Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

nghiên cứu, xem xét công tác quản lý hệ thống cấp nước tại thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (824.78 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT .................................................................2
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC .................................................2
1.1.1. Vai trò của nước. .....................................................................................................2
1.1.2 Vòng tuần hoàn của nước .......................................................................................3
1.1.3 Vai trò của nước cấp ................................................................................................4
1.2 PHÂN BỐ NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN. ..................................................................4
1.1.2. Thành phần hóa học của nước .............................................................................5
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC ......................................................................................8
1.3.1. Nguồn nước bề mặt .................................................................................................8
1.3.2. Nguồn nước dưới đất ..............................................................................................9
1.3.3. Nguồn nước đại dương ...........................................................................................9
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC ....................................9
1.4.1. Chỉ tiêu vật lý ............................................................................................................9
1.4.2. Chỉ tiêu hóa học .................................................................................................... 11
1.4.3 .Chỉ tiêu sinh học ................................................................................................... 13
1.5. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC ............................... 13
1.5.1. Lịch sử phát triển của mạng lưới cấp nước trên thế giới ............................. 13
1.5.2 .Lịch sử phát triển mạng lưới cấp nước tại Việt Nam..................................... 15
1.5.3. Một số dây chuyền công nghệ ............................................................................ 16
1.6 GIỚI THIỆU VỀ ĐÀ NẴNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG ......................................................................................................................... 18
1.6.1 Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................. 18
1.6.2 Hiện trạng tài nguyên nước ................................................................................. 19
1.6.3 Các nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .............................. 22
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22



2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 22
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 22
2.2.1. Hồi cứu số liệu ...................................................................................................... 22
2.2.2. Ngoài thực địa ....................................................................................................... 22
2.2.3. Phỏng vấn .............................................................................................................. 23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 24
3.1. HỆ THỐNG NƯỚC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ........... 24
3.1.1. Công suất sản xuất của các nhà máy nước trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng................................................................................................................................... 24
3.1.2. Sản lượng nước tiêu thụ và thất thoát trên địa bàn thành phố .................... 25
3.1.3. Mạng lưới cấp nước của thành phố .................................................................. 28
3.2. HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA NHÀ MÁY NƯỚC CẦU ĐỎ ....................... 29
3.2.1. Quy trình xử lý nước cấp..................................................................................... 29
3.2.2. Các thiết bị và công nghệ xử lý nước cấp......................................................... 30
3.2.3. Sản lượng nước của nhà máy nước cầu đỏ ..................................................... 34
3.2.4. Chất lượng xử lý và cấp nước của nhà máy nước Cầu đỏ. ........................... 35
3.2.5. Định hướng nâng cấp của nhà máy nước Cầu Đỏ......................................... 38
3.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC CẤP NƯỚC TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................. 39
3.3.1. Thực trạng về cấp nước ....................................................................................... 39
3.3.2. ..Phương hướng xây dựng một hệ thống quản lý cấp nước bền vững và phát
triển .................................................................................................................................... 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 43
4.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................ 43
4.2. KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 44



1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam hiện nay là một trong những quốc gia có quá trình đô thị hóa diễn
ra mạnh mẽ. Đô thị hóa được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình công nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước. Tốc độ đô thị hóa càng nhanh đã buộc các nhà quản lý
đô thị phải xem xét thực trạng cơ sở hạ tầng của đô thị mình có đáp ứng được yêu
cần của quá trình đô thị hóa hay không?
Là một đô thị có tầm quan trọng đối với sự phát triển chung của đất nước,
trong những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của thành phố Đà Nẵng đã có nhiều bước
phát triền vượt bậc với nhiều kết quả quan trọng trong các lĩnh vực như hệ thống giao
thông đô thị, hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống cung cấp điện chiếu sáng… Cơ
sở hạ tầng của thành phố có những tác động tích cực đến tốc độ tăng trưởng và sự
phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Tuy vậy hệ thống cấp nước của thành phố phát
triển còn chậm và thiếu đồng bộ so với quy mô chung, làm ảnh hưởng đến quá trình
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.
Hệ thống cấp nước của thành phố Đà Nẵng tuy đã được cải thiện nhiều trong
những năm qua, nhiều dự án đầu tư đã được triển khai nhưng vẫn còn tồn tại và có nhiều
vấn đề bất cập. Với mong muốn có thể đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, qua thời
gian tìm hiểu và thu thập tài liệu liên quan đến lĩnh vực cấp nước trên địa bàn thành phố,
em đã chọn đề tài “ Công tác quản lý mạng lưới cấp nước thành phố Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Thông qua việc tìm hiểu về hiện trạng hoạt động quản lý mạng lưới nước cấp
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhận biết được những ưu điểm và nhược điểm, từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác
sử dụng nguồn nước.
3. Nội dung đề tài
Đề tài nghiên cứu, xem xét công tác quản lý hệ thống cấp nước tại thành phố
Đà Nẵng
Đề tài đã tìm hiểu sơ lược hệ thống cấp nước tại nhà máy nước Cầu Đỏ


1


2. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC
1.1.1. Vai trò của nước.
1.1.1.1. Vai trò của nước.
Vai trò của nước đối với tự nhiên :
Đối với khí hậu: Vai trò của nước là cung cấp độ ẩm cho khí quyển. lượng hơi
nước tuy rất nhỏ (0.04%) nhưng có tác dụng lớn: tạo độ ẩm, mây, mưa,… cũng trong
quá trình tồn tại và biến đổi, hơi nước còn cung cấp một lượng nhiệt cho không khí,
góp phần tạo hiệu ứng nhà kính, thay đổi khí hậu. Do nhiệt dung riêng lớn nên nước
nước tạo ra các gió địa phương: gió mùa, gió đất, gió biển
Đối với địa mạo: Nước là nhân tố đặc biệt trong quá trình hình thành các dạng địa
mạo khác nhau: thung lũng, sông ngòi, địa hình băng hà. Nước cũng làm biến đổi địa
hình như tạo nên địa hình đất xấu (babland).
Đối với địa chất: Nước góp phần chủ đạo tạo nên các loại đá trầm tích và hình
thành các loại đất : glay hóa, mặn hóa,…
Đối với thổ nhưỡng: Nước tham gia vào quá trình hình thành các loại đất : laterit,
podsol,… hoặc làm biến đổi đất: glay hóa, măn hóa,…
Đối với sinh vật: Nước là môi trường sống nên đóng vai trò quyết định đối với
sinh vật. Nước là thành phần của cơ thể sinh vật, tạo nên các phản ứng sinh hóa để
cung cấp nguồn dinh dưỡng cho sự sống.
Vai trò của nước đối với đời sống của con người :
Đối với nông nghiệp: Trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi là biện pháp hàng đầu,
nước cần cho trồng trọt chăn nuôi, trong công tác thủy lợi, ngoài nước tưới còn có tác
dụng tổng hợp : chống lũ, tiêu nước vùng lầy, cải tạo đất, nước đóng vai trò quan
trọng trong việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
Đối với công nghiệp: Trong công nghiệp, mức độ sử dụng nước rất lớn, nhất là
các ngành công nghiệp khát nước

Đối với giao thông: Giao thông đường thủy bao gồm 2 ngành là đường sông và
đường biển. Tuy tốc độ vận chuyển chậm nhưng lại chở được nhiều hàng nặng, cồng
kềnh lại có chi phí rẻ
2


Đối với du lịch: Du lịch đường sông biển phát triển
Đối với sinh hoạt hằng ngày: Nước cần thiết cho sự sống của con người. Nước rất
cần thiết cho sinh hoạt hằng ngày của con người, là một nhu cầu không thể thiếu.
1.1.2 Vòng tuần hoàn của nước
1.1.2.1. Các giai đoạn tuần hoàn
Vòng tuần hoàn nước bắt nguồn chủ yếu từ nước trong các biển và đại dương, có thể
qua các giai đoạn như sau:
Bốc thoát hơi: Dưới tác dụng của bức xạ Mặt trời, nước bốc hơi từ bề mặt đại
dương, hồ đầm, sông ngòi,… cả từ bề mặt đất ẩm và sinh vật. Hơi nước tồn tại trong
khí quyển không nhiều lắm và tùy thuộc và điều kiện nhiệt độ, có thể ở các dạng hơi,
mây, sương mù,…
Nước rơi: Khi nhiệt độ của không khí hạ thấp, hơi nước sẽ ngưng tụ thành hạt lớn
và dưới tác dụng của trọng lực sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành nước rơi. Nước rơi có
thể ở dạng lỏng là mưa hay ở dạng xốp là tuyết và thậm chí cả ở dạng rắn: mưa đá
Dòng chảy: Khi nước rơi tới bề mặt đất, đại bộ phận sẽ tham gia vào quá trình bốc
hơi. Phần nhỏ còn lại sẽ tập trung tại các dãi trũng và chảy thành dòng, đó là các dòng
chảy. Phần lớn các dòng chảy tồn tại ở dạng lỏng: đó là sông, suối; một phần khác sẽ
ở dạng rắn: đó là băng hà. Hầu hết các dòng chảy đều đổ ra biển và đại dương.
Ngấm: Trên mặt đất ngoài một số ít nước chảy trên mặt, phần còn lại ngấm xuống
đất thành nước đất. Đó là nước ngầm. Nước ngầm chảy theo đất dốc và cuối cùng lộ
ra bề mặt để cung cấp nước cho sông ngòi dưới dạng suối.
1.1.2.2.Các vòng tuần hoàn
Tùy theo số lượng các giai đoạn mà nước đã tham gia người ta chia ra:
Vòng tuần hoàn nhỏ: Số lượng nước tham gia vòng tuần hoàn chiếm 92% tổng

lượng nước tuần hoàn, song chỉ trải qua 2 giai đoạn: bốc hơi và nước rơi, quãng đường
đi rất ngắn. Vòng tuần hoàn thể hiện như sau: nước bốc hơi, ngưng tụ thành mây, gây
mưa tại chỗ rồi lại bốc hơi….
Vòng tuần hoàn lớn: Khối lượng nước tham gia vòng tuần hoàn chỉ chiếm 8%
lượng nước, song lại nhiều tới 3 giai đoạn nếu nước chảy ra ngay vào sông ngòi và
đến 4 giai đoạn nếu nước thấm xuống đất, sau đó lại cung cấp cho sông ngòi. Vòng
3


tuần hoàn thể hiện như sau: nước biển, đại dương, sông suối bốc hơi, ngưng tụ thành
mây, gió thổi mây vào lục địa, gây mưa, nước mưa rơi xuống đất theo sông suối hoặc
thấm xuống đất theo dòng chảy ngầm biển và đại dương, rồi tiếp tục bốc hơi,…Vòng
tuần hoàn lớn có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi vật chất và năng lượng,
góp phần duy trì, phát triển sự sống trên Trái Đất.
1.1.3 Vai trò của nước cấp
Nước là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật, đóng vai trò đặc biệt trong việc
điều hoà khí hậu và cho sự sống trên Trái đất. Hàng ngày cơ thể con người cần 3 – l0
lít nuớc cho các hoạt động sống, lượng nước này đi vào cơ thể qua con đường thức
ăn, nước uống để thực hiện các quá trình trao đổi chất và trao đổi năng lượng, sau đó
thải ra ngoài theo con đường bài tiết. Ngoài ra con người còn sử dụng nước cho các
hoạt động khác như tắm, rửa,...Nước ta hiện nay nhu cầu sử dụng nước ngày càng
tăng do sự phát triển dân số và mức sống ngày càng tăng. Tuỳ thuộc vào mức sống
của người dân và tuỳ tùng vùng mà nhu cầu sử dụng nước là khác nhau, định mức
cấp nước cho dân đô thị là 150 lít/người.ngày, cho khu vực nông thôn là 40 - 70
lít/người.ngày. Hiện nay, Tổ chức Liên Hợp Quốc đã thống kê có một phần ba các
điểm dân cư trên thế giới thiếu nước sạch sinh hoạt. Do đó người dân phải dùng các
nguồn nước không sạch. Điều này dẫn đến hàng năm có tới 500 triệu người mắc bệnh
và 10 triệu người bị chết, 80% các trường hợp mắc bệnh tại các nước đang phát triển
có nguyên nhân từ việc dừng các nguồn nước bị ô nhiễm, vấn đề xử lý nước và cung
cấp nước sạch, chống ô nhiễm nguồn nước do tác động của nước thải sinh hoạt và

sản xuất đang là vấn đề đáng quan tâm đặc biệt.
1.2 PHÂN BỐ NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN.
Nước bao phủ 71% diện tích trái đất nhưng trong đó 97% là nước mặn. Trong
3% nước mặt có đến 3/4 lượng nước người ta không sử dụng được do nằm quá sâu
trong lòng đất, ở dạng băng, tuyết hay hơi trong khí quyển...chỉ còn 0,5% lượng nước
ngầm ở các ao, hồ, sông, suối mà con người có thể sử dụng. Hình 1.2 dưới đây là sự
phân bố nước trong tự nhiên

4


Hình 1.2 Sự phân bố nước trong tự nhiên
Dân số tăng làm tăng mức sống, sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp,
kinh tế đều tăng, tăng nhu cầu của con người đối với môi trường tự nhiên, tác động
đến tuần hoàn nước. Dưới sự phát

triển như



bão của kinh tế

- xã hội thì nước sạch càng trở nên khan hiếm, đặc biệt ở các đô thị phát triển. Các
nguồn nước ở các sông suối đang ở tình trạng báo động. Nồng độ các chất ô nhiễm
ngày càng tăng, mức độ tự làm sạch của nước không đáp ứng được với mục đích sử
dụng của con người. Sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả đang là một vấn đề hết sức
quan trong sự phát triển của con người.
1.1.2. Thành phần hóa học của nước
Các quá trình hóa học xảy ra tự nhiên trong môi trường nước như: cân bằng axit
- bazơ, quá trình tan, oxy hóa khử, tạo phức. Trong đó các quá trình quan trọng nhất

là: chu trình cacbon, chu trình nito, chu trình lưu huỳnh, chu trình photpho. Nguồn
nước tự nhiên nhất là nước sông, nước hồ, nước biển, có thành phần hóa lý và sinh
học rất phức tạp. Các chất hữu cơ, các chất vô có trong nước tồn tại ở dạng ion hòa
tan, khí hòa tan, dạng rắn. Chính sự phân bố của những chất này quyết định đến bản
chất của nước trong tự nhiên: nước ngọt, nước lợ, hoặc nước mặn; nước giàu dinh
dưỡng hoặc nước nghèo dinh dưỡng, nước cứng hoặc nước mềm, nước bị ô nhiễm ở
mức độ nào.
5


1.1.2.1. Các ion hòa tan
Nước là dung môi lưỡng tính nên hòa tan được hầu hết các axit, bazơ, muối vô
cơ. Vì thế, trong nước có các ion hòa tan như: Cl -, Na+, Mg2+, Ca2+, K+, SO42-, HCO3. Trong nước biển, nồng độ Cl- cao nhất, sau đó đến Na+, Ca2 +, K+,. trong khi đó,
nước sông, hồ chứa nồng độ HCO3- cao nhất, kế đến là Ca2 +, SO42-.
Trên thực tế, hàm lượng các nguyên tố hóa học phân bố phụ thuộc vào đặc điểm
khí hậu, địa hình, độ dốc của lưu vực, vị trí nguồn phát thải chất ô nhiễm. Đặc điểm
thành phần của các ion hòa tan của các sông do ba yếu tố chủ đạo: ảnh hưởng của
nước mưa, ảnh hưởng của sự bốc hơi, ảnh hưởng của sự phong hóa. Các sông nhiệt
đới sa mạc có thành phần hóa học do bốc hơi, kết tinh là chính. Các sông ôn đới ít
mưa nên có thành phần hóa học chủ yếu do sự phong hóa.
1.1.2.2. Các chất khí hòa tan
Hầu hết các chất khí thường gặp trong môi trường đều có thể hòa tan hoặc
phản ứng với nước, trừ mê tan. Các khí hòa tan có thể có mặt trong nước do hòa tan
trực tiếp từ không khí vào nước (như oxy, cacbonic,...) hoặc do các quá trình sinh
hóa xảy ra trong môi trường nước. Độ tan của các khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt
độ, áp suất. Trong một số trường hợp độ tan của chất khí còn phụ thuộc vào một vài
yếu tố khác (pH, thành phần hóa học của nước,...). Trong các chất khí trong nước thì
khí O2 và CO2 có ý nghĩa lớn với quá trình hô hấp và quang hợp của sinh vật dưới
nước.
Oxy là loại khí ít tan trong nước và không phản ứng với nước về mặt hóa học.

Oxy cần cho quá trình trao đổi chất. Lượng oxy hòa tan trong nước được đo bằng chỉ
số DO và độ hòa tan này có giới hạn nhất định gọi là độ bão hòa. Ở lớp nước bề mặt,
nồng độ oxy hòa tan phụ thuộc vào sự trao đổi của nước và không khí. Ở lớp nước
dưới, nồng độ oxy hòa tan phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ oxy của các sinh vật và
sự xáo trộn giữa các lớp nước. Nếu nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ phân hủy
thì hàm lượng oxy trong nước giảm do bị tiêu thụ bởi hoạt động của các vi sinh vật.
Khí CO2 chỉ chiếm 0,03% trong khí quyển nhưng lại đóng vai trò hết sức quan
trọng trong nước vì nó phản ứng với nước tạo thành ion bicacbonat (HCO 3-) và ion
cacbonat (CO32-). Các chất này tham gia vào quá trình trao đổi giữa khí quyển và lớp
6


nước trên bề mặt, cân bằng hóa học và làm ổn đinh pH, ngoài ra còn tham gia vào
quá trình lắng đọng trầm tích cacbonat trong nước. Nồng độ CO 2 trong nước phụ
thuộc vào pH: ở pH thấp CO2 ở dạng khí, ở pH = 8-9 dạng HCO3- là chủ yếu, ở pH
> 10 dạng CO32- chiếm tỉ lệ cao.
Khí NH3 tồn tại trong môi trường nước khi pH>10 trong môi trương trung
tính, axit, nó tồn tại chủ yếu ở dạng NH4+.. Do bị oxy hóa bởi sinh vật nên NH4+ dễ
dàng chuyển hóa thành NO2- sau đó chuyển hóa thành NO3 - .
Khí H2S tạo ra do phân hủy chất hữu cơ trong môi trường nước. Trong điều kiện
oxy hóa, H2S có thể chuyển hóa thành H2SO4 gây tác động đến công trình xây dựng
ngập trong nước.
1.1.2.3. Các chất rắn
Các chất rắn trong nước thường phân tán trong nước dưới dạng lơ lửng (không
tan) hoặc dạng tan.
Chất rắn lơ lửng (suspended solids - SS): chất rắn lơ lửng trong nước có thể là
các hạt chất vô cơ, hữu cơ kể cả các hạt chất lỏng không trộn lẫn với nước. Các hạt
có bản chất vô cơ có thể là các hạt đất sét, phù sa, hạt bùn,... Hạt có bản chất hữu cơ
thường là sợi thực vật, tảo, vi khuẩn,. Chất rắn lơ lửng thường có trong nước mặt do
hoạt động xói mòn nhưng ít có trong nước ngầm do khả năng tách lọc tốt của đất.

Ngoài các hạt chất rắn lơ lửng có nguồn gốc tự nhiên, nhiều chất rắn lơ lửng xuất
phát từ các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người.
Chất rắn hòa tan (dissolved solids - DS): phần còn lại trong nước sau khi lọc
tách chất rắn lơ lửng được xem là phần chất rắn hòa tan và được đánh giá thông qua
thông số tổng chất rắn hòa tan (TDS). Tổng chất rắn hòa tan thường được xác định
trực tiếp bằng cách làm bay hơi đến khô kiệt mẫu nước sau khi đã lọc bỏ chất rắn lơ
lửng. Khối lượng phần cặn khô còn lại chính là TDS của nước.
1.1.2.4. Các chất hữu cơ
Hàm lượng các hợp chất hữu cơ trong môi trường nước rất thấp, ít gây trở ngại
cho cấp nước sinh hoạt, thủy lợi. Nhưng nếu bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, sản
xuất,... thì nồng độ hữu cơ trong nước vẫn tăng cao.
Dựa vào khả năng phân hủy các chất hữu cơ trong nước do vi sinh vật, có thể
7


phân chất hữu cơ thành 2 nhóm chính:
 Chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: đường, chất béo, protein.
 Chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học: DDT, đioxin,…
1.1.2.5. Thành phần sinh học của nước
Các loài sinh vật tồn tại trong môi trường nước chủ yếu là vi khuẩn, nấm, siêu
vi trùng, cây cỏ, động vật nguyên sinh, động vật đa bào, các loài động vật có xương
sống. Thành phần và mật độ các loài sinh vật phụ thuộc vào đặc điểm, thành phần
của nguồn nước, chế độ thủy văn.
1.3 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng phong phú nhưng nước chỉ hữu dụng với con
người khi nó được sử dụng đúng nơi, đúng chỗ và đạt chỉ tiêu yêu cầu.Trong tự nhiên,
nước tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, chúng có thành phần và tính chất khác nhau.
1.3.1. Nguồn nước bề mặt
Có mặt tiếp xúc với không khí nên ở nước bề mặt quá trình tiếp nhận oxy từ
không khí vào do khuếch tán diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, nước bề mặt còn tiếp nhận

các chất ô nhiễm trong không khí do nước mưa mang theo.
Ở đây có hiện tượng phân tầng tạo ta lớp nước trên và lớp nước dưới đáy. Lớp
nước mặt chịu tác động bởi gió nên sự pha trộn trong lớp này diễn ra thuận lợi, vì thế
nhiệt độ đồng đều và nồng độ oxy cao. Lớp này tiếp nhận ánh sáng mặt trời nên hiện
tượng quang hợp diễn ra mạnh mẽ, thực vật, đặc biệt là thực vật phù du phát triển
mạnh mẽ.
Nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc điều hòa khí hậu. Tùy thuộc
vào tỷ lệ giữa diện tích mặt nước và diện tích khu đô thị mà hồ, đầm, sông có chức
năng điều hòa vi khí hậu nhiều hay ít đối với khu đô thị. Không những thế, hồ, đầm,
sông còn là những lưu vực thoát nước, vì chúng là những vùng nước trũng nên chúng
có chức năng tự nhiên là chứa nước mưa trước khi thoát ra biển, tránh trường hợp
ngập úng.
Nhìn chung, chất lượng nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: cấu trúc, địa
chất, địa hình, địa mạo, các hoạt động khác của con người, thảm thực vật và xói mòn
bề mặt trái đất. và hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí.
8


1.3.2. Nguồn nước dưới đất
Nước dưới đất tồn tại trong các khoảng trống dưới đất, trong các khe nứt, các
mao quản, thấm trong các lớp đất đá, có thể tập trung thành bể, thành bồn, thành dòng
chảy trong lòng đất.
Nước dưới đất chứa các hợp chất hòa tan từ các lớp đất đá mà nó chảy qua. Một
phần nước dưới đất do mưa thấm trực tiếp xuống ngay trong và sau cơn mưa. Nước
mưa sau khi rơi xuống đất thường mang theo các tạp chất hữu cơ và vô cơ, các vi
khuẩn. Trong quá trình thấm xuống và chảy dưới đất, chất lượng nước ngầm được
cải tạo đáng kể, các hạt lơ lửng được loại bỏ do tác dụng lọc của các lớp đất, các hợp
chất hữu cơ bị phân hủy sinh học, các vi khuẩn gây bệnh được triệt tiêu dần.
Chất lượng nước ngầm phụ thuộc vào sự hình thành và dạng tồn tại. Không những
thế, nó còn liên quan mật thiết với cấu trúc và thành phần hóa học của tầng chứa

nước. Nước ngầm có hàm lượng khoáng cao và càng sâu thì hàm lượng khoáng càng
cao.
1.3.3. Nguồn nước đại dương
Hơn 70,5% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi đại dương. Nước đại dương
đóng vai trò tạo sự cân bằng vật chất trong tự nhiên. Nước trong tự nhiên là nguồn
nước dự trữ trong chu trình thủy văn toàn cầu. Nó có tổng khối lượng là 1,388.10 5
km3, chiếm 96,5% lượng nước trên toàn bộ hành tinh.
1.4. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Chất lượng của nước được đánh giá thông qua nồng độ hoặc hàm lượng của các
tác nhân vật lý, hóa học, sinh học có trong nước qua các tiêu chuẩn quy định cho từng
mục đích sử dụng. Để xem xét một nguồn nước có đạt chỉ tiêu yêu cầu sử dụng cho
từng mục đích hay không cần phải so sánh chất lượng nguồn nước đó với các tiêu
chuẩn do các tổ chức chuyên môn quốc tế hay do Nhà nước quy định.
1.4.1. Chỉ tiêu vật lý
1.4.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ ảnh hưởng đến pH, đến các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong
nước. Nhiệt độ nước phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường không khí xung quanh, vào
thời gian trong ngày, mùa trong năm... Nhiệt độ của nước ảnh hưởng đến hoạt động
9


của sinh vật trong nước. Sinh vật phát triển tối ưu trong khoảng nhiệt độ từ 25-350 C.
1.4.1.2. Độ màu
Độ màu thường do các chất bẩn tạo nên: Các hợp chất sắt, mangan không hòa
tan làm cho nước có màu nâu đỏ, các hợp chất humic làm cho nước có màu vàng,
còn các loài thủy sinh tạo cho nước màu xanh lá cây. Nước bị nhiễm bẩn bởi nước
thải sinh hoạt hoặc công nghiệp thường có màu đen hoặc xanh. Nước nguyên chất
không có màu. Màu sắc mang tính chất cảm quan và gây ấn tượng tâm lý cho người
sử dụng. Các hợp chất này còn làm giảm chất lượng sử dụng của nguồn nước.
1.4.1.3. Mùi vị

Mùi vị trong nước thường do các hợp chất hóa học, chủ yếu là các hợp chất hữu
cơ hay các sản phẩm từ quá trình phân hủy vật chất gây nên. Nước thiên nhiên có thể
có mùi tanh hoặc mùi hôi thối, mùi đất. Nước sau xử lý khử trùng với hợp chất clo
có thể bị nhiễm mùi clo hay clophenol.
Tùy theo thành phần và hàm lượng các muối khoáng hòa tan nước có thể có vị
mặn, chát, ngọt, đắng,...
1.4.1.4. Độ đục
Nước là một môi trường truyền ánh sáng tốt, khi trong nước có các vật thể lạ
như các chất huyền phù, các hạt cặn đất, cát, các vi sinh vật,. thì khả năng truyền ánh
sáng bị giảm đi. Nước có độ đục càng lớn chứng tỏ nước càng bẩn.
1.4.1.5. Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước tăng theo hàm lượng các chất khoáng hòa tan trong nước,
và dao động theo nhiệt độ. Thông số này thường được dùng để đánh giá tổng hàm
lượng chất khoáng hòa tan trong nước.
1.4.1.6. Hàm lượng chất rắn
 Tổng lượng chất rắn (TS)
Tổng lượng chất rắn được xác định bằng trọng lượng khô của phần còn lại sau
khi bay hơi 1 lít mẫu nước trên nồi cách thủy rồi sấy khô ở nhiệt độ 103 0 C cho đến
khi trọng lượng không đổi, đơn vị tính bằng mg/l.
 Chất rắn huyền phù (SS)
Hàm lượng chất rắn huyền phù SS là trọng lượng khô của phần chất rắn còn lại
10


trên giấy lọc khi lọc 1 lít nước qua phễu lọc rồi sấy khô ở 103 0C - 105 0C tới khi trọng
lượng không đổi, đơn vị tính mg/l.
 Chất rắn hòa tan (DS)
Hàm lượng chất rắn hòa tan chính là hiệu số của tổng lượng chất rắn và hàm
lượng chất rắn huyền phù. Đơn vị tính bằng mg/l.
DS = TS - SS

1.4.2. Chỉ tiêu hóa học
1.4.2.1. pH
pH có định nghĩa về mặt toán học: pH = -log[H+]. pH là một chỉ tiêu cần được
xác định để đánh giá chất lượng nguồn nước. Sự thay đổi pH dẫn đến sự thay đổi
thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat.), các quá
trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nước trong tự nhiên thường thay đổi trong
khoảng 4 - 9. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lí
nước. Hệ sinh vật trong nước rất nhạy cảm với giá trị pH quá cao hay quá thấp do
hiệu ứng thẩm thấu. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng giấy đo pH
1.4.2.2. Độ axit
Độ axit là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với các
kiềm mạnh như NaOH, KOH và được xác định bằng lượng kiềm được dùng để trung
hòa mẫu nước đó.
Độ axit của nước trong tự nhiên là do CO2 hoặc các axit vô cơ, hữu cơ trong
nước gây nên, CO2 có thể có trong nước do hấp thụ từ không khí vào hoặc do quá
trình oxy hóa sinh học các chất hữu cơ trong nước tạo thành CO 2 và H2O.
Độ axit trong nước có ảnh hưởng tới chất lượng nước và làm ăn mòn các chất
cần thiết bị chứa cũng như đường ống dẫn nước.
1.4.2.3. Độ kiềm
Độ kiềm toàn phần là tổng hàm lượng các ion HCO3-, CO3 2-, OH- có trong nước.
Độ kiềm trong nước tự nhiên thường được gây nên bởi các muối của axit yếu, đặc
biệt là các muối carbonat và bicarbonate. Độ kiềm cũng có thể gây nên bởi sự hiện
diện của các ion silicat, borat, phosphate... và một số bazơ hữu cơ trong nước, nhưng
hàm lượng của các ion này thường rất ít so với các ion HCO 3-, CO32-, OH- nên thường
11


được bỏ qua. Độ kiềm cao trong nước có thể ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật
trong nước, là nguyên nhân gây nên độ cứng của nước.
1.4.2.4. Độ cứng

Độ cứng của nước do các kim loại kiềm thổ hóa trị II, chủ yếu là Canxi, Magiê
gây nên, được biểu diễn ra đơn vị mg CaCO3/l.
 Cách xác định
Độ cứng được xác định bằng phương pháp chuẩn độ Complexon với dung
dịch chuẩn Trilon B (EDTA) và chỉ thị ETOO, dựa trên phản ứng tạo phức bền vững
của các ion kim loại (Ca2 +, Mg2+) với dung dịch chuẩn Trilon B.
1.4.2.5. Chỉ tiêu Clorua
Clorua có nhiều trong nước thiên nhiên, trong các nguồn nước thải hàm lượng
clorua phụ thuộc vào quá trình sản xuất công nghiệp, là một trong những tiêu chuẩn
để đánh giá độ nhiễm bẩn của nước.
1.4.2.6. Chỉ tiêu COD - Nhu cầu oxy hóa học
Trong nguồn nước tự nhiên, nước thải luôn tồn tại một lượng các chất hữu cơ
nhất định. Việc xác định riêng lẻ từng loại hợp chất hữu cơ là điều không thể, do đó
thường đánh giá một cách tổng quát hàm lượng các chất hữu cơ gián tiếp thông qua
chỉ số COD
COD là hàm lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các hợp chất hữu cơ có
trong nước bằng các chất oxy hóa mạnh KMnO4 hoặc K2CrO7.
COD là một trong những tham số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng
nước. COD càng cao thì mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng nặng nề.
1.4.2.7. Hàm lượng Nitơ
Nitơ trong nước có thể tồn tại ở các dạng chính sau:
 Các hợp chất chứa nitơ dạng protein hay sản phẩm phân rã.
 Amoniac và các muối amon như NH4 OH, NH4NO3, (NH4)2SO4 .
 Các hợp chất dưới dạng nitrat NO2-, NO3  Nitơ tự do
Đây là một trong những nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ô nhiễm
và góp phần thúc đẩy hiện tượng phú dưỡng ở các ao, hồ.
12


1.4.2.8.Hàm lượng Photpho

Photpho trong nước có thể tồn tại trong nước dưới dạng H 2PO4-, HPO42-, PO43các polyphotphat như Na3(PO3)6 và photpho hữu cơ.
1.4.3 .Chỉ tiêu sinh học
Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài
thủy sinh khác. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có
hại. Nhóm có hại bao gồm các loại vi trùng gây bệnh, các loài rong rêu, tảo,… Nhóm
này cần phải loại bỏ khỏi nước trước khi sử dụng. Các vi trùng gây bệnh như thương
hàn, dịch tả,… thường khó xác định chủng loại. Trong thực tế thường xác định chỉ số
vi trùng đặc trưng. Trong chất thải của con người và động vật luôn có loại vi khuẩn
Coliforms và E. Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của Coliforms và E. Coli
trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm bởi chất thải của con người và động
vật.
Số lượng Coliforms và E. Coli nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nhiễm bẩn của
nguồn nước. Đặc tính của vi khuẩn Coliforms và E. Coli là khả năng tồn tại cao hơn
các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước
không còn phát hiện thấy Coliforms và E. Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng
gây bênh khác đã bị tiêu diệt hết.
Chỉ số Coliforms cho biết số lượng các vi khuẩn gây bệnh đường ruột trong một
mẫu nước. Chỉ số E. Coli là số lượng vi khuẩn E. Coli có trong 1 lít nước.
1.5. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC
1.5.1. Lịch sử phát triển của mạng lưới cấp nước trên thế giới
Các nền văn minh cổ đại được thành lập xung quanh nguồn nước. Trong khi
tầm quan trọng của nước là rất lớn, song con người ta chưa biết cách giữ gìn nguồn
nước. Họ dùng nước và xả thải nước như một hoạt động tất yếu của cuộc sống. Dần
già, nguồn nước bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng lạ như nước bị vẩn đục hay có
mùi, không còn thơm ngon như trước.
Công tác xử lý nước ban đầu tập trung vào việc nâng cao chất lượng thẩm mỹ
của nước uống. Phương pháp để cải thiện hương vị và mùi của nước uống đã được

13



ghi lại sớm nhất là 4000 TCN, là các phương pháp xử lý nước như lọc qua than củi,
phơi dưới ánh nắng mặt trời, đun sôi.
Vào đầu năm 1500 TCN, người Ai cập đã biết sử dụng phèn để làm keo tụ các
hạt lơ lửng trong nước, làm trong và sạch nước.
Hệ thống nước cấp bắt nguồn từ La Mã vào năm 800 TCN. Điển hình là công
trình dẫn nước vào thành phố bằng kênh tự chảy, trong thành phố nước được đưa đến
các bể tập trung, từ đó theo các đường ống dẫn đến các nhà quyền quý và bể chứa
công cộng cho người sử dụng.
Khoảng năm 300 TCN, loài người đã biết khai thác nước ngầm bằng phương
pháp đào giếng. Người Babilon biết cách nâng nước lên độ cao khá lớn nhờ vào ròng
rọc và guồng nước.
Đầu những năm 1200, các thành phố ở châu Âu đã có hệ thống cấp nước. Thời
đó chưa có các loại hóa chất phục vụ cho việc keo tụ xử lý nước mặt người ta phải
xây dựng các bể chứa có kích thước lớn mới lắng được các hạt cặn bé. Do đó công
trình thường rất cồng kềnh, chiếm diện tích và kinh phí xây dựng lớn. Đến năm 1600
việc dùng phèn nhôm để keo tụ nước được nhà truyền giáo Tây Ban Nha phổ biến tại
Trung Quốc.
Trong những năm 1700, việc lọc đã được thực hiện như là một phương tiện
hiệu quả để loại bỏ các hạt có trong nước, mặc dù mức độ chất lượng không thể đo
được vào thời gian đó. Vào đầu những năm 1800, lọc cát chậm đã bắt đầu được sử
dụng thường xuyên ở châu Âu.
Trong nửa cuối những năm 1800, các nhà khoa học đã đạt được sự hiểu biết
nhiều hơn về các nguồn và các nguyên nhân tạo các chất gây ô nhiễm nước, đặc biệt
là những tạp chất không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Trong năm 1855, Tiến sĩ
John Snow đã chứng minh rằng bệnh tả là một bệnh lan truyền qua đường nước bằng
cách kết nối một ổ dịch bệnh ở London để giếng công cộng đã được bị ô nhiễm bởi
nước thải. Vào cuối những năm 1880, Louis Pasteur chứng minh "lý thuyết về mầm"
của bệnh, trong đó giải thích như thế nào vi sinh vật (vi khuẩn) có thể truyền bệnh
thông qua phương tiện trung gian như nước. Vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX,

những lo ngại liên quan đến nước uống chất lượng tiếp tục tập trung chủ yếu vào các
14


vi khuẩn gây bệnh (mầm bệnh) trong nguồn cung cấp nước công cộng. Các nhà khoa
học phát hiện ra rằng độ đục không chỉ là một vấn đề thẩm mỹ; hạt trong nước nguồn,
chẳng hạn như phân, có thể chứa mầm bệnh. Kết quả là các thiết kế của hầu hết các
hệ thống xử lý nước uống xây dựng tại Mỹ đầu những năm 1900 đã được thúc đẩy
bởi nhu cầu giảm độ đục, do đó loại bỏ chất gây ô nhiễm vi sinh vật đó đã gây ra dịch
bệnh thương hàn, kiết lỵ, dịch tả. Để giảm độ đục, một số hệ thống nước ở các thành
phố của Mỹ (như Philadelphia) đã bắt đầu sử dụng lọc cát chậm.
Trong khi lọc là một phương pháp xử khá hiệu quả để giảm độ đục, việc sử
dụng chất khử trùng là Clo đóng vai trò lớn nhất trong việc giảm số lượng các dịch
bệnh đường nước trong đầu những năm 1900. Năm 1908, Clo được sử dụng lần đầu
như là một chất khử trùng. Các chất khử trùng khác như ozone cũng bắt đầu được sử
dụng ở châu Âu khoảng này thời gian. Dần dần, lọc và khử trùng bằng Clo trở thành
phương pháp xử lý có hiệu quả để bảo vệ nguồn nước. Trong những năm 1970 và
1980, sự phát triển màng ngược lọc thẩm thấu và kỹ thuật điều trị khác như ozon hóa.
Trong thế kỷ XX, kỹ thuật cấp nước ngày càng đạt tới trình độ cao và còn tiếp
tục phát triển, các loại thiết bị cấp nước ngày càng đa dạng phong phú và hoàn thiện.
Lượng nước cấp không những cấp cho những khu vực cấp cao mà phát triển lên cho
toàn bộ khu vực. Kỹ thuật điện tử và tự động hóa cũng được sử dụng rộng rãi trong
công nghệ xử lý cũng như cấp nước, quản lý, vận hành,.. .phục vụ cho cuộc sống và
phát triển kinh tế-xã hội của con người. Ngày này, nước cấp có hầu hết các quốc gia
trên thế giới. Đặc biệt, các đô thị càng lớn thì các công trình xử lý nước cấp càng hiện
đại và chất lượng nước càng cao.
1.5.2 .Lịch sử phát triển mạng lưới cấp nước tại Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống cấp nước đô thị được bắt đầu bằng khoan giếng mạch
nông tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh vào năm 1894. Nhiều đô thị khác như Hải Phòng,
Đà Nẵng hệ thống cấp nước đã xuất hiện khai thác cả nước ngầm và nước mặt. Hiện

nay hầu hết các khu đô thị đã có hệ thống cấp nước. nhiều trạm cấp nước đã áp dụng
công nghệ tiên tiến của các nước phát triển như: Pháp, Phần Lan, Austraylia,.. Những
trạm cấp nước cho các thành phố lớn đã áp dụng công nghệ tiên tiến và tự động hóa.
Hiện nay nhà nước rất quan tâm đến lĩnh vực cấp nước cho đô thị và đã ban hành
15


nhiều văn bản pháp quy để định hướng, điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực cấp
nước. Điển hình như “Định hướng phát triển cấp nươc đô thị đến năm 2020 (quyết
định số 63/1998/QĐ-TTg ngày 18 tháng 3 năm 1998 của thủ tướng chính phủ) trong
đó xác định mục tiêu chủ yếu cho ngành cấp nước đo thị từ nay cho đến năm 2020.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến vấn đề cấp nước cho nông thôn, đòi
hỏi các chuyên gia trong lĩnh vực cấp nước cần phải đóng góp sức mình và sang tạo
để đáp ứng nhu cầu thực tế.
Hiện nay ở đô thị sử dụng nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, một số hộ vùng
ven đô và nông thôn có sử dụng cả nước mưa. Trong toàn quốc, tỷ lệ người sử dụng
nước mặt chiếm 60%, nước ngầm chiếm 40%. Ở các thành phố lớn, các nhà máy
nước (NMN) có công suất khoảng từ vài chục m3 /ngày. đêm tới vài trăm ngàn
m3/ngày.đêm. Tiêu biểu như: NMN Thủ Đức (TP HCM) có tổng công suất 1.200.000
m3 /ngày.đêm, các NMN xử lý nước ngầm ở Hà Nội có công suất từ 30.000 - 60.000
m3 /ngày.đêm (thường chia thành đơn nguyên 30.000 m3 /ngày.đêm, xây dựng thành
từng đợt, NMN Sông Đà 600.00 m3 /ngày.đêm, giai đoạn 1 xây dựng 1 đơn nguyên
300.000 m3 /ngày.đêm đã hoạt động). Tại các thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh, các
nhà máy nước có công suất phổ biến từ 10.000 m3 /ngày đêm đến 30.000 m3 /ngày
đêm. Các trạm thu nước ở thị trấn thường có công suất từ 1000 m 3 /ngày đêm tới
5.000 m3 /ngày đêm, phổ biến nhất xung quanh 2.000 m3 /ngày đêm.

1.5.3. Một số dây chuyền công nghệ
Nước trước khi đưa vào sử dụng, phải được xử lý. Dưới đây là một số sơ đồ
của các dây chuyền công nghệ xử lý nước cấp

Sơ đồ cấp nước trực tiếp sau khi sử dụng

Clo khử trùng

16


Sơ đồ lọc trực tiếp

Sơ đồ xử lý nước ngầm bằng làm thoáng đơn giản và lọc

Sơ đồ khử sắt nước ngầm bằng làm thoáng, lắng tiếp xúc và lọc

Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước truyền thống

17


Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước có màu, mùi, vị

1.6 GIỚI THIỆU VỀ ĐÀ NẴNG VÀ TÀI NGUYÊN NƯỚC CỦA THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ tư của Việt Nam với tống số dân 1.029.000
người trong năm 2015. Thành phố có 7 quận/huyện, trong đó có sáu quận nội thành
và Huyện Hòa Vang. Huyện thứ tám bao gồm các hải đảo Hoàng Sa.
1.6.1 Đặc điểm tự nhiên
Địa chất: Bao gồm các trầm tích biến và trầm tích phù sa ở, Lớp sét cát nằm trên
tầng đá bao gồm đá phiến sét phong hóa nhiều ở độ sâu 10-24 mét nằm trên đá phiến
sét ít phong hóa ở độ sâu 24-50 mét.
Khí hậu: Đà Nẵng có khí hậu nhiệt đới gió mùa điến hình. Các tháng kế từ tháng

1 cho suốt đến tháng 8 là tương đối khô chỉ là những cơn mưa nhỏ nên thường không
đủ nước.

18


Nguồn nước mặt: Các sông chính của thành phố là sông Cu Đê ở phía bắc và
sông Hàn với ở phía nam. Sông cấm Lệ bắt nguồn từ phía tây nam. Sông Yên là sông
nhánh tách ra từ sông Ái Nghĩa, là nhánh của sông Vu Gia.
Nước ngầm : Đà Nằng nằm tại khu vực trữ nước ngầm, trữ lượng nước ngầm
đang cạn kiệt dần, nằm gần biến và bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp. Điều này
có thế dẫn đến việc phụ thuộc vào nước máy.
1.6.2 Hiện trạng tài nguyên nước
Thành phố Đà Nẵng gồm vùng đất liền và vùng quần đảo trên biển Đông. Có
diện tích tự nhiên 1.283,42 km2. Trên địa bàn thành phố có 2 sông chính là sông Cu
Đê và sông Hàn. Tổng trữ lượng tiềm năng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn
thành phố là 231.059m3/ngày đêm. Tuy nhiên, nhiều khu vực đã có dấu hiệu cạn kiệt
và nhiễm mặn nguồn nước, lại phân bố trên địa bàn rộng nên không thể khai thác với
quy mô tập trung để cấp nước. Theo dự báo thì nhu cầu dùng nước cho các ngành
trên địa bàn thành phố là rất lớn. Nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đến
năm 2020 là hơn 117 triệu m3/năm; nước cho sinh hoạt đến năm 2020 khoảng 210
triệu m3/năm.
Tài nguyên nước mặt của thành phố Đà Nẵng được đánh giá là khá phong phú.
Tổng lượng dòng chảy năm khoảng 12,5 tỷ m3. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố
không đồng đều, lượng mưa trong 4 tháng mùa mưa chiếm 65 đến 80% tổng lượng
mưa trong năm, địa hình dốc, dòng chảy ngắn...là nguyên nhân gây lũ lụt trong mùa
mưa, nước mặn xâm nhập sâu vào sông trong mùa khô. Một mặt, thành phố Đà Nẵng
đang nóng lên từng ngày với những tác động của phát triển kinh tế - xã hội, gánh chịu
những tác động của thiên tai, hoạt động của con người...lên môi trường sống nói
chung, nguồn tài nguyên nước nói riêng.

Nguồn nước cấp cho sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa
bàn thành phố chủ yếu lấy từ nguồn nước của sống Vu Gia, nước chảy qua sông Yên,
về sông Cầu Đỏ và cung cấp nước cho Nhà máy nước Cầu Đỏ. Các năm trước đây,
nguồn nước tại sông Cầu Đỏ không bị nhiễm mặn hoặc chỉ bị nhiễm mặn rất ít. Tuy
nhiên, vấn đề nhiễm mặn nguồn nước trở nên nóng bỏng và trở nên đặc biệt nghiêm
trọng. Điều này cho thấy khan hiếm và thiếu nước là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối
19


với sự tồn tại của con người ở Đà Nẵng. Vì lẽ đó, cần phải có các giải pháp quản lý,
khai thác và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên nước.
Thành phố Đà Nẵng đã triển khai một số biện pháp nhằm đảm bảo an toàn cho
cấp nước. Tuy nhiên, đây mới chỉ là những giải pháp trước mắt để xử lý tình huống
nóng về thiếu nước. Về lâu dài, để đảm bảo an ninh nguồn nước cho thành phố Đà
Nẵng, cần kiểm kê, đánh giá cụ thể chất lượng, trữ lượng tài nguyên nước trên địa
bàn thành phố. Quy hoạch nguồn nước trên địa bàn thành phố; lồng ghép khả năng
cung cấp của nguồn nước vào quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở kiểm
kê đánh giá tài nguyên nước và cân bằng kinh tế nguồn nước; xây dựng, bàn hành
chiến lược bền vững về nguồn tài nguyên nước. Bổ sung mạng lưới điều tra quan trắc
tài nguyên nước, bao gồm cả nước mặt và nước dưới đất, cả lượng và chất, hình thành
mạng lưới quan trắc điều tra tài nguyên nước thông nhất trên toàn địa bàn thành phố
có kết nối với mạng lưới trên hệ thống lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn. Tăng cường
và tranh thủ sự hợp tác của quốc tế, sự hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ để thực
hiện việc trồng rừng để phát triển nguồn tài nguyên nước trên khu vực đầu nguồn,
đảm bảo khả năng sinh thuỷ, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu. Xây dựng kế
hoạch sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nước trên địa bàn thành phố. Thực hiện kế
hoạch nhằm làm thay đổi cách nhìn nhận về vai trò và tầm quan trọng của nguồn
nước...
1.6.2.1Hệ thống đầm, hồ trong thành phố
Trên địa bàn thành phố hiện nay có 30 hồ, đầm và tổng diện tích nước bề mặt

chiếm 1,8 triệu m2, dung tích chứa nước tối đa vào khoảng 3,3 triệu m 3 . Hệ thống hồ,
đầm đóng vai trò quan trọng đối với thành phố Đà Nẵng. Các vai trò của hệ thống
đầm, hồ đối với các thành phố nói chung thường bao gồm 4 chức năng chính là: điều
tiết nước, điều hòa vi khí hậu, tạo cảnh quan đẹp và xử lý nước thải đô thị.
Trên địa bàn thành phố có sự phân bố không đồng đều của các ao, hồ, đầm. Tập
trung chính ở một số quận như: Hải Châu, Thanh Khê, trong đó các quận Sơn Trà,
Ngũ
Hành Sơn, Liên Chiểu không có nhiều hồ, vì thế chức năng của các đầm, hồ
chưa phát huy được hết tại các quận này.
20


Do quá trình phát triển và đô thị hóa, diện tích của nhiều hồ, đầm đã bị giảm,
thậm chí một số hồ diện tích còn lại rất nhỏ và hầu như chỉ còn đảm nhận chức năng
tạo cảnh quan môi trường. Tình trạng lấn chiếm lòng hồ, đầm của các hộ dân đã xảy
ra từ nhiều năm nay, nhưng vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý thích đáng, cũng góp
phần làm giảm diện tích hồ trong thành phố.
Tình trạng ô nhiễm hồ, đầm do rác thải, kể cả vật liệu xây dựng thải xuống hồ
đã góp phần thu hẹp diện tích lòng hồ, làm mất mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm môi
trường do tạo điều kiện cho các loài sinh vật gây hại phát triển. Ô nhiễm do xả thải
sinh hoạt, dịch vụ và công nghiệp nhỏ vào hồ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng
ô nhiễm ở một số hồ trong thành phố. Tình trạng ô nhiễm nước hồ sẽ tiếp tục gia tăng
nếu không có những biện pháp giảm thiểu và khắc phục kiệp thời.
Các hồ, đầm đem lại giá trị cảnh quan và giúp điều hòa khí hậu cho vùng đô thị xung
quanh hồ. Tuy nhiên, chức năng này chưa được thực sự quan tâm giữ gìn và bảo vệ,
do đó nhiều hồ đã bị suy giảm đi, thậm chí hầu như mất đi các chức năng này. Đây là
một nguy cơ lớn cần có giải pháp để giúp cho thành phố có thể khai thác tốt các chức
năng này của hệ thống đầm, hồ phục vụ cho việc phát triển trong tương lai.
1.6.2.2Hệ thống sông ngòi
Thành phố Đà Nẵng có mạng lưới sông ngòi dày đặc.Trên địa bàn thành phố có

2 sông chính là sông Cu Đê và sông Hàn. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có các
sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Túy Loan, sông Phú Lộc. Tổng trữ lượng tiềm
năng tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố là 231.059 m 3/ngày đêm. Tuy
nhiên, nhiều khu vực đã có dấu hiệu cạn kiệt và nhiễm mặn nguồn nước, lại phân bố
trên địa bàn rộng nên không thể khai thác với quy mô tập trung để cấp nước. Theo
dự báo thì nhu cầu dùng nước cho các ngành trên địa bàn thành phố là rất lớn. Nước
cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp đến năm 2020 là hơn 117 triệu m 3 /năm; Tài
nguyên nước mặt của thành phố Đà Nẵng được đánh giá là khá phong phú. Tổng
lượng dòng chảy năm khoảng 12,5 tỷ m3. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố không
đồng đều, lượng mưa trong 4 tháng mùa mưa chiếm 65% đến 80% tổng lượng mưa
trong năm, địa hình dốc, dòng chảy ngắn... là nguyên nhân gây lũ lụt trong mùa mưa,
nước mặn xâm nhập sâu vào sông trong mùa khô. Một mặt, thành phố Đà Nẵng đang
21


nóng lên từng ngày với những tác động của phát triển kinh tế - xã hội, gánh chịu
những tác động của thiên tai, hoạt động của con người... lên môi trường sống nói
chung, nguồn tài nguyên nước nói riêng.
1.6.3 Các nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
STT

Nhà máy

Địa chỉ

1

NMN Cầu Đỏ

Phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ


2

NMN Sân Bay

Phường An Khê, quận Thanh Khê

3

NMN Sơn Trà

Phường Thọ Quang, quận Sơn Trà

3. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
 Quy trình xử lý và kiểm soát chất lượng nước của nhà máy nước Cầu Đỏ,
thành phố Đà Nẵng.
 Nguồn tài nguyên nước tại thành phố Đà Nẵng.
 Hệ thống cấp nước trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhà máy nước Cầu Đỏ, các công đoạn xử lý nước của nhà máy nước Cầu Đỏ
Các nguồn nước lân cận và nguồn nước trong thành phố Đà Nẵng
2.2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Hồi cứu số liệu
Tiến hành thu thập số liệu từ nhiều nguông khác nhau. Từ tư liệu nhà máy
nước Cầu Đỏ, sách báo, tài liệu khoa học có liên khác nhau

2.2.2. Ngoài thực địa
Quan sát, thu thập số liệu từ quá trình nghiên cứu ĐTM của nhà máy nước
Cầu Đỏ. Tìm hiểu cấu tạo nguyên tắc hoạt động, vận hành của nhà máy nước
22


Cầu Đỏ.
2.2.3. Phỏng vấn
Đặt câu hỏi nhanh đối với cán bộ lãnh đạo, vận hành, nhân viên trong toàn nhà
máy nước Cầu Đỏ để thu thập thông tin, số liệu trong quá trình vận hành xử lý nước
của nhà máy.

23


×