Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một vài biện pháp lồng ghép về giáo dục trật tự an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.87 KB, 17 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

PHÒNG GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO BẾN LỨC
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA SEN
----------  --------

ĐỀ TÀI: Một vài biện pháp lồng ghép

Giáo dục “An toàn giao thông”
cho trẻ mẫu giáo

Người thực hiện:Nguyễn Thị Kim Thoa
Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Hoa Sen
Năm học : 2015-2016

1


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

PHẦN 1:LỜI NÓI ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“An toàn là bạn, tai nạn là thù” Tại sao nói tai nạn là thù, vì tai nạn giao
thông gây nhiều thiệt hại về tính mạng và tài sản của nhân dân.Tai nạn giao thông
có thể xảy ra với bất cứ ai không chấp hành nghiêm chỉnh qui định về an toàn giao
thông. “An toàn giao thông” vấn đề bức xúc của xã hội, dư luận đã lên tiếng nhiều.


Như chúng ta đã biết hiện nay an toàn giao thông trên mọi nẻo đường là rất nguy
hiểm đặt biệt đối trẻ thơ trong trường mầm non. Trẻ còn ngây thơ trong sáng quá
mà nếu như điều gì đó xảy ra về giao thông thì thật là đáng tiếc. Nhìn chung hệ
thống giao thông đường bộ còn bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân
dân, vì vậy giao thông đường bộ thật sự khó khăn. Do đó nhiệm vụ cấp thiết đặt ra
đối với ngành giáo dục là phải xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và có ý
thức tuân thủ luật giao thông.
Hằng ngày các em đi học hay đi chơi trên các con đường có rất nhiều loại xe,
người đi lại khá đông đúc tuy có người lớn bên cạnh trẻ. Song bên cạnh đó cũng
thật là nguy hiểm nếu như chúng ta không biết cách đi đường cho đúng. Vì thế thực
hiện quyết định 19/CP về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là nhu cầu hết sức
cần thiết.
Tai nạn giao thông xảy ra không chừa một ai cả đó là một vấn nạn, vấn đề
bức xúc của toàn xã hội.Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh không chỉ ở
trường khi đi học mà phải làm cho học sinh thành thói quen chẳng những cho bản
thân mà còn tác động đến gia đình.
Giáo dục an toàn giao thông không chỉ giáo dục ở cấp học lớn mà còn phải
chú ý cấp học mầm non, vì ca dao có câu “ Dạy con từ thuở còn thơ”.Vì thế để cho
các em có ý thức sâu sắc về vấn đề trên nên tôi quyết định chọn “Một vài biện
pháp lồng ghép về giáo dục trật tự an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo” qua
các môn học trong chương trình GDMN hiện nay.
2.MỤC ĐÍCH
Thông qua chuyên đề này bản thân tôi được củng cố nâng cao kiến thức thực
hành về luật giao thông và trên cơ sở đó tuyên truyền người dân nên thực hiện đúng
luật để đảm bảo an toàn cho người khác cũng như về chính bản thân mình.Từ đó
cũng hình thành cho trẻ có các hành vi đúng, sai, biết một số tín hiệu đèn và một số
biển báo giao thông quen thuộc qua tranh ảnh và trong lúc đi đường từ nhà đến
trường.

2



Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

Cha mẹ, cô giáo luôn thực hiện nghiêm túc luật giao thông để trẻ noi theo
hướng dẫn cho cháu cách đi đường và biết tín hiệu đèn giao thông.
3.L ỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Từ chuyên đề “Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mẫu giáo” đã được Sở
Giáo dục và Đào tạo Long An - Phòng Giáo dục và Đào tạo Bến Lức triển khai
thực hiện. Thấy được tầm quan trọng của chuyên đề trên ngoài việc tham gia giảng
dạy lồng ghép vào chương trình. Tôi còn nghiên cứu tìm những giải pháp thiết thực
áp dụng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ trong năm học 2015-2016.
4.PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài này tôi đã thực hiện cho lớp Chồi 3 Trường Mẫu Giáo Hoa Sen. Ở đây
tôi tập trung vào công việc làm sao để trẻ 4-5 tuổi biết thực hiện đúng luật “An toàn
giao thông đường bộ”. Tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng cho khối Chồi của trường
tôi và có thể nhân rộng ra trong toàn tỉnh.

3


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

PHẦN 2 : NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông luôn là vấn nạn, vấn đề hết

sức nan giải của toàn xã hội. Những năm gần đây số tai nạn giao thông xảy ra ở
nước ta càng nhiều. Số người chết vì tai nạn giao thông theo từng giờ, từng ngày
lên đến mức báo động. Chúng ta không ai không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến
những cảnh thương tâm do tai nạn giao thông gây ra (con không còn cha, còn mẹ
hay cha mẹ già phải khóc con thơ…)
Theo thống kê thì năm 2015-2016 tai nạn giao thông tiếp tục tăng .Trong đó
học sinh mầm non chiếm tỉ lệ khá cao. Khi phân tích các tai nạn giao thông xảy ra,
đặc biệt đối các cháu nhỏ gồm những nguyên nhân cụ thể sau:
* Do người lớn
Điều khiển xe không có giấy phép lái xe hoặc giấy phép lái xe không hợp lệ
Chở quá số người qui định,đặc biệt xe ô tô chở khách.
Chở quá tải, vi phạm phần đường, làn đường.
Người điều khiển xe có nồng độ cồn trong hơi thở quá qui định.
Không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Chạy quá tốc độ cho phép
Chưa đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi trên các phương tiện giao thông (ngồi ở
dóng xe, thành xe, đứng trên phương tiện giao thông, không có ghế ngồi hoặc
không buộc dây an toàn cho trẻ nhỏ.
Người điều khiển phương tiện giao thông thiếu thận trọng, thiếu quan sát ở
nơi hay có người qua lại (trường học, chợ…..),rẽ bất ngờ trước đầu xe không có
báo trước khi chuyển hướng lao xe từ trong nhà, trong ngõ ra đường chính.
*Do trẻ
Chạy từ trong ngõ, trong nhà ra, chạy qua đường đột ngột.
Chơi không đúng chỗ, chơi ở lòng đường vỉa hè, đá bóng, chơi bi.
Trẻ tự đi một mình không có người lớn đi kèm hoặc qua đường không có người
lớn dẫn.
Đùa nghịch khi đi trên các phương tiện giao thông, thò đầu, thò tay ra ngoài ô
tô, đứng ở chỗ không an toàn.
Thấy được những nguyên nhân của tai nạn giao thông năm học 2015-2016 tôi được
phân công dạy lớp Chồi 3 sỉ số học sinh 38 cháu trong đó nam: 20 cháu; nữ: 18

4


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

cháu, tôi bắt đầu giảng dạy vào chương trình lồng ghép an toàn giao thông cho trẻ.
Bên cạnh đó tôi còn tìm hiểu về nhận thức của trẻ và phụ huynh.
a. Tình hình nhận thức của trẻ:
Ngay từ đầu năm học do đặc điểm tình hình trường tôi nằm ở thị trấn của
huyện nên phần lớn xe cộ rất đông và để hưởng ứng tháng an toàn giao thông nên
tôi đã thưc hiện rèn nề nếp cho cháu và bắt đầu chuẩn bị cho cháu một số kiến thức
cơ bản về giao thông ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn một số
cháu chưa học qua các lớp 3-4 tuổi nên còn nhút nhát, không linh hoạt trong các
tiết dạy nói chung, các tiết có lồng ghép an toàn giao thông nói riêng, vì vậy tôi chú
ý để có biện pháp giảng dạy về giao thông cho đối tượng này.
Về nề nếp: Do điều kiện các cháu phần lớn đã được học qua lớp mầm nên
các cháu đã có nề nếp học tập, vui chơi rất tốt, qua đó tôi hướng dẫn cháu từng
bước về luật giao thông đường bộ cho tất cả các cháu mẫu giáo của lớp. Cuối tháng
9 tôi thực hiện khảo sát về an toàn giao thông đường bộ đối với trẻ bằng những câu
hỏi đơn giản:
Khi đi đường cháu phải đi bên nào?
Ngồi trên xe máy phải thực hiện những điều gì?
Nếu chạy qua đường đột ngột thì chuyện gì sẽ xẩy ra ?
Vì sao cháu không được băng qua đường một mình ?
Cháu có được chơi ở lòng đường vỉa hè không,vì sao?
Qua khảo sát thì số lượng trẻ trả lời được một số câu hỏi là khoảng 40% còn một số
trung bình khoảng 40% , số lượng yếu kém 20%. Do đó tôi nhận thấy lớp tôi chưa
tiếp thu đồng đều về kiến thức an toàn giao thông.

b. Tình hình nhận thức của phụ huynh
Do phần lớn cha mẹ các cháu đều là công nhân các công ty xí nghiệp trong
địa bàn huyện bến lức, giờ giấc tăng ca không ổn định, nên việc quan tâm giao
thông còn hạn chế. Và bên cạnh đó việc đưa đón con không thường xuyên mà nhờ
anh chị, ông bà nội ngoại đưa đón đi học.
Do thói quen “cứ đi theo ý mình cứ coi đường là của riêng” chưa hiểu về luật
giao thông, chưa lường trước hậu quả sẽ xảy ra cho con em mình nên các bậc phụ
huynh thường thờ ơ khi tham gia giao thông trên đường.
Do chưa có ý thức chở nhiều trẻ em qui định trên xe, lái xe khi uống rượu
Sau đây là một số trường hợp xảy ra với trẻ:
Cháu TH.H đầu năm học thì cha đưa rước rất là đúng giờ. Sau đó việc đưa
rước cháu H đều do anh trai học lớp 5 đưa đón bằng xe đạp có lần H đã va chạm
gót chân vào căm xe bị trầy xước.
5


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

Bé H.C thường xuyên ba rước trể một hôm ba nhậu say rước bé trể chạy
nhanh đã va vào cột đèn kết quả cha bị thương nặng còn bé may mà chỉ bị thương
đầu gối phải vào bệnh viện khâu lại.
Bé Gi.H nhà gần trường, ba mẹ bận việc mua bán để bé đi học tự về một
mình, tự băng qua đường, đôi khi gây ách tắc giao thông, các phương tiện dừng đột
ngột phải va chạm nhau.
Từ những thực trạng trên tôi cần có những giải pháp cụ thể để ngăn ngừa và
phòng tránh tai nạn giao thông cho trẻ như sau:
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1. Tổ chức họp phụ huynh, trao đổi tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để có

hướng giải quyết giúp đỡ khó khăn
Trước tiên mời phụ huynh dự hợp để trao đổi tình hình học tập của các cháu
đồng thời cũng phổ biến những trường hợp tai nạn giao thông có liên quan đến lứa
tuổi mầm non. Tôi cùng phụ huynh trao đổi những kiến thức cơ bản về an toàn giao
thông, tôi cũng tìm hiểu hoàn cảnh của từng cháu để có hướng giúp đỡ, khắc phục
khó khăn, phòng ngừa tai nạn.
Tôi thường lên tiết giảng dạy lồng ghép về an toàn giao thông mời phụ
huynh đến dự để tiện nắm bắt về những kiến thức an toàn giao thông có lien quan
đến trẻ đồng thời cũng giúp phụ huynh có những cái nhìn đúng đắn về giao thông
và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để trẻ noi theo. Đối với các gia đình
phụ huynh ở gần trường tôi thường động viên phụ huynh thu xếp công việc để đưa
rước con đúng giờ hơn không nên để cháu đi học một mình rất nguy hiểm cháu
chưa xử lý được các tình huống bất ngờ xảy ra nên dể gây tai nạn cho mình và cho
người khác.
Những phụ huynh nhà xa và hay đưa rước cháu bằng xe đạp, xe máy, ngoài
việc đưa đón trẻ đúng giờ cần chú ý đến tư thế ngồi, hành vi cử chỉ của trẻ khi đi
trên các phương tiện giao thông, tuyệt đối không chở quá nhiều trẻ cùng một lúc
trên một phương tiện giao thông để tránh tình trạng tai nạn xảy ra, khi trẻ đi trên xe
máy cần phải đội mũ bảo hiểm và cần trang bị thêm thắt dây an toàn cho trẻ.
Hằng ngày trong giờ đón trẻ tôi luôn trao đổi phụ huynh về tình hình học tập
của cháu, cũng như ý thức về an toàn giao thông của trẻ, đặc biệt những trẻ hiếu
động, nghịch ngợm hay leo trèo… để phụ huynh cùng nhà trường góp phần giáo
dục cháu. Hàng tháng đều tổ chức họp phụ huynh định kỳ giải đáp những thắc mắc,
lắng nghe ý kiến đóng góp để cùng hổ trợ giúp đỡ nhau trong việc nâng cao chất
lượng học tập ,chất lượng chuyên đề an toàn giao thông cho cháu đạt kết quả tốt.
Trong lớp tôi luôn chọn một vị trí thích hợp xây dựng góc tuyên truyền dành
cho bố mẹ trẻ, bằng tranh ảnh minh họa cho hành vi văn minh, sưu tầm lời hay ý
đẹp, viết các nội dung quy định về trật tự an toàn giao thông…để bố mẹ trẻ dễ dàng
6



Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

nhìn thấy và đọc qua để về nhà nhắc nhở cháu nhiều hơn cũng như thực hiện tốt
hơn.
Ngoài ra tôi còn sưu tầm những hình ảnh tai nạn giao thông và dán thêm vài
dòng chữ cho phụ huynh xem để từ đó phụ huynh có ý thức hơn và điều chỉnh việc
tham gia giao thông đạt hiệu quả hơn.
2.2.Rèn nề nếp trong học tập, thói quen trong giao tiếp, trật tự, kỷ luật
trong giao thông cho trẻ.
Để trẻ có nề nếp thói quen tốt trong học tập và thói quen tốt khi tham gia
giao thông ngay từ những ngày đầu năm tôi cho trẻ biết xếp hàng theo hiệu lệnh
theo tổ có đầy đủ các thành phần giỏi khá, trung bình, yếu kém hoặc nghịch gợm,
phá phách…Bước đầu tôi động viên, khuyến khích trẻ chú ý tham gia học tập và
theo dõi những dấu hiệu chuyển biến về nhận thức của trẻ, giải đáp những câu hỏi
thắc mắc của trẻ và đánh giá qua các hành vi. Trên cơ sở đó tôi đề ra những biện
pháp để giáo dục cho trẻ.
*Cách đi đường
Tôi giáo dục cháu bằng mô hình, đồ chơi, tranh ảnh hoặc qua các môn học.
Cháu biết tô màu các tranh ảnh về cách đi đường
Quan sát đoán xem trong tranh vẽ phát hiện ra ở đâu con đường dành cho trẻ
và nêu những trường hợp sai vi phạm gạch chéo, tô màu trường hợp đúng.
Cháu đọc các câu ca dao về cách đi đường cũng như các bài thơ, câu chuyện
nghe cô kể:
Ra đường ta nắm tay nhau
Đừng chạy lui tới té đau lắm nè
Xếp đường và đi trên lề
Theo lời cô dặn nhớ nghe bạn mình

Hoặc một số câu chuyện: “Thỏ qua đường”, “Vì sao thỏ cụt đuôi”, “Một
phen sợ hãi”…
Hoặc qua một số bài hát “ Em qua ngã tư đường phố”, “Nhớ lời cô dạy”, “Bài học
sang đường”, “Đi đường em nhớ”…
Hay cháu chơi ở các góc chơi xây dựng, học tập, phân vai…Người đi bộ phải
đi bên phải theo chiều đi của mình như: đi trên vỉa hè, lề đường. Trường hợp đường
nông thôn không có vĩa hè, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường. Tôi
cho trẻ áp dụng thực hiện chơi trên sân trường.
Người đi đường phải đi đúng phần đường của mình trên đường có dấu phân
cách thì người đi bộ phải tuyệt đối không được lấn tuyến vượt qua.
7


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

Ở nơi không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ,
thì khi qua đường người đi bộ phải quan sát kỹ, khi xe chạy qua hết cháu mới được
sang đường nhưng cần phải có sự giúp đỡ của người lớn.
Người đi bộ phải tuân theo tín hiệu chỉ dẫn giao thông và qua đường đúng vị
trí nơi có vạch kẽ dành riêng cho người đi bộ.
Trẻ em đưới 7 tuổi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua
lại thì phải có người lớn dắt.
*Phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông và
cần chơi đúng chỗ:
Hằng ngày luôn trò chuyện nhắc nhở cháu qua các hoạt động vui chơi cũng
như hoạt động học.
Đi xe máy phải đội mũ bảo hiểm.
Khi ngồi trên xe phải thật sự nghiêm túc không ngã qua lại.

Không chen lấn xô đẩy đùa nghịch.
Không sử dụng ô(dù) khi ngồi trên xe.
Không đứng ở cửa xe, nơi lên xuống hoặc đu bám thành xe.
Không thò đầu,giơ tay ra ngoài.
Khi tàu xe dừng hẳn mới được, lên, xuống có trật tự.
Không chơi đùa nhảy dây, đá bóng.. trên vĩa hè hoặc xếp gạch, đá, đất cát
dưới lòng đường. Không chơi gần những chỗ có các loại xe dựng sẽ đễ gây bỏng và
ngã xe.
*Bên cạnh đó cháu biết thêm về một số loại phương tiện giao thông và
tín hiệu giao thông, biển báo giao thông đường bộ.
Qua chương trình dạy trẻ có 3 loại phương tiện giao thông cơ bản: đường bộ,
sắc, đường thủy, đường trên không qua đó trẻ biết được tên gọi, công dụng, người
điều khiển.
Giao thông đường bộ: xe đạp, xe máy, xích lô, ô tô con, xe tải, tàu hỏa….
mỗi phương tiện đều có tên gọi, hình dáng, màu sắc, ký hiệu khác nhau, nhưng
cùng có chung mục đích sử dụng đó là chở người, chở hàng hóa, thông qua đó giáo
dục cháu phòng tránh những tai nạn khi tham gia giao thông trên các phương tiện.
Về đèn tín hiệu giao thông có 3 màu: xanh, vàng, đỏ có dạng hình tròn lắp
theo chiều thẳng đứng hoặc nằm ngang. Theo chiều thẳng đứng thì trên cùng là đèn
đỏ, giữa là đèn vàng, dưới là đèn xanh. Theo chiều nằm ngang thì thứ tự đỏ ở tay
trái, vàng ở giữa, xanh ở tay phải.
8


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

Ý nghĩa của đèn tín hiệu như sau:
Tín hiệu xanh là được đi

Tín hiệu đỏ là cấm đi
Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch đừng, trừ trường hợp đã đi quá
vạch đừng thì được đi tiếp , trong trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được
đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát nhường đường cho người đi bộ qua
đường.
Thông qua các trò chơi tín hiệu dạy trẻ biết một số biển báo đường bộ gồm có các
nhóm:
+ Nhóm biển báo cấm: Có dạng hình tròn dùng để báo hiệu cho các điều
cấm, hoặc hạn chế sự đi lại của các loại phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ.
+ Nhóm biển báo nguy hiểm: Có dạng hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu
vàng, nhằm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra giúp người sử
dụng phương tiện giao thông trên đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm để
có những biện pháp phòng ngừa, xử lý cho phù hợp với tình huống.
+ Nhóm biểu hiện lệnh: có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, trên nền
có vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng phương tiện
giao thông biết điều lệnh phải thi hành.
+ Biển chỉ dẫn: có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền màu xanh lam
để báo hiệu cho nhười sử dụng phương tiện giao thông biết những định hướng cần
thiết hoặc những điều có ích khác trong cuộc hành trình.
Đối với trẻ các biển báo trên tôi làm mô hình hình ảnh mẫu để hướng dẫn
cháu chơi và để cháu tiếp thu tốt kiến thức về giao thông.
Thường xuyên cho trẻ chơi và để những biển báo cho trẻ để nhìn thấy nhận
ra và thực hiện theo
VD: Ở nơi có hồ cá cần để biển báo cấm trèo vào hồ cá, cấm bỏ rác vào
hồ….
c. Xây dựng giờ học trên lớp, cải tiến phương pháp giảng dạy, lồng ghép
nội dung an toàn giao thông vào giờ học vào các chủ điểm
Trước khi lên lớp tôi luôn soạn giảng đầy đủ, nghiên cứu bài dạy, xác định
đúng trọng tâm bài dạy lựa chọn những phương pháp thích hợp nhằm thu hút cháu
vào giờ học.

VD: Dạy cháu biết về chiếc mũ bảo hiểm
Tôi sưu tầm nhiều loại bảo hiểm khác nhau,quay những cảnh đội nón không
đúng qui cách, vi phạm luật giao thông khi đi xe không đội mũ, và những hình ảnh

9


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

tai nạn khi tham gia giao thông không đội mũ có những bất trắc xảy ra thì sẽ có tai
hại gì
Trước tiên tôi cho trẻ đoán hình ảnh từ những miếng ghép rời (chiếc mũ bảo
hiểm)
Hỏi trẻ mũ bảo hiểm dùng để làm gì ?
Vì sao khi tham gia giao thông cần phải đội mũ bảo hiểm.
Khi đội mũ cần đảm bảo những nguyên tắc nào (cài quay, quay phải vừa với
khuôn mặt không chật quá, hoặc lỏng quá )
Khi ngồi trên xe phải ngồi tư thế ra sao?
Sau đó đặt thêm một số câu hỏi gợi mở giúp trẻ tìm hiểu về nón bảo hiểm.
Cho trẻ xem một số hình ảnh vi phạm luật giao thông và cháu biết chỉ ra
hành vi sai, vi phạm điều gì ?
Cho trẻ xem các hình ảnh tai nạn giao thông để từ đó trẻ thấy được tác dụng
của chiếc mũ bảo hiểm cũng như khi tham gia giao thông phải thực hiện đúng luật
giao thông. Sau đó cho trẻ chơi trò chơi vận động đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông trên các con đường.
Hoặc với chủ điểm “ngành nghề” thông qua bộ môn văn học tôi tiến hành
các bước như sau:
+ Giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng, bất ngờ nhưng không kém phần hấp dẫn qua câu

đố:
Hình dáng cong cong
Tựa chiếc cầu vồng
Ai bắt qua sông
(chiếc cầu )
Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Đèn nào đừng lại, đèn nào được đi?
Bé ơi hãy trả lời đi
Đáp nhanh đúng luật cô đây thưởng quà
(Đèn đỏ đứng lại, đèn vàng được đi)
+Hướng dẫn: Tiến hành giảng dạy theo hình thức đổi mới, sau đó đặt câu
hỏi gợi mở kích thích sự tìm tòi khám phá ở trên theo nội dung, tính chất bài học,
đồng thời cũng cố kiến thức cũ, cung cấp kiến thức mới: Cháu đã được thấy hoặc đi
qua ngã tư lần nào chưa ? Trong dịp nào? ở đâu ? Ngồi trên xe qua ngã tư như thế

10


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

nào để an toàn? (có thể tùy theo nội dung bài đặt câu hỏi lồng ghép giao thông
nhưng không quá nhiều)
+ Kiến thức: Trò chơi vận động “Ai đúng ai sai, Hãy xếp nhanh và đúng yêu
cầu trẻ gắn, sắp xếp và chỉ lại vị trí sai của các PTGT và đèn tín hiệu về các hành vi
sai của người tham gia giao thông. Qua đó giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành luật
giao thông đường bộ cho trẻ nhất là các cháu chưa tiếp thu tốt kiến thức về an toàn
giao thông.
*Giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:

Trẻ quan sát các phương tiện qua lại trên đường bộ, qua đó giáo dục trẻ phương
tiện giao thông nào chạy đúng làn đường qui định, người điều khiển xe gắn máy thì
đội mũ bảo hiểm. Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham gia
giao thông đường bộ
*Các hoạt động khác:
Cô đọc cho các cháu nghe một số thông tin trên báo về tai nạn giao thông.
Giáo dục cháu cách đi đường, cách đi trên các phương tiện giao thông thế nào cho
an toàn, thấy được hậu quả, tai hại các hành vi phạm luật lệ an toàn giao thông…
*Trong các hoạt động góc vui chơi:
Tôi tạo cho trẻ môi trường hoạt động VD: hoạt động góc ở góc xây dựng
cháu có thể xây bến xe với nhiều các loại phương tiện giao thông trẻ biết sắp xếp
các loại phương tiện sao cho hợp lý hoặc xây ngã tư đường phố thì trẻ phải biết xe
chạy đến đèn đỏ phải đừng lại, người đi đường phải đi đúng nơi qui định…… cô có
thể tham gia hướng dẫn cháu chơi để gợi mở trẻ nhiều hơn.
Các góc nghệ thuật: có thể cho trẻ vẽ, cắt xé dán làm các loại phương tiện
giao thông, biển báo, trụ đèn qua đó cháu biết thêm về biển báo, các loại phương
tiện giao thông cũng như biết cách tham gia giao thông phải tuân thủ theo luật giao
thông….
Góc học tập: cháu có thể chơi chọn những hành vi đúng, gạch bỏ những hành
vi sai khi tham gia giao thông như: cháu chơi nơi nào cho đúng và không được chơi
những nơi có xe, lòng đường…..
2.3. Xây đựng môi trường đồ chơi cho trẻ trong đó có đồ chơi để thực hiện
“An toàn giao thông”.
Đối với trẻ mẫu giáo chủ yếu là tư duy trực quan bằng hình tượng. Chính vì
thế mà đồ dùng đồ chơi phải phong phú hấp dẫn trẻ, hình dáng, màu sắc, mới có thể
giúp trẻ mở rộng nội dung chơi, hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng, từng bước tiếp
thu nội dung bài học .
VD: Từ các loại thùng giấy, thùng sữa, thùng thuốc tây…tôi cắt làm thành
những chiếc xe với nhiều loại khác nhau…cho trẻ chơi trong sân trường.
11



Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

Ngoài ra tôi còn trang bị cho trẻ đồ công an giao thông, làm cho trẻ cây chỉ
đường của chú công an…có sáng tạo trong công tác xây dựng môi trường đồ chơi
thì việc giảng dạy của cô mới thực hiện một cách dễ dàng và thu hút các cháu.
Đồ chơi phục vụ trò chơi xây dựng, phân vai về “an toàn giao thông” chủ yếu là
loại hình tượng, mô phỏng những dụng cụ phương tiện như các loại xe, các loại mũ
bảo hiểm, dụng cụ sửa xe (kềm, ốc, vít..) và các phụ tùng bộ phận xe (bánh xe,
thùng xe..)
Đồ chơi phải được sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đẹp, sạch sẽ, nguyên vẹn, an
toàn mang tính chất giáo dục cao. Tôi còn luôn quan tâm đến việc trang bị thêm đồ
chơi cho lớp, trong năm học 2015-2016 tôi đã bổ sung thêm một số loại xe: ôtô, xe
cẩu, xe khách…..làm bằng nguyên liệu tự nhiên: ngó bần, gỗ, hộp nhựa thùng giấy
cạt tong
Để thu hút trẻ hơn tôi còn trang trí lớp phù hợp chủ đề giao thông và sắp xếp
các loại đồ dùng đồ chơi giao thông sao cho đẹp mắt, giúp trẻ để thấy, để lấy và cất
đúng chỗ sau khi chơi.
Qua đó tôi luôn gợi hỏi cho cháu sắp xếp đồ chơi theo từng nhóm: giao
thông đường bộ, giao thông đường thủy, giao thông trên không, các biển báo…luôn
tạo cơ hội cho tất cả các cháu đều được sắp xếp. Bên cạnh đó tôi luôn quan tâm đến
những cháu chưa tiếp thu kiến thức giao thông tốt để kịp thời uốn nắn cho các
cháu.
Cũng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng về trật tự an toàn giao thông cho trẻ
mọi lúc mọi nơi:
Ngoài việc giáo dục cho cháu học về trật tự an toàn giao thông ở trên lớp tôi
còn chú ý dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Giờ hoạt động ngoài trời có thể cho trẻ ca hát

đọc thơ, vẽ nặn, xé dán về các loại xe, biển báo, chơi các trò chơi về giao thông.
Trò chơi về phương tiện giao thông cháu rất thích vì các cháu được thoải mái
tham gia và được hít thở khí trời, hòa nhập với thiên nhiên, ttrẻ được tự do vận
động tinh thần thoải mái hơn.
VD: Trò chơi “Về đúng đường”, “Vòng quay giao thông”, ‘Hãy chọn đúng
tín hiệu đèn màu”
Tôi luôn tổ chức cho cháu chơi trò chơi về giao thông bởi vì chơi là một
trong những biện pháp tối ưu mang lại kết quả học tập cao nhất cho trẻ. Thông qua
trò chơi, trẻ được lĩnh hội kỹ năng giao tiếp, hành vi ứng xử văn minh và biết xử lý
những tình huống thường gặp khi tham gia giao thông.
Luôn tạo điều kiện cho trẻ tham gia các trò chơi với nội dung “phương tiện
giao thông và luật an toàn giao thông” chú ý phải phù hợp với từng đối tượng, độ

12


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

tuổi. Tổ chức trò chơi đa dạng trong các góc hoạt động, hoạt động học, hoạt động
ngoài trời vào các chủ đề thích hợp.
VD: Làm đèn hiệu giao thông
Chơi qua ngã tư đường phố.
Lắng nghe tiếng động cơ.
Tổ chức cho trẻ tham quan quan sát những tình huống về luật giao thông qua
các đoạn video mà cô quay được hay ở những nơi trước cổng trường, hoặc nơi trẻ
sinh sống ; người đi bộ trên vỉa hè, đi sát lề đường bên phải và một số biển báo giao
thông trong sân trường hoặc ở địa phương trẻ, cần chọn thời điểm thích hợp cho trẻ
quan sát bến xe, nhà ga.

2.4. Nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh nghiệm các bạn đồng nghiệp để dạy
tốt các tiết có lồng ghép về an toàn giao thông.
Trước khi lên lớp, tôi luôn soạn giảng đầy đủ, nghiên cứu kỹ yêu cầu, trọng
tâm của từng tiết học của mỗi bộ môn để tìm ra biện pháp thích hợp hiệu quả,
chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho trẻ trong các tiết dạy lồng
ghép về giao thông.
Để giảng dạy tốt chuyên đề “ An toàn giao thông” tôi thực hiện giáo dục trẻ
qua việc lồng ghép vào các môn học, tôi tiến hành dạy trẻ từ những nội dung đơn
giản đến phức tạp, những cái cơ bản tôi hướng dẫn thật kỹ cho trẻ để các cháu nhớ
lâu hơn:
Cách đi đường
Phòng tránh những tai nạn khi đi trên các phương tiện giao thông
Bé cần chơi đúng chỗ, ở những nơi an toàn
Một số biển báo, và một số phương tiện giao thông.
Đối với những bài thơ, câu chuyện mới được đưa vào chương trình tôi luôn
trao đổi với tổ chuyên môn, hiệu phó chuyên môn để soạn giảng tốt hơn. Tôi cũng
thường xuyên dự giờ, thao giảng để nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm của
các bạn đồng nghiệp, luôn luôn trao đổi những phương pháp giảng dạy lồng ghép
“An toàn giao thông” để cùng nhau đóng góp ý kiến và dạy chuyên đề có kết quả
tốt hơn.
3. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Với những biện pháp đề ra, qua gần một năm thực hiện, tôi nhận thấy các em
học sinh lớp tôi thực hiện chuyên đề giáo dục “An toàn giao thông đường bộ” rất
tốt và đạt kết quả như sau:

13


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”


Kim Thoa HS

Về nhận thức: Những trẻ hay ngịch ngợm, leo trèo, chạy nhảy nay đã biết đi
đứng nhẹ nhàng, vui chơi đúng chỗ. Trẻ yếu kém, có cá tính nhút nhát nay cũng
mạnh dạn và tự tin hơn. Tất cả các cháu đều thích thú học về giao thông.
Về kỹ năng: Đa số các cháu đều biết tái hiện lại những hình tượng về các
loại phương tiện giao thông trong học tập vẽ, nặn, xé dán…. Biết thể hiện hành vi
văn minh của mình trong quan hệ bạn bè: vui chơi, xây dựng, phân vai về giao
thông. Biết dùng ngôn ngữ để diễn đạt nội dung về luật giao thông: ca hát, đọc
thơ….Biết nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện đúng luật an toàn giao thông.
Về chất lượng: Gần hết năm học tất cả các cháu đều an toàn khỏe mạnh,
không có trẻ bị xảy ra tai nạn, đảm bảo an toàn mọi lúc mọi nơi. Lớp đạt danh hiệu
“Toàn diện” bản thân được đồng nghiệp và phụ huynh tín nhiệm.
Qua khảo sát ở gần cuối năm học tôi nhận thấy các cháu thực hiện về “An
toàn giao thông” rất tốt đạt 94% còn khoảng 6% đạt mức trung bình, số lượng trẻ
yếu kém không còn. Có trẻ còn biết nhắc nhở cha mẹ mình phải đội nón bảo hiểm
khi ngồi trên xe gắn máy. Và đặc biệt gặp đèn đỏ phải dừng lại……
Đa số phụ huynh phối hợp tốt với giáo viên trong các hoạt động dạy trẻ về
“An toàn giao thông”. Đồng thời đưa rước cháu đúng giờ hơn và nghiêm chỉnh
chấp hành luật giao thông hơn để từ đó làm gương cho trẻ noi theo.
Từ những kết quả trên, tôi cảm thấy rất vui và khẳng định “ Giáo dục an toàn
giao thông” cho trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biện pháp khả thi và là
rất cần thiết góp phần giáo dục trẻ trở thành những công dân tí hon có ích cho xã
hội, biết chấp hành đúng luật lệ giao thông, bảo vệ sức khỏe tài sản cho mình và
cộng đồng

14


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”


Kim Thoa HS

PHẦN 3: KẾT LUẬN
1-TÓM LƯỢC GIẢI PHÁP:
“Uốn cây từ lúc còn non
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Vì thế để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục “An toàn giao thông” cho
trẻ mẫu giáo ngay từ đầu năm học tôi tổ chức họp phụ huynh trao đổi tìm hiểu hoàn
cảnh gia đình của các cháu để có hướng giáo dục, giúp đỡ và phòng ngừa tai nạn.
Cho dù phụ huynh nhà ở gần hay xa trường tôi cũng trao đổi về an toàn giao thông
cho trẻ khi đi trên phương tiện giao thông.
Ở lớp tôi có góc xây dựng “Góc tuyên truyền” dành cho bố mẹ xem để về
nhà nhắc nhở thêm cho bé. Đối với trẻ rèn nề nếp trong học tập thói quen trong
giao tiếp, trật tự kỷ luật trong giao thông rất cần thiết, tôi hướng dẫn trẻ cách đi
đường thế nào cho đúng, phải tuân thủ các luật giao thông để phòng tránh những tai
nạn khi đi trên các phương tiện giao thông. Không chơi đùa, nhảy dây trên vĩa hè,
không chơi gần những nơi nguy hiểm. Tôi giúp trẻ phân biệt một số phương tiện
giao thông đường bộ, đường thủy, đường trên không, biết được tín hiệu đèn giao
thông, các loại biển báo, tôi dùng mô hình mẫu để hướng dẫn cháu nhất là những
cháu chưa tiếp thu tốt về an toàn giao thông. Tôi luôn xây dựng giờ học trên lớp,
nghiên cứu bài dạy thật kỹ, xác định đúng trọng tâm của từng loại tiết để lưa chọn
phương pháp thích hợp lồng ghép chuyên đề “An toàn giao thông” qua đó giáo dục
đạo đức, ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo
chủ yếu là tư duy trực quan hình tượng cụ thể, chính vì thế mà tôi xây dựng môi
trường đồ chơi cho trẻ trong đó có đồ chơi thực hiên về “An toàn giao thông” để
hình thành ở trẻ kỹ năng sử dụng đồ chơi phục vụ trò chơi xây dựng, phân loại…đồ
chơi phải luôn được sử dụng đúng lúc, đẹp, an toàn, sạch sẽ, mang tính giáo dục
cao. Ngoài việc giáo dục trẻ học về trật tự an toàn giao thông trên lớp tôi còn chú ý
dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi như hoạt động ngoài trời, trò chuyện cùng trẻ, tổ chức

cho trẻ tham quan, quan sát những tình huống về luật giao thông.
Thường xuyên họp định kỳ với phụ huynh học sinh, trao đổi về những
chuyển biến của trẻ trong học tập để phụ huynh kịp thời rèn luyện cho trẻ thêm về
giao thông. Người lớn nói chung và cô giáo nói riêng phải là tấm gương sáng cho
trẻ noi theo. Nếu như người lớn chở trẻ trên xe gắn máy mà không thực hiện đúng
luật giao thông thì quả là một tai họa… nó sẽ phản tác dụng, phản lại những gì cháu
đã học ở trường.
Để dạy tốt chuyên đề giao thông tôi luôn nghiên cứu bài dạy, học hỏi kinh
nghiệm ở bạn đồng nghiệp, thường xuyên tham gia dự giờ, thao giảng và thi giảng

15


Sáng kiến kinh nghiệm “An toàn giao thông”

Kim Thoa HS

về chuyên đề để nâng cao tay nghề và nâng cao kiến thức, hiểu biết về luật giao
thông cho trẻ ở độ tuổi mầm non.
2- BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Qua thời gian thực hiện chuyên đề “Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Mẫu
Giáo” dạy trẻ là không khó, nếu giáo viên biết đưa ra biên pháp khả thi.Mỗi cán bộ,
giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành giao thông cho trẻ noi theo
Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo dục an
toàn giao thông cho học sinh mẫu giáo
Thường xuyên liên lạc với ban chấp đại diện cha mẹ học sinh để họ cùng
vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho phụ huynh cả lớp, nhất là tạo điều
kiện đưa đón các`em đi học an toàn
Tiết dạy có lồng ghép giáo dục an toàn giao thông phải nhẹ nhàng, tự nhiên,
không nặng nề, áp đặt, tạo không khí lớp học vui, làm sao thu hút tất cả các em

cùng tham gia. Giáo viên phải sử dụng nhiều hình thức tổ chức dạy học: trò chơi,
hoạt động nhóm, thực hành….
Cần tổ chức các hoạt động ngoài giờ nhiều cho trẻ thực hành, hoặc lồng ghép
vào các hoạt động với nhiều hình thức phong phú hơn phù hợp từng lứa tuổi.
Giáo dục an toàn giao thông cho trẻ là việc làm cấp bách, thực tế và hoàn
toàn có thể thực hiện lâu dài, nhằm hình thành cho trẻ có hiểu biết ban đầu về luật
giao thông
Với những kết quả đạt được ở trên, tôi đã bước đầu góp phần nhỏ vào công
tác xây dựng một thế hệ tương lai có kiến thức và ý thức đội mũ bảo hiểm khi đi xe
máy, ngồi xe an toàn, không đùa giỡn khi ngồi xe, không vứt rác khi tham gia giao
thông, trẻ có cách xử sự văn minh khi tham gia giao thông. Và mọi người ai cũng
hiểu rằng “An toàn là hạnh phúc của mỗi nhà”.
3 PHẠM VI ÁP DỤNG
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc dạy trẻ “An toàn giao
thông”, bản thân tôi đã rút ra sau gần một năm học và đã thực hiện tốt. Qua đề tài
này tôi nhận thấy việc giáo dục cho trẻ chấp hành luật giao thông góp phần xây
dựng trật tự xã hội. Đây cũng là lương tâm, trách nhiệm của giáo viên có tâm huyết
với nghề. Vì thế tôi tin rằng đề tài này có thể áp dụng được cho tất cả các lớp mẫu
giáo ở trường tôi và một số trường trong thị trấn cũng như trong địa bàn huyện và
có thể nhân rộng thêm. Hy vọng có thể giúp các chị em đồng nghiệp hoàn thành tốt
trong công tác hướng dẫn trẻ biết an toàn giao thông
Mong các chị em đồng nghiệp, BGH nhà trường, phòng GD, các ngành có
liên quan có những ý kiến đóng góp để đề tài hoàn chỉnh hơn.
16


Sáng kiến kinh nghiệm “An tồn giao thơng”

Kim Thoa HS


MỤC LỤC

Phần I: LỜI NÓI ĐẦU (Trang 2……3)
I.Lý do chọn đề tài

1.Đặt vấn đề……………………………………………………………Trang……..
2.Mục đích chọn đề tài………………………………………………....Trang……..
3.Lòch sử đề tài…………………………………………………………Trang……..
4.Phạm vi đề tài………………………………………………………...Trang……..

Phần II: NỘI DUNG (Trang 4…..14)
1.Thực trạng đề tài……………………………………………………..Trang……..
2.Nội dung công việc cần giải quyết………………………………….Trang…….
3.Biện pháp thực hiện………………………………………………….Trang……..
4.Kết quả chuyển biến………………………………………… ………Trang…….

Phần III: KẾT LUẬN (Trang 15…….16)
1.Tóm lược giải pháp………………………………………………….Trang………
2.Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm……………………………………..Trang……..
2.Phạm vi áp dụng……………………………………………………...Trang……..

17



×