Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

TAI LIEU ON TAP MON NGOAI GIAO VIET NAM HIEN ĐAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.75 KB, 25 trang )

TAI LIEU ON TAP MON NGOẠI GIAO VIET NAM HIEN ĐAI
Câu 1: Khái niệm, về quan điểm chủ nghĩa MLN, tư tưởng HCM và quan điểm
của Đảng về ngoại giao Việt Nam.
Ngoại giao được hiểu là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, dàn xếp
thương lượng giữa nhà nước hay người đứnh đầu nhà nước của một quốc gia
này đối với một quốc gia khác hay đó chính là quan hệ của nhà nước, người
đứng đầu nhà nước của quốc gia này đối với quốc gia khác.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin về ngoại giao:
+ Giai đoạn Mác- Ăngghen
hoàn cảnh lịch sử:
- cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20, CNTB đang trên đà phát triển mạnh mẽ, chuyển
từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền: Giai cấp tư sản ra sức áp
bức bóc lột giai cấp Công nhân, mâu thuẫn giữa 2 giai cấp này ngày càng gay
gắt và sâu sắc. Để giành lại quyền lợi cho mình g/c tư sản đã dứng lên đấu tranh,
hàng loạt các cuộc đấu tranh nổ ra: k/n Liong Pháp(1831-1834), k/n sơ lê diên
Đức(1844), k/n Hiến chương ở Anh(1836-1848)
- các cuộc đấu tranh trên diễn ra còn lẻ tẻ mang tính tự phát nên đều thất bại,
tình hình đó đặt ra một yêu cầu phải có một chính đảng lãnh đạo của GCCN và
một hệ thống lý luận soi đường cho phong trào công nhân các nước.
- Trên cơ sở phân tích tình hình thực tiễn và quan điểm của các nhà khoa học
không tưởng, 2 ông đã sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học và đặc biệt là sự ra
đời của tuyên ngôn ĐCS 2/1848 tuyên ngôn đưa ra khẩu hiệu(‘vô sản tất cả các
nước đoàn kết lại”). khẳng định cách mạng muốn thành công phải có một chính
đảng của g/c vs và sự cần thiết phải đoàn kết g/c CN các nước chống lại kẻ thù
là g/c ts.
=> tuyên ngôn của ĐC với những nguyên lí và sách lược đưa ra đã trở thành hệ
thống lí luận cho phong trào đấu tranh của g/c vs.
+ Giai đoạn Lenin:
Hoàn cảnh
- CNTB phát triển mạnh mẽ, CNĐQ một mặt ra sức bóc lột g/c CN trong nước,


mặc khác đẩy mạnh công cuộc xâm lược thuộc địa, xây dựng hệ thống thực dân
hết sức dã man.
- các mâu thuẫn ngày càng ngay gắt giữa g/c vs thuộc địa chính quốc >< giai
cấp ts dân tộc thuộc địa >< CNĐQ.
=> các cuộc đấu tranh nổ ra chống chủ nghĩa đế quốc vẫn chưa đạt kết quả, do
đó cần có một hệ thống lí luận đầy đủ hơn để tập hợp lực lượng không chỉ g/c
vs ở chính quốc mà còn liên kết các dân tộc bị áp bức để chống kẻ thù chung
chủ nghĩa đế quốc.
- Lenin kế thừa và phát triển quan điểm Mác- Awngghen lên một bước “vs và
các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại”.
Theo CN-MLN ngoại giao là sự đoàn kết quốc tế các dân tộc và g/c bị áp bức
bóc lột tạo thêm làn sóng cách mạng đấu tranh chống kẻ thù chung là CNĐQ.

Tư tưởng HCM về ngoại giao:
Trên nền tảng nhận thức qua cuộc sống lao động học tập và đấu tranh gần 10
năm ở nước ngoài, cùng với việc tiếp thu các quan điểm của CN MLN, HCM
1


không chỉ thấy rõ “dù mầu da có khác nhau, trên đời này chỉ có 2 giống người,
giống người bóc lột và giống người bị bóc lột, mà cũng chỉ có một mối tình hữu
ái là thật mà thôi, tình hữu ái vs”. Mà còn phát hiện ra khả năng và điều kiện
liên minh,các lực lượng bị áp bức trên phạm vi thế giới để chống lại CNĐQ và
khả năng đoàn kết quốc tế của nhân dân VN trong cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc mình.
 trên cơ sở đó hình thành hệ thống quan điểm của HCM bao
gồm:
cơ sở hình thành hệ thống quan điểm của HCM là kế thừa và phát triển truyền
thống ngoại giao hòa hiếu của cha ông và phát triển truyền thống ngoại giao CN
MLN

nghệ thuật tư tưởng ngoại giao HCM.
1. ngoại giao là một mặt trận, như phải kết hợp với mặt trận quân sự, chính
trị…
Ngay từ khi giành được độc lập- đầu thế kỉ 10, ngoại giao Việt Nam đã trở
thành một mặt trận. Trong thời kì hiện đại, ngoại giao luôn phối hợp nhịp nhàng
với đấu tranh quân sự, chính trị, thực hiện “vừa đánh vừa đàm”, đánh địch mọi
lúc mọi nơi. Trong bất kì tình huống nào, hiệu quả của ngoại giao phụ thuộc vào
sức mạnh tổng hợp của quốc gia. HCM nói; “thực lực là cái chiêng, ngoại giao
là cái tiếng, chiêng có to tiếng mới lớn”. Đảng cộng sản VN cũng sớm nhận thức
được điều đó, trong chỉ thị kháng chiến kiến quốc (25/11/1945), Đảng ta khẳng
định “Muốn ngoại giao được thắng lợi là phải biểu dương thực lực”.
suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, ngoại giao luôn thể hiện vai
trò quan trọng. Nghị quyết bộ chính trị khóa 3(4/1969) khẳng định: “ngoại giao
trở thành một mặt trận quan trọng, có ý nghĩa chiến lược”. Thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước có sự đóng góp to lớn của mặt trận ngoại giao.
Như vậy, hoạt động ngoại giao dưới sự lãnh đạo của đảng theo tư tường HCM
đã được kết hợp chặt chẽ với đấu tranh quân sự, chihs trị là phương châm có
tính quy luật trong đấu tranh cách mạng VN.
2. kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
Sức mạnh dân tộc việt nam được tổng hợp từ nhiều nhân tố: địa lí,
dân số, kinh tế, chính trị, văn hóa,quân sự, ngoại giao…đó là sức mạnh
vật chất và tinh thần, sức mạnh của truyền thống và hiện đại. Đặc biệt, sức
mạnh dân tộc được phát huy mạnh mẽ trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo
đúng đắn của đảng và được toàn dân ủng hộ. sức mạnh đó được nhân
leenkhi kết hợp chặt chẽ với sức mạnh thời đại.
sức mạnh thời đại luôn mang nội dung mới, phù hợp với thực tế
cách mạng thế giới và nhân loại. Từ sau cách mạng tháng 10 Nga,đó là
sức mạnh của CN MLN, của g/c ts và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế
giới đoàn kết lại…. vì vậy, từ rất sớm, chủ tịch HCM đã chủ trương mở
rộng tập hợp lực lượng quốc tế để “ thêm bạn, bớt thù” với phương châm

ngoại giao “làm cho nước mình ít kẻ thù hơn hết và bạn đồng minh hơn
hết”. Do vậy, “ai làm cách mạng trong thế giới đều là đồng chí của nhân
dân An Nam cả” và “phải kiếm bạn đồng minh dẫu rằng tạm thời bấp
bênh có điều kiện”.
2


sức mạnh của thời đại còn ở việc tranh thủ được sự hợp tác, đầu tư
của nước ngoài để phát triển kinh tế khoa học, công nghệ. VN đã kiên
trì,quan tâm vận động quốc tế, kết hợp các lực lượng ngoại giao: ngoại
giao Đảng, ngoại giao các lực lượng vũ trang, ngoại giao nhân dân, trong
đó ngoại giao nhà nước làm nòng cốt. Phát huy sức mạnh tổng hợp của
dân tộc, tạo điều kiện để tranh thủ sức mạnh của thời đại, tiếp thêm sức
mạnh cho dân tộc, cô lập các thế lực thù địch.

Câu 2: khái quát thực tiễn đấu tranh ngoại giao trong lịch sử dựng nước
và giữ nước:
1.
thời kì Văn Lang-Âu Lạc(từ khi hình thành nhà nước- 179 TCN).
Thời Hùng Vương: sử sách TQ ghi nhận: Năm Mậu Thân theo dương lịch
2353TCN, một sứ bộ ngoại giao đầu tiên của Vua Hùng nước ta đã chủ động tới
thăm TQ, sứ bộ của ta đem tặng vau Nghiêu một con rùa lớn, trên mai rùa có
khắc chữ, và con rùa này đã sống 1000 năm biểu tượng cho mối quan hệ 2 nước
bền vững.
Nét nổi bật trong quan hệ với các nước lân cận thời Văn Lang là tư tưởng hòa
hiếu. sử sách ghi nhận Hùng Vương đã từng cử sứ thần vượt đường xa vạn dặm,
đem chim quý biếu Chu Thành Vương (TQ) để tỏ lòng mong muốn hòa hiếu.
theo sứ sách TQ sự kiện này diễn ra vào năm Tân mão 1110. Vua Chu đáp lại
bằng việc tặng sứ giả của Vua Hùng 5 cỗ xe có kim chỉ nam để về nước khỏi lạc
hướng.

lại có quan điểm cho rằng ta thực hiện cho rằng ta thực hiện chính sách giao
hảo với TQ, cử sứ sangTWQ thể hiện sự thần phục, giao hảo khôn khéo TQ là
nước có tiềm lực, mình cần phải thực hiện chính sách như vậy.
bài học:- hình thành ngoại giao sớm và chủ động
-ý nghĩa đối với chính sách ngoại giao thời cận đại.
3


2. Thời bắc thuộc:179TCN- 938: có chiến tranh chống lại ách thống trị của
thực dân phương Bắc.
- Ngoại giao trong khởi nghĩa của Mai Thúc Loan thế kỉ 8; Năm 722 MTL đã
triệu tập dân phủ nổi dậy k/n chống lại ách đô hộ của nhà Đường. Nhiều quân
lính thuộc các quốc gia Chăm pa, Chân Lạp, Kim Lân cùng 32 châu quanh vùng
đã liên kiết với quân MTL.
- Ngoại giao thời họ Khúc: sau khi cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, KTD tự
nhận mình là Tiết độ sứ thi hành chính sách ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt,
nhằm ngăn chặn nhà Đường mưu đồ tái chiếm nước ta.
Bài học: phải biết kết hợp chính trị, quân sự với ngoại giao.
phải cô lập kẻ thù.
3.Thời kì độc lập tự chủ (tk 2 - 1884).
- Ngoại giao trong kháng chiến chống ngoại xâm:
+ Nhà Lý chống Tống: Năm 1078 sứ bộ nhà lý cho Đào Tôn Nguyên dẫn đầu
đem 5 con voi tặng vua tống và đòi lại châu Quảng Nguyên- Cao Bằng
cuối năm 1079 ta trả cho Tống 221 tù binh, Vua Tống trả Quảng Nguyên cho
ta
bài học: Thắng lợi trên mặt trận ngoại giao chỉ có thể đạt được khi có thắng lợi
trên mặt trận quân sự.
+ Nhà Trần, Sự liên kết giữa Đại Việt và Cham Pa trong kháng chiến chống
Mông – Nguyên: Cuối 1283 vua Trần đã đem quân chặn đánh địch ở Bắc Giang
và đem quân cùng chiến thuyền ứng viện cho quân Chiêm Thành để cùng

chống kẻ thù quân Nguyên.
Ngoại giao thời bình:
+ Nhà Lê với nhà Minh TQ: tiếp tục giữ quan hệ hòa hiếu sau ngày độc lập Lê
Thái Tổ cử sứ bộ sang nhà Thanh cầu phong giữ đúng lễ của một nhà nước
phiên thần…nhưng luôn giữ chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ củaTWQ.
+ Ngoại giao thời Tây Sơn – Nhà Thanh.
Năm 1803 triều đình Bắc Kinh cho sứ bộ sang nước ta tuyên phong cho Gia
Long, vua Thanh cho sứ đem gốm, đạn và nhiều vật phẩm sang tặng cho vua
VN
Ngoại giao mở rộng lãnh thổ.
+ Nhà lí: vào cuối những năm 60 của thế kỉ 11 tình hình trở nên nghiêm trọng
để dẹp nguy phương Nam, phòng họa phương bắc, Lý Thánh Tông quyết định
đem quân đi đánh champa. Vua champa là Chế Cư phải cắt 3 châu: “bồ chínhđịa lí-malinh”cho nhà Lý để được tha về
+ Nhà Trần: 1306 Chế Mân cử sứ giả sang cầu hôn công chúa Huyền Chân và
đồng ý cắt 2 châu: Châu o và châu Lí làm vật dẫn cưới.
-Ngoại giao thời kì: 1884- 1930 ngoại giao gắn với vai trò của NAQ
1919 gửi tới hội nghị vecxai bản yêu sách gồm 8 điểm.
1923 tham dự hội nghị quốc tế nông dân.
1924 tham dự đại hội 5 quốc tế cộng sản.
- Ngoại giao thời kì 1930 -1945
Năm 1934 hội nghị toàn thể lần thứ 11 của BCHTW đảng đã quyết định công
nhận ĐCVN là một bộ phận độc lập trực thuộc quốc tế cộng sản.
4


1935 ĐH 7 QTCS triệu tập đoàn đại biểuDDCSSDDD cho Lê Hồng Phong dẫn
đầu tham gia QTCS.

Câu 3: Hoạt động ngoại giao 1945- 1946
1. Hoàn cảnh chiến lược.

a. Thế giới:
Thuận lợi:
Hệ thống XHCN do LX đứng đầu được hình thành.
Ptgpdt phát triển khá mạnh ở Á, Phi, Milatinh.
Phong trào dân chủ và hòa bình, đòi quyền tự do dân chủ phát triển mạnh.
Khó khăn: Mĩ giàu lên sau chiến tranh
Quan hệ giữa LX và Mĩ chuyển từ hợp tác trong chiến tranh sang đấu tranh
ngày càng gay gắt trong hòa bình trật tự thế giới mới được hình thành.
b. Trong nước:
thuận lợi:
Đất nước được độc lập, nhân dân được tự do chính quyền về tay nhân dân
khối đại đoàn kết toàn dân được mở rộng, Đảng ngày cáng lớn và có uy tín
trong nhân dân.
Khó khăn:
giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
=>tất cả tình hình đó đặt đất nước ta trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc.
2. chủ trương.
- Chủ trương chung: Đẩy mạnh hơn nữa ngoại giao bằng cách đề cao vị thế
của VNDCCH giành thế hợp pháp cho chính quyền mới, tranh thủ sự công nhận
của quốc tế, thực hiện tốt chính sách ngoại giao “hòa để tiến” nỗ lực cứu vãn
nền hòa bình vững mạnh, tranh thủ thời gian chuẩn bị sẵn sàng đi vào cuộc
kháng chiến lâu dài.
Chủ trương cụ thể:
+ Với Pháp: ta thực hiện chính sách hòa để tiến
chủ trương thương lượng của chính phủ VN với Pháp thể hiện trong 3 chỉ thị:
1. Kháng chiến kiến quốc của BTVTW đảng 25/11/1945
2. tình hình và chủ trương 3/3/1946
3. hòa để tiến 3/1946 của BTVTWĐ.
Trong chỉ thị k/c kiến quốc “đối với Pháp độc lập về chính trị, nhân nhượng về
kinh tế”.

+ Với nhân dân Pháp, chính phủ Pháp: Tuyên truyền vận động họ hiểu rõ cuộc
k/c chính nghĩa của VN và tranh thủ sự ủng hộ của họ với Pháp Kiều. Nếu họ
yên tĩnh làm ăn và tôn trọng sự độc lập của VN thì sinh mệnh và tài sản của họ
được bảo toàn theo luật Pháp quốc tế.
+ Với TQ
5


+ Tưởng: Hòa hoãn nhân nhượng về kinh tế, với tay sai ta nhân nhượng về
chính trị thực hiện chủ trương tránh xung đột quân sự mà chỉ xung đột chính trị.
+ Nhân dân TQ: Chính phủ VN triển khai tăng cường các hoạt động hữu nghị,
thân thiết với nhân dân TQ, thực hiện chính sách “hoa việt thân thiện”.
+ Hoa kiều: Bảo vệ Hoa Kiều coi như dân của mình, ngăn ngừa những âm mưu
gây xích mích, ly gián giữa người Việt với người Hoa.
+ Đối với các nước khác:
-Đông Dương lấy dân tộc tự quyết làm nền tảng
- L,CPC tranh thủ sự ủng hộ làm bạn đồng minh của CMVN.
- Mỹ: phải tranh thủ Mỹ công nhận nền độc lập hoàn toàn của VN và “giao hòa
giữa chúng”.
- Nhật: Thái độ trung lập của Nhật có lợi cho ta, họ hoàn toàn thay đổi thái độ
đối với chúng ta, họ không còn là kẻ thù nữa nên chúng ta càng phải biết lợi
dụng họ để có lợi cho ta.
* các hoạt động ngoại giao 1945-1946
- Với Tưởng:
thời gian nội dung
11/9/194 Tiêu Văn đến hà nội, HCM mời cơm, tặng quà
5
23/9/194 Đại diện chính phủ ta gặp Lư hán (một trong hai người đứng đầu
5
cánh quân khi kéo vào nước ta)

3/10/194 Cuộc đón tiếp “Hà Ứng Khâm” của 30 vạn nhân dân Vn nhằm biểu
5
dương lực lượng.
8/10/194 Nhân sự kiện quốc khánh của TQ, ta gửi điện chúc mừng
5
2/3/1946 Trong phiên họp đầu tiên quốc hội khóa I đồng ý: thành lập chính
phủ liên hiệp kháng chiến,chấp nhận nhượng bộ cho quân THDQ
một số quyền lợi về kinh tế, chính trị.
Kinh tế: chấp nhận cung cấp một phần lương thực, thực phẩm,
phương tiện GTVT cho quân THDQ, cho phép tiêu tiền quân kim
quốc tệ đã mất giá ở M.bắc.
Chính trị: nhượng cho Tưởng 1 chức phó ctich nước, 4 chức bộ
trưởng và 70 ghế quốc hội không qua bầu cử.
y/n: Tránh được một cuộc chiến bất lợi cho ta phải đối phó với nhiều kẻ thù.
Tránh được hành động chống phá của quân THDQ
Có điều kiện trừng trị các lực lượng tay sai của tưởng
Ta có điều kiện tập trung lực lượng, chĩa mũi nhọn vào kẻ thù chính của dân
tộc.
với Pháp:
thời gian nội dung sự kiện
11/1945
đại diện chính phủ VNDCCH- Hoàng Minh Giám, tiếp xúc với
phía Pháp, nêu rõ lập trường của VN là sẽ nhượng bộ về kinh tế, văn
6


25/2/194
6
6/3/1946
24/3/194

6
4/1946
16/4/194
6
6/7/1946

hóa nếu Pháp chấm dứt chiến sự ở M.Nam.
HCM gặp Xanhtoni khẳng định lập trường của VN trong quan hệ
V- P là độc lập và hợp tác.
tại ngôi nhf 38 Lí Thái Tổ, HCM kí với Xanhtoni bản hiệp định sơ
bộ.
Tại Vịnh Hạ Long diễn ra cuộc đàm phán giữa chủ tịch HCM và
Đắc giăng lio, 2 bên đã thỏa thuận công bố 1 bản thông cáo về hội
nghị trù bị ở Đà Lạt.
hội nghị trù bị diễn ra ở Đà Lạt
Phái đoàn VNDCCH do PVĐ dẫn đầu sang thăm nước Pháp, chủ
tịch HCM nhận lời mời của chính phủ P xang thăm nước tư cách là
thượng khách.
cuộc đàm phán chính thức diễn ra ở phongtennobolo, cuộc đàm
phán kéo dài hơn 2 tháng (6/7-10/9/1946) nhưng không đi đến một
thỏa thuận nào do lập trường 2 bên khác xa nhau và sự ngoan cố
của thực dân P. Quan hệ V-P ngày càng căng thẳng.
chủ tịch HCM kí với Mute bản tạm ước.

14/9/194
6
31/5/1946 phái đoàn VNDCCH do PVĐ dẫn đầu sang p đàm phán

y/n: Việc hòa với Pháp.
đuổi được 20 vạn quân tưởng về nước, tránh được một cuộc chiến bất lợi cho

ta.
Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xay dựng lực lượng.
Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Với LHQ:chủ tịch HCM kêu gọi và yêu cầu LHQ giải quyết vấn đề
VN trên tình thân hiến chương LHQ. Đồng thời người đề nghị các nước
ủng hộ VN ra nhập LHQ
Với LX: chính phủ VN dùng nhiều hình thức liên lạc để yêu cầu
chính phủ LX công nhận và giúp đỡ VN.
Đông dương:30/10/1945 liên minh quân sự Lào-VN được kí kết.
với các nước trong khu vực: thực hiện các chuyến viếng thăm.
*Tác động của chính sách ngoại giao.
Việc thực hiện chính sách ngoại giao hòa hoãn với Pháp để đuổi
Tưởng về nước nó giúp chúng ta tránh được một cuộc chiến tranh không
cân sức với cả 2 thế lực là P và T.
Tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của bạn bè quốc tế đối với CM
VN,nhất là nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới,
khẳng định lại yếu tố chính nghĩa và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng và phát triển lực lượng ở
miền Bắc, gây dựng phong trào kháng chiến ở miền Nam, thể hiện thiện
chí mong muốn hòa bình của nhân dân VN.

7


Câu 4: Chính sách hoạt động ngoại giao VN 1947- 1950
1. hoàn cảnh lịch sử:
 thuận lợi:
Thế gới: CNXH đang hình thành và xác lập trên toàn thế giới, bước đầu dã có
những thành tựu cơ bản cho việc xây dựng CNXHthế giới phát triển mạnh mẽ,
cách mạng TQ thành công.

1949 LX thử thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí hạt nhân
của Mỹ.
1/10/1949 CHND trung Hoa ra đời, 1948 CHND Triều Tiên ra đời.
Các nước dân chủ nhân dân Đông Âu tiến dần lên CNXH, liên kết với nhau
trong hội đồng tương trợ kinh tế SEV thành lập 1949
Phong trào CM GPDT,ở châu á- trung- cận đông cùng sự lớn mạnh của phong
trào đấu tranh vì dân sinh dân chủ và hào bình phát triển mạnh.
Tình hình nước Pháp tiếp tục không ổn định từ 12/1946 – 10/1946 đã 6 lần thay
đổi nội các.
Trong nước:
Ta chủ động tiến hành cuộc kháng chiến, giành thắng lợi trong 2 cuộc chiến
dịch VB 1947, BG 1950, lực lượng vũ trang nhân dân của ta trưởng thành về
mọi mặt, chính quyền được củng cố và giữ vững.
Sau chiến dịch BG, vòng vây của CNĐQ và các thế lực phản động bị phá vỡ
thành nhiều mảng lớn ở phía Bắc CB- LS- Lai Châu.
Cách mạng VN đã thiết lập quan hệ với CM thế giới, trước hết là LX và TQ,
các nước DCND, đồng thời mở rộng các mối quan hệ với các lực lượng yêu
chuộng hòa bình, công lí ở Pháp và thế giới.
 khó khăn:
Thế giới: 3/1947 Mỹ phát động chiến tranh lạnh nhằm ngăn chặn làn sóng bành
trướng của CNCS.
Chính phủ Pháp sau khi tham gia vào kế hoạch MacSan của Mỹ đã ngả hoàn
toàn sang hữu, đẩy mạnh chiến tranh Đông Dương chiến tranh ĐD trở thành
trọng điểm trong chính sách thuộc địa của Pháp để nhăn chặn phong trào đấu
tranh đòi độc lập đang phát triển tại thuộc địa của Pháp.
TQ và LX phải lo đối phó vời kế hoạch Mác Xan của Mỹ, khôi phục đất nước
sau chiến tranh nên chưa có điều kiện viện trợ cho cuộc k/c ở VN
Trong nước: hậu phương của ta mới được xây dựng
Chưa có quốc gia nào đặt quan hệ ngoại giao với VN.
nền kinh tế chưa được khôi phục, quân sự đang được củng cố từ 1945 – 1950

cuộc chiến đấu diễn ra trong vòng vây của địch: phía Bắc P-M thực hiện kề
hoạch Rove khóa chặt biên giới Việt Trung.
Pháp xâm lược Lào, Campuchia tạo bàn đạp xâm lược VN, Pháp xâm lược
m.Nam.
Được Mỹ viện trợ,Pháp đẩy mạnh chiến tranh, bao vây cô lập CNMN.
Phía Đông các ham đội quân sự P-M bao vây cô lập ta với bên ngoài
2.chủ trương:
8


* Chủ trương chung: nêu cao thiện chí hòa bình và chính nghĩa muốn làm
bạn với tất cả các nước, dân chủ không gây thù oán với 1 ai,
tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới,
hình thành liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia,
đấu tranh phá thế bao vây cô lập của Pháp Mỹ và âm mưu lập
chính quyền bù nhìn củ Mỹ.
* chủ trương cụ thể:
+ Với pháp: TWĐ và chính phủ quán triệt chủ trương thương lượng hòa
bình, tăng cường các cuộc tiếp xúc ngoại giao. tại hội nghị cán bộ TW
4/1947 chủ trương “phải lợi dụng hết khẳ năng ngoại giao, làm cho cuộc đổ
máu của VN rút ngắn lại”.
+ Với nước P và nhân dân P: Thực hiện chủ trương thân thiện và tranh thủ
sự ủng hộ, 1949 chủ tịch HCM nêu rõ “VN sẵn sàng thân thiện với nhân dân
P, NHững người P TB hay CN, thương gia hay tri thức, nếu họ muốn thật thà
cộng tác với VN, thì sẽ được nhân dân Vn hoan nghênh họ như anh em”.
+ Với ĐD: chủ trương đoàn kết, liên minh chống kẻ thù chung
+ Với các nước XHCN: tuyên truyền về cuộc kháng chiến chính nghĩa của
nhân dân VN, về cp VN để thúc đẩy việc thiết lạp quan hệ ngoại giao.
Đoàn kết chặt chẽ,thúc đẩy quan hệ ngoại giao, thanh thủ sự ủng hộ cả về
vật chất lẫn tinh thần.

+ Với các dân tộc khác: chủ trương làm bạn với tất cả các nước dân chủ và
không gây thù oán với bất kì một ai.
Tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới.
mật thiết liên lạc với các dân tộc yêu chuộng hòa bình.
3.Hoạt động ngoại giao:
+ Với Pháp
thời gian
nội dung sự kiện
12/1946HCM đã 8 lần gửi thư cho chính phủ quốc hội và tổng thống P, nêu
3/1947
rõ thiện chí hòa bình của VN, Đề nghị P nhanh chóng kết thúc
chiến tranh đi bằng giải pháp hòa bình
7/1/1947
HCM gửi thư cho quốc hội, chính phủ và nhân dân P nêu rõ lập
trường VN đối với việc chấm dứt xung đột.
10/11/1947 HCM gửi thư cho cp và nhân dân p, phê phán bộ trưởng moutet
“đã trở về với nhận định sai lầm về Vn”
19/4/1947 bộ trưởng ngoại giao Hoàng Minh Giám gửi điện cho chính phủ
pháp đề nghị chấm dứt chiến sự và mở các cuộc thương lượng
nhằm giải quyết hòa bình cuộc xung đột này.
5/1947
chủ tịch HCM đã có cuộc tiếp xúc với đại diện P là Pôn Muyt tại
Thái Nguyên.tại đây Pháp đã đòi ta giao nộp vũ khí, quyền đilại tự
do trên khắp lãnh thổ.
người kêu gọi nhân dân P “hãy giúp đỡ chúng tôi cứu lấy tính mạng
của bao thanh niên P và Vn, cứu lấy tinh thần thân thiện giữa 2 nước và
cứu lấy khối liên hiệp p”.
9



song song với hoạt động ngoại giao hòa bình, đảng ta luôn khẳng
định quyết tâm, chiến đấu cho nhân dân Vn, hễ còn một tên lính thực dân
trên đất VN thì VN cứ đánh, đánh đến thắng lợi hoàn toàn, đánh cho đến
độc lập đất nước thực sự.
thời gian
nội dung
đầu 1948
HCM và BTVTW tiếp các phái đoàn của ĐCS TQ tại VB
8/1948
hội nghị cán bộ lần 5 của ta khẳng định TQ là bạn đồng minh của
ta.
23/4/1949 một số đơn vị bồ đội tình nguyện VN, sang TQ phối hợp với quân
gp TQ mở chiến dịch “thập vạn đại sơn”, giúp bạn đánh đuổi quân
TGT, mở rộng khu căn cứ Điền Quế(Quảng Tây- TQ).
15/12/1949 c/t HCM gửi điện tới Mao Trạch Đông chúc mừng việc thành lập
nước và khẳng định 2 dân tộc Việt – Hoa có mối quan hệ anh em
trên mấy nghìn năm.
với Mỹ:
9/1949 c/t HCM viết thư gửi hội nghị ái hiệp Mỹ-Việt khẳng định “chúng ta
không bao giờ quên sự hợp tác nhân ái của Mỹ khi ta tiến hành du
kích đánh Nhật”
+ Với Lào, CPC.
thời gian
nội dung
7/1947
khi trả lời 1 nhà báo. c/t HCM nêu rõ: “chính sách đối ngoại của ta
là thân thiện với Lào và CPC, Ấn Độ thân thiện không gây thù oán
với bất cứ một ai, riêng với Lào và CpC là c/s liên minh, giúp đỡ
dân tộc Đông Dupwng về v/c cũng như tinh thần để đè bẹp thực dân
phản động P”

năm 1948

TWĐ phân công đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ đạo công tác CM
Lào và CPC

3/1948

ban ngoại vụ được thành lập, chuyên lo việc quan hệ và giúp đỡ các
lực lượng của nước bạn
TWĐ triệu tập hội nghị cán bộ về công tác đoàn kết giúp đỡ phong
trào kháng chiến lào và campuchia
chủ tịch HCM đón hoàng thân xuphanuvong lãnh tụ k/c Lào tại VB

19/2/1949
6/1949

+ Với các nước khác:
ngoại giao thời kì này nhằm thiết lập quan hệ ngoại giao thân thiện trực tiếp ở
ĐNA trước hết là Thái Lan từ đó mở rộng tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của
quốc tế.
T3/1947 ta cử đoàn đại biểu đi dự hội nghị Liên Á ở Niudeli.
14/4/1947 chính phủ đặt cơ quan đại diện tại Băng Cốc để phát triển cho chính
quyền đại diện.
10


2/1948 TWĐ cử cán bộ sang Băng cốc để tăng cường cho chính quyền đại diện
và đặt quan hệ với các đoàn thể quốc tế tại Thái lan, TQ, Miến Điện.
Để tiếp tục hoạt động đối ngoại,15/5/1948 cp cứ một phái đoàn ngoại giao sang
thái Lan, Mianma, TQ, Tiệp Khắc để tuyên truyền về cuộc kháng chiến của

nhân dân Vn chống thực dân p xâm lược.
Cử các đoàn cán bộ đi LX, các nước Đ.âu, TQ để tăng cường mối quan hệ với
ĐCS anh em.
Tham dự 12 hội nghị khu vực và quốc tế, hội nghị công đoàn nghành giày da ở
Tiệp Khắc (6/1949), hội nghị thủy thủ và công nhân tàu Macxay (7/1949).
4. tác động của chính sách ngoại giao trong giai đoạn đến phong trào
cách mạng.
Đảng ta chủ trương phát huy yếu tố chính nghĩa của chiến tranh để chủ động
tiến công địch, trước dư luận quốc tế, lên án chính sách thực dân, triển khai hoạt
động ngoại giao nhân dân, những hoạt động tuyên truyền đối ngoại chưa nhiều,
nhưng đã bước đầu tạo cơ sở để tiếp tục tiến lên chiếm lĩnh trận địa dư luận
quốc tế.
Chính sách “làm bạn với tất cả các nước trên thế giới không gây thù oán với ai
và phương châm thêm bạn bớt thù..” phản ánh một chủ trương đối ngoại mở
rộng góp phần hóa giải được tình thế khó khăn, do hoàn cảnh quốc tế đem lại,
chuẩn bị cuộc kháng chiến sang một giai đoạn mới.
Câu 5: mâu thuẫn Xô- Trung? Ảnh hưởng của nó tới CMVN?
a. hoàn cảnh;
14/2/1950 LX – TQ đã kí kết hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ X-T xác
định về mặt pháp lí cho nên liên minh X-T nhằm chống lại âm mưu xâm lược
của chủ nghĩa đế quốc.
Liên Xô đã giúp đỡ TQ về chuyên gia, kĩ thuật cho TQ, vay tiền với lãi xuất
thấp để khôi phục và phát triển kinh tế của mình, cùng muốn hòa bình ở Việt
Nam.
những năm 50 mối quan hệ X-T là quan hệ hữu nghị, hợp tác góp phần tăng
cường sức mạnh của các nước XHCN trên phạm vi thế giới.
Đến những năm 50-60 của thế kỉ 20 quan hệ X-T có sự rạn nứt, chia rẽ và đối
đầu. Sự chia rẽ bắt đầu từ những năm 50 và đỉnh điển năm 1959 kết thúc vào
thập niên 80.
b.Nguyên nhân.

Do sự khác nhau về tư tưởng, con đường giải phóng dân tộc, mô hình CNXH,
sự áp đặt của LX đối với TQ trong khi không chú ý đến hoàn cảnh thực tế của
TQ.
Mâu thuẫn trong trật tự 2 cực Ianta, LX muốn hòa bình với các nước phương
tây, trong khi đó TQ lại muốn giương cao ngọn cờ chống đế quốc (đây là mâu
thuẫn trong vấn đề cách mạng ở VN).
Mâu thuẫn về quyền lợi chính trị, quốc gia, vấn đề biên giới lãnh thổ và địa vị
của mình trên thế giới (sau khi stalin mất Mao Trạch Đông cho rằng ông bây giờ
11


là người xứng đáng giữ vị trí lãnh đạo trong thế giới cộng sản, trong khi đó thì
LX cũng muốn cầm quyền).
sự tác động của các nước đế quốc trên thế gới mà chủ yếu là Mĩ trong chính
sách ngoại giao 3 bên (lợi dụng mâu thuẫn giữa 2 cường quốc) Mỹ đã thực hiện
nhiều chính sách nhằm khoét sâu thêm sự rạn nứt nhằm chia rẽ sự đoàn kết
trong hệ thốngXHCN. Lôi kéo TQ làm đối trọng với LX
c.Biểu hiện của sự rạn nứt.
cội rẽ của sự rạn nứt bắt đầu từ thập niên 50 do sự khác biệt về hệ tư tưởng và
lực lượng cách mạng. trong khi đó Satalin và QT3 cho rằng: Đấu tranh cách
mạng phải lấy g/c lao động thành thị làm nòng cốt, thì MTĐ lại lấy liên minh
nông dân làm nòng cốt.
Những năm 30 TQ được một số cố vấn LX hướng dẫn theo mô hình phát triển
của LX. MTĐ lại phát triển ý tưởng mới làm sao để TQ tiến ngay lên CNXH,
qua việc huy động lực lượng khổng lồ của TQ đưa TQ tiến lên CNXH, mang
màu sắc riêng.
từ những năm 1959 trở đi được coi là giai đoạn định sẵn cho một sự rạn rứt
giữa 2 siêu cường.
1959 mâu thuẫn X-T chính thức căng thẳng, LX không giữ lời hứa từng cam
kết là giúp đỡ TQ phát triển vũ khí nguyên tử, họ cũng từ chối hỗ trợ TQ tiến

hành cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ nước láng giềng khá thân thiện với
LX.
2/1960 mâu thuẫn X-T công khai tại đại hội ĐCS Rumani khi đại diện 2 nước
chính thức công khai đối thoại.
Câu 6: Hoạt động ngoại giao từ 6/3 - 19/12/46 của VN?

thời
gian
6/3/46
14/3/46
24/3/46
16/4/46
3/5/46
6/7/10/9/46

Hoạt động ngoại giao
nội dung sự kiện
Ta kịp thời nắm thời cơ, kí với P hiệp định sơ bộ,là cơ sở pháp lí
cho ta đấu tranh trên bàn ngoại giao.
Đảng cùng 13 vạn dân HN chống hoạt động xâm lược đi tới thắng
lợi quân sự kí kết hiệp định pari
HCM gặp Đắc giăng lio(cao ủy p) tại Vịnh Bắc Bộ, HCM cho rằng:
phải để một phái đoàn VN đến PaRi đàm phán kí kết mootjhieepj
định chính thức theo thỏa thuận.
hội nghị trù bị diễn ra tại Đà lạt, 14/5/46 kết thúc, do lập trường
quan điểm 2 bên khác nhau nên không đạt được kết quả.
Phái đoàn VNDCCH do PVĐ dẫn đầu sang thăm nước Pháp, chủ
tịch HCM nhận lời mời của chính phủ P xang thăm nước tư cách là
thượng khách
cuộc đàm phán chính thức diễn ra ở phongtennobolo, cuộc đàm

phán kéo dài hơn 2 tháng (6/7-10/9/1946) nhưng không đi đến một
12


14/9/46

thỏa thuận nào do lập trường 2 bên khác xa nhau và sự ngoan cố của
thực dân P. Quan hệ V-P ngày càng căng thẳng.
chủ tịch HCM kí với Mute bản tạm ước. nhằm bảo vệ thành quả
cách mạng, chuẩn bị xây dựng lực lượng kháng chiến, cho nhân dân
pháp biết thiện chí hòa bình của ta

6/12/46
Trung tuần đầu tháng 12, trước khi toàn quốc k/c, HCM 3 lần gửi
thư cho đại diện chính phủ pháp, tỏ rõ thiện chí hòa bình của ta,
nhưng không đạt kết quả.
Đánh giá: sách lược hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước giúp ta tránh khỏi
một cuộc chiến tranh không cân sức khi phái đối phó với nhiều kẻ thù nhát là
thực dân Pháp và quân THDQ.
Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, khẳng định cuộc kháng chiến chính nghĩa của
dân tộc ta.
Tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng và phát triển lực lượng kháng chiến.
thể hiện thiện chí hòa bình của dân tộc VN.

Câu 7: Hoạt động ngoại giao với TQ 1947-1950.
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Thế giới; XHCN đã và đang hình thành một hệ thống thế giới
Năm 1949 liên xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của
Mỹ về vũ khí hạt nhân.
Phong trào giải phong dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các nước thuộc địa và phụ

thuộc.
Phong trào đòi dân sinh dân chủ phát triển mạnh mẽ ở các nước tư bản.
Trung Quốc: từ giữa năm 1947, nội chiến có những bước ngoặt: quân giải
phóng phản công.
Năm 1948 giành thế chủ động trên chiến trường khiến Pháp lo lắng (sợ TQ và
VN nối liền).
Việt Nam: kháng chiến chống Pháp giành thắng lợi:( với những chiên thắng
Việt Bắc thu đông 1947, Biên Giới 1950.) phá vỡ vòng vây của CNĐQ, liên lạc
với LX, TQ và các nước khác trên thế giới.
Chủ trương: Hoàn cảnh lịch sử đã tạo những điều kiện thuận lợi cho quan hệ
chủa ta với TQ, ta coi TQ là bạn đồng minh.
2. Hoạt động:
thời gian
cuối 19461947
đầu 1948

nội dung sự kiện
VN liên hệ với quân giải phóng TQ ở Biên Giới Việt Trung
để phối hợp chống Tưởng Giới Thạch.
HCM cùng BTVWT đảng tiếp phái viện ĐCS TQ sang VB,
phối hợp chiến đấu.
13


8/1948

hội nghị cán bộ lần 5 của Đảng khẳng định: “lực lượng dân
chủ TH là bạn đồng minh” 1 mặt trận.
6-10/1949
VN cùng quân gp TQ đẩy lùi quân TGT ở biên giới VT.

15/12/1949
HCM gửi điện chúc mùng tới MTĐ và khẳng định quan hệ
V-T (anh em mấy nghìn năm).
15/1/1950
VN công nhận THDQ, 3 ngày sau TQ công nhận VN
19/1/1950
HCM sang thăm TQ
HCM gặp gỡ MTĐ tại LX, MTĐ hứa giúp: trang bị vũ khí
cho 6 đại đoàn bộ binh VN, tỉnh Quảng Tây là hậu phương
trực tiếp của VN.
1950
VN và TQ phối hợp tiêu diệt TGT ở biên giới Việt Trung
Trong năm 1950 79 cố vấn TQ sang VN giúp đâò tạo cán bộ kinh tế, quân sự.
Thu- đông: ta mở chiến dịch Biên Giới, TQ viện trợ cho ta.
3. Đánh giá: khẳng định quan hệ V-T như “răng với môi” cùng sát
cánh trong xây dựng CNXH.

Câu 8: hoàn cảnh lịch sử khi diễn ra hội nghị Gionevo?
a. Hoàn cảnh hội nghị:
* Thế Giới:
Khó khăn: Lúc này “chiến tranh lạnh” đang diễn ra gay gắt giữa 2 phe đứng
đầu là CNXH(Liên Xô)- CNĐQ (Mỹ).
CNĐQ đặc biệt là Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược nhiều nơi: TriềuTiên Đài
Loan, Đông Dương, đẩy mạnh “chiến lược toàn cầu” phản cách mạng. với chiến
lược quân sự trả đũa ồ ạt. Ngăn chặn sự phát triển của phong trào cộng sản quốc
tế.
Thuận lợi:
CNXH đứng đầu là LX và TQ phát triển mạnh mẽ,Sau khi cách mạng TQ
thành công (1.10.1949) nước ta được nối liền với các nước XHCN. Từ 1950,
TQ,LX và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với

VN, ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến.
Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền của Mỹ về vũ
khí hạt nhân.
Năm 1953 xatalin mất- aixenhao tổng thống của Mỹ mới đương nhiệm, sự căng
thẳng Đông-tây giảm dần.
15/1/1954, 4 nước lớn đưa ra ý tưởng tổ chức 1 hội nghị hòa bình, sau đó là
hội nghị Gionevo.
Các nước mới được độclập trên thế giới như (Ấn Độ, Inđo,Pakistan) có xu
hướng trung lập.
tiền lệ giải quyết vấn đề chiến tranh ở Triều tiên bằng phương pháp hòa bình,
hòa dụi cẳng thẳng Đông –Tây.
14


Tình hình Pháp: quân viễn chinh bị thất bại nặng nề, Pháp đang ở tình trạng bị
động đối phó, chi phí chiến tranh lên cao, chính phủ lập nên đổ xuống nhiều
lần,nhân dân Pháp lên tiếng phản đối chiến tranh ở Đông Dương gay gắt,Pháp
đang sa lầy trong chiến tranh ở Đông Dương.
Các nước đế quốc chĩa mũi nhọn vào phong trào chống đế quốc, trong đó có
VN. Thế lực phản động ở Pháp vẫn còn chiếm ưu thế trong chính phủ. Đế quốc
Mỹ sau khi đạt mục tiêu qua hiệp định đình chiến ở Triều Tiên 27/7/1953, muốn
quốc tế hóa, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương.
Nhân dân thế giới trong đó có cả nhân dân Pháp ủng hộ cuộc k/c của nhân dân
VN.
=>bối cảnh trên có tác động cả 2 mặt thuận lợi và khó khăn đến cuộc kháng
chiến của nhân dân ta nói chung, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nói
riêng.
* Trong nước.
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đảng ta đã vạch ra đường lối đàm phán ngoại
giao để hỗ trợ cho chuộc tiến công trên mặt trận chính trị, quân sự. Vì vậy, khi

trả lời phỏng vấn một nhà báo Thụy Điển 26/11/1953 c/t HCM đã nêu lên quan
điểm: “nhân dân Vn kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng nếu thực
dân Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược. Nhưng nhân dân Vn và Chính phủ
VNDCCH cũng sẵn sàng đi đến đình chiến ở VN bằng thương lượng hòa Bình,
nếu chính phủ Pháp muốn như vậy, với lập trường đàm phán là Pháp phải công
nhận VN độc Lập, thống nhất và có chủ quyền”.
Nhưng lúc đầu lực lượng của ta còn yếu, lập trường của Pháp là đòi ta nộp vũ
khí. Sau thất bại ở Biên Giới, Hòa bình, Tây bắc, Thượng lào… Pháp từng bước
thay đổi lập trường thực dân, muốn thương lượng với ta nhưng trên thế mạnh.
Nhận rõ điều đó, Đảng ta chỉ rõ,đàm phán chỉ có kết quả nếu ta tiêu diệt được
lực lượng địch trên đất nước ta và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng.
Từ cuối năm 1953, cuộc kháng chiến của ta đi vào giai đoạn cuối. Với việc
giành những thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị,…Đảng ta chủ trương mở
rộng mặt trận đấu tranh ngoại giao.
Sau 8 năm k/c. lực lượng của ta phát triển mọi mặt, giành thế chủ động trên
chiến trường chính,ta liên tục phản công và giành thắng lợi, buộc địch lui vào
thế bị động đối phó.
Ta thắng lợi trên khắp các chiếm trường: BG 1950,Đx 1953-1954, ĐBP,
Đối với Pháp, lúc này do thất bại nặng nề trên chiến trường chúng phải thay đổi
thái độ đàm phán nhằm cứu vãn quân đội viễn chinh khỏi bị tiêu diệt, tránh cho
cuộc xâm lược khỏi thất bại nhục nhã và để giảm bớt phong trào phản đối chiến
tranh trong nước
8/5/1954 hội nghị Gionevo về Đông Dương chính thức được khai mạc.
Câu 9: Quan điểm các nước lớn khi tham dự hội nghị Gionevo?
Xu thế hòa bình thế giới, Liên Xô sáng kiến triệu tập hội nghị Gionevo về
Đông dương, bao gồm 9 bên tham dự.
Sự chi phối của 5 nước lớn.
15



Mục đích chung: Giảm căng thẳng trên thế giới, tạo xu thế hòa bình.
Nêu cao vị thế và lợi ích dân tộc.
Riêng:
Liên Xô: chủ động đề xuất vì: nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.
Giảm được mâu thuẫn Xô – Trung, đồng thời LX muốn làm giảm đi cuộc chiến
tranh lạnh với Mỹ.
Lúc này LX caanftaappj tring xây dựng CNXH.
Giải quyết bằng phương pháp hòa bình nhằm ngăn Mỹ can thiệp Đông Dương,
giúp thực dân Pháp rút khỏi chiến tranh trong danh dự (do cần pháp làm đối
trọng với Mỹ) Hòa bình với phương tây
Liên Xô được lợi: Miền bắc sẽ chụi ảnh hưởng của Liên Xô, Gạt được sự ảnh
hưởng của TQ ở VN và quốc tế.
Trung Quốc: tham dự hội nghị này TQ thể hiện được vai trò của nước lớn()
trước đây là chính quyền THDQ).
Tạo vùng đệm ở phía Nam, nhằm bảo vệ biên giới phía Việt-Trung, ổn định
xây dựng CNXH. Giảm đi gánh nặng viện trợ đối với cuộc kháng chiến ở VN.
Nâng cao vị thế (Mỹ công nhận TQ là một thành viên của hội đồng bảo an
LHQ).
Cải thiện quan hệ với phương tây
Tranh giành ảnh hưởng trong lãnh đạo phong tào cộng sản quốc tế với Liên Xô.
Pháp:Đang xa lầy trong chiến tranh ở VN, kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản.
Việc kí hiệp định là một thắng lợi trên thế thua, thoát khỏi chiến tranh trong
danh dự ( do thất bại quân sự trên chiến trường và lệ thuộc vào sự viện trợ của
Mỹ, phong trào phản ảnh chiến tranh bẩn thỉu của Mỹ ở Đông Dương ngày càng
lên cao.
Hi vọng Anh, Mỹ giúp Pháp tránh phải đàm phán trực tiếp với VNDCCH.
Mỹ: muốn hất cẳng Pháp, thay chân Pháp, kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa
chiến tranh ở Đông Dương, biến VN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự
của Mỹ, Làm bàn đạp tấn công các nước ĐNA.
Ngăn cản 1 giải phóng bất lợi cho phương tây, có hại cho việc Mỹ thay chân

Pháp ở Đông dương.
Hất cẳng Pháp, Lấy Đông Dương là bàn đạp để diệt CNCS ở Châu á
Khoét sâu mâu thuẫn X-T
củng cố liên minh vốn có ở Tây Âu (anh, pháp,mỹ).
Anh: ra sức ủng hộ Pháp vì chính Anh là người dọn đường cho Pháp xâm lược
VN, tránh bị tham gia vào cuộc chiến tranh tập thể,
giải quyết vấn đề Đông Dương nhằm hòa dụi tình hình viễn Đông “khối thinh
vượng chung” ở Châu Á được củng cố.
Ngăn ảnh hưởng của Mỹ đối với quyền lợi của mình ở ĐNA
Việt nam chấp nhận đàm phán vì: thiện chí hòa bình và xu thế hòa bình trên
thế giới, ngăn âm mưu của mỹ.
Tạo ra cơ sở Pháp lí để cho các nước trên thế giới phải công nhận nền độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn ven lãnh thổ của Vn.
Đập tan am mưu kéo dài và quốc tế hóa chiến tranh của Mỹ, Kí hiệp định đưởi
Pháp về nước, tránh được sự câu kết giữa P và M.
16


Đánh giá: Quan điểm của các nước lớn xuất phát từ lợi ích dân tộc, chèo lái hội
nghị nhằm đạt kết quả theo mong muốn của mình.
Quan điểm của các nước lớn ảnh hưởng tới kết quả đàm phán của VN

Câu 10: Lợi ích các bên khi tham dự hội nghị Gionevo?
Pháp: tránh được thất bại nặng nề, cứu vãn quân đội viễn chinh ra khỏi chiến
tranh trong danh dự.
Tránh phải đàm phán trực tiếp với VN.
Trung Quốc:bảo vệ biên giới Tây Nam, ổn định xây dựng CNXH, tạo ảnh
hưởng của TQ ở đông dương.
Mở rộng, tăng cường quan hệ tay đôi với phương tây.
Xác lập vai trò của mình trong giải quyết các vấn đề quốc tế.

Mỹ: tránh phải can thiệp bằng quân sự để cứu nguy cho Pháp, khỏi mang tiếng
ủng hộ chiến tranh thực dân.
Tranh thủ Anh, Pháp trong tổ chức hiệp ước phòng thủ ĐNA.
Gạt Pháp nắm miền Nam VN, Chuẩn bị điều kiện để có mặt ở Lào và
Campuchia.
Liên Xô: Nâng cao vị thế, phát huy hiệu quả đường lối hòa dụi.
Liên Xô có ảnh hưởng ở miền Bắc VN, hạn chế ảnh hưởng của TQ đến VN.
Tranh thủ được Pháp (đối trọng với Mỹ, cải thiện quan hệ phương Tây), Ngăn
Mỹ vào VN.
Anh: tránh tham gia một cuộc can thiệp quân sự tập thể.
Củng cố khối thịnh vượng chung Châu Á của Anh.
Việt Nam: Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút quân, công
nhận quyền dân tộc cơ bản của VN (độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ).
VN có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.
Tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, giữ quan hệ tốt đệp với Trung Quốc và LX.
Ta thoát khỏi cuộc chiến tranh trong điều kiện chưa cho phép đánh tiếp.
Giải phóng miền Bắc có cơ sở đấu tranh thống nhất sau này.
Câu 11;Nội dung hội nghị Gionevo? Đánh giá?
a.Hoàn cảnh hội nghị:
* Thế Giới:

17


Sau khi cách mạng TQ thành công ()1.10.1949) nước ta được nối liền với các
nước XHCN. Từ 1950, TQ,LX và các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt
quan hệ ngoại giao với VN, ủng hộ và giúp đỡ nhân dân ta kháng chiến.
Các nước đế quốc chĩa mũi nhọn vào phong trào chống đế quốc, trong đó có
VN. Thế lực phản động ở Pháp vẫn còn chiếm ưu thế trong chính phủ. Đế quốc

Mỹ sau khi đạt mục tiêu qua hiệp định đình chiến ở Triều Tiên 27/7/1953, muốn
quốc tế hóa, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương.
=>bối cảnh trên có tác động cả 2 mặt thuận lợi và khó khăn đến cuộc kháng
chiến của nhân dân ta nói chung, cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao nói
riêng.
* Trong nước.
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến, đảng ta đã vạch ra đường lối đàm phán ngoại
giao để hỗ trợ cho chuộc tiến công trên mặt trận chính trị, quân sự. Vì vậy, khi
trả lời phỏng vấn một nhà báo Thụy Điển cuối 11/1953 c/t HCM đã nêu lên
quan điểm: “nhân dân Vn kiên quyết kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng nếu
thực dân Pháp tiếp tục chiến tranh xâm lược. Nhưng nhân dân Vn và Chính phủ
VNDCCH cũng sẵn sàng đi đến đình chiến ở VN bằng thương lượng hòa Bình,
nếu chính phủ Pháp muốn như vậy, với lập trường đàm phán là Pháp phải công
nhận VN độc Lập, thống nhất và có chủ quyền”.
Nhưng lúc đầu lực lượng của ta còn yếu, lập trường của Phapslaf đòi ta nộp vũ
khí. Sau thất bại ở Biên Giới, Hòa bình, Tây bắc, Thượng lào… Pháp từng bước
thay đổi lập trường thực dân, muốn thương lượng với ta nhưng trên thế mạnh.
Nhận rõ điều đó, Đảng ta chỉ rõ,đàm phán chỉ có kết quả nếu ta tiêu diệt được
lực lượng địch trên đất nước ta và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng.
Từ cuối năm 1953, cuộc kháng chiến của ta đi vào giai đoạn cuối. Với việc
giành những thắng lợi trên mặt trận quân sự, chính trị,…Đảng ta chủ trương mở
rộng mặt trận đấu tranh ngoại giao.
Đối với Pháp, lúc này do thất bại nặng nề trên chiến trường chúng phải thay đổi
thái độ đàm phán nhằm cứu vãn quân đội viễn chinh khỏi bị tiêu diệt, tránh cho
cuộc xâm lược khỏi thất bại nhục nhã và để giảm bớt phong trào phản đối chiến
tranh trong nước.
chủ trương của ta; chủ động tấn công chính trị trên bàn ngoại giao nhằm: cô lập
phân hóa địch,đề cao thiện chí của ta, đẩy mạnh khả năng giải quyết vấn đề
Đông Dương và VN.
b. Nội dung:

Giai đoạn 1: từ 8/5-19/6
Bao gồm 6 phiên họp toàn thể và 17 phiên họp hẹp
nội dung: các phái đoàn đưa ra lập trường về kết thúc chiến tranh, lập lại hòa
bình ở Đông Dương. Song quan điểm của ta và Pháp khác xa nhau nên chỉ đạt
được một số thỏa thuận chung.
VN đưa ra giải pháp toàn diện về chính trị và quân sự và giải quyết vấn đề của
Lào và Campuchia. Phạm Văn Dồng đưa ra đề ngih 8 điểm, yêu cầu Pháp công
nhận độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN, yêu cầu của ta
được các bên tham gia hội nghị tán thành và ủng hộ.
18


Giai đoạn 2: từ 20/6- 10/7.
gồm 6 phiên họp hẹp, các trưởng đoàn vắng mặt, làm việc ở cấp chuyên viên và
đạt kết quả về vấn đề thương binh ở ĐBP.
Giai đoạn 3: từ 11/7- 21/7:
gặp gỡ ráo riết tay đôi, 1 cuộc họp hẹp cấp trưởng đoàn.
nội dung: Phân vùng tập kết, giới tuyến quân sự, rút quân, thời hạn tổng tuyển
cử.
21/7 kí hiệp định,Mỹ đưa ra tuyên bố mà không kí.

Đánh giá:

Tích cực: Ta giành thắng lợi trên bàn ngoại giao: VN được công nhận là một
quốc gia độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Vị thế và vai trò
của VN được nâng cao trên trường quốc tế.
Tạo cho miền Bắc độc lập và cở sở pháp lí để ta đấu tranh thống nhất sau này.
Giúp ta thoát khỏi chiến tranh trong điều kiện chưa cho phép ta đánh tiếp, Giữ
quan hệ tốt với LX và TQ.
Hạn chế: đàm phán trong hội nghị chưa đạt được hết vấn đề Vn mong muốn.

Xét về quân sự thì hội nghị là một thất bại vì chưa phản ánh đúng thế thắng của
ta.
Các điều khoản của hiệp định chỉ làm thỏa mãn các cường quốc, buộc các nước
Đông dương phải nhượng bộ trước các áp lực lớn này.
Ta chưa nhận thức rõ tình hình thế giới và quan hệ quốc tế giữa các nước lớn
lúc bấy giờ, không nhận thức được âm mưu toan this của họ
Chưa kết hợp được lợi ích dân tộc và xu thế thời đại, không giữ vững được độc
lập tự chủ của mình mà lại quá tin vào TQ và LX.
Ta bị lợi dụng trên bàn đàm phán.

Câu 12: Mặt trận ngoại giao chống Mỹ được mở ra từ khi nào?
1.Hoàn cảnh lịch sử.
a.Thế giới:
Thuận Lợi:
Hệ thống XHCN được hình thành và phát triển, các khối tương trợ kinh tế
(SEV) quân sự (vasava) được củng cố, Liên Xô ngày càng đóng vai trò quan
trọng.
Khơ rút xô sụp đổ, lãnh đạo mới của LX tiếp tục ủng hộ VN chống Mỹ.
Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ: Năm 1960 17 nước châu
Phi dành được độc lập, 1966 tổ chức đoàn kết 3 châu hình thành.
Các nước độc lập không liên kết đều ủng hộ VN kháng chiến.
Mỹ: nhân dân Mỹ đấu tranh phản đối chiến tranh ở ĐD, quân đội bị thất bại
nặng nề qua trận ấp Bắc và 2 mùa khô.
19


Khó khăn:
Mâu thuẫn X-T ngày càng gay gắt và không thống nhất trong quan điểm ủng
hộ VN.
Mỹ: liên tiếp đói đàm phán không điều kiện với ta. sử dụng thủ đoạn ngoại

giao…..
1965-1966 lính Mỹ ồ ạt kéo vào VN, leo thang ra miền Bắc ép ta đàm phán.
=> ta cần có chính sách ngoại giao đúng đắn để chống lại những thủ đoạn ngoại
giao lừa bịp của Mỹ.
Trong nước: Giành được nhiều thắng lợi lớn. M.bắc đánh bại một bước chiến
tranh phá hoại lần một của Mỹ. M.Nam thắng lợi trong 2 cuộc phản công mùa
khô 1965-1966.1966-1967.từng bước làm thất bại chiến lược tìm diệt của Mỹ
Diệm.
những điều kiện thuận lợi đó tạo đk chota đấu tranh trên bàn ngoại giao.
1. chủ trương của ta.
Hội nghị BCHTW đảng họp lần thứ 13 khóa 3 (1/1967) quyết định:đẩy mạnh
đấu tranh ở cả 2 miền, đề ra chủ trương ngoại giao, mặt trận ngoại giao hoạt
động.
Hội nghị chỉ rõ: đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh quân sự tao nên thắng
lợi quyết định cho đấu tranh ngoại giao., khẳng định ta chỉ giành được trên bàn
hội nghị nếu ta giánh thắng lợi trên chiến trường.
Hội nghị nêu ra mục đích, nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao: tố cáo mạnh hơn tội
ác của Mỹ, vạch trần thủ đoạn hòa bình của Mỹ, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
của quốc tế.
Phương châm ngoại giao:phát huy thế thắng của ta, chủ động tấn công địch, giữ
vững độc lập tự chủ nhằm bảo độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ của VN.
Cần vận dụng sách lược ngoại giao một cách linh hoạt, khôn khéo để giành
thắng lợi.
Mục tiêu trước mắt: đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh không điều kiện, vĩnh viễn
việc ném bom ở miền Bắc và mọi hoạt động chống phá cách mạng VN.
Câu 13:Hoạt động ngoại giao 1950-1954
a. Hoàn cảnh lịch sử.
Trong giai đoạn này tình hình thế giới và trong nước có nhiều sự kiện quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động ngoại giao của Đảng và nhà nước ta.

Trong nước:
Đầu nawm1950 TQ,LX và các nước DCND lần lượt đặt quan hệ ngoại giao với
ta, CMVN thoát khỏi tình thế bị bao vây cô lập. Từ năm 50 trở đi VN bắt đầu
nhận được viện trợ kinh tế, chính trị, V/c từ các nước bạn.
Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường, vừa tạo cơ sở
chính trị vững chắc để tiến hành cuộc kk/c kiến quốc, vừa tạo đk ta thực hiện
đoàn kết quốc tế.

20


Trên mặt trận quân sự: từ sau chiến thắng BG 1950 cuộc k/c của nhân dân ta
bước sang một giai đoạn mới, quân và dân ta đã giành,giữ và phát triển quyền
chủ động trên chiến trường.
Hậu phương k/c được xây dựng và củng cố vững mạnh,lực lượng vũ trang 3
thứ quân ngày càng trưởng thành có sự bố trí hợp lí trên các chiến trường.
Câu 14: Hoạt động ngoại giao 1967 – 1973
1/1967 hội nghị BCHTW Đảng lần 13 khóa 3 quyết định mở mặt trận ngoại
giao chống Mỹ.
18/1/1967 bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Duy Trinh tuyên bố: chỉ sau khi Hoa
Kì chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hoạt động chống VNDCCH
thì VNDCCH mới nói chuyện được.
Như “quả bom ngoại giao” cuộc đấu tranh của nhân dân ta được cả thế giới ủng
hộ: các nước XHCN, dân chủ, tri thức lên tiếng đòi Mĩ chấm dứt việc ném bom
VN, các cá nhân thì LHQ
Sau đợt một Mậu thân 1968 ta giành thắng lớn, chiến lược của Mĩ bị phá bỏ, sự
phản đối của phái Querke, buộc Mĩ phải tuyên bố đàm phán với Vn về chấm dứt
ném bom nắm phá miền bắc.
13/5/1968, đoàn đại biểu 2 nước VN và Hoa Kifddax ngồi vào họp chính thức
trên bàn đàm phán.

mục tiêu đấu tranh ngoại giao
chống chiến lược ngoại giao của Nichxon
1969, Nichxon đề ra chính sách ngoại giao 3 bên đã tạo những khó khăn cho ta
đầu tranh trên bàn ngoại giao. Ta đánh + đàm kết hợp sự phán đoán và tranh thủ
sự ủng hộ của quốc tế và những thắng lợi của ta trên chiến trường để đi đến đàm
phán trực tiếp với Mĩ, tạo chuyển biến có lợi cho ta.
6/1969, chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam VN thành lập, được
nhiều nước công nhận, đấu tranh ngoại giao và hoạt động quốc tế của ta thuận
lợi.
đấu tranh kí hiệp định Pari.
1969 – 1971, ta chủ trương duy trì hội nghị 4 bên tấn công địch làm phá sản
“VNHCT” tranh thủ quốc tế.
gặp gỡ giữa Lê Đức thọ và kissinger (Mĩ), bàn kí hiệp định pari.
Tại hội nghị pari, ta kiên quyết đấu tranh đòi 1 số nguyên tắc (tên chính phủ
cách mạng lâm thời, vùng kiểm soát,quân Miền Bắc) sau gần 3 tháng đàm phán,
hàng chục cuộc tiếp xúc nói chuyện thêm vào đó là trận chiến thắng “ĐBP trên
không” 27/1/73 Mĩ kí hiệp định pari
Câu 16: Chính sách ngoại giao 3 bên của Mỹ tác động đến VN?
• Hoàn cảnh lịch sử
Sau cuộc tiến công và nổi dậy xuân mậu Thân 1968, chính quyền Mỹ đứng
trước nhiều hó khăn và thử thách:
21


Phong trào phản đối chiến tranh ở Vn, đòi rút quân về nước lan rộng khắp nước
Mỹ.
Mâu thuẫn Xô- Trung lên đến đỉnh điểm.
Hạ nghị viện Mỹ ra nghị quyết rút toàn bộ quân đội Mỹ về nước.
đầu năm 1969 Nichxon lên làm tổng thống, xây dựng chiến lược toàn cầu mới
trong khuôn khổ học thuyết Nichxon, âm mưu lợi dụng mâu thuẫn Xô- Trung

nhằm đẩy mạnh triển khai “ngoại giao 3 bên”.
đầu năm 1970, Liên Xô cân bằng vũ khí chiến lược với Mỹ.
mục đích: cải thiện quan hệ với Trung Quốc làm đối trọng với Liên Xô, hòa
hoãn với Liên Xô. nhằm gây sức ép đến VNDCCH tìm giải pháp thương lượng
có lợi
triển khai chiến lược mới về hòa bình: đánh lừa dư luận thế giới và nhân dân
Mỹ
Quan hệ Mỹ - Liên Xô
Tháng 5-1972, Nichxon sang thăm Liên Xô kí 4 hiệp định cơ bản về quan hệ
Xô-Mỹ và hiệp ước khống chế vũ khí chiến lược SALT1.
Chúng bắt tay với nhau vì thông qua mối quan hệ này:
Liên Xô:Bình thường hóa quan hệ với Mỹ, trong khi chiến tranh lạnh đang
diễn ra căng thẳng để tập trung phát triển kinh tế.
Đạt thế cân bằng về vũ khí chiến lược
Giảm chi phí quân sự,tập trung xây dựng CNXH
Tạo không khí hòa hoãn giữa Liên Xô và các cường quốc lớn.
Mỹ:giảm chi phí chiến tranh.
Tạo quá trình hòa hoãn với LX để có thời gian, điều kiện phát triển kinh tế, đạt
thế cân bằng về vũ khí hạt nhân với Liên Xô.
Đẩy mạnh mâu thuẫn Xô- Trung, yêu cầu Liên Xô giảm viện trợ cho VN.
Tránh dư luận trong nước và quốc tế về phản đối chiến tranh ởVN.
Quan hệ Mỹ - Trung:
2/1972 Nichxon đến thăm TQ kí thông cáo thượng hải.
Chúng bắt tay được với nhau vì thông qua mối quan hệ này:
Trung quốc được:
Cải thiện quan hệ với Mỹ, phá thế bao vây cấm vận của Mỹ.
nhằm phục vụ mưu đồ bành trướng “đại dân tộc”, ‘bá quyền nước lớn’ của TQ
Giành lại vị trí trong LHQ (1 trong 5 nước), nâng cao vị thế trên trường quốc
tế.
Mỹ công nhận Đài Loan thuộc TQ

Hòa hoãn với TBCN (mỹ) để phát triển kinh tế.
Mỹ được:
yêu cầu TQ giảm viện trợ cho VN.
Thay mỹ giải quyết vấn đề Đông Dương mà Mỹ đang bị sa lầy.
Lôi kéo TQ làm đối trọng với LX
đẩy mạnh mâu thuẫn X-T nhằm phục vụ chiến tranh lạnh.
Tác động tới VN:

22


Tích cực: Tạo xu thế hòa hoãn giữa các cường quốc lớn trên thế giới. Hình
thành trật tự đa cực, Giải quyết xung đột thế giới bằng hòa bình thương lượng
trong đó có VN.
Tạo điều kiện thuận lợi cho ta kí kết thành công hiệp định pari.
Hạn chế: Ngoại giao của ta khó khăn, nặng nề Vừa đấu tranh chống chính sách
ngoại giao thâm độc của Mỹ vừa phải đoàn kết với LX và TQ.
Khó khăn cho ta trong kí hiệp định Pari là TQ và LX ủng hộ Mỹ.
TQ và LX đều cắt giảm viện trợ đối với VN.

Câu 18: nội dung và ý nghĩa hiệp định pari?
Ngày 27/1/1973 trải qua 4 năm 9 tháng với 202 phiên họp công khai và 24 cuộc
tiếp xúc riêng hiệp định pari được kí kết giữa 4 ngoại trưởng đại diện cho các
chính phủ tham dự hội nghị, hiệp định có hiệu lực kể từ ngày kí chính thức.
1. Nội dung.
2. Hoa kì và các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Vn.
3. Hoa kì rút hết quân viễn chinh và quân các nước thân mỹ, phá hết các căn cứ
quân sự Mỹ, cam kết không dính lứu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội
bộ của M.Nam VN.

4. Các bên để cho nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ
thông qua cuộc tổng tuyển củ tự do.
5. Các bên công nhận thực tế miền Nam có 2 chính quyền, 2 quân đội, 2 vùng kiểm
soát và 3 lực lượng chính trị.
6. Mỹ phải có trách nhiệm tham gia đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến
tranh ở hai miền Nam-Bắc VN và trên toàn ĐD.
7. Mỹ có trách nhiệm vớt hết bom mìn, thủy lôi do Mỹ thả xuống phong tỏa các
của sông, của biển ở miền bắc VN.
8. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
2/Ý nghĩa:
Trong nước:
hiệp định pari được kí kết là thắng lợi của sự kết hợp đấu tranh chính trị, quân
sự, ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân
dân 2 miền đất nước.
hiệp định pari đã mở ra một giai đoạn mới, tạo ra so sánh lực lượng mới, thắng
lwoij cho việc thực hiện mục tiêu “đánh cho ngụy nhào” hoàn thành giải phóng
Miền Nam.
Qua hiệp định pari Mỹ đã phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ta, Mỹ
buộc phải rút quân tạo điều kiện cho ta giải phóng hoàn toàn miền Nam.
Nó phản ánh rõ nét thắng lợi và xu thế hòa bình cuộc đấu tranh của nhân dân
ta. Ta đã tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của quốc tế. (đặc biệt là Liên Xô và
Trung Quốc)
Thế giới:
23


Góp phần to lớn trong sự nghiệp giải phóng Lào và Campuchia: Giải phóng về
Lào gần với hiệp định Pari (2/1973), mở đường chothawsng lợi của camphuchia
(4/1975)
Góp phần mở ra cục diện mới ở ĐNA: quân đội mỹ rút khỏi khu vực, đồng thời

khối quân sự SEATO cũng giải thể.

với thắng lợi của hiệp định pari đã đánh dấu bước tiến trên con
đường xây dựng nền ngoại giao độc lập tự chủ và đoàn kết quốc tế. là 1 thành
tựu nổi bật trong nền ngoại giao trong thời đại HCM.
Câu 19: Hoa Kì phải tôn trọng các quyền độc lập cơ bản của VN trong
hoàn cảnh nào?
Thế giới:
Phong trào nhân dân thế giới chống chiến tranh của Mỹ ở VN phát triển mạnh
(đặc biệt là các nước Tây Bắc Âu).
Các nước phương Tây cũng xa dần lập trường chiến tranh của Mỹ.
Binh lính của Autralia, New zealand, philippin cũng rút dần khỏi chiến tranh
của VN.
Mỹ:
sự leo thang trong chiến tranh VN, nhân dân Mỹ phản đối mạnh mẽ
10/1969, khắp nước Mỹ dấy lên cuộc đấu tranh lớn gọi là “ngừng hành động”
làm tê liệt khắp nước Mỹ.
7/ 1971, hàng triệu người nhất là thanh niên và sinh viên xuống đường biểu
tình.
Sau cuộc tổng tiến công và nổi dậy của tết Mậu Thân 1968 của Vn giành thắng
lợi đã làm chấn động cả nước Mỹ, Làm Mỹ khó khăn về mọi mặt: tinh thần và
sự đoàn kết trong nội bộ giảm sút, liên tiếp thất bại về mặt quân sự, kinh tế suy
thoái- lạm phát tăng cao, Mâu thuẫn nội bộ: diều hâu>< bồ câu phát triển.
việt Nam:
Thắng lợi Mậu Thân 1968, Mỹ phải xuống thang chiến tranh, Vn tăng cường
mặt trận ngoại giao tấn công địch, với cục diện “vừa đánh vừa đâm”.
13/5/1968, VNDCCH và Hoa Kì vào bàn đàm phán chính thức
1/1969 Hoa kì chấp nhận tham gia hội nghị 4 bên, công nhận Mặt trận giải
phóng Miền Nam là một bên tham gia đàm phán.
Do lập trường quan điểm 2 bên khác nhau


24


25


×