Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Hiệu quả ứng dụng mạng xã hội và viral marketing trong hoạt động marketing điện tử.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 52 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, với sự đa dạng và phong phú của các loại sản phẩm, dịch vụ, Marketing
trở thành yếu tố tác động không thể thiếu để đưa thương hiệu đến với người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, sự bùng nổ của công nghệ thông tin và kỹ thuật đã phần nào làm giảm đi
tính độc tôn của các phương thức Marketing truyền thống. Hai nguyên nhân trên đã thúc
đẩy sự phát triển vượt bật của Marketing điện tử. Cùng với Marketing truyền thống,
Marketing điện tử giúp kế hoạch Marketing của doanh nghiệp toàn diện hơn.
Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng là công ty chuyên phát triển thương
hiệu và xây dựng những giải pháp truyền thông online, giúp khách hàng ứng dụng vào
thực tiễn. Đồng thời, công ty cũng là một thị trường trực tuyến, một địa điểm họp chợ
online, giúp những người tham gia có thể tự mình tìm kiếm thông tin về thị trường và sản
phẩm – dịch vụ, thiết lập mối quan hệ cũng như tiến hành đàm phán trong từng giao dịch.
Để làm rõ tình hình thực tế về vấn đề Marketing của Sàn giao dịch thương mại
điện tử Đà Nẵng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của mạng xã hội và ứng dụng Viral đối với
hoạt động Marketing điện tử mà Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng đã thực hiện,
em quyết định chọn đề tài: “” cho báo cáo khóa luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing điện tử của doanh nghiệp trong thời
gian qua.


- Đánh giá thực trạng việc sử dụng mạng xã hội và Viral Marketing của doanh
nghiệp trong thời gian qua.
- Phân tích sự ảnh hưởng của mạng xã hội và Viral Marketing trong hoạt động
Marketing điện tử của doanh nghiệp để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả Marketing.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu thứ cấp về kết quả hoạt động kinh doanh của Sàn giao dịch
thương mại điện tử Đà Nẵng.
- So sánh số liệu giữa các năm để phân tích, đưa ra kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.


4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hiệu quả ứng dụng mạng xã hội và viral
marketing trong hoạt động marketing điện tử.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ giới hạn tại Sàn giao dịch thương mại
điện tử Đà Nẵng với phạm vi thị thường trong nước.
- Do giới hạn về thời gian thực tập, tìm hiểu nghiên cứu về công ty nên đề tài chỉ
tập trung nghiên cứu thực trạng về việc ứng dụng Mạng xã hội và Viral Marketing trong
hoạt động Marketing điện tử của Sàn giao dịch thương mại điện tử trong khoảng thời
gian từ năm 2013 đến năm 2015, đồng thời đề xuất một số giải pháp phát triển Marketing
điện tử đến năm 2016.
6. Kết cấu báo cáo thực tập
Chương 1: Tổng quan về marketing điện tử
Chương 2: Thực trạng ứng dụng viral marketing và mạng xã hội đối với hoạt
động marketing điện tử của sàn giao dịch thương mại điện tử đà nẵng
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng mạng xã hội và viral marketing
đối với hoạt động marketing điện tử tại sàn giao dịch thương mại điện tử đà nẵng


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING ĐIỆN TỬ
1.1. Khái niệm marketing điện tử
1.1.1. Khái niệm về marketing
Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về Marketing và vẫn
chưa có định nghĩa nào được coi là đúng nhất. Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing
Mỹ thì “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh có liên quan trực tiếp đến
dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng”.
Theo giáo sư Philip Kotler - một chuyên gia trong lĩnh vực Marketing của Mỹ thì
“Marketing – đó là một hình thức hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng nhu
cầu thông qua trao đổi”.
Có thể thấy tuy rằng khác nhau nhưng các định nghĩa trên có đặc điểm chung là

đều xuất phát từ thị trường và nhu cầu người tiêu dùng. Marketing là nghiên cứu thận
trọng, toàn diện nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, định hướng sản xuất nhằm đáp ứng
những nhu cầu đó. Mặt khác, nó lại tác động tích cực đến thị trường, đến nhu cầu hiện tại
và tiềm năng của người tiêu dùng.
1.1.2. Marketing điện tử
Về Marketing điện tử, người ta thường ít bàn luận về khái niệm mà đi thẳng vào
những nội dung thiết thực của nó như: nét đặc trưng, những hoạt động chủ yếu, triển
vọng và giải pháp phát triển... Tuy nhiên, theo một số tác giả như Ghosh Shikhar và Toby
Bloomburg (Hiệp đội Marketing Mỹ), có thể đi đến định nghĩa như sau:
“Marketing điện tử là lĩnh vực tiến hành hoạt động kinh doanh gắn liền với dòng
vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, dựa trên cơ sở ứng dụng
công nghệ thông tin Internet”.
E-Marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị qua mạng,
tiếp thị trực tuyến là hoạt động tiếp thị cho sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng kết nối
toàn cầu Internet. Các dữ liệu khách hàng kỹ thuật số và các hệ thống quản lý quan hệ
khách hàng điện tử (ECRM) cũng kết hợp với nhau trong việc tiếp thị Internet
Như vậy, có thể nói Marketing điện tử là hoạt động Marketing gắn liền với hạ tầng
công nghệ thông tin Internet mà trước đó, các hoạt động Marketing cổ điển không có.


1.1.3. Bản chất của marketing điện tử
Bản chất Marketing không thay đổi, vẫn là một quá trình trao đổi thông tin và kinh
tế, từ việc xác định nhu cầu đến lập các kế hoạch 4Ps đối với sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng
đến tiền hành và kiểm tra để thực hiện các mục đích của tổ chức và cá nhân. Tuy nhiên,
phương thức tiến hành Marketing điện tử các nhau với Marketing truyền thống. Thay vì
Marketing truyền thống cần rất nhiều các phương tiện khác nhau như tạp chí, tờ rơi, thư
từ, điện thoại, fax, ... khiến cho sự phối hợp giữa các bộ phận khó khăn hơn, tốn nhiều
thời gian hơn. Marketing điện tử chỉ cần sử dụng Internet. Để tiến hành tất cả các hoạt
động khác của Marketing như nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về sản phẩm hay
dịch vụ, quảng cáo, thu thập ý kiến phản hồi từ phía người tiêu dùng,... đều có thể thực

hiện thông qua mạng Internet.
Hiện nay có nhiều người cho rằng Marketing điện tử là một phần của thương mại
điện tử nhưng thực tế Marketing điện tử có vai trò rất quan trọng trong đó hỗ trợ sự phát
triển các hoạt động thương mại điện tử. Marketing điện tử đề cao tính tiếp thị các sản
phẩm, dịch vụ bằng việc thông qua mạng Internet để kết nối toàn cầu. Tóm lại bản chất
của Marketing điện tử gồm hai phầm chính đó là công cụ Marketing và chiến lược
Marketing điện tử. Đề cạnh tranh và đánh bật được các đối thử, cần phải có những công
cụ hỗ trợ đắc lực cùng một chiến lược rõ ràng.
1.2. Lợi ích và hạn chế của marketing điện tử
1.2.1. Lợi ích của marketing điện tử
Áp dụng Marketing điện tử sẽ giúp doanh nghiệp thống kê tiềm năng khách hàng
mua sản phẩm của mình một cách dễ dàng, thông qua đó sẽ có những chiến lược điện tử
Marketing hướng tới khách hàng cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí dư thừa, nâng cao hiệu
quả quảng bá thương hiệu và bán sản phẩm.
Khách hàng có thể tương tác với quảng cáo, có thể click chuột vào quảng cáo để
mua hàng, lấy thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc có thể so sánh sản phẩm, dịch vụ này
với sản phẩm, dịch vụ khác của nhà cung cấp này với nhà cung cấp khác. Hình thức
Marketing này sẽ giúp cho nhà cung cấp có thể lựa chọn được khách hàng mục tiêu và
tiềm năng mà doanh nghiệp muốn hướng tới từ đó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí


nâng cao hiệu quả của việc kinh doanh. Đây là đặc điểm cơ bản nhất mà các loại hình
quảng cáo trên các phương tiền truyền thông đại chúng khác không có được.
Marketing điện tử mang đến những lợi ích nhất định cho việc kinh doanh. Nhớ
Marketing điện tử, doanh nghiệp có thể rút ngắn khoảng cách tối đa. Đối tác có thể gặp
nhau qua việc trao đổi trên máy tính mà không cần biết đối tác ở đâu, điều này giúp hai
bên giảm được khâu trung gian như trước. Bên cạnh đó, Marketing điện tử tiếp cận với
các thị trường khách hàng trên toàn thế giới. Ngoài ra, hình thức này còn giúp cho doanh
nghiệp giảm thời gian, những người làm Marketing trực tuyến có thể cập nhật thông tin
và giao dịch với khách hàng mọi lúc. Kinh doanh với loại hình Marketing điện tử, chi phí

sẽ không còn là nỗi lo và hơn thế nữa, nó còn có thể đem lại hiệu quả gấp đôi.
Marketing điện tử mạng lại hiệu quả vô cùng lớn, chỉ cần một vài click chuột thì
dù đang ở đâu bạn cũng có thể biết thông tin của bất kỳ sản phẩm, dịch vụ bạn muốn tìm.
Quảng cáo trên mạng sẽ giúp bạn lựa chọn được khách hàng tiềm năng, khách hàng mục
tiêu vì vập sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả trong việc
kinh doanh. Thêm vào đó, hiện nay số người sử dụng Internet đang tăng với tốc độ rất
nhanh, do đó quảng cáo hay kinh doanh trên mạng sẽ là một lựa chọn tốt nhất cho doanh
nghiệp.
Mội trường của Marketing điện tử là môi trường mới, môi trường Internet. Phương
tiện để thực hiện Marketing điện tử khác so với phương tiện thực hiện Marketing truyền
thống, đo là Internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào Internet.
1.2.2. Hạn chế của marketing điện tử
Bên cạnh những lợi ích mang lại, Marketing Internet cũng có nhiều mặt hạn chế
mà chúng ta cũng nên cân nhắc kỹ lưỡng.
Như việc các thế lực xấu có thể lợi dụng hoạt động Marketing Internet để tuyên
truyền những tư tưởng xấu, làm băng hoạt giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc.
Về tính pháp lý của Marketing Internet khi mà hiện nay chưa có một khuôn khổ
pháp lý quốc tế nào danh riêng cho hoạt động này.
Marketing Internet cũng như hàng hóa và dịch vụ số hóa, tình trạng đánh bản
quyền đang diễn ra tràn lan gây thiệc hại lớn cho các nhà cung cấp.


1.3. Các công cụ marketing điện tử
1.3.1. Website marketing
Website là một giải pháp E-Marketing quen thuộc đối với các doanh nghiệp. Hầu
hết các doanh nghiệp đều đã thiết kế website riêng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và
quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, cách thức khai thác và sử dụng wrbsite hiệu quả vấn
còn là một vướng mắc đối với doanh nghiệp. Để tăng hiệu quả sử dụng, các doanh nghiệp
phải tiến hành theo một trình tự chuẩn. Đầu liên, tiến hành thiết kế website cần dựa vào
mục tiêu và đặc điểm của những người truy cập thường xuyên. Bỡi vì mục tiêu kinh

doanh và những người truy cập thường xuyên sẽ quyết định việc website đó trông như
thế nào trên màn hình máy tính, cách thức người truy cập tương tác trên website. Mục
tiêu ở đây có thể là cung cấp thông tin chính xác về các vấn đề mới, có phần mục để
người tham gia bình luận, đánh giá chất lượng của bài viết (đối với website cung cấp
thông tin) hay mục tiêu thu hút khách hàng mới nhờ việc cung cấp thông tin, hình ảnh chi
tiết liên quan đến sản phẩm.
Sau khi hoàn tất công việc thiết kế website và đưa website vào giai đoạn hoạt
động, chủ sở hữu website phải lập một kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tiếp thị
thông qua việc sử dụng các công cụ truyền thông và trực tuyến. Tiến hành hoạt động
quảng cáo website trên các công cụ tim kiếm, diễn đàn, mạng xã hội, website khác...
Wesbsite được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản, đó là: nội dung, tính tương tác và
bố cục website. Khi biết cách phối hợp một cách hợp lý ba yếu tố đó thì chúng ta sẽ có
được một website hiệu quả.
 Nội dung: là một yếu tố hết sức quan trọng đối với một website. Nội dung được hiểu là

tất cả những thứ được cung cấp trên website như từ ngữ, sản phẩm, hình ảnh, ... Để có
được những nội dung phong phú, hấp dẫn đòi hỏi bạn phải xây dựng nội dung dựa vào
mô hình AIDA (Attention, Interest, Desire, Action). Dùng tiêu đề để thu hút sự chú ý,
dùng hình ảnh để khơi gợi sự yếu thích, dùng biểu mẫu để tạo sự ham muốn và dùng lợi
lẽ để khiến người truy cập website đi đến hành động.
Tính tương tác: Thể hiện ở việc người truy cập có thể dễ dàng tìm được thông tin
mà họ muốn; dễ dàng tải tài liệu; dễ dàng di chuyển từ trang chủ sáng các trang khác nhờ


việc sử dụng công cụ tương tác như danh mục, siêu liên kết, dễ dàng khám phá các
đường link; dễ dàng theo dõi “quá trình bán hàng”; dễ dàng gửi bình luận, ý kiến đánh
giá, quan điểm của bạn để người khác cùng xem, cùng trao đổi về một vấn đề. Do vậy có
thể hiểu một cách đơn giản là một website dễ sử dụng đồng nghĩa với việc có tính tương
tác tốt. Chính vì thế mà cấu trúc của website không được quá phức tạp và không được
quá lớn.

 Bố trí website: đó là cách bố trí, sắp xếp, phối hợp một cách hài hòa tốt các yếu tố, bào

gồm màu sác, nút bấm, hình nền, kết cấu, quy tắc, đồ họa, hình ảnh, âm thanh.
1.3.2. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEM & SEO)
SEM là viết tắt của từ Searh Engine Marketing – là hình thức quảng cáo thông qua
các công cụ tìm kiếm. Đây là phương pháp tiếp cập khách hàng tiềm năng bằng cách đưa
trang web của doanh nghiệp hiển thị ở những vị trí đầu tiên trang kết quả của các công cụ
tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,.. Hiện nay, SEM được xem là hình thức quảng cáo
hiệu quả do tiết kiệm được chi phí, dễ dàng kiểm soát, minh bạch, dễ dàng đánh giá được
tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
Phương pháp quảng cáo này có 2 hình thức cơ bản: Pay Per Click – Trả tiền theo
Click và Search Engine Optimization – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm.
 Pay Per Click – Trả tiền theo Click

Pay Per Click là cách hiển thị thông diệp quảng cáo trên phần liên kết được tài trợ
trong trang kết quả tìm kiếm của Google, Yahoo,.. khi người dùng tìm kiếm những từ
khóa có liên quan. Doanh nghiệp sẽ đặt giá cơ bản cho mỗi click và trả tiền cho mỗi lần
công cụ tìm kiếm hướng khách hàng tới website. Khi có nhiều người truy cập vào trang
web đồng nghĩa vỡi việc doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội trong việc bán hàng và tạo
dựng thương hiệu.
 SEO – tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

SEO là chữ viết tắt của Search engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm).
SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cáo thứ hạng của một website trong các
trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Doanh nghiệp không cần trả phí nếu xuất hiện phần


kết quả tìm kiếm tự nhiên nên một trang web được tối ưu hóa sẽ tiết kiệm được nhiều chi
phí.
SEO được chia làm hai phần: onpage optimization (là cách xây dựng cấu trúc

trang web, nội dung trang web, sự chặt chẽ, kết nối giữa các trang trong website của bạn)
và off page optimization (là quá trình phổ biến trang web của bạn đến nhiều người). Các
nhà tiếp thị sử dụng SEO với mục tiêu chủ yếu là nâng cao thứ hạng của danh sách tìm
kiếm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng truy cập vào trang web.
Trên thực tế, người dùng Internet có thể truy cập vào một website bằng ba cách,
đó là: sử dụng công cụ tìm kiếm, nhấp vào liên kết từ các trang khác hoặc đánh địa chỉ
URL. Theo báo cáo của Pew Internet & American Life thì gần một nữa số người dùng
Internet trên thế giới sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin về các vần đề khác
nhau. Như vậy, quảng cáo thông qua công cụ tìm kiếm là một hình thức có thể đem lại
hiệu quả cao.
Công cụ tìm kiếm sử dụng các thuật toán phức tạp để tìm ra những kết quả có liên
quan một cách nhanh chóng. Do vậy, để sử dụng công cụ tìm kiếm một cách hiệu quả đòi
hỏi các doanh nghiệp phải lưu ý đến một số vấn đề sau:


Quản lý thứ hạng trên các trang công cụ tìm kiếm: Khi doanh nghiệp đạt được một thứ
hạng tốt trên công cụ tìm kiếm thì doanh nghiệp phải tập trung vào công tác duy trì thứ
hạng. Doanh nghiệp cần lưu ý thứ hạng trên công cụ tìm kiếm luôn thay đổi do các công
cụ tìm kiếm luôn thay đổi công thức xếp hạng, hay các công ty khác đang nỗ lực giành
lấy vị trí của doanh nghiệp bạn, hay đơn giản nội dung và liên kết của bạn không được
cập nhật trong một thế giới mà nhu cầu tìm kiếm đang đòi hỏi tốc độ với thời gian thực.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải chú ý duy trì xếp hạng. Đối với hầu hết các
website nhỏ, báo cáo quý về xếp hạng của công cụ tìm kiếm, mức độ phổ biến liên kết và



yêu cầu liên kết là rất quan trọng.
Theo dõi lượng truy cập: Việc theo dõi lượng truy cập là một công việc hết sức cần thiết
bởi những con số thống kê về lượng người truy cập này chính là những con số biết nói.
Dựa vào báo cáo thống kê phân tích lượng người truy cập vào trăng web, các nhà tiếp thị

đưa ra những quyết định chính xác hơn khi tiến hành các hoạt động quảng bá website, co


những điều chỉnh đúng hướng và kịp thời đối với cấu trúc và nội dung của website. Hơn
nữa, việc theo dõi lượng người truy cập còn giúp các nhà tiếp thị đánh giá hiệu quả của


một chiến dịch quảng cáo sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của công ty.
Nghiên cứu từ khóa: Để lựa chọn được một từ khóa thích hợp cho website là cả một nghệ
thuật
- Tìm kiếm từ khóa: Khi cọn tù khóa, bắt đầu bằng kỹ thuật đảo ngược các trang
web của đối thủ cạnh tranh và các trang web xuất hiện ở ba vị trí đầu tiên đối với một
cụm từ tìm kiếm cụ thế. Xem xét lại toàn bộ trang web và lập một danh sách các từ khóa
đã sử dụng. Động não tìm kiếm những cụm tù khác xuất hiện trong văn bản của bạn. Sau
đó sử dụng danh sách này làm dữ liệu cho một vài công cụ tạo từ khóa để tìm ra những
cụm từ phù hợp và những đề xuất thay thế.
- Sử dụng công cụ tạo từ khóa : Các công cụ tạo từ khóa có thể giúp bạn phát hiện
ra các từ khóa hiệu quả cho trang web của bạn. Các công cụ tạo từ khóa như Google
Adwords Keyword, Keyword Discorvery, Wordracker,.. cho phép bạn nghiên cứu, phân
tích và lọc các từ khóa tiềm năng.
- Phân tích cạnh tranh: Cạnh tranh luôn là yếu tố tồn tại trong quy luật thị trường,
đừng nghĩ việc cạnh tranh phụ thuộc vào website của bạn và website của đối thủ. Mà trên
thực tế, việc cạnh tranh ở đây chính là việc bạn cùng với thuật toán của công cụ tìm kiếm
Sự cạnh tranh này được chính bạn thực hiện với việc tính chính xác các meta tag
title, deseription, hiểu chỉnh server, tốc độ load web và kể cả trọng lượng page của bạn.
Sự hiệu chỉnh sao cho theo kịp với sự thay đổi của các thuật toán là một việc không hề
đơn giản, bạn phải đầu tư khá nhiều thời gian và công việc.
1.3.3. Quảng cáo trực tuyến
Để thiết kế một banner quảng cáo hiệu quả đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên
nhẫn, điều quan trọng là việc phác thảo kế hoạch ban đầu cho chiến dịch quảng cáo của

bạn đã thực sự tối ưu chưa? Tiếp theo, sau khi bạn đã lên được kế hoạch thiết kế banner,
bần cần phải tìm kiếm một vị trí tốt nhất để đặt quảng cáo của bạn. Một vị trí tốt tức là
phải phù hợp với đối tượng quảng cáo của bạn. Có cùng một thị trường mục tiêu và điều
quan trọng là với một chi phí hợp lý nhất. Tuy nhiên để tìm kiếm được một vị trí như thế


hoàn toàn không dễ dàng. Bạn có thể đặt quảng cáo trên web, thậm chí bạn có thể tham
gia vào các chương trình trao đổi banner, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự cân nhắc và
lựa chọn của bạn.
1.3.4. Email marketing:
Email Marketing là một hình thức của Marketing trực tiếp sử dụng email (thư điện
tử) làm phương tiện truyền thông tin tới khách hàng tiềm năng. Theo định nghĩa rộng:
mỗi một email gửi tới một khách hàng hoặc khách hàng tiềm năng đều có thể coi như là
email-marketing. Tuy nhiên Email Marketing thường được dùng để chỉ:
- Gửi email nhằm tăng cường mối quan hệ của công ty với các khách hàng hiện tại
hay trước đây nhằm khuyến khích lòng trung thành của khách hàng và tạo thêm các hợp
đồng với các khách hàng này.
- Gửi email để biến một người quan tâm thành khách hàng hoặc thuyết phục khách
hàng hiện tại mua sản phẩm/dịch vụ ngay lập tức.
 Hoạt động marketing bằng email gồm 2 hình thức:

- Email marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (Solicited
Commercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất.
- Email marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email
Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam. Đây là hai hình
thức marketing bằng email đầu tiên xuất hiện trên Internet.
 Lợi ích của email marketing:

Việc sử dụng email để marketing sẽ tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian trong
việc gửi thư. Nếu bạn gửi thư theo cách thông thường thì bạn sẽ mất khá nhiều thời gian

trong việc viết thư cũng như thời gian gửi các bức thư đó. Bạn phải thực hiện việc sàng
lọc từ danh sách khách hàng của bạn ra các đối tượng mà bạn cần gửi thư đến. Thời gian
để cho bạn thực hiện công việc này lấy đi của bạn rất nhiều thời gian, mặt khác, nếu như
bạn thực hiện công việc này không chính xác thì sẽ dẫn đến hai khả năng xảy ra đó là
hoặc bạn để sót các khách hàng của mình hoặc bạn lại gửi đến những khách hàng đã mua
sản phẩm và không cần tiếp thị nữa.


Trong khi đó, sử dụng email để gửi thư và nhất là gửi với số lượng lớn đến nhiều
địa chỉ khác nhau, thời gian mà bạn tiết kiệm được là rất lớn cũng như là chi phí cho việc
gửi thư cũng thấp hơn nhiều. Như bạn đã biết, email cho phép bạn có thể gửi nhiều thư
đến nhiều địa chỉ trong một lần gửi. Đây là chức năng rất mạnh của email, với chức năng
này khi bạn muốn gửi một bức thư cùng một nội dung đến nhiều người cùng một lúc, bạn
chỉ cần soạn thảo ra một bức thư và đưa tất cả địa chỉ những nguời bạn muốn gửi vào, sau
đó nhấn vào nút "Send".
Hơn nữa, với email, bạn có thể sử dụng dịch vụ để trợ giúp thực hiện việc quản lý
danh sách gửi thư một cách hoàn toàn tự động. Với dịch vụ này, nó sẽ tự động loại tất cả
những người đã thực việc mua loại hàng hoá mà bạn muốn gửi thư đi chào hàng ra khỏi
danh sách.Việc sử dụng dịch vụ này sẽ giúp bạn tránh khỏi những sai sót không đáng có
với một chi phí rất rẻ.
Chi phí marketing bằng email rất thấp nhưng lợi nhuận mà nó tạo ra lại rất lớn. Tại
sao lại như vậy?... lợi nhuận mà bạn có thể nhận thấy dễ nhất đó là các chi phí mà bạn tiết
kiệm được trong khi nó không phải là nhỏ. Đầu tiên chúng tôi có thể nói đến đó là chi phí
mà bạn có thể tiết kiệm được từ việc cắt giảm in ấn. In ấn tốn kém của bạn một khoản
tiền không nhỏ, nhất là nếu bạn thực hiện gửi thư với số lượng khách hàng lớn. Nhưng
với hình thức marketing bằng email thì bạn không mất chi phí in ấn và nó còn cực kỳ
thuận tiện cho sửa chữa nếu có sai sót về nội dung. Bạn chỉ việc thay đổi lại chỗ sai sót
và có thể gửi cho khách hàng ngay lập tức.
Trong kinh doanh thì việc giữ mối quan hệ với khách hàng là một việc cực kỳ
quan trọng. Mặc dù các công ty đều ý thức rõ về điều này tuy nhiên, họ không thể thực

hiện việc này với tất các khách hàng vì chi phí quá lớn không cho phép họ thực hiện điều
này. Nếu bạn phải gửi thư thường tới 10.000 khách hàng ở nước ngoài thì chi phí sẽ là
bao nhiêu?. Nếu nội dung thư có sai sót thì bạn sẽ mất bao nhiêu lâu và bao nhiêu tiền để
khắc phục hậu quả?
Nhưng marketing bằng email đã cho phép các công ty thực hiện được điều này. Họ
có thể thực hiện việc trao đổi thuờng xuyên với tất cả các khách hàng của mình hàng
ngày hay hàng tuần mà chi phí bỏ ra chỉ bằng một phần trăm hay một phần ngàn chi phí


mà họ phải trả với cách thông thường. Như vậy, việc marketing bằng email sẽ tăng cường
mối quan hệ giữa công ty với khách hàng, cũng như gây được thiện cảm và sự tin cậy của
họ. Nếu bạn giữ tốt mối quan hệ với khách hàng, khi có nhu cầu mua một sản phẩm nào
đó thì trước tiên họ sẽ nghĩ đến các sản phẩm của công ty bạn và cơ hội để bán các sản
phẩm của bạn cho họ là cao hơn rất nhiều các đối thủ.
Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện việc kiểm tra tính hiệu quả của thư chào hàng,
các thông tin và các thông tin phản hồi về sản phẩm của bạn một cách nhanh chóng với
chi phí thấp và thời gian rất ngắn. Bạn có thể điều chỉnh hay sửa chữa chúng để có tính
thuyết phục và hợp thị hiếu của khách hàng. Tạo cho sản phẩm của bạn có tính cạnh tranh
cao hơn so với các sản phẩm của đối thủ và sẽ làm cho lợi nhuận cũng như là công việc
kinh doanh của bạn phát triển nhanh hơn và bền vững hơn.
Việc marketing bằng email có thể đem lại cho bạn những đơn đặt hàng ngay sau
khi bạn gửi thư chào hàng. Gửi thư chào hàng bằng email, thời gian gửi rất ngắn, khách
hàng nhận được thư chào hàng trong khi đang có nhu cầu về sản phẩm của bạn. Có thể họ
sẽ thực hiện việc đặt hàng ngay lập tức và không cần đắn đo gì. Nếu họ vẫn chưa đặt
hàng, bạn có thể tiếp tục nhắc nhớ họ... cho tới khi nào họ mua sản phẩm của bạn. Với
những lợi ích đó email marketing thực sự là một phương tiện hữu hiệu phục vụ cho việc
kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, như đã nói, để áp dụng được hình
thức marketing một cách có hiệu quả thì lại là một vấn đề rất lớn và là một bài toán hóc
búa cho bất cứ doanh nghiệp nào trên thế giới không bất cứ ở Việt nam.
1.3.5. Mobile marketing

Mobile marketing là sử dụng các kênh thông tin di động làm phương tiện phục vụ
cho các hoạt động marketing. Mobile marketing là loại hình được các nhà tiếp thị lựa
chọn, do nó đã thể hiện được một số ưu thế khác biệt má các loại hình khác không có.
 SMS – Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn giản và phố biến nhất. Công ty bạn có

thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng thông tin về các sản phẩm mới, chương trình
khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,... Những nội dung này có thể phát
triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của công ty.


 MMS: Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin

nhắn. Hình thức này mơi chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình
marketing của một số hãng lớn trên thế giới. Lý do dễ hiễu là vì chi phí tin nhắn MMS
lớn hơn và không phải khách hàng nào cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên
điện thoại. Tuy nhiên, hiệu quả qua nó đem lại có thể khá bất ngờ.
 WAP: Hiểu một cách đơn giản, đó là những trang web trên điện thoại di dộng. Tương tự
như những trang web được xem trên máy vi tính, bạn có thể đưa thông tin về công ty ay
các sản phẩm, dịch vụ của công ty mình lên những trang Wap này hoặc phổ biến hơn là
các thông tin hỗ trợ khách hàng.
 Video - các video có thể xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác
động của Video đối với khách hàng khá bất ngờ, hình thức này dễ dàng áp dụng vì sự
phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước, cho phép các nhà tiếp thị có thể áp dụng
rộng rãi.
1.3.6. Marketing lan tỏa (Viral marketing)
Viral Marketing là loại hình truyền thông mà mọi người gọi với cái tên là
marketing lan truyền. Nó được định nghĩa dựa trên nguyên tắc lan truyền thông tin, cũng
tương tự như cách thức virus lan truyển từ người này sang người khác với tốc độ theo cấp
số nhân. Các nhà tiếp thị sử dụng chiến dịch marketing lan truyền với mong muốn làm
bùng nổ thông điệp của công ty tới hàng nghìn, hàng vạn lần.

Viral Marketing sẽ sử dụng tất cả các hình thức của truyền thông được thực hiện
trên môi trường Internet như các đoạn video, trò chơi trực tuyến, sách điện tử, tin nhắn
văn bản,.. nhưng phổ biến hơn cả vẫn là sử dụng các mạng xã hội, diễn đàn, blog, bản tin
và thư điện tử.
1.3.7. Kênh truyền thông xã hội (Social Media Marketing)
Social Media Marketing là một thuật ngữ để chỉ một cách thức truyền thông kiểu
mới, trên nền tảng là các dịch vụ trực tuyến, với mục đích tập trung các thông tin có giá
trị của những tham gia, mà các nhà tiếp thị Việt Nam thường gọi là truyền thông xã hội
hay truyền thông đại chúng. Hiểu một cách rõ hơn, truyền thông xã hội là quá trình tác
động đến hành vi con người trên phạm vi rộng, sử dụng các nguyên tắc tiếp thị với mục


đích mang lại lợi ích xã hội hơn là lợi nhuận thương mại. Truyền thông xã hội được thể
hiện dưới hình thức là các mạng giao lưu chia sẽ thông tin như Facebook, Blogspot,
Google +,... hay các mạng chia sẽ tài nguyên cụ thể như: hình ảnh (www.fickr.com;
www.anhso.net,...), video (www.youtube.com; www.clip.vn), tài liệu (www.tailieu.vn)
mà mọi người thường gọi là mạng xã hội.


 Lợi ích của mạng xã hội:
Mức độ lan truyền tin tức:

Mạng xã hội là chia sẻ làm gia tăng lượng người xem, người đọc. Facebook,
Google +, Twitter,... có thể trở thành những kênh rất mạnh để lan truyền tin tức. Có hai lý
do chính cho việc này:
Thứ nhất, mọi người thường tin tưởng những gì bạn bè gửi cho hơn so với từ
người lạ. Những câu chuyện chia sẻ trên Facebook, Google + và Twitter do đó có cơ hội
được click vào nhiều hơn so với các trang khác.
Thứ hai, mọi người thường dành nhiều thời gian cho mạng xã hội nhiều hơn so với
các trang khác. Theo thống kê của Facebook, hơn 800 triệu người dùng của họ mỗi tháng

đã dành khoảng 15 tiếng dồng hồ hằng ngày để đăng nhập, truy cập vào facebook.


Tăng độ nhận diện thương hiệu
Cũng giống như các kênh truyền thông khác, các trang mạng xã hội cũng đóng
góp một phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu của bạn. Chính vì vậy,
chăm sóc và quản lý nội dung Fanpage Facebook một cách hợp lý sẽ giúp đáng kể trong
việc tạo dựng một hình ảnh thương hiệu thống nhất với các kênh truyền thông khác. Điều
này là vô cùng quan trọng trong việc tiếp cận khách hàng mới một cách dễ dàng và hiệu
quả hơn, đồng thời xây dựng một hình ảnh thống nhất, giúp thương hiệu của bạn trở nên
có giá trị và dễ nhận biết hơn với khách hàng đã có. Ví dụ như, một khách hàng ngẫu
nhiên có thể thấy quen thuộc với hình ảnh thương hiệu của bạn, sau khi thấy độ phủ sóng
dày đặc hình ảnh thương hiệu đó trên nhiều kênh truyền thông khác nhau, mà trong thời
đại hiện nay, fanpage Facebook là kênh không thể thiếu. Chính vì vậy, việc tích hợp
Facebook với các phương thức marketing khác là tối quan trọng việc nâng cao độ nhận
diện thương hiệu.




Cải thiện độ trung thành với thương hiệu (Brand loyalty)

Theo một báo cáo được công bố của Đại học Texas Tech, các nhãn hiệu có sử dụng các
kênh truyền thông qua mạng xã hội thường sở hữu lòng trung thành với thương hiệu cao
hơn từ khách hàng của họ. Bài báo cáo kết luận rằng: "Các công ty nên tận dụng lợi thế
của các công cụ truyền thông qua mạng xã hội để kết nối với khách hàng. Một chiến lược
tiếp thị qua mạng xã hội hợp lý sẽ góp một phần không nhỏ trong việc cải thiện độ trung
thành của khách hàng với thương hiệu", từ đó góp phần gây dựng một thương hiệu mạnh
và bền vững.



Mở ra nhiều cơ hội kết nối

Mỗi một bài viết bạn đăng trên mạng xã hội sẽ mở ra một cơ hội để bạn kết nối với khách
hàng và ngược lại. Mỗi lượt Like hay Follow trên Facebook của khách hàng, bạn hoàn
toàn có thể tiếp cận với khách hàng cũ, khách hàng gần đây, khách hàng mới, và có thể
tương tác với tất cả, từ đó giúp bạn xác định và nhắm đến đối tượng khách hàng một cách
chính xác, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận với một nguồn khách hàng mới.


Tốc độ lan truyền chóng mặt

Facebook sẽ là một công cụ hữu hiệu trong việc sử dụng chiến thuật affiliate marketing.
Khi một khách hàng check in tại của hàng của bạn trên Facebook, hay comment tích cực
về chất lượng sản phẩm dịch vụ, các khách hàng khác cũng sẽ muốn theo dõi trang
fanpage của bạn. Nên nhớ rằng, mỗi người dành ra trung bình dến 2.5 tiếng để lướt
facebook mỗi ngày, vì vậy, có thể tưởng tượng số lượng khách hàng mà fanpage của bạn
có thể tiếp cận mỗi ngày lớn đến mức nào.


Giảm thiểu chi phí marketing

Marketing qua mạng xã hội sẽ giúp bạn tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc, mà hiệu quả
mang lại vẫn vô cùng lớn. Nếu so sánh với việc quảng cáo qua các kênh truyền thống,
việc tiếp thụ qua mạng xã hội rõ ràng tiết kiệm hơn hẳn, và nếu so sánh với việc quảng
cáo đơn thuần qua website, việc tiếp thị qua facebook sẽ tiết kiệm được tương đối thời
gian, mà vẫn tăng được lượt traffic khách hàng. Kể cả tính đến việc bạn phải trả các chi
phí nếu bạn chạy quảng cáo trên Facebook, chi phí này cũng tương đối nhỏ.





Trải nghiệm khách hàng phong phú hơn

Mạng xã hội, đúng như bản chất, là một kênh giao tiếp với khách hàng cũng như
email hay điện thoại. Mọi tương tác với khách hàng trên mạng xã hội là một cơ hội để
bạn phô diễn chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng và cải thiện mối quan hệ của bạn
với khách hàng. Ví dụ như, nếu một khách hàng comment phàn nàn về sản phẩm của bạn
trên Facebook, bạn hoàn toàn có thể công khai xin lỗi và hành động để giải quyết vấn đề,
hay ngược lại, nếu đó là một lời khen, điều đó sẽ tác động đến hình ảnh thương hiệu của
bạn với khách hàng khác một cách toàn diện, về chất lượng sản phẩm cũng như chất
lượng dịch vụ. Những trải nghiệm đó sẽ cho khách hàng biết là bạn quan tâm tới khách
hàng.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG VIRAL MARKETING VÀ MẠNG XÃ
HỘI ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐIỆN TỬ CỦA SÀN GIAO DỊCH
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐÀ NẴNG
2.1. Khái quát về sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng
2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
- Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng được cấp giấy phép kinh doanh vào
ngày 25/10/2013 và hoạt động vào ngày 28/10/2013.
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAMTRADE.
- Tên gọi khác: Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng.
- Đăng ký kinh doanh số: 0401557158 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở kế
hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp.
- Trụ sở chính: 44 Trần Quý Cáp, Phường Thạch Thang, Quận Hải Châu, Thành
phố Đà Nẵng.
- Người đại diện theo pháp luật của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng :
Giám đốc Nguyễn Thị Khánh Nhung.

- Điện thoại: 1900 8003.
- Fax: 05113 830 044.
- Website: , .
- Vốn điều lệ: 1.200.000.000 VNĐ.
 Ngành nghề kinh doanh

- Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị, xuất bản phần mềm.
- Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan.
- Cổng thông tin, hoạt động tư vấn quản lý, quảng cáo.
- Nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận.
- Hoạt động thiết kế chuyên dụng.


- Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các
cửa hàng chuyên doanh.
- Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ
đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên
doanh.
- Bán lẻ sách, báo, tạp chí văn phòng phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh.
- Tổ chức giới thiệu và xúc tiến thương mại.
- In ấn, dịch vụ ăn uống khác.
- Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng
(phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới...).
- Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
- Đại lý, môi giới, đấu giá.
- Bán buôn đồ uống, bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép.
- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
- Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm.
- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.
- Bán buôn tổng hợp (Hàng tạp hóa).
- Vận tải hành khách đường bộ khác.
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ.
- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa.
- Dịch vụ lưu trú ngắn ngày.
- Đại lý du lịch.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và tình hình nhân sự của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà
Nẵng
2.1.2.1. Tình hình nhân sự của sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng
Hình 1.1: Tình hình nhân sự của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng


Nguồn:
Năm 2013, số lượng nhân sự của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng là 10
người. Năm 2014 đến này thì số lượng nhân sự đã tăng lên, tổng cộng là 18 người. Trong
đó, những người có bằng cấp là Đại Học là cao nhất, tiếp đến là Cao đẳng và số lượng
người có bằng cấp là Trung cấp là thấp nhất.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng
Giám đốc
Phó giám đốc
Khối văn phòng
Khối kĩ thuật
Khối thiết kế
Hình 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng



 Cơ cấu tổ chức của công ty gồm ba khối chính:
-


Giám đốc: Nguyễn Thị Khánh Nhung, là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty,
chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc có thể ủy

quyền cho phó giám đốc quản lý mọi hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc: Võ Văn Khanh, hoạt động dưới sự quản lý của giám đốc, chịu trách nhiệm
lập kế hoạch và quản lý nguồn hàng ra vào của công ty.
- Khối văn phòng có 08 nhân sự, bao gồm: 01 quản lý chung, 01 kế toán hành chính kiêm
chăm sóc khách hàng thương hiệu và pháp lý, 01 nhân viên kinh doanh, 02 nhân viên
nhập liệu và chăm sóc khách hàng, 01 điều phối dự án kiêm nhập liệu, 01 lập trình, 01
kế toán thuê. Khối này có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kinh doanh trong công ty,
giúp tìm kiếm khách hàng, bán hàng cho công ty đồng thời chịu trách nhiệm tính toán
các khoản chi phí và tiền lương của nhân viên.
- Khối kĩ thuật dự án website và ứng dụng bao gồm: 01 nhân viên tư vấn dự án, 01 nhân
viên thiết kế website, 01 slice, 06 code. Khối kĩ thuật sẽ chịu trách nhiệm về cá vấn đề,
các dự án liên quan đến kĩ thuật trong công ty, tư vấn và thiết kế website theo yêu cầu
-

của khách hàng.
Khối thiết kế logo và nhận diện thương hiệu có 02 nhân viên thiết kế đồ họa. Khối thiết
kế chịu trách nhiệm về các hoạt động thiết kế logo, nhận diện thương hiệu cho khách
hàng của công ty.
Tất cả các nhân viên của hai khối kĩ thuật và khối thiết kế đều có những nhân viên
thuê ngoài.
Đối với vấn đề liên kết đào tạo và bán sản phẩm/ dịch vụ bên cục thương mại điện
tử: công ty tuyển dụng riêng theo kế hoạch hợp tác cụ thể, bao gồm: nhân viên kinh
doanh, nhân viên hành chính.
Đối với các dự án đầu tư và liên kết: tùy thuộc vào thời gian liên kết và đầu tư của
các đối tác mà công ty sẽ có nhân sự phù hợp.
Đối với việc bán hàng: đội ngũ nhân viên bán hàng thời vụ, bán hàng theo lô đặt

hàng về, bán các sản phẩm mang thương hiệu riêng và độc quyền; sử dụng các kênh


online lẫn truyền thống. Số lượng nhân sự gồm kế toán bán hàng, kho, nhân viên kinh
doanh sẽ được tuyển theo từng giai đoạn cụ thể.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của sàn giao dịch thương mại điện tử
2.1.3.1. Chức năng của sàn giao dịch thương mại điện tử
- Cho phép nhà cung cấp hàng hóa có thể tạo website nhanh chóng với nhiều mẫu
thiết kế hợp lý và có đầy đủ chức năng của một website doanh nghiệp và thương mại,
- Thực hiện chuyển giao thông tin trực tuyến, đấu giá, đăng tin rao vặt, tin khuyến
mãi, mua bán hàng hóa công cộng, tiếp thị trực tuyến đến khách hàng và thực hiện các
dịch vụ sau bán hàng.
- Cung cấp các thông tin- sự kiện, quy định, chính sách hỗ trợ… của Chính phủ,
UBND thành phố Đà Nẵng và của Sở công thương Đà Nẵng đến doanh nghiệp, người
tiêu dùng một cách nhanh chóng và kịp thời.
2.1.3.2. Nhiệm vụ của sàn giao dịch thương mại điện tử
 Đảm bảo an toàn giao dịch

Sử dụng các dịch vụ để bảo vệ thông tin và việc thanh toán của khách hàng, đảm
bảo các giao dịch được tiến hành thành công, hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh.
Sản phẩm khi đưa lên bán phải có các giấy tờ lưu hành đầy đủ và theo quy định
của pháp luật Việt Nam, như: Giấy công bố tiêu chuẩn, giấy vệ sinh an toàn thực phẩm...
Chính sách vận chuyển hàng hóa phải được thống nhất cụ thể và nêu trong mô tả
sản phẩm khi đăng lên web.
Cam kết sản phẩm/dịch vụ khi cung cấp phải đúng chất lượng như đã nêu trong
mô tả.
 Bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng

Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng có trách nhiệm áp dụng các biện pháp
cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin cá nhân khách hàng. Cam kết bảo mật tuyệt đối,

không tiết lộ, chuyển nhượng, cho thuê hoặc bán các thông tin cá nhân của khách hàng
theo chính sách bảo vệ thông tin cá nhân khi chưa được sự đồng ý của các bên liên quan,
trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc buộc phải cung cấp khi có yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.


 Bảo vệ quyền lợi khách hàng

Ban Quản lý cung cấp cho khách hàng những thông tin quan trọng cần biết trước
khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Sàn, đảm bảo khách hàng mua
hàng hóa được an toàn.
 Quản lý thông tin xấu

Thành viên phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin đăng tải trên Sàn giao
dịch thương mại điện tử, đặc biệt thông tin về giá cả, chất lượng sản phẩm. Mọi thông tin
được sửa đổi, bổ sung, thay thế phải được thông báo kịp thời cho Ban quản lý và cập nhật
trên Website.
Thành viên không sử dụng dịch vụ của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng
vào những mục đích bất hợp pháp, không hợp lý, lừa đảo, đe doạ, thăm dò thông tin bất
hợp pháp, phá hoại, tạo ra và phát tán virus gây hư hại tới hệ thống, cấu hình, truyền tải
thông tin của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng hay sử dụng dịch vụ của mình
vào mục đích đầu cơ, lũng đoạn thị trường tạo những đơn đặt hàng, chào hàng giả, kể cả
phục vụ cho việc phán đoán nhu cầu thị trường. Trong trường hợp vi phạm thì thành viên
phải chịu trách nhiệm về các hành vi của mình trước pháp luật.
Thành viên không được thay đổi, chỉnh sửa, gán ghép, copy, truyền bá, phân phối,
cung cấp và tạo những công cụ tương tự của dịch vụ do Sàn giao dịch thương mại điện tử
Đà Nẵng cung cấp cho một bên thứ ba nếu không được sự đồng ý của Sàn giao dịch
thương mại điện tử Đà Nẵng.
Thành viên không được hành động gây mất uy tín của Sàn giao dịch thương mại
điện tử Đà Nẵng dưới mọi hình thức như gây mất đoàn kết giữa các thành viên bằng cách

sử dụng tên đăng ký thứ hai, thông qua một bên thứ ba hoặc tuyên truyền, phổ biến
những thông tin không có lợi cho uy tín của Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng.
 Giới hạn trách nhiệm trong trường hợp phát sinh lỗi kỹ thuật trên sàn giao dịch

Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà Nẵng cam kết cung cấp chất lượng dịch vụ
tốt nhất cho các thành viên tham gia giao dịch. Trường hợp phát sinh lỗi kỹ thuật, lỗi
phần mềm hoặc các lỗi khách quan khác dẫn đến Thành viên không thể tham gia giao


dịch được thì các thành viên thông báo cho Ban quản lý qua địa chỉ email:
; Ban quản lý của công ty sẽ khắc phục lỗi trong thời gian sớm nhất
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2013 đến nay
 Vốn điều lệ của công ty là 1.200.000.000 đồng

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh trong năm 2013 và 2014 của Sàn giao dịch
thương mại điện tử Đà Nẵng
ĐVT: Đồng
Thời gian

2 tháng cuối năm
2013

Năm 2014

6 tháng đầu năm
2015

Doanh thu

215.000.000


1.237.000.000

712.000.000

Chi phí

212.000.000

720.000.000

396.000.000

Lợi nhuận

3.000.000

517.000.000

316.000.000

Nguồn: Bộ phận kế toán Sàn giao dịch TMĐT Đà Nẵng
Dựa vào bảng kết quả kinh doanh của Sàn giao dịch thương mại điện tử ta thấy
trong 2 tháng cuối năm 2013 (ngày 1/11/2013 đến 1/1/2014) doanh thu của công ty là
215.000.000 đồng, chi phí là 212.000.000 đồng và lợi nhuận chỉ có 3.000.000 đồng.
Trong năm 2014, doanh thu lên tới 1.237.000.000 đồng, tổng chi phí đến 720.000.000
đồng, và lợi nhuận chỉ còn 517.000.000 đồng. Đến năm 2015, trong 6 tháng đầu năm,
công ty đã có mức doanh thu tương đối cao là 712.000.000 đồng, tổng chi phí là
396.000.000 đồng và lợi nhuận là 316.000.000 đồng. Vì đây là một công ty vừa mới
thành lập nên mức doanh thu của công ty so với các công ty khác thì rất thấp, nhưng cũng

đủ để công ty có thể tồn tại đến hôm nay là một điều đáng mừng.
2.2. Thực trạng về điều kiện thực hiện hoạt động marketing
2.2.1. Thực trạng về nguồn nhân lực
Hiện tại, số lượng nhân sự của công ty rất ít và mỗi nhân viên có từng nhiệm vụ cụ
thể. Tuy không có nhân viên nào chuyên thực hiện hoạt động marketing nhưng các nhân
viên có sự kết hợp và hỗ trợ nhau trong từng công việc, dự án. Ngoài ra, công ty còn thuê


các nhân viên bên ngoài để hỗ trợ, thực hiện công tác marketing cho hiệu quả. Các dự án
kinh doanh cũng như chiến lược hoạt động marketing của công ty đều được các nhân
viên góp ý, đưa ra ý kiến cũng như quan điểm của mình và thông qua Phó giám đốc quyết
định. Hiện tại, nhân viên thực hiện Marketing gồm có 13 nhân viên, trong đó có 8 nhân
viên là thuê ngoài: 3 nhập liệu và chăm sóc khách hàng, 1 thiết kế website kiêm thiết kế
đồ họa, 1 slice (thuê ngoài), 6 code (thuê ngoài), 1 thiết kế đồ họa (thuê ngoài).
Các nhân viên trong công ty có trình độ từ Cao đẳng đến Đại học. Đại đa số nhân
viên của công ty đều làm việc trái ngành so với ngành học của mình, nhưng các nhân
viên lại rất có năng lực trong từng mảng công việc đã phụ trách.
2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất
Công ty thực hiện hoạt động marketing điện tử là chủ yếu, chính vì thế điều kiện
áp dụng marketing điện tử ở công ty là cần có một nền công nghệ thông tin và truyền
thông đủ mạnh, đủ năng lực tính toán, xử lý, truyền thông tin và dữ liệu. Điều này có
nghĩa là công ty phải có một phần cứng và phần mềm hiện đại. Hơn thế, tất cả các yếu tố
trên phải đảm bảo tính kính tế, hiệu quả, tức là mức chi phí phải phù hợp.


 Về phần cứng:
Hiện trạng máy móc thiết bị, khả năng sử dụng: Từ năm 2013, công ty đã đưa vào sử

dụng 5 máy tính và các thiết bị khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công
ty. Hằng năm công ty đều có nâng cấp cũng như trang bị mới một số thiết bị như: 5 máy

tính, 1 máy fax, 1 máy in, 3 điện thoại...
• Đường truyền internet, nhà cung cấp: Hiện công ty đang sử dụng dịch vụ đường truyền
internet ADSL được cung cấp bởi Viettel, nhìn chung chất lượng dịch vụ của những đơn
vị này cung cấp ngày càng ổn định với chất lượng tốt, độ bao phủ ngày càng rộng. Mạng
điện thoại cố định mà công ty đang sử dụng cho toàn công ty được cung cấp bỡi VNPT.
 Về phần mềm:
Công ty chủ trương thực hiện hoạt động marketing một cách thủ công, hiệu quả
đạt được một cách tự nhiên, không nhờ tới các phần mềm hổ trợ hiện đại. Công ty chủ
yếu sử dụng các tính năng, tiện ích từ Google: Quản lý nhân viên, danh sách khách hàng
từ “Trang tính” của Google; đo lường, đánh giá hiệu quả SEO bằng công cụ Google
Analytics; để kiểm tra từ khóa có hiệu quả hay không, số lượng người tìm kiếm là bao


nhiêu,... công ty đã sử dụng công cụ Google Adwords,... Khi quảng cáo trên facebook,
nhân viên trong công ty đăng bài trên fanpage, không sử dụng các thủ thuật hay ứng dụng
gì khác.
2.3. Thực trạng ứng dụng Mạng xã hội và Viral Marketing đối với hoạt động
Marketing điện tử của doanh nghiệp
2.3.1.Thực trạng ứng dụng Mạng xã hội
Hiện nay, có hàng tá những trang web giúp các doanh nghiệp có thể đăng tải thông
tin, tạo trang giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, Sàn giao dịch thương mại điện Đà Nẵng đã
sử dụng mạng xã hội Facebook và Google plus để có thể quảng bá hình ảnh sản phẩm,
thương hiệu đến cộng động mạng và người tiêu dùng một cách dễ dàng. Đặc biệt, công ty
ứng dụng mạng xã hội chủ yếu vào dịch vụ thiết kế website và thực hiện Marketing
online cho các doanh nghiệp khác theo hợp đồng.
2.3.1.1. Mạng xã hội Facebook
Các mạng xã hội mang tính kết nối như một cộng đồng lớn và là đối tượng, mục
tiêu của những người làm Marketing. Chính vì thế, Sàn giao dịch thương mại điện tử Đà
Nẵng chú trọng vào việc sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là mạng xã hội Facebook và
Google plus để có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty đến người tiêu

dùng.
Bảng 2.1. Kế hoạch Facebook Marketing năm 2015 với sản phẩm trà atiso và rượu
vang

KẾ HOẠCH FACEBOOK MARKETING
Nội dung
Chi tiết
Diễn giải
Chú ý
KẾ HOẠCH
FACEBOOK
MARKETING
Tổng thời gian 35 ngày (từ ngày
thực hiện
4/1/2015 đến 10/2/2015) > 04/01/15 - 04/02/15
:
Ngày
thường
>
05/02/15

10/02/15: Ngày lễ,
Tết (Tết âm lịch)


×