Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

sáng kiến kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng anh qua phim , ảnh trong tiết dạy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 24 trang )

PGD – ĐT Cần Giuộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THCS Tân Tập

Độc lập –Tự do –Hạnh phúc
************
Tân Tập , ngày 28 tháng 3 năm 2016
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Tên đề tài: " giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng Anh qua phim , ảnh

trong tiết dạy"

I.Sơ lược lý lịch:
- Họ và tên : Lê Thị Xuân Trang
-Năm sinh : 16/03/1978
-Nơi thường trú : ấp Tân Thành - xã Tân Tập - Cần Giuộc - Long An
-Nhiệm vụ được phân công :giáo viên dạy lớp môn Tiếng Anh lớp 6 (2,3); lớp 9
(1,2,3,4) ; chủ nhiệm lớp 9/3.
II.Nội dung :
Phần I :Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
Ngày nay xu hướng hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực kể cả lĩnh vực giáo dục đã
đưa tiếng Anh lên một vị trí hết sức quan trọng.Tiếng Anh là công cụ giao tiếp là chìa
khoá dẫn đến kho tàng nhân loại.Mặt khác việc ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin
đã làm cho việc học tiếng Anh trở thành cấp bách và không thể thiếu. Vì vậy việc học
tiếng Anh của học sinh THCS nói chung hay khối 6 nói riêng được học sinh, phụ huynh
học sinh, giáo viên ngành giáo dục và cả nước đặc biệt quan tâm. Tiếng Anh trở thành
một trong các môn chính yếu trong chương trình học của học sinh.


Việc học và sử dụng tiếng Anh đòi hỏi cả một quá trình luyện tập cần cù sáng tạo của cả
người học lẫn người dạy. Đặc biệt trong tình hình cải cách giáo dục như hiện nay, dạy
tiếng Anh theo quan điểm giao tiếp được nhiều người ủng hộ.Theo phương pháp này học
sinh có nhiều cơ hội để giao tiếp với bạn bè, với giáo viên để rèn luyện ngôn ngữ, chủ
động tích cực tham gia vào các tình huống thực tế: Học đi đôi với hành.
Chương trình tiếng Anh mới bậc THCS đã được triển khai thực hiện trên toàn quốc. Nét
đổi mới nổi bật của nội dung chương trình này là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập
1


4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết trên những chủ đề và tình huống hay nội dung giao tiếp
có liên quan đến môi trường sống trong và ngoài nước. Sự thay đổi trên tạo điều kiện cho
việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường phổ thông trở thành việc dạy sinh ngữ thay
vì là dạy từ ngữ như nhiều năm trước đây.Tuy nhiên trong thực tiễn rèn các kỹ năng
tiếng Anh cho học sinh, giáo viên phải đương đầu với không ít khó khăn. Qua thực tế ở
trường tôi , khi bắt đầu học môn ngoại ngữ phần lớn học sinh thích học, nhưng dần dần
học sinh lại chán học. Hầu hết các em rất yếu về kỹ năng nghe. Thật khó để các em nghe
hiểu nội dung một bài văn hay đoạn hội thoại, và nếu không nghe được thì các em sẽ
không nói được và thậm chí các kỹ năng khác cũng bị ảnh hưởng là một điều tất nhiên,
các kỹ năng có liên quan mật thiết với nhau như chuỗi các mắc xích.
Trước tình hình đó là một giáo viên trực tiếp dạy tiếng Anh khối 6, bản thân tôi trăn
trở thật nhiều làm sao để học sinh có thể nắm vững , nghe hiểu lấy thông tin và vận
dụng thành thục các kỹ năng . Trong quá trình vừa dạy vừa tìm hiểu quan sát học
sinh, tôi phát hiện việc rèn luyện kĩ năng nghe của học sinh có rất nhiều vấn đề. Phần
lớn học sinh chưa biết cách học nghe, học sinh thường thấy luyện nghe là khó
nhất.Trong lớp học, học sinh thường nói rằng dù trong bài nghe có rất nhiều từ đã
biết nhưng các em nghe không được và không nhận ra chúng.Làm thế nào để giúp
học sinh có thể vận dụng được vốn từ vựng và cấu trúc ngữ pháp của mình để nghe
hiểu hiệu quả? Do vậy trong quá trình dạy học, tôi tự tìm kiếm một số phương pháp
tích cực, đơn giản, dễ hiểu thiết thực đảm bảo tính khoa học, nhằm phát triển khả

năng tư duy; sự suy đoán và tính sáng tạo của học sinh. Với phạm vi kinh nghiệm nhỏ
này tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề" giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng Anh
qua phim , ảnh trong tiết dạy"
Đó là phương pháp nghe – quan sát – bắt chước – viết, với phương pháp này sẽ giúp
người học có thể sử dụng thành thạo một ngoại ngữ theo chuyển biến từ VÔ THỨC trở
thành có Ý THỨC.

2


2 .Mục đích của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu và phương tiện học tập của người học ngày càng
cao, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng tìm tòi, cải tiến phương pháp dạy học cho
phù hợp với từng đối tượng học sinh. Bởi lẽ, sức học và sức tiếp thu của từng đối tượng
học sinh có khác nhau, sự khác nhau đó được thể hiện rõ rệt tùy vào điều kiện học tập
của từng người - ví dụ: vùng thành thị, vùng nông thôn, … dẫn đến mặt bằng kiến thức
không đồng đều. Như vậy, người Thầy càng phải chứng tỏ khả năng "Kỹ sư tâm hồn”
của mình.
Thêm vào đó , Tiếng Anh là một trong những tiếng nước ngoài đã, đang và sẽ được rất
nhiều người Việt Nam học do nhu cầu giao tiếp, học tập và nghiên cứu. Hiện nay việc
học và dạy ngoại ngữ theo phương pháp mới học sinh có nhiều điều kiện thuận lợi tiếp
xúc với ngôn ngữ tiếng Anh. Học sinh có dịp giao tiếp với mọi người bằng tiếng
Anh.Học sinh dễ vận dụng chúng vào trong cuộc sống. Nét đổi mới nỗi bật của nội dung
chương trình sách giáo khoa mới là tạo cơ hội tối đa cho học sinh luyện tập 4 kỹ năng.
Kỹ năng nghe là một trong những kỹ năng được chú trọng phát triển trong các phương
pháp dạy ngoại ngữ mới.Kỹ năng nghe có tầm quan trọng vì học sinh không thể giao tiếp
bằng lời nói nếu không hiểu được những gì ngheđược.

Vậy, làm thế nào để học sinh có thể rèn những kỹ năng một cách nhanh chóng, có hiệu
quả và dễ học? Đặc biệt là khi vận dụng chúng vào các hoạt động giao tiếp thực tế khi

tiếp xúc với người nước ngoài ? Phải chăng, đây chính là thủ thuật của người Thầy!
3.Phương pháp tiến hành:
Qua những năm dạy tiếng Anh ở trường THCS theo phương pháp đổi mới. Bản thân tôi
nhận thấy một điều: Phần lớn học sinh chúng ta chưa xác định được phương pháp học
ngoại ngữ (tiếng nước ngoài). Việc vận dụng tiếng Anh trong cuộc sống còn nhiều hạn
chế, các em không dám nói bằng tiếng Anh, giao tiếp với bạn bè bằng tiếng Anh. Và để
thực hiện điều đó, việc cho các em nghe là điều trước tiên, nghe nhiều thì các em càng
có kinh nghiệm nhận ra âm vần, hiểu được ý nghĩa của thông tin thể hiện qua cách phát
3


âm, trọng âm của từ và ngữ điệu câu.
Hơn thế nữa , việc hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh , giáo viên
không chỉ chú ý vào việc truyền thụ kiến thức trong sách giáo khoa, sử dụng các
phương tiện dạy học mà phải quan tâm đến việc tổ chức quá trình dạy học theo hướng
tích cực hoá hoạt động của người học, đề cao và phát huy tốt vai trò tích cực chủ
động sáng tạo của học sinh trong học tập, tổ chức cho học sinh lĩnh hội tri thức bằng
chính hoạt động của mình, nhưng đa phần học sinh không hiểu tầm quan trọng của
việc học môn nghe hiểu nên rất lười học hoặc chỉ học qua loa rồi không sử dụng được
nó, trong đó có học sinh cáclớp, với lượng kiến thức mới mà nó khác xa với tiếng mẹ
đẻ như thế thì học sinh rất sợ học. Do vậy người giáo viên phải làm gì để biến tiết học
nghe không còn là "nỗi khó khăn” của học sinh . Điều này làm tôi trăn trở mãi và đã
thôi thúc tôi thực hiện đề tài này.
4.Cơ sở và thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:
Từ đầu năm học tháng 9 năm 2015 đến nay tháng 3/2016 tôi đã tìm tòi nghiên cứu các
tài liệu và chương trình tiếng Anh THCS , kết hợp dự giờ các đồng nghiệp , thực
nghiệm, kiểm tra đối chiếu các kết quả học tập của học sinh, rút ra được phương pháp
dạy tốt nhất cho các em.
Phần II :Nội dung
1.Thực trạng :

Việc dạy theo phương pháp đổi mới như hiện nay chú trọng nhiều đến tính chủ động
sáng tạo của học sinh. Phần lớn thời gian giao tiếp là lúc các em tư duy chủ động thực
hành tiếng Anh.Để có một tiết học tốt thì các em phải chuẩn bị bài ở nhà kỹ.
Ngoài ra tiếng Anh là một môn học khó, khối lượng kiến thức nhiều, thời gian học ít, và
trong quá trình nghe các em không kiểm soát được điều sẽ nghe. Lời nói trong băng
nhanh, không quen. Bài nghe có nhiều từ mới, trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu thì
rất khác nhau và học sinh khó có thể hiểu được nội dung.Mặc khác vì các em ở vùng
nông thôn môi trường giao tiếp tiếng Anh còn hạn chế. Vì thế các em ít có cơ hội luyện
nghe
2.Mô tả nội dung , giải phápmới
Vấn đề đặt ra là làm thế nào chúng ta khắc phục được những điểm yếu trên để gópphần
nâng cao chất lượng học kĩ năng nghe, giúp học sinh tự tin hơn trong giao tiếp, sử dụng
tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai, thành thạo trong từng từ, câu, đặc biệt đối với
học sinh ở nông thôn như ở xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An.
4


Trước tiên tôi khảo sát đặc điểm tình hình các lớp tôi đang dạy ở tại trường
Bước vào đầu năm học để nắm rõ tình hình, sức học, kĩ năng nghe của học sinh khối
6.
Tôi làm một bước thí nghiệm khảo sát đơn giản như sau:

Dialogue

Jack: Hi, my name is Jack.
Linh: I'm Linh. (1)Where are you from?
Jack: I'm from London.
Linh: Where's London?
Jack: It's in (2)England.
Linh: Ah, I see. So you are (3)English.

Jack: Yup. And you?
Linh: I'm (4) Vietnamese.
Jack: Do you know those (5) boys and girls?
Linh: Yes, I do. They are our(6) classmates.
Jack: Are they from (7) Thailand?
Linh: Yes, they are. (8) They're Thai.
keys:
1. Where
2. England
3. English
4. Vietnamese
5. boys and girls
6. classmates
7. Thailand
8. They're
KẾT QUẢ:
Giỏi
Khá
TT Lớ Sĩ số
SL % SL %
p
1 6/2 44 4 9,1 8 18,2
2 6/3 45 2 4,4 10 22,3
TC 89 6 6,7 18 20,3

TB
Yếu
Kém
SL % SL % SL %
15 34, 13 29,5 4 9,1

1 12 26,7 6 13,3
15 33,
3 25 28,1 10 11,2
30 33,
Qủa thật , qua kết quả trên tôi nhận thấy kỹ năng nghe7của các em còn nhiều hạn chế.
Các em chưa hiểu được bài, chưa vận dụng được kiến thức mình đã học. Tôi rất băn
khoăn trăn trở, không biết làm thế nào để giúp học sinh luyện nghe tốt tiếng Anh, giúp
học sinh ham học. Với kinh nghiệm những năm trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, bước
đầu rèn luyện kĩ cho học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết, tôi đưa ra một số kinh
nghiệm sau :
5


2.1 Phân tích mối quan hệ tương hỗ giữa các kỹ năng trong việc học tiếng Anh:
- Kỹ năng nói chịu ảnh hưởng bởi kỹ năng nghe , nên giáo viên thường xuyên giúp các
em học sinh trong lớp luyện nghe nhiều để bù vào kỹ năng nói . Bởi vì khi luyện nghe ,
học sinh sẽ nhớ được các từ vựng , các câu mà các em thường xuyên tiếp xúc , kể cả
cách phát âm và ngữ điệu, chính vì thế học sinh sẽ phát triển được kỹ năng nói.
- Điều đầu tiên để học tốt tiếng Anh, cần tập trung nghe rõ cách phát âm và ngữ điệu.
Nên nhớ khi nghe cần nhìn vào hình ảnh và liên tưởng ra hình ảnh của sự vật hay sự kiện
trong đầumình.
- Trong quá trình luyện tập nếu gặp phải những từ hay câu nghe không rõ thì sau khi nghe
xong có thể Pause lại để ngẫm nghĩ lại câu nói. Nếu nghe mãi không được thì có thể
xem trong tapescript rồi tập nghe lại. Nhớ "nghe bằng mắt" thì hiệu quả và nhanh
hơn và đỡ chán hơn "nghe bằngtai".
Chẳng hạn như trong 1 tiết học:
Hoạt động:
Cho học sinh nhìn tranh có khoảng trắng, gợi ý và yêu cầu các em cho những mẫu câu
dựa vào các hoạt động sao cho phù hợp với nội dung ( từ vựng và cấu trúc ngữ pháp các
em đã được học qua).


6


7


Keys:

Các bước để luyện tiếng Anh qua phim hiệu quả:
Bước 1. Khởi động- Chọn phim học tiếng Anh
Tìm một bộ phim mà bạn yêu thích, nội dung dễ hiểu . Các em nên chọn những phim nào
có số diễn viên ít, hài hước giải trí, phát âm rõ ràng. Ví dụ như :Học tiếng Anh cùng
GOGO, UP …


8


Các em có thể tìm ở trên mạng, tại cửa hàng bán đĩa DVD, họ đều có bán những
phim này … vì ở những phim này, các em có thể học khoảng 100 lần mà không
chán, hơn nữa, cấu trúc sẽ được lặp đi lặp lại đến lúc chúng ta có thể nói một cách
thoải mái như họ !
Ở những phim này, mặc dù diễn viên nói nhanh, nhưng đó mới chính là người bản
ngữ nói, nếu các em muốn hiểu những phim khác thì các em phải bắt đầu từ những
phim này.
 Các em hãy xem từ đầu đến cuối bộ phim 1 số lần (3 lần) để hiểu qua nội
dung chính cùng toàn bộ phim với phụ đề tiếng Anh.
 Nếu các em xem mà hầu như không hiểu gì thì đây là bộ phim không phù
hợp với bạn, hãy cất nó đi sau này dùng.

 Nếu các em chỉ hiểu ở mức tàm tạm (khoảng 70%) nội dung bộ phim thì bạn
hoàn toàn yên tâm là sau khi luyện tập, bạn sẽ hiểu và dùng được 100% nội
dung của nó.
• Bước 2. Vượt chướng ngại vật- Học tiếng anh qua phim
Luyện tập nói cùng phụ đề tiếng Anh

 Chọn 1 đoạn khoảng 3 phút (có nhiều hội thoại) và tra từ điển các từ mới
9


(Oxford Advanced Learner’s Dictionary ), bắt chước cách đọc này trong từ
điển, xem nghĩa của nó trong cảnh phim. Các em đừng cố ghi nhớ các từ này
(việc này mất nhiều thời gian mà không hiệu quả ). Thường thì phần tiềm
thức sẽ giúp các em ghi nhớ từ này lần 1 (vì từ này gắn với hình ảnh và cảm
xúc trong phim – 2 yếu tố tạo nên trí nhớ dài hạn).
 Nếu từ (cấu trúc câu) này phổ biến thì chắc chắn khi xem các phim khác, các
em sẽ gặp lại nó, nếu vẫn không nhớ bạn tra lại từ điển, thường thì sau
khoảng 3-5 lần gặp ở phim khác nhau như thế, các em sẽ nhớ mãi từ (cầu
trúc) này và hoàn toàn có thể sử dụng nó trong tương lai một cách tự động.
Nếu bạn không gặp nó bao giờ thì chứng tỏ nó không quan trọng và cũng
không cần để tâm đến nó.
 “Hãy biết cái gì nên không và cái gì nên bỏ “
 Tập đọc từng câu 1 trong phim: nhớ rằng hãy bắt chước cách nói của họ, các
em đừng cố dùng kiến thức ngôn ngữ của mình để tạo ra ngôn ngữ “gần
giống” họ , mà hãy cố gắng BẮT CHƯỚC y hệt cách nói của họ (ngữ điệu,
phát âm, nối âm)
 Với mỗi câu bạn hãy đếm ngón tay của mình từ 1-20, mỗi lần đếm là 1 lần
nhấn “play” và nghe họ nói, sau đó bắt chước lại, đừng bao giờ viết câu đó ra
và đọc theo cách riêng mình vì làm như thế các em vẫn nói tiếng Anh theo
kiểu cũ. Sau khi nói 20 lần câu đó, các em chuyển sang câu tiếp theo. Bằng

cách này, các em mất khoảng 3 tiếng đồng hồ để học hết 1 đoạn phim dài 5
phút. Nhưng đừng nản “Vạn sự khỏi đầu nan” mà. Hãy làm tương tự với các
đoạn phim khác.
Bước 3. Tăng tốc học tiếng Anh

Luyện tập xem phim không có phụ đề
 Sau khi đã luyện tập xem phim có phụ đề có thể hiểu hết và nói theo họ. Các
em bỏ tính năng phụ đề của media đi, và bắt chước lại từ đầu. Vì lần này
không có phụ đề, các em hoàn toàn tập trung vào các cảnh phim, cố gắng
biến mình thành diễn viên, thể hiện những cảm xúc hoặc body language mà
họ dùng (chắc chắn bạn sẽ nhớ mọi thứ nhanh gấp 3 lần – thay vì học 3h các
em chỉ cần học 1h mà hiệu quả vẫn như thế). Nếu ở một số phần nào đó, các
em không nhớ nổi cách nói, từ cần nói bạn bật lại phù đề để tham khảo (hạn
chế nhé.)
 Cứ 1 lần “play” là 1 lần bắt chước.
10


 Hãy đếm ngón tay từ 1-10, sau khi luyện xong 10 lần thì chuyển sang đoạn

tiếp theo .
Bước 4. Về đích.

 Các em chuyển phim sang dạng mp3 và cho vào máy nghe nhạc hoặc điện

thoại để nghe và bắt chước ở mọi lúc mọi nơi (thói quen của mình là khi ngủ
dậy bật 1 bài tiếng Anh lên, chúng ta không đủ thời gian học nên phải tranh
thủ ) .
 Làm như thế cho tới các em nói được cùng lúc, cùng tốc độ với diễn viên
(chứ không để họ nói xong mình mới bắt chước)

 Để hoàn thành 1 bộ phim như thế này, bạn mất nhiều hơn 1 tháng học liên
tục. Vì các cấu trúc các từ thường xuyên lặp lại, các em cũng đã quen với tốc
độ nói, ngữ điệu của họ nên mất ít thời gian hơn nếu các em tiếp tục học. Và
đến phim thứ 10, thì các em có thể mất khoảng 1 tuần cho mỗi phim, rồi các
em sẽ thấy ngạc nhiên khi xem Disney channel trên TV và bực mình vì nó cứ
có phụ đề ngay giữa màn hình.

Sau đây là một đoạn phim mẫu ( trích trong phim Frozen với độ dài 2 phút):

11


01:53
♪ Born of cold and winter air
Hạ sinh bởi lạnh giá gió đông,

01:57
12


♪ And mountain rain combining
hoà cùng mưa, tuyết ở trên không.
02:00
♪ This icy force both foul and fair
Khối đá này đây, lộng lẫy làm sao.
Một số câu tiếng anh trong phim các em có thể học thuộc để giao tiếp:
- This icy force both foul and fair.= Sức mạnh của băng giá vừa xấu xa vừa đẹp đẽ
- Do you want to build a snowman?= Chị có muốn chơi người tuyết không?
- But also great danger.= Nhưng cũng rất nguy hiểm.
- Fear will be your enemy.= Nỗi sợ hãi sẽ là kẻ địch của người.

- It's Coronation Day!= Hôm nay là Lễ đăng quang!
- That's not my fault.= Đâu phải lỗi của con.
- Will you marry me?= Em sẽ lấy anh chứ?
- You Can if it's true love.= Có thể chứ, nếu đó là tình yêu đích thực.
Tính giáo dục của bộ phim dành đối với các em:
Chúng ta có một câu chuyện cổ tích hoàn toàn mới mẻ được viết bằng đồ họa dưới hiệu
ứng công nghệ 3D tuyệt vời.Frozen đã thỏa mãn được cơn khát cổ tích của những tâm hồn
lang thang trong thế giới trẻ thơ, hoặc trẻ thơ thực sự. Ở vương quốc Arendelle nọ, nhà vua
và hoàng hậu sinh được hai cô con gái, cô chị tên Elsa, cô em tên Anna. Elsa ngay từ khi
mới sinh đã có phép thuật biến hóa ra băng tuyết, điều này là một bí mật đối với những
người không thuộc gia đình. Câu chuyện bắt đầu vào một ngày, Elsa vô tình gây nên
thương tích cho em gái Anna. Sau tai nạn đó, Elsa buộc phải che dấu năng lực bản thân.
Cô sợ hãi nhốt mình trong phòng và không bao giờ gần gũi với bất kỳ ai nữa. Thế nhưng,
Elsa chẳng hề hay biết, chính nỗi sợ hãi kia là nguyên nhân khiến phép thuật của cô bùng
phát một cách khó kiểm soát.
Nếu Elsa là một cô gái hướng nội lặng lẽ và có phần nhút nhát thì nhân vật Anna lại tràn
đầy sức sống.Mỗi người mang nặng bi kịch khác nhau.Trong khi Elsa hiền hậu phải lẩn
tránh cuộc sống thì Anna đang tuổi yêu đời phải lẻ loi nơi cung điện hoang vắng. Một trái
tim làm ra băng giá và một trái tim bị băng giá xuyên qua cuối cùng vẫn là nhờ tình yêu
chân thành mà tan chảy. Tình yêu Frozen gần gũi với tình yêu, nó là thứ tình cảm gia
đình ruột thịt. Có thể nhận thấy, hoàng tử thời nay đã đóng vai trò ít đi một chút.
13


Ai rồi cũng lớn lên, nhưng hầu hết người ta vẫn yêu cái thế giới cổ tích mơ mộng những
ngày thơ bé, và đôi khi yêu đến cực đoan. Phải chăng, cũng như Frozen, tình yêu mà khán
giả trên khắp hành tinh dành cho những nàng công chúa, những chàng hoàng tử Disney
giống như tình yêu dành cho người thân máu mủ của mình, hay nói cách khác là một
phần cuộc đời mình.Đấy là thứ tình yêu trường tồn theo thời gian.


→Luyện tập thường xuyên và nhận diện các cặp âm dễ lẫn, các âm khó phát âm chuẩn
vàcách nối âm trong lúc nói của người bảnxứ
Trên thực tế, nhiều học sinh tiếp nhận một giọng nói tiếng Anh thường không chuẩn
hoặc chứa nhiều âm không thực giống với cách phát âm của người bản xứ.Đây cũng là
một trở ngại đối với học sinh khi nghe người bản xứ nói.Như vậy cần rèn luyện cho
học sinh có ý thức nhận diện ra các âm khó phát âm chuẩn, hay các âm dễ lẫn cũng
như cách nối âm trong lúc nói của người bản xứ.Việc xem phim này cần được thực
hiện lồng ghép và thường xuyên trong lúc luyện đọc từ mới, giới thiệu các cấu trúc ngữ
pháp mới. Ngoài ra giáo viên có thể thực hiện một số trò chơi để giúp các em vừa thư
giản, vừa củng cố kĩ năng nhận diện âm và cách nối âm cụ thể gần gủi hơn với âm
bảnxứ.
2.2 Các bước để luyện tiếng Anh qua tranh hiệu quả:
Các em sẽ được luyện kĩ năng viết các câu trong tiếng anh giao tiếp đơn giản dựa theo mô
tả tranh và từ gợi ý để học cách sử dụng các loại câu khác nhau.
Nhiệm vụ của các em là sử dụng những từ gợi ý ấy để viết một câu tiếng Anh duy nhất
mô tả hiện tượng hay hành động của nhân vật trong tranh hay giới thiệu những gì có
trong bức tranh.
Ví dụ 1:
Cho bức tranh sau với từ gợi ý là play / football

Khi miêu tả hành động của ai đó tại thời điểm nói, chúng ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn.
Sử dụng cấu trúc: S + be V-ing + O
Chúng ta nhận thấy, ở bức tranh trên có hình ảnh mấy chàng thanh niên đang đá bóng.
Như vậy, chúng ta sẽ có câu sau:
14


In the picture / In this picture, the boys are playing football
Nếu chi tiết hơn bạn có thể nói cụ thể hơn bổ sung thêm thông tin.
Bạn có thể viết:

In this picture, the boys are playing football on the beach
Ví dụ 2:

Sẽ có hai từ gợi ý để miêu tả bức tranh trên là Read/Book
Nhìn vào bức tranh ta thấy có một bạn nữ sinh đang ngồi đọc sách ở thư viện. Vậy mô tả
bức tranh này như thế nào? Cùng xem nhé:
She is sitting anh reading a book in the library
Dưới đây là mẫu câu giới thiệu một người, sự vật hay sự việc nào đó:
There are + (some, a lot of, many, a few,..) + N-s + (Cụm giới từ chỉ vị trí, địa điểm).
There is + a/an/one + N + (Cụm giới từ chỉ vị trí, địa điểm).
Hãy nhìn các đồ vật xung quanh bạn và luyện nói, mô tả chúng theo cấu trúc trên nào các
bạn. Tạo cho mình thói quen này thường xuyên và các em sẽ nhận được kết quả không
ngờ về khả năng nói tiếng anh giao tiếp của mình đấy.
Ví dụ 3:
Trên cơ sở từng hình ảnh có sẵn , giáo viên cho các em dựa vào quốc kì hay biểu tượng
của mỗi quốc gia mà khơi gợi cho các em nói theo những mẫu câu mà các em đã được
học.

Laura

John

Susan

Chẳng hạn như:
A: Who’s that?
15


B: That’s ……..

A: Where’s she/he from?
B: She/ He’s from ……………………
A: What’s her/ his nationality?
B: She/ He is ………………
A: Which language does she/ he speak?
B: She/ He speaks ……………………..
Giáo viên lưu ý tạo hưng phấn giúp các em giao tiếp tự nhiên, lưu loát, đúng trọng âm,
hiệu quả.

2.3 Những điều có thể đạt được:
2.3.1 Trao rồi vốn từ vựng thêm phong phú:
Việc học từ vựng qua phim có RẤT NHIỀU ưu điểm so với việc học chay thông thường:
từ vựng được liên kết với một tình huống giao tiếp cụ thể. Bộ não con người ghi nhớ thông
tin nhờ sự liên kết không ngừng nghỉ. Nhờ đó bạn dễ dàng ghi nhớ từ vựng, cách sử dụng
và hoàn cảnh sử dụng hơn phương pháp học thông thường.

Học từ vựng như thế nào?
 Chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chép những từ mới.
 Ghi chú lại ngữ cảnh dùng từ.
 Chỉ học những từ mà bạn cảm thấy đơn giản, gần gũi, “có vẻ” phổ biến. Không học

những từ ngữ quá chuyên ngành, hàn lâm.
 Tra từ bằng Google Images: khi gặp từ mới, không nhất thiết phải tra từ điển, có thể
sử dụng Google Images để tìm hình ảnh, từ đó định hình nghĩa trong đầu mình, và
để chắc chắn thì mới tra từ điển lại. Việc có ấn tượng ban đầu bằng hình ảnh sẽ giúp
bạn nhớ từ lâu và nhanh hơn.
 Đừng lo lắng nếu bạn không thể áp dụng từ bạn đã học vào quá trình giao tiếp ngay
được.
2.3.2 Làm cho học sinh xem phim tiếng Anh một cách chủ động và sáng tạo:


Trong quá trình giảng dạy tôi luôn tạo cơ hội để giúp các em luyện tập và yêu cầu các em
16


cần tăng cường xem phim về tiếng Anh nhiều (qua TV, đài, băng) đặc biệt là giọng của
người bản xứ nói.
Để học có hiệu quả hơn khi xem phim bạn nên làm như khi bạn đọc sách:
+ Chú ý những gì bổ ích: từ/ cụm từ mới, ngữ pháp, cấu trúc…
+ Dùng từ điển để tra nghĩa: bạn có thể dừng phim để tra các từ lạ hoặc viết lại các
câu rồi tra sau. Nhưng phải tra từ điển để hiểu nghĩa
+ Ghi những gì bổ ích vào sổ/ phần mềm ghi nhớ: nếu phim có phần giới thiệu bạn có
thể lưu các câu trong phần giới thiệu lại trước khi xem phim, sau đó lưu thêm các từ bạn
không hiểu khi xem phim để tìm hiểu thêm.
2.3.3 Những bộ phim hoạt hình hay nhất của điện ảnh Hollywood:
Tarzan

Đây là bộ phim hoạt hình được xây dựng dựa theo tiểu thuyết nổi tiếng Tarzan of the Apes
của nhà văn Edgar Rice Burroughs.Có thể nói rằng,nghe đến Tarzan là bạn có thể hình
dung ngay đến một chàng người rừng ăn mặc sexy với body trên cả chuẩn cùng cô người
yêu xinh đẹp.Tựa phim này đã được Walt Disney phát hành khá lâu rồi và mới đây là bản
3d của Tarzan được phát hành vào năm 2014.So với bản cũ,bản mới cũng khá hay.
Đi tìm Nemo

Đây là bộ phim hoạt hình phát hành vào năm 2003 được hợp tác sản xuất bởi hai hãng
Walt Disney và Pixar.Bộ phim kể về hành trình của chú cá hề Marlin đi tìm cá hề con
Nemo.Sau cuộc hành trình này,cá hề Marlin nhận ra rằng con trai anh giỏi hơn anh
17


nghĩ.Đây cũng là bộ phim đem lại doanh thu khổng lồ 864 triệu đôla Mỹ trên toàn thế giới.

Vua sư tử

Tuy được phát hành khá lâu rồi nhưng bộ phim này đã trở thành một huyền thoại.Đây là bộ
phim hoạt hình thứ 32 của hãng hoạt hình Walt Disney và là bộ phim hoạt hình đạt được
doanh thu cao thứ hai mọi thời đại (952 triệu USD).Lấy bối cảnh thiên nhiên hoang dã
châu Phi,bộ phim đã dựng lên một thế giới của loài vật với mâu thuẫn,yêu thương…như
thế giới loài người.Sư tử Simba là nhân vật duy nhất mình nhớ tên.
Seri phim Kỷ băng hà

Kỷ băng hà là bộ phim hoạt hình được phát hành vào năm 2002 do hai hãng Blue Sky
Studios và 20th Century Fox hợp tác sản xuất.Thời điểm hiện tại thì đã có 4 phần được
phát hành.Những phần tiếp theo lần lượt có tên là : Ice Age: The Meltdown, Ice Age:
Dawn of the Dinosaurs (Kỷ băng hà 3: Khủng long thức giấc), và Ice Age: Continental
Drift.Bộ phim này từng được đề cử cho hạng mục phim hoạt hình xuất sắc tại Lễ trao giải
Oscar lần thứ 75.
Up

18


Up là bộ phim hoạt hình máy tính được Pixar Animation Studios sản xuất và Walt Disney
Pictures phát hành.Đây thực sự là một bộ phim hoạt hình rất hay và ý nghĩa xoay quanh
ông lão goá vợ tên Carl Fredricksen và một cậu bé “nhà thám hiểm hoang dã” tên là
Russell. Họ bay đến Nam Mỹ trong một căn nhà được kéo lên không trung bằng bong
bóng.Bộ phim này cũng đạt được doanh thu cao ngất ngưởng và từng được đề cử 5 giải
Giải Oscar.
Công chúa tóc xù

Công chúa tóc xù là bộ phim hoạt hình do Pixar Animation Studios sản xuất và Walt
Disney Pictures phát hành.Nhân vật chính trong phim là Merida, người vô tình gây ra một

vụ hỗn loạn trong vương quốc chỉ vì phản đối việc hứa hôn, một tục lệ cổ xưa giữa các bộ
lạc. Sau khi tới hỏi ý một mụ phù thuỷ, Merida đã vô tình biến mẹ mình thành một con gấu
và buộc phải hoá giải lời nguyền ấy trước khi quá muộn.
Frozen

Đây là bộ phim hoạt hình của Walt Disney được dàn dựng dựa theo câu truyện cổ tích bà
chúa tuyết.Tuy nhiên với sự biến hóa của đạo diễn thì nó đã hấp dẫn hơn nhiều.Bộ phim kể
về nàng công chúa Anna cùng chành trai lấy nước đá Kristoff và chú tuần lộc Sven trên
19


đường đi tìm chị gái Elsa của mình.Đây là bộ phim với những cảnh được dàn dựng một
cách siêu hoành tráng và bài hát Let’s it go của bộ phim nghe cũng rất tuyệt.
Phần III : Kiểm tra kết quả:
Qua thực tế các tiết dạy thăm dò ý kiến của học sinh và so sánh chất lượng của cáclớp.
Trong quá trình dạy tôi nhận thấy các em không còn phải lo sợ khi đến tiết học nghe, các
em hứng thú hăng say luyện tập và kết quả tiếp thu bài của học sinh tốt hơn .

20


1. Kết quả đạt được: qua đợt kiểm tra1 tiết học kì hai năm học2015-2016

TT Lớ
p
1 6/
2 6/
2
3
TC



số
44
45
89

Giỏi Khá
TB
SL % SL % SL %
10 22. 1 31.8 17 38.
8 4
6
8 17.
1 35.6 19 42.
8 6
2
18 20.
3 33.7 36 40.
2 0
5

SL
3
2
5

Yếu
%
6.8

4.4
5.6

2. Sosánh
So với kết quả khảo sát đầu năm tôi thấy
Chất lượng giỏi , khá , trung bình tăng lên:33.7 %
Số học sinh yếu giảm: 33.7 % , không còn học sinh kém .
Hầu hết các em đều làm tốt phần nghe trong bài kiểm tra 1 tiết học kì 2 .
Phần IV:Bài học kinh nghiệm
Giáo viên cần phát hiện ra những thiếu sót cơ bản của học sinh để có hướng khắc phục
Quan tâm nhiều đến học sinh yếu kém giúp các em quen dần với ngôn ngữ này và sử dụng
trong cuộc sống
Giáo viên cần biết lựa chọn các thủ thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh. Tạo mọi
điều kiện gây hứng thú cho học sinh học bộ môn này nói chung rèn luyện kĩ năng nghe
nói riêng
Trong các tiết dạy giáo viên cần tận dụng thời gian hướng dẫn cụ thể để học sinh hoạt
động
Cần nghiên cứu các hạn chế trong việc giảng dạy: thời gian, sĩ số lớp, đồ dùng dạy học
các yếu tố vật chất như diện tích lớp học, giáo cụ trực quan
Giáo viên cần khuyến khích động viên các em luyện tập thêm nhiều kĩ năng nghe. Đặc
biệt là nghe người bản xứ đọc.
21


Phần V: Một vài lời khuyên giúp các em học sinh hứng thú trong học tiếng Anh:
1.Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyệnvới
người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơhội
2.Sửdụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớphọc.
3.Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếngAnh.
4.Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả

dùng điệu bộ.
5.Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6.Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếngAnh
7.Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khácnhau.
8.Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm
đó.
9.Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình
huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10.Sosánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếngViệt.
11.Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầychữa.
12.Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốtnhất.
13.Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoạimẫu.
14.Nghe băng và tập viết chính tả thườngxuyên.
15.Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kếtquả
học tập của mình.
Phần VI : Kết luận
1. Khái quát các kết luận cục bộ để tìm câu trả lời đề tài :
Học là một công việc lâu dài vất vả , khó nhọc đối với học sinh. Do vậy giáo viên ngoài
nhiệm vụ truyền đạt kiến thức còn phải tìm cách làm cho giờ học có hiệu quả, thu hút sự
tập trung của các em. Hướng dẫn cho các em phương pháp học tập là rất quan trọng, đặc
22


biệt cần khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống. Học ngoại ngữ mà
không thực hành giao tiếp thì ngày một phai mờ một ngôn ngữ mình đang học.Vì vậy
tôi đưa ra một số ý kiến nhỏ trên nhằm giúp bản thân tìm ra được một phương pháp
giảng dạy lôi cuốn học sinh học tập đạt chất lượng cao.
2. Lợi ích và khả năng vậndụng
Tóm lại, "giúp học sinh lớp 6 hứng thú học tiếng Anh qua phim ,ảnh trong tiết
học", theo tôi là một phương pháp tích cực, tối ưu và hiệu quả trông thấy đối với

học sinh .Bởi lẽ, phương pháp này đã được kiểm chứng qua thực tế giảng dạy và
được các thành viên trong tổ chuyên môn phân tích, đánh giá, nhất trícao.
Có thể nói, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng và sự hết lòng vì trách nhiệm người
Thầy là chìa khóa thành công mở ra tầm nhìn mới cho tất cả các em học sinh thân
yêu. Chính vì thế các em học sinh thích thú , ham học ngoại ngữ , cảm thấy thoải mái
, tự tin , không còn áp lực , lo sợ hay rụt rè nữa

3. Đề xuất và kiến nghị
Trong thời đại mở cửa hội nhập cùng thế giới với muôn vàn cơ hội cũng như không
ít những khó khăn thách thức, chính thế hệ trẻ là những người tiên phong gắn kết
Việt Nam với bè bạn quốc tế, vì thế hơn ai hết chính họ là những người cần phải ra
sức học tập nhiều hơn nữa, cống hiến hết sức mình vì một đất nước giàu mạnh, thịnh
vượng, … và sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Và như vậy, con đường để
đưa họ đến thành công phải chăng là học tiếng Anh thật giỏi! Với ý nghĩa đó, tôi
mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:
Tạo cho các em một số sân chơi, câu lạc bộ nói tiếng Anh tại trường. Bằng cách, tổ
chuyên môn ngoại ngữ trong nhà trường có trách nhiệm phụ trách và phối kết hợp
với các tổ chức đoàn thể khác trong trường như: Đoàn thanh niên – Đội thiếu niên …
lên kế hoạch thực hiện hàng tuần hoặc hàng tháng và khuyến khích các em học sinh
yếu cùng tham gia.
Đối với giáo viên, ngoài việc giảng dạy ở lớp cần phải tăng cường tham gia thăm
lớp, dự giờ các đồng nghiệp.Thường xuyên tổ chức thao giảng các chuyên đề phù
hợp với tình hình thực tế của trường, lớp.Phải có sự đánh giá, góp ý rút kinh nghiệm
thẳng thắn, chân thành và chính xác về những ưu, khuyết điểm sau tiết dạy.
Đối với lãnh đạo trường, ngoài việc lãnh đạo toàn diện công tác nhà trường, cần quan
tâm sâu sắc hơn nữa đến việc giảng dạy của đội ngũ giáo viên; khuyến khích giáo
viên tự làm, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt đồ dùng dạy học; luôn kiểm tra, đôn
đốc, nhắc nhở và động viên tất cả các thành viên trong Hội đồng nhà trường cùng
nhau làm tốt sự nghiệp trồng người.
23



Trên đây là một số kinh nghiệm chủ quan tôi đúc kết được trong quá trình giảng
dạy.Rấtmong nhận được sự quan tâm, chia sẻ và góp ý chân thành của quý đồng
nghiệp .
Xin trân trọng cám ơn!

Thủ trưởng đơn vị

Người viết

Lê Thị Xuân Trang
MỤC LỤC

24



×