Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

GIÁO DỤC VÀ NẠN “CHẢY MÁU CHẤT XÁM” LIỆN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.06 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------oOo------

TIỂU LUẬN NHÓM
MÔN QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
Đề tài: GIÁO

DỤC VÀ NẠN “CHẢY MÁU CHẤT
XÁM”- LIỆN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Liêm
Lớp: K29QTR-ĐN
SVTH: Nhóm 5:
Nguyễn Thị Thủy
Nguyễn Văn Hải
Ngô Thị Như Ngọc
Nguyễn Thị Vì
Trương Ngọc Tân


Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ NẠN ....................4
“CHẢY MÁU CHẤT XÁM”...........................................................................................4
1.1. Khái quát về giáo dục................................................................................................4
1.1.1 Định nghĩa..............................................................................................................................4
1.1.2. Vai trò của giáo dục đối với nền kinh tế....................................................................................4
1.2. Nạn “Chảy máu chất xám”...........................................................................................................5


1.2.1. Định nghĩa............................................................................................................................5
1.2.2. Thực trạng “chảy máu chất xám” ở các nước trên thế giới..................................................6
1.2.3. Nguyên nhân.........................................................................................................................7
1.2.4. Tác động của chảy máu chất xám ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội.........................................9

Chương II- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ “NẠN CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT
NAM................................................................................................................................10
2.1. Thực trạng Giáo dục Việt Nam ..................................................................................................10
2.1.1. Khó khăn.............................................................................................................................12
2.1.2. Nguyên nhân.......................................................................................................................14
2.1.3. Đánh giá – nhận xét............................................................................................................15
2.1.4. Giải pháp.............................................................................................................................21
2.2. Thực trạng nạn “chảy máu chất xám” ở Việt Nam hiện nay......................................................28
2.2.1. Một số biểu hiện của hiện tượng “chảy máu chất xám” trong đội ngũ tri thức của nước ta
......................................................................................................................................................28
2.2.2. Thực trạng chảy máu chất xám ở nước ta hiện nay............................................................28
2.2.3. “Chảy máu chất xám” trong các doanh nghiệp...................................................................33
2.2.4. Nguyên nhân “chảy máu chất xám” ở Việt Nam.................................................................34
2.2.5. Giải pháp nhằm hạn chế hiện tượng “chảy máu chất xám”................................................35

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG “CHÁY MÁU CHẤT XÁM” TẠI HÃNG HÀNG
KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM - VIETNAM AIRLINES........................................41
3.1. Giới thiệu sơ lược về Vietnam Airlines......................................................................................41
3.2. Thực trạng “chảy máu chất xám” ở Vietnam Airlines ...............................................................42

HVTH: Nhóm 5

Trang 1



QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
3.3. Nguyên nhân => Lương thấp không giữ chân được nhân tài....................................................43
3.4. Giải pháp....................................................................................................................................44

KẾT LUẬN.....................................................................................................................45

HVTH: Nhóm 5

Trang 2


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời gian qua, giáo dục và đào tạo nước ta có bước phát triển mới, chúng ta
đã đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, trình độ dân trí
được nâng lên, góp phần tích cực đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên nền giáo dục nước ta còn phải đối
mặt với nhiều khó khăn yếu kém nhất là chất lượng và khâu quản lý giáo dục và đào
tạo, việc đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống giáo dục chưa đáp ứng nhu cầu của đổi
mới kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế và nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI.
Song song đó, một vấn đề đã, đang và sẽ còn xảy ra luôn là vấn đề nan giải cho
Chính phủ ta, đó là nạn “chảy máu chất xám” của tầng lớp trí thức. Trong nền kinh tế
đang đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, người có thể dẫn dắt nước ta đi về
phía trước không ai khác chính là các chuyên gia có năng lực, có hiểu biết, có tài năng.
Nhưng những nguyên nhân làm cho nền kinh tế yếu kém phát triển cũng chính là
nguyên nhân làm cho tư tưởng chạy sang các nước phát triển để có cơ hội thăng tiến
của người Việt Nam- nhất là lớp trí thức trẻ ngày càng mạnh mẽ. Vậy nạn “chảy máu
chất xám” là gì , nó có ảnh hưởng đến nền kinh tế vốn còn nhiều yếu kém của nước ta
như thế nào?
Nhằm góp phần làm sáng tỏ những vấn đề trên nhóm chúng tôi chọn đề tài

“Giáo dục và nạn “chảy máu chất xám” – liên hệ thực tiễn tại Việt Nam”. Kết cấu
bài tiểu luận gồm 3 chương:
Chương I- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ NẠN “CHẢY
MÁU CHẤT XÁM”
Chương II- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ “NẠN CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT
NAM
Chương III- THỰC TRẠNG “CHÁY MÁU CHẤT XÁM” TẠI HÃNG HÀNG
KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM - VIETNAM AIRLINES

HVTH: Nhóm 5

Trang 3


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC VÀ NẠN
“CHẢY MÁU CHẤT XÁM”
1.1. Khái quát về giáo dục
1.1.1 Định nghĩa
Giáo dục (tiếng Anh: education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó
kiến thức, kỹ năng và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn
ra dưới sự hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học. Bất cứ trải
nghiệm nào có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà người ta suy nghĩ, cảm nhận, hay hành
động đều có thể được xem là có tính giáo dục. Giáo dục thường được chia thành các
giai đoạn như giáo dục tuổi ấu thơ, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học và giáo dục
đại học.
Quyền giáo dục được nhiều chính phủ thừa nhận. Ở cấp độ toàn cầu, Điều 13
của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa (1966) của Liên Hiệp
Quốc công nhận quyền giáo dục của tất cả mọi người. Mặc dù ở hầu hết các nước giáo

dục có tính chất bắt buộc cho đến một độ tuổi nhất định, việc đến trường thường
không bắt buộc; một số ít các bậc cha mẹ chọn cho con cái học ở nhà, học trực tuyến,
hay những hình thức tương tự.
1.1.2. Vai trò của giáo dục đối với nền kinh tế
Sự phát triển của xã hội được đặc trưng bởi sự phát triển kinh tế. Mọi xã hội
được xây dựng trên nền tảng của các nền kinh tế và được tạo ra bởi các yếu tố kinh tế.
Bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới muốn phát triển về kinh tế cũng cần có rất
nhiều nguồn lực như nguồn lực nhân lực, nguồn lực nguồn vốn, nguồn lực tài
nguyên…, trong đó nguồn lực nhân lực (người lao động) là quan trọng nhất. Bởi vì,
muốn đưa xã hội càng phát triển, đòi hỏi phải có những người có trình độ cao, có kỹ
năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn lao động sản xuất, có những phẩm chất cần
thiết của người lao động mới. Muốn có nguồn nhân lực như vậy thì xã hội cần phải có
giáo dục. Bởi vì giáo dục thông qua hệ thống giáo dục và dạy học, bằng nhiều hình
thức khác nhau, giáo dục trực tiếp đào tạo ra đội ngũ người lao động đủ về số lượng,
đồng bộ về cơ cấu và có trình độ cao, một mặt, để thay thế cho những lao động đã mất;
mặt khác, để bổ sung, nâng cao và đáp ứng nguồn nhân lực cho yêu cầu mở rộng và

HVTH: Nhóm 5

Trang 4


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
phát triển sản xuất (mở rộng các khu vực sản xuất, chuyển dịch cơ cấu, hiện đại hóa,
công nghiệp hóa…). Chất lượng nguồn nhân lực được đặc trưng bởi trình độ được đào
tạo (tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kỹ thuật, năng lực công nghiệp…). Tât cả đều do giáo
dục quyết định. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tốt là tạo động lực cho
sự phát triển kinh tế.
Giáo dục đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các nguồn lực cần thiết cho xã
hội, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Thông qua các các quá trình giáo dục và dạy

học với nhiều hình thức khác nhau, giáo dục đã:
- Đào tạo ra những con người mới, là những người có trình độ văn hóa, am hiểu
về khoa học kỹ thuật – khoa học công nghệ; có khả năng vận dụng những thành tựu
khoa học kỹ thuật – công nghệ vào quá trình sản xuất lao động. Nhờ vậy làm tăng
năng suất lao động xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tạo động lực cho xã hội phát
triển.
- Giáo dục tái sản xuất sức lao động xã hội, tạo ra nguồn nhân lực mới để thay
thế những sức lao động cũ bị mất đi do ốm đau, bệnh tật, tuổi già, tai nạn…
- Hiện nay hầu như các nước trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng, vai
trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế. Vì thế các nước trên thế giới đều coi
trọng giáo dục, ưu tiên cho giáo dục như: tăng ngân sách cho giáo dục, trang bị trang
thiết bị cho các trường học… Hầu như nước nào quan tâm đến giáo dục thì nước đó
đều có sự phát triển mạnh về kinh tế, điển hình như Nhật Bản, Singapore.
Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, vì thế mà các nước trên thế giới
đang dần đầu tư rất lớn cho giáo dục để góp phần phát triển kinh tế cho đất nước.
Giáo dục đã trở thành một yếu tố quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển cho
các nền kinh tế. Vì thế muốn phát triển kinh tế thì trước hết phải tập trung mọi nổ lực
để phát triển giáo dục, dựa vào giáo dục và lấy giáo dục làm động lực.
1.2. Nạn “Chảy máu chất xám”
1.2.1. Định nghĩa
Chảy máu chất xám (tiếng Anh: human capital flight hoặc brain drain) là
thuật ngữ dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ
thuật từ một nước qua những nước khác. Mặc dù thuật ngữ ban đầu dùng để chỉ những
công nhân kỹ thuật đi qua những nước khác, ý nghĩa của nó đã mở rộng thành: "sự ra

HVTH: Nhóm 5

Trang 5



QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
đi của những người có kiến thức hoặc có chuyên môn từ một quốc gia, khu vực kinh
tế, hoặc các lĩnh vực khác, vì điều kiện sống hoặc tiền lương tốt hơn".
Chảy máu chất xám là một hiện tượng mang tính toàn cầu, tuy xảy ra số lượng
lớn ở những nước đang phát triển nhưng tại những nước phát triển cũng diễn ra hiện
tượng này, gây thiệt hại đến quá trình phát triển kinh tế. Chính quyền các nước đã đề
ra những chính sách nhằm kìm hãm hiện tượng này và thu hút chất xám quay về bằng
nhiều biện pháp.
1.2.2. Thực trạng “chảy máu chất xám” ở các nước trên thế giới
Hiện nay hiện tượng chảy máu chất xám là vấn đề nhức nhối ở các nước
nghèo và các nước đang phát triển như Việt Nam, Malaysia, Haiti ,Granada ,
Venezuela và đặc biệt là ở Châu phi có tỷ lệ chảy máu chất xám rất cao.
Theo các số liệu thống kê, có tới 48,3% những người được hưởng nền giáo
dục cấp cao tại châu Phi đã di cư sang châu Âu sinh sống, 31,8% qua Mỹ, 12,4% đến
Canada và 6,8% đến Úc. Nhiều quốc gia châu Phi có số sinh viên tốt nghiệp loại khá
giỏi ra đi nước ngoài chiếm tỷ lệ cao như Cap-Vert chiếm 67%, Gambia 63%, Sierra
Leone 53%... Tính chung mỗi năm có khoảng 20.000 người có trình độ cao của châu
Phi bỏ ra nước ngoài:
- Tây Phi Sierra Leone là 53%, Gambia

63% và Cape Verde là 67%.

- Ở Venezuela ước tính, khoảng 1 triệu người Venezuela đã ra nước ngoài chỉ
trong vòng 10 năm qua từ sau cuộc cách mạng Bolivar, hàng chục nghìn giáo sư
Venezuela đã lao vào vũng xoáy khốn đốn. Các nghệ sĩ, luật sư, bác sĩ, nhà quản lý và
kỹ sư đang lần lượt rời bỏ đất nước này.
- Haiti và Granada, nơi tỷ lệ người có bằng cấp cao đi lập nghiệp tại các nước
khác hiện vượt quá 80%. Vì thiếu nhân tài trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học,
công nghệ thông tin mà hiện các quốc gia này phải bỏ ra khoảng 150 nghìn USD chỉ
để đào tạo cho một trí thức, trong khi với số tiền này đã đủ nuôi 500 người dân ăn

uống trong một năm. Cứ như thế, các chính phủ này phải “oằn mình” gánh chịu hàng
tỷ USD - bằng 1/3 số tiền viện trợ từ các nước, để thuê các chuyên gia nước ngoài về
làm việc.
Tình trạng để mất người tài đặc biệt đáng lo ngại trong những năm gần đây ở
Malaysia. Từ đầu năm 2008 đến khoảng giữa năm 2009, số công dân Malaysia xuất
ngoại lập nghiệp là hơn 300.000 người, tăng cao so với con số 140.000 người năm

HVTH: Nhóm 5

Trang 6


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
2007. Lực lượng này lại làm việc trong các ngành trọng yếu như tài chính, kỹ thuật và
công nghệ.
Trung Quốc hiện có tới 70% số du học sinh của Trung Quốc không muốn về
nước và con số này thực sự là một tổn thất lớn đối với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
này. Trong số 1,06 triệu sinh viên và nghiên cứu sinh Trung Quốc đã học tập ở nước
ngoài từ 1978, năm mà Trung Quốc tiến hành cải cách và mở cửa kinh tế, chỉ có
khoảng 280.000 người trở về nước. Tính đến năm 2000, tỷ lệ du học sinh Trung Quốc
trở về nước là 1/3 nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1/4.
Ngoài ra, thực trạng chảy máu chất xám không chỉ diễn ra ở các nước nghèo
hay các nước đang phát triển mà còn diễn ra ngay cả ở các nước phát triển điển hình
như:
- Anh: Mặc dù được đánh giá là thành công trong việc thu hút chất xám từ các
nước đang phát triển, nhưng chính nước Anh cũng gặp phải vấn đề chảy máu chất
xám, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học. Một cuộc điều tra gần đây của OECD cho thấy,
tình trạng chảy máu chất xám của Anh đang lên tới đỉnh cao. Hiện Anh có khoảng 3,3
triệu người di cư ra nước ngoài, trong đó có 1, 1 triệu người có bằng đại học. Trong số
các nhân tài có trình độ cao của Anh, có 28,3% số người có bằng về y dược và giáo

dục, 28,5% nhân tài công tác trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật và nghiên cứu khoa
học, đây là đội ngũ trí thức mà nước Anh đang rất cần.
- Nhật Bản: Vốn là một nước công nghiệp phát triển, nhưng gần đây họ cũng
đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhân tài ngay tại quê nhà. Ước tính có 2.500
kỹ sư Nhật trong ngành kỹ thuật công nghiệp đang làm việc tại Đài Loan.
- Nga: Vào những năm cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước,
có rất nhiều nhà khoa học Nga đã bỏ nghề ra nước ngoài làm việc. Tình trạng di cư
của các nhà khoa học Nga vẫn tiếp tục diễn ra ở đầu thế kỷ 21. Nước Nga là nơi đào
tạo các chuyên gia khoa học nổi tiếng, nhiều nước phương Tây đã giành nhiều ưu ái
cho các nhà khoa học Nga. Các nhà vật lý, toán học và sinh học của Nga có thể tìm
việc tại các trường đại học Mỹ mà không gặp khó khăn gì lớn. Tình trạng "chảy máu
chất xám" khiến Nga thiệt hại hơn 30 tỉ USD/năm.
1.2.3. Nguyên nhân
Chảy máu chất xám vẫn luôn là vấn đề nhứt nhối đối với các quốc gia đang phát
triển, khi mà hàng loạt nhân tài và những nhân công được rèn luyện có kỹ năng cao ở

HVTH: Nhóm 5

Trang 7


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
những nước nghèo đua nhau đi tìm “ miền đất hứa” ở những cường quốc phát triển
hơn.
Sự dịch chuyển ồ ạt với số lượng lớn nhân công được đào luyện có kỹ năng từ
nước này sang nước khác, từ Châu lục này sang Châu lục khác bắt nguồn từ các
nguyên nhân sau:
a) Lương cao, chính sách đãi ngộ tốt
Do lương bổng và chính sách đãi ngộ thỏa đáng mà nhân viên giỏi thường
chuyển đến công ty khác có mức lương cao hơn để làm việc, du học sinh thường

không trở về nước. Vấn đề lương bổng, thu nhập hàng tháng cũng làm cho du học sinh
so sánh về khả năng xây dựng cho gia đình và bản thân mình khi làm việc tại nước
ngoài hay về nước. Một khía cạnh đáng để ý nữa là các quốc gia tân tiến như Mỹ
chẳng hạn thường có chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng những khoa học gia, những
kỹ thuật gia của các quốc gia khác. So sánh việc đào tạo một kỹ sư trong nước hay
nhận một kỹ sư nước ngoài vào làm việc thì các nhà kinh tế, các người quản lý doanh
nghiệp đều nhận thức được rằng việc sử dụng một chuyên viên nước ngoài có lợi ích
kinh tế nhiều hơn vì không phải tốn chi phí đào tạo.
Chính sách quản lý: các tập đoàn đa quốc gia (PNJ, Uliver, Cocacola, HSBC,
NOKIA, SAMSUNG…) thường dùng chính sách quản lý theo mục tiêu (Quản trị
theo mục tiêu (MBO): là cách quản trị thông qua việc mọi thành viên tự mình xác định
mục tiêu, tự mình quản lí và thực hiện mục tiêu đã đề ra. MBO trong doanh nghiệp sẽ
kích thích tinh thần hăng hái và nâng cao tính trách nhiệm của nhân viên. MBO đã tạo
điều kiện cho mọi thành viên trong tổ chức có cơ hội phát triển năng lực của mình.
MBO là một phương pháp quyền hạn tương ứng trách nhiệm thực hiện mục tiêu, nó
tạo điều kiện để người thực hiện phát huy tính năng động và sáng tạo trong quá trình
thực hiện mục tiêu), khiến cho du học sinh luôn cảm thấy thoải mái vì họ có cơ hội
phát huy hết tài năng của mình, khiến cho họ phải so sánh giữa quê hương với nước
mà họ đang học tập, làm việc. Và tất nhiên là họ sẽ ở lại những nước tiên tiến ấy.
b) Nền khoa học - công nghệ cao
Có nhiều lý do để khiến du học sinh băn khoăn trăn trở về quyết định về hay ở
của mình. Trước hết là các quyến rũ vật chất ở xứ du học sinh đang sống. Dù mang
theo một tinh thần yêu nước nồng nàn cho đến đâu đi nữa, du học sinh không thể chối

HVTH: Nhóm 5

Trang 8


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

cãi được những tiến bộ về khoa học kỹ thuật của thế giới mình đang sống. Thư viện,
các phòng thí nghiệm, các hệ thống máy vi tính và các phương tiện truyền thông khác
như các trang web đủ lọai đã giúp cho du học sinh dễ dàng trong việc học tập cũng
như làm việc. Về nước những phương tiện tối tân, hiện đại như thế làm sao có được và
du học sinh trở về có đất dụng võ để mang những điều mình học hỏi về phát triển đất
nước hay không.
c) Môi trường học tập và làm việc tốt
Môi trường học tập và làm việc ở các nước phát triển thường tốt hơn, tạo điều
kiện cho các nhân tài có cơ hội thăng tiến, áp dụng những gì mình học vào thực tế. Ở
các nước đó, bản thân được có điều kiện học tập, nâng cao năng lực chuyên môn từ đó
có khả năng thích ứng tốt hơn.
1.2.4. Tác động của chảy máu chất xám ảnh hưởng tới kinh tế - xã hội.
Chảy máu chất xám vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực.
 Tác động tích cực.
- Người dân làm việc và thành công ở hải ngoại thường gửi những số tiền rất
lớn về cho thân nhân của mình ở quê nhà, giúp cho quốc gia có một số vốn lớn để đầu
tư và chi dùng.
- Người dân sống ở hải ngoại cũng là những nhịp cầu cho các thương vụ và đầu
tư giữa người ngoại quốc và bản xứ, họ cũng là thành phần đầu tư và giúp cho sự học
hỏi ở trong nước hay chuyên chở các kiến thức từ hải ngoại.
 Tác động tiêu cực.
+/ Đối với Quốc gia:
- Mất nhân tài, mất một nguồn vốn nhân lực phục vụ cho sự phát triển đất nước.
Việc một số tri thức giỏi rời khỏi địa phương đi làm ở nơi khác là một thiệt thòi cho
địa phương đó, đồng thời gây tâm lý bất an cho các giới tri thức khác – những người
đóng góp lớn nhất cho sự tiến hóa của nhân loại.
- Gia tăng khoảng cách phát triển, tạo sự chênh lệch giữa các nước giàu và các
quốc gia nghèo, đang phát triển do chất xám phân bổ không đều, thiếu hợp lý giữa các
nhành, các khu vực.
- Mức độ thua kém của quốc gia về mọi phương diện phát triển (xã hội, kỹ thuật,

đồng lương và năng suất) càng ngày càng tăng so với thế giới dẫn đến mức độ cạnh
tranh lại càng khó hơn, làm tăng nguồn kinh phí để trả lương cho các chuyên gia nước
ngoài được mời sang nước mình làm việc.

HVTH: Nhóm 5

Trang 9


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
- Làm hạn chế sự phát triển của các công trình nghiên cứu khoa học, thành tựu
khoa học kỹ thuật cũng ít được sử dụng và ứng dụng vào thực tiễn, dẫn đến sự tụt hậu
trong nền kinh và trì trệ trong bộ máy Nhà nước.
+/ Đối với Doanh nghiệp.
- Tác động xấu tới tâm lý của doanh nghiệp khiến cho quá trình hợp tác giữa
nhân tài và doanh nghiệp trở nên gặp nhiều khó khăn hơn.
- Mất đi nhân tài hoạt động trong một bộ phận nhất định của doanh nghiệp dẫn
tới sự trì trệ của bộ phận đó trong thời gian ngắn.
- Mất công nghệ do người đó nắm giữ.

Chương II- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC VÀ “NẠN CHẢY CHẤT XÁM” Ở VIỆT
NAM
2.1. Thực trạng Giáo dục Việt Nam
Theo số liệu thống kê đến năm 2012 số lượng các trường trên cả nước như sau:
2007-2008

2008-2009

2009-2010


2010-2011

TRƯỜNG/SCHOOL

27.900

28.114

28.413

28.593

28.803

Tiểu học/Primary

14.939

15.051

15.172

15.242

15.337

Công lập/Public

14.844


14.957

15.080

15.148

15.243

Ngoài công lập/Non-Public
95
Tỷ lệ lớp/Phòng học
Class/Classroom ratio

94
1,08

92
1,08

13

12

Phổ thông cơ sở/Basic Education

717

674

620


Công lập/Public

712

669

613

Ngoài công lập/Non-Public

HVTH: Nhóm 5

5

94
1,08

Phòng học 3 ca/Triple shifts

2011-2012

94
1,12

1,12

601

554


9

5

591
7

538

10

16

Trang 10


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

Trung học cơ sở/Lower Secondary

9.768

9.902

10.060

10.143

Công lập/Public


9.740

9.868

10.041

10.127

Ngoài công lập/Non-Public

28

34

19

16

10.243
10.223
20

Phòng học 3 ca/Triple shifts

39

29

14


0

0

Trung học/Secondary

309

295

319

319

319

Công lập/Public

234

226

218

208

245

Ngoài công lập/Non-Public


75

69

101

111

74

Trung học phổ thông/Upper secondary

2.167

2.192

2.242

2.288

2.350

Công lập/Public

1.591

1.735

1.852


1.954

2.034

Ngoài công lập/Non-Public

576

457

390

334

316

Phòng học 3 ca/Triple shifts

6

6

4

0

0

15.800.302


15.212.028

15.022.759

14.851.820

14.782.561

Nữ/Female

7.620.022

7.422.961

7.391.451

7.225.186

7.301.981

Dân tộc/Ethnic minorities

2.278.742

2.345.070

2.286.053

2.275.771


2.318.731

HỌC SINH/PUPILS

Hiện nay cả nước có 367 trường Cao Đẳng, Đại Học, học viện. Có 147 cơ sở đào
tạo sau Đại Học, trong đó có 95 cơ sở được đào tạo tiến sĩ. So với 5 năm trước đây, có
thêm 23 trường Đại Học và 52 trường Cao Đẳng. Hiện nay các cơ sở tập trung chủ yếu
ở Hà Nội và Sài Gòn. Cả nước có 6 trường Đại Học, Cao Đẳng bán công nhưng chẳng
trường nào giống trường nào.
- Hiện nay có khuynh hướng đề cao khái niệm “đại học quốc tế chất lượng cao”,
cơ bản xây dựng đại học tốt là điều kiện “cần có”, nhưng điều kiện “đủ” là chúng ta
phải có bản thân sinh viên là những hạt giống tốt, nhân tố tốt. Rõ ràng lâu nay giáo dục
Việt Nam cũng chỉ lo đào tạo số lượng sinh viên đầu ra mà quên đi vấn đề quan trọng
là thế hệ thanh niên thật sự đóng góp như thế nào vào sự nghiệp phát triển đất nước.
Hàng loạt kỹ sư, cử nhân Việt Nam ra trường nhưng thử hỏi có bao nhiêu người đạt
được trình độ kỹ thuật của kỹ sư? Bao nhiêu người làm việc theo đúng ngành nghề
mình đã học, đó là một sự lãng phí lớn. Thậm chí ngày nay học sinh, sinh viên chỉ lo
đạt bằng TOEFL này, TOEIC kia nhưng chính tiếng Việt lại sử dụng không chuẩn.
Xây dựng trường đại học mang tầm quốc tế chỉ là điều kiện “cần” nhưng chưa “đủ”.
Trên thế giới người ta rất quan tâm đến những thợ giỏi, chuyên viên kỹ thuật cao. Đất

HVTH: Nhóm 5

Trang 11


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
nước đang trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà sinh viên không chịu
học kỹ thuật, chỉ tập trung không cân bằng vào các ngành dễ được xã hội “chấp nhận”

thì làm sao phát triển công nghiệp, làm sao hiện đại hoá đất nước? Việt Nam muốn
phát triển nền khoa học kỹ thuật thì phải đào tạo khoa học kỹ thuật trên bình diện rộng.
- Nền giáo dục chúng ta có thể xem như đang mắc bệnh mà không chữa trị, đua
nhau nhồi nhét học thuộc lòng theo sách vở để có điểm cao mà sách chưa chuẩn, năm
nào thi cử cũng gian lận, đề thi sai, trẻ con thì bị bỏ mặc lang thang trên đường phố,
ma túy trong học đường, ý thức công dân rất kém. Càng nói càng thấy nguy cơ, nhưng
không thấy xã hội thật sự quản ngại vì bao nhiêu năm rồi chưa thấy biện pháp giải
quyết, chỉ nghe được những hứa hẹn cải cách. Giáo dục Việt Nam muốn phát triển
phải giải phẫu đúng bệnh. Bệnh chẩn đoán đúng nhưng không chịu giải phẫu làm sao
chữa trị? Thực tế, các cơ quan chức năng đều nhận thấy hết căn bệnh giáo dục nước
nhà. Trong các cuộc hội thảo, hầu như mỗi vấn đề đều đã được phân tích, đã chỉ ra cái
đúng cái sai nhưng điều lạ lùng là nó không được đúc kết để đưa vào thực hiện thực tế.
Tình trạng “nói” nhưng không “làm” là căn bệnh nan giải nhất của hầu hết nhiều lĩnh
vực kinh tế, văn hoá, xã hội chứ không phải của riêng ngành giáo dục Việt Nam.
2.1.1. Khó khăn
Trong những thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, có
những thành tựu đáng ghi nhận, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước. Nhưng đồng thời nền
giáo dục đang ẩn chứa rất nhiều yếu kém, bất cập:
- Giáo dục - đào tạo còn nhiều hạn chế, yếu kém, bất cập chậm được khắc phục;
chất lượng giáo dục còn thấp, quan tâm đến phát triển số lượng nhiều hơn chất lượng;
so với yêu cầu phát triển của đất nước còn nhiều nội dung chưa đạt; chưa thực sự là
quốc sách hàng đầu.
- Nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục còn lạc hậu, chậm đổi mới,
chậm hiện đại hóa, chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp; chưa
phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của học sinh, sinh viên.
- Chất lượng giáo dục có mặt bị buông lỏng, giảm sút, nhất là giáo dục đạo đức,
lối sống; giáo dục mới quan tâm nhiều đến dạy “chữ”, còn dạy “người” và dạy “nghề”

HVTH: Nhóm 5


Trang 12


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
vẫn yếu kém; yếu về giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lịch sử dân tộc, tư duy sáng
tạo, kỹ năng thực hành, kỹ năng sống…
- Hệ thống giáo dục quốc dân không hợp lý, thiếu đồng bộ, chưa liên thông, mất
cân đối.
- Quản lý nhà nước trong giáo dục còn nhiều yếu kém, bất cập, chậm đổi mới, là
nguyên nhân chủ yếu của nhiều nguyên nhân khác; cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi
mới, còn nhiều lúng túng, nhận thức rất khác nhau, nhất là trong điều kiện kinh tế thị
trường và hội nhập quốc tế; chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực khác của đất
nước.
- Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên còn nhiều bất cập, đạo đức và
năng lực của một bộ phận còn thấp.
- Chưa nhận thức đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hóa giáo dục; định hướng
liên kết với nước ngoài trong phát triển giáo dục còn nhiều lúng túng, chưa xác định rõ
phương châm.
- Tư duy giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu đổi mới - phát triển đất
nước trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; khoa học giáo
dục chưa được quan tâm đúng mức, chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn
nhiều bất cập.
- Các cơ quan chức năng chậm cụ thể hóa những quan điểm của Đảng thành cơ
chế, chính sách của Nhà nước; thiếu nhạy bén trong công tác tham mưu, thiếu những
quyết sách đồng bộ và hợp lý ở tầm vĩ mô (có khi chính sách được ban hành rồi nhưng
chỉ đạo tổ chức thực hiện không đến nơi đến chốn, kém hiệu quả); một số chính sách
về giáo dục còn chủ quan, duy ý chí, xa thực tế, thiếu sự đồng thuận của xã hội.
Những vấn đề, những yếu kém và bất cập nêu trên của giáo dục không thể giải
quyết khắc phục được căn bản chỉ bằng các giải pháp cục bộ, đơn lẻ, bề mặt nhất thời,

thiếu chiến lược và tầm nhìn dài hạn, thiếu tính đồng bộ và hệ thống, chưa đạt tới
chiều sâu bản chất của vấn đề. Để giải quyết được căn bản những vấn đề đặt ra, những
người lãnh đạo - quản lý, những nhà khoa học, những người làm giáo dục phải có cách
nhìn toàn diện, đầy đủ, khách quan, như các văn kiện của Đảng đã nêu, sâu hơn, bản
chất hơn những gì nêu trên báo chí và những báo cáo tổng kết thành tích.

HVTH: Nhóm 5

Trang 13


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
2.1.2. Nguyên nhân
(1). Về phía người dạy
Mặc dù chất lượng và số lượng của lực lượng đội ngũ giảng viên ngày một nâng
cao nhưng phương pháp giảng dạy vẫn chủ yếu mang tính thuyết giảng, làm người học
tiếp thu một cách thụ động, nội dung giảng dạy mang nặng lý thuyết, thiếu cập nhật
thực tiễn dẫn tới xơ cứng, giáo điều, tính ứng dụng thấp. Mặt khác, việc sử dụng các
phương tiện phục vụ cho giảng dạy chưa nhiều do vậy mà không thể truyền tải hết
lượng thông tin cần cung cấp cho người học, số thời gian của giảng viên dành cho lên
lớp tại các trường quá lớn, cho nên hạn chế thời gian nghiên cứu khoa học và nghiên
cứu thực tế. Đời sống của người Thầy còn nhiều khó khăn: hiện nay giáo viên đang
được hưởng mức lương thuộc nhóm cao, nhưng thực tế xã hội ta hiện nay không sống
bằng lương, các ngành khác lương thấp nhưng cuộc sống thoải mái hơn nhiều. Đây là
vấn đề cần phải xem lại chính sách lương bổng của chúng ta đối với thầy cô giáo. Nếu
chúng ta thử tính một gia đình nhà giáo, hai người dạy học, có hai con đúng tiêu
chuẩn, nếu họ là nhà giáo chân chính, chuyên tâm dạy học thì với đồng lương của họ
nuôi con đi học tới lớp mấy?
(2). Về phía người học
Chất lượng đầu vào của nhiều cơ sở đào tạo đại học quá thấp, thấp đến mức

không thể thấp hơn được nữa, chủ yếu tập trung vào các trường xét tuyển, tính chủ
động sáng tạo trong học tập và nghiên cứu của sinh viên nhìn chung chưa cao, thiếu tư
duy khoa học, đại đa số học thụ động, học theo phong trào, học cho qua “học theo hội
chứng bằng cấp”, do vậy khi tốt nghiệp chưa đủ kiến thức để đáp ứng được yêu cầu
bức xúc của thực tế và bị thực tiễn chối bỏ. Chỉ số chất lượng đào tạo so với các nước
trong khu vực đứng hạng 10 trên 12 nước.
(3). Về chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo chậm cải tiến đổi mới, thiếu tính cập nhật, lý thuyết chưa
gắn với thực tiễn, các môn học quá nhiều và cơ cấu thời lượng chưa hợp lý, dẫn tới
sinh viên Việt Nam học quá nhiều nhưng kiến thức lại chưa phù hợp với thực tiễn.
(4). Giáo dục còn quá yếu kém và lạc hậu, thiếu đồng bộ, thiếu đầu tư nâng cấp
Những tồn tại trên đã làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục đào tạo đại học
mà nguyên nhân chính vẫn là tư duy của người dạy, người học và cơ chế quản lý chưa

HVTH: Nhóm 5

Trang 14


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
phù hợp đã tạo những “sản phẩm” chất lượng kém vừa thiếu kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp, phương pháp làm việc vừa kém về năng lực nhận thức, tư duy và phương pháp
nghiên cứu khoa học, xã hội không thừa nhận và rồi “sản phẩm” của giáo dục đào tạo
đại học không có chỗ đứng trên thị trường, người học xong đại học khó hoặc không
tìm được việc làm.
-

Nội dung chương trình và sách giáo khoa chưa phù hợp: Hiện nay đang từng

bước thực hiện thay sách giáo khoa, đổi mới chương trình, có định hướng giáo dục

toàn diện cho học sinh, khắc phục những thiếu sót trước đây chủ yếu dạy kiến thức,
nặng về lý thuyết, chưa quan tâm đến giáo dục tình cảm và hành động cho học sinh.
Ngành giáo dục chậm đổi mới để theo kịp nhu cầu đất nước : Sự phát triển kinh
tế của đất nước tạo điều kiện cho truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam phát
triển, hiện nay chúng ta có một xã hội học tập, người người đi học, gần 30 triệu học
sinh các cấp là một con số khổng lồ, qua các kỳ thi đại học ta thấy có sự chen
chúc nhau quá mức, các trung tâm luyện thi, các thầy giáo dạy thêm, học thêm, học
sinh cố học để tìm kiếm một trường học thích ứng. Khi một đất nước có tốc độ phát
triển khá cao và đều đặn như hiện nay, các nhà quản lý giáo dục phải có biện pháp
đón đường, dự kiến những nhu cầu của ngành, của nhân dân, của học sinh để có những
biện pháp thích hợp.
-

Cơ chế quản lý đối với ngành giáo dục chưa phù hợp: Hiện nay ngành giáo

dục các địa phương chịu sự tác động hàng ngang của địa phương nhiều hơn là chịu tác
động hàng dọc của Bộ giáo dục – đào tạo. Các trường phổ thông dạy học, thi cử đúng
như quy chế của Bộ giáo dục – đào tạo, nhưng nếu học sinh thi rớt nhiều, lưu ban
nhiều thì địa phương sẽ có ý kiến, thậm chí có những ý kiến chỉ đạo, “bệnh thành
tích” có cơ hội để phát triển trong cơ chế quản lý giáo dục hiện nay.
2.1.3. Đánh giá – nhận xét

 Việt Nam trên trường quốc tế
Có lẽ chưa bao giờ đề tài giáo dục được đem ra bàn luận nhiều như thời điểm
hiện tại. Nguyên nhân trực tiếp có lẽ là từ giải thưởng toán học Fields của giáo sư Ngô
Bảo Châu, một “hiện tượng” mới đang chiếm đa số trên các mặt báo của Việt Nam và
cả quốc tế. Từ chuyện gốc gác đến giá trị nền tảng mà anh thừa hưởng, từ chuyện
riêng, đời tư đến tầm ảnh hưởng chính trị quốc gia… vẫn đang là những đề tài tranh

HVTH: Nhóm 5


Trang 15


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
luận sôi nổi của giới chuyên môn. Tuy nó chưa đến hồi kết, nhưng rất nhiều người đã
lấy làm tự hào về nền giáo dục Việt Nam từ sự kiện này. Một thái độ cần được xem
lại, cần được soi chiếu với một thực trạng mà các chuyên gia nước ngoài gọi là “khủng
hoảng trầm trọng về giáo dục”. Chúng ta sẽ nhìn lại vấn đề này qua các số liệu thống
kê từ các diễn đàn, cũng như các báo cáo khoa học chính thức trong thời gian gần đây.
Trong bảng xếp hạng thứ tự các trường đại học đạt tiêu chuẩn quốc tế từ trước
đến nay thì Việt nam chưa có lấy một đơn vị góp tên trong “top 200”. Mới đây nhất,
năm 2012, người ta công bố 100 trường đại học nổi tiếng trên thế giới, Việt nam vẫn là
một « hành tinh » chưa ai nghĩ đến, trong khi Nhật bản có đến 4 trường trong các vị trí
khác nhau, Singapore, Hàn quốc, Trung Quốc đều là những quốc gia góp mặt ở những
vị trí đáng tự hào.
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng hơn 376 trường đại học, với khoảng 6600 giáo
sư và phó giáo sư. Tuy nhiên theo ông tổng thư ký hội đồng chức danh giáo sư, nếu
đánh giá đúng theo tiêu chuẩn quốc tế, Việt nam chỉ có khoảng từ 15 đến 20% có trình
độ tương ứng với chức danh đó. Còn lại không chỉ thấp mà hơn dưới 1/3 rất thấp.
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ thi trượt đại học nhiều nhất thế giới. Hiện nay chỉ
có 1/10 người ở độ tuổi học đại học được tuyển sinh. Tuy nhiên, quốc gia này đang
được xếp vào những nước có tỷ lệ dân số đạt trình độ đại học trở lên thấp nhất của khu
vực và trên thế giới. Ngay các nước láng giềng cũng đang phấn đấu để đạt được tỷ lệ
tuyển sinh đại học là 60 – 80% hoặc cao hơn nữa, trong khi chúng ta mới chỉ đạt được
khoảng 10 – 15%. 25% chương trình học ở đại học là dành cho các môn bắt buộc và
hầu hết là các môn này nhằm mục đích tuyên truyền chính trị.
Việt Nam là một trong những quốc gia còn sót lại của nền giáo dục đại học dưới
sự quản lý chặt chẽ từ trung ương, thiếu sự tự quản đến mức khó hiểu. Sự bất cập này
không những ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của đội ngũ giảng dạy mà còn cả

các tiêu chuẩn xây dựng cơ sở vật chất.
Mỗi năm có khoảng 20000 sinh viên ra trường và chỉ 50% được đáp ứng việc
làm, trong đó chỉ 30% đúng nghành nghề. Dĩ nhiên chúng ta chưa nói đến chất lượng
và thực tế chuyên môn của tầng lớp mà người ta gọi là tri thức, là bộ mặt của đất nước.
Trong một cuộc sát hạch, đánh giá của Intel để tuyển dụng 2000 sinh viên công
nghệ thông tin, chỉ có 90 ứng sinh, nghĩa là 5% vượt qua kiểm tra, và trong số đó chỉ

HVTH: Nhóm 5

Trang 16


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
có 40 người đủ khả năng tiếng anh theo yêu cầu tuyển dụng. Intel xác nhận, đây là kết
quả tệ nhất mà họ từng gặp ở những nước mà họ đầu tư.
Trong 10 năm từ 1996 đến 2005 chỉ có 3456 công trình nghiên cứu khoa học trên
các tạp san quốc tế. Nếu đem so sánh với con số giáo sư và phó giáo sư thì trung bình
mỗi vị chỉ có 0,58 bài báo cáo trong vòng 10 năm. Không những ít so với quốc tế và
so với các nước trong khu vực, Việt Nam cũng đứng vào loại bét nhất: chỉ bằng 1/5 so
với Thái lan; 1/3Malaysia; 1/14 Singapo; thậm chí thấp hơn cả Indonesia và Philippin.
Chất lượng sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam thấp hơn một bậc so với nước
ngoài. Theo một giảng trình viên của cuộc hội thảo về toán lý hóa : “ trình độ của sinh
viên tốt nghiệp ở Việt Nam chỉ bằng chương trình đại cương của đại học nước ngoài,
cao học bằng đại học và tiến sĩ bằng cao học”.
Việt Nam là nước có tỷ lệ “giả tri thức, tiến sĩ giấy, giáo sư dỏm” nhiều đến mức
không dám công khai điều tra vì sợ “không có người làm việc”. Việc lấy bằng cấp
không biết dễ hay khó, nhưng có lẽ Việt Nam là nước duy nhất trên thế giới có ý định
đòi 100% cán bộ cốt cán phải có bằng tiến sĩ ở thủ đô Hà Nội.
Có thể nói giáo dục Việt Nam đang thực sự khủng hoảng, mà nói như các chuyên
gia của đại học Harvard thì nó đã đến mức trầm trọng. Người ta vẫn thường mượn đến

cái danh của những cá nhân kiệt xuất để che đậy cho một thực trạng yếu kém đến mức
báo động. Một cách làm chẳng giống ai, khi cứ tâng bốc rồi “bắt quàng làm họ” trong
lúc công trạng lại là của kẻ khác. Người Việt Nam nên vui khi có những con người
làm rạng danh đất nước như nghệ sĩ Piano Đặng Thái Sơn, như bộ trưởng bộ y tế Đức
Philipp Roesler, như giáo sư Ngô Bảo Châu…Tuy nhiên, chúng ta không nên đánh
đồng họ với nền giáo dục Việt Nam, vì những con người này đều trưởng thành từ một
nền giáo dục hiện đại ở nước ngoài. Chúng ta cũng không nên ngủ quên vì những lời
tán tụng trong khi nền giáo dục của mình vẫn đang ở bậc thấp, đang mò mẫm trong mờ
mịt của những bước đi sai lầm. Có lẽ sẽ sáo rỗng khi nhắc đến hai từ “cải cách”,
nhưng đó vẫn là điệp khúc cần lặp lại để hy vọng vào một tương lai sáng sủa hơn cho
giáo dục nước nhà.
Giáo dục Việt Nam chưa sát với thực tế “Học không đi đôi với hành”
Nhìn chung giáo dục Việt Nam chưa thực sự sát với thực tế, sinh viên sau khi tốt
nghiệp các trường đại học chưa hẳn đã có việc làm, dường như giáo dục chưa đáp ứng

HVTH: Nhóm 5

Trang 17


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
được những đòi hỏi của xã hội. Sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp các trường đại
học ra thường phải học thêm một số chương trình mà bên tuyển dụng yêu cầu, vì họ
cho rằng cái mà sinh viên học được ở trường lớp chỉ đa phần là lý thuyết suông, chưa
thể áp dụng vào thực tế.

 Kỹ năng mềm thiếu và yếu
Bên cạnh việc thiếu kinh nghiệm làm việc thì không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội
lập nghiệp do thiếu kỹ năng mềm. Nhiều người không nhận thức đúng, đủ về vấn đề
này. Hầu hết rất bị động, hiểu mơ hồ về kỹ năng mềm, vai trò của kỹ năng mềm đối

với công việc của mình. Điều này khiến cho kỹ năng mềm của sinh viên hiện nay còn
yếu.
Hai năm trở lại đây, nhiều cơ sở đào tạo đã được mở ra với mục đích nâng cao kỹ
năng mềm cho các bạn trẻ. Tuy nhiên, các cơ sở này chỉ đào tạo được một lượng nhỏ
sinh viên mỗi năm. Chính vì vậy mà trong hàng ngàn sinh viên ra trường mỗi năm chỉ
có số ít người đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Không hiếm trường hợp sinh viên đạt kết quả học tập rất tốt nhưng khi phỏng
vấn xin việc gặp nhiều khó khăn. Kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, đặt vấn đề, kỹ
năng team work, giao tiếp tiếng Anh… vẫn là điểm yếu của các bạn. Mặc dù đây được
coi là những kỹ năng tối cần thiết khi phỏng vấn xin việc.
Những trường hợp trên đã chỉ ra rằng, kiến thức thực tế và vốn sống cũng là hành
trang quan trọng để sinh viên tự tin đi làm sau này.
Một vấn đề quan trọng chưa được quan tâm ở Việt Nam là xây dựng một xã hội
học tập, làm sao để người dân có thể học tập suốt đời để phục vụ công việc cũng như
thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của mình. Ở nước ta, gần như chưa có xã hội học tập như
vậy. Ta có hệ thống giáo dục thường xuyên bên cạnh hệ thống giáo dục ban đầu nhưng
thực ra đang bị lệch. Những người tham gia giáo dục thường xuyên học lớp riêng,
chương trình cắt gọn và đi học chủ yếu nhằm hoàn thiện bằng cấp, đáp ứng yêu cầu
của vị trí công tác. Còn xã hội học tập thực sự là xã hội mà người dân luôn luôn có nhu
cầu đi học, đi học để đáp ứng công việc là chính chứ không phải bằng cấp, xã hội như
thế mới phát triển lành mạnh được.
Ngoài ra, để góp phần phát triển nền giáo dục toàn diện, chúng ta cần phải dành
vị trí xứng đáng cho công nghệ thông tin. Trong chương trình, đây phải là môn học

HVTH: Nhóm 5

Trang 18


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm

công cụ bắt buộc, trang bị cho các trường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Các thầy cô phải lấy kiến thức trên mạng chứ không thể trông vào tài liệu đã biên soạn
cả chục năm trước.
Có thể nói rằng quá trình đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục có tầm quan
trọng đặc biệt, liên quan trực tiếp đến vận mệnh của đất nước, của dân tộc trong giai
đoạn mới. Bởi vì, sức mạnh của một dân tộc, năng lực cạnh tranh của một quốc gia
đang chuyển mạnh từ nguồn lực tài nguyên, vốn, lao động sang tri thức, trí tuệ, nguồn
nhân lực chất lượng cao - là năng lực tổng hợp của những thế hệ người làm chủ thể
vững vàng, tin cậy, đầy bản lĩnh của một dân tộc. Và đó phải là sản phẩm của một nền
giáo dục tiên tiến, hiện đại.
Nhưng đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục không phải là một quá trình đơn
giản, dễ dàng; không phải chỉ vì nền giáo dục đang có nhiều yếu kém, bất cập, thiếu
nguồn lực đầu tư, mà còn bởi nhiều vấn đề mới đang còn không ít nhận thức khác
nhau, cần có những nghiên cứu sâu để tìm ra lời giải có căn cứ cả về lý luận khoa học
và thực tiễn. Hơn nữa giáo dục là một hệ thống xã hội lớn, khá phức tạp với nhiều chủ
thể tham gia và liên quan, vận hành liên tục, năm này gắn với năm khác, bậc nọ gắn
với bậc kia, không thể dừng lại một cách dứt đoạn, làm lại từ đầu cả hệ thống cùng
một lúc. Quá trình đổi mới này cũng không thể là công việc của một năm, 5 năm, mà
là công việc của 10 năm và có thể lâu hơn. Do đó, quá trình đổi mới này phải được
triển khai thống nhất, đồng bộ, có bước đi phù hợp với những ưu tiên xác định, trên cơ
sở gắn nghiên cứu khoa học với thử nghiệm, với tổng kết thực tiễn, với tổ chức triển
khai rộng trên thực tế, rút kinh nghiệm và điều chỉnh bổ sung, hoàn thiện, để không
cho phép xảy ra những sai lầm nghiêm trọng.
Tất cả những vấn đề quan trọng liên quan đến quá trình đổi mới căn bản toàn
diện nền giáo dục phải được nghiên cứu một cách thấu đáo, khoa học, khách quan và
có hệ thống.
Do tầm quan trọng, quy mô, tính chất và nội dung rộng lớn đó, nên công cuộc đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục không thể chỉ giao và là nhiệm vụ riêng của
ngành giáo dục. Đây là sự nghiệp lớn lao của cả Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Vì
vậy cần có một Ban Chỉ đạo Trung ương (hay Ban Chỉ đạo Quốc gia) về đổi mới căn

bản toàn diện nền giáo dục, với sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng và Nhà

HVTH: Nhóm 5

Trang 19


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
nước, với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, quản lý nhà nước, quản lý
doanh nghiệp và những người am hiểu sâu sắc về giáo dục…, trong đó ngành giáo dục
là nòng cốt.
Vấn đề quan trọng đầu tiên là phải tổ chức nghiên cứu xây dựng cho được một
Đề án tổng thể về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục cho giai đoạn 10 năm 2011
- 2020. Đề án phải nêu lên được quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, khung nội dung và các
nhiệm vụ chủ yếu, lộ trình nghiên cứu và triển khai thực hiện, nguồn lực để thực
hiện… Sau khi Đề án được phê duyệt mới chỉ đạo triển khai cụ thể các nội dung,
nhiệm vụ; điều này không có nghĩa là không thực hiện ngay các sửa đổi, điều chỉnh cụ
thể, cần thiết khi đã có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn. Vì đây là nhiệm vụ quan trọng,
rộng lớn và lâu dài nên cần có Bộ phận thường trực chuyên trách gồm những người
am hiểu sâu lý luận khoa học giáo dục và thực tiễn giáo dục, rất tâm huyết, giúp việc
Ban Chỉ đạo Quốc gia. Việc thành lập và sự chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của Ban
Chỉ đạo Quốc gia về đổi mới giáo dục là một trong những yếu tố quyết định đảm bảo
cho sự nghiệp này thành công.

 Ý kiến, đánh giá của chuyên gia
Giáo dục Đại học Việt Nam đã được nhà nước quan tâm đặc biệt trong những
năm gần đây, ngân hàng thế giới đã đầu tư cho giáo dục Việt Nam qua nhiều dự án lên
đến hàng trăm triệu đô la nhưng tình hình Giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay còn
nhiều bất cập, 3 trong số những bất cập đó liên quan đến: Mục tiêu, chương trình và
phương pháp. Sau đây là một số đánh giá nhận xét của các lãnh đạo giáo dục.

- Mục tiêu
Cho tới thời điểm hiện nay, các trường Đại học Việt Nam vẫn chưa xác định mục
tiêu cụ thể để đào tạo sinh viên. GS TSKH Vũ Minh Giang - Phó Giám đốc ĐHQG Hà
Nội (2006) lập luận rằng các trường đại học trên thế giới thường hướng đến 3 mục tiêu
chính sau để đào tạo sinh viên: trang bị kiến thức nghề nghiệp chuyên môn; hướng dẫn
sinh viên ứng dụng chuyên môn đã học vào công việc thực tế; nâng cao trình độ nhận
thức văn hóa cho sinh viên trong khi đó các trường đại học Việt Nam lại hướng đến
những mục tiêu to lớn, không cụ thể như: trung thành với tổ quốc, xây dựng xã hội chủ
nghĩa… nên nhiều lúc chính cả thầy và trò còn mơ hồ về mục tiêu dạy và học của
mình.

HVTH: Nhóm 5

Trang 20


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
Những con số “đáng sợ” sau là minh chứng cho những bất cập của Giáo dục Đào
tạo Việt Nam:
• Hơn 50% sinh viên được khảo sát không thật tự tin vào các năng lực/ khả năng
học của mình.
• Hơn 40% cho rằng mình không có năng lực tự học;
• Gần 70% sinh viên cho rằng mình không có năng lực tự nghiên cứu;
• Gần 55% sinh viên được hỏi cho rằng mình không thực sự hứng thú học tập.
(Theo một nghiên cứu mới đây về phong cách học của sinh viên của PGS.TS
Nguyễn Công Khanh (2008, được trích trong Mai Minh, 2008)
Như vậy, các trường đại học ở Việt Nam muốn nâng cao chất lượng thì phải chú
trọng thay đổi 3 vấn đề chính được đề cập ở trên. Những thay đổi này cần sự nỗ lực từ
nhiều phía: Bộ Giáo dục, nhà trường, giảng viên và sinh viên. Biết rằng việc thực hiện
rất khó khăn và phải mất một khoảng thời gian dài nhưng phải làm ngay vì nhà nước

đã mở cửa cho nước ngoài đầu tư vào giáo dục và khuyến khích các cơ sở giáo dục
đào tạo theo nhu cầu xã hội. Điều này tạo ra sự cạnh tranh trong Giáo dục - Đào tạo,
các trường đại học phải tự đổi mới nâng cao chất lượng để tạo uy tín và thương hiệu
cho mình.
2.1.4. Giải pháp
Mục tiêu giáo dục của ta hiện nay là “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài” . Theo công bố của chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
năm 1993 về chỉ tiêu quy mô phát triển giáo dục thì so với quốc tế ta đều thấp hơn về
chỉ tiêu phát triển giáo dục ở các bậc học. Về giáo dục phổ thông, ta chưa đạt mức
trung bình, về cao đẳng đại học ta còn thấp hơn nước phát triển chậm. Vì vậy, muốn
thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra chúng ta cần tích cực thực hiện các biện pháp
để nâng cao chất lượng giáo dục:
(1)- Tăng cường nguồn lực cho giáo dục đào tạo: Trên thế giới và trong
khu vực hiện nay tỷ trọng ngân sách giành cho giáo dục – đào tạo rất cao, chúng ta do
điều kiện đất nước còn nghèo, nguồn cung cấp ngân sách cho giáo dục - đào tạo còn
hạn chế, đang phấn đấu để đạt con số 15 % và sau đó cần phải tăng hơn nữa. Ngoài
ngân sách nhà nước hiện nay chúng ta đang huy động các nguồn lực ngoài ngân sách,
xã hội hoá giáo dục để tăng nguồn lực cho giáo dục đào tạo. Hiện nay có nhiều nước

HVTH: Nhóm 5

Trang 21


QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
trên thế giới coi giáo dục là một ngành kinh doanh, kinh doanh công nghệ dạy học,
chúng ta nên tạo điều kiện kêu gọi họ tham gia xây dựng cơ sở vật chất và nội
dung chương trình giáo dục cho ta. Ngoài ra ta nên có chủ trương cho các trường
chuyên nghiệp, dạy nghề lập cơ sở sản xuất và dịch vụ khoa học đúng với ngành nghề
đào tạo.

Tăng lương giáo viên: Hiện nay, với thang bảng lương đang áp dụng, ngành giáo
dục thật khó để thu hút được đội ngũ giáo viên giỏi. Bởi nhìn vào điểm chuẩn đầu vào
của các ngành sư phạm tại các trường đại học năm 2012, người ta không khỏi giật
mình.
Tại đại học Đà Nẵng, điểm chuẩn ngành sư phạm Vật lý là 14,5 điểm, ngành sư
phạm Tin học là 13 điểm. Đại học Tây Bắc, điểm chuẩn ngành sư phạm Toán là 14
điểm, sư phạm Vât lý là 13 điểm. Như vậy, chỉ cần trung bình mỗi môn thi từ 4,5 đến
5 điểm là các bạn trẻ của chúng ta đủ tiêu chuẩn bước vào giảng đường đại học. Đầu
vào là thế, vậy ta thử nghĩ xem liệu đầu ra (sau 4 năm học tập) của số sinh viên này
như thế nào? Phải chăng 4 năm đại học sẽ giúp các sinh viên này cải thiện rõ rệt về
chất để trở thành những giáo viên có đủ tự tin đứng trên bục giảng truyền đạt lại kiến
thức cho học sinh?
Trong khi đó điểm đầu vào của đại học Ngoại thương Hà Nội năm 2009, đối với
ngành Kinh tế đối ngoại (khối A) là 26,5 điểm. Tương tự ngành thấp nhất, điểm trúng
tuyển cũng đã là 23,5 điểm. Đại học Kinh tế Quốc dân điểm trúng tuyển thấp nhất của
khối A là 22,5 điểm. Tại sao lại có nghịch lý này?
Đơn giản, bởi khi ra trường một sinh viên học về kỹ thuật, hay thương mại, kinh
tế nếu làm cho một doanh nghiệp tư nhân trong nước cũng có thể có mức lương khởi
điểm từ 3 - 4 triệu đồng/tháng, và may mắn hơn nếu được làm cho các tổng công ty,
tập đoàn lớn hay các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì mỗi tháng bình quân
có thể thu nhập từ 6 - 10 triệu đồng, thậm chí hơn nữa. Với mức lương tháng đó, nhìn
vào thang bảng lương giáo dục, người thầy không khỏi chạnh lòng.
Bởi vì, một giảng viên có thâm niên 10 năm kinh nghiệm tại các trường đại học
lớn của Việt Nam cũng không thể có được mức lương ngang bằng một sinh viên vừa
tốt nghiệp đại học, làm cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. So sánh nhỏ này

HVTH: Nhóm 5

Trang 22



QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ GVHD: PGS.TS Nguyễn Thị Như Liêm
cho thấy chừng nào chúng ta chưa cải cách hệ thống thang bảng lương ngành giáo dục,
chừng đó chúng ta vẫn không thể có được đầu vào tốt cho ngành sư phạm.
Xét về mặt kinh tế, chi phí chúng ta đánh mất trong tương lai cho vấn đề này sẽ
còn cao hơn rất nhiều so với việc tăng lương cho giáo viên. Vì một giáo viên kém ảnh
hưởng đến hàng trăm người và thậm chí ảnh hưởng đến cả nhiều thế hệ. Như vậy, phải
tăng lương thì ngành giáo dục mới có cơ hội chiêu mộ được người tài.
(2)- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục: Từng bước đổi
mới nội dung sách giáo khoa, loại bỏ những kiến thức không thiết thực, bổ sung
những nội dung cần thiết theo hướng bảo đảm kiến thức cơ bản, cập nhật những tiến
bộ khoa học, công nghệ, tăng nội dung công nghệ ứng dụng, tăng cường giáo dục kỹ
thuật tổng hợp và năng lực thực hành. Tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư
tưởng Hồ Chí Minh, coi trọng hơn nữa các môn khoa học xã hội và nhân văn, nhất là
tiếng Việt, lịch sử dân tộc, địa lý và văn hoá Việt Nam. Tổ chức cho sinh viên, học
sinh tham gia công tác xã hội, tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với
yêu cầu giáo dục toàn diện.
Nhìn rộng ra các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, họ đặc biệt
quan tâm đến việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và khả năng
làm việc theo nhóm của người học. Các quốc gia này áp dụng nhiều phương pháp khác
nhau nhằm khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để người học phát triển khả năng sáng tạo
của mình. Nhiều trong số các phương phương pháp, chúng ta có thể học tập và áp
dụng cho Việt Nam ngay cả ở những trường, đơn vị chưa áp dụng phương thức đào
tạo theo tín chỉ.
(3)- Tăng cường cơ sở vật chất cho các trường học, đưa Tin học vào quản lý
và đổi mới phương pháp: Thay thế, bổ sung cơ sở vật chất và thiết bị cho các trường
phổ thông, trường dạy nghề, trường đại học. Tích cực đưa Tin học vào giảng dạy, thay
đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực. Hiện nay trên thế giới đang thực hiện
những phương tiện dạy học hiện đại như: học với máy tính, với đèn chiếu overhead,
với giáo án điện tử… Chúng ta từng bước tiếp cận, nhân rộng, từng bước đưa vào sử

dụng để thay đổi phương pháp dạy học.

HVTH: Nhóm 5

Trang 23


×