ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN
BÀI TIỂU LUẬN
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Giáo viên bộ môn: TS. Nguyễn Hồng Quân
Học viên: Nguyễn Trần Thu Hiền (1280100039)
Nguyễn Thị Tú Quyên (1280100068)
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013
Tiêu chuẩn xả thải cho các nước đang phát triển: kết hợp các phương pháp dựa trên công
nghệ và chất lượng nước
A.M.J. Ragas
1
, P.A.G.M. Scheren
2
, H.I. Konterman
2
, R.S.E.W. Leuven
1
, P. Vugteveen
1
, H.
Lubberding
3
, G. Niebeek
4
và PBM Stortelder
4
1
Khoa Nghiên cứu Môi trường, Đại học Nijmegen, PO Box 9010, 6500 GL Nijmegen,
2
Royal Haskoning, P.O. Box 151, 6500 AD Nijmegen,
3
UNESCO-IHE, Viện nước, Delft,
4
RIZA, Viện Quản lý nước và xử lý nước thải, Lelystad, Hà Lan
Từ khóa: tiêu chuẩn xả thải; mục tiêu chất lượng môi trường, chất lượng nước
Tóm tắt
Tại nhiều nước đang phát triển, việc thiết lập tiêu chuẩn xả thải còn hạn chế. Các tiêu chuẩn này
thường quá khắt khe vì dựa theo tiêu chuẩn của các nước phát triển hoặc quá lỏng lẽo nên không
đảm bảo an toàn cho nhu cầu sử dụng nước. Để xác định một công cụ thiết lập tiêu chuẩn xả thải phù
hợp với nhu cầu và có lợi cho các nước đang phát triển, các công tác quản lý chất lượng nước tại
Mỹ, các nước EU, Cộng đồng quốc gia mới độc lập (NIS) và Philippines được phân tích và so sánh.
Bốn tiêu chí (bảo vệ môi trường, khả năng kỹ thuật, tính khả thi về kinh tế và công cụ thể chế) được
sử dụng để đánh giá mức độ phù hợp của các công tác này tại các nước đang phát triển. Có thể kết
luận Công cụ kết hợp tiêu chí dựa trên tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQSs) và tiêu chí công
nghệ hiện có tốt nhất và chi phí thấp (BATNEEC) là công cụ tốt nhất để thiết lập tiêu chuẩn xả thải
nhằm hạn chế ô nhiễm nguồn nước và với chi phí giá cả phải chăng.
1. Giới thiệu
Nước là nguồn gốc của sự sống. Hội nghị Thế giới về phát triển bền vững gần đây tại Johannesburg
(United Nations, 2002) khẳng định nước sạch là một trong những yếu tố quan trọng nhất cho sự phát
triển con người. Mục tiêu chung của Chương trình nghị sự 21 (United Nations, 1992) đối với nước
ngọt là: " đảm bảo nguồn nước có chất lượng tốt được duy trì cho toàn bộ dân số của hành tinh
này, đồng thời vẫn đảm bảo chức năng thủy văn, sinh học và hóa học của các hệ sinh thái, thích ứng
với các hoạt động của con người trong giới hạn cho phép của tự nhiên và chống các bệnh có liên
quan đến nước ".
Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định rằng mức độ ô nhiễm có xu hướng ngày càng tăng theo
quá trình tăng trưởng phát triển kinh tế xã hội, khi quá trình phát triển tạo một lượng vật chất đủ sẽ
1
thúc đẩy sự kiểm soát đáng kể ô nhiễm. Mối quan hệ hình chữ U ngược giữa thu nhập bình quân đầu
người và ô nhiễm môi trường được gọi là đường cong Kuznets môi trường (EKC; Grossman và
Krueger năm 1992; Rothman và De Bruyn, 1998).
Đối với nhiều nước đang phát triển, việc giải quyết sự gia tăng ô nhiễm vẫn chưa thực hiện được và
sẽ cần rất nhiều thời gian để có đủ khả năng kiểm soát hiệu quả ô nhiễm. Để ngăn chặn kịch bản như
vậy, các giải pháp mới và sáng tạo rất cần thiết để giảm mức độ ô nhiễm và bảo vệ chất lượng nước
ở các nước đang phát triển.
Một công cụ khả thi để kiểm soát ô nhiễm nước là thông qua việc xác định, áp dụng và thực thi các
tiêu chuẩn nước thải đối với việc xả thải (Konterman et al., 2003). Hiện nay, tại hầu hết các nước
đang phát triển đều áp dụng một bộ các tiêu chuẩn xả thải. Tại nhiều quốc gia, các tiêu chuẩn này
được sao chép từ các nước phát triển. Trong điều kiện kinh tế không thuận lợi hiện đang phổ biến ở
hầu hết các nước đang phát triển, các chi phí liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn nước thải nghiêm
ngặt như vậy thường vượt quá khả năng chi trả của người gây ô nhiễm. Mặt khác, tiêu chuẩn nước
thải lỏng lẽo không đảm bảo tính an toàn cho các mục đích sử dụng nguồn nước. Ngoài ra, công cụ
thể chế để thực hiện và kiểm soát tiêu chuẩn xả thải thường không đầy đủ, dẫn đến kết quả là các
tiêu chuẩn xả thải không có hiệu lực. Do đó, việc áp dụng một công cụ thích hợp cho các công tác
bảo vệ chất lượng nước, phù hợp với kinh tế và công cụ thể chế có sẵn rất quan trọng.
Chương trình liên kết giữa Bộ Giao thông vận tải Hà Lan, Công ty Công trình công cộng và quản lý
nước đã đề xuất một nghiên cứu nhằm phát triển một chiến lược hiệu quả để thiết lập tiêu chuẩn xả
thải có khả năng hạn chế tối đa rủi ro môi trường, với chi phí phù hợp (Konterman et al., 2003).
Theo tài liệu công bố các kết quả của nghiên cứu này, các công cụ nhấn mạnh việc thiết lập tiêu
chuẩn xả thải được kế thừa từ các phân tích về mặt kỹ thuật, kinh tế và thể chế có liên quan. Các
phân tích được minh họa bằng một bản tóm tắt các công tác quản lý nước hiện tại trong Liên minh
châu Âu, Mỹ, Cộng đồng quốc gia mới độc lập (NIS) và Philippines. Sự phù hợp của các công tác
này đối với các nước đang phát triển được đánh giá theo bốn tiêu chí: bảo vệ môi trường, tính khả thi
công nghệ, tính khả thi về kinh tế và công cụ thể chế. Cuối cùng, tiêu chí để đưa ra tiêu chuẩn xả thải
được trình bày đã phù hợp với các phương tiện và nhu cầu của các nước đang phát triển như sau.
2. Các công cụ kiểm soát ô nhiễm
Có hai hướng cơ bản khác nhau để kiểm soát ô nhiễm môi trường, đó là nguyên tắc phòng ngừa ô
nhiễm và nguyên tắc theo khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận (Ragas, 2000). Nguyên tắc
phòng ngừa giả định rằng tất cả các áp lực môi trường đều có hại và cần được ngăn chặn bất cứ khi
nào có thể. Nguyên tắc theo khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận giả định rằng môi trường có
thể đối phó với một lượng ô nhiễm nhất định. Vấn đề đặt ra là để hạn chế ô nhiễm đến mức độ
2
không xảy ra các tác động tiêu cực. Cả hai nguyên tắc này được nêu trong hai công cụ khác nhau để
thiết lập tiêu chuẩn xả thải:
• Công cụ kỹ thuật tập trung vào công tác phòng chống và giảm phát thải tại nguồn (tức là nguyên
tắc phòng ngừa ô nhiễm), sử dụng các công nghệ xử lý tốt nhất và các trang thiết bị sẵn có.
• Công cụ mục tiêu chất lượng môi trường (EQO), tức là khả năng tự làm sạch các chất gây ô nhiễm
của nguồn nước tiếp nhận xả thải, trong đó tiêu chuẩn xảc thải được xác định bằng cách không vượt
quá các EQO.
Mối quan hệ giữa các công cụ công nghệ và công cụ mục tiêu chất lượng môi trường là chủ đề của
cuộc tranh luận quốc tế (Jirka năm 1992; Stortelder và Van de Guchte năm 1995; OECD, năm 1996;
Kraemer, 1996). Có 2 xu hướng đến nay vẫn chưa thống nhất giải quyết đó là lựa chọn thay thế (loại
bỏ) công cụ nào. Trong công cụ kết hợp này, các tiêu chuẩn xả thải từ công cụ kỹ thuật thường được
xem là yêu cầu hàng đầu tối thiểu được áp dụng nếu không đáp ứng được EQSs. Trong thực tế, hầu
hết các nước Tây Âu và Mỹ đã tăng giảm mức độ kết hợp công cụ kỹ thuật và cộng cụ EQO khi
đánh giá xả thải vào nước mặt. Theo Chỉ thị Khung Châu Âu về nước (WFD, EU, 2000), công cụ kết
hợp được ủng hộ (Konterman et al, 2003.). Mối quan hệ giữa công cụ được trình bày trong Hình 1.
Hình 1. Sơ đồ trình bày mối quan hệ giữa các công cụ kỹ thuật và công cụ EQO.
3. Tính khả thi về công nghệ / các cân nhắc
Cả hai công cụ dùng để kiểm soát điểm xả thải vào nước mặt chủ yếu dựa vào giá trị giới hạn phát
thải (ELVs) hoặc giới hạn lưu lượng, mà một trong hai dựa trên những thành tựu kỹ thuật (BAT)
hoặc mong muốn môi trường (tức là dựa trên EQSs).
3
NGUỒN THẢI
NƯỚC MẶT
Công cụ
EQO
Công cụ
công nghệ
Giá trị giới hạn xả thải trong công cụ kỹ thuật (comm. Scheren, Niebeek)
Hầu hết các quy định về xả thải trong công cụ kỹ thuật được phân theo các loại nguồn xả khác nhau.
Đối với từng loại nguồn xả sẽ áp dụng một bộ tiêu chuẩn ngành hoặc quy định xả thải riêng. Các tiêu
chuẩn này thường được thể hiện dưới dạng các giá trị giới hạn phát thải (ELVs). Điều này cho thấy
việc nắm rõ về quy trình sản xuất và kỹ thuật xử lý nước thải là yêu cầu bắt buộc để tính toán tiêu
chuẩn xả thải trong công cụ kỹ thuật.
ELVs thường được thể hiện như tiêu chuẩn pháp luật quy định tối thiểu cho phép xả thải hoặc có thể
là nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sau quá trình xử lý, hoặc có thể là tải lượng ô nhiễm môi
trường trong một đơn vị thời gian hay quy trình sản xuất. Ngoài ra, nó có thể được thể hiện như một
đặc điểm kỹ thuật của công nghệ xử lý nước thải được áp dụng. Mặc dù thuật ngữ công nghệ hiện có
tốt nhất hàm ý tiêu chuẩn nước thải xây dựng dựa trên những công nghệ khả thi nhưng việc cân nhắc
kinh tế cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định tiêu chuẩn BAT. Thuật ngữ phương
tiện thực tiễn tốt nhất (BPM) hoặc công nghệ hiện có tốt nhất không bao gồm chi phí cao
(BATNEEC) nhấn mạnh sự tham gia của những cân nhắc kinh tế. Hơn nữa, tiêu chuẩn xả thải trong
công cụ kỹ thuật có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định. Theo thời gian sẽ hình thành
công nghệ xử lý mới và tốt hơn. Điều này thể hiện rằng các tiêu chuẩn xả thải trong công cụ kỹ thuật
cần được cập nhật một cách thường xuyên.
Tiêu chuẩn xả thải dựa trên công cụ kỹ thuật có thể khác nhau đáng kể giữa các cơ quan quản lý. Để
minh họa điều này, Hình 2a cho thấy kết quả của một nghiên cứu so sánh tải lượng chất ô nhiễm tối
đa cho phép đối với một nhà máy chế biến 1.000 tấn Cadmium mỗi năm để sản xuất chất nhuộm
cadmium sunfua, áp dụng các quy định dựa trên công nghệ của Vương quốc Anh, Mỹ, Đức và EU.
Những khác biệt này có thể được giải thích bằng giá trị khác nhau của những cân nhắc kinh tế và số
năm ban hành (ragas và Leuven, 1999).
Tiêu chuẩn chất lượng môi trường
Mục đích của việc thiết lập EQSs là để bảo vệ hoặc đảm bảo chất lượng nước theo các mục đích sử
dụng khác nhau (nước sinh hoạt, nước uống và thủy sản). Ví dụ, chất lượng nước tối thiểu được xác
định cho tất cả các dòng sông được áp dụng để bảo vệ các chức năng cụ thể. EQS chỉ ra mức chất
lượng tối thiểu được duy trì để ngăn chặn các tác động xấu không thể chấp nhận trên hệ thống. Đó là
một đặc điểm kỹ thuật có định lượng mang tính trừu tượng như "phát triển bền vững" hay "bảo vệ
sức khỏe con người và hệ sinh thái". EQS có thể có các hình thức khác nhau, ví dụ mức độ tập trung,
chỉ số toàn vẹn sinh học hoặc biện pháp độc tính. Điều quan trọng là xác định không gian rõ ràng
(Haans et al., 1998), tức là phần nào của nguồn nước sẽ áp dụng. Sự thiếu sót sẽ hạn chế việc thực
hiện (Jirka et al., 2004).
4
Việc thực hiện kỹ thuật của EQSs trong quá trình quản lý chất lượng nước bao gồm hai giai đoạn
quan trọng (DCIW, 2000):
1. Định lượng EQOs trong một tập hợp hữu hình của Tiêu chuẩn chất lượng môi trường (EQS);
2. Xác định tiêu chuẩn nước thải cho việc xả thải riêng lẻ dựa trên EQSs, thông qua những đánh giá.
Bước 1: Định lượng EQOs vào EQSs
Bước đầu tiên để hình thành EQSs là việc thành lập các mức độ bảo vệ mong muốn cho các đối
tượng và tài nguyên cần phải được bảo vệ để chống lại các tác động của ô nhiễm nước (ví dụ con
người, hệ sinh thái, các loài cụ thể hoặc chức năng nhất định của nước như nước dùng cho sinh
hoạt). Bước này có thể bao gồm nhiều chọn lựa quy phạm khác nhau và tùy thuộc vào các chính
sách. Sự lựa chọn khác nhau có thể dẫn đến EQSs khác nhau. Giữ các cân nhắc đặc trưng về vị trí và
hệ sinh thái, đây là một lý do quan trọng cho sự khác biệt EQSs giữa các quốc gia (Haans và cộng
sự, 1998; Ragas, 2000).
Một khi các mức độ bảo vệ được thành lập, sẽ hình thành các EQSs thực tế. Bước này đặc trưng
trong tự nhiên. Mục đích là tạo liên hệ với sự hiện diện của ô nhiễm nguồn nước nhằm biểu hiện các
tác động phụ trong hệ thống nước. Đối với mỗi đối tượng và tài nguyên được bảo vệ, cần hình thành
các EQSs riêng biệt. Do đó, chúng có thể được tích hợp vào một tập hợp các EQSs để bảo vệ tất cả
các đối tượng và tài nguyên. Trong thực tế, EQSs thường dựa trên sự phân công chức năng của hệ
thống nước, theo đó tập hợp EQS riêng biệt sẽ được xác định cho mục đích sử dụng nguồn nước như
dùng cho sinh hoạt, nước uống và thủy sản, hoặc cho các giá trị sinh thái đặc trưng. Hơn nữa, cần
lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp, giá trị thời gian và nguồn tài nguyên hạn chế đòi hỏi quản lý chất
lượng nước cần thiết lập ưu tiên, trong đó cần ưu tiên cho những biện pháp chính sách nhằm cải
thiện chất lượng nước một cách hiệu quả nhất. Ưu tiên xác định các lựa chọn quan trọng như số
lượng và loại hóa chất mà tiêu chuẩn được thiết lập, cũng như sự phức tạp của công nghệ sử dụng để
quản lý chất lượng nước, bao gồm việc xác định và giám sát EQS (ragas năm 2000 của EQS;
Scheren và cộng sự, 1998, 1999 & 2004).
Bước 2: Xác định tiêu chuẩn nước thải thông qua đánh giá xả thải
Mục đích chính của quy trình đánh giá xả thải là đảm bảo nước thải không ảnh hưởng đến chất
lượng của nguồn nước tiếp nhận. Dự báo chất lượng nước trong tương lai dựa trên mức ô nhiễm môi
trường hiện tại và các biện pháp kiểm soát tương lai, so sánh với tiêu chuẩn chất lượng môi trường
(EQSs) và nếu cần thiết, thiết lập giới hạn phát thải bổ sung (ELVs). Hình 3 là sơ đồ trình bày quy
trình đánh giá xả thải. Các thành phần cơ bản là (1) EQSs, (2) một mô hình chất lượng nước, và (3)
dữ liệu đầu vào. Cốt lõi của quy trình đánh giá xả thải là mô hình chất lượng nước. Mô hình này có
thể là một tập hợp các phép toán đơn giản và mô hình máy tính phức tạp (ragas et al., 1997). Nó sử
dụng các dữ liệu từ nguồn nước tiếp nhận, xả thải dự kiến và các dự đoán chất lượng nước khác
5
(trong tương lai). Chất lượng nước được dự đoán (PWQ) sẽ so sánh với EQSs có sẵn. Nếu nó vượt
quá, chất lượng nước trong tương lai được coi là không thể tiếp nhận và giới hạn phát thải bổ sung
cần được áp dụng đối với việc xả thải. Các tính toán của mô hình chất lượng nước được đảo ngược
để lập ra chuẩn nước thải tương thích với các EQSs.
Sự phát triển và thực hiện một quy trình đánh giá xả thải bao gồm một loạt các quy phạm và cân
nhắc thực tế có quan hệ với nhau chặt chẽ:
• Làm thế nào giải quyết với nhiều nguồn xả thải?
• Làm thế nào giải quyết với khu vực đang xáo trộn?
• Làm thế nào giải quyết với sự biến thiên thời gian trong hệ thống xả thải?
• Làm thế nào giải quyết với sự trao đổi chất giữa các đơn nguyên?
• Làm thế nào giải quyết với các độc tính hỗn hợp?
• Làm thế nào giải quyết với sự mất ổn định?
Những vấn đề căn bản này không nhất thiết áp dụng cho tất cả các loại xả thải trong cùng khu vực.
Đối với các chất ô nhiễm thông thường như BOD, Nitơ và Phốt Pho, vấn đề căn bản là phân bổ tải
lượng chất thải trong nhiều nguồn thải, dung sai của một vùng xáo trộn và giải quyết các biến thiên
thời gian trong hệ thống xả thải. Các chất ô nhiễm độc hại như kim loại và các chất ô nhiễm hữu cơ
bền (POP), sự trao đổi chất giữa các đơn nguyên, độc tính hỗn hợp và tác động độc hại cấp tính
trong khu vực xáo trộn cũng rất quan trọng.
Hình 2b cho thấy các tác động có thể có về tiêu chuẩn nước thải dựa trên các EQO. Tải lượng
cadmium tối đa cho phép được tính cho các nhà máy sản xuất thuốc nhuộm, có áp dụng mô hình
chất lượng nước, dữ liệu đầu vào và EQSs được quy định bởi các cơ quan quản lý khác nhau gồm có
Đức, Anh, Hà Lan và Mỹ.
B
0.0
740.0
22.1
89.6
174.0
55.8
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
NWCM (D) MCARLO (UK) DMZ (NL) PSF (USA) STREAMIX
(USA)
CORMIX (USA)
kg Cd / year
A
150.0
15.8
63.1
26.0
0.0
100.0
200.0
300.0
400.0
500.0
600.0
700.0
800.0
Germany UK European
Union
USA
kg Cd / year
6
Hình 2. So sánh tải trọng cadmium cho phép ở các nước khác nhau dựa trên: (a) các tiêu chuẩn dựa
trên công nghệ, và (b) Tiêu chuẩn dựa trên EQO.
Hình 3. Trình bày sơ đồ quy trình đánh giá xả thải
(PWQ = chất lượng nước được dự báo, EQS = Tiêu chuẩn chất lượng môi trường, ELV = Giá trị giới
hạn phát thải)
4. Tính khả thi về kinh tế
Về mặt kinh tế, cả hai phương pháp xác định tiêu chuẩn nước thải đều có ưu điểm và nhược điểm.
Trước hết, chi phí đầu tư và chi phí vận hành để thực hiện và điều hành của phương pháp EQO đòi
hỏi cao hơn so với phương pháp tiếp cận dựa trên công nghệ. Cụ thể, EQSs đòi hỏi một phương pháp
phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều dữ liệu, mô hình hóa và các hoạt động giám sát hơn phương pháp có
công nghệ đơn giản. Mặt khác, các tiêu chuẩn dựa trên phương pháp EQO được liên kết trực tiếp để
xác định một số giá trị sử dụng nước (cung cấp sinh hoạt, thủy sản, đa dạng sinh học, ). Trong đó
mục tiêu là để đảm bảo "tăng lợi nhuận" (không nhất thiết thực hiện mục tiêu chất lượng nước và giá
trị sử dụng kèm theo và lợi ích kinh tế có liên quan). Khi áp dụng các tiêu chuẩn dựa trên công nghệ,
trong trường hợp quá khắt khe (phát sinh chi phí cao) để thực hiện các giá trị sử dụng nước mong
muốn, hoặc quá lỏng lẻo sẽ dẫn đến tình huống nhất định là giá trị kinh tế của nước không được thực
hiện.
Theo nhận xét này, cần đánh giá trên cơ sở từng trường hợp để đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên
EQO hoặc cách tiếp cận dựa trên công nghệ, hoặc có thể kết hợp cả hai để tạo hiệu quả kinh tế từ
góc độ người gây ô nhiễm.
7
Thông tin xả thải
Thông tin
hệ thống
Các quá trình
xả thải khác
Mô hình chất
lượng nước
(Forward)
PWQ
EQS
EQS
Thông tin
hệ thống
Các quá trình
xả thải khác
Mô hình chất
lượng nước
(Reversed)
ELV
OK
≤
>
5. Công cụ thể chế
Khuôn khổ pháp lý để quản lý chất lượng nước bao gồm các điều kiện và thủ tục đảm bảo các các
quy tắc hoạt động, thực hiện mục tiêu và chính sách được thông qua bởi các nhà chức trách. Theo
quy định, các văn bản pháp luật như luật, nghị định, nghị quyết, hướng dẫn, tiêu chuẩn và các công
cụ kinh tế rất cần thiết để thiết lập các khung hình phạt và hình phạt được áp dụng khi không tuân
thủ quy định. Để giảm thiểu ô nhiễm đến mức mong muốn, cách thức quy định rất quan trọng. Pháp
luật cung cấp khuôn khổ nhưng các phương tiện quy định xác định hiệu quả đối với ngành công
nghiệp (D'Arcy và Frost, 2001). Ưu đãi thị trường và hoạt động tự nguyện của tư nhân xác định một
số tùy chọn điều chỉnh phổ biến. Lệnh và các quy định kiểm soát đề cập trực tiếp đến tiêu chuẩn, bao
gồm các giới hạn định lượng về mức độ ô nhiễm và đặc điểm kỹ thuật công nghệ. Ưu đãi thị trường
liên quan đến công cụ kinh tế như thuế, lệ phí, các khoản trợ cấp và giấy phép thị trường.
Ở các nước đang phát triển, quy định quản lý mới thường không thể thực thi các tiêu chuẩn xả thải
thông thường ở cấp nhà máy. Nhiều nhà quản lý nhận ra rằng các tiêu chuẩn như vậy là không hiệu
quả bởi vì nó đòi hỏi tất cả các nhà máy gây ô nhiễm phải cùng điểm xuất phát, bất kể chi phí xử lý
và điều kiện môi trường địa phương (Ngân hàng Thế giới, 1999). Tuy nhiên, chiến lược thị trường
không chỉ định việc sử dụng bất kỳ công nghệ kiểm soát ô nhiễm đặc biệt nào mà thay vào đó chúng
cung cấp cho người gây ô nhiễm sự linh hoạt và thúc đẩy tìm ra phương tiện hiệu quả nhất để đạt
được mục tiêu kiểm soát ô nhiễm (O'Shea, 2002). Do đó công cụ kinh tế sẽ là công cụ hứa hẹn để
kiểm soát ô nhiễm cho các nước đang phát triển. Một ví dụ về ưu đãi tài chính là tính phí cho mỗi
đơn vị gây ô nhiễm khí thải. Ứng dụng nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền" đã được công
nhận và đạt thành công. Theo kết quả từ các chương trình ở Colombia, Trung Quốc và Philippines
cho thấy, nhiều nhà quản lý lựa chọn sự kiểm soát ô nhiễm khi họ phải đối mặt sự tuộc dốc, thanh
toán quá nhiều cho việc phát thải khí. Hơn nữa, phí ô nhiễm không chỉ cắt giảm khí thải mà còn tạo
ra doanh thu đáng kể cho cộng đồng - do đó có thể hỗ trợ cho địa phương trong việc kiểm soát ô
nhiễm (Ngân hàng Thế giới, 1999).
Thay đổi hành vi gây ô nhiễm có liên quan đến sự thay đổi văn hóa, trong đó giáo dục và nâng cao
nhận thức là điều kiện tiên quyết quan trọng. Ở các nước đang phát triển, giáo dục cộng đồng về
nguồn gốc và tác động của ô nhiễm môi trường có thể đẩy mạnh việc cải thiện cuộc sống của người
nghèo. Người dân có thể phải chịu rất nhiều hậu quả từ khí thải gây ô nhiễm ngay cả khi ngành công
nghiệp giảm cường độ phát triển, nhưng trang bị thông tin tốt, họ có thể làm việc với các cơ quan
môi trường và bầu các lãnh đạo chính trị có khả năng gây áp lực cho các nhà máy để hạn chế khí
thải.
8
Cung cấp thông tin và nâng cao nhận thức là việc sử dụng hệ thống đánh giá đơn giản để cộng đồng
nhận ra các nhà máy có tuân thủ các tiêu chuẩn ô nhiễm quốc gia hay không. Bằng cách phân loại
các nhà máy dựa trên lượng khí phát thải và phát sóng rộng rãi các kết quả này có thể để xác định
người gây ô nhiễm nghiêm trọng và tạo áp lực bắt buộc họ phải xử lý. Tại Indonesia và Philippines,
các chương trình công bố công khai như vậy có thể hạn chế ô nhiễm với chi phí ít tốn kém (Ngân
hàng Thế giới, 1999).
Hiệu quả của việc kiểm soát ô nhiễm và các chiến lược phòng chống phụ thuộc vào sự kết hợp của
công cụ điều tiết, kèm theo việc giám sát đầy đủ và sự hỗ trợ từ năng lực thể chế. Về sau, cần lưu ý
rằng phương pháp tiếp cận EQO cần có kiến thức toàn diện về hệ sinh thái thủy sinh và đặc biệt là
ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đối với các hệ sinh thái thủy sinh. Do đó, đòi hỏi nhân viên phải có
trình độ, có thể bao gồm cả các chuyên gia (nhà sinh thái học, sinh vật học và hóa học), làm việc cho
các cơ quan quốc gia hoặc các tổ chức, kể cả chính phủ lẫn tư nhân. Ngoài ra, khuôn khổ pháp lý cần
thiết có thể phức tạp hơn, vì nó cần phù hợp với "sự bất bình đẳng của pháp luật", khi một số người
gây ô nhiễm cần phải thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn những người khác, tùy thuộc
vào vị trí của họ.
6. Kinh nghiệm tại các nước Tây Âu và Mỹ
Các nước thuộc khối liên minh Châu Âu EU quy định về nguồn gây ô nhiễm thông qua các Chỉ thị
Phòng Chống Và Kiểm Soát ô Nhiễm Môi Trường Tích Hợp (IPPC; EU, 1996) và Chỉ thị khung
châu Âu về nước (EU, 2000). Qua việc quy định áp dụng phương pháp kết hợp, IPPC đã nhấn mạnh
vai trò của công cụ kỹ thuật. Điều này có liên quan đến thực tế là rất khó xây dựng một trung tâm
ứng dụng công cụ kết hợp vì yêu cầu xác định địa điểm. Tài liệu tham khảo BAT (BREFs) được
soạn thảo bởi Cục IPPC châu Âu và các nước thành viên được yêu cầu phải đưa vào bộ quy chuẩn
khi xác định kỹ thuật tốt nhất hiện có nói chung hoặc trong trường hợp cụ thể (EIPPCB, 2004). Chỉ
thị khung châu Âu về nước (WFD) quy định sử dụng công cụ kết hợp. Đối với nguồn nước, nó yêu
cầu về việc sử dụng các công nghệ hiện hành để kiểm soát dòng thải là bước đầu tiên. Về mặt hiệu
quả xử lý, nó yêu cầu những nơi quản lý nguồn thải không đáp ứng các mục tiêu chất lượng môi
trường phải áp dụng thêm các biện pháp bổ sung.
Giữa các thành viên thuộc khối EU, việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật và EQO không đồng nhất
với nhau (Haans et al., 1998). Tại Anh (UK), cả hai công cụ được xây dựng khá tốt, với các tài liệu
phong phú, lập luận khoa học và dễ hiểu, nhu cầu thông tin cao và giá thành hợp lý. Mức độ đảm
bảo vệ sinh cao đối các chất ô nhiễm tuân thủ theo EQS, nhưng mức độ này bị giới hạn trong trường
hợp các chất không tuân thủ theo EQS và các trường hợp kết hợp. Tại Hà Lan gần đây giới thiệu một
quy trình đánh giá chất lượng dòng thải với nhu cầu thông tin vừa phải, mức độ đảm bảo vệ sinh hợp
lý và chi phí ước tính trung bình. (DCIW, 2000). Tài liệu hướng dẫn và hỗ trợ người sử dụng vẫn
còn đang trong quá trình hoàn thiện. Tại Đức, công cụ kỹ thuật (BAT) được áp dụng rộng rãi trong
9
khi việc xây dựng các công cụ EQO vẫn còn hạn chế. Việc này làm các chi phí liên quan thấp và nhu
cầu thông tin thấp, nhưng cũng hạn chế công tác bảo vệ môi trường.
Ở Mỹ, phương pháp kết hợp được quy định trong Đạo luật nước sạch. Các tiêu chuẩn xả thải hình
thành từ công cụ kỹ thuật là các nhu cầu tối thiểu theo khảo sát và các giới hạn kèm theo có thể được
đưa ra trong quá trình đánh giá phát thải có liên quan đến việc áp dụng các EQS, mô hình chất lượng
nước (vùng hỗn hợp) và các đặc tính của hệ thống. Các tiêu chuẩn xả thải theo kỹ thuật được đặt ra
trong hệ thống quy định (Quy định liên bang). Công cụ EQO được trình bày tốt và dễ hiểu (US-EPA,
1991). Các nhu cầu thông tin của các quy trình nói chung tuân thủ chặt chẽ theo quy định của Mỹ
cũng như các chi phí ước tính. Công cụ này rất tốt đối với việc bảo vệ môi trường.
7. Kinh nghiệm tại các nước đang phát triển
Tại hầu hết các nước đang phát triển, công cụ kỹ thuật được áp dụng, nhưng càng ngày càng có
nhiều trường hợp các công cụ theo EQO (Mục tiêu chất lượng xả thải). Trong đề tài này, một số kinh
nghiệm đặc biệt với công cụ theo EQO đã được nghiên cứu. Ở các nước NIS (Khung 1) công cụ
quản lý ô nhiễm theo EQO được áp dụng nhưng không mang lại nhiều hiệu quả. Hơn nữa, một
trường hợp nghiên cứu ở Philippines (Khung 2) cho thấy rằng các hệ thống chính của biện pháp theo
EQO được áp dụng cho khu vực Laguna de Bay.
Có thể kết luận từ các trường hợp nghiên cứu rằng phương pháp EQO được áp dụng mang lại thành
công khác nhau ở các nước đang phát triển. Nghiên cứu cho thấy các nước thuộc khối NIS gặp khó
khăn trong việc thiết lập EQSs (Tiêu chuẩn xả thải) thực tế do sự thiếu công cụ thể chế và nguồn lực
tài chính để duy trì hệ thống (quá nhiều EQSs và quá nghiêm ngặt) và trong việc thực thi các tiêu
chuẩn nước thải lập ra. Ngoài ra, hệ thống dường như quá phức tạp và tiêu chuẩn nước thải quá
nghiêm ngặt để có thể thực thi theo các điều kiện kinh tế hiện hành. Tại Philippines, các yếu tố đã
được đề xuất nhưng công tác giám sát còn hạn chế.
10
Trường hợp 1: các nước khối NIS
Cộng đồng Quốc gia mới độc lập (NIS) là những quốc gia Liên Xô cũ ở Đông Âu, vùng Caucasus và
Trung Á đã độc lập tách ra, ví dụ như, Ukraine, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Chất lượng nước và các quy
định xả thải trong các nước khối NIS phần lớn vẫn không thay đổi so với thời Liên Xô cũ. Các công ty
phải có giấy phép xả thải với tiêu chuẩn xả thải. Mô hình lan truyền ô nhiễm được sử dụng để xây dựng
tiêu chuẩn xả thải theo EQSs cho hơn 1.200 chất gây ô nhiễm. Những tiêu chuẩn EQSs được xác định
hoàn toàn trên cơ sở không gây nguy hại cho người mà không tính đến tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh
tế thích hợp. Kết quả là các tiêu chuẩn EQSs (xem bảng 1) và tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt đến mức phi
lý là các tiêu chuẩn được sử dụng trong thực tế (mặc dù các tiêu chuẩn này không được quy định trong
pháp luật ở một số nước, như ở Ukraine) với mục tiêu từng bước đạt được EQSs. Các quy định thải này có
thể thỏa thuận được giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý môi trường địa phương trong từng trường hợp
theo quy trình cấp phép. Cơ quan quản lý môi trường địa phương có quyền hạn rộng và ít có hướng dẫn
cho việc thỏa thuận các mức độ tạm thời, làm nảy sinh tình trạng tham nhũng. Tại các nước thuộc khối
NIS, phí ô nhiễm được áp dụng với nhiều loại chất gây ô nhiễm. Các chất này với quy định mức ô nhiễm
cho nguồn xả được nêu rõ trong giấy phép xả thải cho từng doanh nghiệp.
Tỷ lệ cơ bản của những chi phí áp dụng đối với nguồn thải còn hạn chế, trong khi chi phí phạt hơn (thường
là một bội số của lãi suất cơ bản - từ 20% tại Uzbekistan đến 15 lần tại Belarus) được áp dụng đối với
hành vi vi phạm.
Hệ thống xả thải không hoạt động hiệu quả bởi một lượng lớn chất ô nhiễm thải vào, hệ thống giám sát
còn hạn chế.
Do quy định gồm nhiều chất ô nhiễm, các đơn vị quan trắc còn hạn chế và các loại phí quá thấp để tác
động đến công tác giảm thiểu ô nhiễm, hệ thống thu phí đã không đạt được hiệu quả. Việc thực thi các tiêu
chuẩn xả thải còn là một vấn đề nghiêm trọng vì quy định không khả thi, thiếu cam kết chính trị, suy giảm
công cụ thể chế và thiếu sự hỗ trợ của cơ quan tòa án.
Các hệ thống giám sát chất lượng môi trường hiện tại trong khối NIS trở nên trì trệ do các chức năng giám
sát bị phân tán, các thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm có chất lượng thấp và thiếu việc trao đổi thông
tin và các dữ liệu thu thập giữa các cơ quan quản lýkhông đồng nhất.
Bảng 1. So sánh các chỉ tiêu xả thải chọn lọc phục vụ công tác bảo vệ và hỗ trợ sinh tồn của cá ở Nga,
Uccraina, Kazakhstan và EU (OECD, 2000
Chỉ tiêu Nga Uccraina Kazakhstan EU (78/659/EEC cho cá hồi)
BOD5 3-6 2 3 3
Chất rắn lơ lửng, mg/l Số liệu cơ bản + 0.75 25
Đồng, mg/l Cu 0.005 0.001 0.001 0.04
Kẽm, mg/l Zn 0.01 0.01 0.001 0.3
11
Trường hợp 2: Khu vực Laguna de Bay, Philippines
Laguna de Bay là một trong những hồ nước ngọt lớn nhất của Đông Nam Á. Nó nằm trên đảo Luzon của
Philippin, tạo thành đường biên giới phía Đông của thủ đô Manila. Chính quyền tại Laguna (LLDA) đang
giám sát việc tuân thủ bảo vệ môi trường của các công ty tại Laguna de Bay. Bất kỳ công ty hoặc người
nào xả chất thải lỏng vào khu vực Laguna de Bay cần phải đảm bảo có giấy phép của LLDA. Tiêu chuẩn
nước thải được dựa trên một chương trình quốc gia về phân loại chất lượng nước (DENR AO 34, năm
1990), trong đó phân loại thành năm loại nước ngọt (các cấp AA, A, B, C và D) và bốn loại nước biển (các
cấp SA, SB, SC và SD). Một tập hợp các tiêu chuẩn nước thải được xây dựng cho mỗi loại chất lượng
nước. Những tiêu chuẩn này giới hạn nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải tối đa đối với 12 thông số
thông thường và 8 chất độc hại. Bên cạnh việc hạn chế nước thải, các công ty được yêu cầu trả một khoản
phí hàng năm cho mỗi đơn vị ô nhiễm mà họ đã xả thải. Nó bao gồm một khoản phí cố định phụ thuộc vào
tỷ lệ thể tích xả ($ 191 - $ 573) và một khoản phí biến thiên dựa trên tải lượng ô nhiễm của nước thải. Vi
phạm các tiêu chuẩn nước thải sẽ bị phạt bởi Cơ quan CDO. Quy định được thi hành bởi LLDA thông qua
chương trình giám sát chất lượng nước thải. Có khoảng 120-150 công ty trong chương trình, LLDA đã
giao cho 35 nhân viên để giám sát mỗi cơ sở với tần suất bốn lần một năm. Khi thu phí xả thải, LLDA sẽ
thuê thêm nhân viên và đưa thêm nhiều công ty vào hệ thống. Hơn nữa, chất lượng nước của Laguna được
giám sát bởi LLDA một cách thường xuyên. Hiện tại có 13 trạm giám sát bao gồm nhiều địa điểm, thời
gian và các thông số khác nhau (lý hóa, vi khuẩn và sinh học). Các bên liên quan được thông báo kết quả
giám sát hàng tháng. LLDA tài trợ cho chương trình thông qua lệ phí xả thải nhằm để giảm thiểu ô nhiễm
8. Kết luận: Biện pháp kết hợp cho các nước đang phát triển
Dựa trên các nghiên cứu lý thuyết về các khía cạnh kỹ thuật, pháp lý và thể chế cũng như những
kinh nghiệm rút ra từ các trường hợp nghiên cứu, nội dung tóm tắt về các cơ hội và hạn chế của cả
hai phương pháp và việc kết hợp cả 2 phương pháp được nêu trong bảng 2. Các tiêu chí được sử
dụng trong quá trình so sánh các câu trả lời khác nhau là: (i) công tác bảo vệ môi trường, (ii) tính khả
thi về mặt kỹ thuật, (iii) tính khả thi kinh tế, và (iv) yêu cầu công cụ thể chế.
Cơ hội chính của phương pháp tiếp cận theo EQO là mối liên kết trực tiếp với các yêu cầu về môi
trường và sự nhạy cảm, đảm bảo rằng các biện pháp kiểm soát ô nhiễm không chặt chẽ hơn mức cần
thiết. Hơn nữa, gánh nặng tài chính của các biện pháp có thể được giảm thiểu và sẽ linh hoạt khi tính
đến khả năng chi trả. Quan hệ trực tiếp giữa các tiêu chuẩn và công tác bảo vệ môi trường sẽ được
cải thiện. Đặc biệt tại các nước đang phát triển, hạn chế lớn nhất là tình trạng kỹ thuật và thể chế
phức tạp hơn trong việc áp dụng và vận hành, và toàn bộ hệ thống này cũng sẽ tốn kém hơn. Ví dụ,
bắt buộc trích dẫn đủ dữ liệu ảnh hưởng sinh học theo EQSs. Ngoài ra, phương pháp này có thể dẫn
đến sự bất bình đẳng do các tiêu chuẩn có thể khác nhau giữa các địa phương.
Cơ hội chính của phương pháp tiếp cận theo công nghệ liên quan đến các yêu cầu thấp hơn về năng
lực kỹ thuật và thể chế, làm cho hệ thống giảm thiểu mức độ phức tạp để áp dụng và vận hành do các
12
ELV được xây dựng trên dữ liệu hoá học tương đối dễ dàng để có được thông tin. Do đó, phương
pháp này giảm thiểu chi phí so với phương pháp theo thể chế (lưu ý: chi phí của người gây ô nhiễm
có thể cao hơn, làm cho chi phí tổng thể trong việc áp dụng thực sự cao hơn). Hạn chế chính là
phương pháp tiếp cận không luôn đảm bảo các mục tiêu môi trường cụ thể sẽ được đáp ứng. Trong
trường hợp khác, mức độ cần thiết của các biện pháp kiểm soát ô nhiễm có thể cao, do đó có thể làm
cho chi phí của người gây ô nhiễm cao và tính hợp lý về giá cả thấp giữa các bên xả thải. Ngoài ra,
vì không có liên hệ rõ ràng giữa các tiêu chuẩn và điều kiện môi trường, khả năng chấp nhận của
người gây ô nhiễm có thể thấp.
Làm rõ hơn về phương pháp kết hợp (comm. Konterman):
Nghiên cứu đã kết luận rằng có thể xác định rõ công cụ kết hợp có thể khắc phục một số mặt hạn
chế của cả hai công cụ kỹ thuật và công cụ thể chế đồng thời vẫn duy trì các mặt thuận lợi chính.
Qua nội dung cơ bản của nghiên cứu này là bộ tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng được đúc kết trong
Bản thảo Công nghệ hiện có tốt nhất không làm tăng chi phí (BATNEEC) để ngăn ngừa các chất ô
nhiễm có thể xử lý được. Để hạch toán cho các nguồn lực hạn chế của các nước đang phát triển, các
tiêu chuẩn trong BATNEEC ít nghiêm ngặt hơn so với tiêu chuẩn BAT được áp dụng tại các nước
phát triển trong trường hợp khả năng tiếp nhận cuả nguồn thải cao ( Ví dụ một dòng sông lớn tiếp
nhận ít nguồn nước thải). Tuy nhiên, đối với các chất ô nhiễm khó phân hủy thì tiêu chuẩn xả thải
nên tuân thủ theo BAT. Bên cạnh đó, chất lượng nước cần được kiểm tra đối chiếu theo bộ EQS. Đối
với các khu vực có mức độ dòng thải vượt giới hạn, cần quy định các tiêu chuẩn xả thải nghiêm ngặt
hơn.
Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, công cụ tuân thủ theo chất lượng nước chỉ được áp
dụng trong các khu vực ưu tiên, ví dụ các khu vực hoang sơ và các khu vực ô nhiễm nặng, hoặc các
lưu vực có giá trị sử dụng kinh tế cao hoặc có ảnh hưởng xấu sức khỏe cộng động. Việc này làm
giảm nhu cầu của công cụ thể chế mà vẫn đảm bảo vệ sinh môi trường.
Theo thời gian, với sự phát triển năng lực của các công cụ thể chế, kỹ thuật, tài chính, tiêu chuẩn
BATNEEC có thể phát triển thành BAT và công cụ EQO có thế được thực hiện trong cả nước. Công
cụ được đề xuất sẽ làm giảm mức độ phức tạp của về kỹ thuật và thể chế trong công tác quản lý chất
lượng nước mà vẫn đảm bảo bền vững môi trường.
13
Bảng 2. Thuận lợi và hạn chế của các công cụ quản lý quy định chất lượng nước, công cụ quản lý
kỹ thuật và công cụ quản lý phối hơp
Thuận lợi Hạn chế
Công cụ quản lý quy
định chất lượng nước
Liên kết trực tiếp đến mục tiêu môi
trường
Biện pháp thực hiện không nghiêm
ngặt hơn so với nhu cầu, giảm thiểu
gánh nặng tài chính và yêu cầu kỹ
thuật cho người gây ô nhiễm
Có thể hoàn thiện khả năng chấp nhận
Sự phức tạp về mặt kỹ thuật và
thể chế, do đó tốn kém trong công
tác quản lý
Tình trạng bất bình đẳng giữa
những người gây ô nhiễm
Công cụ kỹ thuật
Ngăn ngừa phát sinh các ô nhiễm có
thể tránh được
Các yêu cầu về năng lực kỹ thuật và
thể chế giảm, do đó công tác quản lý
dể hơn và rẻ hơn
Tình trạng bất bình đẳng giữa những
người gây ô nhiễm
Không đảm bảo đáp ứng các mục
tiêu môi trường
Các biện pháp kiểm soát ô nhiễm
có thể nghiêm ngặt một cách
không cần thiết, phát sinh chi phí
cao cho người gây ô nhiễm
Ít cơ sở lập luận để chấp thuận
Kết hợp
Đảm bảo các mục tiêu chất lượng môi
trường đồng thời ngăn ngừa phát sinh
ô nhiễm có thể tránh được
Giảm gánh nặng tài chính và yêu cầu
kỹ thuật cho người gây ô nhiễm thông
qua các tiêu chuẩn bớt khắt khe hơn
Giới hạn các hạn chế về kỹ thuật và
thể chế của các công cụ quy định chất
lượng nước
Có thể hoàn thiện khả năng chấp nhận
của người gây ô nhiễm
Về mặt kỹ thuật và về mặt pháp lý
phức tạp hơn so với cách tiếp cận
theo công nghệ, do đó chi phí
quản lý cao hơn
Tình trạng bất bình đẳng giữa
những người gây ô nhiễm
Tài liệu tham khảo:
O’Shea, L. (2002). An economic approach to reducing water pollution: point and diffuse sources.
The Science of the Total Environment 282/283, 49-63
Ragas, A.M.J. (2000). Uncertainty in environmental quality standards. Ph D thesis, University of
Nijmegen, Nijmegen.
Ragas, A.M.J. and Leuven, R.S.E.W (1999). Modelling of water quality-based emission limits for
industrial discharges in rivers. Water, Science & Technology 39 (4): 185-192.
14
Ragas, A.M.J., Haans, J.L.M. and Leuven, R.S.E.W. (1997). Selecting water quality models for
discharge permitting. European Water Pollution Control 7 (5): 59-67
Rothman D.S. and De Bruyn, S.M. (1998). Probing into the environmental Kuznets curve
hypothesis. Ecological Economics 25, 143–145.
Scheren, P.A., Kroeze, C., Janssen, F.J., Hordijk, L., Ptasinski, K.J. (2004). Integrated Water
Pollution Assessment of the Ebrié Lagoon, Ivory Coast, West Africa, Journal of Marine Systems, 44,
1-17.
Scheren, P.A., Ibe, A.C. (1999). Environmental Pollution in the Gulf of Guinea – A Regional
Approach, In The Gulf of Guinea Large Marine Ecosystem (McGlade, J., Sherman, K., Korangteng,
K. and Curry, P. Eds.) Elsevier Publishers.
Scheren, P.A., Zanting, H.A., Lemmens, A.M. (1998). Estimation of Water Pollution in Lake
Victoria: Application and Elaboration of the Rapid Assessment Methodology, Journal of
Environmental Management, 58, 235-248.
Smeets, E. and Weterings, R. (1999). Environmental indicators: Typology and overview. European
Environment Agency, Copenhagen, p. 4-11.
Stortelder, P. B. M. and Van de Guchte, C., 1995. Hazard assessment and monitoring of discharges
to water: Concepts and trends. European Water Pollution Control 5 (4), 41-47.
United Nations (1992). Agenda 21. Adopted during the Conference on Environment and
Development on 14 June 1992. />United Nations (2002). Report of the World Summit on Sustainable Development, Johannesburg,
South Africa, 26 August-4 September 2002. United Nations publication A/CONF.199/20*, New
York.
US-EPA (1991). Technical support document for water quality-based toxics control. United States
Environmental Protection Agency, Office of Water, Report EPA/505/2-90-001, Washington DC.
15
Whitehouse, P. (2001). Measures for Protecting Water Quality: Current Approaches and Future
Developments. Ecotoxicology and Environmental Safety 50, 115-126
Worldbank (1999). Greening Industry:New Roles for Communities,Markets, and Governments.
Development Research Group, October 1999, ISBN 0-1 9-521127-3, World Bank, Washington DC.
16