Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Sao mộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.03 KB, 10 trang )

Sao Mộc
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bước tới: menu, tìm kiếm
So sánh về kích thước của những hành tinh của Hệ Mặt Trời
Sao Mộc
Sao Mộc, chụp bởi một trong hai Voyager
Đặc điểm của quỹ đạo (Kỷ nguyên J2000)
Bán trục lớn
778.412.027 km hay
5,20336301 đơn vị
thiên văn.
Chu vi
4,888 × 10
9
km hay
32,675 đơn vị thiên văn
hay
5,2 lần Trái Đất.
Độ lệch tâm
0,04839266 hay
2,928 lần Trái Đất.
Cận điểm
740.742.598 km hay
4,95155843 đơn vị
thiên văn.
Viễn điểm
816.081.455 km hay
5,45516759 đơn vị
thiên văn.
Chu kỳ theo sao
4335,3545 ngày hay


11,87 năm hay
11,857 lần Trái Đất.
Chu kỳ giao hội
398,86 ngày hay
1,1 năm.
Vận tốc quỹ đạo:
- trung bình
13,050 km/s hay
0,439 lần Trái Đất.
- tối đa
13,705 km/s hay
0,453 lần Trái Đất.
- tối thiểu
12,440 km/s hay
0,425 lần Trái Đất.
Độ nghiêng
1,304° với Hoàng Đạo
hay
6,1° với xích đạo Mặt
Trời.
Hoàng kinh của điểm
nút lên
100,556°
Acgumen của điểm
cận nhật
274,198°
Tổng số vệ tinh 63
Đặc điểm của hành tinh
Đường kính:
- tại xích đạo

142.984 km hay
11,209 lần Trái Đất.
- qua hai cực 133.709 km hay
10,517 lần Trái Đất.
Độ dẹt 0,06487
Diện tích
61,4 × 10
9
km² hay
120,5 lần Trái Đất.
Thể tích
1338 × 10
12
km³ hay
1235,6 lần Trái Đất.
Khối lượng
1,899 × 10
27
kg hay
317,8 lần Trái Đất.
Khối lượng riêng
1326 kg/m³ hay
0,240 lần Trái Đất.
Gia tốc trọng trường
tại xích đạo
23,12 m/s² hay
2,358 lần Trái Đất.
Vận tốc thoát ly
59,54 km/s hay
5,32 lần Trái Đất.

Chu kỳ quay quanh
trục
0,41351 ngày hay
9.933 giờ hay
0,415 lần Trái Đất.
Vận tốc quay quanh
trục
tại xích đạo
45.300 km/h hay
27,055 lần Trái Đất.
Độ nghiêng trục quay
3,13° hay
0,133 lần Trái Đất.
Xích kinh của cực
bắc
17 h 52 m 12 s (hay
268,05°)
Xích vĩ của cực bắc 64,48°
Hệ số phản xạ
0,52 hay
1,42 lần Trái Đất.
Nhiệt độ tại bề mặt:
- tối thiểu 110K (hay -163°C)
- trung bình 152K (hay -121°C)
- tối đa K (hay °C)
Áp suất khí quyển 70 kPa hay
tại bề mặt 0,7 lần Trái Đất.
Cấu tạo của khí quyển
H
2

He
CH
4
H
2
O
NH
3
C
2
H
6
PH
3
~86%
~14%
0,1%
0,1%
0,02%
0,0002%
0,0001%
Sao Mộc (hay Mộc Tinh) là hành tinh to lớn nhất của Thái Dương Hệ và đứng thứ năm
nếu đếm từ Mặt Trời trở ra. Sao Mộc được cấu tạo bởi các chất khí ở thể lỏng vì nhiệt độ
thấp; loại hành tinh này, do đó, không có đất và đá và thường thường lớn hơn loại hành
tinh có đất và đá giống như Trái Đất. Đôi khi người ta còn gọi loại hành tinh này là các
"sao lùn nâu" (brown dawrf) vì nếu khối lượng của hành tinh chỉ cần khoảng 100 lần nặng
hơn thì sức hút của trọng lực đã đủ mạnh để tạo nên phản ứng hợp hạt nhân của các chất
khí và biến hành tinh này thành một ngôi sao.
Tên tiếng Việt của hành tinh này dựa vào nguyên tố mộc của Ngũ Hành; chữ Nho viết là
木星. Các văn hóa Tây phương dùng tên thần Jupiter, vị thần quan trọng nhất trong thần

thoại La Mã, để đặt tên cho hành tinh này; trong thần thoại Hy Lạp tên của vị thần này là
Zeus (Δίας). Điều này rất dễ hiểu vì Sao Mộc là một hành tinh vĩ đại, nặng hơn gấp hai lần
của tất cả 8 hành tinh còn lại của Thái Dương Hệ cộng lại.
Sao Mộc cũng là nơi mà nền móng của giả thuyết cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ
bị lung lay khi Galileo Galilei khám phá ra 4 thiên thể quay chung quanh hành tinh này vào
năm 1610 – thay vì chung quanh Trái Đất.
Mục lục
[giấu]
• 1 Cấu tạo và khí quyển
• 2 Vết Đỏ Lớn
• 3 Vận tốc quay của hành tinh
• 4 Vệ tinh
• 5 Vòng đai
• 6 Quá trình thám hiểm
• 7 Xem thêm
• 8 Liên kết ngoài
[sửa] Cấu tạo và khí quyển
Sao Mộc có một lõi bằng đá tương đối nhỏ so với kích thước của nó. Ngoại trừ phần lõi ra,
sao Mộc có thể được xem như hoàn toàn tạo bởi khinh khí (H
2
). Nằm ngay trên lõi là một
lớp khinh khí ở thể đặc, có nhiều tính chất vật lý giống như một kim loại, và trên nữa là lớp
khinh khí ở thể lỏng biến dần dần sang một lớp ở thể khí. Ranh giới giữa ba thể không
cách nào được xác định rõ ràng vì sự biến dạng từ thể này sang thể khác không xẩy ra một
cách đột ngột.
Khí quyển của sao Mộc bao gồm khoảng 86% khinh khí và 14% hêli (He), cũng như một
phần rất nhỏ của các chất khác. Càng xuống sâu, tỉ lệ các chất khác càng tăng lên và bầu
khí quyển càng trở nên dầy đặc hơn cho đến khi biến sang thể lỏng. Ranh giới giữa bầu khí
quyển và "bề mặt" của Sao Mộc, do đó, cũng không rõ ràng.
Vào năm 1690, Giovanni Domenico Cassini khám phá ra các vùng khí quyển của Sao Mộc

quay với vận tốc khác nhau: không khí gần cực quay chậm hơn không khí gần quỹ đạo vào
khoảng 5 phút. Hơn thế nữa, mây ở các vĩ tuyến khác nhau bay với hai chiều ngược nhau
và thường tạo ra những cơn bão lốc với vận tốc cao đến 600 km/h. Một cơn lốc kinh khủng
nhất, với đường kính to hơn đường kính Trái Đất, được gọi là Đốm Đỏ Lớn.
[sửa] Vết Đỏ Lớn
Bài chi tiết: Vết Đỏ Lớn
Đốm Đỏ Lớn chụp bởi Voyager 1
Một của những dấu đặc biệt rõ ràng nhất của Sao Mộc là Vết Đỏ Lớn ở gần phía nam của
xích đạo. Vết này là một cơn lốc khổng lồ – đường kính gấp ba lần đường kính của Trái
Đất – đang thổi dữ dội từ hơn 300 năm nay. So với 100 năm trước đây thì đốm này chỉ còn
độ nửa về kích thước. Người ta không biết chắc rằng có phải hiện tượng này xảy ra do sự
dao động trong khí quyển của sao Mộc, cũng như đốm này có đang từ từ biến đi theo thời
gian hay không.
[sửa] Vận tốc quay của hành tinh
Vì Sao Mộc được tạo ra bởi các chất khí ở thể lỏng nên mỗi vùng có một vận tốc quay
khác nhau. Một điểm nằm gần xích đạo, giữa vĩ tuyến 10° bắc và vĩ tuyến 10° nam, làm
một vòng chung quanh Sao Mộc trong 9 giờ 50 phút 30 giây. Vùng này được gọi là System
I của Sao Mộc. Phần còn lại, gọi là System II, quay chậm hơn vùng gần xích đạo hơn 5
phút, hay 9 giờ 55 phút 41 giây.
Sao Mộc là hành tinh có vận tốc quay cao nhất của Hệ Mặt Trời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×