Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số phương pháp dạy học môn toán lớp 4 theo mô hình VNEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.27 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THẠNH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THẠNH HÓA



SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP
DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 4
THEO MÔ HÌNH VNEN

Họ và tên: NGUYỄN THỊ ANH PHƯỢNG
Đơn vị: TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THẠNH HÓA

Naê
Naêm
m Hoï
Hoïc
c:: 2015
2015 –– 2016
2016


***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD trường:
.Tác dụng của SKKN:.................................................................................
.Tính thực tiễn:............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2015
CT.HĐKHNT


(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD Phòng GD-ĐT:
.Tác dụng của SKKN:...................................................................................
.Tính thực tiễn:.............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2015
CT.HĐKHGD
(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD Sở GD-ĐT:
.Tác dụng của SKKN:...................................................................................
.Tính thực tiễn:.............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2015
CT.HĐKH GD
(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

2


MỤC LỤC
Phần 1: Đặt vấn đề
-Lý do chọn đề tài
-Mục đích đề tài
-Lịch sử đề tài
-Phạm vi đề tài
Phần 2:Nội dung công việc đã làm:

-Thực trạng đề tài
-Nội dung cần giải quyết
-Biện pháp giải quyết
-Kết quả chuyển biến của đối tượng
Phần 3: Kết luận:
-Tóm lược giải pháp
-Phạm vi đối tượng áp dụng
-Đề xuất kiến nghị

3


I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.Đặt vấn đề:
Trong cuộc sống hiện nay ở đâu cũng gặp Toán học, Toán học xâm nhập
vào cuộc sống của con người. Với trẻ em cũng vậy, mọi hoạt động của trẻ em đều
có Toán học - đặc biệt là trong nhà trường.
Như chúng ta đã biết bậc tiểu học là bậc học rất quan trọng trong việc đặt
nền móng cho sự hình thành nhân cách ở học sinh, là bước ngoặc trong đời sống
của các em. Đó là cánh cửa mở đầu cho quá trình học tập, lĩnh hội tri thức.Ở bậc
học này các em được học nhiều môn học trong đó môn Toán chiếm một vị trí
quan trọng, giữ vai trò then chốt giúp các em chiếm lĩnh tri thức - vừa là công cụ,
là phương tiện giúp các em học tập và giao tiếp.
Thông qua dạy toán hình thành phẩm chất của người lao động như: sự cần
cù, cẩn thận, kiên nhẫn...Thông qua dạy toán học sinh được rèn kĩ năng Tiếng
Việt, được cung cấp những kiến thức về tự nhiên, xã hội.... Qua việc học các em
được phát triển toàn diện về Đức-Trí-Thể-Mỹ theo từng cấp bậc đặc biệt là bậc
tiểu học vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc giáo dục và mô hình
VNEN lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, nó khác hoàn toàn cách dạy trước

đây; học sinh được chuyển đổi từ lắng nghe thầy cô truyền thụ kiến thức thì bây
giờ phải tự học, tự chủ động khám phá kiến thức còn giáo viên chỉ là người
hướng dẫn, đồng hành với học sinh giúp học sinh tìm hiểu kiến thức. Để thực
hiện được các yêu cầu trên đòi hỏi các em phải có tinh thần tự giác học tập, các
em phải biết suy luận, biết phân tích, biết phán đoán, biết nhận xét để tìm ra
những khó khăn, những vướng mắc từ đó đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề một
cách thỏa đáng và hiệu quả. Cũng từ thực tiễn đó đã nảy sinh một vấn đề cần giải
quyết: Vậy làm cách nào để học sinh tự học, làm cách nào các em có thể hiểu và
thực hành tốt những kiến thức Toán trong khi môn Toán là một môn học khô
khan, khó tiếp thu.
Qua thực tế dạy học lớp 4, tôi thấy một số em rất “ngán ngại học toán ” đặc
biệt các dạng toán: tính giá trị biểu thức, tính hai cách nhân một số với một tổng,
nhân một tổng với một số; toán có lời văn như tìm hai số khi biết tổng (hiệu) của
hai số…... Các em rất lúng túng trong thực hành do năng lực phân tích của các
4


em chưa cao, tri giác thường dựa vào hình dạng bên ngoài, nhận thức chủ yếu
dựa vào quan sát, các em chưa nhận ra những thuộc tính đặc trưng của một bài
toán nhiều khi chỉ suy luận theo cảm tính. …. Chính vì những lí do trên tôi thiết
nghĩ mỗi giáo viên khi đứng lớp cũng phải suy nghĩ tìm biện pháp để đưa những
kiến thức Toán đến với các em bằng cái tâm của mình. Do đó bản thân tôi đã
mạnh dạn chọn đề tài “Một số phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo mô
hình VNEN”
2.Mục đích đề tài:
-Giúp học sinh yêu thích môn Toán
-Tổ chức học sinh cách học theo nhóm.
-Giúp các em biết cách tự học, tự khám phá kiến thức.
3. Lịch sử đề tài:
Trong quá trình cọ sát thực tế dạy học trên lớp, bản thân tôi nhận thấy học

sinh chưa tự tin, chưa hợp tác nhóm dẫn đến việc khám phá kiến thức còn hạn
chế. Do vậy bản thân tôi quyết định chọn đề tài “Một số phương pháp dạy học
môn Toán lớp 4 theo mô hình VNEN” để áp dụng trong năm học này.
4. Phạm vi đề tài:
Với đề tài “Một số phương pháp dạy học môn Toán lớp 4 theo mô hình
VNEN” bản thân tôi tìm các biện pháp khắc phục nhằm giúp các em yêu thích
môn Toán và mạnh dạn giao tiếp trong nhóm nhằm đưa chất lượng môn Toán của
lớp được nâng cao. Đối tượng áp dụng: học sinh lớp 4/2 trường Tiểu học Thị
Trấn Thạnh Hóa- huyện Thạnh Hóa - tỉnh Long An.

5


II.NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM:
1.Thực trạng đề tài:
Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Toán là yêu cầu cơ bản và tối thiểu mà tất
cả học sinh phải đạt được. Ở lớp 4 học sinh phải biết được cộng, trừ, nhân, chia
số tự nhiên; cộng, trừ, nhân, chia phân số; đổi đơn vị đo; toán có lời văn như tính
chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành….. Tìm hai số khi
biết tổng và hiệu của hai số đó; Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số
đó; Toán về tìm số trung bình cộng…Vì sao các em không thích học toán? Thực
trạng từ đâu?
-Về học sinh:
+Ở năm lớp 3, các em đã được học theo mô hình VNEN, các em đã thực
hiện 10 bước học tập và cũng được học theo nhóm nhưng phần lớn các em còn lệ
thuộc vào sự điều hành của nhóm trưởng.
+Do các em nhút nhát nên chưa mạnh dạn bày tỏ ý kiến cũng như trong
hợp tác nhóm.
+Do khả năng tư duy của các em còn hạn chế nên thấy khó là các em lùi
bước, thiếu nhẫn nại để tìm các dữ kiện giải quyết vấn đề.

+Do đặc thù lứa tuổi của các em còn nhỏ nên thường mau chán, chóng mệt
mỏi, hay quên, không thích suy nghĩ, phân tích các vấn đề.
-Về giáo viên: Thực tế hiện nay, giáo viên ít quan tâm đến việc tổ chức dạy
học Toán hay nói cách khác làm sao cho các em hứng thú trong việc học đặc biệt
là học Toán vì đặc thù của môn Toán là khô khan với những con số, những quy
tắc, những công thức khó nhớ mà các em “chây lười” suy nghĩ hoặc suy nghĩ vẫn
không tìm ra nút thắt; các em thiếu sự kiên trì, nhẫn nại quen tánh chờ đợi kết quả
ở người khác.
Ở năm học trước trường tôi đã thực hiện theo mô hình VNEN, trong thời
gian đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn và lúng túng trong giảng dạy. Do vậy việc
tổ chức lớp học theo nhóm của giáo viên đôi khi còn mang hình thức, các hoạt
động dạy học còn mang tính rập khuôn chưa có sự chủ động sáng tạo trong bài
dạy; đôi khi trong giảng dạy cũng muốn thay đổi mục tiêu hoặc hoạt động dạy
nhưng chưa mạnh dạn vì sợ đồng nghiệp không đồng tình…

6


Trước khi bước vào năm học 2015-2016, bản thân tôi đã được tham dự lớp
tập huấn về cách dạy học theo mô hình trường học mới (mô hình VNEN), tôi rất
tâm đắc về cách tổ chức lớp cũng như cách điều chỉnh tài liệu Hướng dẫn học,
cách trang trí lớp…và đây là năm thứ hai mà tôi thực hiện mô hình VNEN ở lớp
4. Được BGH phân công, lớp tôi chủ nhiệm có 30 học sinh gồm 15 nữ và 15
nam. Sau một tháng nhận lớp, tôi thấy học sinh còn hạn chế trong việc tổ chức
nhóm cũng như ý thức tự học của các em chưa cao. Các em chưa biết hợp tác
nhóm khi thực hiện một bài toán hoặc làm các phép tính. Đứng trước tình trạng
trên, bản thân tôi quyết định đi tìm biện pháp khắc phục.
2.Nội dung cần giải quyết:
Trên cơ sở những hạn chế, khó khăn của học sinh trong quá trình học tập
cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

-Tìm hiểu đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh.
-Tìm hiểu nội dung chương trình môn Toán lớp 4.
-Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
-Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học Toán.
-Hình thành cách học nhóm và các kĩ năng phân tích cho học sinh.
3.Biện pháp giải quyết:
3.1. Tìm hiểu đặc điểm và trình độ nhận thức của học sinh.
Để giúp các em học tốt, việc đầu tiên là cần phải hiểu rõ đặc điểm và trình
độ nhận thức của học sinh để từ đó có sự giáo dục phù hợp với tâm sinh lí của trẻ.
Bởi vậy ngay đầu năm, bản thân tôi không ngừng phối hợp với phụ huynh và
nắm bắt từ giáo viên chủ nhiệm năm học trước các đặc điểm cũng như trình độ
nhận thức của từng em. Các em có những điểm mạnh nào và hạn chế ở điểm nào
hoặc các em chưa nắm vững thực hành ở dạng toán nào….Từ đó giáo viên phát
huy điểm mạnh và từng bước giúp đỡ các em những phần còn hạn chế, kịp thời
động viên, khuyến khích và ghi nhận sự tiến bộ của các em dù sự tiến bộ rất nhỏ.
Nắm được đặc điểm trình độ nhận thức của các em là việc làm quan trọng
giúp cho việc giảng dạy đạt được hiệu quả cao.
3.2.Tìm hiểu nội dung chương trình môn Toán lớp 4.
Giáo viên đứng lớp cần nắm nội dung, chương trình sách hướng dẫn học
Toán theo chương trình VNEN (gồm 4 tập: 1A, 1B, 2A, 2B) để biết được những
7


yêu cầu cơ bản của phân môn. Có như vậy giáo viên mới phát hiện được cái hay,
cái khó để điều chỉnh bài hoặc các hoạt động dạy học phù hợp với đối tượng học
sinh của lớp. Hiểu và nắm được đặc trưng của môn học, người giáo viên sẽ dễ
dàng tìm được phương pháp và lựa chọn hình thức dạy học phù hợp, linh hoạt,
sáng tạo trong từng bài dạy từ đó giúp học sinh tiếp thu bài một cách chủ động,
phát triển được tư duy sáng tạo của các em.
Nắm được nội dung chương trình môn Toán lớp 4, tôi xác định mục tiêu và

những chuẩn kiến thức cần đạt trong từng bài dạy và từng mục tiêu đó phải phù
hợp với đối tượng học sinh của lớp cũng như những bài nào cần điều chỉnh và
những hoạt động nào cần điều chỉnh v.v…. Ví dụ đối với những nhóm có học
sinh yếu tôi xây dựng phiếu học tập với lượng bài tập vừa đủ để học sinh thực
hành, bỏ bớt một số bài trong sách vì số lượng bài quá nhiều và quá khó đối với
các em làm các em dễ chán nản và ngao ngán, mất đi sự hứng thú học tập.
3.3 Lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Để thực hiện một tiết dạy thành công thì việc lựa chọn phương pháp và
hình thức tổ chức dạy học là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy bản thân
tôi luôn tìm mọi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho mỗi hoạt động
trong từng bài dạy làm sao phát huy tối ưu tính tích cực, say mê học tập của học
sinh. Theo tôi giáo viên cần chuẩn bị hệ thống các câu hỏi rõ ràng, khoa học từ dễ
đến khó, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp. Trong quá trình dạy bài mới
nên đặt nhiều tình huống có vấn đề để học sinh tranh luận, nhận xét trong nhóm,
có như vậy các em mới thấy thích thú vì tự mình phát hiện ra kiến thức, qua đó
giúp các em nhớ lâu và khắc sâu kiến thức. Trong giờ dạy tạo cho các em cảm
giác thoải mái, khi thấy các em căng thẳng, mệt mỏi tôi thường tổ chức cho các
các nhóm thi đua làm bài tập hoặc cho lớp văn nghệ, chơi trò chơi…...
Dạy học theo mô hình VNEN giáo viên tuyệt đối tránh làm thay, nói thay,
nghĩ thay cho học sinh mà hãy để cho các em tự phát hiện ra kiến thức và biết tự
giải quyết vấn đề; giáo viên là người đồng hành cùng học sinh trong bước đường
đi tìm kiến thức mới; giáo viên chỉ hỗ trợ học sinh khi các em gặp khó khăn. Dạy
học theo mô hình trường học mới sự đánh giá của giáo viên đóng vai trò rất quan
trọng, giáo viên quan sát các biểu hiện, thái độ học tập của học sinh để nhận xét,
tuyên dương, khuyến khích, động viên…, giáo viên có thể nhận xét bằng lời nói
8


trực tiếp hoặc viết vào tập của học sinh nhằm giúp các em khắc phục khó khăn,
phát huy ưu điểm để các em cùng tiến bộ trong học tập.

3.4.Tích cực hóa các hoạt động học tập của học sinh trong giờ học
Toán.
*Phát huy tính tích cực học tập của học sinh:
Khi đứng trước một nhiệm vụ học tập cần giải quyết, tính tích cực của học
sinh sẽ xuất hiện. Điều đó có ý nghĩa; tính tích cực học tập của học sinh phụ
thuộc vào mức độ hấp dẫn và lôi cuốn của nhiệm vụ học tập và cách thức diễn
đạt, dẫn dắt vấn đề của giáo viên. Giáo viên diễn đạt và hướng dẫn học sinh càng
hấp dẫn, lôi cuốn thì tính tích cực của học sinh càng cao. Tính tích cực học tập
của học sinh được thể hiện:
-Tìm tòi: học sinh tự tìm hiểu yêu cầu Cái đã cho- Cái cần tìm.
-Sáng tạo: học sinh tự tìm cách giải quyết khác nhau theo suy nghĩ của các
em.
Tính tích cực học tập của học sinh được thể hiện qua tranh luận, bàn bạc đi
đến thống nhất, các em biết tìm tòi khám phá và giải quyết các bài tập. Từ tích
cực học tập giúp các em phát huy tư duy độc lập, tư duy sáng tạo, học sinh tự
chiếm lĩnh kiến thức một cách sâu sắc và hiệu quả, không rập khuôn, áp đặt.
Ngoài ra tính tích cực học tập của học sinh được thể hiện qua bài tập hoạt động
ứng dụng. Qua hoạt động ứng dụng các em được mở rộng kiến thức cuộc sống
ngoài xã hội, các em được trao đổi với cha mẹ, anh, chị những điều chưa biết. Từ
đó tạo nên niềm ham thích học hỏi, tìm tòi của các em.
*Kích thích nhu cầu và hứng thú học tập môn Toán.
Người giáo viên khi dạy toán cần khéo léo phát huy tính tích cực học tập
của học sinh, trên cơ sở đó kích thích nhu cầu và hứng thú học môn Toán. Người
học được cuốn hút vào hoạt động học tập do giáo viên tổ chức, thông qua đó sẽ tự
khám phá những điều mình chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri
thức đã được sắp đặt sẵn.
Tóm lại, muốn học sinh tích cực học tập giáo viên không nên làm thay mà
nên chia các yêu cầu thành các bước nhỏ tránh gây phức tạp cho các em; câu lệnh
rõ ràng, dễ hiểu nhằm giúp các em nắm được yêu cầu thực hiện để các em tự phát
hiện ra kiến thức. Làm như vậy giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh tập trung

9


kết hợp với sự diễn đạt và hướng dẫn hấp dẫn, lôi cuốn của giáo viên, học sinh sẽ
hứng thú học tập. Hứng thú là yếu tố quan trọng tạo nên tính tích cực.
3.5. Hình thành cách học nhóm và các kĩ năng phân tích cho học sinh.
*Tìm hiểu yêu cầu một bài toán.
Đối với học sinh yếu khó khăn của các em là không hiểu được yêu cầu của
một bài toán, các em không hiểu cái đã cho và cái cần tìm. Vậy muốn cho học
sinh hiểu được yêu cầu của bài toán và tiếp nhận các kiến thức mới người giáo
viên cần phải hướng học sinh thực hiện các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu đề.
-Đọc kĩ yêu cầu bài toán. Học sinh đọc đề ít nhất 2 lần.
-Phân tích đề : phân tích ngược từ câu hỏi cần tìm của bài toán.
Ví dụ: Bài tập 4, trang 68, SHD học Toán 4.
Một sân vận động hình chữ nhật có chiều dài 180m, chiều rộng bằng nửa
chiều dài. Tính chu vi và diện tích của sân vận động đó.
*Phân tích đề:
+Bài toán hỏi gì? (Tính chu vi và diện tích của sân vận động.)
+Muốn tính chu vi và diện tích hình chữ nhật chúng ta cần có các số đo
nào? ( Cần số đo chiều dài và số đo chiều rộng của hình chữ nhật. )
+Chiều dài đề cho chưa? chiều rộng cho chưa ? (Chiều dài đề cho rồi,
chiều rộng đề chưa cho.)
+Chiều rộng chưa cho thì chúng ta phải làm gì? ( Phải đi tìm chiều rộng.)
+Tìm chiều rộng bằng cách nào ? (Chiều rộng bằng nửa chiều dài. Vậy
muốn tìm chiều rộng ta lấy chiều dài chia 2...)
Bước 2: Lập kế hoạch giải toán.
Từ bài toán trên học sinh lập kế hoạch giải toán.
+Lời giải 1: Tìm chiều rộng.
+Lời giải 2 : Tính chu vi.

+Lời giải 3: Tính diện tích.
Bước 3: Tìm lời giải phù hợp với từng phép tính.
Giáo viên hướng dẫn gợi ý cho học sinh suy nghĩ và bám vào yêu cầu đề
bài để tìm lời giải thích hợp. Đối với bài toán trên học sinh cần phải vận dụng các
công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật để tính kết quả.
10


Tóm lại, để giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả người giáo
viên cần phải cho học sinh thông hiểu yêu cầu của một bài toán trên cơ sở đó sẽ
tìm cách giải phù hợp với từng dạng bài.
*Xây dựng cách học nhóm.
Trong học tập, lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy- trò; trò- trò tạo
nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trong con đường đi tìm những tri thức
mới.
Trong năm học này, đặc thù của chương trình VNEN là tổ chức cho học
sinh cách học nhóm nhưng học nhóm là học như thế nào? Cách tổ chức học sinh
học nhóm ra sao? Do vậy giáo viên cần định hướng cho các em để qua học nhóm
các em được thảo luận trao đổi ý kiến. Từ xưa, bên cạnh câu “Không thầy đố
mày làm nên”, cha ông ta cũng có câu “ Học thầy không tày học bạn” nên việc
học nhóm sẽ giúp các thành viên trong nhóm được bộc lộ suy nghĩ, thái độ của
mình và qua đó sẽ được tập thể uốn nắn, điều chỉnh, từ đó hiệu quả học tập sẽ
tăng lên. Đối với một số học sinh nhút nhát tốt nhất giáo viên nên bắt đầu từ
nhóm nhỏ (nhóm 2 hoặc nhóm 3). Khi các em quen dần và hình thành những kĩ
năng nhất định sẽ tổ chức nhóm với số lượng học sinh nhiếu hơn. Qua hoạt động
nhóm học sinh được rèn các kĩ năng như: kĩ năng hợp tác, kĩ năng phân tích, kĩ
năng bày tỏ ý kiến, kĩ năng hợp tác, kĩ năng chia sẽ, …các thành viên trong nhóm
cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ đó là lĩnh hội được tri thức mới. Điều nổi bật
nhất trong hoạt động nhóm là kĩ năng đánh giá các em biết tự đánh giá lẫn nhau,
qua đó các em biết được những ưu điểm và hạn chế của bản thân từ đó sẽ tự khắc

phục và điều chỉnh. Qua học nhóm vai trò của Hội đồng tự quản lớp và các nhóm
trưởng càng được thể hiện rõ nét: các em điều hành hoạt động nhóm sôi nổi, tích
cực giúp các thành viên trong nhóm say mê hứng thú học tập.
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng
Với thực trạng đầu năm và qua những biện pháp đã áp dụng tôi nhận thấy
với phương pháp dạy học theo mô hình VNEN các em trong lớp dần dần đã có sự
chuyển biến về môn Toán và một điều rất mừng là khả năng giao tiếp của các em
đã có sự tiến bộ, các em mạnh dạn bàn bạc, trao đổi, thảo luận, tự tin phát biểu ý
kiến của mình với người khác, với tập thể. Qua hoạt động học, các em hứng thú,
say mê học toán, những học sinh giỏi có điều kiện phát huy năng lực của mình;
11


các em trước đây kĩ năng tính toán còn hạn chế, tiếp thu bài chậm, ít phát biểu đã
có sự thay đổi các em biết hợp tác, biết giao tiếp học hỏi lẫn nhau tiết dạy của
giáo viên cũng trở nên nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả; lớp học trở nên thân
thiện, gần gũi tạo cho các em có cảm giác mỗi ngày đến trường là một niềm vui.
*Kết quả chuyển biến môn Toán của các em trước khi áp dụng sáng kiến và
sau khi áp dụng sáng kiến:
Tổng số HS: 30
Điểm giỏi
( 10; 9 )

Điểm khá
(8 ; 7 )

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

Trước khi áp
dụng sáng kiến

8

26,7

10

33,3

10

33,3

2

6,7


Sau khi áp
dụng sáng kiến

18

60

8

26,7

4

13,3

0

Giai đoạn

12

Điểm TB
( 6; 5 )

Điểm yếu
(4;3;2;1)


III. KẾT LUẬN :

1/ Tóm lược giải pháp :
Để giúp học sinh học tốt môn Toán 4 theo mô hình VNEN đòi hỏi người
giáo viên ngoài lương tâm, lòng nhân ái là trách nhiệm của một người mẹ - người
cha đối với học sinh, biết thương yêu, động viên, an ủi để giúp học sinh ngày
càng tiến bộ. Do đó người giáo viên cần:
-Xác định rõ mục tiêu từng bài dạy. Lựa chọn phương pháp và tổ chức
hình thức dạy học linh hoạt phù hợp với khả năng tiếp thu kiến thức của các em.
-Thường xuyên bồi dưỡng, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả giáo
dục; cần quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ nhóm hoạt động chưa tích cực.
-Tổ chức các hoạt động vui chơi, không tạo áp lực nặng nề cho các em.
-Đánh giá, nhận xét học sinh phải công bằng, vô tư, khách quan, luôn kịp
thời động viên, khuyến khích các em.
Chương trình toán 4 là một mắc xích quan trọng để học sinh tiếp tục bổ
sung các kiến thức và kĩ năng cơ bản của môn Toán ở các mức độ tiếp theo. Vì
vậy việc tìm kiến thức, thực hành bài tập sẽ giúp các em khắc sâu những kiến
thức đã học. Với mong muốn của bản thân nhằm giúp các em học tốt môn Toán
ngay từ bậc tiểu học theo lời dạy của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây. Vì
lợi ích trăm năm trồng người”; qua những phương pháp đã nêu trên đã đem lại
kết quả khả quan trong năm học 2015-2016, tôi mong rằng đề tài này có thể áp
dụng rộng rãi trong huyện và các huyện đang thực hiện theo mô hình VNEN. Rất
mong các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo tìm ra các phương pháp hay hơn, hữu
hiệu hơn trong dạy Toán để các em học tốt hơn ở tất cả các môn học đáp ứng nhu
cầu của xã hội nước ta trong thập kỉ XXI.
2/ Phạm vi đối tượng áp dụng:
Với đề tài này có thể áp dụng rộng rãi cho khối 4-5 trong tỉnh đang thực
hiện theo mô hình VNEN.
Thạnh Hóa, ngày 27 tháng 03 năm 2016
Người viết

Nguyễn Thị Anh Phượng

13


PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THẠNH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THẠNH HÓA
***********************
14


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP
GIÚP HỌC SINH KHÓ KHĂN HỌC TỐT
MÔN TOÁN LỚP 4.

Họ và tên : NGUYỄN THỊ ANH PHƯỢNG
Đơn vị: TRƯỜNG TH THỊ TRẤN THẠNH HOÁ

Năm học: 2015-2016

***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD trường:
.Tác dụng của SKKN:.................................................................................
.Tính thực tiễn:............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2012
15


CT.HĐKHNT

(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD Phòng GD-ĐT:
.Tác dụng của SKKN:...................................................................................
.Tính thực tiễn:.............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2012
CT.HĐKHGD
(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

***Nhận xét đánh giá của Hội đồng KHGD Sở GD-ĐT:
.Tác dụng của SKKN:...................................................................................
.Tính thực tiễn:.............................................................................................
.Hiệu quả: ....................................................................................................
.Xếp loại :.....................................................................................................
Thạnh Hoá, ngày tháng.......năm 2012
CT.HĐKH GD
(Ghi rõ họ tên, ký & đóng dấu)

*-*-*-*-*-*-*-*-*-*-*

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN THẠNH HÓA
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN THẠNH HÓA

16


***********************


SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH
HỌC TỐT MÔN TOÁN LỚP 4
THEO MÔ HÌNH VNEN.

Họ và tên : NGUYỄN THỊ ANH PHƯỢNG
Đơn vị: TRƯỜNG TH THỊ TRẤN THẠNH HOÁ

17



×