Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

CẦN PHẢI KẾT HỢP CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VÀ CÁC MỤC TIÊU XÃ HỘI ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.72 KB, 20 trang )

Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CẦN PHẢI KẾT HỢP CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ VÀ CÁC MỤC
TIÊU XÃ HỘI ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI

Phạm Nguyên Đằng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2015

1


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam

Mục lục

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

HSSV:

Học sinh - sinh viên

ĐHCĐ:

Đại học – cao đẳng

2



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chon đề tài:
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển, đổi mới. Vấn đề kinh tế tang trưởng
bền vững luôn gắn liền với sự phát triển ổn định của xã hội. Kinh tế phát triển sẽ đáp
ứng được nhu cầu cần thiết của xã hội và ngược lại xã hội ổn định thúc đẩy nền kinh
tế phát triển. Kết hợp mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong quá trình giải
quyết các vấn đề xã hội là một trong những chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong
thời kỳ đổi mới.
Từ Đại hội VI (tháng 12/1988) dưới sự chỉ đạo của Đảng và nhà nước, nền kinh
tế nước ta bước sang một giai đoạn mới. Từ đó đến nay, Đảng và nhà nước luôn chủ
trương mục tiêu xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững, vượt bậc bên cạnh một xã
hội hiện đại, tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thực hiện được điều này Đảng luôn
nhấn mạnh phát triển kinh tế phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Bởi vì,
kinh tế là động lực để phát triển xã hội và xã hội nền tảng để phát triển kinh tế. Kinh
tế phát triển dựa trên sự phát triển bền vững của các yếu tố xã hội, chính trị, văn hóa,
môi trường,…
Còn sự phát triển bền vững xã hội là sự đảm bảo về mức độ tang trưởng kinh
tế, ổn định xã hội, không có sự xung đột , nổi loạn ảnh hưởng đến sự huy động nguồn
lực phát triển. Vậy nên để đất nước phát triển, giải quyết được các vấn đề xã hội phức
tạp đang diễn ra thì mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội phải đan xen, hòa quyện vào
nhau. Và để hiểu các vấn đề xã hội xin hãy theo dõi nội dung của bài viết của nhóm.

2.

Mục đích nghiên cứu:


3


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
Bài tiểu luận giúp ta hiểu được thế nào là mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội. Tại
sao cần phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong quá trình giải
quyết các vấn đề xã hội. Từ hiểu biết đó, ta sẽ có những nhận định đúng đắn về kinh
tế - xã hội của đất nước. Và qua đó, biết cách kết hợp hai mục tiêu trên vào quá trình
phát triển của đất nước và kinh tế cũng như xã hội.

3.

Nội dung chính:
Mục tiêu kinh tế là gi?
Mục tiêu xã hội là gì ?
Cần phải kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội để giả quyết các vấn
đề xã hội.

4


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam

NỘI DUNG:
1.
1.1.

Khái niệm mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội:
Mục tiêu kinh tế là trạng thái kinh tế mà chủ thể quản lý mong muốn, cần và có thể

đạt tới trong hoặc sau một thời gian hoạt động và tiế hành quản lý. Là mục tiêu đặt ra
trong 1 thời kỳ nào đó để đật được mục đích về mặt tăng trưởng về mặt vật chất , đấp
ứng đời sống con người. Hướng quốc gia cộng động tới giàu có thịnh vượng ,thúc
đẩy sự phát triển kinh tế góp phần làm mức thu nhập dân cư tăng,phúc lợi xã hội và

1.2.

cuộc sống cộng động được cải thiện.
Mục tiêu xã hội là mục tiêu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đáp
ứng được nhu cầu cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần phải giải quyết các vấn đề
của con người : bảo hiểm, y tế, giáo dục tạo nên xã hội bình đẳng ,toàn diện cá nhân ,
thưc hiện mục tiêu về con người.

2.

Cần kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong
quá trình giải quyết các vấn đề xã hội:
2.1.

Mục tiêu kinh tế là cơ sở, là nền tảng để thực hiện mục tiêu xã hội:
Một Đất nước giàu mạnh về kinh tế sẽ có điều kiện để phát triển xã hội.
Đời sống của con người cũng như của xã hội bao gồm hai mặt vật chất và tinh

thần. Kinh tế là nền tảng vật chất của xã hội, đáp ứng nhu cầu vật chất của con người
và xã hội. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở và điều kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát
triển xã hội, phát triển xã hội chính là mục tiêu và động lực của tăng trưởng kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế phải nhằm mục tiêu phát triển xã hội, phát triển con người. Sức
sản xuất càng phát triển, thì quan hệ giữa xã hội và kinh tế càng mật thiết.Hiện nay,
tăng trưởng kinh tế gắn chặt chẽ với phát triển xã hội và bền vững môi trường, bên
5



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
cạnh đó yếu tố vốn, kỹ thuật, tài nguyên, thì lao động, nhất là năng lực sáng tạo của
con người ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng hơn của sự giàu có và phát triển.
Một chính sách phát triển đúng đắn phải là một chính sách làm cho các yếu tố xã hội
thấm sâu vào tất cả các lĩnh vực hoạt động sáng tạo của con người, nhân tố xã hội
phải trở thành nội dung quan trọng của hệ thống chính sách, chiến lược, kế hoạch phát
triển kinh tế.Tiến bộ và công bằng xã hội quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế có
hai khía cạnh: vừa là động lực, vừa là thành quả của tăng trưởng kinh tế, thể hiện sự
phân phối thành quả của tăng trưởng. Tăng trưởng kinh tế tạo cơ sở và điều kiện vật
chất để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đến lượt mình, tiến bộ và công bằng xã
hội là động lực, mục tiêu của tăng trưởng kinh tế.Hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế và sự
phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện để kinh tế phát triển
nhanh chóng, và những thay đổi trong phát triển kinh tế có tác động rất lớn đến xã
hội.Kinh tế tác động theo hướng tích cực và tiêu cực lên hầu hết các lĩnh vực của xã
hội như văn hóa, giáo dục,dân tộc, tài nguyên môi trường, khoa học – công nghệ, y tế,
dân số, lao động.
Từ đó, đời sống nhân dân được cải thiện về cả vật chất và tinh thần, Đất nước
hướng tới giàu có, thịnh vượng, sự ổn định trong xã hội.

2.2.

Mục tiêu xã hội cũng có tính độc lập tương đối và
tác động ngược lại mục tiêu kinh tế.
Nhà nước đưa ra các chính sách phát triển xã hội về văn hóa, giáo dục, chính

trị,…sẽ làm cho xã hội ổn định; dân trí tăng; con người thông minh, năng động, tiếp
thu những điều mới từ bên ngoài làm cho chất lượng nguồn lao động được tăng cao,
thu hút nhiều làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài làm cho nền kinh tế phát triển mạnh

mẽ.
6


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
Nhưng ngược lại, khi xã hội có nền văn hóa lạc hậu, nền giáo dục chậm tiến bộ,
khoa học công nghệ lỗi thời thì nền kinh tế nước đó khó có thể phát triển được. Từ đó
sẽ dẫn đến các vấn đề về tham nhũng, tệ nạn xã hội, bất bình đẳng về thu nhập cũng
như tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, bất bình đẳng về giới, sự yếu kém
của hệ thống an sinh xã hội và bảo hiểm. Tiêu biểu như:
Giáo dục là một yếu tố quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững, vận mệnh
và tương lai của một Quốc gia. Vì vậy, khi một nền giáo dục gặp những vấn đề tiêu
cực như gian lận, chạy đua theo thành tích, chương trình đào tạo lạc hậu, lỗi thời, cơ
cấu ngành nghề thiếu cân đối, phương pháp dạy và học cũ kĩ sẽ dẫn đến chất lượng
nguồn nhân lực thấp, không thể đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dẫn
đến kinh tế trì trệ, tụt hậu.
Không những vậy, tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp ngày càng gia tăng.
Cơ chế bảo hiểm y tế, thu viện phí còn nhiều bất cập, văn hóa suy thoái, làm nảy sinh
các tệ nạn xã hội, xuất hiện các vấn đề nhức nhối ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Giảm năng suất lao đông kéo theo kinh tế kém phát triển.
Mọi hoạt động kinh tế từ thiết kế sản phẩm tới trao đổi và sử dụng sản phẩm
đều thấm sâu yếu tố xã hội, vì toàn bộ quá trình kinh tế đều là hoạt động của người,
và con người, thông qua các hoạt động của mình thiết lập, các quan hệ giữa con người
với tự nhiên, giữa con người với con người. Mặt khác, chỉ khi những quyết sách và
chiến lược phát triển kinh tế mang hàm lượng văn hóa cao, thì sự phát triển mới thật
sự có giá trị.
2.3.

Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội tuy có mục tiêu
khác nhau nhưng đều thống nhất mục tiêu phát

triển con người:
7


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
Mục tiêu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm
tăng mức sống thu nhập của con người, phát triển con người về vật chất. Mục tiêu xã
hội xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội (trường học, bệnh viện, đường xá, cầu cống…)
hỗ trợ cho cuộc sống, sức khỏe phát triển con người về mặt tinh thần.Dù là mục đích
vật chất hay tinh thần cũng đều nhằm phát triển con người.
Từ hai mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội thì các nhu cầu về vật chất và tinh
thần của con người được đáp ứng đầy đủ tạo điều kiện cho con người phát triển, nâng
cao hiểu biết nhận thức để hoàn thiện con người tạo nên sự phồn vinh cho cả cộng
đồng, tạo điều kiện cho cộng đồng phát triển bền vững cả về vật chất lẫn tinh thần.
Tăng trưởng kinh tế (tăng lợi nhuận ) là mức thu nhập dân cư tăng phúc lợi xã
hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện : kéo dài tuổi thọ giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em ,giúp cho giáo dục y tế văn hóa ....phát triển và
từ đó có tác động tích cực đến công bằng xã hội.Tăng trưởng kinh tế không đồng thời
mang lại hạnh phúc cho dân nếu không lấy con người làm trung tâm.
Trong chủ nghĩa xã hội, nhân dân lao động làm chủ, con người được coi là vốn
quý nhất , mục tiêu phục vụ của xã hội là nâng cao chất lượng cuộc sống của con
người.
Mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội đều có những mục đích khác nhau nhưng
đều hướng đến một điểm chung là phát triển con người, lấy con người làm trung tâm
của sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và lấy việc nâng cao chất lượng cuộc sống
con người làm mục tiêu phục vụ.Cả hai mục tiêu đều hướng tới thực hiện “dân
giàu,nước mạnh, xã hội công bằng ,dân chủ văn minh”.

8



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
2.4.

Cần phải kết hợp với các mục tiêu xã hội để lường
trước và chủ động giải quyết các hậu quả do mục
tiêu kinh tế gây ra:
Mục tiêu kinh tế luôn chạy theo lợi nhuận nên đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm

trọng cho xã hội như: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức
lao động của con người… Hoạt động của các nhà máy trong các khu công nghiệp, khu
chế xuất đang hủy hoại môi trường trường nước, không khí, đất xung quanh đó làm
giảm sự đa dạng sinh thái gây ra nhiều loại bệnh cho người dân sống trong khu vực
đó.
Muốn khắc phục việc này thì cần phải kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã
hội để nâng cao nhận thức của con người về việc bảo vệ môi trường, khai thác hợp lý
tài nguyên thiên nhiên , đảm bảo các quyền lợi của con người để xây dựng một tương
lai tốt đẹp cho thế hệ sau này.
Không chỉ khắc phục các hậu quả của mục tiêu kinh tế mà mục tiêu xã hội
cũng đã lường trước được những hậu quả mà mục tiêu kinh tế có thể gây ra nên đã
đưa ra những biện pháp dự phòng để giải quyết kịp thời khi hậu quả đó xảy ra như:
đẩy mạnh tuyên truyền, cổ động đến mọi tầng lớp nhân dân bảo vệ môi trường để xây
dựng một xã hội văn minh, giàu đẹp. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức để
hạn chế các hậu quả xảy ra. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo bảo vệ môi trường phải được tiến hành
thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường. Đi đôi với
những qui định trên là những chế tài sử lí nghiêm khi có sai phạm sảy ra.

9



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
Đầu tư cho y tế, phúc lợi xã hội để chăm sóc sức khỏe, chăm lo cho người dân
bị ảnh hưởng bởi các hậu quả của mục tiêu kinh tế.
Xây dựng và hoàn thiện thể chế gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng bước và từng chính sách phát triển.
2.5.

Kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội là
nhằm phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con

người nhưng không tổn hại tới sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai.
Cần phải kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội thì sự phát triển mới bền
vững được. Sự kết hợp hai mục tiêu này tạo điều kiện để phát triển bền vững.
Sự kết hợp tối ưu giũa mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội có tác động thúc đẩy
nhanh sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nguyên tắc chung cho sự kết hợp đó là
mục tiêu kinh tế phải tạo động lực trong xã hội, bảo đảm cho xã hội ổn định; đến lượt
chính sách xã hội phải thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa phải phù hợp với điều kiện
nền kinh tế cho phép, vừa đặt ra những thách thức mới, hướng tới sự phát triển bền
vững.
Đẩy mạnh việc chú trọng chất lượng thực sự của tăng trưởng kinh tế, không thể
phát triển bằng mọi giá. Tăng trưởng kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với chất
lượng thực sự của phát triển đời sống, giảm thiểu tác động tới môi trường, sự suy
thoái nguồn tài nguyên...Có quy hoạch, chiến lược cụ thể với việc phân bố các nguồn
đầu tư giữa các vùng miền; giữa xây dựng các đầu tàu kinh tế với quan tâm tới phát
triển ở các địa phương có vị thế kém hơn, nhất là vùng sâu, vùng xa...

10



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
Sự đồng bộ giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội là điều kiện cần và đủ để
bình ổn, phát triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất
để thực hiện mục tiêu xã hội và ngược lại; sự ổn định, công bằng và tiến bộ của xã hội
đạt được thông qua các mục tiêu xã hội tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện
các mục tiêu kinh tế, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Phát huy vai trò của các chính sách xã hội trong việc xây dựng một hệ
thống phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm sự hài hòa trong phân phối lợi ích do tăng trưởng
kinh tế đem lại; hạn chế sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo.
3.

Dựa trên sự kết hợp mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã
hội để giải quyết các vấn đề xã hội trong thời đại mới.
3.1.

Tín dụng đối với học sinh - sinh viên.
3.1.1.Mục tiêu ý nghĩa

Tín dụng đối với HSSV được đề ra trên tình hình thực tế của HSSV có hoàn
cảnh khó khăn và dựa trên lý thuyết về phân phối lại thu nhập của Kinh tế công cộng.
Điều này được thê hiện rất cụ thê qua cách quyết định và chỉ thị của Thủ tướng chính
phủ.
Với mục tiêu tạo điều kiện HSSV hoàn cảnh khó khăn có thế tiếp tục và yên
tâm học tập, nên đối tượng của chính sách chủ yếu là con em các gia đình nghèo và
hoàn cảnh khó khăn.
Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện “chế độ cho vay ưu đãi để học Đại
học, Cao đẳng và dạy nghề” được ban hành ngày mùng 4-9-12007 của Thủ tướng
chính phủ. Tín dụng đối với HSSV đã thực sự góp phần hỗ trợ cho HSSV có hoàn
cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, góp phần trang trải

chi phí cho việc học tập, sinh hoạt cho quá trình học tại trường, với mục tiêu đào
tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đào tạo đội ngũ công nhân có trình độ cho
đất nước và tạo điều kiện cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn về cuộc sống có
điều kiện tiếp tục đến trường. Đất nước không lãng phí nguồn nhân lực cho tương
lai. , mở rộng hệ thống Giáo dục- Đào tạo, đáp ứng nguồn lao động cho khu vực các
ngành trong nền kinhtế. Giảm bớt khó khăn tài chính cho sinh viên đồng thời tăng
11


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
cường trách nhiệm của họ (chính họ sẽ phải tự chịu trách nhiệm với số tiền được
vay ưu đãi đó).
Bên cạnh những mục đích cần đạt được của tín dụng đối với HSSV thì nó còn
có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội. Chính sách còn là một trong các chính sách
của nhà nước nhằm thực hiện công bằng xã hội, tạo công bằng cho HSSV tiếp cận
với nền giáo dục có chất lượng cao hơn, góp phần thực hiện thành công các mục
tiêu của sự nghiệp giáo dục quốc gia. Cho sinh viên vay vốn về bản chất là đê tăng
thêm mức gánh chịu chi phí của sinh viên, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà
nước theo cách chuyên sự gánh chịu của họ từ hiện tại sang tương lai khi sinh viên
“đã có khả năng chi trả”. Như vậy, một măt sinh viên nghèo không phải bỏ học khác
với việc viện trợ của nhà nước mới có công bằng hơn so với khi thực hiện chính
sách học phí thấp.
3.1.2.Đối


tượng và phạm vi tác động.

Đối tượng

Tất cả HSSV có hoàn cảnh khó khăn học tại các trường đại học( hoặc tương

đương đại học), cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề được
thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm: HSSV mồ côi cả
cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao
động, hssv là thành viên của hộ gia đình thuộc hộ nghèo, hộ gia đình có mức thu nhập
bình quân đầu người tối đa bằng 150% mức thu nhập bình quân đầu người của hộ gia
đình nghèo.
Ngoài ra đổi với những HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai
nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh có xác nhận của uỷ ban nhân dân xã
phường, thị trấn nơi cư trú thì cũng được ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn đê
tiếp tục học tập. Đối tượng HSSV được vay vốn lần này không có sự phân biệt công
lập hay ngoài công lập, không phân biệt thời gian đào tạo trên 1 năm hay dưới 1 năm.
Việc mở rộng đối tượng cho vay nhằm tạo nhiều cơ hội học tập cho các em HSSV.


Phạm vi

Tín dụng đối với HSSV của Thủ tướng chính phủ là những chủ trương kịp thời,
có ý nghĩa chính trị to lớn được đông đảo nhân dân quan tâm và ủng hộ nhằm hồ trợ
HSSV thuộc diện có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước
12


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
trang trải chi phí cho việc học tập sinh hoạt trong quá trình theo học tại trường đồng
thời thê hiện rõ tính công bằng xã hội của Nhà nước. Chủ trương, chính sách này sẽ
đấy mạnh việc đào tạo gắn liền với xóa đói giảm nghèo.
Thực trạng hiện nay ở Việt Nam rất nhiều HSSV phải nghỉ học giữa chừng và
không có đủ tiền lo các khoản chi phí cho việc đi học cho đến khi kết thúc khóa học,
nhất là những sinh viên ở tỉnh lẻ, vùng sâu vùng xa lên thành phố học. Từ khi tín dụng
sinh viên, học sinh đi vào thực tế như một nguồn động lực vô cùng lớn lao tạo cơ hội

cho những sinh viên đang theo học có điều kiện học tập tốt hơn và hoàn thành được
khóa học, thực hiện được ước mơ vượt nghèo của họ. Và những học sinh nghèo có
niềm tin hơn vào cánh cửa đại học rộng mở chào đón họ. Họ sẽ có cơ hội được đem
tài năng và trí tuệ của mình đế góp phần xây dựng đất nước ta ngày càng phát triên
hơn. Những gia đình nghèo có con ham học, họ sẽ yên tâm hơn khi có quỹ tín dụng
HSSV đế lo trang trải một phần chi phí học hành của con mình. Ngoài ra, chính sách
tín dụng HSSV còn góp phần ôn định xã hội đưa thanh thiếu niên vào trường học,
giảm các vấn đề xã hội do thanh thiếu niên gây ra: trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút...Hơn
nữa có một số gương điến hình sinh viên vượt khó đã vượt qua hoàn cảnh khó khăn
đe có tấm bằng đại học nhờ quỹ tín dụng này. Giờ đây họ đã trở thành những người có
đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triên của nước nhà.
Như vậy, chính sách tín dụng cho sinh viên học sinh có tác dụng trong phạm vi
to lớn cả về mặt kinh tể và xã hội; từ thành thị đến nông thôn; từ các bậc phụ huynh
đến những HSSV nhất là các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn về tài chính.
3.1.3.Nhận

định chung về tình trạng hiện nay của “Tín Dụng Đối
với HSSV”

Có thê nói chính sách ưu đãi đối với học sinh sinh viên là tin vui, là niềm hi
vọng lớn, tạo cơ hội thực sự cho gia đình và học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
có thể tiếp tục con đường học tập của mình. Cùng với những ưu nhược điểm của
chính sách. Xét trên bình diện chung, chính sách ưu đãi cho học sinh sinh viên đã đạt
được mục tiêu đề ra: “ Sẽ không đế sinh viên nghèo nghỉ học”, “cứu cánh cho sinh
viên nghèo”. Theo báo cáo của bộ tài chính và ngân hàng chính sách xã hội cho biết
ngay sau khi có quyết định đã chuyển ngay cho ngân hang chính sách 500 tỷ đồng để
có nguồn cho sinh viên vay. Sau ba tháng triên khai kê từ ngày ra quyết định nguồn
vốn cấp lên đến 2500 tỷ. về phía người cho vay tính đến cuối năm 2007 dư nợ cho
13



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
vay hoc sinh sinh viên đạt 2803 tỷ với 630.159 sinh viên đang vay. Trong đó doanh số
cho vay từ ngày mùng 1 tháng 10 năm 2007 đạt 2504,6 tỷ với 596.354 học sinh sinh
viên đang vay. Cơ cấu cụ thể: đại học và cao đẳng 1930 tỷ với 425.313 học sinh sinh
viên vay, trung cấp chuyên nghiệp 680 tỷ với 157.447 học sinh sinh viên được vay,
học nghề (thời hạn học trên một năm) 1689 tỷ với 37.773 học sinh sinh viên được vay,
học nghề dưới một năm 43 tỷ với 9629 học sinh sinh viên được vay với mức vay bình
quân được nâng lên từ 300.000 / tháng lên 800.000/tháng ở hiện tại, đang dự định 1,2
triệu/ tháng.
Có thể nói chính sách tín dụng đối với học sinh sinh viên đã thực sự đi vào
cuộc sống, nguồn vốn vay của nhà nước đã giúp hàng ngàn học sinh sinh viên có đủ
kinh phí trang trải học phí và sinh hoạt phí đê theo học, giúp hàng trăm ngàn họ gia
đình có điều kiện cho con em đi học. Theo khảo sát của bộ tài chính cho biết đa số
nguồn vốn sử dụng đúng mục đích vào học tập và sinh hoạt phục vụ học tập. Sai
phạm về sử dụng nguồn vốn vay sai đối tượng rất thấp chỉ ở mức dưới 1 %. Với kết
quả đạt được bước đầu khẳng định chính sách đã được thực hiện hiệu quả và thê hiện
nhiều ý nghĩa to lớn.
Song song với các kết quả đạt được thì chính sách vẫn tồn tại nhiều vướng mắc
ảnh hưởng đến các mục tiêu đề ra. Vì là chính sách cho vay ưu đãi lên nguồn vốn chỉ
có một tỷ lệ nhỏ là thu nợ để tái cho vay tiếp còn chủ yếu phải được cân đối từ ngân
sách nhà nước, hàng năm cấp cho ngân hàng chính sách đê cho vay. Tuy nhiên đến hết
tháng 7 năm 2007 đã đạt gần 70% kế hoạch cả năm trong khi đó số lượng học sinh
sinh viên trúng tuyên vào các trường đại học cao đẳng trong cả nước tăng mạnh nên
nhu cầu vay rất lớn. Tính bình quân 20% số học sinh sinh viên trúng tuyền vào các
trường ĐHCĐ có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay vốn. Tổng nhu cầu vốn cần cho
vay năm học 2007- 2008 lên 4000 tỷ trong khi đó nhu cầu trước mắt cho vay ngay
đầu năm học mới tính đén 31-12-2007 là 500 tỷ trong khi kế hoạch còn lại naw2007
chỉ hơn 140 tỷ nên thiếu hụt nguồn vốn cho vay đang đặt ra cấp bách. Mặt khác trên
thực tế hiện nay khi chính sách đưa vào thực tế có hiện tượng: “ Sinh viên ồ ạt vay

tiền ưu đãi” theo “ phong trào” có nhiều sinh viên không bỏ lỡ cơ hội “ ngàn vàng”
này. Hiện tượng đua nhau vay vốn diễn ra ồ ạt “ nhà nhà đi vay, người người đi vay”.
Theo sổ liệu phòng đại học Bách khoa hà nội cho biết ngày cao điêm nhà trường phải
xác nhận hơn 200 trường hợp cần vay vốn. Tình trang “ của trời cho” khó đòi diễn ra
khá phố biến. Chương trình cho sinh viên vay vốn bắt đầu thực hiện từ năm 2003, đến
14


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
tháng 7/2007 đã có 144.335 người vay vố, nhưng đến nay mới có 47.191 người trả
được nợ và tông sổ dư nọ là 297 tỷ đồng. Thực tế cho thấy những năm qua với cơ chế
cho vay trực tiếp trước đây nhiều sinh viên ra trường không có ý thức trả nợ. Khi
không “đòi” được tiền từ sinh viên ngân hàng chính sách xã hội đã lien hệ với tận gia
đình theo địa chỉ mà sinh viên cung cấp nhưng rất nhiều địa chỉ dã thay đôi hoặc có
địa chỉ gia đình nhưng họ từ chối trách nhiệm thanh toán khoản nợ vay.Thực trạng
nhiều cử nhân ra trường nhiều năm vẫn thất nghiệp hoặc lương thấp là khá phố biến.
Vì vậy nếu sinh viên vay trong suốt 5 năm học thì khoản nợ này sẽ lên tới 40 triệu
đồng. Khoản nợ không lồ này sẽ trở thành gánh nặng với bất kỳ học sinh sinh viên
nào ra trường.
Có thể nói chính sách ưu đãi cho sinh viên là một chính sách mà Đảng và Nhà
nước quan tâm hàng đầu cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Đảm bảo được công
bằng xã hội hướng tới một xã hội có nguồn nhân lực chất lượng tốt. Góp phần phát
triên sự nghiệp phát triên đất nước.
3.1.4.Tác

động giải quyết các vấn đề xã hội của vấn đề trên.

Tín dụng đối với HSSV là một trong những chính sách góp phần đào tạo nguồn nhân
lực có chất lượng tốt trong tương lai, tạo điều kiện không những về mặt vật chất mà
còn về mặt tinh thần cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thế tiếp tục đến trường.

Tuy còn vứng mắc trong quá trình thực hiện nhưng chính sách đã thực sự đi vào cuộc
sổng đã thể hiện được tính ưu việt không nhưng từ phía Nhà nước, Nhà trường mà
đặc biệt từ phía gia đình HSSV nghèo. Bên cạnh đó chính sách góp phần đảm bảo
được tính công bằng xã hội, thể hiện tính nhân văn, tính nhân đạo sâu sắc.

3.2.

Sự phát triển nền giáo dục Việt Nam hiện nay.
3.2.1.Tầm quan trọng của giáo dục đối với đất nước.

HỒ chủ tịch đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có
những con người xã hội chủ nghĩa”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm
năm trông người”. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhà nước ta
15


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
đã chú trọng đến công tác giáo dục, thể hiện cụ thê trong các sắc lệnh như sắc lệnh số
17 ngày 8/9/1945 đặt ra bình dân học vụ, sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945 định rằng từ
nay việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, sắc lệnh số 146 ngày
10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới,... Trong thời đại hiện
nay, khi mà cả thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức thì vấn đề chính sách phát
triên giáo duc của nhà nước càng cần được chú trọng hơn nữa. Một trong những tiêu
chí quan trọng đánh giá sự phát triền của một nước là nền giáo dục của nước đó. Nắm
bắt được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm về phát triển giáo
dục, thế chế hóa nó thành pháp luật, biểu hiện ngay trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản
của nhà nước. Hiến pháp mới nhất của nhà nước ta, Hiến pháp 1992, đã thế hiện
những chính sách cơ bản của Nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triến giáo dục hiện
nay.
3.2.2.Sự




phát triển của giáo dục trong thời đại mới.

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triên ngày càng nhanh ,
kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nối bật trong quá trình phát triển lực lượng sản
xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố hàng đầu quyết định sự
pháttriên nhanh và bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không
nằm ngoài xu hướng chung đó. Dựa trên cơ sở chủ yếu những nguyên tắc và nội dung
cơ bản của chính sách giáo dục theo Hiến pháp 1992 cũng như đường lối của Đảng về
phát triển giáo dục; Giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong
việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ
thống giáo dục, đào tạo phù họp với yêu cầu và tình hình thực tế của đất nước. Giáo
dục trong giai đoạn hiện nay bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được
vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, bất cập trong nền giáo dục cần được bô sung,
chỉnh sửa góp phần hoàn thiện chính sách giáo dục cũng như nền giáo dục trong thời
gian tới.
Thực tiễn áp dụng chỉnh sách của Nhà nước đối với nền giáo dục Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay (từ năm 2000 đến nay)
Đảng và Nhà nước ta luôn đặt giáo dục và đào tạo ở vị trí quan trọng. Nghị
quyết Trung ương 2( khóa VIII) đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đấy phát triền kinh tế xã hội trong giai đoạn
đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung của Nghị quyết TW 2
(khóa VIII) được toàn Đảng, toàn dân hoan nghênh và tích cực hưởng ứng, mau
chóng đi vào cuộc sống, được the chế hóa trong nhiều chính sách giáo dục và đào tạo
của Nhà nước. Sau hơn 12 năm thực hiện, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta
16



Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam












đã có những chuyến biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã
thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương
trình và chính sách giáo dục. Đã phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế
được tiêu cực của cơ chế thị trường, khuynh hướng thương mại trong giáodục. Công
băng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt đôi với trẻ em gái, người dân tộc
thiểu số và con em các gia đình nghèo, các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội ngày
càng được chú trọng. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng
xa tiếp tục phát triển. Các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phô cập
giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, các trường ngoài công lập phát triển nhanh về số
lượng. Việc phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, khoa
học - công nghệ có bước tiến bộ.
Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, độ đào tạo, các
loại hình và phương thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng lên nhất là ở bậc đại học và
đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở đến hầu hết các xã, phường, thị trấn
trong toàn quốc. Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu
học năm 2000. Đến tháng 12-2008, đã có 43/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phố cập

giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 46/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phô cập giáo dục
trung học cơ sở, một số nơi đang thực hiện phô cập giáo dục phổ thông.
Việc đối mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình ở phố thông, dạy nghề và đại
học đang được tích cực thực hiện, góp phần làm chất lượng giáo dục trên một số mặt
chuyến biến theo hướng tích cực. Kiến thức và kĩ năng của học sinh, sinh viên có tiến
bộ, tiếp cận với phương pháp học tập mới (như áp dụng thỉ điềm dạy các môn tự
nhiêu bang tiếng Anh ở các trường chuyên - Trung học phô thông, phương pháp học
tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng). Chất lượng đào tạo sau đại học, đại học, đào
tạo nghề ở một số ngành đã nâng lên.
Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kế. Năm 2005 chi cho giáo
dục đào tạo chiếm gần 18% tổng chi ngân sách Nhà nước. Việc huy động nguồn lực
trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hóa đạthiệu quả khá tốt.
Các nguồn đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiểm soát và tăng dần hiểu quả sử
dụng.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triên cả về số lượng
và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được vẫn còn nhiều nội dung
chưa thực hiện được, những hạn chế, khiếm khuyết. Giáo dục và đào tạo chưa thực sự
trở thành quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử
dụng chưa cao; công tác tồ chức, các bộ, chế độ, chính sách chậm đối mới. Chất
lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền. Chương trình, giáo
trình, phương pháp giáo dục chậm đôi mới, chậm hiện đại hóa; thi cử còn nặng nề, tốn
kém. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở nhiều nơi chưa vững chắc. Công tác quản lý
17


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam
giáo dục còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự
đồi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ
quản lý giáo dục còn thấp. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu.

Chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn bất cập, chưa đề ra những giải pháp kịp
thời, có hiệu quả đế khắc phục hạn chế, yếu kém. Định hướng liên kết đào tạo với
nước ngoài để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, xã hội chủ nghĩa còn
nhiều lúng túng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; quản lý sinh viên Việt
Nam đang theo học ở nước ngoài còn rất lỏng lẻo.
3.2.3.Tác

động giải quyết các vấn đề xã hội của đường lối đó.

Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu đã gặt hái
được những thành công nhất định.
Sự quan tâm cho giáo dục đã có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế qua
sự tác động nâng cao chất lượng nguồn lao động, ý thức kỷ luật trong nhân dân. Qua
đó tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, ý thức của người dân, trật tự - an ninh
được đảm bảo, tệ nạn xã hội đã giảm thiểu. Xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ…

18


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam

KẾT LUẬN:
Như vậy, muốn giải quyết các vấn đề xã hội cần phải kết hợp mục tiêu kinh tế
và mục tiêu xã hội một cach thống nhất và toàn diện. Trong đó, mục tiêu kinh tế là
nền tảng, cơ sở của mục tiêu xã hội nhưng mục tiêu xã hội cũng có tính độc lập tương
đốivà tác động ngược trở lại mục tiêu kinh tế. Tuy mục tiêu kinh tế và mục tiêu xã hội
có mục đích khác nhau một cái hướng về lợi nhuận, một cái hướng về cuộc sống con
người nhưng cả hai đều nhằm phát triển con người. Mục tiêu kinh tế thì luôn chạy
theo lợi nhuận nên đã gây ra nhiều hậu quả: ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên
thiên nhiên, bốc lột sức lao động nhưng mục tiêu xã hội đã lường trước, giải quyết các

hậu quả đo thông qua việc đưa ra , áp dụng, thi hành nhiều chính sách. Cuối cùng, sự
kết hợp cả hai mục tieu này sẽ tạo điều kiện phát triển bền vững cho một quốc gia.

19


Tiểu luận Đường lối cách mạng Việt Nam

1.
2.
3.
4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thư viện luận văn.
Tài liệu Ebook.
Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam của Nhà xuất bản

5.
6.
7.

chính trị quốc gia.
Các bài tiểu luận.
Báo tuổi trẻ.
Doc.edu.vn

20




×