Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

ĐÔI NÉT VỀ TỪ ĐIỂN SONG NGỮ HÁN VIỆT QUA KHẢO CỨU TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT HIỆN ĐẠI CỦA TRƯƠNG VĂN GIỚI – LÊ KHẮC KIỀU LỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1023.68 KB, 14 trang )

TÊN TIỂU LUẬN:
ĐÔI NÉT VỀ TỪ ĐIỂN SONG NGỮ HÁN VIỆT QUA KHẢO CỨU
TỪ ĐIỂN HÁN VIỆT HIỆN ĐẠI CỦA
TRƯƠNG VĂN GIỚI – LÊ KHẮC KIỀU LỤC

Lời mở đầu


Với sự giao lưu trên nhiều bình diện khác nhau như văn hóa, kinh tế và cả
trong chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ
Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán
mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ,
trong số đó có người Hàn, người Việt và người Nhật. Việt Nam, Hàn Quốc và
Nhật Bản đều đã chịu ảnh hưởng sâu nặng của văn hoá Hán. Tuy thời điểm du
nhập chữ Hán và văn hoá Hán ở từng nước có khác nhau, nhưng đều có chung một
trình tự là, bước đầu là việc học chữ Hán thông qua các văn bản Nho giáo, dần dần
tiến tới sử dụng chữ Hán trong sáng tác thi ca, trong thi cử, trong các hoạt động
hành chính... Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc hệ
ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã có sự vay mượn chữ Hán một cách quy mô. Để
có thể tiếp thu chữ Hán và văn hoá một cách hiệu quả hơn, ở các quốc gia trên đều
cố gắng tập trung biên soạn cho riêng mình những bộ sách công cụ - đó là các bộ
từ điển song ngữ Hán Việt.
Ngoài ra, hiện nay, do nhu cầu học tập và làm việc, nhiều bạn mong muốn có
loại sách công cụ đối chiếu hai thứ thứ tiếng Hán-Việt thật tin cậy. Muốn thỏa mãn
yêu cầu này, sách phải có thông tin rõ ràng chính xác, phải có lượng từ vựng đủ
lớn bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đồng thời còn phải luôn cập
nhật từ mới. Chính vì thế, hàng loạt từ điển Hán Việt được xuất bản nhằm đáp ứng
yêu cần trên và đồng thời cũng góp phần giúp công tác biên soạn từ điển Hán Việt
ở nước ta không ngừng hoàn thiện.
Vấn đề mà rất nhiều người quan tâm ở đây là, những cuốn từ điển trên đã được
biên soạn như thế nào? Những sự điều chỉnh nào là cần thiết cho các công trình


sắp tới? Để góp phần cho bộ phận từ điển Hán Việt hiện đại sắp được xuất bản
trong thời gian tới ngày càng hoàn chỉnh hơn khi đến ta người sử dụng, mà trong
lần khảo cứu này, chúng ta sẽ tập trung giới thiệu quyển Từ điển Hán Việt hiện đại
- bộ từ điển song ngữ của hai tác giả Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục được
cập nhật từ mới đến năm 2000.

Mục lục
2
2


Lời mở đầu
I.
Từ điển Hán Việt hiện đại trong sư phân loại từ điển học
II.
Vấn đề cấu trúc vĩ mô của từ điển Hán Việt hiện đại
1. Đặc điểm đơn vị mục từ của từ điển Hán Việt hiện đại
2. Về cách bố trí mục từ trong từ điển Hán Việt hiện đại
3. Phụ lục của từ điển Hán Việt hiện đại
III.
Về cấu trúc vi mô của từ điển Hán Việt hiện đại
1. Thông tin từ đầu mục trong từ điển Hán Viết hiện đại
2. Câu ví dụ trong từ điển Hán Việt hiện đại

Kết luận
Tài liệu tham khảo
********
NỘI DUNG TIỂU LUẬN
I.


Từ điển Hán Việt hiện đại trong sự phân loại từ điển học
Ở Việt Nam, chế độ khoa cử thời phong kiến đã kết thúc từ khoa Thi hương
cuối cùng năm 1918, nhưng địa vị của chữ Hán vẫn còn quan trọng do các yếu tố
Hán Việt đã thâm nhập vào tiếng Việt từ rất lâu đời. Muốn thật sự thấu hiểu tiếng
Việt, muốn tìm hiểu - nghiên cứu sâu những vấn đề văn hóa liên quan đến nền học
thuật cổ điển trong nước, cũng như để đọc được các công trình nghiên cứu của
Trung Quốc hay kinh sách Phật giáo… thì chữ Hán vẫn còn là một công cụ rất lợi
hại, mà một người Việt Nam ít nhiều cũng cần nên tìm hiểu. Vì vậy việc học hỏi
chữ Hán ở nhiều mức độ khác nhau đối với người Việt Nam có lẽ vẫn sẽ còn là
một nhu cầu liên tục và lâu dài như hiện nay chúng ta cũng đã từng chứng nhận.
Hiện nay, khi nhắc đến từ điển Hán Việt, hầu như người ta thường nhắc đến
bộ Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh

1

(1932) và Hán Việt tự điển của Thiều

Chửu 2 (1942), một trong những quyển từ điển Hán Việt có sức ảnh hưởng rộng
trong giới Hán học và vẫn còn được sử dụng tận đến ngày nay. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, do nhu cầu học tập và làm việc, nhiều bạn mong muốn có loại
sách công cụ đối chiếu hai thứ thứ tiếng Hán-Việt thật tin cậy. Muốn thỏa mãn yêu
cầu này, sách phải có thông tin rõ ràng chính xác, phải có lượng từ vựng đủ lớn
1 Là nhà sử học, địa lý, từ điển học, ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, văn học dân gian nổi tiếng
của Việt Nam (1904 -1988)

2 Tên thật: Nguyễn Hữu Kha, là nhà văn hóa, dịch giả và cư sĩ Việt Nam (1902–1954).

3
3



bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong xã hội, đồng thời còn phải luôn cập nhật
từ mới. Và quyển từ điển Hán Việt hiện đại của Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều
Lục do nhà xuất bản Khoa học xã hội phát hành lần đầu tiên năm 2001, đã được
biên soạn nhằm đáp ứng nhu cầu trên , đồng thời cũng được bạn đọc đón nhận
nhiệt tình trong lần xuất bản đầu tiên.
Trong quá trình tiếp nhận và sử dụng chữ Hán, người Việt Nam đã biên soạn
được một số bộ tự điển, từ điển lấy đơn vị mục từ là chữ Hán, từ ngữ Hán... Căn
cứ vào mục đích sử dụng, từ điển Hán Việt được chia thành hai tiểu loại nhỏ như
sau:
- Loại từ điển về âm vận dùng để tra cứu vận bộ khi làm thơ.
- Loại tự điển, từ điển dùng để học chữ Hán và từ ngữ Hán. Trong loại này, nếu dựa

vào mục đích sử dụng, cách thức biên soạn có thể phân biệt như sau: loại đơn
thuần chỉ là sách dạy viết chuẩn chính tả chữ Hán; loại mang tính chất như một
quyển sổ tay học từ ngữ Hán; loại được biên soạn trên cơ sở rút gọn bộ Khang Hi
tự điển, các mục từ được sắp xếp theo bộ thủ Hán giống như cách sắp xếp của bộ
tự điển nêu trên;chiếm phần nhiều hơn cả vẫn là nhóm các bộ tự điển, từ điển Hán
được sắp xếp theo môn loại (nghĩa là được sắp xếp xuất phát từ ý nghĩa của chữ
Hán, từ ngữ Hán).
Nhìn một cách tổng quát theo cách phân loại từ điển, từ điển Hán Việt hiện đại
là bộ từ điển song ngữ Hán Việt đối chiếu được sắp xếp theo một cấp, với phần
giải thích bằng chữ Việt dưới dạng chữ Quốc ngữ thông dụng hiện đại. Như chúng
ta đều biết, khi nói đến chức năng của từ điển song ngữ, các nhà từ điển học đều
nhấn mạnh tới hai khía cạnh: giúp người đọc hiểu được ngôn ngữ đích và giúp
người đọc tái tạo (viết và phần nào nói) được ngôn ngữ đích.
Xét trong bối cảnh cụ thể của nước ta, việc xác định đối tượng cũng như mục
đích với những ưu tiên khác nhau của phần lớn các từ điển, như đã thấy, là một sự
cân nhắc đúng đắn. Từ điển Hán Việt hiện đại thật sự là công cụ giúp người Việt
Nam đọc và hiểu tiếng Hán khá hiệu quả, đây là nhiệm vụ chính, ưu tiên hàng đầu

của quyển từ điển này. Sau đó, mới là công cụ giúp người Trung Quốc học nói và
học viết tiếng Việt, tài liệu giúp cho việc nghiên cứu ngôn ngữ học...
II.

Vấn đề cấu trúc vĩ mô của từ điển Hán Việt hiện đại
4
4


Theo lí thuyết từ điển học, cấu trúc vĩ mô của từ điển được hiểu là tổng thể các
mục từ được sắp xếp theo một trật tự nhất định nào đó. Vì thế, khi xem xét các cấu
trúc vĩ mô của một cuốn từ điển nào đó, người ta thường quan tâm đến các nội
dung như: số lượng mục từ của từ điển; đặc điểm của các đơn vị mục từ được lựa
chọn; trật tự sắp xếp các mục từ.
1. Đặc điểm đơn vị mục từ của từ điển Hán Việt hiện đại

Do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị
trường, sự hòa nhập vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam và Trung Quốc đã có
nhiều từ ngữ mời xuất hiện. Quyển từ điển này với 80.000 đơn vị từ thông dụng và
cập nhật một số lượng không nhỏ từ ngữ mới, bao gồm các thuật ngữ của một số
lĩnh vực được nhiều bạn quan tâm như tin học, kinh tế, xã hội, tài chính, du lịch...
Nhìn chung, các mục từ trong quyển từ điển Hán Việt hiện đại này là kí hiệu các
con chữ theo phiên âm Latinh; chú trọng thu thập các đơn vị từ ngữ cơ bản, thường
dùng của tiếng Việt; không thu thập các từ cổ, các từ tắt, các khuôn hình ngữ pháp;
phần lớn các từ điển không thu thập các từ ngữ có tính chất địa phương, các từ tục,
tiếng lóng, danh từ riêng. Bên cạnh đó, bảng từ của từ điển có sự kết hợp thỏa
đáng và hợp lý giữa các lớp từ cũ và từ mới, lớp khẩu ngữ và lớp từ sách vở...Có
thể nói rằng, dưới góc độc của một người học tiếng Hán, quyển từ điển Hán Việt
hiện đại này thật sự là loại sách công cụ hữu ích dùng để tra cứu, đối chiếu giữa
hai ngôn ngữ tiếng Hán và tiếng Việt mỗi khi cần thiết, cung cấp những mẫu tri

thức mà người dùng đang cần.
2. Về cách bố trí mục từ trong từ điển Hán Việt hiện đại

Nếu như số lượng mục từ cũng như phạm vi các mục từ được lựa chọn còn có
sự khác nhau đáng kể giữa các từ điển thì ở phương diện sắp xếp từ đầu mục, các
từ điển lại có sự thống nhất tuyệt đối trong từ điển Hán Việt, cách tra chữ theo âm
thường có hai loại: một loại là theo tự mẫu chú âm, một loại là theo cái phiên âm
tiếng Hán. Hiện nay, cách tra theo chữ cái phiên âm tiếng Hán là thịnh hành nhất.
Việc khảo sát cấu trúc vĩ mô của từ điển Hán Việt hiện đại cho thấy phần chính
của từ điển được xếp theo âm đọc phổ thông ghi bằng chữ cái Latinh. Đồng thời,
để tiện tra cứu, từ điển còn sử dụng các cách tra theo bộ và theo âm đọc. Theo đó,
bảng tra chữ dựa trên vận bộ gồm ba phần:
5
5


- Phần đầu hướng dẫn cách tra chữ theo bộ;
- Phần thứ hai là mục lục bộ gồm các bộ được sắp xếp theo số nét tăng dần và chia

làm hai cột; cột thứ nhất là bộ, cột thứ hai là số trang của bộ thủ ở phần bảng tra
chữ;
- Phần ba là bảng tra chữ, các chữ Hán được sắp xếp theo bộ thủ với số nét tăng dần,

bên cạnh là số trang của chữ trong phần chính của từ điển;
Ngoài ra, bảng tra chữ theo âm được sắp xếp theo thứ tự abc của phiên âm, mỗi
trang của bảng tra chia làm bốn cột, thông tin trong một tính từ trái gồm: chữ Hán
giản thể, chữ trong ngoặc (nếu có) là chữ Hán phồn thể (hay giản thể) tương ứng
với số trang của chữ đó trong phần chính của từ điển. thời cận thế, trật tự sắp xếp
có sự sai khác: trong từng môn, các mục từ được xếp theo thứ tự số nét của chữ
Hán.


Bảng tra chữ
theo âm đọc

Bảng tra chữ theo bộ

Đối chiếu từ điển song ngữ Hán Việt nói chung và từ điển Hán Việt hiện đại
nói riêng thì có thể thấy với cách việc sắp xếp các mục từ theo quy tắc nói trên thật
sự có những ưu điểm riêng vừa tiết kiệm thời gian nhưng vẫn có tính hiệu quả cao;
là một sự lựa chọn hợp lý và thực tế hơn cả cho người sử dụng khi muốn tra cứu
nhanh.
Để có thể tiếp thu chữ Hán và văn hoá một cách hiệu quả hơn, các nhóm nước
chịu ảnh hưởng văn hóa Hán đều cố gắng tập trung biên soạn cho riêng mình
những bộ sách công cụ - đó là các bộ từ điển song ngữ. So với Hàn Quốc và Nhật
Bản, thì nước ta vì các điều kiện chưa đầy đủ nên việc biên soạn từ điển là một
việc rất khó khăn, cùng với bộ môn từ điển học Việt Nam ra đời rất muộn so với
các nước bạn, bên cạnh đó, vì từ điển là loại sách đang được "ăn khách" nên việc
6
6


không ít quyển được in ấn vội vàng và có rất nhiều sai sót và chưa thực sự cung
cấp đầy đủ thông tin để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Ví dụ, hệ thống từ điển song ngữ của Nhật Bản là rất lớn. Khảo cứu về từ điển
song ngữ của Nhật Bản nói riêng và của nhóm các nước chịu ảnh hưởng của văn
hoá Hán nói chung không thể không đề cập đến danh từ Setsuyoushu 3, là bộ từ
điển cổ xuất hiện từ thời Muromachi 4. Các mục từ trong Setsuyoushu được sắp
xếp theo 2 cấp: bước đầu là xếp theo vận bộ (hệ thống nguyên âm cổ của tiếng
Nhật) và bước 2: trong từng vận bộ, các mục từ lại được xếp theo môn (theo ý
nghĩa của từ). Ở nhóm văn bản thời cận thế, trật tự sắp xếp có sự sai khác: trong

từng môn, các mục từ được xếp theo thứ tự số nét của chữ Hán.
Nhưng ở Việt Nam, các mục từ trong đó lại chỉ sắp xếp theo một cấp theo
môn hoặc theo bộ, điển hình như từ điển Hán Việt hiện đại đang khảo sát, đôi
khi đó thật sự cũng là trở ngại cho việc muốn tra cứu nhanh.
3. Phụ lục của từ điển Hán Việt hiện đại

Trong một cuốn từ điển, vấn đề quan trọng hàng đầu mà người biên soạn cũng
như người sử dụng quan tâm phải là nội dung của đơn vị mục từ thu thập.Chất
lượng một cuốn từ điển trước hết và chủ yếu được đánh giá qua chất lượng của các
bảng từ. Tuy nhiên, có thể nói rằng những yếu tố kể trên không phải là tất cả và
mang tính quyết định cho toàn bộ giá trị của quyển từ điển. Ngoài phần trung tâm
của từ điển, thì phần phụ lục kèm theo cũng là yếu tố không thể thiếu để làm nên
sự sinh động và hấp dẫn cho một công trình điển.
Có thể nói rằng quyển từ điển Hán Việt hiện đại cho đến thời điểm xuất bản
dường như phần nào đáp ứng những yêu cầu trên gồm phần phụ lục rất hữu ích,
bao gồm phần phụ lục phía trước và 8 mục phụ lục phía sau được trình bày rõ
ràng và thông tin thiết thực và phong phú.
Phần phụ lục phía trước gồm lời nói đầu, bảng chữ viết tắt, cách sử dụng từ
điển, bảng tra chữ theo bộ, bảng tra chữ theo âm Latinh và đối chiếu phồn thể và
3 Phiên âm Hán Việt: tiết dụng tập, tiền thân của nó là bộ Kagakushuu , 1444.
4 Còn gọi là Thất Đinh thời đại hay Mạc phủ, là một thời kỳ trong lịch sử Nhật Bản trong khoảng từ năm 1336 đến
năm 1573.

7
7


giản thể. Ngoài ra, quyển từ điển này còn bổ sung thêm một phần thông tin những
đặc điểm và kên sản sinh từ ngữ mới ở Trung Quốc từ khi cải cách đến nay.
Phần phụ lục phía sau sách thật sự là một kênh thông tin kèm theo rất quý giá

mà quyển từ điển Hán Việt hiện đại này cung cấp. Các phần phụ lục phía sau bao
gồm 8 mục lần lượt như sau:
- Phụ lục 1 : Các quốc gia trên thế giới

Trong những năm gần đây, thế giới có nhiều biến động lớn về chính trị, có
nhiều quốc gia mới được ra đời, vì thế thông tin về tên các quốc gia trên thế giới là
một nhu cầu cần thiết. Phần này giới thiệu các quốc gia trên thế giới, thông tin
được cung cấp bao gồm tên nước, thủ đô và vị trí địa lý.
- Phụ lục 2 : Tên tỉnh các thành phố Việt Nam (đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng
-

Hán)
Phụ lục 3: Tên các tỉnh thành Trung Quốc (đối chiếu giữa tiếng Việt và tiếng Hán)
Phụ lục 4: Cây gia tộc của người Hán
Phụ lục 5: Hệ thống các đơn vị đo lường
Phụ lục 6: Những từ mới xuất hiện tiếng Hán những năm gần đây
Phụ lục 7: Đối chiếu phiên âm và chú âm phù hiệu
Phụ lục 8: Các dấu chấm câu và ký hiệu dùng trong câu
Mặc dù, phần phụ lục mà quyển từ điển này cung cấp một lượng thông tin thật
sự phong phú nhưng vì hạn chế về một số mặt mà quyển từ điển Hán Việt hiện đại
là thiếu một số hình ảnh minh họa cho lần xuất bản đầu tiên ví dụ như bản đồ các
quốc gia trên thế giới , bản đổ các tỉnh của Trung Quốc cũng như của Việt Nam.
Hình ảnh minh họa trong tự điển có thể nói là một yếu tố góp phần cho tự điển
giấy trở nên sinh động hơn và dễ dàng nắm bắt được nội dung cần tra cứu.
Bên cạnh đó, dù đã rất cố gắng, nhưng do trình độ và thời gian có hạn, nên
không thể cung cấp một số thông tin cơ bản về hai tác giả biên soạn quyển từ điển
này là Trương Văn Giới và Lê Khắc Kiều Lục. Rất hy vọng những lần xuất bản kế
tiếp, quyển tự điển Hán Việt hiện đại cho những lần xuất bản kế tiếp có thể bổ
sung thêm thông tin về tác giả.


8
8


Phụ lục sau sách

Các quốc gia trên thế giới
Đối chiếu phiên âm và chú âm phù hiệu
III.

Về cấu trúc vi mô của từ điển Hán Việt hiện đại
1. Thông tin từ đầu mục trong từ điển Hán Viết hiện đại
Như chúng ta đã biết, cấu trúc vi mô của một cuốn từ điển thường được hiểu là
toàn bộ các thông tin được trình bày trong mỗi mục từ. Tuy nhiên ở đây cũng phải
nói ngay rằng, việc đưa những thông tin nào vào mục từ lại phụ thuộc rất nhiều
vào từng loại, từng cuốn từ điển cụ thể cũng như quan điểm của các soạn giả.
Chính vì vậy khi xem xét một loại từ điển hoặc một cuốn từ điển cụ thể nào đó, rất
cần phải có một cái nhìn thực tế.
Trong phần chính của từ
điển, các chữ được sắp xếp theo
abc của âm đọc.Trong phạm vi
một chữ, các từ tạo thành từ chữ
này cũng được sắp xếp theo thự
tự abc.

Ví dụ, trang 896 gặp chữ "长" gồm 2 mục như sau :
9
9



Các thông tin được cung cấp ở mục chữ này gồm:
-

Chữ Hán giản thể- 长- (nếu chữ có nhiều mục vào sẽ được đánh số).
Chữ Hán phồn thể nếu có (trong ngoặc đơn)- 長.
Phiên âm Latinh- zhǎng.
Âm Hán Việt- [ TRƯỞNG].
Các nghĩa của từ. Nếu chữ có nhiều nghĩa thì được đánh số. Một nghĩa của chữ

được dịch bằng các từ, ngữ tiếng Việt tương đương.
- Âm đọc khác của từ - [Xem "cháng" ]- Nếu chữ có nhiều âm đọc, phần này cho biết
âm đọc khác của từ.
Ngoài ra,
- Các từ in nghiêng trong ngoặc đơn có tác dụng hoặc giải thích ngắn gọn chức năng

ngữ pháp hoặc làm rõ nghĩa của từ.
- Một số nghĩa khó hay quan trọng trong ví dụ minh họa.Ví dụ được đánh sau dấu hai
chấm của nghĩa, sau đó là phần dịch nghĩa chả ví dụ này. Nếu có nhiều ví dụ,
chúng được phân cách bằng dấu " ;".
- Các từ, ngữ trong ngoặc nhọn, hoặc là chỉ chức năng ngữ pháp của nghĩa đó, ví dụ
<Đại>, <Lượng>...hoặc chỉ chuyên ngành của nghĩa đó, ví dụ <Cơ>, <Hóa>...
Các mục vào của từ không có âm Hán Việt, còn lại là thành phần khác tương
tự như mục vào của chữ.
Nhìn chung, của một mục từ trong từ điển Hán Việt hiện đại đang khảo cứu
bước đầu phần nào đã cung cấp một lượng thông tin tương đối phong phú đầy đủ
cùng với cách giải thích rõ ràng và dễ hiểu thỏa mãn yêu câu người sử dụng.
Tuy nhiên, để cho những lần xuất bản ngày càng hoàn chỉnh hơn thì nội dung
của mục từ đó vẫn cần bổ sung thêm các nội dung khác cũng không kém phần
10
10



quan trọng. Chẳng hạn như: số lượng nét của bộ thủ hoặc biến thể; nét chữ cũng
như trình tự viết của mục từ và có thể kèm theo chú âm bên cạnh phiên âm.
2. Câu ví dụ trong từ điển Hán Việt hiện đại

Một cuốn tự điển không có ví dụ chỉ là một bộ xương. Câu nói đó vẫn là điều
tâm niệm muôn thuở của các nhà làm tự điển.Ví dụ có vai trò làm sáng tỏ thêm
nghĩa của từ đầu mục hoặc chỉ ra cách dùng các từ ấy hay là làm rõ thêm cấu trúc
vi mô của từ điển và có khi cả hai vai trò đó. Tuy nhiên, quyền từ điển Hán Việt
hiện đại lại chưa thật sự chú ý đến vấn đề các ví dụ cho các từ đầu mục, số lượng
ví dụ xuyên suốt quyển từ điển này là chưa thật sự nhiều, thậm chí là rất ít và chưa
hoàn toàn chú trọng. Các ví dụ đưa vào trong từ điển chỉ đơn giản là những câu
thông thường đơn giản, không cung cấp nhiều kiến thức ngoài lề của từ đầu mục
cho người sử dụng.Ngoài ra, một số thành ngữ , tục ngữ được đưa vào từ điển
không giải thích về mặt cơ bản nghĩa và không chú thích rõ ràng đó là thành ngữ ,
tục ngữ hay chỉ đơn gian là tổ hợp từ, từ các vấn đề trên, khiến cho một số thông
tin mà người biên soạn đưa vào từ điển là có dụng ý riêng nhưng do người sử dụng
không hiểu rõ, mơ hồ về các từ đầu mục, cuối cùng là một số thông tin bị thừa một
cách vô lý.
Một từ đầu mục hoàn toàn không
có ví dụ hoặc rất đơn giản

Không có chú thích rõ để phân biệt giữa các cụm từ gồm 4 chữ
: Mất bì mới lo làm chuồng
: Thầy tốt bạn hiền
11
11



Kết luận
Qua khảo sát quyển từ điển Hán Việt hiện đại như trên, chúng ta nhận thấy
việc biên soạn từ điển Hán Việt là một sự nghiệp lâu dài và không ngừng bổ sung
hoàn chỉnh.Tuy khuyết điểm là khó tránh khỏi do các mặt hạn chế này khác của
thời đại, cũng như của điều kiện làm việc khác nhau, tất cả các công trình đều
chứng tỏ một nỗ lực thật đáng trân trọng cung cấp một sự tham khảo rộng rãi cho
nhu cầu sử dụng Hán Việt, thích nghi với hoàn cảnh Việt Nam.
Tài liệu tham khảo
1. Trương Văn Giới,Lê Khắc Kiều Lục, Từ điển Hán Việt hiện đại, NXB khoa học xã

hội,Hà Nội, 2001.
2. Chu Bích Thu, Một số nét khái quát về cấu trúc vĩ mô của từ điển giải thích // "Một

số vấn đề Từ điển học", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
3. Đào Thản, Một số kiểu chú trong từ điển tiếng Việt //"Một số vấn đề Từ điển học",
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997.
4. Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm, Một số vấn đề từ điển học // "Một số vấn đề Từ
điển học", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1997.
5. Lê Khả Kế,Một số suy nghĩ về từ điển song ngữ //"Một số vấn đề Từ điển học",

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1997.
6. Lê Khả Kế, Về một vài kinh nghiệm trong việc làm từ điển song ngữ Anh- Việt,
"Ngôn ngữ", s. 4-1999.
7. Lã Minh Hằng, Đôi nét về Từ điển song ngữ Hán Việt qua khảo cứu Đại Nam quốc
ngữ của Nguyễn Văn San, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 01, năm 2011
8. Nguyễn Hữu Hoành, Một số nhận xét bước đầu về từ điển Việt - Dân tộc, Tạp chí

Từ điển học và Bách khoa thư, số 03, năm 2011
9. Bùi Khắc Việt, Vấn đề thu thập và giải thích thuật ngữ trong từ điển, // "Một số vấn
đề Từ điển học", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1997.

10. Trần Văn Chánh, Điểm qua một số bộ từ điển Hán Việt tiên phong,
12
12


/>
13
13



×