Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.19 KB, 29 trang )

PHẦN I : MỞ ĐẦU
Trong giáo dục nhân cách con người nói chung và nhân cách của học sinh
nói riêng, cha ông ta có truyền thống coi trọng giáo dục đạo đức. Tài và Đức là
những phẩm chất không thể tách rời, góp phần làm nên nhân cách con người.
Bên cạnh đó việc giáo dục đạo đức cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng
trong công tác đào tạo của chúng ta. Bởi lẽ đánh giá một cách toàn diện về con
người không chỉ có thước đo của thể chất, trí tuệ mà đạo đức cũng được xem là
“chuẩn mực” để đánh giá sự phát triển tố chất con người.
Trong nhà trường hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm giúp
các em có những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và
pháp luật phù hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân,
gia đình và cộng đồng, môi trường tự nhiên và ý nghĩa của việc thực hiện các
chuẩn mực đó nhằm phát triển nhân cách của các em một cách trọn vẹn, là nền
tảng cơ bản để hình thành cho các em ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói
quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ
đại, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta trong quá trình đào tạo cán bộ cách mạng
cũng luôn đề cao vai trò của phẩm chất đạo đức. Bác cho rằng: “Có tài mà không
có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như
Bác Hồ nói “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Đặc
biệt với nền giáo dục của chúng ta hiện nay, song song với đổi mới phương
pháp dạy học thì việc quan tâm đến giáo dục đạo đức cho học sinh là một việc
làm cần thiết với lứa tuổi nhỏ, lứa tuổi đang "như búp trên cành". Trẻ em như
một tờ giấy trắng, ngay từ ban đầu việc hình thành, giáo dục đạo đức cho các em
có một chuẩn mực đạo đức phù hợp với xã hội là một việc làm vô cùng thiết
thực, nó giúp các em hình thành thói quen có hành vi đạo đức tốt mãi mãi về
sau.Trong thực tế hiện nay, còn một bộ phận không nhỏ học sinh có những biểu
hiện hành vi ứng xử chưa chuẩn mực về mặt đạo đức. Xuất phát từ tình hình

1



trên, bản thân là một giáo viên dạy lớp tôi rất mong muốn tìm ra những biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Chính vì vậy, tôi
đã mạnh dạn tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi và đút kết thành sáng kiến kinh nghiệm
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2”.
Với vai trò là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy rằng muốn có
những công dân tốt có ích cho xã hội, có ích cho nước, có lợi cho nhà thì trước
tiên cần phải giáo dục cho học sinh có những chuẩn mực đạo đức đúng đắn. Đặc
biệt, là học sinh ở cấp học tiểu học, vì đây là cấp học nền tảng, cấp học đầu tiên
trong hệ thống giáo dục quốc dân. Cấp tiểu học tạo những cơ sở ban đầu rất cơ
bản và bền vững cho các em tiếp tục học lên những cấp trên, hình thành những
cơ sở ban đầu của nhân cách. Những gì thuộc về tri thức kỹ năng, về hành vi con
người được hình thành và định hình ở học sinh tiểu học sẽ theo suốt cuộc đời
mỗi người.
Ngay từ lứa tuổi học sinh học tiểu học. Giáo dục đạo đức lại càng phải
quan tâm và coi trọng, vì đây là một nhân tố quyết định đến nhân cách con
người, là những luân thường đạo lý của con người. Đạo đức gắn liền với nền văn
hoá của xã hội. Có thể nói đạo đức gắn liền với tâm hồn con người tạo nên lời ăn
tiếng nói, cách cư xử với cộng đồng xã hội … khiến cho mọi người xung quanh
vui vẻ, hạnh phúc
Đề tài này đã được nêu nhiều trong các sách báo và được nhiều anh chị,
các bạn đồng nghiệp nghiên cứu viết thành sáng kiến kinh nghiệm. Tuy nhiên,
với đặc điểm riêng của từng nơi, từng địa phương, điều kiện kinh tế-xã hội khác
nhau thì nguyên nhân làm cho học sinh vi phạm đạo đức cũng không giống nhau.
Điều này đòi hỏi mỗi người giáo viên phải tự tìm ra cho mình những biện pháp,
cách thức giáo dục phù hợp với đặc điểm riêng của học sinh lớp mình, vùng
mình, địa phương mình.

2



Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này nhằm bổ sung cho bản thân
những kinh nghiệm, biện pháp nâng cao chất lượng trong việc giáo dục đạo đức
cho học sinh lớp 2 ở Trường Tiểu học Tân Thành A nơi tôi đang công tác. Nhằm
góp phần giáo dục đạo đức cho học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói
riêng ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đây cũng
chính là mong muốn, nguyện vọng lớn nhất của bản thân khi thực hiện nghiên cứu
đề tài này.
Đề tài này được nghiên cứu theo chương trình môn đạo đức lớp Hai theo
sách giáo khoa. Đối tượng là học sinh lớp 2- Ấp 2 Trường Tiểu học Tân Thành A.
Giúp học sinh nắm trong việc hình thành nhân cách nhằm xây dựng và phát triển
con người làm chủ cho tương lai đất nước. Nó hình thành những cơ sở ban đầu về
đạo đức cho học sinh, giúp các em đối xử đúng đắn qua các mối quan hệ hàng
ngày. Nhằm đào tạo các em trở thành những con người phát triển toàn diện như
mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
Nguyên nhân làm cho học sinh vi phạm chuẩn mực, hành vi đạo đức là
còn rất nhiều. Nhưng ở phạm vi đề tài này tôi chỉ nêu những nguyên nhân có liên
quan trực tiếp đến gia đình học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp và của chính bản
thân các em học sinh. Những nguyên nhân khác nằm ngoài khả năng nghiên cứu
của bản thân nên tôi xin phép được không đề cập đến trong phạm vi đề tài này.
Mục đích mà tôi nghiên cứu đề tài này là nhằm hình thành và phát triển
năng lực, phẩm chất của học sinh lớp 2. Nhằm góp một phần nhỏ bé của mình
vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra
đó là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức,
sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực
công dân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

3



PHẦN II : NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Hiện nay, nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế quốc
tế. Ngoài mặt tích cực, nó còn làm phát sinh ra rất nhiều vấn đề tiêu cực mà tất
cả chúng ta cần phải quan tâm như: Bản sắc văn hoá dân tộc, giá trị đạo đức,
thuần phong mỹ tục của dân tộc ngày càng bị xuống cấp nghiêm trọng. Đạo đức
của học sinh ngày càng bị sa sút. Đây là một vấn đề rất đáng báo động, trăn trở
đối với toàn thể đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục các cấp và của toàn
xã hội.
Ở học sinh chúng ta vẫn còn tồn tại những biểu hiện chưa tốt trong cách
ứng xử với cha mẹ, bạn bè; có em chưa vâng lời cha mẹ - thầy cô - anh chị,
nhiều em chưa hoàn thành ý thức tập thể, bảo vệ cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung
cho trường lớp và nơi công cộng. Những tình trạng ấy vẫn xảy ra nhiều, hầu hết
ở các em học sinh lớp 2 với những mức độ khác nhau. Đặc biệt có những em khi
ở trên lớp thì có biểu hiện ngoan, lễ phép... nhưng ngược lại về nhà thì lại không
vâng lời, nói năng không lễ phép, nủng nịu với cha mẹ. Những trường hợp đó
nếu giáo viên thiếu quan tâm, thăm hỏi hoặc không có sự liên hệ với phụ huynh
thì khó mà có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về các em.
Một bộ phận học sinh có những nhu cầu cá nhân phát triển một cách lệch
lạc; kém ý thức trong quan hệ giao tiếp, ứng xử với bạn bè, cộng đồng và mọi
người xung quanh. Các em thiếu tính độc lập, tự chủ nên rất dễ dàng bị bạn bè
xấu lôi kéo, xúi giục vào những hành vi, việc làm sai trái.
Vì vậy, cho nên bắt đầu từ năm học 2013 – 2014 cho đến nay, tôi đã tiến
hành nghiên cứu, quan sát tình hình đạo đức của học sinh lớp tôi giảng dạy. Kết
quả cụ thể như sau:

4


Hoàn thành môn học

nhưng còn hạn chế
Cuối

Tổng số HS

Hoàn thành môn học

hành vi ứng xử, chưa

Số lượng
22
26

mạnh dạn
Số lượng
Tỉ lệ
4
15,4 %
2
7,2%

Năm học
2013- 2014
2014- 2015

26
28

Tỉ lệ
84,6 %

92,8 %

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy:
Cuối năm học 2013-2014: có 84,6 % số học sinh hoàn thành môn học, còn
15,4 % số học sinh hoàn thành môn học nhưng còn hạn chế hành vi ứng xử, chưa
mạnh dạn.
Năm học 2014-2015: có 92,8 % số học sinh hoàn thành môn học, còn 7,2
% số học sinh hoàn thành môn học nhưng còn hạn chế hành vi ứng xử, chưa
mạnh dạn.
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh; qua tìm hiểu, trao đổi với phụ
huynh, bạn bè đồng nghiệp. Tôi nhận thấy nguyên nhân của tình trạng học sinh
có những biểu hiện vi phạm đạo đức là:
Do kinh tế gia đình khá giả lại ít con, cha mẹ nuông chìu con cái quá mức.
Con cái họ muốn gì được nấy, xin bao nhiêu tiền họ cũng cho ngay mà thiếu sự
kiểm tra, giám sát việc các em sử dụng. Bản thân các em lúc nào cũng thừa thải
tiền bạc, nên lo đầu tư tâm trí vào các trò chơi trực tuyến game online dẫn đến lơ
là, bỏ bê việc học.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo, cha mẹ quanh năm lo đi làm thuê, làm
mướn kiếm sống nên không có nhiều thời gian để quan tâm, giáo dục con cái.
Thậm chí, có một số gia đình cha mẹ đi làm xa hàng mấy tháng trời mới về nhà
một lần; gửi con cái lại cho nội, ngoại, họ hàng chăm sóc. Do thiếu sự quan tâm,
chia sẻ của cha mẹ; thiếu sự quản lý giáo dục của người lớn. Các em dễ dàng học

5


theo thói hư, tật xấu của bạn bè; dần dần trở thành những học sinh lêu lõng; có
hành vi, thói quen đạo đức không chuẩn mực, phù hợp.
Do một số bậc làm cha, làm mẹ mà chưa thật sự gương mẫu đối với con
cái trong sinh hoạt, ứng xử với nhau hàng ngày. Trước mặt con cái mà cải vã với

nhau và sẵn sàng buông ra những lời lẽ thô tục. Hàng ngày, phải sống trong hoàn
cảnh gia đình như vậy nên làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc rèn luyện đạo đức
của các em. Trong xã hội ngày càng xuất hiện nhiều các loại tệ nạn; gây ảnh
hưởng không nhỏ đến việc giáo dục, rèn luyện đạo đức học sinh.
Do ý thức học tập và rèn luyện của học sinh chưa cao; các em chưa chủ
động, tích cực, tự giác trong học tập; còn ham chơi, lười học nên kết quả học tập
yếu kém. Từ đó các em tỏ ra chán nản, không còn mục tiêu phấn đấu, vươn lên;
trở thành những học sinh cá biệt có thói quen, hành vi đạo đức không phù hợp.
Do sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh chưa thường
xuyên, chặt chẽ; chưa tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong việc giáo dục đạo đức cho
học sinh. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giáo viên chưa động viên,
khen thưởng, khích lệ học sinh kịp thời; chưa tạo được sự say mê, hứng thú cho
học sinh trong học tập, rèn luyện. Bản thân giáo viên còn xem trọng việc dạy
chữ, dạy kiến thức cho học sinh; chưa quan tâm đúng mức đến việc giáo dục, rèn
luyện hình thành hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh.

II.GIẢI PHÁP

6


Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy rằng cần phải áp dụng các biện pháp thiết
thực, hiệu quả hơn để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh. nhằm góp phần nhỏ vào việc hình thành nhân cách cho học sinh. Nhằm đào
tạo các em trở thành những con người hữu dụng cho quê hương, đất nước sau
này.
Qua thực tế giảng dạy và giáo dục học sinh tôi nhận thấy các biện pháp mà
bản thân đã vận dụng đạt được hiệu quả khá cao. Vì vậy, bắt đầu từ năm học
2013-2014 cho đến nay tôi đã thực hiện việc giáo dục đạo đức cho học sinh bằng
những biện pháp sau:


7


1. Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải phối hợp thường
xuyên, chặt chẽ; tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục đạo đức học sinh:
Tất cả chúng ta đều biết rằng, mỗi gia đình là một tế bào của xã hội và
cũng là môi trường, cái nôi đầu tiên khi đứa trẻ sinh ra, là nơi hình thành và phát
triển nhân cách con người. Vì vậy, việc phối hợp thường xuyên, chặt chẽ giữa
giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh là một trong những việc làm rất quan
trọng, có vai trò to lớn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Bởi vì, một khi
đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp này thì phụ huynh và giáo viên sẽ kịp thời bàn
bạc, trao đổi, thống nhất với nhau về phương pháp, hình thức giáo dục; góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh nói riêng.
Muốn tạo được mối quan hệ này, giáo viên phải tạo được niềm tin với cha
mẹ học sinh. Vì khi đã tạo được niềm tin, sự thân tình với nhau thì giữa giáo viên
chủ nhiệm và cha mẹ học sinh mới dám mạnh dạn trao đổi với nhau một cách
chân tình, thẳng thắn, phân công rõ trách nhiệm lẫn nhau trong việc dạy dỗ, giáo
dục học sinh. Vì ông bà ta có câu: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả
bồ hòn cũng vuông.”Do đó, nếu không có được sự thân tình, thiện cảm với nhau
thì sẽ rất khó trong việc bàn bạc, thống nhất.
Giáo viên và cha mẹ học sinh phải biết số điện thoại của nhau để tiện lợi
trong việc thông báo, trao đổi khi cần thiết. Vì nếu không biết số điện thoại thì
khi học sinh có vấn đề gì giáo viên phải đi đến tận nhà để thông báo điều này sẽ
không kịp thời và làm mất rất nhiều thời gian.

8



Ví dụ: Giáo viên tư vấn cho cha mẹ học sinh dù hoàn cảnh gia có khó
khăn, thiếu thốn đến đâu đi nữa. Nhưng cha mẹ phải cố gắng dành thời gian để
quan tâm, trò chuyện với con cái. Vì chỉ có thông qua việc trò chuyện cha mẹ
mới hiểu được con cái của mình muốn gì, việc học hành ra sao, các em có những
thuận lợi, khó khăn gì trong quá trình học tập, rèn luyện để kịp thời động viên,
giúp đỡ.
Đối với những gia đình khá giả giáo viên nên tư vấn cho phụ huynh không
nên nuông chìu con cái của mình một cách quá mức, không cho các em nhiều
tiền. Để tập cho các em tính không ỷ lại, tránh việc các em sử dụng đồng tiền
vào mục đích tiêu cực; tư vấn cho cha mẹ khi con cái phạm lỗi không nên dùng
những lời lẽ đay nghiến cay độc đối với trẻ, không đánh đập mà phải biết vị tha,
dùng những lời nhẹ nhàng để khuyên răn, dạy dỗ, giáo dục các em.
Nhằm để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì trước hết
phải nâng cao kết quả học tập của các em. Muốn thực hiện được điều này chúng
ta cần tìm hiểu rõ nguyên nhân làm cho học sinh có học lực yếu kém, thực hiện
tốt việc đổi mới phương pháp dạy học, quan tâm sát đến từng đối tượng học sinh
trong quá trình giảng dạy. Tỳ theo trình độ nhận thức của từng đối tượng học
sinh mà giáo viên giao nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp, vừa sức tránh đưa ra
những yêu cầu quá dễ làm cho học sinh nhàm chán hoặc đưa ra những yêu cầu
quá khó gây căng thẳng, tạo áp lực cho học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng
dạy, giáo dục học sinh giáo viên phải kết hợp theo dõi, tìm hiểu, nắm thật chắc
khả năng học tập của từng đối tượng học sinh để có phương pháp, hình thức tổ
chức dạy học phù hợp mang lại hiệu quả cao.

9


Ví dụ: Những học sinh có năng khiếu mĩ thuật, giáo viên nên khuyến
khích các em vẽ tranh trang trí lớp học; phòng học trang trí nhiều hoa, cây xanh,
thường xuyên lau chùi, quét dọn sạch sẽ, bàn ghế sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

Làm sao cho các em thật sự ham thích và mong muốn được đến trường; phấn
khởi, say mê trong học tập.
2. Đi sâu quan sát vào thực tế từng học sinh để có biện pháp điều chỉnh,
uốn nắn kịp thời.
Thông thường trong các tiết dạy thời gian không nhiều để trao đổi với các
em một số em vẫn còn rụt rè trong việc thể hiện tâm lí của mình. Nhưng khi
chúng ta đứng bên ngoài để ý, quan sát các em sinh hoạt vui chơi với bạn bè thì
chắc chắn sẽ biết được những điều mà các em chưa nói ra. Hiểu các em càng sâu
bao nhiêu thì việc giáo dục đạo đức của chúng ta càng hiệu quả bấy nhiêu. Hơn
nữa thực tế chính là môi trường để giáo viên có dịp kiểm nghiệm lại hiệu quả của
những tiết dạy trên lớp mình đối với học sinh.
Sau khi học xong bài chúng ta vẫn hay nghĩ rằng những gì đã giảng học
trò đều hiểu, nhưng chưa hẳn đã vậy. Khi chúng ta giảng có thể những lí lẽ sẽ
cuốn hút, thuyết phục các em có ý thức về đạo đức một cách đúng đắn, điều này
các em đã trả lời tốt trong những tiết học. Thế nhưng trẻ em nhanh hiểu mà cũng
nhanh quên nên đôi khi bài học đạo đức đã không đến được với các em như
chúng ta mong muốn. Phát hiện điều đó và kịp thời hướng các em sửa chữa sẽ
đem lại hiệu quả tích cực. Biết vậy nhưng đây cũng là công việc nhiều khó khăn,
vì đòi hỏi giáo viên phải luôn bỏ nhiều thời gian quan tâm, quan sát các em.
Trong một tập thể lớp mỗi em có mỗi hoàn cảnh riêng, môi trường sống khác
nhau…có những tác động làm hình thành nhận thức và phẩm chất đạo đức riêng.
Cho nên khi chúng ta hiểu rõ được hoàn cảnh của mỗi em thì sẽ dễ dàng gần gũi,
quan tâm và giáo dục các em hơn.

10


Ví dụ: Trong tập thể lớp hai có em Phan Văn Bằng, là học sinh có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn, em Bằng đến trường không được đầy đủ, như các bạn
cùng lớp. Những ngày đầu tiên nhận lớp, tôi thấy bạn bè trong lớp tỏ ra xa lánh,

ngại tiếp xúc với cậu bé có vẻ lắm lem của gia đình nghèo, em Bằng lại thuộc
diện học sinh còn chưa đạt theo chuẩn kiến thức kĩ năng môn học. Hoàn cảnh
này làm tôi rất băn khoăn và lo lắng. Trong bài “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” là
một bài học nội dung đạo đức sâu sắc và rất phù hợp với lứa tuổi các em, bài học
thể hiện văn hoá ứng xử với bạn bè cùng trang lứa. Trong tiết học đạo đức về nội
dung “Chia sẻ vui buồn cùng bạn” tôi không dành nhiều thời gian để kể những
câu chuyện đạo đức, hay làm các bài tập tình huống trong sách. Sau khi giảng
cho các em về cách ứng sử trong quan hệ bạn bè, tôi đã liên hệ đến trường hợp
của em Bằng. Phân tích cho các em thấy hoàn cảnh khó khăn của Bằng chỉ có
thể đáng thương chứ không hề đáng ghét, đáng bị cô lập. Đồng thời kêu gọi tinh
thần đoàn kết, tương thân tương ái giữa bạn bè trong lớp với nhau sau một thời
gian quan sát thấy em Thắm đã dần hoà đồng với bạn bè hơn, tôi chủ động an ủi
- động viên em không nên mặc cảm, đồng thời tế nhị nhắc nhở những học sinh
khác vui chơi tự nhiên cùng Bằng. Sau một thời gian được sự giúp đỡ của bạn bè
và quan tâm của thầy thì tình hình học tập của em được cải thiện và khả quan
hơn.
3. Xây dựng cho học sinh động cơ, ý thức học tập đúng đắn, tích cực
phụ đạo học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập.
Trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giáo viên cần xây dựng cho
các em có một động cơ, ý thức học tập, rèn luyện đúng đắn. Phải làm cho các em
thấy được học tập là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ của bản thân. Học tập
trước hết là có lợi ích cho chính bản thân mình, gia đình mình và sau đó góp
phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước. Hiểu rõ được điều này sẽ

11


giúp cho các em có ý thức tự giác, tích cực, chủ động trong việc học tập, rèn
luyện.
Như chúng ta đã biết, kết quả học tập và hành vi đạo đức có mối quan hệ

chặt chẽ, mật thiết với nhau. Học sinh có học lực yếu kém thường tỏ ra chán nản,
không ham thích đi học, không còn ý chí phấn đấu. Các em thường bị thầy cô
phê bình, nhắc nhở; bạn bè chê cười, nhạo báng; cha mẹ la rầy, mắng nhiết. Từ
đó làm cho các em trở nên ù lì, chai sạn và với khả năng tự vệ vốn có của bản
thân các em sẽ sẵn sàng chống trả lại bằng những lời lẽ, thái độ, hành vi đạo đức
không chuẩn mực, phù hợp. Do bị bạn bè xa lánh, cô lập các em không hoà đồng
được với tập thể.
Dần dần, làm cho các em trở nên tự kỉ, cô độc. Từ đó những học sinh này
thích khẳng định mình bằng bạo lực để nhằm làm cho người khác phải nể sợ
mình. Vì vậy, các em ngày càng trở nên hư hỏng, vi phạm đạo đức.Do đó, để
nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì trước hết phải nâng cao
kết quả học tập của các em. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần tìm hiểu
rõ nguyên nhân làm cho học sinh có học lực yếu kém, thực hiện tốt việc đổi mới
phương pháp dạy học, quan tâm sát đến từng đối tượng học sinh trong quá trình
giảng dạy. Tuỳ theo trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh mà giáo viên
giao nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp, vừa sức tránh đưa ra những yêu cầu quá
dễ làm cho học sinh nhàm chán hoặc đưa ra những yêu cầu quá khó gây căng
thẳng, tạo áp lực cho học sinh. Vì vậy, trong quá trình giảng dạy, giáo dục học
sinh giáo viên phải kết hợp theo dõi, tìm hiểu, nắm thật chắc khả năng học tập
của từng đối tượng học sinh để có phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù
hợp mang lại hiệu quả cao.

12


Ví dụ: Trong giảng dạy giáo viên phải phân tích cho học sinh thấy được
học tập là để sau này bản thân của chính các em có được việc làm ổn định, có thu
nhập để nuôi sống bản thân, giúp đỡ gia đình và nếu ai ai cũng có công ăn việc
làm ổn định thì sẽ góp phần làm cho đất nước chúng ta ngày càng thêm giàu đẹp
như lời của Bác Hồ: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc

Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu
được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em ”.
4 .Hình thành thói quen đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục ngoài
giờ lên lớp. Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổng phụ trách đội.Tổ chức
những hoạt động cộng đồng - xã hội
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Để giúp các em bớt thời gian chơi vô
bổ. Ngoài những giờ học, vào giờ ra chơi nên tổ chức cho học sinh vui chơi với
các trò chơi dân gian như: nhảy dây, bắn bi, bịt mắt bắt dê, thi kể chuyện, thi
chạy nhanh, thi hát hay múa, ô ăn quan, chơi chuyền... Hoặc tập cho học sinh
những bài tập thể dục với gậy, vòng để rèn luyện thân thể vui chơi nhưng bổ ích.
Các em không còn thời gian để gây gổ hay chửi thề. Thông qua đó giúp học sinh
có tinh thần tập thể, đoàn kết.
Lứa tuổi tiểu học, học sinh rất ham hoạt động do đó cần phải tổ chức cho
các em được tham gia nhiều các hoạt động “chơi mà học – học mà chơi” như tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu, vẽ tranh nói về ước mơ của em, về chủ đề môi
trường...
Ở trường Tiểu học, hoạt động ngoài giờ lên lớp rất phong phú, đa dạng.
Trong đó, có những hoạt động được tổ chức thực hiện theo tiến độ thời gian
ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Ví dụ: Hoạt động 15 phút truy bài đầu giờ, đọc báo, văn nghệ; 20 phút ra
chơi thì bao gồm thể dục giữa giờ, vui chơi giải trí; sinh hoạt Sao; hoạt động thi
đua trong tháng ( thay đổi theo ngày )..., có những hoạt động được tổ chức theo

13


chủ điểm để kỷ niệm các ngày lễ lớn như: Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; mời
các vị lão thành cách mạng hoặc các vị có chức trách trong chính quyền địa
phương đến ôn lại truyền thống của bộ đội nhân ngày 22/12, 30/ 4, 19/ 8
Các hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò giúp học sinh củng cố, mở rộng,

khắc sâu tri thức khoa học nói chung và tri thức đạo đức nói riêng. Mà không
một giờ học nào có được, vì chúng được hình thành từ chính hoạt động của các
em.
Đây là việc làm rất có ý nghĩa nhằm hướng các em có cái nhìn xa và rộng
về phía cộng đồng, nắm bắt được tinh thần và ý thức trách nhiệm với xã hội.Làm
cho việc giáo dục đạo đức hiệu quả hơn.
Phối hợp cùng với tổng phụ trách và địa phương tổ chức cho học sinh
thăm viếng, quét dọn nghĩa trang liệt sĩ, di tích lịch sử. Tổ chức thăm, gặp mặt
với mẹ Việt Nam anh hùng, các chú bác cựu chiến binh. Qua những hoạt động
như vậy học sinh có dịp biết thêm về lịch sử địa phương, về những tấm gương,
con người anh hùng…Qua đó mà xây dựng ở các em tình yêu quê hương, niềm
tự hào sâu sắc về lịch sử và đặc biệt là hình thành ý thức sống tốt để thể hiện
lòng biết ơn.
Cho các em tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao, sinh hoạt cộng
đồng trò chơi dân gian…do địa phương tổ chức dành cho thiếu nhi, giúp các em
trở nên mạnh dạn, hoạt bát, tạo tinh thần đoàn kết, yêu cuộc sống. Đặc biệt là tổ
chức cho các em tham gia những cuộc vận động phòng chống tệ nạn xã hội, bạo
lực trường học, tuyên truyền về an toàn giao thông. Qua đó mà các em có được
những kiến thức xã hội cần thiết hình thành nên ý thức kỉ cương, tuân thủ pháp
luật.

14


Tổ chức trồng cây xanh để làm đẹp cảnh quang, cho các em dọn dẹp, làm
sạch những nơi công cộng, với những công việc vừa sức…để các em có thói
quen bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Ví dụ: Giáo viên chủ nhiệm kết hợp tổng phụ trách tổ chức cho các em tham
gia các hoạt động cho học sinh: đóng vai, múa hát, đọc thơ, ca dao, tục
ngữ phong phú, đa dạng nói về quê hương, đất nước, con người, về cách ứng xử

của các nhân vật khác nhau, nhờ đó mà có thể giáo dục hình thành cho các em
tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao động yêu con người, biết cách ứng xử
trong các mối quan hệ xã hội và biết tỏ thái độ đối với các sự vật hiện tượng
trong cuộc sống.
5. Trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giáo viên phải vừa là
một người thầy mẫu mực; vừa là một người bạn thật sự gần gũi, thân thiết
của học sinh. Giáo viên phải thật sự kiên trì, bền bỉ, tránh nóng vội; cần động
viên, khen thưởng, khích lệ học sinh kịp thời, đúng lúc:
Trong giáo dục nói chung và giáo dục đạo đức cho học sinh nói riêng nếu
giáo viên chúng ta lúc nào cũng đóng vai trò là một ông thầy nghiêm nghị, xa
cách, một người bề trên đối với học sinh thì sẽ làm cho các em ngại gần gũi, giao
tiếp, không dám chia sẻ, tâm sự khi gặp những khó khăn, vướng mắc. Nói như
vậy thì không phải giáo viên chúng ta lại quá dễ dàng. Mà người thầy giáo, cô
giáo phải biết dung hoà trong quá trình giảng dạy, giáo dục. Phải biết lúc nào
mình giữ vai trò là một người thầy nghiêm khắc, mẫu mực; lúc nào là một người
bạn thật sự thân thiết, gần gũi và đáng tin cậy đối với học sinh. Có như vậy, thì
khi có những vấn đề khó khăn, thắc mắc các em sẽ mạnh dạn, tự tin trao đổi, tâm
sự với thầy cô mà không ngại ngùng, che giấu. Từ đó, giáo viên hiểu được tâm
tư, nguyện vọng; mặt mạnh, mặt yếu của học sinh; những ưu điểm cần bồi
dưỡng, phát huy và những tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Nắm được điều này sẽ
giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh phương pháp, hình thức giảng dạy, giáo dục

15


phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng học sinh; góp phần nâng cao hiệu quả
giảng dạy, giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh nói
riêng. Muốn làm được điều này giáo viên phải là người chủ động tạo cơ hội để
thầy và trò có điều kiện trao đổi, tâm sự với nhau.


16


Ví dụ: Trong giờ nghỉ giải lao giáo viên có thể tham gia nói chuyện với
học sinh; hỏi thăm về ước mơ, sở thích, hoàn cảnh gia đình của các em. Thậm
chí có thể kể chuyện vui, chuyện cười cho học sinh nghe nhằm làm cho khoảng
cách giữa thầy và trò ngày càng xích lại gần nhau. Mà một khi gần gũi không
còn khoảng cách thì học sinh sẽ không còn che giấu chúng ta; các em sẽ thật thà
tâm sự với thầy cô niềm vui cũng như nỗi buồn. Nhờ vậy, giáo viên sẽ kịp thời
uốn nắn, rèn luyện cho học sinh những phẩm chất, hành vi, thói quen đạo đức
chưa chuẩn mực.
Muốn rèn luyện hành vi, thói quen đạo đức cho học sinh đòi hỏi người
giáo viên phải hết sức kiên trì, bền bỉ, không được nóng vội mà phải thực hiện
việc giáo dục học sinh theo phương châm: “Mưa lâu thấm đất”. Việc rèn luyện
đạo đức học sinh cần phải có cả một quá trình để các em không ngừng phấn đấu,
rèn luyện mới có được. Những học sinh có biểu hiện chưa tốt về mặt đạo đức thì
không phải chỉ trong một sớm một chiều mà đòi hỏi các em tốt lên ngay được.
Do đó, muốn thực hiện tốt việc giáo dục đạo đức cho học sinh đòi hỏi giáo
viên phải hết sức kiên trì, bền bỉ; thường xuyên tạo cơ hội cho học sinh rèn
luyện, củng cố. Cần kịp thời động viên, khích lệ các em khi có những hành vi,
biểu hiện đạo đức chuẩn mực, phù hợp. Đối với những học sinh cá biệt về đạo
đức, cần phải cố gắng phát hiện những mặt tốt,điểm mạnh dù là nhỏ nhất của các
em để kịp thời động viên khen thưởng. Có như vậy các em mới có thêm nghị lực,
niềm tin và ý chí phấn đấu, rèn luyện để trở thành những học sinh ngoan hiền, lễ
phép. Vì tâm lí của con người chúng ta ai ai cũng thích được khen, mà đối với trẻ
em lại càng thích được khen hơn.

17



Đầu năm học lớp tôi giảng dạy có em Nguyễn Văn Khắc, nhà nghèo, cha
mẹ phải đi làm mướng ở tận Mộc Hóa lâu lâu mới về nhà một lần. Em sống ở
nhà với ông, bà nội. Do cha mẹ không có ở gần bên chăm sóc, dạy dỗ nên em
xưng hô với bạn bè và mọi người một cách rất là hỗn xược; trong lớp viết thước
của bạn bè cần xài thì tự lấy chứ không cần hỏi mượn ai. Sau khi tìm hiểu tôi
được biết là em rất thích được đi học và mơ ước sau này sẽ trở thành giáo viên
để giúp cho quê hương; nhưng cha mẹ nói là nhà nghèo nên học hết lớp 5 phải
nghỉ học để ở nhà đi làm phụ giúp cha mẹ . Em nhờ tôi nói với cha mẹ là cho em
được tiếp tục đi học. Tôi vui vẻ nhận lời và khuyên em muốn trở thành một
người thầy trong tương lai thì ngay từ bây giờ phải hết sức cố gắng học tập,
không ngừng trau dồi, rèn luyện đạo đức, xưng hô với bạn bè phải gọi bạn xưng
tên, muốn mượn đồ dùng của bạn phải hỏi mượn, khi được đồng ý thì mới lấy và
khi sử dụng xong trả bạn phải có lời cảm ơn. Từ đó về sau, mỗi lần tôi nhìn thấy
em hỏi mượn đồ của bạn và cảm ơn bạn sau khi sử dụng là tôi kịp thời tuyên
dương, khen ngợi em trước tập thể lớp. Nhờ vậy, mà hiện nay tôi thấy em có tiến
bộ rất nhiều cả trong học tập lẫn hành vi, thói quen đạo đức.
Ví dụ : Giờ ra chơi, Nhật Phi hay trêu chọc và phá chỗ các bạn chơi, Tôi
đã gọi Phi lại, nhắc nhở và khuyên em vài lần. Từ đó, Phi hiểu ra và không trêu
chọc bạn nữa.
Nhưng không phải khi học sinh có những biểu hiện hành vi đạo đức không
tích cực thì giáo viên phê bình, nhắc nhở hay khiển trách ngay mà cần chờ thời
điểm thích hợp nhắc nhở học sinh. Không nên phê bình hay khiển trách học sinh
trước mặt bạn bè làm cho học sinh mặc cảm hoặc tự ái và nếu như thế thì có kết
quả giáo dục ngược lại. Nếu học sinh có biểu hiện tốt, chúng ta cần tuyên dương
kịp thời, đúng lúc. Mỗi ngày một ít, những hành vi chuẩn mực được từ từ khắc
sâu và trở thành thói quen sẽ dần hình thành tính cách cho học sinh theo hướng
tích cực.

18



7. Giáo dục đạo đức thông qua tấm gương của bạn.
Hàng ngày, người mà gần gũi, tiếp xúc nhiều nhất là bạn của mình. Đây
cũng là nơi để học sinh học tập cũng như biểu hiên những hành vi đạo đức của
mình. Trước thầy cô hay người lớn, học sinh có thể tự kiềm chế không biểu hiện
những nhành vi không tốt, Chỉ để cho “người lớn” thấy được những cái tốt của
mình. Còn đối với bạn, tiếp xúc nhiều trở nên thân mật hơn, học sinh sẽ sẵn sàng
thể hiện những cái gì mình có. Ở lứa tuổi này học sinh còn hay bắt chước người
khác, do đó học sinh hay bắt chước bạn bè dù đó là hành vi tốt hay xấu. Dựa vào
đặc điểm này, giáo viên giáo dục học sinh học tập ở bạn mình. Mỗi khi có bạn có
hành vi đạo đức không đúng thì giáo viên phân tích cho học sinh thấy và khuyên
các em cần nên tránh.
Ví dụ : Trang là một học sinh có gia đình nghèo khó mà lại chăm học. Em
là học sinh có năng lực của lớp, và cũng là học sinh ngoan. Trang hay giúp đỡ
các bạn trong lớp, mỗi khi các bạn làm điều gì không phải thì Trang cũng biết
cách giải thích và khuyên bạn nên tránh. Trang biết quan tâm và chia sẻ cùng bạn
nên được thầy yêu bạn quý. Đây cũng là một tấm gương tốt để cả lớp noi theo.
8. Giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho học sinh thông qua môn
Đạo đức và các môn học khác.
Để thực hiện tốt việc giáo dục và hình thành nên những thói quen hành vi
chuẩn mực đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo đức, tôi luôn thực hiện đầy
đủ và nghiêm túc các bài dạy đạo đức, không mang tâm lý xem nhẹ môn học
này vì cho rằng đó là môn phụ và không phải thi cử nên có tâm lý chủ quan, dạy
qua loa, chiếu lệ.
Đối với 3 tiết dạy dành cho địa phương, tôi tiến hành khảo sát xem những
vấn đề nào cần phải tăng cường giáo dục để từ đó biên soạn các tiết dạy này cho
sát với tình hình thực tế ở địa phương.

19



Khi giảng dạy môn đạo đức, tôi thường xuyên đổi mới phương pháp, hình
thức dạy học để tạo hứng thú cho các em khi tham gia học tập. Bên đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng, nó ảnh hưởng
sâu sắc đến chất lương và hiệu quả dạy học. Việc đánh giá kết quả học tập có
nhiều hình thức khác nhau như: quan sát thái độ học tập, kiểm tra vấn đáp, trắc
nghiệm, bày tỏ thái độ…
Từ đó, học sinh có điều kiện thể hiện được bản thân và đặc biệt thực hiện
được hành vi đạo đức của mình trong cuộc sống hằng ngày.
Do đó, việc đánh giá phải được thể hiện trên tất cả các mặt: kiến thức, tình
cảm thi độ và kỹ năng hành vi ứng xử của các em ở gia đình, nhà trường, cộng
đồng.
Ví dụ: Dạy bài “ Lịch sự khi đến nhà người khác ” chỉ cần học sinh biết
khi đến nhà người khác cần phải bấm chuông hoặc rõ cửa, biết chào hỏi người
lớn trong nhà…, là đã đạt được yêu cầu, mục tiêu của bài học. Qua đó đánh giá
được các em từ những nhận xét trên.
- Năm học : 2014- 2015 Bộ GD & ĐT Ban hành kèm theo thông tư số:
30/2014/TT/BGDĐT về việc ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học.
Đánh giá học sinh tiểu học nêu trong Quy định này là những hoạt động quan sát,
theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư
vấn, hướng dẫn, động viện học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết
quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất
của học sinh tiểu học.

III.KẾT QUẢ
Nhờ áp dụng, kết hợp với các biện pháp trên trong giảng dạy mà tôi đã thu
được những kết quả ban đầu trong việc “ Giáo dục đạo đức” nói riêng và nâng cao

20



chất lượng đạo đức nói chung bởi vì “Giáo dục đạo đức” nhằm giúp các em có
những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức và pháp luật phù
hợp với lứa tuổi trong các mối quan hệ của các em với bản thân, gia đình và cộng
đồng, môi trường tự nhiên trong xã hội. Sau khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này
học sinh có tiến bộ rõ rệt về mặt đạo đức. Trong năm học 2013-2014, 2014-2015,
2015- 2016 lớp hai Ấp 2 Trường Tiểu học Tân Thành A tôi trực tiếp chủ nhiệm và
giảng dạy kết quả đạt được cụ thể như sau :
Hoàn thành môn học
nhưng còn hạn chế
Năm học

2013- 2014
2014- 2015
HKI

Tổng số HS

26
28
24

Hoàn thành môn học

hành vi ứng xử, chưa

Số lượng
24
27
24


mạnh dạn
Số lượng
Tỉ lệ
2
7,7 %
1
3,6 %
0
0%

Tỉ lệ
92,3 %
96,4 %
100 %

2015- 2016

21


Để đạt được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự
giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh, bên cạnh đó là biện
pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên. Qua vận dụng các giải pháp trên
tôi đã từng bước giúp học sinh lớp 2 ( lớp tôi chủ nhiệm ). Các giải pháp trên mà
bản thân tôi vận dụng đã giúp cho học sinh rèn luyện hành vi, thói quen, chuẩn
mực đạo đức một cách phù hợp. Các em đã biết xưng hô đúng mực, lễ phép với
thầy cô, người lớn tuổi; biết đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè trong học tập,
vui chơi và trong cuộc sống hàng ngày.
Tuy nhiên để đạt được những kết quả đó, bản thân tôi phải nỗ lực rất nhiều

cùng với sự phấn đấu của các em học sinh. Có thể nói qua gần ba năm thực hiện
đề tài, với những biện pháp trên, tôi đã bước đầu giúp học sinh lớp 2 điểm ấp 2
có những biểu hiện vi phạm về mặt đạo đức giảm đi rất nhiều và hiện nay không
còn tình trạng học sinh có những biểu hiện vi phạm chuẩn mực, thói quen, hành
vi đạo đức một cách thường xuyên.

22


PHẦN III :KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:
Trong quá trình dạy và áp dụng những kinh nghiệm trên nhằm góp phần
hình thành nên những thói quen đạo đức cho học sinh ở lớp 2, việc rèn luyện
chuẩn mực, hành vi, thói quen đạo đức đúng đắn, phù hợp cho các em là một việc
làm vô cùng quan trọng, cần thiết và có ý nghĩa to lớn. Vì học sinh có phẩm chất
đạo đức tốt thì sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao kết quả học tập của bản
thân. Sau này sẽ trở thành những người công dân tốt, người lao động chân chính
có ích cho xã hội.
Giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh phải phối hợp thường xuyên,
chặt chẽ; tích cực hỗ trợ lẫn nhau trong giáo dục đạo đức học sinh.
Trong quá trình giáo dục, rèn luyện đạo đức cho học sinh người giáo viên
phải hết sức kiên trì, bền bỉ, tuyệt đối không được nóng vội; kịp thời động viên,
khen thưởng, khích lệ các em khi có những biểu hiện tốt về mặt đạo đức.
Đi sâu quan sát vào thực tế, hoàn cảnh của học sinh để tìm hiểu tình trạng
đạo đức để tìm cách giải quyết.
Giáo viên cần xây dựng động cơ, ý thức học tập, rèn luyện đúng đắn cho
học sinh.

23



Giáo dục hình thành thói quen đạo đức thông qua các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp. Từ xác định mục tiêu của giáo dục đạo đức học sinh qua hoạt
động ngoài giờ lên lớp trong và ngoài nhà trường để xây dựng môi trường giáo
dục thân thiện, hiệu quả, phù hợp với các em.
Giáo dục đạo đức thong qua tấm gương của bạn.
Giáo dục, hình thành thói quen đạo đức cho học sinh thông qua môn Đạo
đức. Từ đó các em biết đượcchuẩn mực đạo đức để tự mình rèn luyện trở thành
người học sinh tốt, chăm ngoan.
Giáo viên chủ nhiệm kết hợp với tổng phụ trách đội.Tổ chức những hoạt
động cộng đồng - xã hội. Thông qua đó các em khắc sâu thêm chuẩn mực hành
vi đạo đức. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên chú ý rèn luyện các chuẩn mực
đạo đức cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh thì cần phải tích
cực ôn tập, phụ đạo học sinh yếu kém tiến bộ trong học tập. , giáo viên cần phải
tích cực phụ đạo học sinh yếu có tiến bộ trong học tập; đổi mới phương pháp,
hình thức giảng dạy. Xây dựng động cơ, ý thức học tập đúng đắn cho học sinh.
Trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh giáo viên phải vừa là một
người thầy mẫu mực; vừa là một người bạn. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục
đạo đức cho học sinh thì trước hết bản thân người giáo viên phải không ngừng
trau dồi, rèn luyện phẩm chất đạo đức của bản thân để thật sự xứng đáng là một
tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Là giáo viên tôi nghĩ rằng ai cũng một lòng “ Yêu nghề mến trẻ”, luôn nghĩ
đến tương lai của các em. Muốn vậy chúng ta phải hướng dẫn các em bằng cả
nhiệt huyết của mình ; phải không ngừng học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ
chuyên môn của mình.

24



Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phần bé
nhỏ của mình vào việc nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh ở bậc Tiểu học
nói chung và học sinh lớp tôi nói riêng.
Đề tài này tôi đã được nghiên cứu và áp dụng thành công cho học sinh lớp
2- Ấp 2 của Trường Tiểu học Tân Thành A.
II . NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT :
Nhà trường cần thường xuyên mở lớp bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên. Mở các lớp chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học và
rèn kỹ năng giáo dục đạo đức cho học sinh.
`
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ngô Trần Ái “ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học
ở Tiểu học, lớp 2” – Nhà xuất bản giáo dục.
2.TS. Bùi Văn Sơm : “ Hướng dẫn cán bộ quản lý trường học và giáo viên
viết sáng kiến kinh nghiệm”- Nhàn xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí
Minh.Năm 2005.
3. Lưu Thu Thủy : “Sách giáo viên đạo đức lớp 2” – Nhà xuất bản giáo dục
4. TS. Lê Thanh Oai : “ Tạp chí giáo dục” - Nhà xuất bản giáo dục số 343
5. TS. Lê Thanh Oai : “ Tạp chí giáo dục” - Nhà xuất bản giáo dục số 363
6. GSTS. Đinh Quang Báo : “ Tạp chí giáo dục” - Nhà xuất bản giáo dục số
36
7.Ths. Lê Tiến Thành : “Dạy học môn đạo đức ở Tiểu học ” Tạp chí Giáo
Dục số 269
8.Đặng Thị Kim Nhân : Công văn số : 223 ngày 03/5/2012. Về việc hướng
dẫn trình bày sáng kiến kinh nghiệm.

25



×