Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

skkn “ một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy địa lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.54 MB, 38 trang )

SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
MỤC LỤC
I – ĐẶT VẦN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài ..................................................................trang 2
2. Mục đích đề tài .....................................................................trang 3
3. Lịch sử đề tài ...............................................................trang 4
4. Phạm vi, đối tương áp dụng ..................................................trang 4
II –GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng đề tài .............................................................. trang 4-8
2. Nội dung cần giải quyết ..................................................trang 8-9
3. Giải pháp thực hiện .......................................................... trang 9-29
4. Kết quả chuyển biến của đối tượng ................................trang 29-31
III – KẾT LUẬN
1. Tóm lược giải pháp ...........................................................trang 32-33
2. Phạm vi – đối tượng áp dụng ...............................................trang 33
3. Đề xuất-Kiến nghị ............................................................trang 33-34
Lời cảm ơn ...............................................................................trang 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................trang 36

KÍ HIỆU VIẾT TẮT
THCS: Trung học cơ sở
GV: Giáo viên
HS: Học sinh
ÔNKK: Ô nhiễm không khí
MT: Môi trường
SGK: Sách giáo khoa
CNTT: Công nghệ thông tin
BVMT: Bảo vệ môi trường
CH: Câu hỏi

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy



1


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lí do chọn đề tài:
Năm học 2015 – 2016 là năm học tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục, ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy,... Dạy học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm
tích cực về quá trình học tập. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại
nhiều lợi ích cho việc góp phần hình thành, phát triển năng lực hành động, năng
lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên - xã hội vốn
không tồn tại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp hoàn chỉnh
và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Cũng chính do đặc điểm đó mà giáo dục
bảo vệ môi trường được đưa vào nội dung giáo dục phổ thông chủ yếu bằng con
đường tích hợp, tức là liên kết, lồng ghép với các môn học trong chương trình
giáo dục phổ thông đặc biệt là môn Địa lí.
Môi trường không chỉ là nơi con người sống, tồn tại và phát triển mà còn
là nơi con người nghỉ ngơi, hưởng thụ vẻ đẹp mà thiên nhiên ban tặng. Môi
trường gắn liền với đời sống của con người, những yếu tố của môi trường ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, sự phát triển của loài người. Cùng với sự phát
triển kinh tế ồ ạt dưới tác động của các cuộc khoa học kĩ thuật, sự gia tăng dân
số quá nhanh môi trường ngày càng suy thoái và có những biến động cực kì
phức tạp như: Hạn hán, lũ lụt, sạt lở đất, sóng thần, động đất,... trở thành nguy
cơ thực sự đối với cuộc sống hiện đại và sự tồn vong của xã hội trong tương lai.
Các thành phần của môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do nhiều nguyên
nhân khác nhau trong đó có ý thức của con người. Bảo vệ thiên nhiên và môi
trường là vấn đề mang tính chất toàn cầu.

Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống
giáo dục phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

2


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
cách người lao động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác
động đến lực lượng dân số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước. Nếu đội ngũ
này có sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay
đổi lớn trong công tác bảo vệ môi trường.
Bản thân là giáo viên giảng dạy môn Địa lí trong những năm qua tôi đã
trăn trở và suy nghĩ rất nhiều. Làm thế nào cho môi trường sống được trong sạch
và lành mạnh hơn? Làm thế nào để đánh thức được ý thức bảo vệ môi trường
cho học sinh thân yêu của chúng ta?... Chính vì thế tôi đã mạnh dạn tiếp tục áp
dụng sáng kiến kinh nghiệm: “ Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường
trong giảng dạy Địa lí 8”. Đề tài nhằm nhắc nhở bản thân mình phải sử dụng
phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách
nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống
khi chưa quá muộn. Đó cũng chính là lí do của đề tài sáng kiến kinh nghiệm của
tôi.
2. Mục đích đề tài:
Qua đề tài này mục đích cần đạt được của tôi là:
- Nhằm xác định cho học sinh hiểu và ý thức được một số vấn đề về môi
trường đang được quan tâm hiện nay.
- Tuyên truyền giáo dục học sinh nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo
vệ môi trường, cải thiện và xây dựng môi trường Xanh - Sạch – Đẹp.
- Hình thành cho các em những thói quen, hành động cụ thể để bảo vệ

môi trường sống xung quanh.
- Vì vậy việc tích hợp giáo dục môi trường trong môn Địa lí chính là sự
cần thiết nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những xúc cảm, xây
dựng cái chân thiện mĩ trong mỗi con người, hình thành kĩ năng bảo vệ môi
trường.
- Giúp các em đỡ nhàm chán trong học tập bộ môn Địa lí, nâng cao sự
ham mê yêu thích môn học, thích tìm hiểu về môi trường sống xung quanh.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

3


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
- Đối với giáo viên: Đẩy mạnh “Giáo dục môi trường” lồng ghép giáo dục
một cách thuận lợi và thường xuyên. Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của
giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ động trong giờ học, kết hợp nhiều phương
pháp đặc trưng bộ môn qua đó góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn
Địa lí của học sinh.
3. Lịch sử đề tài:
Đề tài này tôi đã thực hiện trong năm học 2014-2015 đối tượng là học
sinh lớp 9 đã gặt hái được một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn còn một số
vướng mắc chưa thực hiện được. Tôi vẫn không từ bỏ ý định bởi vì bảo vệ môi
trường là mối quan tâm của toàn cầu, nên tôi muốn góp một phần nhỏ bé của
mình vào việc bảo vệ môi trường chung của nhân loại. Trong năm học 20152016 tôi tiếp tục thực hiện đề tài nhưng đối tượng là học sinh lớp 8. Để thực
hiện đề tài này, tôi đã thu thập thông tin ý thức bảo vệ môi trường của học sinh
từ học kì II năm học 2014-2015.
4. Phạm vi, đối tượng áp dụng:
- Phạm vi: Áp dụng cho các bài Địa lí 8 có lồng ghép tích hợp môi trường.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh khối 8 trường THCS Thủy Đông nhất là

với những học sinh rất thờ ơ với việc bảo vệ môi trường, ý thức về môi trường
còn rất hạn chế.
II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ:
1. Thực trạng đề tài:
- Điều kiện nhà trường: Trường THCS Thủy Đông nằm trên địa bàn ấp
Nước Trong - xã Thủy Đông - huyện Thạnh Hóa - tỉnh Long An (thuộc vùng
Đồng Tháp Mười, vùng sâu của tỉnh thường xuyên bị ngập do lũ) nằm liền kề
khu dân cư xã Thủy Đông.
- Về phía giáo viên: Hiện nay còn một số giáo viên ít hoặc bỏ qua phần
liên hệ kiến thức về môi trường là do:
+ Quá chú tâm vào nội dung chính nên ít có thời gian liên hệ kiến thức
môi trường, coi liên hệ là phần phụ.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

4


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
+ Một số giáo viên không phải là dân địa phương nên kĩ năng thực tế
chưa nhiều.
+ Thông thường giáo viên thiết kế nội dung bài học theo chương trình
SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Về phía học sinh:
+ Ít tiếp xúc với thực tế nên chưa đánh giá hết mức độ ô nhiễm môi
trường, còn thờ ơ với sự ô nhiễm môi trường.
+ Học sinh đi học nhà xa trường việc đi lại gặp không ít khó khăn (một số
em ở xã Thuận Nghĩa Hòa, xã Long Thạnh đi học phải qua đò), điều kiện tiếp
cận CNTT, phương tiện thông tin đại chúng nhìn chung còn rất hạn chế.
+ Phần lớn học sinh là con em của nông dân cuộc sống còn nhiều khó khăn

nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em.
+ Bản thân một số hoc sinh là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Minh
chứng cho vấn đề này là hiện nay các em vẫn còn xả rác bừa bãi, đổ rác không
đúng qui định, hái hoa, bẻ cành, ít tham gia lao động tập thể,…rất thờ ơ với
những hành động gây ô nhiễm môi trường.(nhất là những học sinh cá biệt như
em Hữu, Truyền, Quốc, Phong lớp 8/1 và Lượng, Biển, Phụng lớp 8/2)
Dưới đây là một số hình ảnh sau kì thi HKII năm học 2014-2015

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

5


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Hình ảnh không đẹp ỏ góc lớp học

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

6


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Khu vực vệ sinh

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

7



SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Học sinh tham gia lao động chưa tích cực
- Thực tế địa phương:
+ Đa phần người dân làm nghề nông theo lối cổ truyền, kinh tế còn khá
chật vật.
+ Khu dân cư và xóm ấp chưa có hố rác chung, chưa có thùng rác công
cộng.
+ Ý thức bảo vệ môi trường chưa được phát huy mạnh mẽ trong đời sống
của người dân nơi đây. Một bộ phận phụ huynh còn sử dụng thuốc hóa học gây
ô nhiễm môi trường (đánh bắt cá bằng thuốc nổ, lạm dụng phun xịt phân hóa
học, thuốc trừ sâu, chăn nuôi xả nước thải ra ao hồ, sông rạch,…)

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

8


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Chăn nuôi lợn, gà của hộ gia đình gây ô nhiễm
2. Nội dung công việc cần giải quyết:
Nhìn chung với đề tài này cần phải giải quyết các vấn đề sau:
+ Định hướng cho HS hiểu và ý thức được một số vấn đề về môi trường
(MT) đang đựơc quan tâm hiện nay (MT nước, MT đất, MT không khí, MT đô
thị, MT nông thôn, vấn đề xói mòn, xạc lở đất, hiệu ứng nhà kính, suy giảm tài
nguyên rừng…) có liên quan trực tiếp đến quá trình học tập bộ môn Địa lí.
+ Làm rõ được vai trò của từng đối tượng với vấn đề môi trường của toàn
cầu nói chung và cuộc sống của người dân ở từng địa phương nói riêng.


GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

9


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
+ Hình thành ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nơi ở, lớp học, khuôn viên
trường học và cả địa phương nơi các em sinh sống.
+ Giáo dục các em hình thành các tuyên truyền viên trong công tác bảo vệ
môi trường.
+ Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo
kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng
kiến thức và tăng thời gian của bài học có nghĩa là không biến một bài dạy Địa lí
thành một bài dạy môi trường.
+ Phát huy tốt những mặt tích cực, khắc phục những mặt chưa thuận lợi để
áp dụng vào thực tế giảng dạy bộ môn Địa lí 8 THCS.
3. Giải pháp thực hiện:
Để thực hiện có hiệu quả việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cần
xác định:
+ Mục tiêu tích hợp: Giúp HS ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường,
làm cho tiết học thêm sôi động, học sinh tích cực xây dựng bài, rèn kĩ năng tư
duy về môi trường cho HS.
+ Nguyên tắc tích hợp (bộ phận hay toàn phần)
+ Nội dung, phương pháp: Thảo luận, vấn đáp, nêu gương, giải quyết vấn
đề, trực quan,…
+ Hình thức tích hợp: nội khóa hoặc ngoại khóa.
+ Địa chỉ tích hợp
Địa chỉ tích hợp môi trường Địa lí 8
Tên bài

Bài 2:

Ý thức, hành vi, thái độ HS
- Không đồng tình với những hành vi ảnh

Sông ngòi và cảnh Quan Châu Á
Bài 16:

hưởng xấu đế môi trường.
- Kết hợp phát triển kinh tế đi đôi với bảo

Đặc điểm kinh tế các nước
Đông Nam Á
Bài 24:
GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

vệ môi trường.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế
có tác động xấu đến môi trường
- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên biển đi
10


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
Vùng Biển Việt Nam

đôi với bảo vệ môi trường biển.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế
có tác động xấu đến môi trường biển nước
ta hiện nay.

- Kết hợp khai thác tài nguyên khoáng sản

Bài 26:
Đặc điểm tài nguyên khoáng sản
Việt Nam

đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế
làm ô nhiễm môi trường, cạn kiệt nguồn

Bài 28:

tài nguyên khoáng sản.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá

Đặc điểm địa hình Việt Nam
Bài 31:

trình phát triển nông nghiệp.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống chung

Đặc điểm khí hậu Việt Nam

quanh.
- Không đồng tình với những hành vi

phá hoại môi trường.
Bài 32:Các mùa thời tiết và khí hậu - Lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường.
Việt Nam
Bài 33:


- Có ý thức bảo vệ môi trường nước, biết

Đặc điểm sông ngòi Việt Nam

được những nguyên nhân làm ô nhiễm

Bài 34:

sông ngòi và biện pháp khắc phục.
- Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng

Các hệ thống sông lớn ở nước ta.

trong vấn đề bảo vệ tài nguyên nước

Bài 36:

- Lên án hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế

Đặc điểm đất Việt Nam

có tác động xấu đến môi trường đất của

Bài 37:

nước ta hiện nay.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế


Đặc điểm sinh vật Việt Nam

có tác động xấu đến môi trường.
- Có ý thức trách nhiệm với cộng đồng

Bài 41:

trong vấn đề bảo vệ tài nguyên sinh vật.
- Có ý thức bảo vệ môi trường trong quá

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. trình phát triển kinh tế.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

11


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
- Lên án những hành vi gây ô nhiễm môi
trường.
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế

Bài 42:

Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. có tác động xấu đến môi trường
Bài 43:
- Không ủng hộ những hoạt động kinh tế
Miền Nam Trung Bộ Nam Bộ.

có tác động xấu đến môi trường.

- Lên án những hành vi gây ô nhiễm môi
trường ở địa phương em.
- Có ý thức quan tâm đến bảo vệ môi

Bài 44.
Địa lí tỉnh Long An

trường của địa phương. Tích cực tham gia
các hoạt động bảo vệ môi trường ở địa
phương.
- Lên án những hành vi gây ô nhiễm môi
trường.
- Vận động gia đình, người thân, bạn bè
cùng tham gia bảo vệ môi trường.

- Trong quá trình giảng dạy GV cần cung cấp cho HS về thực trạng môi
trường sống của chúng ta hiện nay. Theo bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường thì môi trường của nước ta bị suy thoái và ô nhiễm trầm trọng, thể hiện
qua các mặt sau đây:
* Suy thoái và ô nhiễm đất:
Có đến hơn 13 triệu ha đất suy thoái, đất trồng đồi núi trọc. Độ ẩm không
khí cao, mưa nhiều, bão lớn nên các quá trình suy thoái đất diễn ra nhanh chóng,
cách thức khai thác đất không hợp lý nhất là vùng đất dốc không có rừng che
phủ. Các dinh dưỡng bị rửa trôi có thể đến 150- 170 tấn /ha/năm ở vùng đất dốc.
Ngoài ra hàm lượng khoáng vi lượng rất ít, PH giảm mạnh, lớp mặn bị kết vón,
đá ong hoá dẫn tới mất khả năng canh tác.
Ngoài việc đất mất canh tác, hay giảm độ phì nhiêu của đất thì việc sử
dụng không hợp lý đất trên các lưu vực sông sẽ gây hiện tượng bồi lấp dòng
sông, lòng hồ, vùng cửa biển.


GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

12


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
Ở miền Trung gió đẩy các cồn cát duyên hải vào đất liền gây suy thoái đất
trầm trọng. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ hàng trăm ngàn ha đất màu mỡ đã
bị nhiễm mặn và nhiễm phèn. Đất còn bị xói lở các vùng dân cư ven sông, ven
biển. Ngoài ra đất còn bị suy thoái hoặc ô nhiễm do khai thác nông nghiệp quá
mức, không bù đắp đủ số chất khoáng lấy đi qua sản xuất nông nghiệp. Việc
dùng phân tươi để bón ruộng hay việc dùng các chất hóa học cũng là nguyên
nhân.
* Sự suy thoái rừng:
Rừng nước ta bị giảm sút nghiêm trọng về số lượng cũng như chất lượng.
Từ hơn 14 triệu ha (44% diện tích) năm 1945, hiện nay chỉ còn khoảng 20- 28 %
diện tích đất còn rừng. Trong đó rừng giàu, tốt chỉ chiếm dưới 10%, rừng trung
bình 23%, còn lại là rừng nghèo và mới hồi phục. Rừng còn tiếp tục bị suy thoái
nếu không còn biện pháp hữu hiệu thì trong vài thập kỷ tới nước ta sẽ không còn
rừng.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

13


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
Quang cảnh rừng đang bị triệt hạ ở nước ta

* Suy thoái và ô nhiễm nước:


GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

14


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
Vào mùa khô nhiều vùng bị thiếu nước trầm trọng (sơn nguyên Đồng
Văn, Lai Châu, Ninh Thuận…) Hạn hán kéo dài ở nhiều tỉnh Trung Bộ đặc biệt
là Quảng Trị gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngược lại vào mùa mưa xuất hiện
nhiều cơn lũ lớn, lũ các dòng sông dâng lên cao và kéo dài nhiều ngày gây úng
ngập, làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản.
Ô nhiễm mặt nước ngày càng phát triển trên diện rộng do chất thải công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải thuỷ bộ, sinh hoạt ở khu dân cư. Nước
ngầm ngày càng sử dụng nhiều nhưng do không quản lý tốt, sử dụng quá mức
nên suy thoái về lượng và chất. Nước mặn, nước phèn xâm nhập nhiều nơi, cùng
lớp nước thải chưa được xử lí làm cho môi trường nước ngày càng suy thoái
nghiêm trọng.

Môi trường nước bị ô nhiễm nghiêm trọng
* Suy thoái và ô nhiễm không khí:
Môi trường không khí ở các đô thị, khu công nghiệp và các vùng sản xuất
bị suy thoái ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nguyên nhân gây ÔNKK là do
các chất độc trong sản xuất công nghiệp (chì, benzen, clor,…) trong nông nghiệp
(nông dược) và chất thải trong sinh hoạt ở các khu vực đông dân.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

15



SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Cảnh đốt rác gây ô nhiễm
* Suy thoái và ô nhiễm môi trường biển:
Việt Nam có 3260 km bờ biển và trên 4000 đảo lớn nhỏ với các vùng đặc
quyền kinh tế trên 1triệu km 2. Tỷ lệ ở các thành phố lớn ven biển chiếm đến 53
% dân số cả nước. Biển Đông có nguồn tài nguyên hải sản phong phú nhưng
nguy cơ ô nhiễm Hyđrocacbon ở đây là khá cao do tàu thuyền qua lại nhiều và
do sự rò rĩ dầu khí.
Các vùng ngập mặn, đầm phá và rạng san hô bị khai thác quá mức, việc
sử dụng những phương tiện không hợp pháp (mìn, thuốc độc, lưới diệt chủng,
…) là nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển.
* Suy thoái và ô nhiễm môi trường đô thị:
Hiện nay nước ta có khoảng 770 đô thị trong đó có 2 đô thị đặc biệt là Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, 17 đô thị loại I, 25 đô thị loại II, 41 đô thị loại
III, 82 đô thị loại IV còn lại là các đô thị loại V. Khoảng 35% dân số Việt Nam
sống ở đô thị. Dân đô thị tăng nhanh làm tăng lượng chất thải (rác, nước thải,
khí thải) làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
* Suy thoái và ô nhiễm môi trường ở nông thôn:

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

16


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
Diện tích đất trồng chia theo đầu người ngày càng giảm do dân số tăng
nhanh. Thâm canh đất quá mức không đúng kĩ thuật, phá rừng để lấy đất canh
tác lương thực làm đất bị suy thoái.

Nhà ở chưa đảm bảo cho cuộc sống, thiếu vệ sinh, một số nơi chưa có
thùng rác công cộng, chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường nước và không khí, cầu
tiêu máy chưa nhiều còn sử dụng cầu cá,…nước sạch cho vùng nông thôn đang
là vấn đề cấp thiết nhất hiện nay.

Hình ảnh những chiếc cầu cá ở một vùng quê Thủy Đông

Một góc nhìn ở khu dân cư xã Thủy Đông
Vấn đề lạm dụng thuốc hóa học trong nông nghiệp gây nhiễm độc cho
lúa, rau quả, cá tôm,…đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Nhiễm độc vô ý hay

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

17


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
cố ý đều gây ra hậu quả khôn lường cho gia đình và xã hội. Việc sử dụng nông
dược tràn lan còn làm giảm sự đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên.

Hình ảnh người nông dân phun thuốc cho đồng ruộng ở xã Thủy Đông
- Từ thực tế đáng báo động trên việc bảo vệ môi trường trở nên cấp bách
hơn bao giờ hết. Là vấn đề chung của cả nhân loại không riêng một cá nhân nào
từ một người nông dân, công nhân, học sinh, công chức, viên chức, người già,
trẻ em,…người Việt Nam và tất cả con người trên Trái đất này đều phải chung
tay vì sự sống còn của chúng ta. Bản thân tôi là viên chức nhà nước, đang trực
tiếp phụ trách giảng dạy bộ môn Địa lí ở trường THCS, bộ môn có liên quan mật
thiết với môi trường, tôi không ngừng đầu tư tích hợp môi trường vào các bài
giảng để HS ý thức được vai trò, nhiệm vụ của bản thân đối với môi trường sống
xung quanh.

* Một số ví dụ cụ thể minh họa những phương pháp tôi đã áp dụng
trong quá trình lồng ghép giáo dục môi trường trong giảng dạy Địa lí 8
trường THCS Thủy Đông:
* Phương pháp trực quan:

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

18


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
- Đây là phương pháp dạy học đặc trưng được sử dụng ở hầu hết các bài
dạy Địa lí, phát huy được khả năng tư duy địa lí giúp HS dễ dàng khắc sâu kiến
thức, làm cho không khí lớp học luôn sôi động, thu hút học sinh tích cực xây
dựng bài.
- Là phương pháp mà GV sử dụng các phương tiện trực quan như: Bản
đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh, băng hình,…để dạy học và giáo dục môi trường.
- Phương tiện trực quan bao giờ cũng có hai chức năng: Nguồn tri thức và
đồ dùng minh hoạ. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào mục đích và
chức năng sử dụng của giáo viên trong quá trình dạy học.
- Để liên hệ kiến thức bài học chính với kiến thức môi trường thì việc sử
dụng phương tiện trực quan cũng mang lại hiệu quả cao. Có hai cách sử dụng
phương tiện trực quan để liên hệ và giáo dục môi trường:
+ GV hướng dẫn HS khai thác kiến thức và giáo dục môi trường từ
phương tiện trực quan thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở.
+ GV dùng phương tiện trực quan để minh hoạ và chứng minh cho một
hiện tượng địa lí, một hậu quả về môi trường cần phải giáo dục.
Ví dụ: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Khi dạy phần 2: GV cho HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:


Hình ảnh người dân tưới nhớt vào ruộng rau muống ở TPHCM

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

19


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Hình ảnh rác thải ven kênh Dương Văn Dương

Lò giết mổ heo gây ô nhiễm
CH1: Nguyên nhân nào làm cho sông ngòi nước ta bị ô nhiễm?
HS:
- Nhà máy xí nghiệp đưa nước thải chưa qua xử lí xuống sông.
- Xả rác, xác động vật chết xuống sông.
- Nhớt gây ô nhiễm,...
CH2: Liên hệ thực trạng sông ngòi ở địa phương em.

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

20


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
HS: Nêu theo suy nghĩ cá nhân ( phun thuốc trừ sâu, đánh bắt cá bằng
thuốc nổ, rả rác, cơ sở giết gia cầm,...)
GV: Chuẩn xác kiến thức minh họa bằng tranh ảnh
CH3: Sông ngòi ô nhiễm để lại những hậu quả gì?
HS: thảo luận trình bày

GV: Chuẩn xác kiến thức minh họa bằng tranh ảnh
Ví dụ: Bài 38 : Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Sau khi HS nhận thức được vai trò của rừng và biết được hiện trạng rừng
nước ta đang bị giảm sút nhanh chóng, giáo viên có thể sử dụng hình ảnh kèm
theo một số câu hỏi gợi mở để khai thác kiến thức như sau:
CH1: Quan sát tranh và những hiểu biết em hãy cho biết những nguyên
nhân nào làm cho diện tích rừng của nước ta giảm sút nhanh chóng?

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

21


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

CH2. Diện tích rừng ở nước ta đang bị thu hẹp còn nguồn động vật ở
nước ta hiện nay như thế nào?
HS: Đang bị suy giảm, một số loài quí hiếm đang đứng trước nguy cơ bị
tuyệt chủng.
GV minh họa qua tranh ảnh

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

22


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.

Cảnh buôn bán ở chợ nông sản – Thạnh Hóa
CH3: Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường em có suy nghĩ gì để

góp phần nhỏ bé của mình vào bảo vệ môi trường?
HS: Trồng cây xanh, bảo vệ động vật quí hiếm, vận động gia đình, bạn bè
bảo vệ động thực vật quí hiếm,...
GV: Tuyên dương những HS tích cực tham gia lao động khuôn viên
trường lớp.
- Ngoài ra GV có thể sử dụng băng hình, đĩa CD làm phương tiện trực
quan, để minh hoạ cho HS:
+ Những hiện tượng tàn phá MT, ô nhiễm MT như đốt phá rừng, nước
thải, chất thải công nghiệp ở các thành phố,…
+ Những hậu quả do tàn phá MT gây ra như lũ lụt, hạn hán, bệnh tật,… và
cả những hành động BVMT như các khu rừng cấm, các công viên thiên nhiên,
các công nghệ xử lí chất thải,…

GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

23


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
=> Tất cả những hình ảnh trực quan đó đều gây một ấn tượng sâu sắc đối
với HS, nó sẽ giúp các em nhận thức dễ dàng hơn vấn đề và đặc biệt nó tạo nên
độ tin cậy cao trong giáo dục.
- Trong dạy học Địa lí, giáo viên nên triệt để sử dụng những tranh ảnh
minh hoạ trong sách giáo khoa, bởi vì đây là những phương tiện minh hoạ đã
được lựa chọn để thể hiện các hiện tượng một cách cụ thể.
* Phương pháp đàm thoại, gợi mở:
Đối với việc liên hệ kiến thức giữa bài học chính với kiến thức môi trường
thì phương pháp đàm thoại gợi mở được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất. Để
mang lại hiệu quả thì hệ thống câu hỏi cần gắn kiến thức môn học đã biết với
kiến thức môi trường mà có thể học sinh chưa biết, nên đòi hỏi học sinh phải tìm

tòi, suy nghĩ, vận dụng nhiều thao tác tư duy mới tìm ra câu trả lời.
Ví dụ 1: Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết ở nước ta
Khi dạy, giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi để học sinh có thể liên hệ với
thực tế môi trường như:
CH1. Khí hậu nước ta đã mang lại cho địa phương em những thuận lợi và
khó khăn gì?
CH2. Làm thế nào để phát huy những thuận lợi và khắc phục những khó
khăn đó?
Ví dụ 2: Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
Khi dạy phần 1 giáo viên cũng có thể đặt một số câu hỏi để giáo dục môi
trường như sau:
CH1. Đặc điểm của sông ngòi nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì
đối với sản xuất và đời sống?
CH2. Để khắc phục những khó khăn do sông ngòi đem lại thì cần có
những biện pháp nào?
Ví dụ 3: Bài 43: Miền nam Trung Bộ và Nam Bộ
CH: Vì sao mùa khô ở miền Nam diễn ra gay gắt hơn so với hai miền
phía bắc? Mùa khô kéo dài gây ra những khó khăn gì đối với đời sống của người
dân miền Nam?
GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

24


SKKN: Một số phương pháp lồng ghép GD môi trường trong giảng dạy Địa Lí 8.
- Với những nội dung trên GV vừa kết hợp phương pháp thảo luận nhóm
với phương pháp đàm thoại gợi mở để giải quyết vấn đề.
* Phương pháp mô tả, hoặc trích dẫn tài liệu:
Ở nhiều bài, do đặc trưng của nội dung và thời gian, giáo viên vẫn có thể
sử dụng phương pháp mô tả hoặc trích dẫn một đoạn thơ, đoạn văn, một bài viết

về vấn đề môi trường để giúp học sinh khai thác những khía cạnh về môi trường
có liên quan đến bài học.
Ví dụ 1:
- Khi dạy đến những bài về tự nhiên, giáo viên có thể liên hệ đến những
hiện tượng “ bất thường” của tự nhiên mà có liên quan đến con người bằng cách
như mô tả một trận lũ, lụt điển hình ở miền Trung, hiện tượng đất lở, đá trượt
điển hình xảy ra ở Tây Bắc, rét đậm rét hại ở miền Bắc nước ta.
- Khi dạy về những vấn đề kinh tế giáo viên cũng có thể liên hệ đến vấn
đề môi trường thông qua việc mô tả cảnh tượng ô nhiễm môi trường nước ta và
một số nơi trên thế giới…
Ví dụ 2: Thông thường trong một tiết học, thời gian dành cho việc liên
hệ đến những vấn đề môi trường rất ít, trong một số trường hợp giáo viên cũng
có thể sử dụng những tin tức, những bài viết trong các sách báo, trên các phương
tiện thông tin như Internet, radio, tivi để đọc hoặc thông báo ngắn gọn để học
sinh nghe, chẳng hạn như: Thông báo về những vụ cháy rừng lớn, có mùi hôi
thối do ảnh hưởng nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, đọc tin về những vụ
nhiễm chất độc lớn do chất thải công nghiệp, hoặc do ăn phải nông sản có hàm
lượng thuốc trừ sâu cao, trồng rau muống tưới nhớt ở Thành phố Hồ Chí Minh,
…sau đó giáo viên nên yêu cầu tìm hiểu về nguyên nhân, hậu quả của những
hiện tượng đó.
* Phương pháp thảo luận nhóm:
Sử dụng phương pháp này hệ thống câu hỏi phải khó, đòi hỏi có tính tập
thể để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bảo vệ môi trường.
Giáo viên: Tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: Giáo viên ra hạn thời gian.
GV: Nguyễn Thị Xuân Thúy

25



×