Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY THAN DƯƠNG HUYTKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.19 KB, 48 trang )

Luận văn tốt nghiệp

CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG
CỦA CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY-TKV

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

1


Luận văn tốt nghiệp

3.1: Căn cứ lựa chọn đề tài
3.1.1: Sự cần thiết lựa chọn đề tài hoàn thiện quy chế trả lương của
Công ty than Dương Huy-TKV
Công ty than Dương Huy-TKV là một doanh nghiệp khai thác than hầm lò
lớn của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, từ khi thành lập đến
nay Công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế, ổn định cuộc sống của CBCNV là thước đo
cho sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Trong những năm qua Công ty than Dương Huy-TKV đã không ngừng tăng
sản lượng và doanh thu, hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch trong khi
điều kiện khai thác ngày càng khó khăn, trong những năm gần đây kinh tế thế giới
và trong nước cũng gặp rất nhiều khó khăn. Thành công đó không thể không kể đến
sự cố gắng nỗ lực của tập thể những người lao động và công tác lao động tiền lương
trong công ty. Quan điểm về việc trả lương của Công ty là phải phù hợp với công
cuộc đổi mới của đất nước ta trong nhiều năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn, đồng thời Đảng và nhà nước ta cũng rất quan tâm tới các vấn đề kinh tế, xã hội.
Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách xã hội là chăm sóc và bồi
dưỡng phát huy nhân tố con người với tư cách là nâng cao dân trí. Để tổ chức lao
động tốt phải đảm bảo cho người lao động về mọi mặt như vật chất, tinh thần điều


này thúc đẩy nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thêm
tích lũy để tái sản xuất.
Vì vậy việc quan tâm, tích cực thay đổi và đẩy mạnh hơn hoàn thiện công tác
tiền lương nói chung và hình thức tiền lương nói riêng luôn là yêu cầu thiết yếu và
thường xuyên để tiền lương thực sự phát huy được tính năng của nó. Tiền lương
phải có động lực thúc đẩy để khuyến khích người lao động không ngừng nâng cao
trình độ, nghiệp vụ phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch của từng
cá nhân trong doanh nghiệp. Tốc độ tăng năng suất lao động phải lớn hơn tốc độ
tăng tiền lương bình quân. Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa quyết định
của tiền lương, Công ty than Dương Huy-TKV tuy có nhiều cố gắng xây dựng và
sửa đổi quy chế trả lương cho người lao động nhưng việc trả lương hiện nay vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót và tồn tại. Vì vậy hoàn thiện hơn quy chế trả
lương để khắc phục những thiếu sót, những tồn tại và thực hiện đúng chính sách chế
độ của nhà nước về tiền lương đối với người lao động là việc làm cần thiết. Đây
cũng là lý do mà tác giả chọn chuyên đề “Hoàn thiện quy chế trả lương trong
Công ty than Dương Huy” làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn này.
3.1.2: Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu
3.1.2.1: Mục đích

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

2


Luận văn tốt nghiệp

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là tiếp tục đẩy mạnh và phát huy tác
dụng của tiền lương để làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy người lao động ngày một tăng
cao năng sất trong sản xuất của Công ty, tìm ra những thiếu sót của quy chế trả
lương đang áp dụng tại Công ty than Dương Huy-TKV để đưa ra các giải pháp hoàn

thiện môt quy chế trả lương mới đầy đủ và phù hợp hơn.
3.1.2.2: Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là bản quy chế trả lương của Công
ty than Dương Huy-TKV và những điều khoản có quan hệ đến phương pháp
phân phối tiền lương, từ quỹ lương thực hiện cho người lao động trong bộ
phận.
3.1.2.3: Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ chuyên đề này thì nhiệm vụ mà tác giả cần làm là:
- Nghiên cứu quy chế trả lương hiện nay của Công ty.
- Nghiên cứu các chế độ chính sách và tiền lương theo quy định hiện nay.
- Vận dụng các kiến thức lý luận, thực tiễn và các chế độ chính sách để tìm ra
những ưu, nhược điểm của quy chế trả lương hiện hành của Công ty than Dương HuyTKV và đưa ra những ý kiến giải pháp hoàn thiện quy chế trả lương.
3.1.2.4: Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vảo cơ sở lý luận về tổ chức tiền lương và những cơ sở pháp lý nêu
trong pháp quy.
Nguyên tắc tiền lương và nghị định ban hành của Nhà nước cùng các thông
tư – Nghị quyết của chính phủ.
Phương pháp thống kê, phân tích… để hoàn thiện quy chế trả lương hiện nay
của Công ty.
3.2: Cơ sở lý luận của tiền lương và quy chế trả lương
3.2.1: Cơ sở lý thuyết của tiền lương
3.2.1.1: Khái niệm
Quan điểm về tiền lương của A.Smith và Ricacdo cho rằng: Tiền lương là
thu nhập của bất kì người lao động nào. Nó là sự bồi hoàn nhờ công lao động.
Trong xã hội tư bản tiền lương là thu nhập của giai cấp công nhân làm thuê. Như
vậy tiền lương là thu nhập có lao động, nó gắn liền với lao động.Trong sản xuất
hàng hóa đơn giản cũng có tiền lương. Còn trong chủ nghĩa tư bản, tiền lương cần
phải đủ để đảm bảo cho người công nhân mua phương tiện sống, tồn tại và phải cao
hơn mức đó. Và ông cũng nói tới mối quan hệ giữa tăng tiền lương và tăng cung
cầu về lao động, tăng sự cạnh tranh giữa công nhân.


Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

3


Luận văn tốt nghiệp

Quan điểm về tiền lương của nhà lí luận Mác: Lý luận tiền lương của Mác đã
vạch rõ bản chất của tiền lương dưới chủ nghĩa tư bản đã bị che đậy – tiền lương là
giá cả của sức lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư bản trước đó.
- Tiền lương trong chủ nghĩa tư bản là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức
lao động.
- Tiền lương là một phạm trù tổng hợp luôn luôn động vì nó nằm ở tất cả các
khâu: sản xuất, phân phối và tiêu dùng.
- Ở góc độ người sử dụng lao động: Tiền lương phải trả đúng, trả đủ cho
người lao động. Tiền lương là một phần của chi phí sản xuất nên cũng phải được
tính đủ trong giá thành sản phẩm.
- Ở góc độ người lao động: Tiền lương phải là khoản thu nhập chính, là
nguồn tái sản xuất sức lao động và đủ để kích thích người lao động trong quá trình
làm việc. Do đó họ cần được trả đúng, trả đủ sức lao động đã bỏ ra.
Tiền lương trong nền kinh tế thị trường: Là yếu tố đầu vào của sản xuất kinh
doanh nhưng được phân phối theo kết quả đầu ra, phụ thuộc vào năng suất cá nhân,
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền lương trả cho người lao động
phải tương xứng với sự đóng góp của lao động (hay trả đúng giá trị sức lao động)
tùy theo năng suất lao động của từng cá nhân. Ở tầm vĩ mô, chính sách tiền lương
phải đặt trong tổng thể chính sách việc làm và gắn với việc làm, do thị trường quyết
định bằng sự điều tiết khách quan của quy luật thị trường, phụ thuộc vào quan hệ
cung – cầu lao động trên thị trường lao động; được xác định thông qua cơ chế thỏa
thuận giữa các bên trong quan hệ lao động, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người lao

động, người sử dụng lao động và Nhà nước; đồng thời có sự quản lý, điều tiết của
Nhà nước để đảm bảo mục tiêu phát triển chung và lợi ích của quốc gia, cộng đồng.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay tồn tại ở Việt Nam, sức lao động được
coi là hàng hóa, vì vậy có thể đề xuất khái niệm tiền lương như sau: Tiền lương là
thu nhập bằng tiền của người lao động được người sử dụng lao động trả tùy theo giá
trị và giá trị sử dụng sức lao động, dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và
người sử dụng lao động, phù hợp với quan hệ lao động, các quy luật kinh tế khách
quan trong nền kinh tế thị trường và những ràng buộc của pháp luật.
- Tiền lương cơ bản: Là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng
lao động, các quyết định các thỏa thuận chính thức. Tiền lương cơ bản phản ánh giá
trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận.
- Tiền lương tối thiểu: Là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong
điều kiện bình thưởng của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ. Tiền
lương tối thiểu là cơ sở là nền tảng để xác định mức lương trả cho các loại lao động

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

4


Luận văn tốt nghiệp

khác. Nó còn là công cụ để nhà nước quản lý và kiểm tra việc trao đổi mua bán sức
lao động, nhằm điều tiết thu nhập giữa các thành phần kinh tế. Tiền lương tối thiểu
có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Được xác định ứng với trình độ lao động đơn giản nhất.
Tương ứng với cường độ lao động nhẹ nhàng trong điều kiện lao động
bình thường.
+ Đảm bảo nhu cầu tiêu dùng ở mức độ tối thiểu cần thiết.
+ Tương ứng với giá tư liệu sinh hoạt chủ yếu ở vùng có mức giá trung bình.

3.2.1.2: Chức năng cơ bản của tiền lương
a. Chức năng thước đo giá trị
Giá trị của việc làm được phản ánh thông qua tiền lương.
b. Duy trì và phát triển lao động
Tiền lương là biểu hiện của giá trị sức lao động, đó là giá trị của những tư
liệu sinh hoạt cần thiết để duy trì cuộc sống của người lao động theo điều kiện kinh
tế xã hội của mỗi nước.
c. Kích thích lao động và phát triển nguồn nhân lực
Tiền lương là bộ phận chính đáng của người lao đông nhằm thỏa mãn phần
lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy các mức tiền
lương là đòn bẩy kinh tế hết sức quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ
trong lao động của người lao động.
d. Thúc đẩy sự phân công lao động xã hội phát triển
Nâng cao hiệu quả lao động, năng suất lao động suy cho cùng là nguồn gốc
để tăng thu nhập, khả năng thỏa mãn nhu cầu của người lao động.
Khác với thị trường hàng hóa bình thương, cầu về lao động không phải là
cầu cho bản thân nó mà là cầu dẫn xuất, tức là phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ sản
phẩm do lao động tạo ra và sức giá cả hàng ngày của hàng hóa này. Do vậy, tiền
lương phải dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động. Việc tăng năng suất lao động
luôn dẫn đến tái phân bố lao động.
e. Chức năng xã hội của tiền lương
Thực tế cho thấy rằng việc duy trì mức lương cao và tăng không ngừng chỉ
được thực hiện trên cơ sở hài hòa các mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp.
Việc gắn tiền lương với hiệu quả của người lao động và đơn vị kinh tế sẽ thúc đẩy
các mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của công
ty. Bên cạnh đó, tạo điều kiện để cho sự phát triển toàn diện của con người và thúc
đẩy xã hội phát triển theo hướng dân chủ và văn minh.
3.2.2: Quy chế trả lương

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188


5


Luận văn tốt nghiệp

3.2.2.1. Khái niệm
Quy chế trả lương là văn bản quy định những nội dung, nguyên tắc, phương
pháp hình thành, sử dụng và phân phối quỹ tiền lương trong cơ quan, doanh nghiệp
nhằm đảm bảo tính công bằng và tạo động lực trong trả lương.
Quy chế trả lương là tất cả các chế độ quy định về việc trả công lao động
trong một công ty, một doanh nghiệp hay một tổ chức.
Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở những quy định chung của
nhà nước.
3.2.2.2. Ý nghĩa
Quy chế trả lương luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động trong
doanh nghiệp bên cạnh các yếu tố quan trọng khác như ngành nghề, uy tín của
doanh nghiệp, môi trường làm việc, cơ hội thăng tiến … Một cơ chế trả lương phù
hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu
hút và duy trì được những cán bộ, nhân viên giỏi.
3.2.2.3. Vai trò của quy chế trả lương
Đối với nhà nước:
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách
kinh tế xã hội của đất nước. Việc ban hành các quy định về quản lý tiền lương nói
chung và quy chế trả lương nói riêng sẽ thực hiện được vai trò quản lý của nhà nước
về tiền lương, nhà nước giúp cho các doanh nghiệp thực hiện tốt các nguyên tắc cơ
bản của tổ chức tiền lương, không bị lúng túng trong việc phân phối tiền lương. Nhà
nước đưa ra các quy định về việc hình thành quỹ tiền lương, sử dụng và phân phối
quỹ tiền lương, việc ghi số lượng một cách rõ ràng sẽ là cơ sở cho việc kiểm tra,
thanh tra thực hiện chính sách tiền lương và thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

theo qui định của Nhà nước để góp phần làm tăng hiệu quả quản lý của Nhà nước.
Đối với doanh nghiệp:
Sự dung hòa lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động được thể
hiện trong việc xây dựng một quy chế trả lương hợp lý. Quy chế trả lương sẽ ảnh
hưởng lớn tới tinh thần làm việc và sự cống hiến cho doanh nghiệp của người lao
động. Một doanh nghiệp có chính sách tiền lương công bằng, trả lương gắn với kết
quả lao động sẽ khuyến khích người lao động làm việc nhiệt tình. Nó có tác dụng duy
trì và thu hút lao động giỏi cho doanh nghiệp. Nếu người lao động không được trả
lương xứng đáng với giá trị sức lao động đã bỏ ra thì họ sẽ không hài lòng với công
việc, năng suất lao động giảm, thậm chí rời bỏ công việc. Một khi tiền lương chưa
gắn với năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động của từng người sẽ gây nên sự bất
bình, có thể xảy ra xung đột giữa người lao động và sử dụng lao động hoặc giữa

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

6


Luận văn tốt nghiệp

những người lao động với nhau, làm cho không khí làm việc căng thẳng, năng suất
lao động sẽ không cao. Nếu doanh nghiệp có quy chế trả lương tốt sẽ khuyến khích
người lao động thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, ngày càng gắn bó với tổ chức.
3.2.2.4. Nội dung của quy chế trả lương
Nội dung của quy chế trả lương bao gồm:
- Kế hoạch ngân sách tiền lương: Bao gồm kế hoạch lao động, ngân sách tiền
lương, thưởng; phân tích chi phí lương theo doanh thu, lợi nhuận, tổng chi phí…
Đây là cơ sở để Ban lãnh đạo cân nhắc, xem xét chiến lược và ngân sách tiền lương,
tiền thưởng.
- Cấu trúc phân nhóm chức danh công viêc: Bao gồm hệ thống Bản phân

tích/ mô tả công việc và Bảng phân hạng các chức danh công việc trên cơ sở đánh
giá giá trị công việc, sổ tay hướng dẫn đánh giá giá trị công việc.
- Phương pháp trả lương, thưởng: Gồm các quy định về hình thức và cách
tính trả lương, trả thưởng cho từng người lao động.
- Hệ thống thang bảng lương: Bao gồm các thang hệ số hoặc mức lương cho
từng nhóm lao động, kèm theo các quy định về xếp lương, nguyên tắc thăng tiến
bậc lương và cơ chế điều chỉnh thang bảng lương hàng năm.
- Hệ thống quản trị và đánh giá kết quả hoàn thành công việc: Bao gồm quy
trình đánh giá kết quả hoàn thành công việc, kèm theo hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu
chí và biểu mẫu đánh giá đối với từng loại lao động.
3.2.2.5. Nguyên tắc trong xây dựng quy chế trả lương
Để đảm bảo quy chế trả lương phát huy tính hiệu quả trong thực tiễn, thực sự
trở thành đòn bẩy kinh tế khi xây dựng quy chế trả lương phải quan tâm đến các yếu tố:
Mặt bằng lương chung của xã hội, của ngành và của khu vực: Doanh nghiệp
không chỉ chịu sức ép cạnh tranh về đầu ra của sản phẩm, dịch vụ mà còn chịu sức
ép cạnh tranh từ các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn là yếu tố quan trọng nhất. Vì
vậy, cần phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động
trong cùng ngành và trong khu vực địa lí. Điều này sẽ giúp bạn đưa ra được các
mức lương cạnh tranh, có khả năng thu hút và giữ chân nhân viên.
Quy định pháp luật: Tìm hiểu và tuân thủ đúng quy định của pháp luật về các
vấn đề lao động trước khi xây dựng cơ chế trả lương là việc làm bắt buộc. Doanh
nghiệp cần lưu ý tới các vấn để: tiền lương tối thiểu Nhà nước quy định…
Chính sách phát triển nhân lực của công ty: Cần phải xác định rõ doanh
nghiệp của mình cần những lao động nào, số lượng bao nhiêu? Họ sẽ cống hiến cái
gì và như thế nào? Công ty sẽ làm gì để có họ?

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

7



Luận văn tốt nghiệp

Tính chất, đặc thù công việc và mức độ ưu tiên đối với các vị trí chức danh:
Loại lao động hay vị trí chức danh nào là then chốt trong doanh nghiệp, chịu sự
cạnh tranh lớn nhất từ thị trường lao động và cần có mức độ ưu tiên thích đáng. Tuy
nhiên, dù lương cao nhưng không gắn với tính chất công việc, mục tiêu và kết quả
lao động thì lại không phát huy hiệu quả, thậm chí phản tác dụng. Việc phân loại
lao động thành các nhóm có vị trí và tính chất công việc mức độ khác nhau để trả
lương sẽ giúp công ty xác lập lên một cơ chế trả lương công bằng hơn.
Các hình thức trả lương: Tùy vào đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp mà
lựa chọn hình thức trả lương hợp lí nhất đảm bảo cho người lao động cảm thấy yên
tâm và ổn định trong công việc, đồng thời tạo ra động lực khuyến khích, phát huy
tối đa năng lực.
Quan điểm và ý kiến của người lao động: Thông qua ý kiến của người lao
động có thể biết được những ưu nhược điểm của quy chế hiện nay và những vấn đề
cần khắc phục.
Khả năng chi trả của doanh nghiệp: Lương là bộ phận cơ bản ảnh hưởng tới
kết quả kinh doanh.
3.2.3: Các hình thức trả lương
Hiện nay trong các doanh nghiệp áp dụng 2 hình thức trả lương chính là: Trả
lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
3.2.3.1: Hình thức trả lương theo sản phẩm
a. Khái niệm
Trả lương theo sản phẩm là hình thức trả lương cho người lao động dựa trực
tiếp vào số lượng và chất lượng sản phẩm (hay dịch vụ) mà họ đã hoàn thành. Đây
là hình thức trả lương được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp.
b. Phạm vi và đối tượng áp dụng
Hình thức trả lương theo sản phẩm có thể áp dụng rộng rãi cho những công
việc có thể định mức lao động để cho người lao động trực tiếp sản xuất, những công

việc mà kết quả được thể hiện dưới dạng vật chất.
c. Điều kiện áp dụng
- Điều kiện để đơn giá chính xác:
+ Xếp bậc công việc chính xác: Quá trình lượng hóa mức độ phức tạp của
công việc thành các cấp bậc của bậc công việc.
+ Bố trí nhân công hợp lý, phù hợp với cấp bậc công việc nhằm khuyến
khích người lao động nâng cao trình độ.
+ Định mức lao động chính xác khuyến khích người lao động làm việc
đồng thời tiết kiệm quỹ lương.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

8


Luận văn tốt nghiệp

- Điều kiện để làm tăng sản lượng sản phẩm và đảm bảo chất lượng sản
phẩm với mục đích:
+ Khuyến khích công nhân nâng cao trình độ.
+ Tạo điều kiện thuận lợi: Tổ chức phục vụ nơi làm việc để người lao động
tập trung làm ra sản phẩm.
+ Về mặt chất lượng: Kiểm tra chất lượng sản phẩm chặt chẽ, để kiểm tra
chất lượng sản phẩm chính xác thì:
• Xác định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm rõ ràng, chi tiết;
• Người kiểm tra phải hiểu biết về sản phẩm;
• Phải có phương tiện, dụng vụ kiểm tra sản phẩm;
• Quy định trách nhiệm của người kiểm tra;
3.2.3.2: Hình thức trả lương theo thời gian
a. Khái niệm:

Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương căn cứ vào mức
lương cấp bậc hoặc chức vụ và thời gian làm việc thực tế của công nhân viên chức.
b. Đối tượng áp dụng
- Các bộ phận chuyên môn, quản lý, phục vụ.
- Nơi sản xuất hoàn toàn tự động.
- Nơi sản xuất thử, sản xuất đơn chiếc, thí nghiệm.
c. Điều kiện áp dụng
Phải thực hiện chấm công cho người lao động chính xác: Vì tiền lương thời
gian phụ thuộc vào độ dài thời gian làm việc thực tế. Người lao động làm càng
nhiều giờ công, ngày công thì lương càng cao và ngược lại do đó phải thực hiện
chấm công đầy đủ, chính xác.
Phải đánh giá chính xác mức độ phức tạp của công việc: Đánh giá mức độ
phức tạp của công việc để qua đó xác định được mức hao phí lao động trong các
công việc khác nhau để từ đó có mức lương tương xứng với mức độ phức tạp của
công việc.
Bố trí đúng người đúng việc: Đảm bảo phù hợp giữa năng lực chuyên môn –
kỹ thuật và đòi hỏi của mỗi chỗ làm việc, nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian hiệu
quả của tiền lương.
3.3. Phân tích thực trạng quy chế trả lương của Công ty than Dương HuyTKV
Căn cứ theo văn bản pháp luật của Nhà nước về lao động tiền lương như:

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

9


Luận văn tốt nghiệp

- Nghị định số 205/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các

công ty nhà nước.
- Nghị định số 206/2004/NĐ - CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính
phủ quy định quản lý lao động và tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà
nước.
- Nghị định số 28/2010/NĐ – CP ngày 25 tháng 3 năm 2010 của chính phủ
về quy định mức lương tối thiểu chung.
Căn cứ vào quy chế quản lý phân phối tiền lương của Công ty than Dương
Huy-TKV
3.3.1: Nguyên tắc chung
- Phân phối tiền lương phải gắn liền với năng suất lao động, chất lượng và
hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động, đảm bảo sự công bằng, hợp lý và
khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Các sản phẩm, dịch vụ của Công ty phải có định mức và đơn giá tiền lương.
- Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong
Công ty, không được sử dụng vào mục đích khác.
- Tiền lương và thu nhập hàng tháng của người lao động phải được thể hiện
đầy đủ trong sổ lương của Công ty theo mẫu thống nhất do Bộ LĐTB – XH ban
hành và được phát trực tiếp đến người lao động.
- Các công trường phân xưởng trong Công ty phải xây dựng quy chế quản lý
tiền lương có đơn giá chi tiết cho từng bước công việc và thu nhập được Công ty duyệt.
- Việc trả lương phải đảm bảo sự dân chủ công khai, gắn chính sách tiền
lương với việc tinh giảm biên chế lao động và có sự đãi ngộ đối với những lao động
tích cực sản xuất có ngày công cao.
- Tất cả các bộ phận trực tiếp sản xuất đều phải tổ chức giao khoán tiền
lương và các địch mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất ở đó. Đối với
những bộ phận không tổ chức giao khoán được thì phải giao định biên trên nguyên
tắc đúng người, đúng việc, đúng vị trí.
- Tiền lương của người lao động được thanh toán hàng tháng trên cơ sở hệ
thống thang bảng lương và tính trên mức lương tối thiểu do Nhà nước ban hành tại
thời điểm, chức danh công việc đang đảm nhận, hệ số lương theo cấp bậc công việc

của bộ phận, từng người lao động.
- Tiền lương phải trả cho bộ phận, người lao động làm việc trực tiếp, lao
động trong dây chuyền sản xuất và lao động phục vụ phụ trợ thực hiện mức độ hoàn
thành của công việc.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

10


Luận văn tốt nghiệp

3.3.2. Nguồn hình thành quỹ tiền lương, sử dụng quỹ tiền lương, tiền thưởng
trong lương
3.3.2.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương
- Quỹ tiền lương SXKD than được xác định theo đơn giá tiền lương tính trên
doanh thu (hoặc giá trị sản xuất) tập đoàn giao.
- Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có).
- Từ các nguồn thu khác có tính chất lương (tiết kiệm chi phí, chất lượng sản
phẩm tăng…).
- Quỹ tiền lương XDCB tự làm theo quyết toán hạng mục, dự án đầu tư XDCB.
- Quỹ thưởng được trích theo quy chế khoán chi phí của Công ty nếu đơn vị
thực hiện tiết kiệm chi phí.
3.3.2.2. Sử dụng tổng quỹ tiền lương
- Trích 1,5% quỹ lương thực hiện của Công ty chuyển về tập đoàn để thành
lập quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu chất lượng lao động của Tập đoàn theo quyết định
số 1139/QĐ-HĐQT ngày 08/7/2003 và quyết định số 1582/QĐ-HĐQT ngày
22/9/2003 của Hội đồng quản trị Tập đoàn than – Khoáng sản Việt nam. Quỹ lương
còn lại được phân bổ 100% như sau:
- Trích không quá 5% tổng quỹ lương của Công ty để lập quỹ khen thưởng,

thưởng cho những cá nhân, tập thể người lao động có năng suất, chất lượng cao, có
thành tích xuất sắc trong công tác, hoàn thành vượt mức kế hoạch giao (được quy
định cụ thể trong quy chế thi đua của Công ty).
- Trích không quá 8% tổng quỹ lương của Công ty để lập quỹ lương dự phòng
nhằm giải quyết các trường hợp bất thường trong năm. Quỹ lương dự phòng được
phân phối hết cho người lao động khi quyết toán tài chính năm và không quá quý I
năm sau.
- Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động theo lương khoán, lương sản
phẩm, lương thời gian ít nhất bằng 87% tổng quỹ tiền lương của Công ty. Trong đó:
+ Bộ phận trực tiếp > 74,9%.
+ Bộ phận phù trợ, phục vụ < 13,5%.
+ Bộ phận quản lý < 11,6%.
Kết thúc năm kế hoạch nếu quỹ lương thực hiện theo đơn giá được giao cao
hơn tiền lương đã trả trong năm, phần chênh lệch quỹ lương được bổ sung cho quỹ
tiền lương năm sau, hoặc phân phối bổ sung lương tháng 13 cho người lao động
không dùng vào mục đích khác.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

11


Luận văn tốt nghiệp

3.3.2.3. Sử dụng quỹ thưởng trong lương
Quỹ thưởng trong lương của Công ty được sử dụng như sau:
- Khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
- Thưởng cho người lao động có ngày công cao, năng suất, chất lượng có
thành tích trong công tác, góp phần vào việc hoàn thành KHSXKD của Công ty các
kỳ sản xuất và hàng tháng, quý năm.

- Thưởng cho các cá nhân, tổ đội có nhiều sáng kiến, có thành tích trong
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào quá trình sản
xuất kinh doanh.
3.3.2. Các hình thức giao khoán quỹ lương
Quy chế trả lương hiện tại của Công ty theo hình thức giao khoán quỹ lương.
3.3.2.1. Các hình thức giao khoán quỹ lương
Căn cứ vào đặc điểm tình hình tổ chức sản xuất, Công ty áp dụng 3 hình thức
giao khoán quỹ lương như sau:
- Giao khoán quỹ lương, đơn giá tiền lương theo sản phẩm giao nộp: Áp
dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm.
- Giao quỹ lương theo định biên lao động hợp lý: Áp dụng đối với CBCNV
quản lý, công nhân phục vụ, phụ trợ: Quỹ lương thực hiện gắn với mức độ hoàn
thành kế hoạch doanh thu và hệ số hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng của các đơn vị
phòng ban.
- Giao khoán gọn quỹ lương cho các công trình XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ,
phòng chống mưa bão và một số công việc có tính chất cố định không xác định
được sản phẩm cụ thể.
Đối với bộ máy lãnh đạo Công ty, Cán bộ Đảng, đoàn thể áp dụng giãn cách
lương quản lý gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (doanh
thu, lợi nhuận, thu nhập người lao động).
3.3.2.2. Những căn cứ để giao khoán
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh (SXKD) của Công ty giao cho các đơn vị.
- Định mức năng suất thiết bị, định mức tiêu hao lao động của Tập đoàn
TKV và Công ty ban hành.
- Định biên lao động hợp lý cho khâu quản lý, phục vụ, phụ trợ.
- Các khoản phụ cấp lương được đưa vào tính toán giao khoán.
3.3.2.3. Phân phối tiền lương
Tổng quỹ lương của Công ty dùng để chi trả căn cứ vào kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh. Hàng năm Công ty xây dựng kế hoạch quỹ tiền lương ngay từ
đầu năm.


Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

12


Luận văn tốt nghiệp

Sau khi trừ trích nộp Tập đoàn TKV theo quy định là 1,5% quỹ tiền lương kế
hoạch còn lại coi là 100% được phân bổ như sau:
- Quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động lớn hơn hoặc bằng 87% tổng
quỹ lương còn lại.
Trong đó: Giao trực tiếp trong đơn giá sản phẩm 82%; 5% phân phối tiền
lương quý để khuyến khích người lao động.
- Quỹ khen thưởng từ quỹ lương dùng để thưởng cho những người lao động
xuất sắc, có năng suất cao chất lượng tốt nhỏ hơn hoặc bằng 5% tổng quỹ lương.
- Quỹ tiền lương dự phòng để giải quyết những trường hợp phát sinh trong
quá trình sản xuất chưa tính hết nhỏ hơn hoặc bằng 8% và được sử dụng hết trong
năm kế hoạch.
 Đối với người lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm như công nhân khai
thác, đào lò…được trả lương theo đơn giá và sản lượng thực hiện. Các
chức danh lao động còn lại, nguồn của chức danh nào hưởng theo
chức danh đó được tính theo công thức:
Thu nhập người lao
Tiền lương sản
Tiền lương
=
+
động
phẩm

khác
 Đối với bộ phận sản xuất, phục vụ, phụ trợ
n

Quỹ lương đơn vị =

∑D
i =1

i

× Si

; đồng

(3-2)

Trong đó:
Di: Đơn giá tiền lương sản phẩm i
Si: Sản lượng của loại sản phẩm i
Tiền lương công nhân A =

∑ Q × DL( A)

∑ DL
lg

; đồng

(3-3)


Trong đó:
∑ Qlg : Tổng quỹ lương của đơn vị; đồng

∑ DL : Tổng điểm lương của đơn vị; đồng
∑ DL( A) : Điểm lương của công nhân A trong tháng; điểm

 Đối với bộ phận văn phòng, quản lý
Căn cứ vào doanh thu kế hoạch và thực hiện hàng tháng, mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của phòng ban và các chỉ tiêu giao khoán để phân phối tiền lương một
cách hợp lý.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

13


Luận văn tốt nghiệp

3.3.3. Xác định quỹ tiền lương cho các bộ phận trong Công ty
3.3.3.1. Đối với các phân xưởng sản xuất chính
Hàng tháng (hoặc quý, năm) căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành (theo
biên bản nghiệm thu sản phẩm của các phòng ban chức năng) và đơn giá tiền lương
Công ty giao, công ty quyết toán tiền lương cho các phân xưởng cụ thể như sau:
QTLHL = A + B + C ; đồng (3-7)
Trong đó:
A: Quỹ lương của công nhân sản xuất chính; (đồng)
B: Quỹ lương của công nhân phục vụ, phụ trợ; (đồng)
C: Quỹ lương của bộ máy quản lý gián tiếp phân xưởng. (đồng)
* Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất chính (A):

A = CV1 x ĐG1 + ……+ CVn x ĐGn; đồng (3-8)
Trong đó:
CV1 x ĐG1: Tiền lương của khối lượng công việc thứ nhất hoàn thành.
CVn x ĐGn: Tiền lương của khối lượng công việc thứ n hoàn thành.
* Quỹ tiền lương của công nhân phục vụ, phụ trợ (B):
Được tính theo số lượng lao động định biên hợp lý và mức thu nhập của từng
đối tượng để tính quỹ lương cho bộ phận này (theo hệ số giãn cách của Công ty).
Sau đó được gắn với quỹ tiền lương của bộ phận công nhân sản xuất chính để xác
định phần trăm theo quỹ lương của bộ phận công nhân sản xuất chính.

B
= X%
A

(3-9)

Trong đó: X%: Phần trăm quy định của Công ty theo số lượng lao động định
biên cho bộ phận phục vụ, phụ trợ.
* Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý gián tiếp của phân xưởng (C):
Được tính theo số lượng lao động định biên hợp lý và mức thu nhập của từng
đối tượng để tính quỹ lương cho bộ phân này (theo hệ số giãn cách của công ty và
được gắn với quy mô của từng phân xưởng). Sau đó được gắn với quỹ tiền lương
của bộ phận công nhân sản xuất chính để xác định phần trăm theo quỹ lương của
bộ phận công nhân sản xuất chính.

C
= Y%
A

(3-10)


Trong đó: Y%: Phần trăm quy định của công ty theo số lượng lao động định
biên cho bộ phận quản lý gián tiếp phân xưởng.
Tổng quỹ tiền lương của phân xưởng
QTLPX = A + (A x X%) + (A x Y%)
(3-11)

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

14


Luận văn tốt nghiệp

Trong đó:
A:
Quỹ lương của công nhân sản xuất chính, (đồng).
(A x X%): Quỹ lương công nhân phục vụ, phụ trợ, (đồng).
(A x Y%): Quỹ lương của bộ phận quản lý gián tiếp phân xưởng, (đồng).
3.3.3.2. Đối với phân xưởng phục vụ:
Quỹ tiền lương đựơc xác định trên cơ sở số lượng lao động định biên hợp lý
(tính cả lao động quản lý phân xưởng) và mức thu nhập của từng đối tượng (theo
hệ số giãn cách của công ty) để tính quỹ lương cho bộ phân này và được gắn với
mức độ hoàn thành kế hoạch của toàn công ty (QTLqxpv).
QTLTHqxpv = QTLKHqxpv x Kpv
(3-12)
Trong đó:
QTLqxpv:
Quỹ tiền lương thực hiện của phân xưởng phục vụ, (đồng).
QTLKHqxpv:

Quỹ tiền lương kế hoạch của phân xưởng phục vụ, (đồng).
Kpv: Hệ số tính theo mức độ hoàn thành kế hoạch của toàn công ty.
Để xác định quỹ tiền lương thực hiện của phân xưởng phục vụ:
Nếu công ty hoàn thành:
KH ≤ 105% thì Kpv =1.
KH ≤ 110% thì Kpv=1,1.
KH ≤ 120% thì Kpv = 1,2.
3.3.3.3. Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý công ty.
Được tính trên cơ sở quỹ tiền lương mà Tập đoàn giao và được quyết toán
gắn liền với mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch toàn Công ty.
QTLqlxn = QTLKHqlxn x Kql
Trong đó: QTLqlxn: Quỹ tiền lương của bộ máy quản lý Công ty (đồng).
QTLKHqlxn: Quỹ tiền lương kế hoạch của bộ máy quản lý Công ty (đồng).
Kql: Hệ số tính theo mức độ hoàn thành kế hoạch của toàn công ty để xác
định quỹ tiền lương thực hiện của bộ máy quản lý công ty.
Căn cứ vào chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Các phòng ban
phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được hưởng theo hệ số hoàn thành.
3.3.4. Quy chế trả lương áp dụng cho các cá nhân trong công ty.
Công ty xây dựng hệ số nội bộ và độ giãn cách thu nhập của các ngành nghề
theo quyết định số 0964/QĐ-HLC ngày 06/12/2012, quyết định số 1171/QĐ-HLC
ngày 20/12/2012 của Ban Giám đốc công ty để áp dụng trong Công ty.
Công ty trả lương cho người lao động trong công ty theo cách hình thức sau:
- Trả lương khoán, lương sản phẩm trực tiếp không hạn chế (hoặc trả lương
khoán, lương sản phẩm theo đơn giá luỹ tiếp) được áp dụng cho các phân xưởng
sản xuất chính trong Công ty.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

15



Luận văn tốt nghiệp

- Trả lương khoán, lương sản phẩm có thưởng được áp dụng cho phân
xưởng khai thác than và đào lò CBSX.
- Trả lương thời gian gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và chức năng,
nhiệm vụ, công việc được giao được áp dụng cho bộ máy quản lý Xí nghiệp và
phòng ban chức năng.
3.3.4.1. Đối với các phân xưởng sản xuất chính.
a. Đối với công nhân trong dây chuyền sản xuất chính:
Hàng ngày sau mỗi ca sản xuất, căn cứ vào khối lượng và chất lượng sản
phẩm của cá nhân, tổ, nhóm hoàn thành. Quản đốc (hoặc phó Quản đốc) trực ca
cùng với tổ trưởng (hoặc nhóm trưởng) chia điểm cho từng người lao động trong
tổ, người lao động ký nhận vào sổ chia điểm. Chậm nhất sau 2 ngày nhân viên kinh
tế phải cập nhật công, điểm vào máy và cứ 5 ngày thì phân xưởng phải báo cáo,
nộp tờ lương cho các phòng tổ chức lao động, kế toán tài vụ việc chia điểm cho
công nhân. Cuối tháng, phân xưởng tổng hợp công, điểm có chữ ký xác nhận của
Quản đốc phân xưởng và biên bản nghiệm thu của các phòng ban chức năng
chuyển về phòng TCKT, LĐTL để thanh toán lương cho đơn vị.
* Cách tính điểm cho từng công nhân:
Điểm của từng người trong ngày được ghi trên tường trình lương được phó
quản đốc trực ca nghiệm thu sản phẩm cuối ca x đơn giá khoán rồi chia cho từng cá
nhân trong tổ:
- Điểm thực tế của từng người trong ca là:
Đ = Đbq x K ;
(3-13)
Trong đó:
Đbq: Điểm bình quân trong ca được xác định trên cơ sở khối lượng công
việc theo định mức và đơn giá.
Σ điểm đạt được trong ca

Đbq =
(3-14)
Tổng hệ số lương của công nhân trong 1 ca.
K:
Tổng hệ số lương của tất cả công nhân trong ca.
Để có cơ sở cho công tác phân phối tiền lương ở các đơn vị, công ty định
hướng tỷ lệ hưởng lương theo hệ số ở một số đơn vị sản xuất như sau:
* Điểm của từng người trong tháng:
Đ = ΣĐ x K2
(3-15)
K2: Hệ số phân loại lao động trong tháng:
(A: K2 =1,2; B: K2 =1 ; C: K2 = 0,8)

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

16


Luận văn tốt nghiệp

Hướng dẫn chia lương theo hệ số
TT
I

II
1

2

Danh mục, chức danh

Khối hầm lò
Quản đốc
Phó quản đốc khai thác
Cơ điện trưởng, PQĐ cơ điện
Lò trưởng
Ka trưởng cơ điện
Nhóm trưởng
Thợ lò bậc 6/6
Thợ lò bậc 4/6 -:-5/6
Thợ lò bậc 2/6 -:-3/6
Thợ cơ điện bậc 3/7
Thợ cơ điện bậc 4/7
Thợ cơ điện bậc 5/7
Bắn mìn
Khối ngoài gồm
PX ô tô 1, PX ô tô 2, PX khai thác than lộ
thiên
Quản đốc
Phó quản đốc
Ca trưởng, kỹ thuật viên
Thợ cơ điện bậc 2/7, 3/7
Thợ cơ điện 4/7
Thợ cơ điện bậc 5/7
Lái xe chở than đất bậc:1,2,3,4/4
Thợ lái máy, phục lai các loại
Khối chế biến, xây dựng: (PX chế biến
than, PX xây dựng, PX sàng 28, PX sàng
tuyển).
Quản đốc
Phó quản đốc

Ca trưởng
Thợ cơ điện bậc 2/7, 3/7

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

Bảng 3-1
Hệ số chia lương Ghi chú
1,1 -:- 1,2
0,9 -:-0,95
0,8 -:-0,89
0,8 -:-0,85
0,6 -:-0,7
1,2 -:-1,4
1,1 -:-1,2
1,0 -:-1,1
0,7 -:-0,9
0,5 -:-0,54
0,6 -:-0,63
0,7 -:-0,74
0,7 -:-0,76

1,6-:-1,7
1,3-:-1,36
0,9-:-1,0
0,6-:-0,7
0,75-:-0,8
0,9-:-1,0
Hưởng theo giá
khoán sản phẩm


2,0-:-2,2
1,7-:-1,9
1,4-:-1,6
0,8

17


Luận văn tốt nghiệp

3

4

5

6

Thợ cơ điện 4/7
Thợ cơ điện bậc 5/7
Phân xưởng Cơ khí cơ điện
Quản đốc
Phó quản đốc
Ca trưởng
Thợ cơ khí, cơ điện, sửa chữa
Công trường Vận tải lò 1,2
Quản đốc
Phó quản đốc
Phó quản đốc CĐ, Lò trưởng
Ca trưởng

Thợ cơ, điện bậc 2/7, 3/7
Thợ cơ điện bậc 4/7
Thợ cơ điện bậc 5/7
Thợ sắt
Phụ thợ sắt, thợ díp
Vận hành trạm điện 3/7
Vận hành trạm điện 4/7
Nhóm trưởng (xén lò)
Thợ xén lò bậc 5/6, 6/6
Phụ xén lò
PX vận tải giếng đứng
Quản đốc
Phó quản đốc lò
Công nhân cơ điện
PX đời sống
Quản đốc
Phó quản đốc
Ca trưởng
Quản lý bếp
Trực tiếp

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

0,9
1,00
1,2-:-1,4
1,0-:-1,2
0,95-:-1,0
Hưởng theo giá
khoán sản phẩm

1,3-:-1,5
1,1,-:-1,15
1,10
0,95-:-1,0
0,6
0,8
0,9
0,7-:-0,8
0,5-:-0,65
0,5
0,55
1,20
1,0-:-1,2
0,8
2-:-2,1
1,6-:-1,7
1,15-:-1,25
1,9-:-2,0
1,4-:-1,5
1,0
0,7-:-0,8
Theo đơn giá SP

18


Luận văn tốt nghiệp

ST
T

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25

Định điểm các công việc và vị trí làm việc từ ngày 1/1/2015
Bảng 3-2
ĐƠN ĐỊNH
TÊN CÔNG VIỆC VÀ VỊ TRÍ ĐƯỜNG LÒ

VỊ
ĐIỂM
LÒ CHỢ CƠ GIỚI HÓA
Vận hành băng tải + Xúc dọn vệ sinh từ cân đầu máy +
Tấn
5
theo dõi cân
Vận hành băng tải 2+ Xúc dọn vệ sinh đuôi băng 1+ đầu
Tấn
5
băng 2
Vận hành cầu tải máy đập+ Xúc dọn đuôi băng cầu tải
Tấn
5
Tổ phó cơ điện đi theo ca có trách nhiệm trực toàn tuyến,
Tấn
6
đôn đốc công nhân cơ điện thực hiện đúng
Tổ sửa chữa trả đáp ứng nhu cầu sản xuất
Tấn
6
Vận hành kéo cầu chuyển tải theo tiến độ 0,8 m
Lần
1000
Cắt ngắn hoặc nối dài cầu chuyền tải
Cầu
1000
Tổ trưởng cơ điện kiểm tra, củng cố sửa chữa thiết bị
Tấn
7

Cắt ngắn băng tải, đóng mối hoàn chỉnh
Lần
1200
Tháo ru lô hoặc bổ sung ru lô
Lần
50
Cắt ngắn đường ống dịch, ống khí nén,ống nước tại lò +
ống
200
50 vận chuyển xếp đúng nơi qui định
Lắp đường ống nước 225
ống
250
Xúc dọn tuyến băng tair1, băng tải 2, cầu tải
Tấn
5
Vận hành máng cào lò chợ + xúc dọn đuôi máy chuyền tải
Tấn
5
Trực lò chợ đáp ứng phục vụ sản xuất
Tấn
5
Vận hành trạm dịch + 50, xúc dọn khe rãnh nước khu vực
Tấn
4
trạm dịch
Vận hành trạm dịch +105, xúc dọn VSCN tuyến lò +105
Tấn
4
Tháo thay khung đỡ rulo băng tải

Cái
150
Tháo thay khung đỡ băng tải
Thanh
200
Thay suốt mối băng tải
Cái
600
Vận chuyển rulo vào lò
Cái
50
Vận chuyển rulo từ lò ra kho
Cái
50
Vận chuyển rulo đỡ số 1
Con
200
Cắt xích máng cào lò chợ
Lần
2000
Cắt xích máng cào chuyển tải
Lần
500

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

19


Luận văn tốt nghiệp


26
27
28

31
32
33
34
35

Vận hành 01 ống dịch KJ16 vào lò+ra lò
Vận hành 01 ống nước máy khấu vào lò+ ra lò
Vận chuyển ống nước máy khấu vào lò + ra lò
Ách tắc xúc dọn băng + VS khung băng đạt yêu cầu từ
IIK1-320
Ách tắc xúc dọn băng + VS khung băng đạt yêu cầu từ
IIK320- 370
Vận hành máy khấu
Vận hành dàn chống
Vận hành dàn chống
Vận hành dàn chống chu kỳ
Lấy than hạ trần(Định biên = 70 tấn/1 người/ca)

36

Tiêu than tuyến thượng(Định biên 2 người/ca)

Tấn


29
30

42
43
44
45
46
47
48
49
50

Khấu than KNM(Định biên 3 người = 20 dàn/ca), xúc
dọn, vét sạch than
Khấu gương, sang dàn qua vị trí tụt lở gương nóc khó
khăn
Xúc dọn đẩy M/c lò chợ sang luồng mới
Xúc dọn VSCN lò chợ
Thợ mìn, phục vụ sản xuất, quản lí VLN, căn phá than đá
to, tách nước lò chợ
Căn phá quá cỡ lò chợ + tách nước lò chợ
Sản xuất khấu xà hộp khám châm hoặc khám đầu lò chợ
Luân chuyển xà hộp lò// đầu, lò// chân
Củng cố chống 1 cột TLĐ
Củng cố 1 Văng
Tháo thu hồi cột SV lò// đầu + lò // chân
Lắp 1 gông đặc biệt
Thu hồi cột thủy lực lò // đầu+ lò// chân
Xúc dọn hạ nền đào rãnh nước


51

Cài chèn gỗ củng cố hông, nóc lò // đầu, // chân

52
53

Cài chèn bê tông củng cố hông, nóc lò // đầu, // chân
Cài chèn sắt hàn củng cố hông, nóc lò // đầu. // chân

37
38
39
40
41

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

ống
ống
M

200
100
20

M

20


M

50

Dàn
Dàn
Dàn
Dàn
Tấn

150
200
300
100
40
6/ngườ
i

Dàn

300

Dàn

600

Dàn
Dàn


40
100

Tấn

8

Tấn
1 cặp
1 cặp
Cột
Văng
Cột
Bộ
Cột
M
Khoan
g
Tấm
Tấm

6
1800
1000
100
20
500
100
100
100

100
30
20

20


Luận văn tốt nghiệp

54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65
66
67
68
69
70
71
72
73
74

75
76
77
78
79
80
81
82
83
84

Lắp nối dài Mônôray
Tháo thu hồi Mônôray
Xúc dọn ép đẩy cầu chuyền tải sát lò chợ
Lắp các loại chốt nhỏ của M/C
Lắp các loại chốt to của dàn chống
Thu hồi các chốt M/C hoặc chốt nhỏ của dàn chống từ lò
ra kho phân xưởng
Treo ray gia cường củng cố lò// đầu, lò// chân
Vận chuyển chốt M/C hoặc chốt dàn chống từ kho vào lò
Thay đầu đấm liên kết dàn và M/C
Tháo lắp cụm dẫn hướng + Vận chuyển
Tháo lắp thay thang đẩy + vận chuyển
Vận chuyển đầu đấm từ kho vào lò và từ lò ra kho
Tháo thay pittông dàn chống loại nhỏ
Tháo thay pittông cột chính dàn chống
Vận chuyển xà 3m ngược dốc+50 đến+105
Vận chuyển xà 3m ngược dốc+105 đến+50
Vận chuyển cột xà SV+50 ngược lên +105
Vận chuyển cột xà SV// đầu ngược lên + 105

Vận chuyển dẫn hướng xuôi dốc 105 từ dàn 40 đến dàn 1
Vận chuyển dẫn hướng ngược dốc dàn 1:-40 lên +105
Vận chuyển dẫn hưởng xuôi dốc từ +105 xuống dàn
Vận chuyển dẫn hướng ngược dốc dàn 41 lên lò +105
Vận chuyển thanh đẩy xuôi lò 105 xuống
Vận chuyển thanh đầy ngược dốc dàn(1:-40) lên lò +105
Vận chuyển thanh đẩy ngược dốc dàn 41 lên lò + 105
Vận chuyển cột TLĐ từ lò +50 đến +105 ngược dốc
Vận chuyển xà hộp dài 4,2 mét từ lò +105 đến + 50 xuôi
dốc
Vận chuyển hộp dài 4,2 met từ lò + 105 đến lò +50 xuôi
dốc
Các vị trí kiêm, trực, khoan, tram, bơm nước
Bảo dưỡng trực ca máy búa rèm
Bảo dưỡng thay thế pa lăng xích
ĐỊNH ĐIỂM LẮP ĐẶT VẬT TƯ+LẮP ĐẶT THIẾT

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

Thanh
Thanh
M
Cái
Cái

500
400
250
50
30


Cái

50

Thanh
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái


Thanh
Thanh
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Cột

1000
50
200
700

500
200
500
4000
500
300
400
200
700
1000
40
900
400
600
400
300



300



300

Vị trí

100
200


200

21


Luận văn tốt nghiệp

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

BỊ TẠI LÒ CHỢ II-8A-2
Chuyển một cầu máng SKAT từ đầu trục+105 xuống
chân trục +50
Chuyển một cầu máng SKAT từ đầu trục+50 đến cúp liên
lạc
Chuyển 1KĐT,BAK,DDWW từ chân trục đến chân chợ
II-8A-2
Lắp đặt hoàn thiện một bộ máng cào SKAT
Vận chuyển gỗ trống từ cúp liên lạc đến lò chợ II-8A-2
Thu hồi vì chống VC1+chống xen vì gỗ lò// chân chợ II8A-2 và vận chuyển
Vận chuyển đường ống gió từ kho vào lò và từ lò ra kho
Lắp be máng cào SKAT
Cắt ngắn hoặc nối dài máng cào
Cắt xích máng cào SKAT
Thay dầu máy máng cào SKAT
ĐỊNH ĐIỂM LÒ CHỢ GIÁ II-8A-2
Vận chuyển một bộ giá đầu trục xuống chân trục tải
Vận chuyển một bộ giá từ chân trục đến cúp liên lạc
Vận chuyển một bộ giá từ cúp liên lạc lên lò chợ II-8A-2
+ lắp đặt hoàn chỉnh
Vận chuyển một cột giá + cột thủy lực đơn từ đầu trục
xuống chân trục tải
Vận chuyển 1 cột giá + cột TLĐ từ cúp liên lạc lên lò chợ
II-8A-2
Vận chuyển các loại van + đường ống dịch của giá từ kho
vào lò và từ lò ra kho
Khoan mìn lò chợ
Khấu giá thủy lực đơn từ 1 đến 4 giá

Khấu giá thủy lực đơn, khấu 5 giá
Khấu giá thủy lực đơn, khấu 6 giá
Khấu giá thủy lực đơn, khấu 7 giá
Bắn mìn + Lĩnh VLN + đạp tiêu than+ Khoan lỗ mìn
phục vụ sản xuất
Khấu khám // đầu + chân lò chợ II-8A-2

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

Cầu

50

Cầu

150

Cái

1000

Bộ
Cây

4500
50



1400


ống
Cái
Cầu
Lần
Cái

250
20
200
200
500

Bộ
Bộ

1000
2000

Bộ

5000

Cột

50

Cột

150


Cái

80

Lỗ
Giá
Giá
Giá
Giá

100
400
500
600
700

Điểm

28

Cặp

700

22


Luận văn tốt nghiệp


14
15

Đánh cột củng cố, bổ sung
Xúc dọn đẩy máng cào lò chợ
Cơ điện phục vụ vận hành máy + xúc dọn, củng cố máy
16
HTNV
17 Trực lò chợ+trạm quạt II-8A-2 hoàn thành nhiệm vụ
18 Tổ sửa chữa hoàn thành nhiệm vụ
ĐỊNH MỨC CÁC BƯỚC CÔNG VIỆC PHỤ
1 CN coi gác của lò, coi kho cấp phát vật tư
2 Các Phó quản đốc trực ca, kỹ thuật, cơ điện
ĐỊNH ĐIỂM CỦA KÌ TRƯỞNG
Lò trưởng đo khí, quan trắc phục vụ sản xuất, chỉ huy sản
1
xuất lò chợ khi sx bình thường
Lò trưởng đo khí, quan trắc phục vụ sx, chỉ huy sx, sửa
2 chữa thiết bị lò chợ cơ giới hóa khi lò sự cố (trả = điểm
cao nhất trong ca)
CÁC VỊ TRÍ KHÓ KHĂN, PQĐ TRỰC CA TRẢ = 120%
ĐỊNH ĐIỂM GỐC CỦA CÁC CÔNG VIỆC
Các phạm vi xử lí đặc biệt : QĐ có lệnh trả điểm theo
thực tế hiện trường kiểm tra.
Khi cân hỏng, số lượng không kiểm soát được chính xác,
PQĐ trả lương theo điều kiện
trong ca và có giải trình cụ thể trong báo cáo sau ca
Các công việc sửa chữa, củng cố, bảo dưỡng máy. PQĐ
căn cứ vào điều kiện thực tế sản xuất tại hiện trường để
trả điểm cho phù hợp với các công việc phát sinh theo yêu

cầu sản xuất các đồng chí PQĐ trực ca căn cứ vào khối
lượng công việc để trả lương cho phù hợp. Các công việc
khó khăn trả khuyến khích =120% đến 150% hoặc 200%
(Tùy theo mức độ công việc)

Cột
mét

100
100

Điểm

13

Điểm
Điểm

15
17

Công
Công

250
1000

Điểm

11


Ví dụ: Trong tháng 6/2015 qua biên bản nghiệm thu sản phẩm phòng TCKT
đã tính được quỹ lương sản phẩm của tổ 193.745.287 đồng. Khi đó phòng kế toán
chia lương theo số điểm đã được phân xưởng chia (theo bảng định điểm các công
việc trong ca). Tiến hành chia lương cho công nhân trong tổ theo bảng 3.3 dưới.

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

23


Luận văn tốt nghiệp

Bảng thanh toán lương cho công nhân sản xuất chính phân xưởng 7 CTKT 9 tháng 3 năm 2015
Đơn vị: Đồng
Bảng 3.3
Phụ cấp
TT

Họ và tên

Chức danh

Tổ trưởng
2 Phạm Quang Tuyến Tổ phó
Lò trưởng
3 Hoàng Văn Hưng
Nhóm trưởng
4 Chu Sỹ Thoạt
Cơ điên trưởng

5 Nguyễn Văn Huy
Thợ bắn mìn
6 Đỗ Huy Ngự
T. lò bậc 6/6
7 Đoàn Ngọc Hạnh
T.lò bậc 5/6
8 Vũ Ngọc Riệp
T.lò bậc 4/6
9 Nguyễn Đức Hiện
T.lò bậc 4/6
10 Đinh Văn Long
T. lò bậc 3/6
11 Nguyễn Đức Toàn
T. lò bậc 3/6
12 Phạm Trọng Tuấn
13 Phạm Mạnh Cường T. lò bậc 2/6
T. lò bậc 2/6
14 Vũ Văn Tuân
T. lò bậc 2/6
15 Kiều Văn Hà
1

Chu Văn Hà

Hệ
số

Phụ cấp

Phụ cấp


trách nhiệm

độc hại

Tổng
hệ số

Công

Phân
loại

Điểm

Giá trị
điểm

Thành tiền

1,4

0,3

1,7

26

B


10.157

1260

12.797.909

1,2

0,2

1,4

25

A

10.038

1260

12.647.345

0,85

0,3

1,15

26


B

6.871

1260

8.657.409

0,7

0,4

1,1

26

B

6.572

1260

8.281.000

0,89

0,4

1,29


26

C

6.166

1260

7.769.083

0,76

0,3

1,06

26

B

6.333

1260

7.979.872

1,2

0,4


1,6

24

B

9.560

1260

12.045.090

1,1

0,4

1,5

25

B

8.962

1260

11.292.272

1


0,4

1,4

25

C

6.692

1260

8.431.563

1

0,4

1,4

26

B

8.365

1260

10.539.454


0,9

0,4

1,3

26

C

6.214

1260

7.829.309

0,9

0,4

1,3

26

A

9.321

1260


11.743.963

0,8

0,4

1,2

24

B

7.170

1260

9.033.818

0,8

0,4

1,2

25

C

5.736


1260

7.227.054

0,8

0,4

1,2

26

B

7.170

1260

9.033.818

Cộng

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

19,8

115.325

145.308.965


24


Luận văn tốt nghiệp

b. Phương pháp tính lương cho bộ máy quản lý, phục vụ gián tiếp phân
xưởng sản xuất 7 CTKT 9.
* Phương pháp tính lương cho từng người trong bộ máy quản lý phân xưởng.
Tql
TL = ---------------------------------------x điểm thực tế của 1 người (3-16)
∑ số điểm của bộ máy quản lý
Điểm thực tế = (Tổng điểm của các tổ sản xuất 3 ca x 25%)/tổng hệ số chia
lương theo chức danh của bộ máy quản lý, phục vụ trong phân xưởng
Hệ số chia lương theo chức danh cụ thể như sau:
- Quản đốc:
1,2
- Phó QĐ trực ca:
0,95
- Phó quản đốc CĐ:
0,89
- Cơ điện trưởng:
0,89
- Nhân viên kinh tế:
1,1
- Kỹ thuật viên:
1,2
- Công nhân cơ điện bậc 5 trở lên
0,74
- Công nhân cơ điện bậc 4
0,63

- Công nhân cơ điện bậc 3
0,54
- Phục vụ, phụ trợ, gác cửa lò:
0,5
Ví dụ: Theo quyết toán quỹ lương của phân xưởng khai thác trong tháng
6/2012 thì tổng quỹ lương sản phẩm của công nhân sản xuất là 736.708.272 đồng.
Quỹ lương của khối quản lý gián tiếp được tính theo số lượng lao động định biên
hợp lý và mức thu nhập của từng đối tượng để tính quỹ lương cho bộ phận này.
Quỹ lương của cán bộ quản lý, bộ phận gián tiếp được gắn với quỹ tiền
lương của công nhân sản xuất chính.
QLql = QLcnsx x X%, đ
X% = 25% (3-17)
Ta có tổng kết điểm đạt được của công nhân sản xuất 3 ca trong tháng
5/2012 là: 527.350 điểm
Vậy tổng điểm của cán bộ quản lý, bộ phận gián tiếp trong phân xưởng là:
527.350 x 25% = 131.838 điểm.
Quỹ lương của cán bộ quản lý, bộ phận gián tiếp phân xưởng là:
736.708.272 x 25% = 184.177.086 (đồng)
Tiến hành chia lương cho bộ phận quản lý, phục vụ gián tiếp phân xưởng
theo bảng thanh toán lương 3.4 dưới đây:

Sinh viên: Đặng Văn Nam - MSSV: 1224010188

25


×