trên xốp màu sau đó
gắn hai hình con voi lại với nhau, dùng một miếng xốp gắn làm phần bụng và
nhồi bông vào bên trong của voi rồi ta ốp vỏ con trai trai lên lưng con voi, sau
đó ta dùng sơn xịt lên con voi. Để con voi giống như thật ta gắn thêm tai bằng
vỏ con trai trai , ngà voi …vậy là đã làm được những con voi rất đáng yêu.

19


+ Con nai, con dê: bạn làm tương tự như trên và đố với những con vật
khác chúng ta chỉ cần ke mẫu sao cho giống thật và thực hiện nhé.
III. Hiệu quả kinh tế và xã hội dự kiến đạt được
1. Hiệu quả kinh tế:
Tận dụng được nguyên vật liệu thừa, dễ tìm có sẵn, không tốn nhiều tiền
của, hiệu quả đạt được khá cao khi ứng dụng vào các hoạt động trong chăm sóc
giáo dục trẻ ở trường mầm non.

Tiết kiệm được nguồn ngân sách mua sắm các bộ đồ dùng hằng chục triệu
đồng.
1. Hiệu quả xã hội:
Trẻ tham gia thực hiện cùng cô giáo, cùng phụ huynh một cách dẽ dàng ở
mọi lúc, mọi nơi.
+ Thỏa mãn nhu cầu giải trí, vui chơi của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp của trẻ.
+ Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng của trẻ

20


IV. Điều kiện và khả năng áp dụng:
Những mẫu đồ dùng tự tạo trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện,
ứng dụng cho các tiết dạy tại Trường Mầm non Kỳ Phú, đi thi giáo viên dạy giỏi
cấp tỉnh, cấp huyện, trong hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng trang trí lớp.
Được tham gia trưng bày triển lãm đồ dùng cấp đồ chơi huyện Nho Quan
do phòng Giáo dục và Đào tạo Nho Quan tổ chức, được nhân rộng điển hình
trong chuyên dề cấp huyện.
Được tham gia trưng bày triển lãm đồ dùng cấp đồ chơi Tỉnh do sở Giáo
dục và Đào tạo Ninh Bình tổ chức.
Được tham gia trưng bày triển lãm đồ dùng cấp đồ chơi Bộ .
Để phát huy được hiệu quả của việc làm này người cán bộ quản lý giáo
dục mầm non cần: làm tốt những việc sau để vận dụng “Một số kinh nghiệm
trong việc chỉ đạo làm đồ dùng đồ chơi tự tạo phục vụ các hoạt động trong
trường mầm non”:
- Cán bộ quản lý GDMN nói chung, Hiệu trưởng các trường mầm non nói
riêng cần nhận thức được tầm quan trọng của ĐDĐC, chính nó để nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ, từ đó có kế hoạch đầu tư về tài lực, vật lực cho

hoạt động này. Muốn vậy, hiệu trưởng các trường mầm non phải xác định
ĐDĐC là phương tiện giáo dục trong trường mầm non, ĐDĐC trong trường MN
được hiểu như là đồ dùng dạy học, đồng thời như là đồ chơi cho trẻ, phải quan
tâm đến việc tạo ra ĐDĐC cho trẻ bằng cách:
+ Thứ nhất, phải có những giải pháp thiết thực tạo ra các điều kiện mua
sắm, trang bị, tự tạo ĐDĐC phục vụ cho hoạt động chăm sóc, giáo dục trong
nhà trường, đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ.
+ Thứ hai, phải tổ chức cho giáo viên làm ĐDĐC với những nguyên vật
liệu có sẵn ở địa phương, những vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày.Ví
dụ như: mo cau, gáo dừa, tre, trúc, vỏ nghêu, sò, ốc, hến, trai trai, ruột gối, chai
nước khoáng, dầu gội, lon bia…Tóm lại là lựa chọn đồ phế thải phù hợp với ý
21


tưởng
+ Thứ ba, đối với ĐDĐC ngoài trời và những ĐDĐC giáo viên không thể
làm được trường phải xây dựng kế hoạch mua sắm cho trường mình. Ví dụ như:
đu quay, cầu trượt, thang leo, bật bênh…
+ Thứ tư, thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn sử dụng có
hiệu quả ĐDĐC trong trường mầm non để đảm bảo phát triển về thể chất, tình
cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và có tác dụng đến việc hình thành và phát triển nhân cách
trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện..
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp bộ môn để đưa đồ dùng vào tổ
chức các hoạt động một cách hợp lý.
+ Tích cực tham khảo tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi đồng
nghiệp để nâng cao trình độ, hình thức và phương pháp giảng dạy phù hợp.
+ Bản thân giáo viên phải chịu khó, kiên trì, có khả năng tạo hình tốt để
tạo ra sản phẩm đẹp, phù hợp với độ tuổi trẻ.
+ Cần có sự kết hợp với phụ huynh một cách khéo léo, lôi cuốn phụ
huynh để phụ huynh cùng đóng góp các vật liệu đã qua sử dụng.

+ Giáo viên cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho trẻ được tham gia vào các
hoạt động, được tham gia giúp ta những công việc vừa sức, đồ chơi được làm
trên cơ sở hứng thú, theo nhu cầu của trẻ mới đạt hiệu quả cao nhất trong công
tác giáo dục trẻ.
“Hãy bắt tay vào làm bạn sẽ tạo ra niềm đam mê và nảy sinh ý tưởng
sáng tạo”
Qua sáng kiến kinh nghiệm này, tôi rất mong được sự góp ý bổ sung của
các bạn đồng nghiệp để trong công tác chỉ đạo các hoạt động của nhà trường đạt
hiệu quả cao hơn .
Kỳ Phú, ngày 10 tháng 4 năm
2016
Xác nhận của cơ quan đơn vị

Người viết

Vũ Thị Oanh

22



×