A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã
khẳng định được chỗ đứng trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên
và học sinh các trường phổ thông. Thư viện trường học là bộ phận không
thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường, khơi
nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo
và học sinh.
Các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt, đi đôi
với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao
nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước trong việc xây dựng và phát
triển thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng tạo, độc lập và năng động,
những người sẽ làm chủ tương lai trong thế kỷ 21. Đồng thời , thư viện
trường học còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của
giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác,
thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy
và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường,
giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học,
các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác
phẩm mà các em đã đọc, các em sẽ được tiếp cận với trí tuệ, công sức của
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục. Cũng qua đó,
hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con
người, về đất nước, về cuộc sống,
Đối với các thầy cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan
trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho
những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp
cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Đây chính là
con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Các thầy cô giáo sử
dụng những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức
mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường
tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của
1
thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở
nên sôi nổi, sống động.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong qua trình triển khai thực hiện công
tác xây dựng thư viện chuẩn tôi đã rút ra được “Một số kinh nghiệm
trong công tác xây dựng thư viện chuẩn ở trường tiểu học Thiết ống I
– huyện Bá Thước” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Các biện pháp
mà bản thân đưa ra ở đây đã được thực hiện có hiệu quả ở trường trường
tiểu học Thiết ống I - Bá Thước, góp phần cho việc nâng cao chất lượng
dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Nói đến thư viện trường học, từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi
mượn sách và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh trong nhà
trường. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những
năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có
sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 02/01/2003, Bộ
Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn Thư
viện trường phổ thông đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rất cụ thể về cơ
sở vật chất, trang thiết bị; về diện tích không gian, tiêu chuẩn tài liệu và
các hình thức tổ chức hoạt động , chỉ rõ tầm quan trọng của thư viện
trong trường học
Bên cạnh đó, trong thực tế, các em học sinh tiểu học có nhu cầu đọc
sách rất lớn. Tuy nhiên, do nhận thức của các em còn hạn chế nên khả
năng lựa chọn, phân tích chưa tốt. Nếu thư viện tổ chức cho học sinh tiếp
xúc với những cuốn sách có tư tưởng tốt thì sẽ để lại những ấn tượng tốt
đẹp và lâu dài, có tác dụng tốt trong việc hình thành tư tưởng, tình cảm
của các em. Với ý nghĩa là “người thầy thứ hai” của học sinh, là người
bạn dẫn đường của các em, thư viện thực sự có tác dụng nối tiếp, hoàn
2
thiện việc lên lớp giảng dạy của giáo viên, là “trường học thứ hai ” của
học sinh. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn
đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình.
Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng trường học đạt
Chuẩn quốc gia, thư viện nhà trường đạt chuẩn trong cả nước nói chung
và huyện Bá Thước nói riêng đang được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của
các cấp ủy đảng, chính quyền và các trường học. Và trường Tiểu học
Thiết ống I cũng là một trong những trường đang được quan tâm xây
dựng thư viện đạt chuẩn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1. Đặc diểm tình hình nhà trường.
* Thuận lợi :
Trường tiểu học Thiết ống I – Bá Thước đã được công nhận chuẩn
quốc gia mức độ I vào năm 2000 và được công nhận lại vào năm 2010.
Trường luôn đón nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp,
các ngành, sự đồng tỉnh ủng hộ của nhân dân địa phương cũng như cha
mẹ học sinh (HS). Đội ngũ giáo viên (GV) nhà trường có trình độ chuyên
môn vững vàng, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và luôn sẵn sàng đổi
mới. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo cho dạy học 2 buổi/ ngày và
đủ số lượng phòng cũng như diện tích cho xây dựng thư viện tiên tiến.
Thư viện nhà trường đã được xây dựng nhiều năm nay và có hoạt động.
Các em học sinh của nhà trường chăm ngoan, ham học hỏi, tìm tòi.
Đây chính là những điều kiện hết sức thuận lợi để nhà trường xây
dựng thư viện đạt chuẩn một cách tốt nhất.
* Khó khăn :
Nhà trường rất thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng thư viện
chuẩn, thư viện tiên tiến, xuất sắc. CSVC cũng như các trang thiết bị của
thư viện còn thiếu thốn nhiều ; số lượng tài liệu sách báo trong thư viện
còn ít ; nhân viên làm công tác thư viện chỉ kiêm nhiệm nên nghiệp vụ về
thư viện rất hạn chế ; tỷ lệ bạn đọc đến với thư viện chưa nhiều ; các hoạt
3
động của thư viện nhà trường đã có, tuy nhiên chưa được thường xuyên
và hiệu quả chưa cao.
2. Thực trạng công tác thư viện ở trường Tiểu học Thiết ống I.
2.1. Về cơ sở vật chất.
Bảng 1 : Phòng thư viện và các trang thiết bị chuyên dùng:
Phòng đọc + kho
sách
Giá
sách
(cái)
Tủ
đựng
tài liệu
(cái)
Chỗ đọc (chỗ) Sổ lục lục,
bảng giới
thiệu sách
Thiết
bị nghe
nhìn
Số
lượng
Diện
tích
GV HS
1 phòng 35 m
2
3 2 10 10 0 0
Xét về mặt bằng chung toàn huyện, trong khi rất nhiều trường tiểu
học còn chưa có phòng để làm thư viện thì trường Tiểu học Thiết ống I
cũng đã tạm đủ điều kiện cho hoạt động của thư viện. Song, đối chiếu với
tiêu chuẩn của thư viện chuẩn thì diện tích phòng đọc, kho sách chưa đủ
diện tích (tối thiểu phải đạt 50 m
2
) ; tủ, giá sách chưa đạt yêu cầu. Đặc
biệt là số chỗ ngồi đọc trong cho giáo viên và học sinh còn ít, các phương
tiện nghe nhìn, trang thiết bị để giới thiệu sách với bạn đọc chưa có. Điều
này đòi hỏi nhà trường phải có sự quan tâm đầu tư, đảm bảo các điều kiện
thiết yếu thì hoạt động của thư viện mới đạt được hiệu quả cao.
2.2. Về sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục.
Bảng 2 : Số lượng sách, báo, tạp chí trong thư viện qua một số năm
học:
Năm học
Tổn
g số
HS
HS
diện
chín
h
sách
Tổng
số
CBG
V
SGK Sách
nghiệp vụ
Sách
tham
khảo
Tên
báo,
tạp
chí
(loại)
Bản
đồ,
tranh
ảnh
(tờ)
Số bộ Tên
sách
Số
bản
Tên
sách
Số
bản
2009-
2010
343 198 25 127 301 317 102
7
242
5
3 725
2010- 357 172 25 158 368 497 136 263 4 737
4
2011 4 3
Qua số liệu trên ta thấy số lượng tài liệu trong thư viện nhà trường
có đầy đủ các chủng loại theo quy định, hàng năm nhà trường đều có
nguồn tài liệu bổ sung thêm.
Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng cho thấy rằng : Số lượng sách giáo
khoa (SGK) chưa đủ để 100% HS thuộc diện chính sách được thuê, mượn
sách ; mỗi đầu sách tham khảo (STK) chưa đủ từ 3 – 5 bản ; số đầu báo
theo quy định còn thiếu ; bản đồ, tranh ảnh chưa đáp ứng được 2 lớp cùng
khối có 1 bộ.
2.3. Về nghiệp vụ công tác thư viện.
Mặc dù thư viện nhà trường đã phát huy được vai trò của mình
trong việc hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của GV và HS, nhưng về
nghiệp vụ công tác thư viện còn hạn chế, các loại hồ sơ theo quy định còn
chưa đầy đủ, việc cập nhật các số liệu chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Bên
cạnh đó, nhân viên làm công tác thư viện chỉ kiêm nhiệm (vừa làm Tổng
phụ trách Đội vừa kiêm nhiệm thư viện). Chính vì vậy việc làm kỹ thuật
sách, việc mô tả, đăng ký các loại tài liệu theo quy định thư viện chuẩn
còn hết sức lúng túng, thiếu mạng lưới cộng tác viên để hỗ trợ cho việc
xây dựng thư viện.
Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn của nhà trường trong công
tác xây dựng thư viện chuẩn. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp
cụ thể, tích cực và đồng bộ với sự chỉ đạo sát sao của nhà trường thì công
tác xây dựng thư viện Chuẩn mới thành công .
2.4. Hoạt động của thư viện.
Hàng năm, thư viện nhà trường đã đi vào hoạt động tương đối có
hiệu quả trong việc cho thuê, mượn SGK và các tài liệu tham khảo, đã tổ
chức được một số hoạt động nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện cũng
như phát động các phong trào tặng sách, góp sách vào thư viện nhà
trường.
Bảng 3 : Bảng thống kê tình hình bạn đọc qua một số năm học:
5
Năm học
Số lượt đọc của CBGV Số lượt đọc của HS
SNV STK Báo, tạp
chí
STN STK Báo
2009-2010 250 108 97 925 482 745
2010-2011 286 256 104 1030 557 810
Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng tỷ lệ bạn đọc đến với
thư viện hạn chế, đặc biệt, tỷ lệ tài liệu tham khảo nhằm mục đích nâng
cao, mở rộng kiến thức cho GV và HS còn rất ít. Từ thực tế này đòi hỏi
thư viện nhà trường phải có những hoạt động thật sự phong phú, đa dang
mang tính chất thi đua mới có tác dụng
thu hút bạn đọc đến với thư viện.
Nhà trường chúng tôi xác định rằng : thuận lợi là cơ bản nhưng khó
khăn không phải là ít. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của ban giám hiệu,
của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, với sự quan tâm
giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức đoàn
thể, của nhân dân địa phương và phụ huynh HS nhà trường đã tập trung
tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện, nâng cao chất lượng về nghiệp
vụ cũng như hoạt động của công tác thư viện với mục tiêu: Phấn đấu xây
dựng nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt nhất, thư viện có điều
kiện tốt nhất nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường, là
địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương cũng như phụ huynh HS, đáp
ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ hội nhập.
III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯ
VIỆN CHUẨN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG I - HUYỆN
BÁ THƯỚC.
1. Tổ chức tham quan học tập các thư viện chuẩn của huyện bạn.
Vào tháng 10 năm 2011, Phòng Giáo dục & Đào tạo Bá Thước
mà trực tiếp là bộ phận Giáo dục Tiểu học đã tổ chức cho các Trường
Chuẩn quốc gia và Cận chuẩn trong huyện đi tham quan học tập kinh
6
nghiệm về công tác xây dựng thư viện chuẩn của huyện Thạch Thành –
Thanh Hóa.
Để các nhà trường tiếp cận cụ thể hơn về các bước tiến hành xây
dựng thư viện, bộ phận Giáo dục Tiểu học tiếp tục mời chuyên viên của
Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Định về tập huấn cách làm cụ thể
trong quy trình làm nghiệp vụ thư viện như mô tả phân loại sách báo,
cách làm hồ sơ, sổ sách…
Đồng thời, Phòng Giáo dục & Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo
sát sao, thường xuyên, liên tục đối với các nhà trường về các nội dung
như : việc bố trí, sắp xếp lại thư viện, quy trình tiến hành làm kỹ thuật
sách, tăng cường công tác kiểm tra tiến độ triển khai công tác thư viện
các trường học v.v…
Cách làm trên đã hỗ trợ các nhà trường rất lớn trong những bước
đi đầu tiên khi mà kinh nghiệm xây dựng thư viện của các nhà trường còn
quá ít ỏi.
2. Bám sát các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện.
Các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện chuẩn là căn cứ
pháp lý để các nhà trường thực hiện đúng theo quy định của việc xây
dựng thư viện chuẩn. Chính vì vậy đòi hỏi nhà trường phải nắm vững và
bám sát các văn bản của các cấp.
Cụ thể: - Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01
năm 2003
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn
thư viện
trường phổ thông;
- Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6 tháng 11 năm 1998
về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông;
- Công văn số 11185/GDTH, ngày 17 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn
thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông;
7
- Các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện chuẩn của Phòng
GD&ĐT Bá Thước.
Căn cứ vào nội dung cụ thể của các văn bản, nhà trường đã tiến
hành xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường
cũng như địa phương.
3. Tăng cường cơ sở vật chất của thư viện:
Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cùng với việc làm tốt
công tác xã hội hóa giáo dục, sự năng động, sáng tạo trong công tác quản
lý nên trong những năm qua, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng
khang trang theo hướng chuẩn hóa. Khuôn viên nhà trường luôn xanh –
sạch – đẹp – thân thiện có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học. Đây
chính là điều kiện quan trọng đầu tiên để xây dựng thư viện chuẩn. Nhà
trường chúng tôi đã chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất của thư viện
cụ thể như sau:
3.1. Xây dựng phòng đọc:
Thư viện được đặt ở nơi thuận tiện, trung tâm của nhà trường để
thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. Nhà trường đã dành 2 phòng
với diện tích 90m
2
, bao gồm phòng đọc 60m
2
được chia thành 2 khu vực:
khu vực đọc của giáo viên và khu vực đọc của học sinh. Phòng đọc được
trang bị đầy đủ ánh sáng, quạt… đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa
đông.
Đồng thời tiến hành trang trí phòng đọc theo quy định chung của
thư viện chuẩn theo hướng thân thiện, như có bảng giới thiệu sách, nội
quy thư viện, biểu đồ phát triển bạn đọc, các câu khẩu hiệu, tranh ảnh…
3.2. Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng:
Sau khi xây dựng kế hoạch xây dựng thư viện chuẩn, việc quan
tâm đầu tiên của nhà trường là mua sắm, bổ sung thêm các trang thiết bị
chuyên dùng. Bằng nguồn kinh phí như : tiết kiệm chi thường xuyên hàng
tháng của nhà trường, tham mưu cho chính quyền địa phương hỗ trợ thêm
8
trang thiết bị cho Thư viện theo nghiệp vụ quản lý thư viện nhằm phù hợp
với xu thế phát triển chung. Cụ thể:
- Giá sách: đóng mới, bổ sung thêm 6 giá sách.
- Tủ đựng tài liệu: 02 cái. 01 tủ làm việc và thư. 01 tủ đựng sách
pháp luật.
- Bàn đọc của học sinh: 18 bộ với 36 chỗ ngồi.
- Bàn đọc giáo viên: 10 bộ với 20 chỗ ngồi.
- Sổ mục lục, bảng giới thiệu sách: nhằm giúp cho cán bộ giáo
viên và học sinh trong việc mượn sách một cách nhanh chóng, thuận tiện.
- 01 ti vi phục vụ cho việc nghe nhìn của học sinh, 01 máy tính
hòa mạng phục vụ cho công tác quản lý của thủ thư , đồng thời giúp cho
việc tìm kiếm thông tin của cán bộ giáo viên.
3.3. Xây dựng kho sách đáp ứng yêu cầu:
Kho sách của nhà trường là phòng kiên cố, cao ráo với diện tích
30m
2
, các ấn phẩm, tài liệu, sách báo… được sắp xếp một cách khoa học
và bảo quản tốt. Sách được chia làm 3 bộ phận:
- Sách giáo khoa: bao gồm sách bài học và sách bài tập, nhà
trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo 100% học sinh
thuộc diện chính sách được mượn.
- Sách nghiệp vụ của giáo viên: sách nghiệp vụ của giáo viên bao
gồm các văn bản nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của
Nhà nước, của ngành, các tài liệu hướng dẫn phù hợp với bậc Tiểu học và
nghiệp vụ quản lý của nhà trường. Đảm bảo mỗi tên sách nghiệp vụ
trong thư viện nhà trường có 1 bản
bản/giáo viên và 3 bản lưu tại Thư viện.
- Sách tham khảo bao gồm các sách công cụ, tra cứu như từ điển,
tác phẩm kinh điển (mố tên sách có từ 3 bản trở lên). Sách tham khảo của
các môn học, sách mở rộng kiến thức, sách truyện thiếu nhi… mỗi tên
sách có từ 3 – 5 bản.
9
3.4. Báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa:
- Báo, tạp chí: Thư viện nhà trường đã có báo Nhân dân, Giáo
dục & thời đại, báo Thanh hóa, Thiếu nhi dân tộc, tạp chí Giáo dục Tiểu
học, báo Măng non và được đặt mua định kỳ đáp ứng nhu cầu cập nhật
thông tin cho giáo viên và học sinh.
- Bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa: đảm bảo đủ các loại do nhà xuất
bản Giáo dục và đào tạo sản xuất và phát hành. Mỗi loại được tính tối
thiểu 2 lớp cùng khối/bản.
Hàng năm, nhà trường đã đầu tư khoản kinh phí hơn 9 triệu đồng
để bổ sung thêm các tài liệu cũng như sách, báo.
4. Về nghiệp vụ thư viện.
Chỉ đạo nghiệp vụ thư viện là một nội dung tương đối phức tạp,
đòi hỏi người hiệu trưởng phải hiểu biết về nghiệp vụ thư viện, trên cơ sở
đó chỉ đạo cán bộ phụ trách thư viện thực hiện đúng yêu cầu về nghiệp vụ
của công tác thư viện. Đồng thời cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện
để điều chỉnh kịp thời.
Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua nhà trường
chúng tôi đã tién hành với các biện pháp sau:
4.1. Mô tả, phân loại, làm kỹ thuật sách.
Sách trong thư viện phải được phân loại, mô tả và đánh số cá
biệt riêng. Cách đánh số cá biệt thực hiện theo đúng nghiệp vụ thư viện.
Thư viện phải có hai loại dấu : Dấu chữ “M” và dấu “Thư viện”.
Mỗi bản sách được đóng dấu ở 3 trang. Trang bìa sách đóng dấu “M” và
ghi tên loại sách và số cá biệt của cuốn sách. Trang tên sách và trang 17
đóng dấu “Thư viện” đều có cách ghi giống nhau, đó là : ghi năm nhập
vào kho thư viện /số đăng ký cá biệt. Mỗi loại sách lại được đánh một số
cá biệt riêng theo quy định của nghiệp vụ thư viện.
10
Từng loại sách phải được sắp xếp riêng trên từng giá khác nhau.
Nếu số lượng sách trong thư viện lớn thì phải có dấu hiệu chỉ dẫn để
thuận tiện cho việc mượn, kiểm kê, bảo quản sách, có thể đánh số lần
lượt theo thứ tự khoảng cách từ 50 – 100 – 150 – 200 - 250 v.v…. giúp
cho việc cho mượn sách theo số đăng ký cá biệt được dễ dàng, nhanh
chóng.
4.2. Đăng ký, sắp xếp theo đúng nghiệp vụ thư viện.
Muốn quản lý tốt thư viện, từng ấn phẩm phải được đăng ký, vào
sổ tài sản của nhà trường để theo dõi và kiểm kê, dựa vào sổ đăng ký của
thư viện chúng ta có thể biết được số lượng từng loại sách, báo, tạp chí,
tranh ảnh, băng đĩa giáo khoa; biết được tổng kinh phí của thư viện. Đồng
thời cũng biết được chất lượng sách báo trong kho, trên cơ sở đó định ra
phương hướng phục vụ và nâng cao ý thức trách nhiệm cho GV và HS
trong trường về công tác bảo quản sách và công tác thư viện.
Chính vì vậy, nhà trường chúng tôi đã mua đầy đủ các loại sổ
sách theo quy định. Ngoài ra mỗi loại sổ lại có phương pháp đăng ký
riêng theo yêu cầu nghiệp vụ thư viện, đó là :
- Sổ đăng ký tổng quát : Sổ đăng ký tổng quát được cập nhật
trong cả năm học, bắt đầu từ tháng 8 của năm trước và sẽ được tổng hợp,
chốt sổ vào tháng 6 của năm sau (tức là cuối mỗi năm học). Bất kỳ một
lại ấn phẩm nào khi nhập vào thư viện đều phải vào sổ này đầu tiên. Khi
vào sổ phải ghi đầy đủ các thông tin từ ngày nhập sách vào kho, đến số
lượng sách báo, số tiền, nguồn cung cấp, đồng thời phải phân loại số
lượng từng loại sách như SGK, SNV, STK …
- Sổ đăng ký sách giáo khoa: Sổ này dùng để đăng ký toàn bộ
SGK có trong thư viện. SGK được sắp xếp vào giá để sách riêng, có ghi
biển chỉ dẫn sách của từng khối lớp nhằm tiện lợi trong việc cho mượn
sách.
11
- Sổ đăng ký cá biệt. Gồm 3 quyển: Sổ đăng ký sách nghiệp vụ,
đăng ký sách tham khảo, đăng ký sách thiếu nhi. Cách làm các loại sổ này
phải đầy đủ 10 cột theo quy định của nghiệp vụ thư viện.
- Sổ mượn sách của GV và HS.
- Sổ thống kê bạn đọc.
- Sổ theo dõi lượt đọc của GV, HS.
Yêu cầu của việc đăng ký sách, báo rất chặt chẽ, sổ đăng ký phải
thống nhất, khi vào sổ phải viết sạch sẽ, rõ ràng, không nhầm lẫn; khi tẩy
xóa phải báo với cán bộ phụ trách thư viện và phải đóng dấu thư viện vào
chỗ tẩy xóa. SGK cho mượn phải vào sổ riêng, khi đăng ký phải đối chiếu
với chứng từ, nếu khác nhau phải báo cáo với phụ trách và lập biên bản
giải quyết.
4.3. Xây dựng mục lục thư viện.
Tùy theo quy mô của thư viện từng nhà trường để xây dựng mục
lục thư viện. Việc xây dựng mục lục có thể chia theo hai loại: mục lục
phân loại và mục lục chữ cái.
Đối với thư viện trường tiểu học Thiết ống I, chúng tôi biên soạn
theo mục lục chữ cái. Mỗi loại sách đều được sắp xếp theo vần a – b.
Việc xây dựng mục lục theo bảng chữ cái có tác dụng giúp bạn đọc dễ
dàng chọn được cuốn sách cần tìm một cách dễ dàng.
Ví dụ : Khi tìm cuốn sách “Bác Hồ với thiếu nhi”, bạn đọc chỉ
cần tìm phần chữ cái âm B trong mục lục, cuốn sách có trong thư viện
hay không sẽ tìm thấy rất nhanh chóng.
Mỗi loại sách được biên soạn thành từng loại mục lục khác nhau.
Tối thiểu trong thư viện phải có ít nhất ba quyển : mục lục sách nghiệp
vụ, mục lục STK, mục lục STN. Có bảng hướng dẫn sử dụng mục lục
một cách cụ thể, dễ hiểu, ngắn gọn, thuận lợi trong việc tìm kiếm.
4.4. Biên soạn thư mục phục vụ giảng dạy và học tập.
12
Thư mục sách được biên soạn theo từng môn học, hoặc có thể
theo chủ đề, chủ điểm gắn với chủ điểm trong trường học. Hàng năm cán
bộ làm công tác thư viện phải tổ chức biên soạn được từ 2 đến 3 thư mục
phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Thư mục phải thể hiện được một
cách khái quát nội dung những cuốn sách đang đề cập đến, cách thức
trình bày ngắn gọn, cô đọng, dễ hiểu và có sức thu hút bạn đọc.
Trong năm học vừa qua thư viện trường tiểu học Thiết ống I
chúng tôi đã tập hợp sách để hình thành nhiều thư mục giới thiệu sách
theo chủ đề, cụ thể là thư mục "Tâm tình nhà giáo" được ra mắt bạn đọc
nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2013; hoặc để
hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh", Thư viện cũng đã tập hợp sách và tài liệu để xây dựng "Thư
mục về Bác Hồ", cùng với các Thư mục phục vụ cho các chuyên đề của
chuyên môn như : Toán , Tiếng Việt, thư mục Giáo dục đạo đức cho học
sinh Tiểu học .… Đây là một trong những hình thức tuyên truyền giới
thiệu sách và tài liệu cho bạn đọc đạt hiệu quả cao nhất về mặt số lượng
cũng như chất lượng.
4.5. Xây dựng nội quy thư viện.
Để thư viện hoạt động có hiệu quả, nề nếp, khoa học giúp bạn
đọc đều tuân thủ theo quy định chung thì phải có nội quy thư viện. Khi
xây dựng nội quy thư viện, nhà trường chúng tôi đã căn cứ vào các văn
bản pháp quy về công tác thư viện, vào điều kiện cụ thể của nhà trường
để xây dựng một cách phù hợp nhất. Nội quy xây dựng phải đảm bảo các
yêu cầu, đó là : các tiêu chí phải rõ ràng, cụ thể, dễ thực hiện, những quy
định không trái với văn bản, có tính khả thi. Đồng thời nội quy mang tính
giáo dục các em học sinh ý thức giữ gìn, bảo vệ thư viện.
Sau khi xây dựng xong nội quy, trước khi ban hành, chúng tôi đã
tiến hành phổ biến để cán bộ GV, học sinh của nhà trường nắm rõ và tổ
chức thực hiện. Nội quy được dán ở cửa thư viện để mọi người có ý thức
13
thực hiện tốt. Có như vậy mới hình thành nề nếp sinh hoạt, thói quen văn
hóa thư viện cho cán bộ GV, nhân viên, học sinh, hạn chế được những
việc làm tùy tiện.
5. Công tác tổ chức và hoạt động của thư viện.
Xây dựng thư viện chuẩn là việc làm không những đòi hỏi tập
trung nhiều công sức mà còn phải tập trung sự đầu tư về kinh phí, về vật
chất. Như vậy, việc xây dựng thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến, xuất sắc
không phải là dễ. Tuy nhiên để thư viện đi vào hoạt động một cách
thường xuyên, có hiệu quả, không bị lãng phí công sức, tiền của quả là
một vấn đề không dễ chút nào.
5.1. Công tác tổ chức thư viện.
Vào đầu năm học, nhà trường đã thành lập tổ công tác thư viện,
do đồng chí hiệu trưởng làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của thư
viện. Cán bộ phụ trách thư viện của nhà trường không có chuyên môn về
thư viện, chính vì vậy nhà trường đã hợp đồng một nhân viên có nghiệp
vụ về công tác thư viện.
Đồng thời, các thành viên của tổ công tác thư viện bao gồm: Đại
diện các tổ chuyên môn, tổ văn phòng, đại diện HS các khối lớp. Số
lượng của tổ công tác nhà trường chúng tôi gồm 11 thành viên. Số lượng
này tùy theo tình hình thực tế về yêu cầu công tác thư viện của mỗi nhà
trường.
Ngoài ra, để xây dựng mạng lưới cộng tác viên hỗ trợ về công tác
thư viện trong việc làm kỹ thuật sách, kiểm kê sách, hay các phong trào
vận động quyên góp sách, ngày hội sách, v.v…. nhà trường đã chọn mỗi
lớp 1 học sinh năng nổ, nhiệt tình, có năng lực làm công tác viên. Thực
tế, trong quá trình xây dựng thư viện chuẩn vừa qua của nhà trường
chúng tôi, đội ngũ cộng tác viên đã có nhiều đóng góp cho sự thành công
của thư viện nhà trường.
5.2. Hoạt động của thư viện.
14
Công tác thư viện trong trường tiểu học phải đáp ứng được yêu
cầu nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đạt được mục tiêu của giáo
dục tiểu học, vì thế công tác thư viện không chỉ dừng lại ở chỗ “Nhà to,
kho rộng, sách nhiều, phương tiện kỹ thuật hiện đại” mà điều quan trọng
hơn là thư viện phải được tổ chức hoạt động, khai thác, sử dụng có hiệu
quả, có nghĩa là phải thu hút được nhiều GV và HS đến với thư viện.
5.1.1. Cung ứng sách, báo, tạp chí.
Cung ứng sách báo là hoạt động hết sức cần thiết và quan trọng
trong trường tiểu học, bởi vì học sinh tiểu học còn nhỏ tuổi, việc lựa chọn
các loại sách phù hợp với việc học tập kiến thức cơ bản cũng như nâng thì
cần phải có sự hướng dẫn của nhà trường về mua SGK, tài liệu tham khảo
trong điều kiện thị trường sách đa dạng và rất phức tạp như hiện nay.
Đồng thời, cung ứng sách, báo, tạp chí của thư viện nhằm giúp GV cập
nhật thông tin, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng đội ngũ
cán bộ GV.
Bên cạnh đó, đối với HS trường chúng tôi, đã số là HS dân tộc
thiểu số,
điều kiện kinh tế gia đình các em còn rất nhiều khó khăn, sự quan tâm
đến sách vở, sự đầu tư cho con cái học hành của phụ huynh còn rất hạn
chế. Chính vì vậy việc cung ứng sách, báo cho thư viện để các em được
mượn là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa.
Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua chúng tôi
đã cung ứng tài liệu sách báo bằng các nguồn như :
- Tiếp nhận sách giáo khoa, sách truyện thiếu nhi do dự án tài trợ
các huyện nghèo theo chương trình 30a của Chính phủ.
- Trong năm học 2012-2013, nhà trường đã đầu tư mua bổ sung
tài liệu sách tham khảo về các môn học, các loại báo, tạp chí … với tổng
trị giá gần mười triệu đồng.
15
- Hàng năm, nhà trường đều phát động phong trào “Góp một
cuốn sách quý để đọc 100 cuốn sách hay”, phong trào “Góp sách cũ tặng
bạn nghèo” trong toàn trường, được từ 800 đến 1000 cuốn sách.
- Tuyên truyền rộng rãi đến cha mẹ học sinh, các cá nhân hảo tâm
cho tặng sách cho thư viện.
5.2.2. Giới thiệu tuyên truyền sách, báo.
Việc giới thiệu sách, báo là công việc cần thiết phải làm đối với
thư viện. Đối với trường tiểu học thì việc giới thiệu sách báo là điều cực
kỳ quan trọng bởi vì, nó có tác dụng định hướng ban đầu cho các em biết
cách chọn và đọc sách. Hiện nay, sách báo rất phòng phú, HS và cha mẹ
HS cần biết sử dụng như thế nào cho phù hợp. Đồng thời việc tuyên
truyền, giới thiệu sách còn giúp bạn đọc biết, nhằm thu hút HS và GV đến
với thư viện.
Trong thời gian qua, thư viện nhà trường chúng tôi thường giới
thiệu sách thông qua các hình thức như : nói chuyện dưới cờ về sách theo
chủ điểm tháng, tin vắn về sách trên bảng tin, kết hợp với việc hình thành
các thư mục theo chủ đề của năm học hoặc theo nhóm kiến thức các môn
học như Toán, Tiếng Vệt, Đạo đức v v… Qua các hình thức như vậy,
việc thông tin tuyên truyền sách đến độc giả trong trường cũng đã có
được những thành công nhất định. Nhiều thầy cô giáo tâm huyết với sách
và các em học sinh say mê sách đã tìm đến thư viện để có cho mình
những trang chữ đầy ý nghĩa.
Năm học 202-2013, Thư viện đã có ý tưởng mới mẻ và đã thực
hiện nhằm nâng cao tác dụng tuyên truyền giới thiệu sách. Đó là hình
thành nhóm “Tuyên truyền giới thiệu sách” của thầy cô giáo và các em
học sinh. Nhóm "Tuyên truyền giới thiệu sách" của nhà trường đã có
nhiều hoạt động tích cực và bổ ích. “Trang sách hồng” được đặt ở tiền
sảnh của nhà trường là nơi đăng tải các bài giới thiệu sách của giáo viên
và các em học sinh nhằm giới thiệu những tác phẩm hay mà các em đã
16
đọc ở thư viện. Rất nhiều bài viết ở nơi này đã thực sự lôi cuốn bạn đọc
đến với tác phẩm.
Vào buổi chào cờ đầu tiên sau Tết Nguyên Đán, Thư viện và
nhóm sách đã phát động và tổ chức "Ngày hội tặng sách đầu xuân".
Nhóm tuyên truyền sách đã huy động sách từ các thành viên và nhận
được nhiều sự ủng hộ từ phía các thầy cô và các bạn học sinh trong toàn
trường, đã thành lập được “Tủ sách của em” đặt tại phòng đọc để phục
vụ cho việc đọc tại chỗ trong các giờ giải lao. Ngoài ra, nhóm tuyên
truyền giới thiệu sách cùng Thư viện nhà trường còn có nhiều hoạt động
khác như:
- Giới thiệu sách thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp : Thông qua
các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt Đội để giới thiệu
sách. Cán bộ phụ trách thư viện chuẩn bị nội dung bài giới thiệu, xen kẽ
giữa nội dung sinh hoạt Đội sẽ lồng ghép phần giới thiệu sách.
- Giới thiệu thông qua các buổi chào cờ đầu tuần : Nội dung giới
thiệu phải ngắn gọn, từ ngữ gần gũi, dễ hiểu và có tác dụng thu hút đối
với học sinh tiểu học.
Hình thức này chúng tôi thường áp dụng để điểm sách, giới thiệu
sách mới nhập về, nêu gương tốt trong phong trào đọc sách và làm theo
sách của nhà trường.
- Thông qua các cuộc họp : Như họp cán bộ GV nhà trường, qua hội
nghị cha mẹ HS, qua sơ kết, tổng kết các đợt thi đua, tổng kết năm học….
5.2.3. Định hướng văn hoá đọc cho học sinh.
Văn hoá đọc luôn là một nét đẹp của đời sống văn hoá xã hội,
góp phần xác định và tôn vinh các giá trị tinh thần, là thước đo trình độ
dân trí, đồng thời là công cụ hữu hiệu để bồi đắp và nâng đỡ tâm hồn.
Hiện nay, văn hoá đọc đang bị chèn ép bởi sự phát triển như vũ bão của
công nghệ thông tin và các phương tiện nghe nhìn khác. Để chạy theo
kinh tế thị trường khó tránh khỏi việc xuất hiện tràn lan các ấn phẩm giật
17
gân, câu khách, kém chất lượng… Muốn bảo vệ và nâng cao văn hoá đọc
phải biết cách làm cho người đọc biết đến sách, cảm thụ đúng cái hay, cái
đẹp của tác phẩm và đón nhận chúng một cách tự giác nhất. Vì vậy, thư
viện nhà trường chúng tôi luôn chú ý đến công tác tuyên truyền, giới
thiệu sách báo và không ngừng tìm tòi, phát triển thêm nhiều hình thức
tuyên truyền sinh động, hấp dẫn mới nhằm đưa sách báo đến với bạn đọc,
góp phần tích cực trong việc chấn hưng văn hoá đọc trong nhà trường nói
riêng và cộng đồng nói chung.
Thấy được vị trí đặc biệt quan trọng đó, trong thời gian qua nhà
trường chúng tôi đã quan tâm xây dựng thư viện trở thành môi trường
thuận lợi để HS được tiếp xúc với sách, báo, hình thành thói quen văn hóa
lành mạnh, góp phần phát triển nhân sách tốt đẹp cho HS. Cụ thể là :
- Xây dựng chương trình và lịch đọc sách cụ thể cho từng lớp.
Do điều kiện HS đông, nên nhà trường chúng tôi phân lịch đọc cho
mỗi lớp từ 1 – 2 lần đọc / 1 tuần. Hình thức tổ chức cho từng khối lớp
cũng có sự khác nhau.
Ví dụ : + Đối với HS lớp Một, do khả năng đọc của các em còn hạn
chế nên trong học kỳ I, nhà trường chỉ tổ chức cho các em xem băng đĩa
về giáo khoa. Sang học kỳ II mới tổ chức cho các em đọc các truyện tranh
có nội dung đơn giản, nhiều kênh hình, kênh chữ ít.
+ Với HS lớp Hai thường tổ chức cho các em đọc sách tập thể, tức
là cử đại diện đọc tốt của lớp để đọc cho các bạn cùng nghe, kết hợp xen
kẽ với đọc cá nhân.
+ Với HS các lớp Ba, lớp Bốn, lớp Năm : Tổ chức cho các em đọc
cá nhân, đọc hiểu là chính, bởi vì các em đã có khả năng hiểu được nội
dung chuyện, đã có những cảm thụ ban đầu về tác phẩm các em đọc.
- Định hướng đọc cho HS: Khi HS tìm mượn sách, cán bộ phụ trách
thư viện phải định hướng cho các em những loại sách nào phục vụ cho
chương trình học tập thiết thực nhất cho HS, nhằm trách việc các em chọn
18
sách theo cảm tính, những loại sách không phù hợp với trình độ từng khối
lớp.
5.2.4. Cho mượn sách.
Thời gian ở trường của HS có thể không đủ nhiều để các em có thể
đọc được những cuốn sách có nội dung dài, hoặc thiếu thời gian để giải
các bài toán, bài văn. Vì vậy nhà trường cần làm tốt công tác cho HS
mượn sách về nhà.
Để phục vụ tốt hoạt động cho mượn sách, cán bộ phụ trách thư viện
phải thực hiện nghiêm túc và yêu cầu mọi người cùng thực hiện đúng các
quy định sau :
- Phải có thẻ thư viện để mượn sách và theo dõi bạn đọc.
- Có bảng thông báo các loại sách cho mượn về nhà.
- Ghi chép sổ mượn, trả sách phải đầy đủ các thông tin.
- Quy định rõ thời gian mượn, trả sách : Sách mượn về nhà không quá
một tuần
phải trả lại cho thư viện.
- Thông qua các cuộc thi kể chuyện theo sách, thi đọc sách….để đánh
giá hiệu quả việc sử dụng sách mượn ở nhà của HS.
5.3. Tổ chức tốt các hội thi.
Nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện, để khai thác thư viện một
cách có hiệu quả phục vụ đắc lực cho cho hoạt động giảng dạy, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện, thư viện nhà trường cần tổ chức nhiều hoạt
động phong phú, bổ ích đối với GV và HS, đặc biệt là đối với HS.
Xác định được vị trí quan trọng đó, trong năm học vừa qua nhà
trường chúng tôi đã tổ chức các hoạt động sau :
- Thi vui đọc sách theo khối lớp: Thư viện đã kết hợp với các buổi sinh
hoạt ngoài
giờ lên lớp của các khối để tổ chức cho HS từng khối thi đọc sách có
trong thư viện.
19
- Thi đọc tiếp sức: Mỗi lớp có thể cử từ 3 đến 5 bạn đọc tiếp sức một
câu chuyện. Kết thúc mỗi lượt đọc có sự đánh giá, nhận xét của mọi
người.
- Thi đọc diễn cảm : Đây là hình thực luyện đọc nâng cao cho HS.
Các câu truyện được chọn đọc là những văn bản đòi hỏi người đọc phải
biết thay đổi ngữ điệu, thể hiện được các vai nhân vật, đọc với giọng
truyền cảm. Chính vì vậy mà các lớp phải cử đại diện đọc tốt nhất của lớp
để thi hình thức này.
- Thi kể chuyện theo sách :
Theo thông lệ mỗi năm một lần, nhà trường chúng tôi thường tổ
chức các cuộc thi “Học sinh kể chuyện theo sách”. Cuộc thi này được
đông đảo giáo viên hưởng ứng và tham gia, việc tổ chức cuộc thi đã tạo
nên sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hành động của cán bộ GV
và HS đối với thư viện trường học.
Hình thức này được tổ chức theo các chủ đề như : chủ đề về tình
bạn ; tình thầy trò ; hoặc chủ đề về Bác Hồ, về anh bộ đội v.v
- Mở “Ngày hội sách” :
Hình thức mở “Ngày hội sách” là hình thức giới thiệu sách tương
đối hấp dẫn không những đối với cán bộ GV, HS mà trường mà còn có
tác dụng thu hút cả cha mẹ HS cùng tham gia vào ngày hội này. Đây cũng
chính là một hình thức góp sách vào thư viện một cách hiệu quả nhất.
Cách làm : - Mỗi năm nhà trường tổ chức 1 lần vào dịp 26/3.
- Nhà trường dành riêng một phòng để trưng bày sách. Sách được
trưng bày theo khối, từ khối lớp Một đến khối lớp Năm.
- Thành phần tham gia ngày hội: Gồm toàn thể cán bộ GV, nhân
viên, HS nhà
trường. Mời đại diện cha mẹ HS, đại diện lãnh đạo địa phương phụ trách
lĩnh vực
văn hóa xã hội.
20
- Nội dung thi: HS trưng bày toàn bộ số sách của khối có được, sau
đó giới thiệu về: số lượng sách góp, nguồn cung cấp, cách sắp xếp sách,
đồng thời giới thiệu được một số cuốn sách hay, tiêu biểu của khối.
- Nhà trường tổ chức chấm điểm thi đua giữa các khối.
6. Thực hiện xã hội hóa công tác thư viện.
Việc xây dựng thư viện là nhiệm vụ của mỗi nhà trường, song
chúng ta cũng cần phối hợp với cá cơ quan, tổ chức chính trị, kinh tế, xã
hội để xây dựng thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện của
nhà trường.
Về nội dung này, nhà trường chúng tôi đã tiến hành như sau :
- Hiệu trưởng nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cán bộ phụ trách công
tác thư viện lập chương trình hoạt động theo từng tuần, từng tháng, trong
cả năm học, kế hoạch đầu tư kinh phí để bổ sung nguồn tài liệu cho thư
viện. Báo cáo với hiệu trưởng kế hoạch này để nhà trường sử dụng ngân
sách, quỹ thư viện theo đúng nguyên tắc quy định.
- Tiếp theo, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, tu
sửa, bổ sung cơ sở vật chất cho thư viện, làm cho thư viện ngày càng
phong phú, hoạt động có chất lượng, phục vụ tốt cho hoạt động dạy học,
hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Hiệu trưởng tham mưu với các cấp quản lý, chính quyền địa phương
để lựa chọn các công việc có thể phối hợp, tác động về mặt nhận thức,
mời đại diện các tổ chức này tham gia các đợt triển lãm sách, mở ngày
hội sách… của nhà trường để tranh thủ sự hộ của họ với thư viện nhà
trường.
- Mặt khác, chúng tôi đã phối hợp với ban đại diện cha mẹ HS để dựng
thêm tủ sách cho thư viện.
* Kết quả : Từ cách làm trên, trong năm học 2012-2013 thư viện
nhà trường đã xây dựng được một tủ sách gọi là “Tủ sách cộng đồng”. Tủ
sách này do một số cán bộ xã Thiết ống tâm huyết với giáo dục, cha mẹ
21
HS nhà trường, một số cá nhân đóng góp với số lượng là 674 bản sách
các loại như sách pháp luật, các chế độ chính sách của Đảng, nhà nước,
lịch sử địa phương, sách về chăm sức khỏe v.v…. trong đó riêng bác sĩ -
thầy thuốc ưu tú Trương Thị Màu (Giám đốc bệnh viện Bá Thước) đã
tặng thư viện được 100 bản sách quý; Hội cha mẹ học sinh nhà trường
tặng 400 bản ; đ/c Phạm Xuân Nương - Thường trực Đảng uỷ xã Thiết
ống tặng 50 bản .v.v…
7. Công tác bảo quản thư viện.
Thư viện là nơi có nhiều sách báo, trong khi đó điều kiện cơ sở
vật chất của nhiều nhà trường còn hạn chế làm ảnh hưởng đến tuổi thọ và
việc phát huy hiệu quả của các ấn phẩm. Vì thế nhà trường cần phải quan
tâm đến công tác bảo quản thư viện thường xuyên với những nội dung cụ
thể như :
- Thường xuyên chống mối mọt, ẩm mốc làm hư hỏng sách.
- Nhà trường cần phải trang bị phương tiện cứu hỏa như nước, bình xịt
kịp thời ứng phó khi không may có hỏa hoạn xảy ra.
- Tiến hành vệ sinh kho sách hàng tuần theo lịch cụ thể.
- Tổ chức đóng gáy lại các cuốn sách quý để sử dụng được lâu dài.
- Thường xuyên tổ chức công tác kiểm kê kho sách nhằm để thống kế
chính xác số lượng các ấn phẩm trong thư viện, các trang thiết bị phục vụ
thư viện.
Việc bảo quản thư viện nhà trường không chỉ riêng trách nhiệm của
cán bộ phụ trách thư viện mà là trách nhiệm của toàn thể cán bộ GV, HS
nhà trường. Chính vì vậy mà nhà trường cần làm tốt công tác tuyên
truyền để mọi người thấy rõ được trách nhiệm của mình trong công tác
bảo quản thư viện.
8. Thường xuyên thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm kê theo quy
định.
22
Mục đích của công tác kiểm tra, kiểm kê nhằm phát hiện trang
thiết bị , sách báo hư hỏng để kịp thời tu sửa, bổ sung, phát hiện việc thực
hiện nội quy thư viện để điều chỉnh kịp thời, làm cho hoạt động của thư
viện nhà trường ngày càng đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục
phổ thông, đặc biệt phục vụ tốt cho việc thực thi chương trình giáo dục
tiểu học.
Hiệu trưởng cần yêu cầu cán bộ phụ trách công tác thư viện thực
hiện đúng chế độ báo cáo theo từng học kỳ và cuối năm học.
Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê một cách khoa học, đúng
quy định của công tác kiểm tra, kiểm kê và xử lý kịp thời các tình huống
nếu có. Có thể kết hợp kiểm tra định kỳ với kiểm tra đột xuất để có kết
quả khách quan và tốt hơn. Khi thay đổi người phụ trách, nhà trường phải
tổ chức kiểm kê, bàn giao đầy đủ.
9. Nâng cao nghiệp vụ quản lý thư viện cho cán bộ phụ trách thư
viện.
Do trình độ của cán bộ phụ trách thư viện còn nhiều hạn chế,
không được đào tạo theo chuyên môn thư viện. Trong khi đó, yêu cầu của
công tác thư viện ngày càng cao. Chính vì vậy, hiệu trưởng cần chủ động
có những biện cụ thể, tạo điều kiện để cán bộ phụ trách thư viện hoàn
thành tốt công việc, khắc phục điều kiện khó khăn của trường mình. Cụ
thể là :
- Nhà trường chúng tôi hợp đồng một nhân viên thư viện có nghiệp
vụ về công tác thư viện, luôn tạo điều để cán bộ thư viện hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Đồng thời quan tâm bồi dưỡng để phụ trách thư viện có hiểu
biết về những vấn đề tiểu học. - Thường xuyên hướng dẫn, giám sát,
động viên, giúp đỡ để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người phụ trách
thư viện.
- Nhà trường đã tổ chức mạng lưới công tác viên tham gia công tác
thư viện theo kế hoạch ổn định nhằm tạo thêm nguồn nhân lực cho công
23
tác thư viện. - Bố trí thời gian hợp lý để cán bộ phụ trách thư viện đi
học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý thư viện.
- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo các chế độ phụ
cấp theo quy định cho cán bộ thư viện.
- Thư viện trường Tiểu học Thiết ống I đã rất ý thức và cố gắng vận
dụng công nghệ thông tin trong khâu quản lí nhập tài liệu, sách báo,
mượn và trả sách nhằm phục vụ tốt nhất cho bạn đọc. Hiện nay thư viện
nhà trường đang quản lý theo phần mềm quản lí thư viện của Bộ Giáo dục
và Đào tạo. Tất cả dữ liệu về sách của thư viện đã được cập nhật đầy đủ
và đã đưa vào sử dụng, giáo viên và học sinh trong toàn trường có thể tìm
được tài liệu một cách dễ dàng.
Khi trang sách nhỏ đi xa, đến nhiều ngôi nhà, thôn bản, nơi có
những bạn đọc thân thiết của thư viện trường phổ thông, cũng là khi
niềm vui đang chắp cánh trong tâm hồn mỗi thầy cô giáo, mỗi người làm
thư viện. Bởi vậy, chúng ta từng ngày miệt mài vun trồng, sẽ có mùa gặt
hái bội thu. Hi vọng mỗi chúng ta sẽ góp phần làm trang sách toả
sáng!
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau hơn một năm tập trung đầu tư xây dựng, với sự cố gắng nỗ
lực của toàn thể cán bộ GV nhà trường thư viện trường tiểu học Thiết ống
đã đáp ứng được theo quy định về thư viện chuẩn của Bộ GD & ĐT về :
24
- Số lượng sách, báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo khoa đáp ứng
được yêu cầu của thư viện tiên tiến.
- Các loại sách báo được mã hóa theo đúng quy định của thư viện
chuẩn.
- Hồ sơ sổ sách được cập nhật thường xuyên, đúng quy định.
- Đặc biệt, thư viện đã tổ chức hoạt động một cách thường xuyên, có
hiệu quả mang lại tác dụng thiết thực, phục vụ đắc lực cho việc dạy và
học của nhà trường.
Cụ thể : Số lượng tài liệu trong thư viện nhà trường (năm học 2012-
2013).
Năm học
Tổng số
sách có
trong thư
viện
(bản)
Tổng
số tiền
(1000đ)
Trong đó Tên
báo,
tạp
chí
(loại
)
Băng
đĩa
(cái)
Tranh
ảnh
(cái)
SGK
(bản)
Sách
nghiệp
vụ
(bản)
Sách
tham
khảo
2011-
2012
3 242 33.479 1172 337 2633 7 46 1025
2012-
2013
7105 52.073 2205 884 3016 11 87 1540
* Tỷ lệ bạn đọc : Đã được nâng lên một cách rõ rệt :
Năm học
Số lượt đọc của CBGV Số lượt đọc của HS
SNV STK Báo, tạp
chí
STN STK Báo
2011-2012 580 456 152 2425 757 920
2012-2013 865 882 306 5400 889 1120
25