Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề cương lịch sử lớp 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.06 KB, 3 trang )

Đề cương Lịch sử
I. Xây dựng CNXH ở miền bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền
Nam ( 1954-1965)
1. Phong trào” Đồng khởi” (1959-1960)
a) Hoàn cảnh
- Mĩ- Diệm tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện đạo luật 10/59
- Đầu năm 1959, Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định phương hướng cơ
bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu
tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.
b) Diễn biến
- Lúc đầu diễn ra lẻ tẻ ở Bác Ái( Ninh Thuận), Trà Bồng ( Quảng Ngãi). Sau đó lan rộng ra khắp
miền Nam thành phong trào “ Đồng khởi” tiêu biểu nhát ở Bến Tre.
- Ngày 17-1-1960, cuộc “ Đồng khởi” nổ ra ở Mỏ Cày ( Bến Tre) rồi nhanh chóng lan rộng ra ra
toàn huyện và các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và Trung Trung bộ,…
c) Ý nghĩa
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ
- Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- Tạo ra bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế
tiến công
- Tạo điều kiện cho sự ra đời của Mặt trận Dan tộc giải phóng miền Nam Việt Nam
2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ( 1961-1965)
a) Chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam
Nội dung
Thời gian
Đời tổng thống Mĩ
Lực lượng
Âm mưu
Thủ đoạn:

Chiến lược chiến tranh đặc biệt
1961-1965


Kennơđi, Giônxơn
quân đội tay sai + hệ thống cố vấn Mĩ + vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương
tiện chiến tranh của Mĩ
Dùng người Việt đánh người Việt
- Mở các cuộc hành quân càn quét
- Dồn dân, lập ấp chiến lược
- Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển

b) Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
* Chủ trương của Đảng
- Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang
- Nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược bằng cả 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh
vận).
Mặt trận
Chống phá ấp chiến lược
Chính trị
Quân sự

Thắng lợi tiêu biểu
- Địch chỉ lập được non nửa số ấp dự kiến
- Năm 1965, chỉ còn lại 1/3 ấp chiến lược
- Ngày 8/5/1963: hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình
- Ngày 11/6/1963: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu
- Ngày 16/6/1963: 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình
- 2/1/1963: Chiến thắng Ấp Bắc( Mĩ Tho)
- Chiến thắng Bình Giả, Ba Gia


II. Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973)
1. Chiến đấu chống chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968)

Nội dung
Thời gian
Hoàn cảnh
Đời tổng thống
Lực lượng
Âm mưu
Thủ đoạn
Mặt trận
Quân sự

Chiến lược “ Chiến tranh cục bộ”
1965-1968
Sau thất bại “Chiến tranh đặc biệt”
Giôn-xơn
Quân đội Mĩ + đồng minh + quân đội tay sai
Nhanh chóng tạo ra ưu thế binh lực và hỏa lực để giành lại thế chủ động ở
chiến trường, đẩy lực lượng ta về thế phòng ngự
Mở các cuộc hành quân “ tìm diệt”, “bình định”. Tiến hành chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ nhất

Thắng lợi tiêu biểu
- Chiến thắng Vạn Tường (18-8-1965)
- Chiến tranh mùa khô (1964-1965) và (1965-1966)
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
Chính trị
- Ở nông thôn: chống ách kìm kẹp, phá ấp chiến lược
- Ở thành thị: đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ
Ngoại giao
- Uy tín của mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được nâng cao trên
trường quốc tế

- Cuối năm 1967: Cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam được
nhiều nước và tổ chức quốc tế lên tiếng ủng hộ
2. Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thức nhất của Mĩ, vừa sản xuất (19651968)
a) Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân và hải quân phá hoại miền Bắc
- Ngày 6-4-1965: Mĩ chính thức tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
- Mục tiêu: Nhà máy, xí nghiệp, căn cứ quân sự, khu đông dân cư
b) Miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất
* Chủ trương và biện pháp của ta
- Chuyển mọi hoạt động sang thời chiến
- Thực hiện quân sự hóa toàn dân
- Triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân cư để giảm thiệt hại về người và của
* Thành quả
- Bắn rơi và phá hủy hơn 3000 máy bay và 143 tàu chiến
- Ngày 1-11-1968, Mĩ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc
III. Việt Nam trong năm đầu sau đại thắng Xuân 1975
1. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam
- Cuối năm 1974 đầu năm 1975, Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong 2 năm
1975-1976
- Đảng nhấn mạnh : “ Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam
trong năm 1975”.
- Phương châm: Đánh nhanh, thắng nhanh để đỡ thiệt hại về người và của
2. Cuộc tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a) Chiến dịch Tây Nguyên
- Ngày 10-3, thắng lợi ở Buôn Ma Thuột
- Ngày 12-3, địch phản công định chiếm lại Buôn Ma Thuột nhưng không thành
- Ngày 24-3, Tây Nguyên hoàn toàn được giải phóng


b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
- Ngày 21-3, ta đánh vào Huế

- Ngày 26-3, giải phóng Huế
- Ngày 29-3, giải phóng Đà Nẵng
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh
- Ngày 26-4, mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh
- 10h 45ph ngày 30-4, tiến thẳng vào Dinh độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn
- 11h 30ph ngày 30-4, lá cờ Cách mạng tung bay trên nóc tòa nhà Phủ tổng thống
- 2-5, Châu Đốc giải phóng
-> Cuộc tiến công kết thúc thắng lợi
IV. Hoàn thành giải phóng miền Nam thống nhất đất nước về mặt Nhà nước (1975-1976)
1. Tại sao phải thống nhất đất nước về mặt Nhà nước?
- Sau năm 1975, đất nước được thống nhất về mặt lãnh thổ nhưng chưa được thống nhất về mặt Nhà
nước
- Xuất phát từ yêu cầu khách quan của lịch sử, nguyện vọng thống nhất của nhân dân
- Kết quả của Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9-1975)
2. Quá trình thống nhất
- Ngày 21-11-1975: Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn
- Ngày 25-4-1976: Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước
- Từ ngày 24-6 đến ngày 3-7-1976: Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên tại
Hà Nội
3. Ý nghĩa
- Với kết quả của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa Vi, công việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước
đã hoàn thành.
- Tạo nên những điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn diện của đất nước, những điều
kiện thuận lợi để cả nước đi lên CNXH, những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan
hệ với các nước trên thế giới.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×