Chương II.
ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ
I.TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
Hoạt động quản lý:
Quản lý: Khi nói quản lý bao gồm:
+ Chủ thể quản lý: có thể là cá nhân, tổ chức. Chủ thể quản lý tác
động lên đối tượng quản lý bằng các công công cụ, với những phương
pháp qủan lý thích hợp .
+ Đối tượng quản lý: Tiếp nhận sự tác động của chủ thể quản lý.
Tùy theo các từng lọai đối tượng khác nhau mà ta chia thành các dạng
thức quản lý khác nhau
+ Khách thể quản lý: Có thể là hành vi thực thể ( cá nhân, tổ chức,
sự vật hay môi trường …) nhưng cũng có thể là mối quan hệ giữa
thực thể trong quá trình vận động của chúng.
+ Mục tiêu quản lý: đó là cái đích đạt được tại một thời điểm trong
tương lai do chủ thể và khách thể thống nhất định trước.
+ Môi tường quản lý: Bao gồm cả môi trường tự nhiên, kinh tế,
chính trị, xã hội ảnh hưởng đến quá trình quản lý
Quản lý là sự tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể lên
các khách thể nhằm đạt được mục tiêu định trước.
Họat động quản lý
Hoạt động quản lý là sự tác động qua lại một cách tích cực giữa
chủ thể và đối tượng quản lý qua con đường tổ chức, là sự tác động
điều khiển, điều chỉnh tâm lý và hành động của các đối tượng quản lý,
lãnh đạo cùng hướng vào việc hoàn thành những mục tiêu nhất định
cũa tập thể và xã hội.
Hoạt động quản lý có những tính chất cơ bản sau đây;
1. Hoạt động quản lý vừa là một khoa học, vừa là một nghệ
thụật, là một nghề của xã hội.
1
Hoạt động quản lý là một khoa học bởi vì:
- Hoạt động quản lý phải nhận thức và vận dụng đúng quy luật,
nắm vững đối tượng, có thông tin đầy đủ chính xác, có khả năng thực
hiện (tính khả thi).
- Phải tuân theo các quy luật khách quan, gạt bỏ những tình cảm
và giá trị khác, phải dựa trên những phương pháp quản lý khoa học và
trên những phương pháp quản lý cụ thể (diễn dịch, quy nạp, tổng hợp,
thống kê)
Hoạt động quản lý là nghệ thuật, bởi vì:
- Trong hoạt động quản lý luôn xuất hiện những tình huống bất
ngờ. Kinh nghiệm cho thấy không người lãnh đạo nào, quản lý nào có
thể chuẩn bị sẵn tất cả tình huống
- Hoạt động của người lãnh đạo luôn luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy,
quyết đoán, khả năng tư duy sáng tạo, sự cảm hứng, tính linh hoạt
cao trứơc vấn đề đặt ra. Hoạt động này
+ Không mô thức hoá nghĩa là nghệ thuật lãnh đạo không có cách
thức và quy định thống nhất.
+ Có tính tuỳ cơ và tính linh hoạt,
+ Có tính đặc thù và tính ngẫu nhiên
+ Biết dùng người đúng vị trí, phù hợp với khả năng.
Hoạt động quản lý là một nghề trong xã hội, bởi vì
+ Có quá trình đào tạo, có tích luỹ kinh nghiệm
+ Đòi hỏi có năng khiếu, say mê
+ Nó có đối tượng cụ thể: đối tượng đó là con người và tổ chức
+ Sản phẩm của hoạt động quản lý là các quyết định, nó có ảnh
hưởng và tác động tới quá trình phát triển xã hội.
Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý tỷ lệ thuận với hiệu quả lãnh đạo.
2 Hoạt động quản lý là một dạng hoạt động phức tạp và có
tính chuyên biệt.
2
Tính phức tạp của hoạt động quản lý được qui định bởi đặc điểm
của đối tượng quản lý, của các mối quan hệ xã hội mà nó đụng chạm
tới. Đối tượng quản lý là con người và tổ chức với những đặc điểm và
tâm lý phức tạp khác nhau .
Tính chất chuyên biệt thể hiện trong yêu cầu về đào tạo người
quản lý, lãnh đạo( phẩm chất, kiến thức, kỹ năng) với kiến thức sâu
rộng và đặc biệt là quá trình tự đào tạo của nhà quản lý
3. Hoạt động quản lý là hoạt động gián tiếp
- Sản phẩm của hoạt động quản lý được đánh giá qua sự phát
triển của từng cá nhân, tập thể, qua kết quả, hiệu quả hoạt động của
tập thể do cá nhân phụ trách .
- Người quản lý, lãnh đạo giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu thông
qua tổ chức bằng cách điều khiển, tác động tới con người và tổ chức.
4 Hoạt động của người quản lý được tiến hành chủ yếu thông
qua hoạt động giao tiếp.
- Hoạt động quản lý là hoạt động tổ chức điều khiển con người,
nên thường xuyên giao tiếp quan hệ với con người
- Hoạt động giao tiếp có mặt ở tất cả các khâu của hoạt động
quản lý thông quan bằng lời nói, hoặc không bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng người khác.
5. Hoạt động quản lý là một hoạt động có tính sáng tạo cao.
- Trong mọi lĩnh vực của hoạt động quản lý đòi hỏi chủ thể phải có
năng lực sáng tạo, tư duy linh hoạt mềm dẻo. mỗi một tình huống xẩy
ra đòi hỏi phải có cách xử lý thích hợp.
- Mặt khác tất cả các văn bản chỉ thị các quy chế …là quy định
chung. Việc vận dụng nó vào các trường hợp cụ thể vào thực tiễn đa
dạng, muôn màu, muôn vẻ rất cần tư duy linh hoạt, mềm dẻo, nhạy
bén và sáng tạo.
6. Hoạt động quản lý là hoạt động căng thẳng hay thay đổi,
tiêu phí nhiều năng lượng thần kinh và bắp thịt.
Hoạt động quản lý thường xuyên nắm bắt và theo dõi công việc,
giải quyết nhiều vấn đề trong những điều kiện về thời gian, không gian
và thông tin eo hẹp, có nhiều vấn đề giải quyết trong cùng thời gian,
3
Hoạt động tổ
chức thực hiện
Hoạt động nhận thức
( tìm hiểu)
Thực hiện
quyết định
Thu thập thông tin
Hoạt động ra
quyết định
Xử lý thông tin
( quyết định)
đòi hỏi luôn phải thay đổi tâm thế và tư duy. Có những công việc phải
suy nghĩ trong nhiều giờ, thậm chí nhiều tháng, nhiều năm.
II. CƠ CẤU CỦA HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ.
Để phân chia cơ cấu quản lý thường dựa vào các cách thức sau
đây:
1. Căn cứ vào chu trình quản lý
Khái niệm chu trình quản lý ở đây được hiểu là một tổng thể các
hành động được tiến hành có trật tư liên tục và đảm bảo để người
lãnh đạo đạt được mục tiêu đề ra.
Theo quan điểm này trong chu trình quản lý tập hợp các hành
động khác nhau và được thực hiện trong những khoảng thời gian khác
nhau nhưng chúng đều hướng vào việc đạt mục đích nhất định. Đó là
dấu hiệu thống nhất chung các yếu tố hoạt động của người lãnh đạo
Về vấn đề này có những ý kiến khác nhau:
Có người kê ra các yếu tố như: chuẩn bị, ra quyết định quản lý và
tổ chức thực hiện quyết định .
Có người lại nêu ra 10 yếu tố: Thu thập thông tin, đánh giá thông
tin, đặt vấn đề, chuẩn bị dự án quyết định, ra quyết định, tổ chức, kiểm
tra thường xuyên, phản ứng, kiểm tra thực hiện, đánh gía kết quả.
Xem xét hoạt động quản lý theo các giai đoạn thì chúng ta nhận
thấy rằng về thực chất khái niệm chu trình quản lý đồng dạng với hoạt
động quản lý người lãnh đạo. theo sơ đồ sau
CHU TRÌNH QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
4
2. Tiến hành qua việc mô tả các hình thức công việc của
người lãnh đạo diễn ra theo thời gian.
Theo cách này người ta phân chia hoạt động của người lãnh đạo
ra thành các đơn vị kinh nghiệm hoạt động như: Tổ chức hội nghị, tiếp
khách, xây dựng kế hoạch, giao tiếp với mọi người, kiếm tra các hoạt
động của bộ phận giúp việc và những người dưới quyền.
Theo nghiên cứu của các nhà tâm lý học thì tất cả các đơn vị kinh
nghiệm hoạt động của người lãnh đạo như trên đều bao gồm 3 đơn vị
lý thuyết có liên quan với nhau và được gọi là:
Hoạt động nhận thức. Hoạt động ra quyết định, hoạt động tổ chức
thực hiện quýêt định.
Có thể nói rằng, cả ba đơn vị lý thuyết này luôn có mặt rtong các
giai đọan của chu trình quản lý cũng như trong từng đơn vị kinh
nghiệm của họat động quản lý, lãnh đạo.
3. Dưới góc độ tâm lý học, người ta phân tích cấu trúc họat
động quản lý như sau:
+ Họat động nhận thức.
Đối tượng của họat động nhận thức là đối tượng quản lý,
Mục đích của họat động nhận thức là xây dựng trong ý thức của
người lãnh đạo một mô hình những khái niệm và tình huống họat
động, các nhiệm vụ và điều kiện tác động lên tính huống đó.
+ Họat động ra quyết định
Đối tượng của họat động ra quyết định là đối tượng họat động
nhận thức. Trong trường hợp chung, đó là mô hình lý tưởng về tình
huống họat động, các nhiệm vụ và điều kiện tác động lên tính huống
đó.
Mục đích của họat động này là hình thành trong ý thức người
lãnh đạo một mô hình lý tưởng về hạot động của người thức hành và
chấp hành.
+ Hoạt động tổ chức thực hiện quyết định.
Đối tượng của họat động tổ chưc thực hiện là họat động thừa
hành của những người dưới quyền
5