Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Qua trinh ra đoi và hoat đong cua duy tan hoi và viet nam quang phuc hoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.54 KB, 15 trang )

Quá trình ra đời, hoạt động của Duy Tân Hội và Việt Nam Quang Phục Hội.
1
1

Quá trình ra đời, hoạt động của Duy Tân Hội.
Quá trình ra đời.

Duy tân Hội tên gọi khác: Ám xã, là một tổ chức kháng Pháp do Phan Bội
Châu, Nguyễn Tiểu La và một số đồng chí khác thành lập năm 1904 tại Quảng
Nam (Trung Kỳ), và tồn tại cho đến năm 1912 thì tự động giải tán. Theo một số
nhà sử học, thì tổ chức này đã tạo ra một không khí cách mạng sôi nổi, đáng kể
nhất là phong trào Đông Du mà hội phát động đã lan rộng khắp cả nước, và đã
nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người, nhất là ở Nam Kỳ. Trong suốt cả thời
kỳ từ 1904 - 1911, Duy tân Hội thực sự đóng vai trò như một đảng chính trị..
Ngày 8 tháng 4 năm Giáp Thìn (1904), sau khi từ Nam Kỳ về, Phan
Bội Châu cùng Cường Để và hơn 20 đồng chí khác họp tại nhà riêng của
Nguyễn Hàm ở Quảng Nam (còn có tên là Nguyễn Thành, Nguyễn Tiểu La) tại
Nam Thịnh sơn trang (Thăng Bình, Quảng Nam) lập ra một tổ chức bí mật có
tên là Duy tân Hội. Hội tôn Cường Để làm hội chủ (cháu 5 đời của Nguyễn
Phúc Cảnh) để thu phục nhân tâm, tập hợp sĩ phu yêu nước, tranh thủ sự đồng
tình và giúp đỡ của nhiều người trong nước. Còn Phan Bội Châu, Nguyễn
Thành, Trình Hiền, Lê Võ, Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân...đều là những hội
viên trọng yếu, đảm nhận mọi hoạt động của hội.
Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được Phan Bội Châu ghi lại trong Tự
Phán như sau:
Đến ngày kỳ ước chính là thượng tuần tháng 4, tôi vào nhà Tiểu La
(Nguyễn Hàm), có cả ông Kỳ Ngoại Hầu tới. Giữa hội chỉ là người trọng yếu
hơn hai chục người...Bắt đầu khai hội từ buổi sáng qua chính trưa tan hội. Tên
hội chỉ người trong hội biết, không lập sổ sách, không biên chép họ tên, chương
trình kế hoạch chỉ miệng trao lòng nhớ mà thôi. Đặt Kỳ Ngoại Hầu làm Hội
chủ, hễ lúc xưng hô chỉ gọi bằng ông chủ, cấm không được hở chữ "hội"


ra...Những tiếng xưng hô nhau, chỉ gọi bằng anh em, tuyệt không đặt ra danh
mục gì… Mục đích của Hội là : “Cốt sao xây dựng được Việt Nam độc lập, lập
ra một chính phủ độc lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác”.
Sự kiện lịch sử quan trọng này đã được Phan Bội Châu ghi lại trong
Tự Phán như sau:
Đến ngày kỳ ước chính là thượng tuần tháng 4, tôi vào nhà Tiểu La
(Nguyễn Hàm), có cả ông Kỳ Ngoại Hầu tới. Giữa hội chỉ là người trọng yếu
hơn hai chục người...Bắt đầu khai hội từ buổi sáng qua chính trưa tan hội. Tên
hội chỉ người trong hội biết, không lập sổ sách, không biên chép họ tên, chương
1


trình kế hoạch chỉ miệng trao lòng nhớ mà thôi. Đặt Kỳ Ngoại Hầu làm Hội
chủ, hễ lúc xưng hô chỉ gọi bằng ông chủ, cấm không được hở chữ "hội"
ra...Những tiếng xưng hô nhau, chỉ gọi bằng anh em, tuyệt không đặt ra danh
mục gì…
Theo nhà sử học Phạm Văn Sơn, thì phạm vi công tác được phân định như
sau: Từ Nam Ngãi (Quảng Nam và Quảng Ngãi) trở vào Nam, do Nguyễn Hàm
phụ trách; từ Quảng Bình, Quảng Trị trở ra Bắc thì do Phan Bội Châu đảm
nhiệm.
Điều này cho thấy hai ông là hai yếu nhân bậc nhất của Duy Tân hội. Và
qua quá trình hoạt động của hội, cũng đã cho thấy hai ông quả là nhà thiết kế,
là người thực hiện các công tác quan trọng của hội.
Mục đích

A

Năm 1901, Phan Bội Châu cùng một số đồng chí thân thiết đã vạch ra ba
kế hoạch, đó là:



Liên kết với dư đảng Cần Vương và các trai tráng ở chốn sơn lâm, xướng
khởi nghĩa binh đánh Pháp với phương thức bạo động.



Tìm người dòng họ vua nhà Nguyễn lập làm minh chủ, rồi ngầm liên kết
với những người có thế lực, tập hợp những người trung nghĩa để cùng
nhau khởi sự.



Khi cần thiết sẽ phái người xuất hiện cầu ngoại viện.

Mục đích là cốt sao khôi phục được Việt Nam, lập ra một chính phủ độc
lập, ngoài ra chưa có chủ nghĩa gì khác cả.
Đây có thể coi là sự khởi đầu của một cương lĩnh hoạt động của Duy tân
Hội, được lập năm 1904.
Đến năm 1906, tức khoảng 2 năm sau kể từ khi Duy Tân hội ra đời,
chương trình của hội mới được Phan Bội Châu khởi thảo, cho in và công bố.
Lúc đó mục đích của hội mới được đề cập một cách tương đối rõ ràng là khôi
phục nước Việt Nam, lập thành nước quân chủ lập hiến.
B

Nhiệm vụ trước mắt

Để chuẩn bị cho cuộc bạo động sắp tới, Hội vạch ra nhiệm vụ trước mắt
như sau:
2



Phát triển thế lực của Hội về người và tài chính.
Xúc tiến công việc chuẩn bị bạo động.
Trù liệu cử người xuất dương cầu viện.
Hai khoản trên giao cho toàn thể hội viên đảm đương, còn nhiệm vụ thứ ba
hết sức trọng yếu và phải tuyệt đối bí mật, hội giao cho Nguyễn Hàm và Phan
Bội Châu phụ trách.




Và theo Nguyễn Hàm, thì nước Tàu hiện nay quốc thể đã suy hèn, cứu mình
không xong thì cứu được ai. Duy nước Nhật Bản là một nước tân tiến ở trong
nòi giống da vàng mới đánh được Nga, dã tâm đang hăng lắm. Tới đó, đem hết
lợi hại tỏ với nó, tất nó ứng viện cho ta. Nếu nó không xuất binh nữa mà (ta tới)
mướn tư lương mua khí giới, tất có thể dễ lắm... Sau đó, việc sang Nhật Bản cầu
viện đã được đông đảo hội viên tán thành.
1.2. Những hoạt động của Duy Tân Hội.
1.2.1 Tổ chức phong trào Đông Du.
Tháng 6-1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách
Việt Nam Vong quốc sử
về nước. Tháng 8 năm 1905, ông về đến Hà Tĩnh. Ông đã đề ra kế hoạch hành
động :
• Nhanh chóng đưa Cường Để ra nước ngoài.
• Lập các hội buôn, hội học … để tập hợp quần chúng.
• Chọn ngay một số thanh niên hiếu học, chịu được lao khổ, càng trẻ càng
tốt để đua đi nước ngoài học.
Tháng 10 - 1905, Phan trở lại Nhật Bản cùng ba thanh niên : Nguyễn Thúc
Canh, Nguyễn Điền và Lê Khiết. Sau đó thêm hai anh em Lương Ngọc Quyến,
Lương Nghị Khanh, Nguyễn Điền và hai người khác nữa.

Năm 1906, Phan Bội Châu đưa Cường Để sang Nhật và cổ động thanh
niên du học, từ đó phong trào Đông du phát triển ngày càng thuận lợi, số thanh
niên xuất dương ngày càng đông.
Đến giữa 1908, số học sinh Việt Nam trên đất Nhật có 200 học sinh, học
trong các trường quân sự, văn hóa. Tại các trường Chấn Võ và Đồng Văn thư
viện, lưu học sinh Việt Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn.
Buổi sáng học văn hóa, buổi chiều học các chi thức quân sự và luyện tập ở thao
trường. Chương trình nhằm đào tạo những người có trình độ văn hóa và quân sự
cần thiết cho công cuộc đánh Pháp sau này.
Đến giữa 1903, việc học của học sinh Việt Nam ở Nhật đã ổn định và phát
triển hơn.
3


Phan Bội Châu còn cộng tác với “Vân Nam tạp chí” một tờ báo của lưu học
sinh Trung Quốc tại Nhật Bản, nhằm tuyên truyền chủ nghĩa dân chủ, phản đối
sự xâm lược của đế quốc Anh - Pháp . Phan là ủy viên biên tập phụ trách mục
Xã thuyết của tạp chí. Hải ngoại viết thư, Việt Nam vong quốc thảm trạng, Ai
Việt điếu điền… đều được đăng trong chuyên mục quan trọng của tạp chí.
Cũng trong thời gian làm biên tập cho tờ báo này, nhờ tiếp xúc với các nhà
cách mạng Trung Quốc. Ông càng tiến gần hơn tới chủ nghĩa dân chủ, ông viết
trong Niên biểu : “Tôi được trao đổi nhiều với đảng viên cách mạng Trung
Quốc nên ngày càng thấm nhuần tư tưởng dân chủ. Tuy bị kế hoạch cũ ngăn trở,
lời lẽ chư mạnh dạn, nhưng trong bụng đã chứa sẵn một động cơ thay đổi bắt
đầu từ đó”.
Mấy tháng trước khi bị trục xuất, biết không thể trông cậy và Nhật, Phan
đã nghĩ đến việc liên hiệp toàn châu Á, đoàn kết các sĩ phu lưu vong Trung
Quốc, Triều Tiên, Ấn Độ, Phi Luật Tiên hiện đang sống ở Nhật Bản thành lập tổ
chức chính trị Đông Á Đồng minh hội. Phan bội Châu được bầu làm Phó Hội
trưởng để trực tiếp lãnh đạo Hội cùng với Hội trưởng Chương Bỉnh Lân người

Trung Quốc. Nhưng Hội thành lập được 5 tháng thì bị Chính phủ Nhật giải tán.
Cũng theo sáng kiến của Phan Bội Châu, Hội Điền - Quế Việt liên minh
được thành lập, nhằm thu hút các học sinh người Vân Nam, Quế Châu và các
nhà hoạt động cách mạng Việt Nam. Với mục đích giúp đỡ nhau giải phóng đất
nước khỏi sự thống trị và giàng buộc của đế quốc. Nhưng cũng chỉ hoạt động
được 3 tháng, các Chính phủ Mãn Thanh, Pháp và Nhật Bản đã câu kết với nhau
buộc hội phải giải tán.
Phong trào Đông du phát triển mạnh mẽ, lan rộng khắp Bắc, Trung, Nam.
Việc học tập của lưu học sinh bước đầu thu được những kết quả khả quan. Cùng
với phong trào Đông du, phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở Hà Nội (năm
1907) đã thúc đẩy mạnh mẽ cách mạng dân chí, năm 1908 phong trào chống
sưu thuế lan rộng khắp Trung Kì và vụ Hà thành đầu độc, chính quyền thực dân
tìm cách đàn áp phong trào. làm cho thực dân Pháp bắt đầu lo lắng trước một
phong trào yêu nước rộng lớn, mới mẻ ở Việt Nam.
Ở Nam Kì, tri phủ Trần Chánh Chiếu có con là Trần Văn Tuyết sang học ở
Hương Cảng. Theo gợi ý của Phan Bội Châu, Tuyết bí mật gửi các tài liệu tuyên
truyền cách mạng về cho bố và mời bố sang chơi. Sau chuyến đi Hương Cảng
về, Trần Chánh Chiếu lập Minh Tân công nghệ xã và khách sạn Nam Trung, bề
ngoài là làm kinh tế, nhưng bên trong là nơi gặp gỡ của những người yêu nước.
Ông còn đăng những bài báo có tư tưởng chống Pháp Thực dân Pháp định kết
án ông, vì không có chứng cớ rõ ràng nên thất bại. Nhưng đã làm cho thực dân
Pháp bắt đầu lo lắng trước một phong trào yêu nước rộng lớn, mới mẻ ở Việt
Nam. Chúng bắt đầu truy nã, bắt bớ các gia đình ủng hộ du học sinh, các hội
buôn có dính lứu tới phong trào. Khi các phụ huynh du học sinh ở Nam Kì gửi
thư công khai theo đường bưu điện cho Phan Bội Châu nhắn cử người về nhận
4


tiền quên góp. Thực dân Pháp biết trước nên đã bố trí người trên bờ, khi tàu
vừa cập bến thì hai phái viên là Hoàng Quang Thành và Đặng Bỉnh Thành bị

bắt cùng mọi giấy tờ.
Tháng 9-1908, Chính phủ Nhật theo yêu cầu của thực dân Pháp đã thi hành
hiệp ước Pháp - Nhật, đuổi người Việt Nam ra khỏi nước Nhật. Tháng 2-1909,
Phan Bội Châu cũng bị trục xuất khỏi Nhật Bản, phong trào Đông du tan rã.
Nguyên nhân thất bại là do những người lãnh đạo chưa chú trọng đến việc xây
dựng cơ sở trong nước, đặt quá cao vấn đề cầu viện, chưa thấy rõ bản chất Nhật
Bản.
Mặc dù chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng phong trào
Đông du được coi là một trong những phong trào yêu nước mạnh mẽ nhất của
nhân dân Việt Nam đầu thế kỷ XX và đặc biệt nhiều thanh niên du học của trào
lưu này đã trở thành những hạt nhân của các phong trào cách mạng tiếp theo
trong công cuộc giải phóng dân tộc.
1.2.2 Tổ chức Cống hiến hội
Tại trường Chấn Võ và Đông Á đồng Văn thư viện, lưu học sinh Việt
Nam được phiên chế vào các ban ngành chuyên môn. Buổi sáng học văn hóa,
buổi chiều học các tri thức quân sự và luyện tập ở thao trường.
Để tăng cường quản lí học sinh, giữa năm 1907, Phan Bội Châu tổ chức “Việt
Nam Công Hiến hội” do Cường Để làm Hội Trưởng, Phan Bội Châu làm Tổng
lí kiêm Giám đốc trực tiếp chỉ đạo tổ chức này. Với 4 bộ lớn, mỗi bộ có 3 đại
biểu của Bắc-Trung-Nam, đó là:
- Bộ Kinh tế: Chuyên lo việc thu chi, gồm các ủy viên Đặng Tử Kính, Đặng
Bỉnh Thành, Phạm Chấn Yêm.
- Bộ Kỉ luật: Theo dõi, thưởng phạt học sinh, gồm các ủy viên Đàm Kỳ Sinh,
Phan Bá Ngọc, Hoàng Quang Thành.
- Bộ giao tế: Phụ trách việc giao thiệp với người nước ngoài, đón đưa người
trong nước ra, gồm các ủy viên Phan Thế Mỹ, Nguyễn Thái Bạt, Lâm Quảng
Trung.
- Bộ văn thư: Chuyên lo giấy tờ, phát hành và lưu giữ các văn kiện, gồm các ủy
viên Hoàng Trọng Mậu, Đặng Ngô Lân và Hoàng Hưng.
Ngoài ra còn có Cục Kiểm tra để giám sát nhân viên trong khi thừa hành

nhiệm vụ, gồm các ủy viên Lương Nhập Nham, Trần Hữu Công và Nguyễn
Diễn.
5


1.2.3 Các hoạt động khác.
Ngoài việc tuyển chọn một số thanh niên trẻ, thông minh, hiếu học, chịu
được lao khổ, đưa đi du học; Duy Tân hội còn tiến hành những hoạt động sau:


Tuyên truyền, vận động các sĩ phu, nhà doanh nghiệp và người dân yêu
nước đứng lập ra các hội nông, hội buôn, hội học; vừa để tập hợp quần
chúng, vừa để có kinh phí cho hội.



Chuẩn bị vũ khí tiến tới bạo động. Đây là vấn đề khó nhất. Trong Ngục
Trung Thư, Phan Bội Châu đã viết rõ:

Phải chi mình ở vào những thời Đinh, Lý, Lê, Trịnh thuở xưa, thì chỉ vung
tay mà kêu lên một tiếng, tức thời sóng dậy sấm vang chỉ là việc thành
trong giây lát mà thôi. Nhưng đời nay thì khác hẳn. Từ lúc đời có súng đạn
phát minh ra, bao nhiêu khí giới gọi là gươm giáo đao thương đã hóa ra đồ
bỏ. Cái thứ để chặt cây làm mác kia, đời xưa người ta vác đi đánh Tần đuổi
Sở được, chứ đời nay có dùng nó làm nên trò vè gì! Phải biết vũ khí của
người Pháp tinh nhuệ hơn của người mình muôn lần ngàn lần. Con đường
tìm kiếm vũ khí bị bế tắc, bàn tính mãi, cuối cùng chỉ còn cách xuất dương
cầu viện.
Liên kết với các tổ chức kháng chiến khác. Ở đây có hai sự kiện đáng chú
ý, đó là:

Năm 1906 Phan Bội Châu về nước, mở rộng giao du liên kết đồng chí ở
trong nước, trước tiên là gặp Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương (Yên Thế, Bắc
Giang). Sau hơn 10 ngày bàn bạc, Hoàng nhận ra nhập hội Duy Tân, ứng viện
khi Trung Kì khởi nghĩa, nhận giúp đỡ và che chở các nghĩa sĩ Trung Kì ra Bắc
ẩn náu. Về phía mình, Phan Bội Châu hứa sẽ giúp Hoàng về quân số, vũ khí,
ngoại viện, khi Phồn Xương có chiến sự thì Trung Kì sẽ khởi nghĩa hưởng ứng.
Sau dó Hoàng Hoa Thám đã làm nhà trên một quả đồi sau đồn để tiếp đón các
nhà cách mạng ở Trung Kì (đồn Tú Nghệ).
Sau khi gặp Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu về họp mặt với các đồng chí
ở Trung Kì và Bắc Kì ở Nội Duệ (Bắc Ninh), định kế hoạch hành động chung.
Các hội viên trong nước phân công nhau các công việc cần làm. Một số chuyên
lo diễn thuyết, tuyên truyền, mở các nông, thương, học hội để lo kinh phí cho
hội và thúc đẩy việc duy tân đất nước. Một số lo vận động quân đội ngụy súng
chống Pháp, chuẩn bị vũ khí tiến tới bạo động.
Những hoạt động này chứng tỏ Phan Bội Châu đã nhận thức được mối liên
hệ khăng khít giữa phong trào cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng ở
Châu Âu và các nước trong khu vực. Nằm trong chủ trương hoạt động của Duy
tân hội, Phan Bội Châu là người tổ chức phong trào đông Du (1905-1908). Dựa
vào sự giúp đỡ của giới công thương về tài chính và cơ sở liên lạc, ông đã đưa
thanh niên sang Nhật du học, mua sắm vũ khí, chuẩn bị bạo động.
6


Cũng trong năm này, Phan Bội Châu theo đường Lạng Sơn về nước. Ông
có đến gặp Hoàng Hoa Thám ở Phồn Xương (Yên Thế, Bắc Giang). Sau hơn
mười ngày bàn bạc, thủ lĩnh họ Hoàng đồng ý gia nhập Duy Tân hội, và thuận
ứng viện khi Trung Kỳ khởi nghĩa, nhận giúp đỡ và che chở các nghĩa sĩ Trung
Kỳ ra Bắc ẩn náu một khi bị quân Pháp lùng bắt.
Suy yếu và tự giải tán
Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu

thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh
khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy
Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội.
Đang khi ấy thì hai phái viên của hội là Hoàng Quang Thanh và Đặng Bỉnh
Thành lại bị Pháp đón bắt được khi từ Nhật về Sài Gòn nhận tiền quyên góp cho
phong trào Đông Du. Sau đó, các phụ huynh bị buộc phải gọi các con em đang
du học tại Nhật về, các hội buôn có díu líu đến phong trào bị khám xét và những
người có liên quan đều bị bắt bớ.
Tiếp theo nữa là, để tận diệt phong trào, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước
vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại,
Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Sau khi cử cảnh sát đến trường Đông Á đồng văn thư viện để giải tán học sinh
người Việt, tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất.
Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và Duy Tân hội đã dày công
xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.
Lúc này, ở nhiều nơi trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và
chuẩn bị vũ trang bạo động của Duy Tân hội cũng bị thực dân cho quân đến đàn
áp dữ dội. Những người sống sót sau các đợt khủng bố đều phải nằm im, hoặc
vượt biên sang Trung Quốc, Xiêm La, Lào để mưu tính kế lâu dài.
Cuối năm 1910, Phan Bội Châu chuyển một đại bộ phận hội viên (trong đó
có khoảng 50 thanh niên) ở Quảng Đông về xây dựng căn cứ địa ở Bạn Thầm
(Xiêm La). Tại đây, họ cùng nhau cày cấy, học tập và luyện tập võ nghệ để
chuẩn bị cho một kế hoạch phục quốc sau này.
Thượng tuần tháng 5 năm Nhâm Tý (tháng 6 năm 1912), trong cuộc "Đại
hội nghị" tại từ đường nhà Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông (Trung Quốc), có
đông đủ đại biểu khắp ba kỳ đã quyết định giải tán Duy Tân hội và thành lập
Việt Nam Quang phục hội, tức thay đổi tôn chỉ từ chủ nghĩa quân chủ sang chủ
nghĩa dân chủ để đánh đuổi quân Pháp, khôi phục Việt Nam, thành lập nước
Cộng hòa Dân quốc kiến lập Việt Nam , đáp ứng tình hình chuyển biến mới trên
trường quốc tế.

7


2

Quá trình ra đời, hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội.
2.1. Quá trình ra đời của Việt Nam Quang phục Hội.

Trong nước, mọi hoạt động quyên góp tài chính và vũ trang bạo động cũng
bị thực dân Pháp đàn áp, khủng bố dã man.
Trong lúc phong trào cách mạng Việt Nam đang gặp khó khăn thì tháng 101911, cách mạng Tân Hợi thành công, triều đình Mãn Thanh bị lật đổ, chính
phủ dân quốc được thành lập. Sự kiện này đã làm cho người Việt Nam vô cùng
phấn khởi, đặc biệt là các sĩ phu yêu nước.
Trước tình hình đó, năm 1912 Phan Bội Châu từ Thái Lan về Trung Quốc
thành lập “Việt Nam Quang phục hội” thay thế “Hội Duy tân”. Đây là sự
chuyển biến tích cực, dứt khoát trong lập trường tư tưởng chính trị của Phan
Bội Châu, từ tư tưởng quân chủ sang tư tưởng cộng hòa dân chủ tư sản. Việt
Nam Quang phục Hội là một tổ chức cách mạng thành lập năm 1912 do Phan
Bội Châu đề xướng theo chủ nghĩa dân chủ với mục đích đánh đuổi người Pháp
khỏi Đông Dương. Tôn chỉ của tổ chức này là: Khôi phục Việt Nam, kiến lập
Việt Nam Dân quốc Cộng hòa.
Tôn chỉ duy nhất của Việt Nam quang phục hội : “Đánh đuổi giặc Pháp,
khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa dân quốc Việt Nam”. Như
vậy, nếu “Duy tân hội” còn khuôn theo mô hình chính trị của Nhật Bản (Quân
chủ lập hiến) thì Việt Nam Quang phục hội đã bắt đầu khuôn theo mô hình cách
mạng Tân Hợi (Dân chủ cộng hòa), cơ quan lãnh đạo đặt ở nước ngoài, hầu như
không có cơ sở trong nước. Việt Nam Quang phục hội có những hoạt động như
ám sát một số tên thực dân, tay sai đầu sỏ; bạo động, đánh các đồn binh của
giặc, sản xuất bom để định đánh úp Hà Nội nhưng bị bại lộ… Các hoạt động
đều thất bại. Việt Nam Quang phục hội ra đời vào chính lúc ở trong nước hàng

ngàn chí sĩ bị bắt, bị giam cầm, sát hại, tổ chức yêu nước bị tan vỡ. Phan Bội
Châu tự đảm nhận làm phó hội chủ cùng là đại diện Trung Kỳ; Nguyễn Thượng
Hiền là đại diện Bắc Kỳ; và Nguyễn Thần Hiến là đại diện Nam Kỳ. Ba ông là
thành phần "Bình nghị Bộ" của Hội.
Mười thành viên khác là "Chấp hành bộ" để lo việc điều hành gồm:


Quân vụ Ủy viên: Hoàng Trọng Mậu và Lương Ngọc Quyến;



Kinh tế Ủy viên: Đặng Tử Kính và Mai Lão Bạng;



Giao tế Ủy viên: Lâm Đức Mậu và Đặng Bỉnh Thành



Văn hóa Ủy viên: Phan Bá Ngọc và Nguyễn Yên Dược;
8




Thư vụ Ủy viên: Đinh Tế Dân và Phan Quý Chức.

Trụ sở Hội đặt ở Quảng Châu, Trung Hoa.
Thành phần trong nước có ba ủy viên đảm nhiệm ba kỳ: Bắc Kỳ là Đặng
Xung Hồng (Đặng Hữu Bằng), Trung Kỳ là Lâm Quảng Trung (Võ Quang), và

Nam Kỳ là Đặng Bỉnh Thành.
Đội quân thành lập lấy tên là "Quang phục quân" có sách nội quy với tên
Quang phục quân Phương lược hơn 100 trang do Phan Bội Châu và Hoàng
Trọng Mậu soạn.
Hội lấy cờ vàng, góc tư trên màu đỏ với năm ngôi sao trắng xếp thành
chữ "X" gọi là "ngũ tinh liên châu" làm quốc kỳ; cờ đỏ, sao trắng làm quân kỳ.
Ngôi sao ở đây chỉ là chấm tròn chứ không có cánh. Màu vàng tượng trưng cho
nòi giống "Việt" da vàng. Màu đỏ biểu ý phương "Nam" lửa đỏ. Còn màu trắng
là mục đích chính đại.
2.2. Những hoạt động của Việt Nam Quang phục Hội.
Để tài trợ công cuộc, Hội còn lập thêm "Chấn Hoa hưng Á Hội" ở Quảng
Đông để lôi cuốn sự quyên góp của người Hoa bằng cách bán "quân dụng
phiếu" với mệnh giá 5, 10, 20 và 100 viên.
Ném tạc đạn
Việt Nam Quang phục Hội trong những năm 1913-15 với yêu sách khôi
phục chủ quyền cho Việt Nam quyết dùng bạo động để gây tiếng vang trong
dân chúng cùng áp lực chính quyền Đông Dương thuộc Pháp. Trong số những
sự kiện đáng kể là vụ ám sát quan tuần phủ tỉnh Thái Bình Nguyễn Duy Hàn
bằng tạc đạn vào trưa ngày 19 Tháng Tư, 1913 do Phạm Văn Tráng và Phạm Đề
Quy thực hiện.[2] Hai tuần sau vào chiều ngày 26 Tháng Tư Nguyễn Khắc Cần
và Nguyễn Văn Thụy ném tạc đạn vào khách sạn Hanoi Hôtel ở phố Tràng
Tiền, Hà Nội, giết chết hai thiếu tá Pháp Chapuis & Montgrand cùng làm một
số người khác bị thương.
Chính quyền Bảo hộ liền đàn áp mạnh mẽ, lập Hội đồng Đề hình vào
Tháng Năm 1913 để truy tố 99 người. Họ tuyên án tử hình bảy người; một
người bị án chung thân khổ sai, và tám người bị án lưu đày. Bảy người bị chém
là Phạm Tráng (người giết Nguyễn Duy Hàn), Nguyễn Văn Túy (người ném
bom khách sạn), Nguyễn Khắc Cầu, Vũ Ngọc Thụy, Phạm Hoàng Quế và Phạm
Hoàng Triết. Ngoài ra năm hội viên Việt Nam Quang phục Hội là Cường Để,
Phan Bội Châu, Nguyễn Hải Thần, Nguyễn Quỳnh Chi, và Nguyễn Bá Trác

9


cũng bị tuyên án tử hình khiếm diện. Người Pháp còn làm áp lực với Trung Hoa
để ngưng yểm trợ nghĩa quân nên Hội mất căn cứ ở vùng biên giới Việt-Hoa.
Vận động lính bản xứ nổi dậy
Năm 1913 hội viên Đậu Quang Cơ (Đỗ Chấn Thiết) được Hội giao đem
sách Hà Thành liệt sử truyện do Phan Bội Châu viết về vụ đầu độc người Pháp
hồi năm 1908 về nước để phân phát trong các đội lính bản xứ nhưng về đến Hà
Khẩu việc bị phát giác. Ông cùng 50 nghĩa quân khác phải chém. Cuối năm
1914 thì Phan Bội Châu bị nhà chức trách Trung Hoa bắt giam, mãi đến năm
1917 ông mới được thả.
Mưu sát toàn quyền Merlin
Dầu chưa tạo được thành tích nào lâu dài, Việt Nam Quang phục Hội vẫn
âm ỉ theo đuổi đại cuộc và cuối cùng phát nổ với tiếng bom Sa Diện. Lợi dụng
chuyến viếng thăm Quảng Châu của toàn quyền Martial Henri Merlin vào
Tháng Sáu năm 1924, hội viên Phạm Hồng Thái giả dạng ký giả đột nhập vào
khách sạn Victoria rồi ném bom vào bàn tiệc của Merlin. Viên Toàn quyền
thoát chết nhưng có năm người Pháp thiệt mạng. Bị truy nã gắt gao, Phạm Hồng
Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự tử.
Tan rã
Năm 1923, một số thanh niên trong Hội như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng
Sơn,... thành lập Tâm Tâm Xã, còn gọi là Tân Việt Thanh niên Đoàn, như một
tổ chức cách mạng, ngoại vi dành cho thanh niên của Hội. Tháng 11 năm 1924,
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu và thuyết phục được những thành viên ưu tú
của Tâm Tâm Xã tham gia thành lập và trở thành hạt nhân của Việt Nam Thanh
niên Cách mạng Đồng chí Hội (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam).
Tháng 6-1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt cóc ở Thượng Hải và
bí mật đưa về nước, giam ở Hỏa Lò (Hà Nội). Trên đường bị giải về nước, Phan
Bội Châu đã tìm cách gửi thư cho Lâm Tượng Sinh, chủ bút tờ “Binh sự tạp

chí”, tại Hoàng Châu, Trung Quốc. Ít lâu sau, nhiều tờ báo của Trung Quốc đã
đăng tin Phan Bội Châu bị bắt và công kích hành động đó của Pháp. Ở Việt
Nam, một tờ báo của Pháp- tờ “Tin tức Hải Phòng” cũng đăng tin này. Vì vậy,
dù thực dân Pháp ra sức bưng bít nhưng tin Phan Bội Châu bị bắt và bị giam
vẫn lọt ra ngoài.
Một phong trào quần chúng đòi thả Phan Bội Châu bùng lên sôi nổi ở cả
trong và ngoài nước. Tại Bắc Kì, chi Hội Phục Việt do Tôn Quang Phiệt đứng
đầu đã giải truyền đơn, kêu gọi nhân dân đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu. Phan
10


Bội Châu được đưa ra xử công khai ở Tòa đại hình Hà Nội và bị kết án tù khổ
sai trung thân. Ngay lập tức, một làn sóng phản đối lại bùng lên mạnh mẽ trong
cả nước. Khi Raven ra Hà Nội, hàng ngàn người, nhất là học sinh, sinh viên đã
xuống đường biểu tình đòi thả Phan Bội Châu. Các tờ báo của Việt Nam và
Pháp đều đưa tin về vụ án này. Có tờ đơn kháng cáo còn được gửi đến tận Hội
Quốc Liên, Tòa án Quốc tế La Hay.
Trước sự đấu tranh của quần chúng, cuối cùng thực dân Pháp phải “ân xá”
và đưa cụ về “an trí” tại Huế dưới sự kiểm soát của bọn mật thám. Từ đó Phan
Bội Châu không thể tiến theo nhịp bước đấu tranh mới của dân tộc. Cụ đã trút
hơi thở cuối cùng tại đây vào ngày 29-10-1940 trong niềm tiếc thương vô hạn
của nhân dân cả nước.
* Đánh giá về khuynh hướng, tư tưởng cứu nước của Phan Bội Châu.
Phan Bội Châu là con của một gia đình Hán học, bản thân ông là một nhà
Nho hay chữ. Vì vậy, tư tưởng Nho giáo ở ông rất sâu đậm. Những năm đầu thế
kỉ, trong thâm tâm ông, giai cấp phong kiến vẫn còn đủ tư cách để đứng lên vũ
đài chính trị. Vì thế ông đã đi tìm minh chủ trong Hoàng tộc. Duy tân hội năm
1904, cũng đã đề ra việc đáng đuổi giặc Pháp “khôi phục lại nước Việt Nam
như cũ”, ngoài ra chưa có chủ trương nào khác.
Theo Phan Bội Châu, ông chủ trương Quân chủ không phải do thích thú

Quân chủ hơn Cộng hòa mà ông nghĩ rằng: Khi ấy chỉ có chủ trương Quân chủ
mới có thể tập hợp được mọi lực lượng, mới huy động được nhiều tiền của và
nhiều thanh niên. Ông sợ rằng nếu lúc ấy chủ trương Cộng hòa thì hàng ngũ yêu
nước sẽ bị chia rẽ, nhân tâm chưa chuẩn bị sẽ lo âu, sẽ gây hoang mang trong
hàng ngũ những người yêu nước. Đó là chưa nói tới việc ngay từ đầu Phan Bội
Châu đã chủ trương bạo động, mà lực lượng cầm đầu của các lực lượng vũ trang
lúc đó không ai khác vẫn thuộc hàng ngũ phong kiến. Do đó cần phải có sách
lược mềm dẻo để tranh thủ bộ phận này… hơn nữa cũng là để khai thác uy tín
của Cường Để, của bộ phận chống Pháp trong hoàng tộc, để có thể tranh thủ sự
viện trợ của Nhật, một nước quân chủ thì theo đường lối quân chủ vẫn là hơn.
Tuy nhiên, ở Phan Bội Châu cũng có nhiều điểm khác biệt : “Khi bắt đầu
vào hoạt động cách mạng, Phan Bội Châu chưa nghĩ rằng khi đánh đuổi được
thực dân Pháp sẽ xây dựng xã hội gì ? Có thể khi Cường Để lên ngôi thì chế độ
đó cũng không thể là chế độ quân chủ chuyên chế”.
Về đường lối :
Khác với Phan Châu Trinh đề cao ngọn cờ dân chủ, coi đó là tiền đề thực
hiện nhiệm vụ dân tộc thì Phan Bội Châu lại chủ trương dương cao ngọn cờ dân
tộc, lấy nhiệm vụ dân tộc làm tiền đề để thực hiện nhiệm vụ dân chủ.
Phan Bội Châu lập luận : Vẫn biết dân chủ cộng hòa là hay, là tốt, nhưng trong
tình thế Việt Nam hiện tại thì thuyết Cộng hòa dân chủ chưa thích hợp. Phan
Bội Châu đã xác định đúng yêu cầu cấp thiết của cách mạng Việt Nam lúc đó là
11


đánh Pháp, giành độc lập, tự do.
Vì “dân đã không còn nữa thì chủ với
ai ?”. Ông không phản đối tư tưởng dân chủ của Phan Châu Trinh, nhưng cho
đó là việc sau này. Còn trước mắt thì phải tập trung sức lực vào việc cứu nước
đã. Ông nghĩ “quân chủ lập hiến hay Cộng hòa dân chủ” thì đều là những thủ
đoạn để giành độc lập, cái nào thích hợp thì dùng; cốt yếu là đánh đuổi Pháp,

khôi phục chủ quyền, còn phương pháp nào, thủ đoạn nào thì “tùy lúc thích
nghi”.
Như vậy, trong thực tế Phan Bội Châu và các đồng chí của ông trong Duy
tân hội, đã có sẵn mầm mống tư tưởng dân chủ. Việc chuyển từ chủ trương quân
chủ lập hiến sang chủ trương dân chủ chỉ còn là vấn đề thời gian, tùy thuộc vào
hoàn cảnh thực tế mà thôi.
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, nhận thức của Phan Bội Châu về
vấn đề chính quyền nhà nước có nhiều thay đổi, tư tưởng quân chủ trong ông đã
bắt đầu bị lung lay. Khi ghé qua Trung Quốc trên đường sang Nhật, ông đã
chứng kiến sự thối nát trong giới quan chức Trung Hoa. Ông thốt lên : “Triều
đình chuyên chế không có người nào ra gì. Mãn triều Trung Quốc cùng Nguyễn
triều Việt Nam cùng một phường chó chết như nhau mà thôi”. Đó là gáo nước
lạnh dội vào tư tưởng phong kiến còn đang sâu đậm trong ông.
Hơn nữa, khi được tiếp xúc với thực tiễn nước ngoài, được gặp các chính
khách người Nhật, Trung Quốc thì tư tưởng quân chủ đã bị Phan Bội Châu xếp
vào một xó với việc thành lập Việt Nam Quang phục hội, tư tưởng dân chủ thực
sự ăn sâu vào ông.
Cùng với những thay đổi trong cách nhìn đối với bọn vua quan phong kiến
bù nhìn, Phan Bội Châu còn có cái nhìn mới mẻ đối với lực lượng quần chúng,
coi đó là một lực lượng cứu nước. Ông đem lòng nghĩ đến quốc dân và trong
quan niệm thì dân ở đây không còn là thần dân của Vua như trước mà “dân là
dân nước, nước là nước dân” nếu “không dân cũng là không có gì” và “sức
non nửa mặt cũng nhờ có dân”.
Như vậy, một người uyên thâm Nho học như Phan Bội Châu mà chỉ trong
tám, chín năm đã từ lập trường quân chủ sang lập trường dân chủ.Chứng tỏ khả
năng phi thường từ bỏ cái cũ tiếp nhận cái mới của Phan Bội Châu. Tuy nhiên,
trong việc tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu còn hạn chế. Ông
chỉ tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản về hình thức mà chưa thấy được bản chất
của nền dân chủ tư sản.
Về tư tưởng, biện pháp:

Phan Bội Châu chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp, chủ trương tiến
hành bạo động vũ trang có kết hợp với cải cách duy tân theo gương Nhật Bản.
Chính vì vậy, ông đã có ý thức xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Hội duy tân
gồm đủ mọi thành phần từ lục dân đến binh sĩ, từ người Nam đến người Bắc, từ
người ăn mày đến Nho sĩ. Đặc biệt ông đã biết đề cao phụ nữ.

12


Cũng là người có công xóa đi mối hận thù gươm giáo, nhiều linh mục, nhiều
giáo dân đã tham gia phong trào Đông du, theo đuổi sự nghiệp của ông đến
cùng. Điều đó thể hiện tư tưởng của Phan Bội Châu rất tiến bộ.
Tư tưởng xuyên suốt con đường cách mạng của Phan Bội Châu là chủ
trương bạo động. Nó được hình thành ngay từ khi ông viết hịch “Bình tây thu
bắc”(1862), Lập đội thí sinh quân (1883), chủ trương đánh úp thành Nghệ An
(1907). Khi thành lập Hội Duy tân (1904), Việt Nam Quang phục hội (1912),
Phan Bội Châu đều ra chủ trương bạo lực. Tư tưởng này của ông là một tư
tưởng đúng đắn cả về lí luận và thực tiễn. Nhưng tư tưởng bạo động của Phan
Bội Châu không giống bạo động vũ trang cuối thế kỉ XIX mà tư tưởng bạo động
của ông đã có một số điểm mới hoàn toàn. Đó là, bạo động mang tính toàn
quốc, bạo động được tiến hành song song với giáo dục và cải cách. Bạo động
của Phan Bội Châu có sự kết hợp, chuẩn bị cán bộ, có kế hoạch cử người đi
đào tạo ở nước ngoài. Khi lập Hội Duy tân, Phan Bội Châu đã nghĩ đến việc cầu
viện.
Năm 1908, ông cùng một số người yêu nước ở Trung Quốc và các nước
Đông Nam Á thành lập Hội “Chấn hoa hưng Á”. Như vậy có thể nói, tư tưởng
bạo động của ông đã đi trước tất cả những người cách mạng Việt Nam đương
thời.
Tuy nhiên, tư tưởng bạo động của Phan Bội Châu cũng còn chế, trong đó
lớn nhất là bạo động nhưng thiếu sự tính toán đúng đắn cả về thời cơ. Một cuộc

bạo động hay khởi nghĩa vũ trang nếu nổ ra không đúng thời cơ thì điều thất bại
là không thể tránh khỏi. Chính vì không tính toán đúng về thời cơ nên tư tưởng
bạo động của ông đã rơi vào tình trạng phiêu lưu, bị động. Đó không còn là bạo
lực quần chúng mà là sự manh động của một số yếu nhân, nó chỉ là âm mưu của
một tổ chức.
Ngoài những đóng góp về tư tưởng chính trị, Phan Bội Châu còn có đóng
góp về văn hóa. Ông là người khai sáng văn chương Việt Nam thế kỉ XX, thổi
vào
văn chương hình ảnh của những người yêu nước, những người anh hùng kiêm
nhà cách mạng, nhà duy tân xả thân vì độc lập tự do vì hạnh phúc của dân tộc
Việt Nam. Đây cũng là hình tượng trung tâm của Văn học Việt Nam trong suốt
thế kỉ XX.
Như vậy, qua việc nghiên cứu, xem xét những giá trị tư tưởng của Phan Bội
Châu có thể khẳng định ông là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử Việt Nam,
một nhà nho chân chính, một nhà yêu nước nhiệt thành, xứng đáng như một bậc
đại trượng phu như định nghĩa trong sách Mạnh Tử, Thiên Đằng văn công hạ: “
Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất, thử chi vị đại
trượng phu giả”. Nghĩa là giàu sang không làm cho mình phóng túng, nghèo hèn
không làm cho mình thay đổi, uy vũ không làm cho mình khuất phục, đó chính
là bậc đại trượng phu vậy. Phan Bội Châu xứng đáng là nhà khai sáng lịch sử,
khai sáng văn chương Việt Nam thế kỉ XX. Những hạn chế của ông vấp phải là
13


do hoàn cảnh lịch sử với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam
chưa cho phép nên tư tưởng này không tồn tại được lâu dài. Song so với những
hạn chế thì những cống hiến của ông cho dân tộc Việt Nam là lớn lao hơn cả.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận xét, ông xứng đáng là “Bậc anh hùng, vị thiên
xứ đấng xả thân vì độc lập dân tộc, được 20 triệu con người sống trong vòng nô
lệ tôn sùng”.

KẾT LUẬN
Đầu thế kỉ XX, tại Việt Nam đã đời một trào lưu dân tộc chủ nghĩa (trào
lưu dân chủ tư sản). Đó là đường lối chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập
dân tộc, lập ra chế độ Dân chủ lập hiến hay Cộng hòa dân chủ, đưa nước nhà
phát triển theo phương Tây, biểu hiện ra bằng cuộc vận động “khai dân trí, trấn
dân khí, hậu dân sinh”. Cho dù tư tưởng Dân chủ tư sản đã là lạc hậu đối với
các nước Phương Tây, nhưng đối với phương Đông nói chung, với Việt Nam
nói riêng (đầu thế kỉ XX) nó được xem là tiến bộ và cần thiết.
Trong khi xã hội Việt Nam chưa sản sinh ra được một giai cấp có đủ sức
lãnh đạo thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, nhưng không vì thế mà bị
đình đốn. Truyền thống dân tộc rất cao đã sản sinh ra một lớp người thay thế.
Đó là những sĩ phu Nho học trẻ yêu nước xuất thân từ cửa Khổng, sân Trình.
Những người nối tiếp phong trào vũ trang kháng Pháp cuối thế kỉ XIX, đã đứng
ra tiếp nhận và truyền bá tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vào nước ta. Họ
phần nào nắm bắt được nguyện vọng của quần chúng nhân dân và được hướng
dẫn bởi những tư tưởng chính trị mới, đã đảm nhận vai trò của một giai cấp
lãnh đạo, động viên được đông đảo quần chúng nổi dậy đấu tranh và dẫn dắt
phong trào cách mạng nước ta theo kịp trào lưu cách mạng thế giới, tạo tiền đề
cho sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới
thứ nhất.
Hơn nữa, sau khi vào nước ta, luồng tư tưởng dân chủ tư sản đã nhanh
chóng thổi một luồng sinh khí mới vào phong trào giải phóng dân tộc đang âm ỉ
cháy, khiến nó bùng lên mạnh mẽ với nhiều sắc thái, khía cạnh khác nhau. Biểu
hiện một tâm hồn của người Việt Nam, chứ không sao chép một cách vụng về
và khô cứng. Cuộc đấu tranh để lựa chọn một hướng đi đúng, biện pháp đúng
cho dù có lúc diễn ra đấu tranh gay gắt, nhưng không đi đến phủ định, triệt tiêu
nhau, mà lại kết hợp với nhau, bổ sung cho nhau… Đó là đặc điểm nổi bật của
tư tưởng cách mạng trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

14



15



×