Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Chương 2 đối TƯỢNG của HẠCH TOÁN kế TOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.27 KB, 6 trang )

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG CỦA HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

2.1. Khái quát chung về đối tượng của hạch toán kế toán
Kế toán nghiên cứu quá trình tái sản xuất nhưng thông qua nghiên cứu tài
sản, nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn), sự tuần hoàn của vốn qua các quá
trình hoạt động và các mối quan hệ kinh tế - pháp lý phát sinh trong quá trình
tồn tại và hoạt động của 1 đơn vị kế toán

2.2. Tài sản và nguồn vốn
2.2.1. Tài sản và phân loại tài sản trong doanh nghiệp

a) Khái niệm
Tài sản là tất cả các nguồn lực kinh tế mà đơn vị kế toán đang nắm giữ sử
dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Đơn vị có quyền sở hữu, kiểm soát và sử dụng trong thời gian dài.
- Có giá phí xác định
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng các nguồn lực này
b) Phân loại tài sản trong doanh nghiệp
Căn cứ vào thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi, toàn bộ tài sản trong một
doanh nghiệp được chia thành 2 loại tài sản: TS ngắn hạn, TS dài hạn:
• TS ngắn hạn: Là những TS thuộc quyền sở hữu của đơn vị có thời gian
đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm. TS ngắn hạn bao gồm:
- Tiền: Bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc và tiền đang chuyển.
- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích
sinh lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trong vòng 1 năm như: góp vốn liên
doanh ngắn hạn, cho vay ngắn hạn, đầu tư chứng khoán ngắn hạn, ...
- Các khoản phải thu ngắn hạn: Là lợi ích của đơn vị, hiện đang bị các đối
tượng khác tạm thời chiếm dụng có thời hạn thu hồi dưới 1 năm như: phải thu
của khách hàng ngắn hạn, phải thu nội bộ, trả trước ngắn hạn cho người bán,
phải thu về thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.



- Hàng tồn kho: Là các loại tài sản được dự trữ cho sản xuất hoặc cho kinh
doanh thương mại, bao gồm: hàng mua đang đi đường, nguyên vật liệu, công cụ
dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng gửi bán.
- Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm tạm ứng, chi phí trả trước ngắn hạn và thế
chấp, ký cược, kỹ quỹ ngắn hạn.
• TS dài hạn: Là những tài sản được đầu tư, có thời gian sử dụng và thu
hồi trên một năm. Tài sản dài hạn bao gồm:
- Tài sản cố định: Là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng
lâu dài. Theo quy định hiện hành, TSCĐ phải thỏa mãn đồng thời ít nhất hai
điều kiện là có thời gian sử dụng từu 1 năm trở lên và có giá trị (được xác định
đáng tin cậy) từ 30 triệu trở lên (áp dụng từ ngày 10/6/2013 theo điều 3, thông
tư 43/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của BTC về quy định điều kiện ghi nhận
TSCĐ). Các TSCĐ không đủ quy định về nguyên giá thì giá trị còn lại được
phân bổ vào chi phí SXKD không quá 3 năm. Theo hình thái biểu hiện thì
TSCĐ được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình.
+ TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể: nhà cửa, vật
kiến trức, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn, cây lâu năm, súc
vật làm việc cho sản phẩm, ...
+ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện
một số tiền mà đơn vị đã đầu tư chi phí nhằm thu được các lợi ích kinh tế trong
tương lai như: quyền sử dụng đất, bản quyền, bằng phát minh sáng chế, phàn
mềm máy tính, ...
- Đầu tư tài chính dài hạn: Là những khoản đầu tư về vốn nhằm mục đích sinh
lời có thời gian thu hồi gốc và lãi trên 1 năm như: góp vốn liên doanh dài hạn,
cho vay dài hạn, đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh liên kết, ...
- Các khoản phải thu dài hạn: Là lợi ích của đơn vị, hiện đang bị các đối tượng
khác tạm thời chiếm dụng có thời hạn thu hồi trên 1 năm như: phải thu của
khách hàng dài hạn, trả trước dài hạn cho người bán, ...
- Bất động sản đầu tư: Là bất động sản bao gồm quyền sử dụng đất, nhà ở, cư

sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê TS theo hợp đồng thuê tài
chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà
không phải sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh hoặc hoạt động quản lý


hoặc bán ngay trong kỳ. BĐS đầu tư khác với BĐS chủ sở hữu sử dụng hoặc
hàng hóa BĐS.
- Tài sản dài hạn khác: Bao gồm chi phí trả trước dài hạn, chi phí đầu tư xây
dựng cơ bản dở dang và ký cược ký quỹ dài hạn.

2.2.2. Nguồn vốn và phân loại nguồn vốn trong doanh nghiệp
a) Khái niệm:
Nguồn vốn (nguồn hình thành TS) là những quan hệ tài chính mà thông
qua đó đơn vị có thể khai thác hay huy động một số tiền nhất định để đầu tư tài
sản. Nguồn vốn cho biết tài sản của đơn vị từ đâu mà có và đơn vị phải có trách
nhiệm kinh tế pháp lý gì vứi tài sản của mình.
b) Phân loại nguồn vốn
• Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số tiền do các nhà đầu tư, các sáng lập viên
đóng góp hoặc được hình thành từ kết quả hoạt động. Đây không phải là
một khoản nợ và do đó doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thanh
toán.
- Vốn góp: Là số tiền do các chủ sở hữu đóng góp ban đầu khi thành lập đơn vị
kế toán hoặc được bổ sung trong quá trình hoạt động.
- Lợi nhuận chưa phân phối: Là kết quả hoạt động của đơn vị kế toán, khi chưa
phân phối được sử dụng cho hoạt động của đơn vị là 1 nguồn vốn chủ sở hữu.
- Vốn chủ sở hữu khác: Bao gồm các nguồn vốn và các quỹ chuyên dùng của
đơn vị kế toán được hình thành chủ yếu từ việc phân phối lợi nhuận: quỹ đầu tư
phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn đầu tư
XDCB, ...
• Nợ phải trả: Là số vốn vay, vốn chiếm dụng của các tổ chức cá nhân

khác mà đơn vị kế toán có nghĩa vụ phải thanh toán.
- Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán dưới 1 năm hoặc 1 cu
kỳ kinh doanh.
- Nợ dài hạn: Là các khoản nợ có thời hạn thanh toán trên 1 năm hoặc trên 1
chu kỳ kinh doanh


Tài sản

TS ngắn
hạn

Nguồn vốn

- Tiền và các khoản
tương đương tiền

- Vay và nợ ngắn hạn

- Các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn

- Vay và nợ dài hạn

- Các khoản phải thu
ngắn hạn

- Phải trả người bán

Nợ phải trả


- Phải trả dài hạn nội
bộ
- Phải trả dài hạn khác

- Hàng tồn kho: NVL,
HH…
- Các tài sản ngắn hạn
khác
- TSCĐ

- Vốn góp

- Các khoản phải thu dài
hạn

- Lợi nhuận chưa phân
phối

TS dài hạn - Bất động sản đầu tư

Vốn chủ sở
hữu

- Vốn chủ sở hữu khác

- Các khoản đầu tư tài
chính dài hạn
- Tài sản dài hạn khác
• Mối quan hệ giữa TS và NV: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn

= Nợ phải trả + Nguồn vốn chủ sở hữu = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài
hạn
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả (*)
Phương trình (*) thể hiện khả năng tự chủ tài chính của DN

2.3. Hệ thống phương pháp hạch toán kế toán
2.3.1. Phương pháp chứng từ kế toán
Phương pháp chứng từ kế toán là một phương pháp kế toán phản ánh các
nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa


điểm phát sinh nghiệp vụ vào các bản chứng từ kế toán, sử dụng các bản chứng
từ đó để phục vụ cho công tác kế toán và công tác quản lý kế toán tài chính.
Nội dung của phương pháp này thể hiện thông qua các hình thức là các
bản chứng từ kế toán và trình tự luân chuyển các chứng từ kế toán.
Để chứng minh các nghiệp vụ kinh tế của doanh nghiệp đã xảy ra và thực
sự hoàn thành, kế toán phải sử dụng chứng từ để thu thập thông tin về các
nghiệp vụ này làm cơ sở cho việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và hợp lệ của
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm căn cứ để ghi sổ kế toán, đảm bảo cung cấp
số liệu 1 cách trung thực và đáng tin cậy.

2.3.2. Phương pháp tài khoản kế toán
Phương pháp tài khoản kế toán là phương pháp kế toán phân loại các đối
tượng kế toán để phản ánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ
thống tình hình và sự vận động của từng đối tượng kế toán riêng biệt.
Nội dung của phương pháp này được biểu hiện cụ thể cụ thể thông qua
các hình thức là các tài khoản kế toán và các cách ghi chép, phản ánh trên tài
khoản kế toán.

2.3.3. Phương pháp tính giá

Phương pháp tính giá là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để
xác định giá trị thực tế của tài sản theo những nguyên tắc nhất định
Phương pháp này được biểu hiện dưới hai hình thức là các sổ tính giá và
trình tự tính giá.

2.3.4. Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán là phương pháp kế toán tổng
hợp số liệu từ các sổ kế toán theo dõi các mối quan hệ cân đối vốn của đối
tượng kế toán nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho
công tác hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị.


Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán có hình thức biểu hiện là hệ
thống các bảng tổng hợp cân đối kế toán ( còn gọi là các báo cáo tài chính).

2.3.5. Mối quan hệ giữa các phương pháp hạch toán kế toán:
Mỗi phương pháp có vị trí, chức năng nhất định nhưng giữa chúng có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành 1 hệ thống phương pháp hạch toán kế toán.
Do đó trong công tác kế toán, các phương pháp này được sử dụng một cách
tổng hợp, đồng bộ.



×