Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

LTC Tuần 8 Từ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI, DẤU PHẨY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.15 KB, 4 trang )

Môn: Luyện Từ Và Câu .
Tuần 8

Tên bài dạy : TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI
DẤU PHẨY
Ngày dạy : 29/10/2015

I. Mục tiêu :
- Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong
câu (BT1, BT2)
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.
- GDKNS: kĩ năng hợp tác, tư duy sáng tạo, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng lắng nghe và phản
hồi tích cực, kĩ năng nói tích cực.
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, tranh ảnh BT 1, 2.
III. Phương pháp dạy học:
- Luyện tập.
- Vấn đáp.
- Động não
- Trực quan.
- Trò chơi.
- Hợp tác nhóm.
IV.Các Hoạt Động Dạy – Học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : « Từ ngữ về môn học. Từ chỉ
hoạt động. » (4’)
-2HS trả lời.
- HS1: Điền từ chỉ hoạt động thích hợp vào chỗ chấm.
+ Thầy An … mơn Tốn.


+ Bạn Ân … tranh rất đẹp.
+ Chúng em đang … truyện ở thư viện.
- HS2 : Kể tên các môn em học ở lớp 2.
- GV nhận xét.
3. Bài mới
* . Giới thiệu bài trực tiếp.
- « Tiết LT&C tuần trước các con đã được học về các
từ chỉ hoạt động của con người. Tiết học hơm nay
chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các từ chỉ hoạt động,
trạng thái của loài vật và sự vật. Ngoài ra, chúng ta sẽ
học cách đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong
câu. »
Hoạt động 1 : Hướng dẫn làm bài tập 1 (10’)
Mục tiêu : HS nhận biết được các từ chỉ hoạt động,
trạng thái của loài vật và sự vật.
-1 HS đọc, xác định yêu cầu đề.
Cách tiến hành:
1


- Gọi hs đọc đề bài, xác định yêu cầu đề .
- Gạch chân dưới yêu cầu bài tập.
- Mời 1HS đọc 3 câu a, b, c.
- Chiếu bức tranh minh họa câu a và mời 1 HS đọc lại
câu a.
- « Con trâu là từ chỉ gì ? »
- « Trong tranh, hoạt động của con trâu là gì ? »
-« Vậy từ chỉ hoạt động trong câu này là gì ? »
- Gv gạch dưới từ ăn. « Vậy trong câu này, « ăn » là
từ chỉ hoạt động của loài vật. »

- Gọi 1HS đọc lại câu b.
- « Đàn bị đang làm gì ? »
-« Vậy từ chỉ hoạt động trong câu này là gì ? »
- GV gạch chân từ.
- Vậy qua 2 câu a và b, con biết thêm được từ chỉ
hoạt động của lồi vật, nêu lại cho cơ 2 từ đó nào !
- Bây giờ các con quan sát cho cô tranh c.
- « Mặt trời » là từ chỉ gì ?
- « Mặt trời như thế nào ? »
- GV giải thích : « tỏa » là ánh nắng được lan ra khắp
nơi. (kết hợp tranh).
- Vậy « tỏa » là từ chỉ trạng thái của sự vật, sự vật đó
là mặt trời.
- Vậy ở câu này, các con được biết thêm về 1 loại từ
mới, đó là từ chỉ trạng thái, để hiểu rõ hơn. Các con
cùng quan sát các tranh sau :
- Treo tranh và hỏi : « Người (vật đang) làm gì ? thế
nào ? »
+ Treo tranh : ngủ, suy nghĩ, tỏa sáng, mở, đóng
(cửa).
+ Vậy qua những từ vừa tìm được trong các bức
tranh, các con thấy: Từ chỉ trạng thái là từ chỉ tình
trạng của người, vật khi tĩnh lặng, khơng nhìn thấy
sự chuyển động.

-HS đọc nội dung các câu.
-1 HS đọc 3 câu a, b, c.
- HS đọc câu a.
-« Chỉ con vật »
-« Con trâu đang ăn cỏ. »

-« Từ chỉ hoạt động là từ : ăn »
- 1HS đọc câu b.
- Đàn bị đang uống nước.
- « Từ chỉ hoạt động là từ : uống. »
- « ăn, uống »
-1HS đọc câu c.
- Từ chỉ sự vật.
- « Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ. »

-“Vậy bài tập 1, ngoài những từ chỉ hoạt động mà
các con đã biết, các con còn được làm quen với một
loại từ mới, đó là từ chỉ trạng thái. Bên cạnh đó, để
biết thêm về một số từ chỉ hoạt động khác và cách
dùng những từ ấy sao cho thích hợp. Chúng ta
chuyển sang BT 2.”
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2 (10’)
2


* . Mục tiêu : HS bước đầu biết sử dụng từ chỉ hoạt
động, trạng thái trong câu.
* . Cách tiến hành :
-Yêu cầu hs đọc đề bài, nêu yêu cầu đề, GV gạch
chân yêu cầu.
- Gọi HS đọc các từ trong ngoặc đơn.
- « Đây là những từ chỉ gì ? »
- « Bài đồng dao dưới đây hát vui về cuộc rượt đuổi
giữa chú mèo và chú chuột trong trị chơi « Mèo đuổi
chuột ». Các con thảo luận nhóm bốn và chọn các thẻ
từ thích hợp ghép vào mỗi chỗ trống. »

- 2 nhóm thảo luận ghép thẻ từ xong sớm nhất sẽ gắn
bài lên bảng và trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, yêu cầu HS đối chiếu kết quả nhóm 1
để nhận xét nhóm 2.
- GV chiếu kết quả của mình.
- GV hỏi kết quả các nhóm cịn lại. Tun dương.
- Gọi 1 HS đọc lại bài đồng dao.
- GV « Các từ các con vừa điền vào chỗ chấm là các
từ chỉ hoạt động của mèo và chuột.»
- Chiếu các hình ảnh giải thích từ chỉ hoạt động :
+ Đuổi trong từ đuổi theo có nghĩa là gì ?
+ Giơ (vuốt) : con mèo giơ hai chân trước để lộ ra bộ
móng vuốt dài ở các đầu ngón chân.
+ Nhe (nanh) : Mèo để lộ hàm răng có hai cái răng
dài và nhọn gọi là răng nanh.
+ Luồn ( hang, hốc) : Chạy len lỏi khơn khéo qua
những chỗ chật hẹp, khó khăn.
- « Vừa rồi các con đã hiểu thêm về nghĩa của một số
từ chỉ hoạt động của loài vật. »
- Cả lớp đồng thanh đọc lại bài đồng dao.
Đồng dao là các bài hát nói thường được hát trong
lúc chơi các trò chơi dân gian. Các con cố gắng đọc
thuộc bài đồng dao này để chơi trị chơi dân gian
« Mèo đuổi chuột »

- HS đọc, nêu yêu cầu đề.
-« Giơ, đuổi, chạy, nhe, luồn. »
- « Từ chỉ hoạt động. »

- HS thảo luận nhóm ghép thẻ từ.

-Đại diện nhóm 1 trình bày, HS nhận xét.
- Đối chiếu kết quả nhóm 1, nhận xét
nhóm 2.
-1 HSkk đọc lại.

+ « Chạy nhanh để rượt theo nhằm giữ ai
đó lại. »

- Cả lớp đồng thanh đọc lại.

Vậy kết thúc BT2 các con đã biết cách dùng từ chỉ
hoạt động để điền một cách thích hợp vào bài đồng
dao. Để giúp các con biết cách sử dụng dấu phẩy
trong câu sao cho thích hợp, chúng ta cùng tìm
hiểu BT3.
Hoạt động 3 :Hướng dẫn làm bài tập 3 (8’)
3


* .Mục tiêu : HS biết cách đặt dấu phẩy vào chỗ thích
hợp trong câu.
* .Cách tiến hành :
-Gọi 1 hs đọc đề, nêu yêu cầu đề. GV gạch chân yêu
cầu.
-Gọi HS đọc câu mẫu câu a
« Lớp em học tập tốt, lao động tốt. »
-GV hỏi : « Lớp em làm gì ? »
-« Vậy lớp em có hai hoạt động : học tập, lao động.
Để thấy rõ 2 hoạt động này, con nên đặt dấu phẩy ở
đâu ?”

-« Vậy con vừa dùng dấu phẩy để ngăn cách 2 từ
cùng chỉ hoạt động trong câu. Tương tự, thảo luận
nhóm đôi, làm vào vở câu b,c»
- GV nhận xét, kết luận.
- GV hỏi « yêu thương, quý mến » là từ chỉ gì ?
- « Các con thấy dấu phẩy dùng để ngăn cách hai từ
cùng chỉ tình cảm trong câu. »
- « Kính trọng, biết ơn » cũng là từ chỉ tình cảm. Và
« thầy giáo, cơ giáo » là từ chỉ gì ?
- GV kết luận : Vậy dấu phẩy dùng để ngăn cách
các từ cùng loại và để tách các ý trong câu.
- Gọi 2 HS nhắc lại kết luận.
4. Củng cố dặn dò. (5’)
- Trò chơi củng cố : « Đuổi hình bắt chữ »
- Cách chơi : Cả lớp chia làm hai đội A và B. Hai đội
lần lượt quan sát tranh và thay phiên nhau tìm từ chỉ
hoạt động, trạng thái có trong tranh.
Mỗi từ đúng sẽ được một điểm.
- Luật chơi : Đội nào đoán sai sẽ nhường quyền trả lời
cho đội kia. Đến khi hết từ, đội nhiều điểm hơn sẽ
chiến thắng.
- Cho HS chơi.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Dặn dò HS xem bài cũ, chuẩn bị bài mới.

- Đọc, xác định yêu cầu đề.
-1HS đọc câu a.
-« Lớp em học tập tốt lao động tốt. »
- Đặt giấu phẩy ngăn cách 2 hoạt động.


-HS làm vào vở BT. 1 HS lên bảng sửa
bài. Mời bạn nhận xét.
- Chỉ tình cảm.

-Từ chỉ người.

-HS chơi trị chơi.

Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
4



×