Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ TRONG CÁC KÊNH, HỒ ĐIỀU TIẾT NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.44 MB, 61 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA HÓA


NGUYỄN THỊ HIỀN
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ
TRONG CÁC KÊNH, HỒ ĐIỀU TIẾT NƯỚC
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, 05/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN


KHÓA LUẬN TÔT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ
TRONG CÁC KÊNH, HỒ ĐIỀU TIẾT NƯỚC
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Sinh viên thực hiện
Lớp
Giảng viên hướng dẫn

: Nguyễn Thị Hiền


: 12 CQM
: ThS. Nguyễn Đình Chương

Đà Nẵng, 05/2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐHSP

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

KHOA HÓA

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HIỀN
Lớp: 12CQM
1. Tên đề tài: Đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong các kênh, hồ điều
tiết nước của thành phố Đà Nẵng.
2. Nguyên liệu, dụng cụ và thiết bị:
-

Nguyên liệu: Nước hồ khu vực Đảo Xanh.

-

Dụng cụ thủy tinh: Cốc, bình định mức, bình tam giác, buret, pipet các loại,
phễu, đũa thủy tinh, ống đun COD,...


-

Thiết bị: Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV-VIS hiệu Lambda 25 UV-VIS
spectrometer của hãng Perkin Elmer USA, cân phân tích hiệu Prescia XT
220-A, máy đo pH, máy đun COD, bếp đun, bếp cách thủy, dụng cụ lấy mẫu.

3. Nội dung nghiên cứu:
 Thu thập các thông tin về hồ
Tiến hành thu thập các tài liệu ở các ban ngành chức năng có liên quan về các hồ
trong đề tài khảo sát.
 Khảo sát, đánh giá hiện trạng môi trường nước
-

Tiến hành khảo sát thực địa về hồ Đảo Xanh - Thành phố Đà Nẵng.

-

Tiến hành lấy mẫu.
Phân tích các chỉ tiêu hóa học: pH, TSS, hàm lượng Cl-, COD, N-NO3-, PPO43-.

-

Thông qua các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá chất lượng nước so
với các quy chuẩn cho phép về nguồn nước.


 Đề xuất phương án bảo vệ nguồn nước.
4. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đình Chương, Giảng khoa Hóa
trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.

5. Ngày giao đề tài: Ngày 5/10/2015.
6. Ngày hoàn thành: Ngày 25/4/2016.

Chủ nhiệm khoa

PGS- TS Lê Tự Hải

Giáo viên hướng dẫn

Th.S Phạm Thị Hà

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày ... tháng ... năm 2016.
Kết quả điểm đánh giá: ...
Ngày ... tháng ... năm 2016.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký và ghi rõ họ tên)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin kính gởi các thầy cô khoa Hóa trường Đại học Sư Phạm Đà
Nẵng lời chúc sức khỏe.
Em xin cảm ơn các thầy cô đã dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình cho em
trong suốt quá trình học tại trường. Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Đình Chương đã
giúp đỡ, hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài để em có thể hoàn thành tốt
khóa luận đúng thời gian và quy định của trường.
Qua quá trình thực hiện đề tài đã giúp em củng cố và nắm vững kiến thức đã
học ở trường, tạo điều kiện cho em tiếp xúc thực tế và tích lũy được nhiều kinh
nghiệm quý giá. Do hạn chế về thời gian và kiến thức nên đề tài không tránh khỏi
sai sót. Em kính mong được sự góp ý và hướng dẫn của thầy cô. Em xin chân thành
cảm ơn!


Đà Nẵng, tháng 04 năm 2016
Sinh viên: Nguyễn Thị Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..................................................................................... 2
1.1. Nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước .................................................................2
1.1.1. Nguồn nước ................................................................................................2
1.1.1.1. Nguồn nước ngầm (nước dưới mặt đất)............................................... 2
1.1.1.2. Nguồn nước mặt................................................................................... 3
1.1.1.3. Nguồn nước đại dương ........................................................................ 3
1.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước ...............................................................4
1.1.2.1. Đánh giá trực tiếp ................................................................................. 4
1.1.2.2. Đánh giá tổng hợp ............................................................................... 5
1.1.3. Hồ đô thị .....................................................................................................6
1.1.3.1. Chức năng, vai trò trong hệ sinh thái đô thị......................................... 6
1.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước hồ đô thị .................................................. 6
1.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ........ 7
1.1.3.4. Nguồn và các chất gây ô nhiễm hồ đô thị .......................................... 10
1.1.3.5. Các chất gây ô nhiễm ......................................................................... 12
1.1.4. Bảo vệ nguồn nước hồ đô thị và phục hồi nguồn nước hồ đô thị [5].......14
1.1.4.1. Kiểm soát chất lượng nước từ bên ngoài hồ ...................................... 14
1.1.4.2. Kiểm soát chất lượng nước hồ từ bên trong hồ ................................. 16
1.2. Giới thiệu về hồ ở khu vực Đảo Xanh-TP Đà Nẵng ........................................18



1.2.1. Vị trí địa lý ..............................................................................................18
1.2.2. Chức năng .................................................................................................20
1.2.3. Đặc điểm...................................................................................................20
1.2.4. Dao động mức nước giữa các mùa và sự điều tiết nước ..........................21
1.2.5. Hệ thống cống và các nguồn thải .............................................................21
1.3. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước mặt........................................................21
1.4. Một số chỉ tiêu hóa học và phương pháp xác định [2] [3] ................................22
1.4.1. pH .............................................................................................................22
1.4.2. Chỉ tiêu clorua ..........................................................................................22
1.4.3. Chỉ tiêu COD – Nhu cầu oxi hóa học (Chemical Oxygen Demand) .......23
1.4.4. Chỉ tiêu NO3- ............................................................................................23
1.4.5. Hàm lượng photpho ..................................................................................23
1.4.6. Hàm lượng SS ..........................................................................................24
1.5. Phương pháp lấy và bảo quản mẫu trước khi phân tích tại phòng thí nghiệm .24
1.5.1. Các dạng mẫu ...........................................................................................24
1.5.1.1. Mẫu đơn và chiều sâu ........................................................................ 24
1.5.1.2. Mẫu theo bề mặt và mẫu tổ hợp ......................................................... 25
1.5.2. Phương pháp lấy mẫu ...............................................................................25
1.5.3. Cách thức và tần suất lấy mẫu ..................................................................25
1.5.3.1. Lấy mẫu theo thời gian ...................................................................... 25
1.5.3.2 Lấy mẫu theo tầng và lớp .................................................................... 25
1.5.3.3. Lấy mẫu theo vùng, mặt cắt hay điểm cần quan sát .......................... 26
1.5.3.4. Lấy mẫu theo dòng chảy, thủy triều .................................................. 26
1.5.4. Các phương pháp bảo quản mẫu ..............................................................26
1.5.5. Thiết bị lấy mẫu ........................................................................................26


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................................... 27

2.1. Đối tượng ..........................................................................................................27
2.1.1. Môi trường nước hồ đô thị và các yếu tố liên quan đến chất lượng nước
quang khu vực Đảo Xanh ...................................................................................27
2.1.2. Các biện pháp bảo vệ chất lượng nước ....................................................27
2.2. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................27
2.2.1. Đánh giá chất lượng nước hồ đô thị trong thành phố Đà Nẵng và tại hồ
Đảo Xanh. ...........................................................................................................27
2.2.1.1. Thu thập các tài liệu, số liệu quan trắc chất lượng nước hồ đô thị trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng ............................................................................. 27
2.2.1.2. Khảo sát, lấy mẫu, xử lý số liệu để đánh giá hiện trạng chất lượng
nước của hồ Khu Đảo Xanh. ........................................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................29
2.3.1. Phương pháp thống kê và tổng hợp tài liệu ..............................................30
2.3.2. Khảo sát và đo đạc thực địa......................................................................30
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................32
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 33
3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường nước tại khu vực Đảo Xanh ..........................33
3.1.1. Các thông số vật lý ...................................................................................33
3.1.1.1. Thông số pH ....................................................................................... 34
3.1.1.2. Hàm lượng SS trong nước ................................................................. 35
3.1.2. Hàm lượng clo trong nước .......................................................................36
3.1.3. Hàm lượng chất hữu cơ trong nước .........................................................37
3.1.4. Hàm lượng phophat trong nước ...............................................................39
3.1.5. Hàm lượng Nitrat trong nước ...................................................................40


3.2. Lượng nước phát sinh và tính chất thành phần của nước thải sinh hoạt quanh
khu vực Đảo Xanh. ..................................................................................................41
3.2.1. Lượng nước thải phát sinh ........................................................................41
3.2.2. Tính chất thành phần của nước thải sinh hoạt ..........................................42

3.3. Đề xuất biện pháp kiểm soát và bảo vệ chất lượng nước hồ Đảo Xanh. ..........43
3.3.1. Thu gom nước thải vào hệ thống xử lý ....................................................43
3.3.1.1. Hệ thống thu gom............................................................................... 43
3.3.1.2. Đề xuất hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường bên
ngoài ................................................................................................................ 43
3.3.2. Các biện pháp khác nhằm nâng cao chất lượng nước ..............................45
3.3.2.1. Làm thoáng ........................................................................................ 45
3.3.2.2. Lọc nổi với các loài thực vật ............................................................. 45
3.3.2.3. Nạo vét bùn ........................................................................................ 47
3.3.2.4. Tuyên truyền ...................................................................................... 47
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 48
1. Kết luận ................................................................................................................48
2. Kiến nghị..............................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 49


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước ........................................ 5
Bảng 1.2. Chất lượng nước một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................... 8
Bảng 1.3. Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt (QCVN 08:2015/BTNMT) .................. 21
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn áp dụng ................................................................................... 31
Bảng 3.1. Bảng kết quả quan trắc pH qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ............................ 34
Bảng 3.2. Bảng kết quả quan trắc SS (mg/l) qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ................. 35
Bảng 3.3. Bảng kết quả quan trắc Cl- (mg/l) qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ................. 36
Bảng 3.4. Bảng kết quả quan trắc COD (mg/l) qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ............. 38
Bảng 3.5. Bảng kết quả quan trắc P-PO43- (mg/l) qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh .......... 39
Bảng 3.6. Bảng kết quả quan trắc N-NO3- (mg/l) qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh .......... 40
Bảng 3.7. Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet và sinh hoạt............. 42
Bảng 3.8. Nồng độ chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt ................................. 43



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mặt cắt tầng nước ngầm .............................................................................. 2
Hình 1.2. Hồ thị chất lượng nước hồ đô thị trong địa bàn thành phố Đã Nẵng .......... 9
Hình 1.3. Sơ đồ tuyến cống tách nước mưa ra khỏi hồ ............................................. 15
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc thay nước tầng đáy ....................................................... 16
Hình 1.5. Các phương án bổ cấp nước sạch cho hồ đô thị ........................................ 17
Hình 1.6. Khu Đảo Xanh nhìn từ trên cao ................................................................ 19
Hình 1.7. Vị trí khu Đảo Xanh .................................................................................. 20
Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu tại hồ Đảo Xanh ................................................................ 28
Hình 2.2. Hình ảnh lấy mẫu tại hồ Đảo Xanh ........................................................... 29
Hình 3.1. Hình ảnh nước hồ Đảo Xanh..................................................................... 33
Hình 3.2. Thông số pH qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh .................................................. 34
Hình 3.3. Hàm lượng SS qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ................................................ 35
Hình 3.4. Hàm lượng Cl- qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ............................................... 37
Hình 3.5. Hàm lượng COD qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ............................................ 38
Hình 3.6. Hàm lượng P-PO43- qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ........................................ 39
Hình 3.7. Hàm lượng N-NO3- qua 5 đợt tại hồ Đảo Xanh ........................................ 41
Hình 3.8. Bèo dâu tây ................................................................................................ 46


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxi sinh học

COD

Nhu cầu oxi sinh học


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

SS

Tổng chất rắn lơ lửng


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
LỜI MỞ ĐẦU

Đà Nẵng là một trong những thành phố có quá trình đô thị hóa – công nghiệp
hóa phát triển mạnh ở Việt Nam. Đô thị hóa – công nghiệp hóa là xu hướng tất yếu
của nền kinh tế. Tuy nhiên, quá trình này luôn đồng nghĩa với việc làm biến đổi môi
trường tự nhiên, ở cả mặt tích cực và tiêu cực. Môi trường không những bị ô nhiễm
do các hoạt động phát triển của các khu công nghiệp, đô thị mà còn các hoạt động
canh tác của nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải. Và ô nhiễm môi trường
nước cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay mà đặc biệt là tình
trạng ô nhiễm ở các con sông, hồ, dẫn đến những tác động tiêu cực đến chất lượng

cuộc sống của người dân.
Đà Nẵng có nhiều hồ, đầm vừa có chức năng điều tiết nước mưa, vừa tạo
cảnh quan cho thành phố. Tuy nhiên, trong những năm qua có nhiều hồ, đầm đã bị ô
nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có hồ Đảo Xanh. Vấn đề ô nhiễm
hồ Đảo Xanh được nhiều người dân phản ánh và Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố cũng đã có biện pháp xử lý, khắc phục, nhưng vẫn còn tình trạng ô
nhiễm.
Xuất phát từ những thực trạng ở hồ Đảo Xanh, tôi chọn đề tài “Đánh giá
mức độ ô nhiễm chất hữu cơ trong các kênh, hồ điều tiết nước của thành phố Đà
Nẵng”.
Nội dung nghiên cứu:
- Thu thập các tài liệu, số liệu quan trắc chất lượng nước hồ đô thị trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng
- Khảo sát, lấy mẫu, xử lý số liệu để đánh giá hiện trạng chất lượng nước của
hồ Khu Đảo Xanh.
- Đề xuất biện pháp kiểm soát và bảo vệ chất lượng nước hồ Đảo Xanh.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước [4] [5] [7] [8]
1.1.1. Nguồn nước
Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên

Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại
dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng
băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới
(hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Việc cung cấp nước uống sẽ là
một trong những thử thách lớn nhất của loài người trong vài thập niên tới đây.

Hình 1.1. Mặt cắt tầng nước ngầm
1.1.1.1. Nguồn nước ngầm (nước dưới mặt đất)
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích
bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới bề mặt trái đất,
có thể khai thác cho các hoạt động sống của con người.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 2


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Ðặc điểm chung của nước ngầm là khả năng di chuyển nhanh trong các lớp đất
xốp, tạo thành dòng chảy ngầm theo địa hình. Nước ngầm tầng mặt thường không
có lớp ngăn cách với địa hình bề mặt. Do vậy, thành phần và mực nước biến đổi
nhiều, phụ thuộc vào trạng thái của nước mặt. Loại nước ngầm tầng mặt rất dễ bị ô
nhiễm. Nước ngầm tầng sâu thường nằm trong lớp đất đá xốp được ngăn cách bên
trên và phía dưới bởi các lớp không thấm nước.
Khoảng cách giữa vùng thu nhận và vùng khai thác nước thường khá xa, từ vài
chục đến vài trăm km. Trong các khu vực phát triển đá cacbonat thường tồn tại loại
nước ngầm caxtơ di chuyển theo các khe nứt caxtơ. Trong các dải cồn cát vùng ven

biển thường có các thấu kính nước ngọt nằm trên mực nước biển. Nước ta có trữ
lượng nước ngầm phong phú, khoảng 130 triệu m3/ngày, đáp ứng được 60% nhu
cầu nước ngọt của đất nước.
1.1.1.2. Nguồn nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước.
Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy
vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất. Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi
các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc
vào một số yếu tố khác. Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất
ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước
này, các đặc điểm của dòng chảy mặt trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ
bốc hơi địa phương. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
1.1.1.3. Nguồn nước đại dương
Nước đại dương hay còn gọi là nước mặn, là thuật ngữ chung để chỉ nước
chứa một hàm lượng đáng kể các muối hòa tan (chủ yếu là NatriClorua NaCl). Hàm
lượng này thông thường được biểu diễn dưới dạng phần nghìn (ppt) hay phần triệu
(ppm) hoặc phần trăm (%) hay g/l.
Trên Trái Đất, nước biển trong các đại dương là nguồn nước mặn phổ biến
nhất và cũng là nguồn nước lớn nhất. Độ mặn trung bình của đại dương là khoảng
SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 3


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

35.000 ppm hay 35 ppt hoặc 3,5%, tương đương với 35 g/l. Hàm lượng nước mặn
tự nhiên cao nhất có tại hồ Assal ở Djibouti với nồng độ 34,8%.

1.1.2. Đánh giá chất lượng nguồn nước
Chất lượng nguồn nước được đánh giá thông qua nồng độ hoặc hàm lượng các
tác nhân vật lý, hóa học hay sinh học có trong nước thông qua các tiêu chuẩn, quy
chuẩn quy định cho từng mục đích sử dụng nguồn nước đó. Căn cứ theo các tiêu
chuẩn, quy chuẩn hiện hành thì gồm các mục đích sử dụng nước như sau:
- Mục đích cấp nước sinh hoạt (ăn uống, tắm gặt...).
- Mục đích tưới tiêu thủy lợi, mục đích nông nghiệp.
- Dùng cho mục đích giao thông thủy, các hoạt động vui chơi giải trí,…
- Nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản,…
- Nước cấp cho hoạt động công nghiệp.
Để xem xét chất lượng nguồn nước có đạt được yêu cầu cho từng mục đích sử
dụng hay không phải so sánh chất lượng nguồn nước đó với các tiêu chuẩn, quy
chuẩn ban hành. Để đánh giá chất lượng nguồn nước thường xem xét các chỉ tiêu
đặc trưng cho chất lượng nguồn nước và theo các tác động của chúng lên hệ sinh
thái của khu vực.
1.1.2.1. Đánh giá trực tiếp
Đánh giá trự tiếp sẽ cung cấp những thông tin nhanh về nguồn gốc gây ô
nhiễm thông qua các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng.
- Các chỉ tiêu vật lý: nhiệt độ, pH, độ màu, độ đục,....
- Các chỉ tiêu hóa học: hợp chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng,...
- Các chỉ tiêu sinh học: coliform, E.coli...
Thông qua các chỉ tiêu này, có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm hợp chất
hữu cơ, dinh dưỡng, vi khuẩn và khả năng tự phân hủy của nguồn nước.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 4


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

1.1.2.2. Đánh giá tổng hợp [7]
Đánh giá tổng hợp các nguồn nước thông qua các chỉ tiêu hóa học, người ta
phân loại chất lượng nước thành các dạng: rất sạch, sạch, hơi bẩn, bẩn, rất bẩn...
Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước được thể hiện trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Bảng đánh giá tổng hợp chất lượng nguồn nước
Trạng
STT

thái
nước

NH4+

NO3-

PO43-

COD

BOD5

(mg/l)

(mg/l)

(mg/l)


(mg/l)

(mg/l)

7÷8

<0,05

<0,1

<0,01

≤6

≤2

6,5÷8,5

0,05÷0,4

0,1÷0,3

6÷20

2÷4

6÷9

0,4÷1,5


0,3÷1,0

0,05÷0,1

20÷50

4÷6

5÷9

1,5÷3

1÷4

0,1÷0,15

50÷70

6÷8

4÷9,5

3÷5

4÷8

0,15÷0,3

70÷100


8÷10

3÷10

>5

>8

>0,3

>100

>10

pH

nguồn
Nước
1

rất
sạch

2

Nước
sạch

0,01÷0,0
5


Nước
3

hơi
bẩn

4

Nước
bẩn
Nước

5

bẩn
nặng

6

Nước
rất bẩn

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 5


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

1.1.3. Hồ đô thị [5]
Ô nhiễm nguồn nước hồ đô thị là sự thay đổi theo chiều tiêu cực của các tính
chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa
dạng sinh vật trong nước.
1.1.3.1. Chức năng, vai trò trong hệ sinh thái đô thị
Hồ có mặt tại hầu hết các đô thị, với chức năng quan trọng trong việc tiếp
nhận và điều tiết nước mưa và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của
cộng đồng. Chỉ khoảng 3% của tổng lượng nước trái đất là nước ngọt và các hồ, các
đầm (nước ngọt) chiếm 0,29% tổng lượng nước ngọt trên trái đất khoảng 93.100
km3.
Hồ còn có chức năng lưu trữ, tích lũy và tham gia vào quá trình tuần hoàn của
nước. Một trong những cách bổ sung nước ngầm hay nhất hiện nay vẫn sử ao hồ để
lượng nước ở đây dần thấm vào các tầng nước ngầm. Đặc biệt, ở các đô thị phải
nhanh chóng hoàn thiện quy hoạch hồ điều tiết để vừa chống ngập, vừa tăng và bổ
sung trữ lượng nước ngầm nước được thẩm thấu vào các tầng nước ngầm. Qua đó,
hạn chế tối đa tình trạng sụt lún do lượng nước ngầm đang bị "hụt" trầm trọng như
hiện nay.
1.1.3.2. Hiện trạng chất lượng nước hồ đô thị
Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hoá, hệ thống thu gom nước thải
không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất bẩn xả xuống hồ
tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị. Ngoài ra, các hệ
thống thoát nước củ của các đô thị chủ yếu là hệ thống thoát nước chung, đã xuống
cấp, hư hỏng, thường xuyên bị nghẹt và gây ngập úng, cuốn theo chất ô nhiễm chảy
vào các hồ đô thị.
Một số hồ còn là nơi chứa nước thải sinh hoạt và các hoạt động công nghiệp,
đã làm cho chất lượng nước hồ suy giảm. Vì vậy, việc khôi phục, giữ gìn và phát
huy vai trò hồ đô thị đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 6


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

1.1.3.3. Hiện trạng chất lượng nước hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có 30 hồ, đầm các loại với tổng diện
tích mặt nước hồ vào khoảng 1,8 triệu m2, dung tích chứa nước tối đa vào khoảng
3,3 triệu m3. Các hồ phân bố không đồng đều và tập trung chủ yếu ở các quận ở
trung tâm thành phố như: Hải Châu, Thanh Khê, Cẩm Lệ... Theo quy hoạch thoát
nước của thành phố Đà Nẵng, hồ là nơi tiếp nhận một lượng lớn nước thải cho một
lưu vực lớn. Hiện nay, để kiểm soát ô nhiễm ở các hồ ở trung tâm thành phố thì cơ
quan quản lý đã xây dựng hiện thống công bao và đập chắn xả tràn nhằm mục đích
tách nước thải không cho chảy tràn vào hồ.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với tốc độ đô thị hóa, thành phố đã
chỉnh trang đô thị, rất nhiều hồ đã bị lấp hay giảm diện tích và làm cho tình trạng ô
nhiễm ở một số hồ tăng cao. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom và xử lý nước
thải đô thị chưa đáp ứng được tốc độ đô thị hóa. Vào mùa mưa vẫn có một lượng
nước mưa lẫn nước thải sinh hoạt của một số nhà hàng, quán nhậu khu vực lân cận
hồ đổ vào hồ, gây ra hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễm chất hữu cơ... và việc thải bỏ
vô ý thức của các hộ dân đã làm giảm đi mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường.
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng năm 2005-2010, chất
lượng nước ở các hồ đã có cải thiện hơn so với các năm trước, nhưng chất lượng
nước hồ vẫn còn ô nhiễm, một số hồ nước vẫn có màu đen và có mùi hôi do nước
thải sinh hoạt (Bàu Tràm), hoặc mặt nước hồ có màu xanh (hồ Công Viên, hồ
2hecta) do hồ đang bị phú dưỡng kéo theo sự phát triển của tảo. Một số hồ có hiện

tượng cá chết vào mùa khô (hồ Thạc Gián Vĩnh Trung).
Nguy cơ chất lượng nước hồ đô thị đang diễn biến xấu, quá trình phú dưỡng
diễn ra mùa hè nắng nóng là rất lớn. Chất lượng nước các hồ đô thị trên địa bàn
thành phố Đẵng Nẵng được thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.1.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 7


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Bảng 1.2. Chất lượng nước một số hồ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Thông số

pH

SS

DO

BOD5

COD

N-NH4+

P-PO43-


Đơn vị

-

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

Min

6,2

84

2,9

7,5

12,5

0,2


0,32

TB

6,7

107

4,3

16

30,6

0,6

0,57

Max

7,1

129

5,8

25,3

48,8


1,08

0,83

Hồ Thạc

Min

6,2

65

3,8

19,5

30

0,5

0,3

Gián –

TB

6,6

89


4,5

28

45

0,9

0,58

Max

7,1

113

5,2

36,6

60

1,3

0,85

Min

6


35

2,9

21

38

0,4

0,1

TB

6,4

56

3,8

39

68

0,8

0,5

Max


6,8

78

4,8

57

98

1,2

0,9

Min

6,9

40

2,6

36

63

0,63

0,15


TB

7

69,5

3,3

47

73

0,9

0,33

Max

7,1

99

4,1

55

84

1,2


0,5

Min

6,2

38

2,9

20

32

0,3

0,2

TB

6,6

66

3,4

33

54


0,56

0,48

Max

7

95

4

48

75

0,9

0,75

50

≥4

15

30

0,5


0,3

Hồ Công
viên 29-3

Vĩnh
Trung

Bàu Tràm

Hồ 2ha

Hồ Đò Xu

QCVN

5,5 –

08:2008/BTNMT

9

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 8


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

Hình 1.2. Hồ thị chất lượng nước hồ đô thị trong địa bàn thành phố Đã Nẵng
Nhận xét: Theo kết quả chất lượng nước hồ đô thị trong thành phố thì chất
lượng nước hồ đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang bị ô nhiễm bởi các chất
lơ lửng, chất hữu cơ và chất dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng
SS vượt từ 1,12 đến 2,58 lần; BOD5 vượt quy chuẩn cho phép từ 1,07 đến 3,2 lần;
COD vượt từ 1,02 đến 3,3 lần; N-NH4+ và P-PO43- vượt quy chuẩn cho phép từ 1,07
đến 3 lần.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 9


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

1.1.3.4. Nguồn và các chất gây ô nhiễm hồ đô thị
Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt có thể do tự nhiên hay do nhân
tạo.
- Ô nhiễm do tự nhiên: Sự ô nhiễm nước gây ra bởi các quá trình vận động của
vỏ quả đất hay thiên tai như núi lửa, động đất, sóng thần, …Tuy nhiên, tất cả những
nguyên nhân này đều được điều hòa bởi các quy luật tự nhiên và không thường
xuyên, không là nguyên nhân gây suy giảm chất lượng nguồn nước.
- Ô nhiễm do nhân tạo:
Nước thải từ các khu đô thị, khu dân cư
Nước thải từ các khu dân cư, cao ốc văn phòng, resorts, bệnh viện, chợ, trường
học, hộ gia đình, cơ quan, khách sạn… Nước thải này chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị

phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng
gây bệnh rất nguy hiểm.
Khi đưa những chất này vào hồ mà không qua xử lý sẽ làm tăng hàm lượng
các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, giảm hàm lượng oxi trong nước; các chất dinh
dưỡng N-P làm phú dưỡng hóa, tạo sự phát triển của tảo, rong riêu. Gây ảnh hưởng
đến hoạt động du lịch, cảnh quan, gây mùi, ảnh hưởng đến các khu dân cư xung
quanh.
Nước thải công nghiệp
Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô
lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất
mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau
tập trung về. Đặc biệt ở các khu vực chưa có hệ thống cấp nước, mật độ khai thác
nước dưới đất sẽ gia tăng nhanh, từ đó dẫn đến tình trạng cạn kiệt nguồn nước và
sụt lún đất.
Các chất thải công nghiệp từ nền công nghiệp hiện đại với đa dạng ngành
nghề, từ luyện kim, cơ khí, hóa chất, công nghiệp nặng đến sản xuất đồ may mặc,

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 10


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

hàng tiêu dùng,… đã xả vào môi trường đủ các chất hữu cơ, vô cơ, các kim loại
nặng, các hợp chất thơm,… gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất.
Nước chảy tràn
Nước chảy tràn từ mặt đất chủ yếu là nước mưa, cuốn theo các chất bẩn rơi vãi

khi nước chảy qua các công trình sinh hoạt của con người, khu đô thị, khu công
nghiệp. Đây là nguồn gây ô nhiễm các chất rắn, dầu mỡ, hóa chất và vi khuẩn cho
các hồ đô thị khi nước mưa chảy tràn vào hồ. Lượng chất bẩn trong nước chảy tràn
phụ thuộc vào diện tích của lưu vực, tính chất thành phần và khối lượng chất ô
nhiễm trên bề mặt mà nước mưa chảy qua.
Các nguồn khác
Ngoài các nguyên nhân gây ô nhiễm hồ đô thị ở trên, hiện nay một số hoạt
động có thể gây ô nhiễm hồ đô thị như:
- Do tác động của ô nhiễm không khí: các khí thải từ nhà máy, các hoạt động
giao thông thải ra các khí CO, CO2, SO2, NOx, … có nồng độ rất cao, làm ô nhiễm
không khí, kết hợp với hơi nước bốc hơi gây nên mưa axit, làm giảm độ pH của
sông hồ, làm chết các loài thủy sinh. Ngoài ra, khi xảy ra hiện tượng mưa axit gây
ăn mòn các công trình, hoàn tan được một số kim loại theo nước mưa chảy tràn vào
trong hồ đô thị.
- Hệ thống ao hồ không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các
vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát
của dòng nước.
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào
mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nước
mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các
sự cố vận chuyển khác trên sông, biển.
- Do ý thức của một số hộ dân sống xung quanh hồ còn hạn chế, việc vức rác
thải sinh hoạt, động vật chết vào hồ.

SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 11


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

- Do người dân chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng
bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
1.1.3.5. Các chất gây ô nhiễm
Hồ có mặt tại hầu hết các đô thị và đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp
nhận và điều hoà nước và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của cộng
đồng. Hiện nay, dưới áp lực của quá trình đô thị hoá, hệ thống thu gom nước thải
không hợp lý, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả
xuống hồ tăng nhanh là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước hồ đô thị. Có thể
phân các chất gây ô nhiễm nước hồ gồm các nhóm sau:
Chất hữu cơ
- Chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học (chất hữu cơ không bền vững). Thuộc loại
này có cacbohydrat, protein, chất béo... là những chất phổ biến nhất và có trong
nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, chế biến thực phẩm...
Các hợp chất này được vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí và trong điều
kiện kỵ khí. Khi hồ bị ô nhiễm chất hữu cơ sẽ gây tác hại đến hệ sinh thái trong hồ,
làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, tạo điều kiện cho quá trình phân hủy
yếm khí xảy ra gây mùi hôi và giảm giá trị sử dụng nguồn nước.
- Chất hữu cơ khó phân hủy sinh học bao gồm các chất như PCP, PCB,
hidrocacbon có vòng thơm... Đây là những chất thường có trong nước thải công
nghiệp và từ các vùng nông, lâm nghiệp có dùng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích và
các loại keo dán gỗ... Các chất này có độc tính rất cao, khó bị phân hủy, chúng tích
tụ trong nước và trong cơ thể sinh vật và có thể gây tác hại đến đời sống sinh vật và
từ đó có thể chuyển vào cơ thể con người.
Các chất dinh dưỡng
Ô nhiễm chất dinh dưỡng, phổ biến là nitrat (NO3-) và photphat (PO43-), bắt
nguồn từ ô nhiễm nước thải và ô nhiễm công - nông nghiệp. Ở mức độ nặng, ô


SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 12


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHOA HÓA - ĐH SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

nhiễm chất dinh dưỡng có thể dẫn đến hiện tượng phú dưỡng vốn hay xuất hiện tại
các ao, hồ, sông, kênh.
Khi các hồ bị phú dưỡng, sẽ làm rong riêu tảo phát triển rất nhanh, chất lượng
nguồn nước sẽ bị suy giảm. Khi các loài rong riêu, tảo chết đi lại bị phân hủy bởi vi
sinh vật hiếu khí, làm giảm hàm lượng oxi hòa tan trong nước, gây tác động đến các
động vật trong hồ. Và khi các rong, riêu, tảo chết đi chúng sẽ thối rữa chìm xuống
đáy, hình thành lớp bùn có nhiều N-P tạo điều kiện cho phân hủy yếm khí gây mùi
hôi, mất cảnh quan và gây ảnh hưởng đến các hoạt động xung quanh hồ.
Các kim loại nặng
Kim loại nặng là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5g/cm3. Một số
kim loại nặng như Hg, Cd, Pb, As, Sb, Cr, Cu, Zn, Mn, v.v... thường không tham
gia hoặc ít tham gia vào quá trình sinh hoá của các thể sinh vật và thường tích luỹ
trong cơ thể chúng. Vì vậy, chúng là các nguyên tố độc hại với sinh vật. Hiện tượng
nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu
công nghiệp, các thành phố lớn. Kim loại nặng thường tích tụ nhiều trong trầm tích
dưới đáy hồ.
Khi hồ bị ô nhiễm kim loại nặng sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, sự tồn
tại và phát triển của các sinh vật trong hồ. Chúng tích tụ trong cơ thể chúng và có
thể đi vào cơ thể con người qua chuỗi thức ăn.
Các chất rắn
Chất rắn trong nước thải bao gồm các chất rắn lơ lửng, chất rắn có khả năng

lắng, các hạt keo và chất rắn hòa tan. Tổng các chất rắn (Total solid, TS) trong nước
thải là phần còn lại sau khi đã cho nước thải bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ từ 1030C,
1050C. Các chất bay hơi ở nhiệt độ này không được coi là chất rắn.
Qua quá trình xói mòn, rửa trôi, nước mưa chảy tràn qua các khu phố, khu dân
cư, hay quá trình lắng đọng bụi... đổ vào hồ. Khi vận tốc của dòng chảy bị giảm
xuống (do nó chảy vào các hồ chứa lớn) phần lớn các chất rắn lơ lửng sẽ bị lắng
xuống đáy hồ; những hạt không lắng được sẽ tạo thành độ đục (turbidity) của nước.
SV: Nguyễn Thị Hiền – 12CQM

Trang 13


×