Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp điều chỉnh ra hoa trái vụ cho cây bưởi da xanh chiết, ghép tại xã tức tranh huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.47 KB, 64 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG A SANG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ÁP
DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH RA HOA TRÁI VỤ CHO
CÂY BƢỞI DA XANH CHIẾT, GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH
HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Nông lâm kết hợp

Khoa

: Lâm Nghiệp

Khóa học

: 2011 – 2015

Thái Nguyên, năm 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

GIÀNG A SANG
Tên đề tài:

“NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ ÁP
DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH RA HOA TRÁI VỤ CHO
CÂY BƢỞI DA XANH CHIẾT, GHÉP TẠI XÃ TỨC TRANH
HUYỆN PHÚ LƢƠNG - TỈNH THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên nghành
Khoa
Lớp
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn

: Chính quy
: Nông lâm kết hợp
: Lâm Nghiệp
: K43 - NLKH
: 2011 – 2015
: TS. Trần Công Quân

Khoa Lâm Nghiệp – Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2015



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Nghiên cứu tình hình sinh
trưởng, phát triển và áp dụng một số biện pháp điều chỉnh ra hoa trái vụ
cho cây Bưởi da xanh chiết, ghép tại Xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, công
trình được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Công Quân trong thời
gian từ 24/12/2014 đến 20/05/2015. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo
trong khóa luận đã được nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra thực địa hoàn toàn
trung thực, nếu có sai sót gì tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi hình
thức kỉ luật của khoa và nhà tường đề ra.
Thái Nguyên, ngày ..... tháng ...... năm 2015

XÁC NHẬN CỦA GVHD

NGƢỜI VIẾT CAM ĐOAN

Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước
Hội đồng khoa học!

TS. Trần Công Quân

Giàng A Sang

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
xác nhận đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng đánh giá chấm
(Ký, họ và tên)



ii

LỜI NÓI ĐẦU
Để hoàn thành chương trình học trong nhà trường, thực hiện phương
châm “Học đi đôi với hành”, “Lý luận đi đôi với thực tiễn sản xuất”. Giai
đoạn thực tập chuyên đề rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra
trường. Đây là khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống lại toàn bộ
những kiến thức đã học, củng cố tay nghề. Đồng thời, tạo cho mình sự tự lập,
lòng yêu nghề, có phong cách làm việc đúng đắn, năng lực làm việc đáp ứng
nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành
nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất,
sáng tạo khi ra trường trở thành một người cán bộ khoa học có chuyên môn,
đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển
đất nước.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân và sự đồng ý của Ban chủ nhiệm
khoa Lâm Nghiệp trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, của thầy cô giáo
hướng dẫn cũng như được sự tiếp nhận của cơ sở, em tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số biện
pháp điều chỉnh ra hoa trái vụ cho cây Bưởi da xanh chiết, ghép tại Xã Tức
Tranh - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên”.
Trong thời gian thực tập tại cơ sở, được sự giúp đỡ tận tình của anh,
chị công nhân trong trại, cùng các bạn thực tập, sự hướng dẫn tận tình của
thầy, cô giáo cùng sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm còn thiếu
trong thực tiễn sản xuất, kiến thức còn hạn hẹp nên khóa luận của em không
tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến
quý báu của thầy cô giáo và đồng nghiệp để khóa luận của em được hoàn
thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên
Giàng A Sang


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng cây bưởi của các châu lục và thế
giới năm 2012 ................................................................................. 16
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng bưởi của một số nước trong khu vực
và trên thế giới năm 2012 ............................................................... 17
Bảng 2.3: Diện tích đất đai của xã Tức Tranh ................................................ 22
Bảng 4.1: Thời gian xuất hiện lộc của giống bưởi nghiên cứu ....................... 38
Bảng 4.2: Tăng trưởng chiều dài lộc ............................................................... 39
Bảng 4.3: Số lộc trên cây, đường kính, số lá trên lộc của Bưởi da xanh ........ 40
Bảng 4.4: Tăng trưởng đường kính gốc của cây Bưởi da xanh. ..................... 41
Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng chiều cao cây Bưởi da xanh ....................... 43
Bang 4.6: tăng trưởng đường kính tán Bưởi da xanh ..................................... 44
Bảng 4.7: Thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của Bưởi da xanh trên cây 3 tuổi ..........45
Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng của quả bưởi ............................................... 46
Bảng 4.9: Tỷ lệ cây ra hoa trái vụ của Bưởi da xanh ...................................... 49


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Hình ảnh đo đường kính lộc thành thục.......................................... 40
Hình 4.2: Hình ảnh đo đường kính gốc cây .................................................... 42
Hình 4.3: Hình ảnh đo chiều cao và chiều rộng của quả bưởi ........................ 47

Hình 4.4: Biểu đồ số cây ra hoa và số chùm hoa trên cây của 3 CT thí nghiệm .....49


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN
Giải nghĩa

Các từ viết tắt
CT
C/N
ĐBSCL
ĐV
FAOSTAT
NC&PT

Công thức
Các bon/Nitơ
Đồng bằng song Cửu long
Đơn vị
Food and Agriculture Organization of the United
Nations
Nghiên cứu và phát triển

NPK

Đạm, Lân, Kali

UBND


Uỷ ban nhân dân


vi

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài ............................................................ 2
1.2.1. Mục đích của đề tài ......................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................... 3
1.3. Ý nghĩa của đề tài ................................................................................... 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu .............................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài............................................................. 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu về cây bưởi ..................................................................... 4
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại cây bưởi ....................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây bưởi ........................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ................................... 7
2.2.1 Một số giống bưởi chủ yếu trên thế giới, Việt Nam và yêu cầu sinh
thái của cây bưởi ....................................................................................... 7
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam ..... 16
2.3. Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ..... 21
2.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu ................................. 21
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội .............................................................. 24
2.3.3. Tình hình sản xuất của chi nhánh nghiên cứu và Phát triển động
thực vật bản địa - công ty cổ phần khai khoáng miền núi (NC&PT động
thực vật bản địa) ...................................................................................... 27
2.3.4. Đánh giá chung về khu vực nghiên cứu với thử nghiệm trồng bởi da

xanh.......................................................................................................... 29
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...31
3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 31
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 31


vii

3.2.1. Địa điểm tiến hành nghiên cứu ..................................................... 31
3.2.2. Thời gian tiến hành nghiên cứu .................................................... 31
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 31
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................... 31
3.4.1. Điều tra cơ bản .............................................................................. 31
3.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................... 33
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................. 35
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 36
4.1. Đặc điểm hình thái của giống Bưởi da xanh ........................................ 36
4.1.1. Đặc điểm hình thái của thân cành ................................................. 36
4.1.2. Đặc điểm hình thái lá .................................................................... 37
4.2. Khả năng sinh trưởng của giống Bưởi da xanh ................................... 37
4.2.1. Khả năng sinh trưởng của các đợt lộc ........................................... 38
4.2.2. Động thái tăng trưởng đường kính gốc cây .................................. 41
4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây ............................................ 42
4.2.4. Động thái tăng trưởng đường kính tán .......................................... 43
4.3. Khả năng phát triển của bưởi thí nghiệm ............................................ 44
4.3.1 thời gian ra hoa và tỷ lệ đậu quả của cây Bưởi da xanh ở tuổi 3 ... 44
4.3.2. động thái tăng trưởng của quả Bưởi da xanh ................................ 46
4.4. Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để cây bưởi ra hoa, quả trái vụ ... 47
4.5. Tình hình sâu bệnh hại bưởi thí nghiệm .............................................. 50
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 52

5.1. Kết luận ................................................................................................ 52
5.2. Đề nghị ................................................................................................. 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 54


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày một phát triển nhu cầu của con người về đồ ăn, thức uống
tươi ngày càng được quan tâm và sử dụng, những thực phẩm tươi đó chủ yếu
được lấy từ các loại cây ăn quả, vậy nên phát triển cây ăn quả nói chung, cây
bưởi nói riêng là cần thiết.
Cây bưởi có tên khoa học là (Citrus maxima (Burm.) Merr.), thuộc chi
Citrus, nhóm cam quýt, họ Rutaceae, là loại cây được trồng lâu đời và phân
bố rộng khắp từ Bắc đến Nam Việt Nam. là loại cây ăn quả có múi, có giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao.
Theo Trần Thế Tục, thành phần hóa học có trong 100g phần ăn được của
quả bưởi gồm: VitamimC 90mg, protein 0,9%, 0,1% lipit, 9,3g tinh bột, 6 –
12% đường...ngoài dùng ăn tươi quả bưởi còn được dùng làm nguyên liệu
trong chế biến thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu [8].
Bưởi là cây ăn quả nhiệt đới được trồng ở nhiều nước trong khu vực
châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonexia,...
ở Việt Nam bưởi được trồng ở hầu hết các vùng trên cả nước với nhiều chủng
loại phù hợp với khí hậu từng vùng như: miền nam có Bưởi da xanh, Năm
roi,...miền bắc có Bưởi Diễn, Đoan Hùng,... mỗi một loại bưởi có màu sắc tép
bưởi và hương vị rất riêng đặc trưng cho từng loại bưởi và từng vùng miền
nên đáp ứng được nhu cầu hiếu thị khác nhau của nhiều người và được thị
trường ngày càng ưa chuộng.

Cây bưởi thích nghi rộng với nhiều loại đất cũng như vùng khí hậu khác
nhau nên được trồng ở khắp các tỉnh của Việt Nam nhưng trồng chủ yếu là tự
phát lẻ tẻ chưa tập trung, để đạt được hiệu quả cao cần lựa chọn vùng trồng bưởi
tập trung trong đó các yếu tố khí hậu đất đai phải thích hợp với từng loại giống.


2

Cây bưởi là loại cây có thể ra quả quanh năm nếu được chăm sóc, áp
dụng các biện pháp kỹ thuật hợp lý và điều kiện thời tiết thích hợp.
Những năm gần đây nghề trồng cây ăn quả đã góp phần vào việc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, làm tăng giá trị sử dụng đất, tăng thu nhập cho người
dân góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện
môi sinh, tạo công an việc làm trong thời gian nông nhàn. Nghề trồng cây ăn
quả đang có triển vọng trong tương lai gần.
So với trồng một số loại cây trồng khác trên cùng một diện tích đất thì
trồng bưởi mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Ở Việt Nam có nhiều loại bưởi ngon và nổi tiếng như Bưởi Diễn, Đoan Hùng,
Năm Roi... nhưng bưởi có giá trị kinh tế cao nhất hiện nay là Bưởi Da Xanh, ngoài
thị trường Bưởi Da Xanh được bán với giá 80 nghìn đồng/1kg quả tươi.
Trong một số thí nghiệm đưa Bưởi Da Xanh từ miền Nam ra trồng ở
miền Bắc gần đây thì Thái Nguyên là tỉnh trồng thử và mang lại kết quả khả
quan. Để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng cho hoa quả trái
vụ và hiệu quả kinh tế của cây Bưởi Da Xanh chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Nghiên cứu tình hình sinh trưởng, phát triển và áp dụng một số
biện pháp điều chỉnh ra hoa trái vụ cho cây Bưởi Da Xanh chiết, ghép tại
xã Tức Tranh - Huyện Phú Lương - Tỉnh Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của Bưởi da

xanh tại địa bàn nghiên cứu.
- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật điều chỉnh ra hoa trái vụ nhằm
nâng cao sản lượng của giống Bưởi da xanh tại Thái Nguyên để xác định khả
năng thích ứng của dòng bưởi này với điều kiện địa lý cụ thể của địa phương.


3

Trên cơ sở nghiên cứu đó sẽ góp phần vào việc trồng Bưởi Da Xanh tại
Thái Nguyên cũng như các tỉnh khác.
1.2.2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định đặc điểm hình thái của giống Bưởi Da Xanh.
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng của 2 giống Bưởi da xanh chiết và
ghép tại địa phương nghiên cứu.
- Nghiên cứu tình hình phát triển(khả năng ra hoa đậu quả) của Bưởi da xanh
- Áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để Bưởi Da Xanh ra hoa trái vụ.
- Đánh giá khả năng chống chịu của cây Bưởi Da Xanh với một số loại
sâu, bệnh hại và đưa ra biện pháp để hạn chế sâu, bệnh hại.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Giúp vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất, học hỏi
thêm những kinh nghiệm về trồng, chăn sóc Bưởi Da Xanh nói riêng và các
loại cây ăn quả nói chung góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng cho bản thân.
Qua nghiên cứu đề tài cho ta biết được đặc điểm nông sinh học, khả
năng sinh trưởng, phát triển và ra hoa trái vụ của dòng Bưởi Da Xanh.
Kết quả của đề tài là cơ sở cho công tác chọn tạo giống, và là cơ sở để
khuyến cáo cho nông dân cũng như các doanh nghiệp trong chọn giống Bưởi
da xanh vào cơ cấu cây trồng của mình.
Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ xung thêm những tài liệu khoa học
về cây Bưởi Da Xanh, phục vụ cho công tác giảng dậy, nghiên cứu cây Bưởi

Da Xanh trong tương lai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Biết được tốc độ tăng trưởng về kích thước, khả năng cho quả, sự chống
chịu đối với các loại sâu bệnh hại và khả năng cho quả trái vụ của dòng bưởi
nghiên cứu tại vườn nghiên cứu, từ đó giúp xây dựng được một quy trình kỹ
thuật về cây Bưởi Da Xanh hoàn thiện hơn, phù hợp với điều kiện cụ thể của
từng vùng.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Giới thiệu về cây bưởi
Bưởi là cây ăn quả thuộc họ cam quýt (cây ăn quả có múi) và có những
nhu cầu nhất định về môi trường và dinh dưỡng cũng như kinh tế. Cây họ cam
quýt được xếp vào loại cây ăn quả lâu năm, mỗi vùng sinh thái khác nhau có
mỗi loại quả bưởi đại diện cho vùng đó, do tính phong phú, đa dạng của điều
kiện sinh thái khí hậu mà sinh ra nhiều chủng loại cam quýt có đặc tính quý
để đáp ứng nhu cầu sản xuất, từ những giá trị trên cho thấy tầm quan trọng
của cây ăn quả với nền kinh tế của vùng nhất là các hộ gia đình.
Nước ta là một nước có nghề trồng cây ăn quả lâu đời, cây ăn quả
chiến vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, cây ăn quả không chỉ cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nhẹ mà còn làm dược liệu, mỹ phẩn
...xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về thực phẩm tươi ngày càng tăng lên,
tuy nhiên các nhà làm vườn vẫn gặp nhiều khó khăn từ khâu trồng cho đến
khâu thu hoạch chính là chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất từ đó đã
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ra lộc ra hoa và đậu quả dẫn đến năng suất
và phẩm chất quả cũng bị ảnh hưởng.

Cây Bưởi da xanh là loại cây ăn quả lâu năm có thể cho quả quanh năm
nếu điều kiện thời tiết phù hợpvà con người biết áp dụng các biện pháp kỹ
thuật phù hợp. Ở miền nam nước ta các nhà làm vườn đã áp dụng một số biện
pháp kỹ thuật để cây Bưởi da xanh ra hoa trái vụ như tỉa quả non, tỉa lá già
trên cành nhện, tạo hạn…rất thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tỷ lệ ra hoa, đậu quả của cây bưởi nói riêng phụ thuộc nhiều vào tỷ lệ
C/N, cần phải áp dụng biện pháp kỹ thuật vào để tăng hoặc giảm tỷ lệ này một
cách hợp lý thì sẽ giải quyết được một phần vấn đề năng suất và chất lượng.


5

Dựa vào đánh giá, mô tả cây bưởi của viện nghiên cứu rau quả nguồn
gen thực vật thế giới (IPGRS) và tài liệu nghiên cứu cây ăn quả lâu năm của
viện nghiên cứu rau quả để theo dõi, đánh giá các giống một cách có hệ thống
và đảm bảo có tính khoa học cao [1].
Mỗi giống bưởi khác nhau có sự thích nghi khác nhau về điều kiện sống
nơi trồng. Vậy nên việc đánh giá sự sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa
trái vụ liên quan đến năng suất, chất lượng quả là rất cần thiết trong công tác
chọn giống, nhất là những giống mới.
2.1.2. Nguồn gốc, phân loại cây bưởi
2.1.2.1 Nguồn gốc cây bưởi
Theo Chawalit Niyomdham,1992 [16] cho rằng: Bưởi có nguồn gốc ở
Malaysia, sau đó lan sang Indonêsia, Trung Quốc, phía Nam Nhật Bản, phía
Tây Ấn Độ, Địa Trung Hải và Mỹ. Decondolle cũng cho rằng bưởi có nguồn
gốc ở phía Đông Malaysia kể cả các đảo Fiji và Friendly.
Bưởi tiếng anh gọi là Pummelo, có nguồn gốc từ Malaysia và quần đảo
Ấn Độ và được phân bố rộng tới quần đảo Fiji châu Âu và cả cá nước vùng
Địa Trung Hải [7]. tuy nhiên nhiều từ điển ở Việt Nam dịch bưởi ra
thành grapefruit, thực ra grapefruit là tên gọi bằng tiếng Anh của bưởi chùm

(Citrus paradisi) được xác định là dạng đột biến hay dạng con lai tự nhiên của
bưởi, nó xuất hiện sớm nhất tại vùng Brabadas miền tây ấn độ và được trồng
lần đầu tiên ở Florida mỹ năm 1809 và trở thành một trong những sản phẩm
quả chất lượng cao ở châu Mỹ.
Jorgenson (1984), cho rằng bưởi và nhóm cây có múi khác đã được
mang đén vùng Đông Nam Á bởi những người Trung Quốc đi lập nghiệp và
do đó, bưởi đã được tự nhiên hóa trong vùng.
Theo Janata: bưởi được thu thập từ những cây hoang dại ở Garohills, từ vùng
nguyên sản này bưởi được chuyển đến phía Đông của vùng trồng cây có múi ở
Yongtze và phía Nam đại dương theo đường Salween hoặc đường Songka.


6

Các giống bưởi (Citrus grandis) được báo cáo có nguồn gốc ở Malaysia,
Ấn Độ, một thuyền trưởng người Ấn Độ có tên là Shaddock đã mang giống bưởi
này tới vùng biển caribe, sau đó theo gót các thủy thủ, bưởi được giới thiệu ở
Pralestin vào năm 900 sau công nguyên và ở châu Âu sau thời gian đó.
Tóm lại nguồn gốc của cây bưởi cho đến nay vẫn chưa được thống nhất,
nhưng với lịch sử trồng trọt lâu đời, cây bưởi là cây có khả năng sinh trưởng
và phát triển tốt, được trồng tất cả các vùng trên thế giới từ các vùng nhiệt
đới, cận nhiệt đới…
2.1.2.2 Phân loại cây bưởi
Cây bưởi có tên khoa học là: Citrus grandis (L).Osbeck.
Cây bưởi thuộc họ cam: Rustaceae.
Họ phụ: Aurantioideae.
Chi: Citrus ; Chi phụ: Eucitrus.
Loài: Citrus grandis
Ngành hạt kín: Angiospermae
Lớp hai lá mầm: Dicotyledones

Bộ: Rutales
Họ: Rutaceae
2.1.3. Đặc điểm hình thái cây bưởi
Theo Nguyễn Văn Kế (1997), so với các cây khác trong họ cam quýt thì
cây bưởi là loài to nhất, có gai, có thể cao tới 15m, lá to, màu xanh đậm với
cành lá lớn hơn cam quýt.
- Thân cây Bưởi: bưởi là cây gỗ nhỡ, và là loại cây to nhất trong họ cam
quýt, cây cao 6 - 7m, có thể ra từ 3 - 4 đợt cành, tán cây bưởi rất đa dạng như
dạng hình cầu, hình tròn hay tháp. Đa số có tán xòe như ai bưởi chùm, bưởi
chua, bưởi đường..., tán đứng như bưởi thanh trà. Khi còn nhỏ cành bưởi có
gai và rụng khi lớn.


7

- Lá Bưởi: lá bưởi có cánh tiếp giáp hay trồng lên phiến lá, trọng lượng
của quả bưởi, năng suất chịu sự chi phối của lá, kích thước lá to hay nhỏ phụ
thuộc vào giống.
- Hoa Bưởi: hoa bưởi mọc từ nách lá và là hoa lưỡng tính, hoa màu trắng
thơm, có 5 cánh, 3 - 5 lá đài, 20 - 40 nhị đực hợp thành từng nhóm dính liền ở
đáy, bao phấn có 4 ngăn màu vàng mọc bằng hay nhô cao hơn đầu nướm
nhụy cái. Đầu nướm nhụy cái to, bầu noãn có 8 - 15 ngăn dính liền nhau tại
một trục ở giữa, hoa thường tự thụ phấn, tuy nhiên hoa bưởi cũng có khả năng
thụ phấn chéo.
- Quả Bưởi: quả bưởi thường nặng từ 0,8 - 3,8 kg nhưng thường biến
động từ 0,9 - 1,5 kg với nhiều dạng khác nhau: da sần, da láng, quả tròn, quả
dẹp, dạng quả lê, núm cao. Thịt quả từ trắng đến hồng, vàng, xanh vàng...
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Một số giống bưởi chủ yếu trên thế giới, Việt Nam và yêu cầu sinh
thái của cây bưởi

2.2.1.1 Một số giống bưởi chủ yếu trên thế giới
Cây bưởi (Citrus grandis ) trên thế gới được trồng chủ yếu ở châu Á như
Trung Quốc, Ấn Độ và đặc biệt là khu vực Đông Nam Á (malaysia,
Indonexia, philippine, Thái Lan, Lào và Việt Nam...), châu mỹ như Hoa Kỳ,
Autrailia..., giống bưởi có sự thích nghi rộng và sự đa dạng về mặc di truyền
rất lớn, tuy nhiên trong thực tiến sản xuất được trồng với mục đích sử dụng
khác nhau tùy theo từng loại giống có thể để ăn tươi hoặc trao đổi buôn
bán, làm dược liệu, mỹ phẩm... Mặc dù vậy bưởi vẫn có tính đặc sản đặc
trưng cho từng vùng, từng địa phương khác nhau để cạnh tranh và phát
triển, theo nghiên cứu của J.Saunt (1990), các giống bưởi triển vọng phát
triển tốt ở các nước châu Á như: Thái Lan 3 giống, Trung Quốc 3 giống,
Indonexia 5 giống [17].


8

- Thái Lan: theo kết quả điều tra, khảo sát của tác giả N.Chomchalaw và
cộng sự thì bưởi có 51 giống trên toàn bộ lãnh thổ, trong đó có nhiều giống
mới có triển vọng phát triển sản xuất [18].
Theo Prasert Anupunt - Viện Làm vườn Thái Lan, các giống bưởi phổ
biến trong sản xuất được trồng ở các tỉnh miền Trung như Nakhon Pathom,
Samut

Sakhon, Samut songkhram, Ratchaburi và Nothaburi là: Khao

Tongdee, Khao Phuang, Khao Phan, Khao Hawm, Khao nhan phung, Khao
kheaw, Khao Jeeb, Khao Yai, Tubtim và Sai Nham Phung. Một số giống khác
như: Khao Tangkwa, Som Krun, Khao Udom Sook và Manorom được trồng ở
Chai Nat và Nakhon Sawan; giống Khao Uthai là giống đặc sản của tỉnh
Uthai Thani; giống Takhoi và Som Pol được trồng phổ biến ở Phichit; giống

Pattavia chỉ trồng ở vùng phía nam như ở tỉnh Surat Thani, Songkhla,
Narathiwat và Pattani [16].
- Trung Quốc có 3 giống bưởi ngon: bưởi Văn Đán, Sa Điền, bưởi ngọt
Quan Khê... Đây là những giống đã được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công
nhận là hàng nông nghiệp chất lượng cao và cấp huy Phần vàng. Trong đó có
giống bưởi Văn Đán rất nổi tiếng ở Đài Loan, do có đặc tính tự thụ, phôi
không phát triển nên không có hạt, chất lượng rất tốt được nhiều người ưa
chuộng (Hoàng A Điền, 1999) [4].
Theo W.C.Zhang (1981) có 7 giống bưởi chùm là những giống có nguồn
gốc từ cây lai. Ở Trung Quốc dùng phương pháp lai tạo đã tạo ra được các
giống bưởi có ưu thế lai nổi trội có triển vọng cho chiến lược phát triển cây ăn
quả có múi hàng hoá của nước này với chất lượng cao, giá thành hạ, khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường thế giới.
- Philippines là một nước sản xuất nhiều bưởi. Tuy nhiên các giống bưởi
ở Philippine đều là các giống nhập nội từ các nước như Trung Quốc, Thái
Lan, ... ví dụ: giống Khao phuang từ Thái Lan, giống Amoy và Sunkiluk gốc
Trung Quốc, chỉ có giống Fortich là giống địa phương [15].


9

Tại trung tâm nghiên cứu cây trồng quốc tế Davao tác giả N.T.Estellena
và cộng sự (1992) đã nghiên cứu khá sâu về tập đoàn giống bưởi, kết quả đã
xác định được ở Philippin có 4 giống bưởi có năng suất cao, chất lượng tốt và
khả năng chống chịu với sâu bệnh khá tốt như Delacruzp - Pink, Magallanes
và Amoymanta, Siamese.
- Ở Malaysia : có 24 giống được trồng phổ biến trong sản suất, bao gồm
cả giống trong nước và nhập nội. Một số giống nổi tiếng là: Large red fleshed
pomelo, Pomelo China.
- Ấn Độ: bưởi được trồng chủ yếu ở các vườn gia đình thuộc bang

Assam và một số bang khác. Một số giống được biết đến là: Dowali,
Nowgong, Burni, Gagar, Zemabawk, Jorhat, Khanpara, Kamrup, Khasi, Bor
Tanga, Hukma Tanga, Holong Tanga, Jamia Tanga và Aijal.
2.2.1.2. Một số giống bưởi chủ yếu ở việt nam
Ở Việt Nam: công tác nghiên cứu về cây ăn quả cũng đã được Đảng và
Nhà nước ta quan tâm. Các nhà khoa học thuộc các Viện nghiên cứu chuyên
ngành cây trồng cũng đã thu được những kết quả không nhỏ trong công tác
nghiên cứu, góp phần đáng kể vào việc phát triển nghề trồng cây ăn quả của
nước ta, trong đó cây có múi có một vị trí quan trọng và được đông đảo bà
con nông dân các vùng miền quan tâm, hưởng ứng.
Qua kết quả điều tra, thu thập của một số nhà khoa học Bùi Huy Đáp
(1960) [5], Trần Thế Tục (1977), [7], Hoàng Ngọc Thuận (1995) [9] và Đỗ
Đình Ca (1992) [2] đã tổng hợp thống kê nguồn gen cây có múi nói chung và
cây bưởi nói riêng tại một số vùng sinh thái, cụ thể như sau:
- Tại Trạm nghiên cứu cam Tây Lộc (Huế) và Trạm nghiên cứu cam Vân
Du (Thanh Hóa):
+ Thu thập 34 giống cam, trong đó có 19 giống nhập nội từ Pháp và một
số nước thuộc Địa Trung Hải và 15 giống trong nước. Đó là những giống đã


10

và đang được trồng phổ biến ở một số vùng sản xuất như cam sành Bố Hạ
(Bắc Giang), cam Sông Con (Nghệ An), cam Vân Du (Thanh hóa), cam Xã
Đoài (Nghệ An)...
+ Thu thập 16 giống quýt, trong đó có 03 giống nhập nội từ Sátsuma,
Clêmen tina và số giống còn lại là những giống trong nước... Ngoài ra có 5
giống chanh, 6 giống bưởi (nguồn giống thu thập từ năm 1945 trở về trước).
- Trần Thế Tục (1977) [7], bước đầu điều tra, đánh giá nguồn tài nguyên
cây ăn quả ở Việt Nam, đã giới thiệu 100 loài cây ăn quả, trong đó có 12 loài

cam, quýt.
- Ngô Xuân Bình (2001), điều tra ở 111 gioongscam quýt gồm bưởi và
một số con lai giữa cam và quýt, bưởi và cam đã cho kết quả là trong số đó 94
giống cho quả không hạt khi tự thụ [1].
Trong nhiều năm qua, Viện nghiên cứu rau quả đã nghiên cứu, tuyển
chọn và thi tuyển giống cây có múi: 13 giống bưởi (Bưởi chùm, Đoan Hùng,
Thanh Trà, PT3.10; PT3.36, PT3.13 …) và 11 giống cam sành. Những giống
này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là những
giống tiến bộ kỹ thuật [6].
Nguyễn Văn Dũng và cộng sự (1997), tập đoàn cây ăn quả của Viện
nghiên cứu rau quả đã thu thập được 22 chủng gồm 170 giống. Trong đó cây
có múi gồm 9 giống cam, 12 giống quưt, 8 giống chanh và 5 giống bưởi (có 1
giống bưởi nhập nội từ Ai Cập) [3].
Nhìn chung, tập đoàn bưởi ở nước ta rất đa dạng, được trồng ở hầu khắp
các tỉnh, đặc biệt đã hình thành những vùng bưởi lớn với những giống đặc
trưng mang tính đặc sản địa phương. Một số giống bưởi nổi tiếng ở các địa
phương nước ta được trồng với mục đích sản xuất hàng hóa, dưới đây là một
số giống bưởi ở nước ta.


11

- Bưởi Năm Roi: Được trồng khá tập trung ở huyện Bình Minh (Vĩnh
Long) và khá nhiều ở các tỉnh Cần Thơ (cũ), Tiền Giang, Bến Tre … Trong
quá trình chọn lọc, Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã tuyển chọn
được một số cá thể bưởi Năm Roi tốt, có các đặc điểm như : Dạng trái hình
quả lê đẹp, vỏ vàng khi chín, con tép tróc khỏi vách múi và bó chặt nhau,
nước quả khá, hương vị thơm ngon, không the đắng và đặc biệt là không hạt.
- Bưởi da xanh: Có nguồn gốc ở Tỉnh Bến Tre được trồng khá nhiều ở xã
Mỹ Thạch An, thị xã Bến Tre, hiện đang được trồng nhiều ở các tỉnh Bến Tre,

Tiền Giang, Vĩnh Long… Quả có dạng cầu, vỏ vẫn giữ màu xanh khi chín,
con tép tróc khỏi vách múi tốt, tép múi màu đỏ hồng, nước quả khá, vị ngọt
không the đắng, nhược điểm của giống này là có nhiều hạt. Giống Bưởi da
xanh là giống mới được tuyển chọn và biết đến cách đây khoảng hơn chục
năm, song do chất lượng ngon, giá cao gấp từ 3 – 3,5 lần các giống bưởi khác,
cho trái quanh năm nên diện tích trồng giống bưởi này tăng rất nhanh, riêng
huyện Mỏ Cày có 400 ha, nhưng sau 5 năm sẽ tăng lên 1200 ha và toàn tỉnh
bên tre sẽ có trên 4000 ha Bưởi da xanh [13].
- Bưởi đường lá cam: Được trồng nhiều ở huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai)
và Tân Uyên (Bình Dương). Dạng quả khá đẹp, phẩm chất ngon được thị
trường trong và ngòai nước ưa chuộng. Quả có trọng lượng trung bình từ 0,81,2 kg/quả. Dạng quả có hình quả lê thấp, vỏ quả khi chín có màu vàng xanh,
láng, nhẵn và tróc rất tốt. Các con tép bó chặt, vị ngọt rất ngon. Nhưng lại có
nhược điểm là có khá nhiều hạt.
- Bưởi Phúc Trạch: Có nguồn gốc ở xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê,
tỉnh Hà Tĩnh. Hiện tại được trồng ở hầu khắp 28 xã trong huyện và các vùng
lân cận. Bưởi Phúc Trạch được nhiều người xếp vào hàng một trong những
giống bưởi ngon nhất nước ta hiện nay.Trái hình cầu hơi dẹt, vỏ trái mầu vàng
xanh.Trọng lượng trung bình từ 1-1,2kg/trái.Mầu sắc thịt trái và tép múi phớt


12

hồng, vách múi giòn dễ tách rời, thịt trái mịn, đồng nhất, vị ngọt hơi chua.Độ
Brix từ 12-14. Thời gian thu họach vào khỏang tháng 9 hàng năm.
- Bưởi Đoan Hùng: Hiện được trồng nhiều ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú
Thọ, trên đất phù sa ven sông Lô và sông Chảy. Có hai giống được coi là tốt
nhất, đó là bưởi Tộc Sửu (xã Chí Đàm) và bưởi Bằng Luân (xã Bằng
Luân).Bưởi Bằng Luân trái hình cầu hơi dẹt, trọng lượng trung bình 0,7-0,8
kg/trái, vỏ trái mầu vàng hơi xám nâu, tép múi mầu trắng xanh, mọng nước,
thịt trái hơi nhão. Vị hơi lạt, độ Brix từ 9-11. Được thu họach vào tháng 10,

tháng 11, có thể để được lâu sau khi thu hái. Bưởi Tộc Sửu trái lớn hơn, trọng
lượng trung bình từ 1-1,2 kg/trái. Thịt trái nhão ít hơn giống bưởi Bằng Luân,
vị ngọt lạt và có màu trắng xanh.Thu họach sớm hơn bưởi Bằng Luân khỏang
nửa tháng.
- Bưởi Diễn: Được trồng nhiều ở Phú Diễn, Phú Minh (Từ Liêm, Hà
Nội). Bưởi Diễn có thể là một biến dị của bưởi Đoan Hùng.Trái tròn, vỏ trái
nhẵn khi chín mầu vàng cam. Trọng lượng trung bình từ 0,8-1 kg/trái. Múi và
vách múi dễ tách rời nhau. Thịt trái mầu vàng xanh, ăn giòn, ngọt. Độ Brix từ
12-14. Thời gian thu hoạch muộn hơn bưởi Đoan Hùng, thường trước Tết
Nguyên đán khỏang nửa tháng.
- Bưởi đường Hương Sơn: trồng nhiều ở vùng thung lũng hai sông Ngàn
Phố và Ngàn Sâu thuộc hai huyện Hương Sơn và Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh.
Hai giống điển hình là bưởi Phúc Trạch (Hương Khê) và bưởi đường Hương
Sơn. Lá và quả bưởi đường Vinh đều to hơn bưởi Đoan Hùng, vỏ mỏng hơn,
ngọt và khô hơn bưởi Đoan Hùng.
- Bưởi Lông Cổ Cò: là giống bưởi đặc sản của huyện Cái Bè tỉnh Tiền
Giang. Hiện nay, diện tích bưởi Lông Cổ Cò vào khoảng 1.700 ha, sản phẩm
chủ yếu dùng tiêu thụ nội địa.


13

- Bưởi Thanh Trà: là một trong những đặc sản của tỉnh Thừa Thiên Huế,
đã trở thành biểu trưng của văn hoá ẩm thực Cố Đô Huế. Diện tích bưởi
Thanh Trà ước khoảng 1.114 ha, phân bố chủ yếu tại các huyện Hương Trà,
Phong Điền, Hương Thủy và thành phố Huế.Trong quy hoạch của tỉnh, diện
tích bưởi Thanh Trà tiếp tục được mở rộng, tiến tới ổn định ở mức 1.400 ha.
- Bưởi Biên Hoà: vùng trồng nổi tiếng là ở cù lao Phố và cù lao Tân
Triều trên sông Đồng Nai. Quả to, hình quả lê, vỏ dày, cùi xốp trắng, múi dễ
tách, ăn giòn, ngọt dôn dốt chua. Khối lượng quả trung bình từ 1,2 - 1,5 kg, tỷ

lệ phần ăn được trên 60%. Thời vụ thu hoạch bắt đầu từ tháng 9 dương lịch.
- Bưởi Đỏ (Bưởi Đào): Giống bưởi này có nhiều dạng khác nhau, điển
hình là bưởi đỏ Mê Linh, trồng nhiều ở huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc, bưởi
gấc ở Đại Hoàng - Nam Định, Hoài Đức - Hà Tây và một số tỉnh trung du
miền núi phía Bắc, bưởi Xiêm Vang ở tỉnh Vĩnh Cửu - Đồng Nai.
- Bưởi Phục Hoà: có nguồn gốc từ Trung Quốc, được trồng nhiều ở vùng
Phục Hoà, tỉnh Cao Bằng từ những năm 1960 khi bộ đội Trung Quốc sang
giúp Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Bưởi Phục Hoà cây sinh
trưởng khoẻ, phân cành nhiều, cành lá mở rộng, tán hình bán cầu, lá hình
ovan, xanh đậm ra hoa vào khoảng tháng 2 tháng 3 hàng năm, thu hoạch vào
tháng 11- tháng 12, quả hình lê, vỏ quả sau khi chín có màu xanh vàng hoặc
màu da cam, quả dễ bóc, tép bó chặt, ngọt có mùi thơm, không he đắng. Bưởi
Phục Hoà có những đặc điểm giống như bưởi Sa Điền (huyện Dung, Quảng
Tây, Trung Quốc) qua quá trình trồng ở Việt Nam thấy chất lượng tốt hơn
như vị ngọt thanh hơn, có nhiều nước hơn,… nên rất được ưa chuộng.
2.2.1.3. Yêu cầu sinh thái của cây bưởi
Bưởi là giống cây có khả năng thích ứng rộng điều kiện sinh thái khí
hậu, đất đai, mặc dù bưởi thích ứng rộng như trên thực tế cần lựa chọn những
vùng trồng bưởi phải phù hợp với các yếu tố khí hậu, đất đai của từng loại


14

giống bưởi. Nước ta là có nhiều giống bưởi quý và hầu như tỉnh nào cũng
trồng bưởi, vùng nào cũng có bưởi như hiệu quả vẫn còn chưa cao.
Yêu cầu sinh thái của bưởi gồm hai yêu cầu chủ yếu là về khí hậu và đất đai.
* Yêu cầu về khí hậu
- Nhiệt độ: Bưởi thuộc nhóm cây có múi, nguồn gốc là nhiệt đới và á
nhiệt đới, có thể sinh trưởng từ 40 vĩ độ Bắc dến 40 vĩ độ nam, vùng trồng
bưởi cần có nhiệt độ bình quân trên năm trên 20°C. Nhiệt độ thích hợp nhất là

23 - 29°C, còn mùa đông trung bình là 15 - 18°C không quá lạnh.Nhiệt độ
dưới 12° C và trên 40°C thì cây ngừng sinh trưởng.
Muốn chất lượng quả bưởi ngon thì sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm ở
vùng trồng bưởi cần phải lớn. Ban ngày nhiệt độ cao, ban đêm nhiệt độ thấp.
Khi nhiệt độ ban ngày cao sẽ thuận lợi cho quá trình quang hợp tạo ra chất
hữa cơ, ban đêm nhiệt độ thấp sẽ thuận lợi cho quá trình vận chuyển tích lũy
đường bột và kích thích hình thành các sắc tố làm mã quả đẹp.
Còn đối với cam quýt nhiệt độ là từ 27- 32°C, nhiệt độ và biên độ ngày đêm
cũng có ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng và phẩn chất của quả cam quýt.
- Ánh sáng: cường độ ánh sáng thích hợp nhất cho cây bưởi là từ 10.000
- 15.000 lux, ứng với 0,6 calo/cm2. Cây bưởi là loại cây ưa sáng hơn các loại
cây có múi khác song vẫn cần chế độ ánh sáng thích hợp nếu như những vùng
trồng bưởi có cường độ ánh sáng quá mạnh cũng ảnh hưởng đến cây và quả.
Ánh sáng trực xạ kết hợp với nhiệt độ cao làm cho cây không còn khả
năng quang hợp, lá có thể bị héo, rụng do bốc hơi nước mạnh, ngược lại nếu
trời âm u thiếu ánh sáng, đặc biệt trong thời kì ra hoa đậu quả có thể làm cho
hoa, quả non rụng hàng loạt, ngoài ra ẩm độ không khí cũng ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng và là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.
- Nước: nước là không thể thiếu đối với cây trồng, bưởi cũng vậy, cây
bưởi cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa kết trái và thời kỳ cây con tuy


15

nhiên cũng chỉ là ở một mức nhất định và sợ bị ngập úng. Lượng nước là khác
nhau tùy thuộc vào tuổi của cây, còn lượng nước tưới phụ thuộc vào điều kiện
khí hậu, đất đai ...ẩm độ thích hợp nhất là 70 - 80%, lượng mưa trung bình
trên năm là khỏang từ 1600 - 1800mn.
Còn đối với cam quýt ẩm độ không khí thích hợp nhất là khoảng 70 75%, cam quýt cũng như bưởi goai đoạn cần nhiều nước nhất là giai đoạn ra
chồi, ra hoa, ddaauk quả vào khoảng thời gian đầu tháng 2 cuối tháng 3.

Lượng mưa thích hợp nhất là vào khoảng 1000 - 2400mm/năm phù hợp nhất
là khoảng 1200mm. Muốn có sản lượng cao, năng suốt tốt thì phải có phương
pháp tưới tiêu hợp lý chủ động tưới nước ít khi phụ thuộc vào trời mưa.
Tuy nhiên trong thực tế lượng mưa của nước ta phân bố không điều vì mùa
mưa tập chung chủ yếu vào tháng 5 đến tháng 9, còn mùa khô kéo dài từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau, một số vùng có mùa đông lạnh kéo dài đến hết tháng 2 năm
sau. vì vậy gây ảnh hưởng lớn tới việc thụ tinh, thụ phấn của hoa.
- Gió: Tốc độ gió cũng ảnh hưởng khá quan trọng tới cây bưởi nhất là
lúc đậu hoa quả, khi có bão lớn sẽ làm gãy cây, cành... rồiđến năng suất cũng
như chất lượng quả.
- Đất: Đất là thành phần quan trọng và không thể thiếu đối với tất cả mọi
cây trồng, đất là nơi cung cấp các chất như dinh dưỡng, chất khoáng, vi
lượng, đa lượng và nước cho cây trồng. Nếu không có đất, đất nghèo kiệt
không thể trồng và phát triển cây trồng nói chung và cây bưởi nói riêng.
Đất dùng để trồng bưởi phải có độ dày tầng canh tác từ 0,6m trở lên, đất
thịt nhẹ hoặc trung bình, có độ PH từ 5,5 - 7 độ, có mực nước ngần sâu dưới
0,8m. Nếu đất quá kiềm làm hạn chế khả năng hút nước và các chất dinh
dưỡng của cây trồng.


16

2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam
2.2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
Hiện nay cây ăn quả có múi trong đó có cây bưởi đã và đang được trồng
khắp các châu lục, sự phát triển của nghề trồng cây ăn quả trên thế giới có
mỗi quan hệ tương phản với sự phát triển ngành công nghiệp thế giới. Vùng
nào có công nghiệp phát triển thì trồng cây ăn quả cũng phát triển theo và
ngược lại.
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng cây bƣởi của các châu lục

và thế giới năm 2012
Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

Khu vực

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

Châu Mỹ

85,761

339,798

2.056,532

Châu Âu

3,395

264,218

89,702


Châu Á

153,985

334,804

5.155,479

815

137,055

11,170

Châu Phi

45,170

160,982

Thế giới

289,126

278,081

Chỉ tiêu

Châu Đại Dương (Úc)


8.040,038

(Nguồn FAOSTAT,2012) [14].
Qua bảng số liệu trên cho thấy.
Diện tích trồng bưởi của thế giới là 289,126 ha, với năng suất đạt
278,081 tạ/ha và sản lượng đạt 8.040,038 tấn.
So về diện tích thì vùng trồng nhiều bưởi nhất là Châu Á sau đó là Châu
Mỹ, Châu Phi, Châu Âu và ít nhất là Châu Úc.
Về năng suất thì Châu Mỹ lại là nước đi đầu với năng suất đạt 339,798
tạ/ha và xếp các vị trí tiếp theo lần lượt là Châu Á, Châu Âu, Châu Úc và cuối
cùng là Châu Phi.


×