Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Vận dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phàn phát triển thủy sản huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.58 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ SONG TOÀN

VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN HUẾ

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60. 34. 03.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng - Năm 2016


Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học : TS Phạm Hoài Hương

Phản biện 1: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai
Phản biện 2: TS. Hồ Văn Nhàn

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sỹ Kế toán họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24
tháng 4 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin- Học liệu, Đại học Đà Nẵng


- Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo cáo tài chính là một trong những nguồn cung cấp thông tin
quan trọng cho người có nhu cầu sử dụng các dữ liệu về tình hình tài
chính của doanh nghiệp, liên quan đến nhiều quyết định kinh tế quan
trọng . Chẳng hạn, nhà quản lý doanh nghiệp cần thông tin để ra các
quyết định về chính sách kinh doanh, định hướng phát triển của
doanh nghiệp, chủ sở hữu lại cần thông tin tài chính để xem xét trên
khía cạnh đồng vốn mình đầu tư sử dụng hiệu quả hay chưa hiệu quả,
tỷ suất sinh lời của nó ra sao, các tổ chức tín dụng thì dựa trên các
thông tin tài chính của doanh nghiệp để quyết đinh nên hay không
nên cấp hạn mức tín dụng và nếu cấp hạn mức thì cấp bao nhiêu…Vì
vậy tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính là một yêu cầu
cấp thiết của mỗi doanh nghiệp khi lập và trình bày báo cáo tài chính.
Tại Việt Nam, định kỳ doanh nghiệp sẽ lập các báo cáo tài chính,
hiện nay các báo cáo tài chính được lập dựa trên các chuẩn mực, chế
độ kế toán và các thông tư hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, đây
là điểm thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn và vận dụng
các chính sách kế toán để phản ánh các thông tin tài chính theo ý kiến
chủ quan của một bộ phận nhỏ trong doanh nghiệp nhằm đạt các mục
tiêu nào đó trong ngắn hạn và dài hạn. Trong quá trình hạch toán,
mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán
khác nhau sao cho phù hợp với đặc trưng của doanh nghiệp cũng như
đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp. Trong khi đó, người sử
dụng thông tin kế toán chỉ quan tâm liệu thông tin trình bày trên báo
cáo tài chính đã trung hợp, hợp lý, đầy đủ và hữu ích hay không. Mỗi

phương pháp kế toán mà doanh nghiệp lựa chọn khác nhau có thể


2
ảnh hưởng đến kết quả cung cấp thông tin tài chính trên báo cáo tài
chính khác nhau. Trên thực tế, vẫn có một số doanh nghiệp trình bày
các thông tin trên báo cáo tài chính rất ngắn gọn, chưa cụ thể nhằm
che dấu một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Vì vậy, việc
áp dụng các chính sách kế toán hợp lý phù hợp với quy định của pháp
luật và chuẩn mực kế toán chính là cơ sở để kế toán có thể vận dụng
linh hoạt các chuẩn mực kế toán vào thực tiễn hoạt động sản xuất
kinh doanh , đồng thời đảm bảo được tính tin cậy của thông tin kế
toán cung cấp cho người sử dụng .
Công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế là một trong những
doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến và xuất khẩu hải sản lớn
trong cả nước. Là một công ty cổ phần nên chất lượng thông tin trên
báo cáo tài chính ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nhiều đối
tượng sử dụng, đặc biệt là các cổ đông. Mặc dù hoạt động đã lâu,
nhưng việc vận dụng các chính sách kế toán tại công ty chủ yếu vẫn
theo thói quen của nhân viên kế toán và một số thông tin được công
bố liên quan đến các khoản mục như hàng tồn kho, khấu hao Tài
sản cố định, chi phí phải trả….. vẫn chưa rõ ràng .Vì vậy tôi đã quyết
định chọn đề tài: “ Vận dụng chính sách kế toán tại Công ty Cổ
phần phát triển thủy sản Huế” để làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu và làm rõ các chính sách kế toán đang được vận dụng
tại Công ty Cổ phần Phát triển Thủy sản Huế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tại
công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu


3
Luận văn nghiên cứu những vấn đề về lý luận, thực trạng vận
dụng chính sách kế toán tại công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế
và từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách kế toán tại
Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các chính sách kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần phát
triển thủy sản Huế trong 2 năm 2013 - 2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về thực tiễn vận dụng chính sách kế toán tại Công ty
Cổ phần phát triển thủy sản Huế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn
thiện, luận văn đã sử dụng phương pháp thu thập thông tin qua bảng
câu hỏi, phỏng vấn trực tiếp kế toán tổng hợp và kế toán trưởng tiếp
cận với nghiên cứu các tình huống. Đối tượng phỏng vấn là Ban giám
đốc, kế toán trưởng, kế toán tổng hợp nhằm tìm hiểu các mục tiêu về
quản lý cũng như tìm hiểu về các chính sách kế toán cụ thể đang
được sử dụng, từ đó so sánh với các số liệu thu thập được trên sổ
sách của công ty. Sau đó, kết hợp với các phương pháp như phân tích,
tổng hợp để đối chiếu với lý luận nhằm đánh giá việc vận dụng chính sách
kế toán tại Công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn đề tài
Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp Công ty cổ phần phát triển
thủy sản Huế xây dựng một chính sách kế toán hợp lý, đảm bảo tính
trung thực hợp lý của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm các nội dung chính

sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách kế toán trong doanh
nghiệp.


4
- Chương 2: Thực trạng vận dụng chính sách kế toán tại Công ty
Cổ phần Phát Triển thủy sản Huế.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách kế
toán tại Công ty Cổ phần Phát Triển thủy sản Huế.
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm chính sách kế toán
Trong chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21- Trình bày báo cáo tài
chính và chuẩn mực kế toán Việt Nam số 29 – Thay đổi chính sách
kế toán, ước tính kế toán và các sai sót thì thuật ngữ “chính sách kế
toán” được hiểu là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ
thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài
chính.
Từ đó cho thấy chính sách kế toán gồm các nội dung sau đây:
Chính sách kế toán là những nguyên tắc chung mà tất cả các
doanh nghiệp phải áp dụng.
Chính sách kế toán là những lựa chọn trong phương pháp kế toán
Chính sách kế toán còn liên quan đến các ước tính kế toán.
1.1.2. Vai trò của chính sách kế toán
Chính sách kế toán có vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp
cũng như các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp, cụ thể:
- Đối với quản trị doanh nghiệp

+ Đối với nhà quản trị:
- Đối với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp:
+ Đối với các cơ quan chức năng, tổ chức kiểm toán:


5
+ Đối với nhà đầu tư, ngân hàng, các tổ chức tín dụng:
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN
CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Đặc thù của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp có đặc thù khác nhau sẽ có xu hướng cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau nên điều đó sẽ tác
động đến việc vận dụng các chính sách kế toán để điều chỉnh thông
tin trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.2.2. Nhu cầu về thông tin tài chính
Việc lựa chọn các chính sách kế toán để tác động lên các thông tin
tài chính cũng là một trong các phương pháp được các doanh nghiệp
cân nhắc sử dụng để đảm bảo thông tin cung cấp đến các đối tượng
sử dụng khác nhau như ngân hàng, nhà cung cấp, cơ quan chức
năng...một cách rõ ràng, đầy đủ cũng như đáp ứng được mục tiêu
quản trị của doanh nghiệp theo hướng có lợi nhất cho doanh nghiệp
1.2.3. Mục tiêu của doanh nghiệp
a. Mục tiêu về lợi nhuận doanh nghiệp
b. Mục tiêu về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.4. Năng lực của kế toán trong doanh nghiệp
Trình độ năng lực của kế toán viên sẽ quyết định đến việc lựa
chọn, vận dụng và kết hợp các chính sách kế toán trong doanh
nghiệp. Nếu kế toán viên có thể kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách
kế toán dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của
mình sẽ giúp nhà quản trị đạt được các mục tiêu cần thiết

1.3. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CỤ THỂ Ở DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
a. Xác định phương pháp tính giá gốc của hàng xuất kho


6
Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 4 phương pháp
xuất kho : nhập trước, xuất trước, thực tế đích danh, bình quân gia
quyền và phương pháp giá bán lẻ
Việc lựa chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho sẽ có ảnh hưởng
đến tính trung thực và hợp lý trong việc trình bày giá trị hàng tồn kho
trên bảng cân đối kế toán và kết quả lãi lỗ trong báo cáo kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ.
b. Xác định phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
trong tính giá thành sản phẩm
Doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp đánh
giá sản phẩm dở dang cuối kỳ như sau:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp (vật liệu chính) tiêu hao:
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp khối
lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
+ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức
Nếu doanh nghiệp xác định phương pháp đánh giá sản phẩm dở
dang không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu về sản phẩm dở dang,
thành phẩm và giá vốn trên báo cáo tài chính. Từ đó sẽ ảnh hưởng
đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
c. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 ban hành và công bố
theo quyết định só 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ

trưởng Bộ tài chính, doanh nghiệp được trích lập dự phòng khi giá trị
thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của
hàng tồn kho. Theo thông tư số 228/2009/TT_BTC, mức trích lập dự
phòng được tính như sau:


7
Giá
trị
Mức dự
Lượng
hàng
Giá
gốc
thuần có thể
tồn kho bị giảm
phòng
hàng
tồn
thực
hiện
giảm giá = giá tại thời x
kho theo sổ
được
của
điểm lập báo
hàng tồn
kế toán
hàng
tồn

cáo tài chính
kho
kho
1.3.2. Chính sách kế toán về tài sản cố định
a. Chính sách kế toán về xác định giá trị ban đầu của TSCĐ
Đối với TSCĐ hữu hình:
Đối với TSCĐ vô hình:
Việc xác định đúng nguyên giá của TSCĐ sẽ đảm bảo cho chi phí
khấu hao phát sinh ở từng kỳ kế toán chính xác, từ đó thông tin trình
bày trên báo cáo tài chính sẽ trung thực và hợp lý hơn.
b. Chính sách về khấu hao TSCĐ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng một trong các phương
pháp khấu hao TSCĐ sau tùy thuộc vào đặc điểm của TSCĐ, hoạt
động sản xuất kinh doanh và mục đích của doanh nghiệp
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo sản lượng
Mỗi phương pháp khấu hao doanh nghiệp lựa chọn sẽ ảnh hưởng
đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp và việc lựa chọn chính sách
kế toán về khấu hao TSCĐ của các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng
đến số liệu kế toán trên báo cáo tài chính.
c. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí phát sinh sau ghi
nhận ban đầu của TSCĐ
Để đảm bảo cho TSCĐ hoạt động được bình thường trong suốt
thời gian sử dụng, doanh nghiệp phải tiến hành sửa chữa, nâng cấp


8
những bộ phận hao mòn, hư hỏng. Các doanh nghiệp căn cứ vào quy
mô, tính chất của công việc sửa chữa để phân thành:

Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
Sửa chữa lớn TSCĐ:
Nâng cấp TSCĐ
Việc vốn hóa, phân bổ một lần vào chi phí thời kỳ trong kỳ hay
trích trước, phân bổ chi phí sửa chữa sẽ dẫn đến sự thay đổi của chi
phí sản xuất kinh doanh, góp phần ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ
trên báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và khoản mục tài
sản trên bảng cân đối kế toán.
1.3.3. Chính sách kế toán liên quan đến giao dịch bằng ngoại tệ
Thông thường khi phát sinh giao dịch bằng ngoại tệ thì doanh
nghiệp sẽ quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế của ngân
hàng thương mại nơi doanh nghiêp thường xuyên giao dịch. Việc quy
đổi ra đồng Việt Nam sẽ phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái, ảnh
hưởng đến doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ và làm cho lợi
nhuận tăng lên hoặc bị giảm đi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
thông tin được trình bày trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh.
1.3.4. Chính sách kế toán liên quan đến chi phí ghi nhận trong kỳ
a. Chính sách kế toán về ghi nhận chi phí lãi vay
Chi phí đi vay bao gồm tiền lãi và các khoản chi phí khác phát
sinh liên quan trực tiếp đến khoản vay.
Doanh nghiệp cần phân biệt khoản chi phí nào vốn hóa , khoản
chi phí nào không được phép và chỉ được ghi nhận vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ.
b. Chính sách về chi phí trả trước, chi phí phải trả
Chi phí trả trước và chi phí phải trả cũng được xem là những


9
khoản chi phí mang tính ước tính kế toán. Đây cũng là những khoản

mục ảnh hưởng đến chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Chi phí trả trước
- Chi phí phải trả
1.3.5. Chính sách kế toán liên quan đến ghi nhận doanh thu
Trường hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ thực hiện trong nhiều
kỳ kế toán thì việc xác định doanh thu của dịch vụ trong từng kỳ
thường được thực hiện theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành.
- Đánh giá phần công việc đã hoàn thành;
- So sánh tỷ lệ (%) giữa khối lượng công việc đã hoàn thành với
tổng khối lượng công việc phải hoàn thành;
- Tỷ lệ (%) chi phí đã phát sinh so với tổng chi phí ước tính để
hoàn thành toàn bộ giao dịch cung cấp dịch vụ.
Phần công việc đã hoàn thành không phụ thuộc vào các khoản
thanh toán định kỳ hay các khoản ứng trước của khách hàng.
Việc xác định mức doanh thu ghi nhận trong kỳ sẽ tác động đến
lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp, có thể làm lợi nhuận tăng lên
hoặc giảm đi. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến báo cáo tài chính
trong kỳ của doanh nghiệp
Thời điểm ghi nhận doanh thu cũng được xem là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp
1.3.6. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải thu
Để thúc đẩy quá trình bán hàng thì Doanh nghiệp phải áp dụng
các chính sách bán chịu. Phương thức này thúc đẩy quá trình tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa nhanh hơn nhưng đồng thời cũng tạo ra rủi ro cho
doanh nghiệp trong trường hợp không thu hồi được nợ
Khi doanh nghiệp ghi nhận khoản trích lập dự phòng đồng nghĩa
doanh nghiệp đã ghi tăng một khoản chi phí, điều này ảnh hưởng đến
lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp.



10
1.3.7. Chính sách kế toán liên quan đến nợ phải trả
Các khoản nợ phải trả ở đây chỉ xem xét các khoản nợ xảy ra
không theo dự tính ban đầu mà phải ước tính thường xuyên để xác
định sự giảm sút về kinh tế có thể xảy ra hay không Những khoản
này sẽ ảnh hưởng đến khoản mục nợ phải trả trên bảng cân đối kế
toán và lợi nhuận trong kỳ trên báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương II
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN
THỦY SẢN HUẾ
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần
phát triển thủy sản Huế
2.1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát
triển thủy sản Huế
2.1.3. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần phát triển
thủy sản Huế
2.2. THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
2.2.1. Chính sách kế toán hàng tồn kho
a. Phân loại hàng tồn kho của công ty
b. Chính sách liên quan đến hàng tồn kho
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên
- Hàng tồn kho được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Nguyên
vật liệu công ty thu mua chủ yếu là thủy hải sản ở các huyện trong
tỉnh và ngoài tỉnh, khi thu mua có phát sinh thêm một số khoản chi



11
phí như chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, hao hụt. Qua trao
đổi với kế toán công ty thì công ty quy định mức hao hụt là 2%.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Khi xuất kho thủy sản cho chế
biến công ty xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
- Đối với công cụ dụng cụ thì theo như trao đổi với người phụ
trách kế toán của công ty thì căn cứ vào thời gian sử dụng, công ty sẽ
tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý. Đối với các loại công cụ dụng
cụ như: bàn ghế, tủ đựng tài liệu, máy in, máy điều hòa, máy vi tính...
thì sẽ phân bổ thời gian sử dụng khoảng 3- 5 năm. Đối với các loại
như: khay, dụng cụ bằng inox..., áo quần bảo hộ lao động công ty
tiến hành phân bổ vào chi phí hợp lý với thời gian từ 1-3 năm, đối với
các loại như rổ rá nhựa, dao, thau nhựa... thì thời gian phân bổ dưới 1
năm.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Công ty đánh giá sản phẩm
dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính. Bảng 2.1 thể hiện
số liệu về chi phí sản xuất được phân loại theo yếu tố chi phí, trong
đó tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu chính được thể hiện như sau:
Bảng 2.1: Bảng phân loại chi phí sản xuất
theo yếu tố chi phí năm 2014

Chi phí sản xuất theo yếu tố chi
phí
1.Chi phí Nguyên vật liệu,
trong đó
Nguyên vật liệu chính
Nguyên vật liệu phụ
2.Chi phí nhân công
3.Chi phí khấu hao TSCĐ
4.Chi phí dịch vụ mua ngoài

5.Chi phí bằng tiền khác
Cộng

Năm 2014

Tỷ trọng (%)

173,932,534,574
154,316,502,120
19,616,032,454
32,427,395,303
2,142,097,326
3,507,768,014
2,297,761,645
214,307,556,862

72.00
9.15
15.13
0.99
1.63
1.07
100

- Tính giá thành các mặt hàng thủy sản: tập hợp riêng cho từng
loại sản phẩm mà sẽ tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất sau đó


12
tính giá thành từng loại sản phẩm theo phương pháp hệ số (dựa vào

hệ số quy đổi sản phầm).
- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Mức trích lập hiện nay tại
công ty là 10.000đ/kg hải sản. Cụ thể số liệu về trich lập dự phòng
qua các năm như sau:
Bảng 2.2: Bảng số liệu về mức trích lập dự phòng giảm giá hàng
tồn kho qua các năm
TÀI SẢN

Cuối năm

Cuối năm

Cuối năm

2014

2013

2012

Hàng tồn
kho
1.Hàng tồn
28,252,375,867 11,184,334,126 37,851,355,039
kho
2.Dự phòng
giảm giá
51,943,000
455,938,000
hàng tồn

kho (*)

Cuối năm 2011

33,603,984,200

-

2.2.2. Chính sách kế toán tài sản cố định
a. Đặc điểm TSCĐ tại công ty
TSCĐ tại công ty hiện nay chủ yếu là TSCĐ hữu hình chia thành
các nhóm tài sản chính như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: loại nhà xưởng, sân nền, đường nội bộ,
đường thoát nước, xưởng chế biến hàng khô, nhà văn phòng, hệ
thống xử lý nước thải,..
- Cụm máy móc thiết bị lạnh: dàn lạnh cho tủ đông, máy đá vẩy.
- Cụm máy nén: với nhiều công suất khác nhau.
- Hệ thống bơm nước, dẫn nhiệt.
- Máy móc thiết bị khác : container, máy dò kim loại, máy xử lý nước...
- Phương tiện vận tải: xe ô tô 4 chỗ, xe ô tô 7 chỗ...
b. Chính sách kế toán về xác định nguyên giá của TSCĐ


13
- Nguyên giá TSCĐ bao gồm giá mua và các chi phí liên quan
trực tiếp đến việc đưa TSCĐ vào hoạt động.
- Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới TSCĐ được vốn hóa,
ghi tăng nguyên giá TSCĐ
c. Chính sách khấu hao TSCĐ
- Hiên tại, công ty đang áp dụng phương pháp khấu hao theo

đường thẳng, áp dụng cho tất cả tài sản theo tỷ lệ được tính toán để
phân bổ nguyên giá trong suốt thời gian ước tính sử dụng
Bảng 2.3 : Bảng khung thời gian trích khấu hao TSCĐ
tại Công ty Cổ Phần phát triển thủy sản Huế
Tài sản cố định
Số năm sử dụng
1. Nhà cửa, vật kiên trúc
02- 35 năm
2. Máy móc thiết bị
03 – 12 năm
3. Phương tiện vận tải, truyền dẫn
10- 12 năm
4. Thiết bị, dụng cụ quản lý
8-10 năm
( Nguồn: Từ thuyết minh BCTC của công ty)
Bảng khung thời gian sử dụng ước tính trên được xây dựng dựa
trên thông tư hướng dẫn số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ
tài chính. Qua trao đổi với kế toán phụ trách TSCĐ thì tại công ty căn
cứ trên thực tế sử dụng tài sản và dựa trên quy định về thời gian sử
dụng của TSCĐ do Bộ tài chính ban hành, thời gian sử dụng TSCĐ
được xây dựng cụ thể như sau:
Nhà xưởng, nhà văn phòng: 4- 35 năm
Máy đá, hệ thống kho lạnh, điều hòa: 8- 12 năm
Phương tiện vận tải: 7 năm
Thiết bị quản lý: 3 năm
d. Chính sách về kế toán sửa chữa tài sản cố định
Mức phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định tại công ty như sau:
- Nếu hoạt động sửa chữa tài sản phát sinh dưới 10 triệu thì được



14
hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất trong tháng phát sinh hoạt động
sửa chữa.
- Nếu chi phí sửa chữa TSCĐ lớn hơn 10 triệu đồng và không làm
tăng thời gian sử dụng của TSCĐ thì công ty xem đó là sửa chữa lớn
TSCĐ và phân bổ vào chi phí sản xuất vào nhiều tháng trong năm.
Thông thường thời gian phân bổ tối thiểu là 3 tháng, còn lại tối đa là
12 tháng .
- Đối với các trường hợp sửa chữa tài sản lớn hơn 30 triệu, khi bộ
phận phụ trách nghiệm thu đưa ra báo cáo là tăng công suất sử dụng
hoặc thời gian sử dụng tài sản có thể kéo dài thêm thì công ty xem đó
là sửa chữa nâng cấp tài sản và sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ.
Theo số liệu của phòng kế toán cung cấp về việc sửa chữa TSCĐ tại
công ty thì trong năm 2013 và 2014, công ty có tình hình sửa chữa
TSCĐ như sau:
Bảng 2.4: Bảng số liệu về sửa chữa TSCĐ tại công ty qua 2 năm
STT
1
2
3
4
5

Nội dung công việc

Chi phí
phát sinh

Thời gian
phân bổ


Láng lại nền nhà
50,000,000 Tăng nguyên giá
xưởng
Bảo dưỡng Dàn lạnh
cho tủ đông gió 7,000,000
1 tháng
250kg/h
Bảo dưỡng hệ thống
5,000,000
1 tháng
điều hòa không khí
Cải tạo thiết bị xử lý
13,500,000
3 tháng
nước thải
Sửa chữa, cải tạo
115,000,000 Tăng nguyên giá
nhà xưởng

Năm
phát
sinh

Năm
phân
bổ

2014


2014

2014

2014

2013

2013

2013

2013,
2014

2013

2013

(Nguồn:Số liệu được tổng hợp từ chứng từ kế toán của CTCP phát
triển thủy sản Huế)


15
2.2.3. Chính sách đối với giao dịch bằng ngoại tệ
Từ đầu năm 2015, công ty áp dụng thông tư 200/2014 để ghi
nhận các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ. Tại công ty, các
nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được kế toán công ty hạch toán
theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng Vietcombank vào ngày phát sinh
nghiệp vụ.

2.2.4. Chính sách về chi phí ghi nhận trong kỳ
- Chính sách kế toán về ghi nhận giá vốn trong kỳ:
- Chi phí đi vay:
- Chi phí trả trước: chi phí trả trước của công ty bao gồm chi phí
trả trước ngắn hạn và chi phí trả trước dài hạn nhưng chi phí trả trước
dài hạn chiếm giá trị nhiều hơn. Chi phí trả trước ngắn hạn bao gồm
chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí về Công cụ dụng cụ như quần áo bảo
hộ..., thời gian phân bổ dưới 1 năm. Chi phí trả trước dài hạn bao
gồm các chi phí về dụng cụ bằng inox, xe đẩy trong phân xưởng...
thời gian phân bổ từ 1-5 năm. Việc xác định thời gian phẩn bổ các loại
công cụ đang được áp dụng tại công ty chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sử
dụng các loại công cụ dụng cụ trong quá khứ.
- Chi phí phải trả: bao gồm trích trước chi phí phụ cấp cho hội đồng
quản trị của công ty và chi phí giao nhận hàng hóa và chi phí cấp đông.
Việc trích trước chi phí như thế này sẽ góp phần làm tăng chi phí của
Công ty. Cụ thể chi phí phải trả của Công ty qua các năm như sau:
Bảng 2.5: Bảng số liệu về chi phí phải trả của công ty qua các năm
Chi phí phải trả
1.Phụ cấp HĐQT
2.Trích trước chi phí
giao nhận hàng hóa

Năm 2014

Năm 2013

Năm 2012

-


17,600,000

20,600,000

34,957,000

271,738,500

-

2.2.5. Chính sách liên quan đến việc ghi nhận doanh thu


16
Hiện nay, công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế thực hiện chính
sách ghi nhận doanh thu là : “ Doanh thu được ghi nhận khi chuyển
giao quyền sở hữu hàng hóa cho người mua”. Cụ thể:
- Đối với hoạt động bán hàng:
Bán hàng nội địa:
Bán hàng xuất khẩu:
- Dịch vụ giết mổ gia súc và gia cầm:
- Doanh thu tài chính
2.2.6. Chính sách kế toán về lập dự phòng phải thu khó đòi
Vì vậy hiện tại công ty không có chính sách trích lập dự phòng
phải thu khó đòi.Tuy nhiên trên bảng cân đối kế toán của đơn vị vẫn
tồn tại một khoản khách hàng nợ nhưng vẫn chưa thu hồi được nên
Ban giám đốc công ty đã xem xét và đưa vào khoản lập dự phòng. Cụ
thể số liệu về các khoản phải thu của công ty qua các năm như sau:
Bảng 2.6: Bảng số liệu về các khoản phải thu của
Công ty qua các năm

Tài sản
Các khoản phải thu ngắn
hạn
1. Phải thu khách hàng
2. Trả trước người bán
3. Phải thu khác
4. Dự phòng phải thu
khó đòi (*)

Cuối Năm
2014

Cuối Năm
2013

Cuối Năm
2012

149,163,000
590,688,590
347,239,650

16,001,694,330
2,191,474,653
1,949,838,859

4,769,822,929
2,496,000
548,971,876


(5,656,000)

(5,656,000)

(5,656,000)

2.3. NHẬN XÉT VIỆC VẬN DỤNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN HUẾ
2.3.1. Đánh giá về các nhân tố ảnh hướng đến việc vận dụng các
chính sách kế toán tại Công ty cổ phần thủy sản Huế
Là một công ty cổ phần nhưng chưa niêm yết trên sàn chứng khoán


17
nên chưa bị sức ép đối với việc công bố các thông tin tài chính. Thông
tin trên báo cáo tài chính cũng không được sử dụng rộng rãi, người sử
dụng thông tin chủ yếu là các đối tác của công ty và các cổ đông. Do
đó công ty chưa chú trọng lắm đến việc “làm đẹp” báo cáo tài chính
khi cung cấp thông tin ra bên ngoài.
Hiện nay hầu hết các chính sách kế toán mà công ty áp dụng mặc
dù chưa rõ ràng nhằm mục đích né tránh thuế nhưng công ty cũng đã
cân nhắc một cách hợp lý giữa lợi nhuận và chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp để duy trì mức lợi nhuận hợp lý.
Năng lực của kế toán viên: Hiện nay phòng kế toán chỉ có 4 người
nên sức ép công việc trên một kế toán là khá cao. Tuy nhiên, các kế toán
của công ty có trình độ chuyên môn và kinh nghiêm làm việc tốt nên các
chính sách kế toán áp dụng tại công ty tương đối hợp lý và cụ thể.
2.3.2. Ưu điểm và hạn chế trong vận dụng chính sách kế toán tại
Công ty cổ phần thủy sản Huế
a. Ưu điểm

- Chính sách kế toán vận dụng tại công ty tương đối hợp lý, phù
hợp với yêu cầu và đặc điểm quản lý của công ty.
- Hiện tại, công ty đang áp dụng phương pháp tính giá hàng xuất
kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Phương pháp này thuận
tiện trong việc tính toán, ghi chép đơn giản, tiết kiệm được thời gian.
- Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong
hạch toán hàng tồn kho, điều này giúp công ty thường xuyên cập nhật
số lượng và giá trị vật tư, hàng hóa nhập xuất, tồn kho, từ đó kiểm
soát được hàng tồn kho.
- Công ty đang tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số là
hoàn toàn hợp lý bời vì mặt hàng của công ty chủ yếu là thủy sản
(mực, tôm..), cùng một loại nguyên vật liệu, cùng quy trình sản xuất
nhưng cho ra nhiều sản phẩm với nhiều mã hàng khác nhau.


18
- Công ty đã có sự phân biệt rõ ràng giữa chi phí sửa chữa lớn tài
sản với sửa chữa thường xuyên, cũng như là nâng cấp tài sản và hạch
toán tuân theo quy định.
- Việc công ty trích trước chi phí giao hàng hóa là rất hợp lý bởi
vì khi giao hàng hóa cho khách hàng có những khoản phát sinh sau
thời điểm lập báo cáo tài chính nhưng lại liên quan đến doanh thu đã
ghi nhận trong kỳ nên việc trích trước này đảm bảo việc hạch toán
tuân theo nguyên tắc phù hợp.
b. Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm đạt được của công ty khi vận dụng chính
sách kế toán thì công ty cũng có những hạn chế cần khắc phục như sau:
- Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền
cuối kỳ mặc dù có ưu điểm trong việc tính toán nhưng nó lại làm hạn
chế việc cập nhật giá cả hay thông tin không kịp thời để đáp ứng cho

yêu cầu của nhà quản lý. Mặt khác, hàng tồn kho của công ty chủ yếu
là nguyên vật liệu thủy hải sản trữ đông cho quá trình sản xuất nên
giá cả thường hay biến động bởi vì nó phụ thuộc vào mùa sản xuất và
thu hoạch hải sản và thời gian sử dụng của các loại nguyên vật liệu
này lại có giới hạn nhất định. Vì vậy nếu sử dụng phương pháp bình
quân cả kỳ thì thuận lợi cho kế toán nhưng lại chưa phù hợp với dòng
vật chất đã xuất dùng.
- Hiện tại công cụ dụng cụ của công ty xuất dùng chỉ có phân bổ
vào chi phí sản xuất trong kỳ theo 3 mức phân bổ là chưa hợp lý, cần
tính lại thời gian sử dụng hợp lý hơn .
- Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên
vật liệu chính trực tiếp chưa phản ánh hết các khoản chi phí chế biến
khác có liên quan trong sản phẩm dở dang
- Tại công ty hiện nay, việc lập dự phòng vẫn chưa rõ ràng về cơ


19
sở lập dự phòng, chủ yếu vào sự dự đoán chủ quan của kế toán về
mức độ biến động giá cả trên thị trường. Điều này ít nhiều cũng sẽ
ảnh hưởng đến thông tin công bố trên báo cáo tài chính của doanh
nghiệp.
- Công ty chưa có sử dụng hình thức trích trước lương công nhân
nghỉ phép. Việc không hạch toán chi phí trích trước này là một nhân
tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ.
- Đối với chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, công ty nên hạch
toán dự phòng chi phí sửa chữa lớn, không nên phân bổ chi phí. Cần
phải ước tính chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong năm hợp lý để ghi
nhận trước chi phí sửa chữa lớn và chi phí các tháng, quý trong năm
.- Chi phí lãi vay công ty vẫn hạch toán dựa trên cơ sở tiền chứ

chưa hạch toán dựa trên cơ sở dồn tích, điều này không đảm bảo
được nguyên tắc phù hợp giữa nhận doanh thu và chi phí tại công ty.
Chương III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
HUẾ
3.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN THỦY SẢN
HUẾ
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KẾ
TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỀN THỦY SẢN
HUẾ
3.2.1. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho
a. Chính sách kế toán liên quan đến tính giá hàng tồn kho
- Mỗi loại hàng tồn kho có đặc điểm khác nhau nên công ty có thể


20
chọn phương pháp tính giá khác nhau. Đối với nguyên liệu xuất dùng
cho sản xuất, với đặc điểm là nguyên liệu tươi sống, giá cả có sự biến
động theo mùa và có thời gian sử dụng hạn chế thì công ty nên dùng
phương pháp tính giá hàng xuất kho là nhập trước xuất trước nhằm
đảm bảo sự phù hợp giữa dòng giá trị và dòng vật chất của nguyên
liệu xuất dùng cho sản xuất. Đối với các loại vật liệu như phụ gia hay
thùng giấy…, công ty nên sử dụng phương pháp bình quân gia
quyền thời điểm để hạch toán – để phản ánh kịp thời nhất giá trị các
loại vật liệu này xuất dùng.Việc sử dụng phương pháp tính giá hàng
tồn kho phù hợp sẽ đảm bảo cho thông tin liên quan đến hàng tồn
trình bày trên báo cáo tài chính hợp lý.
b. Chính sách kế toán liên quan đến phân bổ công cụ dụng cụ

Đối với công cụ dụng cụ, công ty hiện nay đã có các mức phân bổ
khác nhau nhưng vẫn có một số loại công cụ dụng cụ phân bổ chưa
phù hợp vì vậy nên phân loại cụ thể các loại công cụ dụng cụ xuất
dùng với thời gian phân bổ cụ thể cho từng nhóm công cụ dụng cụ,
cụ thể:
Phân bổ 3 tháng đối với những loại công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ
và dễ hư hỏng như: rổ nhựa, găng tay kéo.. thơi gian phân bổ nên
khoảng 3 tháng….vì những loại công cụ này rất nhanh chóng bị hỏng
qua quá trình sử dụng.
Phân bổ 1 năm đối với dụng cụ có thời gian sử dụng dài hơn và có
giá trị lớn hơn như cân, dao cắt, khay inox…
Phân bổ từ 3-5 năm đối với các loại bàn đứng inox, tủ, máy vi
tính, điều hòa, tủ, kệ….
c. Chính sách kế toán liên quan đến trích lập dự phòng giảm giá
hàng tồn kho
Công ty nên trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo đúng


21
quy định, cần phải trích lập dự phòng đối với các mặt hàng thủy sản
(kể cả nguyên vật liệu và thành phẩm làm ra) khi những sản phẩm
này không xuất được cho việc sản xuất hay khi sản phẩm không tiêu
thụ được (do những sản phẩm này dễ bị hư hỏng hoặc giảm đi chất
lượng nếu bị tồn kho quá lâu).
3.2.2. Chính sách kế toán TSCĐ
Công ty cần xác định thời gian sử dụng hợp lý cho từng TSCĐ dựa
trên thời gian sử dụng của TSCĐ tương tự trong quá khứ, không nên tất
cả đều chọn mức tối thiểu. Trong quá trình sử dụng TSCĐ, nếu phát
sinh hoạt động sửa chữa lớn TSCĐ mà làm cho TSCĐ nâng cao năng
lực sản xuất, tiết kiệm được chi phí thì công ty có thể xác định lại thời

gian khấu hao của tài sản.. Vì vây, đối với TSCĐ, đặc biệt là những
TSCĐ được mua thêm hay đầu tư mới, công ty cần cân nhắc khi tính
toán thời gian sử dụng hợp lý của tài sản.
- Công ty đang áp dung phương pháp trích khấu hao theo đường
thẳng, tuy nhiên thời gian sử dụng ước tính đối với một số tài sản cố
đinh là tương đối dài so với năng lực sử dụng của tài sản. Việc này ảnh
hưởng đến việc thu hồi vốn và tái đầu tư cũng như sự tác động của khoa
học kỹ thuật phát triển. Hơn nữa các mặt hàng công ty đang sản xuất là
mang tính thời vụ nên công ty có thể xem xét đến phương pháp khấu
hao theo sản phẩm cho một số máy móc thiết bị, đặc biệt là tài sản liên
quan trực tiếp đến quá trình sản xuất. Cụ thể, đối với hệ thống xử lý
nước thải tại phân xưởng hay các máy hút chân không ở phân xưởng nên
áp dụng phương pháp tính khấu hao theo sản lượng sản xuất.-Trong
quá trình sử dụng, tài sản sẽ hư hỏng cần phải được sửa chữa để thay thế,
khôi phục chức năng hoạt động, vì vậy công ty nên có kế hoạch sửa
chữa tài sản và tiến hành trích trước chi phí (dự phòng phải trả). Điều
này đảm bảo cho chi phí sửa chữa được ghi nhận ở các kỳ kế toán hợp lý


22
hơn. Hơn nữa công ty phải có những quy định rõ ràng và nhất quán về
thời gian phân bổ để đảm bảo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
trong kỳ của công ty là chính xác nhất.
3.2.3. Một số chính sách kế toán khác
- Hiện nay, công ty vẫn cho công nhân nghỉ phép theo chế độ, tuy
nhiên công ty vẫn chưa áp dụng việc trích trước chi phí cho công
nhân nghỉ phép vì vây, công ty nên áp dụng trích trước chi phí nghỉ
phép của công nhân sản xuất để tránh trường hợp biến động chi phí
do công nhân nghỉ phép, điều này đảm bảo kết quả kinh doanh của
công ty được phản ánh chính hợp lý hơn

- Đối với chi phí lãi vay, hiện nay công ty đang ghi nhận trên cơ
sở tiền, điều này không đảm bảo được nguyên tắc phù hợp ( vì trên
thực tế chi phí này đã phát sinh ở tháng này nhưng lại được ghi nhận
vào tháng sau dựa trên giấy báo của ngân hàng) vì vậy, công ty nên
ghi nhận chi phí phát sinh trên cở sở dồn tích, cụ thể trong tháng,
công ty xác định chi phí lãi vay phải trả ghi nhận vào chi phí bằng
bút toán Nợ TK 635/Có TK 335, sau đó đến thời điểm chi trả lãi, kế
toán sẽ hạch toán Nợ TK 335/Có TK111,112,, điều này giúp ghi nhận
chính xác hơn chi phí phát sinh trong kỳ.
Khi vận dụng các chính sách kế toán, đặc biệt là các chính sách kế
toán liên quan đến việc trích trước chi phí hay xác định thời gian
phân bổ chi phí thì kế toán của công ty phải đảm bảo tuân thủ các
nguyên tắc kế toán theo quy định đồng thời phải đáp ứng được yêu
cầu quản lý của nhà quản trị sao cho thông tin cung cấp phải hợp lý
nhất.
3.3. HOÀN THIỆN CÔNG BỐ THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN
CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN


23
KẾT LUẬN
Thực hiện đúng chính sách kế toán tại doanh nghiệp là một vấn đề
rất quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay nhằm mang lại một
kết quả chính xác về doanh thu, chi phí, lợi nhuận từ đó mới có được
một kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp trong thời gian tới và đồng
thời cung cấp được ra bên ngoài những thông tin đáp ứng được nhu
cầu của người quan tâm
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam đã ban hành, mỗi doanh nghiệp
có quyền lựa chọn các phương pháp, chính sách kế toán phù hợp với
đặc điểm của doanh nghiệp để sử dụng.

Mỗi phương pháp kế toán khác nhau được áp dụng thì thông tin
cung cấp cho các đối tượng sử dụng cũng khác nhau. Vì vậy để cung
cấp thông tin phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp thì kế toán cần xác
định phương pháp nào phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp nhất
để lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp.
Công ty đã và đang áp dụng các chính sách kế toán một cách đầy
đủ, hầu hết các chính sách kế toán được sử dụng tại công ty đều hợp
lý và phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh tại công ty.
Tuy nhiên kế toán viên vẫn đang còn vận dụng các chính sách kế
toán đơn giản, dễ làm, chưa thật sự chú ý đến ưu điểm và hạn chế của
các phương pháp trong chính sách kế toán để vận dụng hợp lý hơn.
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng vận dụng các chính sách kế toán
tại Công ty Cổ phần phát triển thủy sản Huế, luận văn đã tập trung và
làm rõ các vấn đề sau:
-Thứ nhất, luận văn đã hệ thống hóa các lý luận về chính sách kế
toán tại các doanh nghiệp
- Thứ hai, luận văn đã phản ánh được thực trạng vận dụng các
chính sách kế toán tại Công ty cổ phần phát triển thủy sản Huế


×