Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Pháp luật cộng đồng ASEAN: Bình luận hoạt động tự do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN trong lĩnh vực du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.01 KB, 16 trang )

MỞ ĐẦU
Tự do hoa hiện là một xu thế chung của thế giới và các nước trong khối
ASEAN cũng đang từng bước thực hiện. Tự do hóa thương mại dịch vụ là một
trong những bước cần thiết để tiến đến tự do hóa toàn khu vực. Tại Diễn đàn
thương mại dịch vụ ASEAN “Hướng tới khu vực tự do ASEAN” Ông Ong Keng
Yong - Tổng thư ký ASEAN đã tuyên bố du lịch là một trong bốn lính vực được ưu
tiên tự do hóa. Vậy các nước ASEAN đã và đang làm được những gì trên tiến trình
tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch? Để tìm hiểu về vấn đề này, nhóm chúng em
đã đi vào giải quyết đề bai: “ Bình luận hoạt động tự do hóa thương mại dịch vụ
của ASEAN trong lĩnh vực du lịch”.
NỘI DUNG
1.
1.1

Khái quát về tự do hóa thương mại dịch vụ trong cộng đồng ASEAN
Khái niệm và bản chất của tự do hóa thương mại dịch vụ

Tự do thương mại là sự nới lỏng của nhà nước hay chính phủ trong lĩnh vực
trao đổi, buôn bán quốc tế.
Đến nay, ngay cả Hiệp định GATS cũng chưa đưa ra một khái niệm dịch vụ
chính thống mà chỉ liệt kê dịch vụ thành 12 ngành lớn và 155 phân ngành khác
nhau nằm trong phạm vi điều chỉnh của hiệp định.
Nội dung của tự do thương mại hoá dịch vụ là việc Nhà nước áp dụng các biện
pháp cần thiết để từng bước giảm thiểu hàng rào thuế quan và hàng rào phi thuế
quan trong quan hệ với nước ngoài, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của cá choạt động thương mại dịch vụ quốc tế cả bề rộng và bề sâu. Các biện pháp
ở đây là điều chỉnh theo hướng nới lỏng dần nhập khẩu với bước đi phù hợp trên
cơ sở các thoảt huận song phương và đa phương với các quốc gia.
Mở cửa thị trường dịch vụ sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nền kinh tế, bao gồm
cả các nước đang phát triển, với điều kiện được thực hiện một cách thận trọng. Tuy
1




nhiên mở cửa thị trường dịch vụ là một vấn đề cực kỳ phức tạp. Trong bất cứ cuộc
đàm phán nào về thương mại dịch vụ đều đặt ra một câu hỏi hóc búa rằng liệu
những người cung cấp dịch vụ có thể tới quốc gia khác để hành nghề hay không.
Các biện pháp thực hiện tự do hóa thương mai dịch vụ

1.2
1.2.1

Hạn chế, xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ

Có thể thấy, nếu như trong thương mại hàng hóa thuế quan được coi như là
một rào cản chủ yếu mà các quốc gia sử dụng để bảo hộ hàng hóa và nền sản xuất
trong nước thì đối với thương mại dịch vụ rào cản thuế quan gần như không có ý
nghĩa. Xét thấy, rào cản thương mại dịch vụ bao gồm hai loại: Các biện pháp hạn
chế tiếp cận thị trường và các biện pháp phân biệt đối xử. Do đó, để thực hiện tự
do hóa thương mại dịch vụ yêu cầu cần thiết là phải tiến tới xóa bỏ hai loại rào cản
này.
Việc Các nước ASEAN ký kết hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)
đã góp phần hiện thực hóa việc xóa bỏ hai loại rào cản nêu trên tiến đến tự do hóa
thương mại dịch vụ trong khu vực. Theo quy định tại AFASS, các quốc gia thành
viên sẽ thực hiện tự do hóa thương mại dịch vụ một số đáng kể các lĩnh vực trong
một khoản thời gian hợp lý bằng cách:
-

Xóa bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận

-


thị trường hiện tại giữa các quốc gia thành viên
Cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường

-

mới hoặc có tính chất hạn chế, phân biệt đối xử hơn
ĐỒng thời các quốc gia sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh
hưởng đến thương mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể.

Qua các vòng đàm phán, đến nay, ASEAN đã đạt được những thỏa thuận đáng
kể trong việc xóa bỏ các rào cản đối với tự do hóa thương mại dịch vụ. Hơn thế
nữa, để phù hợp với Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, ASEAN đã và đang tiếp
tục xóa bỏ những rào cản đối với tự do hóa thương mại dịch vụ trên cơ sở các
vòng đàm phán tiếp theo.
2


1.2.2

Công nhận lẫn nhau

Nhằm đảm bảo sự tự do của thương mại dịch vụ trong khu vực, các nhà lãnh
đạo ASEAN đã tiến hành ký kết Hiệp định khung ASEAN về dịch Vụ (AFAS) vào
ngày 15/12/1995. AFAS đã trở thành cơ sở pháp lý nền tảng cho việc thực hiện tự
do hóa thương mại dịch vụ của ASEAN trong đó quy định về công nhận lẫn nhau
giữa các quốc gia thành viên ASEAN. Tại Điều 5 Hiệp định khung ASEAN về
dịch vụ có quy định: “ Mỗi quốc gia thành viên có thể công nhận trình độ giáo dục
hoặc kinh nghiệm nhận được, các yêu cầu đã được thỏa mãn, hoặc các giấy chứng
nhận hoặc giấy phép đã được cấp tại một quốc gia thành viên khác, để sử dụng
cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ…trên cơ sở

một hiệp định hoặc thỏa thuận với quốc gia thành viên có liên quan, hoặc có thể
đơn phương công nhận”.
Cơ chế công nhận lẫn nhau của ASEAN có ưu điểm đó là nó hoàn toàn dựa trên
sự tự nguyện, thỏa thuận giữa các quốc gia, không bắt buộc bất kỳ một quốc gia
thành viên ASEAN nào phải chấp nhận hoặc phải tha gia các hiệp định và thỏa
thuận công nhận lẫn nhau. Thông qua các hiệp định, thỏa thuận giữa các quốc gia
hoặc hành vi đơn phương công nhận sẽ tạo cơ sở pháp lý để các nhà cung cấp dịch
vụ có thể tiến hành cung cấp dịch vụ tại một quốc gia khác. Đặc biệt hành vi đơn
phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận mà không cần trải qua các vòng đàm
phán, kí kết thỏa thuận sẽ tại điều kiện cho các quốc gia có ngành dịch cụ kém
phát triển có thể nhanh chóng, để dàng tiếp nhận dịch vụ từ các nhà cung cấp đến
từ các quốc gia có ngàng dịch vụ phát triển.
2.

Tự do hóa thương mại dịch vụ trong lĩnh vực dịch vụ du lịch của
ASEAN
2.1.Du lịch là 1 trong 4 lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên tư do hóa trong khu

vực ASEAN

3


Tại Diễn đàn thương mại dịch vụ ASEAN “Hướng tới khu vực tự do
ASEAN” khai mạc Ngày 6 và 7/7/2005, tại Hà Nội Ông Ong Keng Yong - Tổng
thư ký ASEAN - phát biểu : Thương mại điện tử, y tế, hàng không, du lịch
được xác định là 4 lĩnh vực cần được ưu tiên tự do hoá trong khu vực ASEAN
trên lộ trình tự do hoá hoàn toàn thị trường dịch vụ khu vực vào năm 2020.
Cũng trong năm 2005 vào ngày 28 tháng 9 Hội nghị hàng năm Bộ trưởng Kinh
tế và Hiệp hội các nước Ðông - Nam Á (AEM) lần thứ 37 diễn ra tại thủ đô

Viêng Chăn (Lào) đã đưa ra những cam kết thúc đẩy tự do hóa thương mại,
giảm đói nghèo và cùng hợp tác chống lại đà tăng giá dầu kỷ lục trong thời gian
qua. Các nước ASEAN đã cam kết mở cửa hoàn toàn ngành dịch vụ vào năm
2015 để tiến tới thực hiện mục tiêu thành lập "Cộng đồng kinh tế ASEAN" có
thị trường và cơ sở sản xuất chung vào năm 2020. Như vậy, du lịch là một trong
những lĩnh vực được ưu tiên tự do hóa trong khu vực ASEAN bởi những lợi thế
mà du lịch mang lại cho các quốc gia trong khối ASEAN. Cụ thể đó là:
Thứ nhất: Các nước tham gia vào ASEAN mang những lợi thế riêng nhưng
một trong những lợi thế mà các quốc gia đều có sẵn là danh lam thắng cảnh,
văn hóa, phong tục tập quán…Đây là tiền đề cho các nước trong khối ASEAN
phát triển lĩnh vực du lịch.Qua đó có thể nói ngành du lịch của các quốc gia đều
có tiền năng phát triển trong hiện tại và tương lai.
Thứ hai, Trong khi nhu cầu về du lịch nước ngoài ngày càng tăng thì việc
hợp tác tự do hóa về du lịch giúp mở rộng thị trường và phát triển những loại
hình du lịch mới. Ngành du lịch là một ngành mang lại GDP cao hơn cho các
quốc gia qua đó phần nào giúp cho các nước ASEAN giảm khoảng cách giàu
nghèo giữa các quốc gia. Ví dụ như Việt Nam về Tổng thu trực tiếp từ khách
du lịch năm 2013 đạt 200 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,7 tỷ USD), chiếm
khoảng 6% GDP.
Thứ ba: Theo Phó Thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Vitavas
Srivihok có nhấn mạnh mạnh ASEAN có lẽ là tổ chức khu vực đa dạng nhất thế
giới xét về mặt phát triển kinh tế, nền tảng chính trị, sắc tộc, tôn giáo và văn
4


hóa song điều này chưa bao giờ là trở ngại để khu vực đưa ra những sáng kiến
và ý tưởng mới. Để có được điều này thì không thể phủ nhận được sự phát triển
ngành du lịch. Thông qua du lịch thì các quốc gia trong khối ASEAN sẽ có thể
giao lưu văn hóa với nhau và quảng bá hình ảnh của quốc gia mình qua đó tạo
nên một ASEAN nhiều sắc màu.

Từ việc nhìn nhận được những tiềm năng du lịch của khu vực cũng như
nhận thấy được những lợi ích mà lĩnh vực du lịch mang lại, các nước ASEAN
đã ưu tiên tư do hóa thương mại trong lĩnh vực du lịch nhằm thúc đẩy sự phát
triển của khối AEC. Việc xác định rõ mục tiêu và ưu tiên tự do hoa như thế này
sẽ giúp cho các nước thành viên định hình từng bướ thực hiện các hoạt động để
tiến đến tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2020
dịch

vụ

du

lịch

ASEAN

sẽ

đạt

tự

do

hóa

hoàn

toàn.


2.2 Các hoạt động tiến hành tự do hóa thương mại dịch vụ trong lĩnh vực du
lịch của ASEAN
Nhắc đến cơ sơ pháp lý của du lịch ASEAN không thể không nhắc tới Hiệp
Định du lịch ASEAN được ký kết tại Hội nghị Thưởng ĐỈnh ASEAN lần thứ 7,
ngày 04 tháng 11 năm 2011. Văn bản pháp lý này đã có nhiều quy định quan trọng
và thiết yếu và cũng được xem như là một bước đi lớn trong tiến trình tự do hóa
thương mại dịch vụ du lịch. Việc ký kết hiệp định này đã giúp cho các thành viên
thấy rõ hơn được vị trí của dịch vụ du lịch và các bước để đi dần đến sự tự do hóa
loại dịch vụ này. Tuy nhiên không phải một hiệp định nào được đưa ra dù đã được
sự thỏa thuận và nhất trí mà có thể ngay lập tức thực hiện được ngay, nó cần có
quá trình và di từng bước. Hiện nay, ASEAN trong tiến trình tự do hóa thương mại
dịch vụ du lịch đã có những hoạt động nổi bật, tuy nhiên cần nhìn nhận đa chiều về
các hoạt động đó.
2.2.1 Hạn chế, xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ du lịch

5


Hạn chế, xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ du lịch cũng như việc hạn chế,
xóa bỏ rào cản thương mại dịch vụ nói chung nó sẽ bao gồm biện pháp nhằm xóa
bỏ hạn chế tiếp cận thị trường và các biện pháp xóa bỏ phân biệt đối xử.
Một trong những bước đầu của việc thực hiện bước đi tự do hóa thương mại
dịch vụ du lịch đó là mở rộng thỏa thuận miễn thị thực nhập cảnh (visa) cho công
dân các nước thành viên – điều này được ghi nhận tại Điều 2.1 Hiệp định du lịch
ASEAN, bên cạnh đó còn được cụ thể trong các hiệp định miễn thị thực song
phương. Ví dụ như Xin-ga-po miễn thị thực cho công dân Việt Nam từ ngày
10/11/2003, Myanmar chính thức miễn visa cho công dân Việt Nam kể từ ngày
26/10/2013….Hiện nay giữa 10 nước ASEAN đã có các hiệp ước song phương về
miễn visa cho công dân các nước thành viên trên cơ sở ban đầu là Hiệp định du
lịch ASEAN. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong những năm gần đây số

lượng khách du lịch từ các nước trong khu vực đến sử dụng dịch vụ du lịch ở nước
bạn ngày càng lớn. Điều này một phần nhờ vào việc các nước trong khu vực tiến
hành miễn visa.
Đối với visa du lịch của các công dân các nước thành viên ASEAN dược
miễn hoặc thường được cấp 10 ngày, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công dân
các nước trong khu vực di chuyển, tham quan du lịch các nước, đồng thới góp
phần phát triển ngành du lịch khu vực. Tuy nhiên, việc miễn visa này cũng là một
lỗ hổng cho những người lợi dụng nó để sang các nước trong khu vực hành nghề
trái phép (ví dụ như mại dâm...), sử dụng các hộ chiếu với các nhận thân khác nhau
để nhập cảnh quá nhiều lần mà không rõ lý do…. Điều này khiến bản thân các
nước cũng phải tự thiết chặt quản lý trong cái tự do chung khu vực. Đơn cử như sự
việc diễn ra gần đây khi mà một lượng lớn du khách Việt Nam đã bị cơ quan ICA
(Cục quản lý Xuất nhập cảnh Singapore) từ chối cho nhập cảnh, trong đó đa số là
phụ nữ. Theo pháp luật Singapore, hành vi tổ chức mua bán dâm “ chui” là phạm
pháp. Để ngăn chặn các hành vi này, các nhà chức trách Singapore đã dựng lên
hàng rào kỹ thuật nhằm giảm thiểu những người vi phạm pháp luật tiềm năng –
6


cấm nhập cảnh là một biện pháp. Với lập luận, không phải vì nước chúng tôi miễn
vía cho anh mà anh có thể đến nước chúng tôi để phạm luật. Tuy nhiên, để thống
nhất trong một khu vực chung là ASEAN với các hiệp định, thỏa thuận chung thì
Singapore hay bất kỳ một nước nào cũng không thể làm trái hay không thực hiện
được mà có chăng chỉ là sẽ thực hiện song song cùng với những quy định pháp
luật quốc gia để vừa đảm bảo phát triển du lịch khu vực vừa đảm bảo an ninh, trật
tự quốc gia.
Bên cạnh vấn đề thị thực nội khối thì vấn đề thị thực ngoại khối cũng được
ASEAN lưu tâm. Các nhà lãnh đạo ASEAN nhận ra rằng một trong những lý do
cản trở sự tăng trưởng phát triển của ASEAN bên cạnh các yếu tố hạn chế về cơ sở
hạ tầng thì thủ tục xin cấp thị thực rườm rà và lỗi thời là một lý do. Nhận thấy rằng

ASEAN có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch để từ đó tiến đến tự do hóa du
lịch nhưng chỉ vì một phần nhỏ này tác động kìm hám nên tại Hội nghị cấp cao
Đông Á về Du lịch, Thương mại là Lữ hành” có những vẫn đề được nêu ra và đang
dần được thực hiện:
Cấp thị thực Senghen ASEAN trong vòng năm năm, thị thực “du lịch
ASEAN bằng một thị thực” đối với du khách ngoài khu vực. Một thị thực du lịch
vào các nước ASEAN được thực hiện thống nhất, du khách các nước có thể thực
hiện “du lịch vòng quanh ASEAN bằng một thị thực”.
Một số nước trong ASEAN đã nâng cấp hệ thống thị thực thông qua việc mở
rộng hợp tác, gắn kết giữa các đơn vị du lịch và nâng cao trình độ công nghệ.
Tháng 2/2012, Thái Lan và Campuchia đã bắt đầu cấp thị thực du lịch nhóm và dự
kiến này đã được triển khai rộng rãi sang các nước (Việt Nam, Lào cuối năm
2012…)
Bên cạnh đó, các hoạt động khác nhằm hạn chế hạn chế, xóa bỏ rào cản
thương mại dịch vụ du lịch cũng được các nước ASEAN thực hiện. Đặc biệt là
thông qua các diễn đàn du lịch ASEAN các kế hoạch mới lại được xây dựng và
7


tùng bước được hiện thực hóa. Đơn cử như việc xây dựng cùng phát triển sản
phẩm du lịch đường sông và Dự án hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch đường sông
khu vực sông Mê Kông do UNWTO hỗ trợ ASEAN, điều phối triển khai Dự án
xây dựng Hướng dẫn xây dựng và vận hành loại hình Boutique Hotel; nâng cao
chất lượng sản phẩm dịch vụ ASEAN thông qua việc phối hợp cùng các quốc gia
thành viên phát triển và áp dụng các bộ tiêu chuẩn chung trong ASEAN như tiêu
chuẩn khách sạn xanh ASEAN, cơ sở lưu trú nhà dân ASEAN, nhà vệ sinh công
cộng ASEAN, dịch vụ Spa ASEAN, tiêu chuẩn thành phố du lịch sạch ASEAN,
tiêu chuẩn du lịch cộng đồng, hướng dẫn an ninh và an toàn du lịch ASEAN cho
các khách sạn, khu nghỉ dưỡng và lộ trình du lịch ASEAN ứng phó với biến đổi
khí hậu...

Đối với dịch vụ đại lý lữ hành và điều hành tour, các nước khác trong khu vực
hay cụ thể như Việt Nam có đặt ra yêu cầu doanh nghiệp FDI phải liên doanh với
doanh nghiệp trong nước để cung cấp dịch vụ nhưng không hạn chế số vốn góp
của nước ngoài. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này chỉ được phép cung cấp
dịch vụ đưa khách vào du lịch tại Việt Nam và cung cấp thêm dịch vụ lữ hành nội
địa nếu dịch vụ này nằm trong gói dịch vụ du lịch Việt Nam. Việt Nam chưa cho
phép doanh nghiệp FDI đưa khách ra du lịch nước ngoài. Nhưng đối vơi các nước
thành viên ASEAN Việt Nam mở rộng hơn việc phát triển của các doanh nghiệp
du lịch liên doanh ở trong nước, tuy rằng hiện nay số lương còn ít nhưng triể vọng
phát triển, bởi giữa các nước đang từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các
doanh nghiệp hoạt động du lịch khi đã tiếp cận thị trường du lịch.
Ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch - nhìn nhận: AEC
tác động tích cực đến du lịch Việt Nam, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh
lành mạnh giữa các quốc gia trong khu vực. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp trong khối có
thể hợp tác, liên doanh với nhau sẽ phát triển được sản phẩm du lịch ASEAN; góp
phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch cho Việt Nam, đồng thời tranh thủ được
nguồn khách nối tour trong khu vực để tăng thêm sức hấp dẫn.
8


2.2.2

Công nhận lẫn nhau trong khuân khổ AFAS

Công nhận lẫn nhau giữa các quốc gia thành viên trong lĩnh vực dịch vụ du lịch
là một trong các hoạt động thuận lợi hóa thương mại dịch vụ, từ đó tạo điều kiện
cho các nhà cung cấp dịch vụ du lịch chuyên môn các nước tiếp cận và thực hiện
các hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch tại thị trường các quốc gia khác trong
khuân khổ các quốc gia ASEAN.
Điều 5 Hiệp định khung ASEAN đã ghi nhận việc công nhận lẫn nhau về dịch

vụ trong khuân khổ các quốc gia ASEAN. Cũng giống như các dịch vu khác để
được công nhận dịch vụ du lịch phải thảo mãn các điều kiện và tuân theo trình tự
thủ tục nhất định. Khi được công nhận, người hoặc tổ chức được công nhận có thể
tự do hành nghề và cung cấp dịch vụ du lịch tại nước đã công nhận trong khuân
khổ các nước ASEAN theo quy định của AFAS.
Một trong những hoạt động đáng kể trong việc công nhận các chứng chỉ hoạt
động du lịch của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động du lịch của các nước
trong khu vực để cho phép sang nước bạn xây dựng phát triển hoạt động du lịch.
Hay như việc công nhận chứng chỉ hành nghề hưỡng dẫn viên du lịch của các công
dân nước bạn có nhu cầu sang các nước khác trong khu vực thực hiện công viêc.
Điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các cá nhận có khả năng và có như cầu
tiến xa có thể có cơ hội sang các nước thành viên khác để phát triển, mở rộng. Nếu
thực hiện tốt và phát triển được thì sẽ tạo động lực để tự hóa dịch vụ du lịch được
thự hiện.
Tuy nhiên, hiện nay các hoạt động liên quan đến công nhận lẫn nhau trong tiến
trình tự do hóa dịch vụ du lịch ở ASEAN chưa thực sự nổi bật, về cơ bản có thể
thấy nguyên nhân chính là do việc các tiêu chí công nhận ở mỗi nước là còn khác
nhau và có sự chênh lệch. Ví dụ cơ bản như đối với hưỡng dẫn viên du lịch tại Việt
Nam thì chỉ cần có chứng chỉ học do bộ giáo dục cấp kèm thêm yêu cầu về ngôn
ngữa nếu làm trong công ty du lịch hướng ngoại (đón tiếp du khách nước ngoài),
9


nhưng nếu ở Sigapore thì chứng chỉ do bộ giáo dục Việt Nam cấp không được
công nhận và ngoại ngữ (Tiếng Anh) là yêu cầu bắt buộc. Hay về cung cấp dịch vụ
du lịch khách sạn, nhà nghỉ cũng tương tự ở mỗi nước sẽ có một cơ chế công nhận
khác nhau. Điều này khiến cho các doanh nghiệp hay cá nhân còn e ngại trong việc
tiến sang nước bạn để cung cấp dịch vụ du lịch và đây cũng trở thành một bước lùi
cho việc tự do hóa dịch vụ du lịch.
2.3. Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về nghề – Công nhận lẫn nhau về lao

động du lịch
Nhằm tạo điều kiện cho lao động lành nghề di chuyển trong khu vực, từ đó thúc
đẩy hoạt động đầu tư và thương mại, các nước ASEAN đã ký kết 8 thoả thuận
công nhận lẫn nhau (MRAs), theo đó cho phép chứng chỉ của lao động lành nghề
được cấp bởi các cơ quan chức năng tương ứng tại một quốc gia sẽ được thừa nhận
bởi các nước thành viên khác trong khu vực. Trong lĩnh vực du lịch là Thỏa thuận
công nhận lẫn nhau về lao động du lịch (MRA-TP).
Năm 2016, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA-TP) trong
ASEAN chính thức có hiệu lực. Trong khu vực, sau khi hoàn thành xây dựng bộ
tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo du lịch chung ASEAN cho 6 nghề du lịch thu
hút nhiều lao động nhất là: Lễ tân, buồng, phục vụ nhà hàng, chế biến món ăn,
điều hành du lịch và đại lý lữ hành, ASEAN cũng đã thành lập Ủy ban giám sát
nghề du lịch ASEAN (ATPMC) để tổ chức triển khai MRA-TP.

Hiện nay,

ASEAN đang gấp rút hoàn thiện các yếu tố đảm bảo cho MRA-TP có hiệu lực và
có thể chính thức áp dụng vào đầu năm 2016, bao gồm: ký Hiệp định thành lập
Ban Thư ký khu vực để triển khai MRA-TP; phát triển đội ngũ Đào tạo viên, Đánh
giá viên ASEAN và mở rộng ở cấp độ từng quốc gia thành viên; phát triển các bộ
công cụ phục vụ đào tạo và đánh giá theo 6 bộ tiêu chuẩn nghề; thành lập các Hội
đồng ngành du lịch và Hội đồng thẩm định và cấp chứng chỉ nghề ở từng quốc gia;
tiến hành việc đối chiếu các tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia, chương trình đào
tạo, hệ thống văn bằng, chứng chỉ của các nước với nhau thông qua hệ quy chiếu
10


chung của ASEAN, từ đó hướng tới việc công nhận tương đương về trình độ tay
nghề của lao động du lịch trong khu vực; xây dựng hệ thống đăng ký trực tuyến và
phần mềm đánh giá trình độ năng lực lao động du lịch trên cơ sở các văn bằng,

chứng chỉ.
Theo thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN, người làm việc
trong ngành du lịch có thể làm việc tại bất kỳ quốc gia trong khối ASEAN khi đáp
ứng đầy đủ những tiêu chuẩn về nghề nghiệp. Cụ thể là ngoài những bằng cấp về
du lịch, nhà hàng, khách sạn, người làm việc trong ngành du lịch cần có chứng chỉ
VTOS (Tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam) được công nhận qua việc đồng
bộ trình độ kỹ năng của họ với Tiêu chuẩn nghề chung ASEAN đối với nghề du
lịch (ACCSTP).
Ngành Du lịch các nước đã lựa chọn và đề cử nhân sự phù hợp tham gia các
chương trình đào tạo do ASEAN tổ chức để phát triển đội ngũ Đào tạo viên
ASEAN và Đánh giá viên ASEAN đối với các nghề Buồng, Chế biến món ăn, Lễ
tân và Phục vụ Nhà hàng; tham gia xây dựng và phổ biến các tài liệu hướng dẫn
đào tạo và đánh giá lao động du lịch theo các tiêu chuẩn nghề và giáo trình đào tạo
du lịch chung trong ASEAN; xây dựng và phát triển hệ thống các tiêu chuẩn nghề
du lịch quốc gia để có đủ các bộ tiêu chuẩn phục vụ cho việc so sánh và công
nhận tương đương với các tiêu chuẩn nghề chung trong ASEAN và gián tiếp là với
các nước khác trong khu vực; tổ chức phổ biến thông tin, nội dung chuyên môn
nhằm nâng cao nhận thức về việc triển khai MRA-TP; Hoàn thiện đề án Tăng
cường hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN trong lĩnh vực Du lịch để phổ biến cho
các đối tượng liên quan trong ngành du lịch.
Việc xây dựng và triển khai MRA-TP được nhận định là một bước ngoặt mới
trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ du lịch khu vực. Tuy nhiên, nhận
thấy bên cạnh những cơ hội thì nó cũng sẽ có những thách thức đối với các nước
thành viên (đặc biệt với các nước ASEAN 4 trong đó có Việt Nam)

11


Việc triển khai MRA-TP giúp cho ngành du lịch Việt Nam và các nước ASEAN
có thêm nhiều cơ hội tuyển lao động tay nghề cao, giúp nâng cao được chất lượng

sản phẩm và dịch vụ, cải thiện sức cạnh tranh. Tuy nhiên, đây cũng là một thách
thức đối với nhân lực ngành Du lịch các nước. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh
du lịch năm 2015, chỉ số về nguồn nhân lực và lao động du lịch của Việt Nam chỉ
đứng thứ 55/141 quốc gia và vùng lãnh thổ, thua rất xa so với 3 nước trong
ASEAN: Singapore, Thái Lan và Malaysia.
Ngoài ra, MRA-TP quy định: Khung trình độ nghề quốc gia của một nước phải
tương đồng với khung trình độ nghề của khu vực. Nhưng đến nay, Việt Nam và
một số nước vẫn chưa ban hành được Khung trình độ nghề quốc gia.
Việc tồn tại cùng lúc nhiều bộ chuẩn nghề du lịch khiến cho các đơn vị đào tạo
về du lịch gặp nhiều lúng túng trong quá trình giảng dạy. Không những thế, mỗi
doanh nghiệp, cơ sở đào tạo lại lựa chọn một bộ chuẩn nghề mà họ cho là tốt và
phù hợp nhất. Bên cạnh đó, không sử dụng thống nhất bộ chuẩn nghề du lịch là rào
cản đối với lao động Việt Nam nếu có nhu cầu tìm việc ở nước khác trong nội khối
và ngược lại.
Việc gây ra các thách thức không chỉ đối với riêng Việt Nam mà ít nhiều tác
động đến tất cả các nước thành viên. Do đó bên cạnh việc thực hiện đúng thì các
nước cần phải tự điều chỉnh và hòa nhập từng bước trong thỏa thuận MRA-TP.
3. Việt Nam trong tiến trình tự do hóa thương mại dịch vụ trong lĩnh vực du
lịch trong cộng đồng kinh tế ASEAN
Tự do hóa thương mại dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản trong lộ
trình hướng tới mục tiêu hình thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2015. Trong thời gian qua, Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại dịch vụ đặc biệt là trong
lĩnh vực du lịch trong nội bộ khối các nước ASEAN.

12


So với Bản cam kết trong AFAS 6 và AFAS 7, Bản cam kết AFAS 8 của Việt
Nam đã mở rộng hơn về phạm vi cam kết và sâu hơn mức độ cam kết, thể hiện

quyết tâm của Việt Nam trong việc mở cửa thị trường dịch vụ cho các nước trong
khu vực.
Với cam kết cụ thể, về phạm vi cam kết, trong khuôn khổ AFAS 8, Việt
Nam cam kết mở cửa thị trường dịch vụ với 11/12 ngành và tính theo phân ngành
là khoảng 111 phân ngành. So với cam kết GATS, Việt Nam mở cửa nhiều phân
nghành hơn trong đó có du lịch.
Phạm vi cam kết dịch vụ của Việt Nam trong AFAS 8 cụ thể như sau:
STT

Ngành

Số lượng phân
ngành theo quy
định
của
4
GATS/WTO

1

Dịch vụ du 4
lịch

Số
lượng
phân nghành
Việt
Nam
cam
kết

trong
GATS/WTO
2

Số lượng
phân
ngành cam
kết trong
AFAS 7

Số lượng
phân
ngành cam
kết trong
AFAS 8

3

3

Về mức độ cam kết trong AFAS 8, nhìn chung, Việt Nam có mức độ mở cửa
khá cao với Mode 2; thận trọng mở cửa với Mode 1, Mode 3 và hầu như chưa cam
kết với Mode 4 và dịch vụ nằm ở trong mức độ cam kết mở cửa…..
Các hàng rào về dịch vụ chủ yếu là các rào cản pháp lý liên quan đến chính
sách thể chế và quy định.Vì vậy, các cam kết và thực hiện cam kết dịch vụ sẽ liên
quan chủ yếu đến điều chỉnh hoặc ban hành mới chính sách, quy định, luật pháp
của các quốc gia.
Trong việc thực hiện các cam kết cụ thể: Việt Nam đã sửa đổi và ban hành
mới các chính sách để thực hiện cam kết trong từng ngành cụ thể. Đối với các
ngành ưu tiên gồm du lịch Việt Nam cũng đã tuân thủ nghiêm túc các cam kết và

tích cực tham gia vào các hiệp định liên quan. Ngày 13/9/2013, Chính phủ đã ban
13


hành Quyết đinh 1625/QĐ-TTg về việc phê duyệt và ký Nghị định thư thực hiện
gói cam kết dịch vụ AFAS 9. Ngày 19/9/2013, Văn phòng chính phủ cũng đã có
Quyết định số 7846/VPCP-QHQT về việc Giao cho Bộ kế hoạch và Đầu tư chủ trì
trong việc tổ chức các cuộc họp liên ngành để tiến hành đề xuất, thống nhất xây
dựng Bản chào đáp ứng yêu cầu của gói AFAS 9. Dịch vụ du lịch là một trong 05
ngành dịch vụ ưu tiên hội nhập của ASEAN. Cụ thể:
Việt Nam đã ký kết Nghị định thư Hội nhập ngành du lịch ASEAN cũng
như đã tham gia tích cực, toàn diện và có những đóng góp quan trọng đối với du
lịch ASEAN. Trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch, Việt Nam
đã chủ trì xây dựng Sách hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận công nhận lẫn nhau đối
với các nghề du lịch ASEAN. Từ năm 2013, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò
Trưởng nhóm công tác Marketing và Thông, phát huy vai trò chủ động, tích cực
trong hợp tác du lịch ASEAN, được các nước đánh giá cao. Bên cạnh đó, Việt
Nam đang chủ trì nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch đường sông ASEAN với
sự hỗ trợ và hợp tác của Tổ chức Du lịch thế giới, Malaysia và các nước ASEAN.
Việt Nam đã hợp tác với Lào, Campuchia, Myanmar cùng sản xuất phim phóng sự
“ Bốn quốc gia – Một điểm đến” nhằm quảng bá du lịch bốn nước. Tháng 1/2014,
Việt Nam đã tích cực tham gia Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Malaysia.
Từ khi trở thành thành viên của ASEAN, du lịch Việt Nam đã coi trọng đẩy
mạnh hợp tác đa phương với các nước bạn và đạt được kết quản đáng khích lệ.thu
hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến từ khi vực ASEAN vào Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng khá cao. Số lượt khách du lịch ASEAN đến Việt Nam Chỉ đạt khoảng
8,5% năm 2009 thì đến năm 2012 đã tăng lên gần 20%. Theo Tổ chức Du lịch thế
giới ( UNWTO), Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ tăng trưởng du lịch cao
nhất thế giới. Năm 2013, tăng trưởng du lịch thế giới bình quân ở mức 3% thì khu
vực Đông Nam Á – Nam Á có mức tăng trưởng trên 8% và Việt Nam đạt mức

khoảng 10,6%. Việt Nam hiện nằm trong Top 05 điểm đến hàng đầu khu vực
ASEAN và Top 100 điểm đến hấp dẫn của du lịch thế giới. Theo số liệu của Tổng
14


cục du lịch năm 2014, số lượt khách du lịch ASEAN sang Việt Nam năm 2013 là
hơn 1,5 triệu lượt trong tổng số hơn 7,5 triệu lượt khách du lịch đến Việt Nam,
chiếm khoảng 20%.
Như vậy, Việt Nam đã có những nỗ lực mở cửa thị trường dịch vụ du lịch và
đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ trong việc hội nhập AEC. Việt
Nam được đánh giá là đã thực hiện nghiêm túc các cam kết chung, cam kết cụ thể
và có những chủ động trong việc tham gia vào mở cửa vào các lĩnh vực dịch vụ ưu
tiên của ASEAN.
KẾT LUẬN
Từ những tìm hiểu, đánh giá, bình luận trên đây có thể thấy các nước
ASEAN đã ra sức thực hiện các hoạt động trong qua trình tự do hóa dịch vụ du
lịch. Qua đó cũng thấy được những kết quả đáng kể đã đạt được tuy nhiên cũng
còn những điểm vưỡng mắc cần các nhà lãnh đạo bàn bạc hoàn thiện và chính bản
thân các quốc gia thành viên điều chỉnh để quá trình tự do hóa thương mại dịch vụ
du lịch khu vực được rút ngắn về thời gian.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.

Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN
VIỆT NAM VỚI QUÁ TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
HƯỚNG TỚI CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN NĂM 2015,
Th.sVũThanhHương, Th.STrầnViệt Dung, TrườngĐạihọcKinhtế, ĐHQGHN
15



3.

4.

5.

6.

/>%BFn+tr%C3%ACnh+t%E1%BB%B1+do+h%C3%B3a+th
%C6%B0%C6%A1ng+m%
/>%BFn+tr%C3%ACnh+t%E1%BB%B1+do+h%C3%B3a+th
%C6%B0%C6%A1ng+m
Lê Tuấn Anh, 2014. Việt Nam tham dự Diễn Đàn du lịch ASEAN 2014 tại
Malaysia.
Http://Vietnamtourism.gov
Mỹ Hạnh, 2014. Việt Nam – điểm tăng trưởng nóng nghành du lịch.

Http://www.sggp.org
7.
8.

Thanh Giang, 2011. 20% lượng khách du lịch quốc tế đến từ ASEAN.
Vietnamplus, Thông tấn xã Việt Nam
tnamconsulate
guangzhou.org/vnemb.vn/tin_hddn/ns051010104455

16




×